Hoa Kỳ và Cam Ranh
Ông Leon Panetta, Bộ Trưởng quốc phòng Hoa Kỳ sau khi tham dự Hội nghị Shangri-La tại Singapore với 27 Bộ trưởng quốc phòng trên thế giới (1) hôm Chủ Nhật 3 tháng 6-2012 đã đến viếng căn cứ Cam Ranh mở đầu chuyến công du Việt Nam 3 ngày. Đây là chuyến thăm viếng căn cứ Cam Ranh đầu tiên của một bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ kể từ khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi căn cứ sau Hiệp Định Paris 1973.

Bộ trưởng Quốc phòng LeonPanetta tại Cam Ranh
Công bố chính thức của cuộc công du Việt Nam là để thúc đẩy việc tìm kiếm tung tích của 1200 binh sĩ Mỹ đã chết trong cuộc chiến Việt Nam nhưng chưa tìm được hài cốt. Và đồng thời thăm chiến hạm Richard E. Byrd, một chiến hạm chuyên chở binh sĩ của Hải quân Hoa Kỳ đang neo để sửa chữa tại Cam Ranh. Chuyên viên sửa tàu của Việt Nam đã được gởi đến giúp chuyên viên Hoa Kỳ trong việc sửa chữa.
Dù được công bố mục đích của chuyến thăm viếng là gì, và các lời tuyên bố rào được đón sau của Hà Nội cũng như của Hoa Kỳ để làm yên lòng Trung quốc, sự hiện diện của ông bộ trưởng Panetta là một thông điệp không thể nhầm lẫn của Hoa Kỳ đối với Trung quốc.
Tại Hội nghị Shangri-La ở Singapore ông Panetta đã cảnh giác Trung quốc rằng nếu Hoa Kỳ đưa sức mạnh quân sự trở lại Tây Thái Bình Dương Hoa Kỳ không có mục đích đe dọa quyền lợi của Trung quốc. Và ông Panetta thuyết phục Trung quốc rằng nói chuyện với nhau tốt hơn là cãi vã nhau.
Tại Singapore, ông Panetta không nói gì đến việc ông sắp thăm viếng Cam Ranh, và chỉ nói rằng Trung quốc đừng ngạc nhiên nếu trong tương lai Hoa Kỳ đưa thêm nhân sự và tàu chiến vào vùng Á châu Thái Bình Dương. Ông cũng không ngần ngại tiết lộ rằng vào năm 2020, 60% trong số 285 tàu chiến của Hoa Kỳ sẽ hiện diện tại vùng Á châu Thái Bình Dương và ông cũng cho biết 6 trong số 11 mẫu hạm của Hoa Kỳ cũng sẽ thường trực tại Á châu. Ông Panetta nói kế hoạch bố trí dài hạn 8 năm trước mắt của Hải quân Hoa Kỳ đã được dự liệu dù ngân sách quốc phòng được cắt giảm.
Căn cứ Cam Ranh là một quân cảng quan trọng, và có thể nói ai quản lý Cam Ranh là người kiểm soát Biển Đông và con đường thông thương huyết mạch từ Ấn Độ Dương lên phía Bắc Thái Bình Dương. Năm 1964 Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu nghiên cứu địa hình cảng Cam Ranh chuẩn bị mở rộng cuộc chiến bảo vệ miền nam Việt Nam ra miền Bắc. Và đầu năm 1965 sau khi Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam Cộng Hòa phát hiện và đánh đắm một chiếc tàu trọng tải 100 tấn của Bắc Việt chở vũ khí tiếp tế cho bộ đội cộng sản ở miền Nam tại Vũng Rô (trong vùng Đèo Cả thuộc tỉnh Phú Yên) Hoa Kỳ quyết định xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ Hải Không quân.
Từ năm 1965 đến năm 1973 Cam Ranh là một cứ điểm quan trọng của Hoa Kỳ. Quân đội và tiếp liệu cho toàn cuộc chiến đều ra vào qua cảng Cam Ranh. Sau Hiệp Định Paris 1973 Hoa Kỳ rút các lực lượng ra khỏi Cam Ranh, và giao lại cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Việt Nam Cộng Hòa không có phương tiện duy trì Cam Ranh như một căn cứ và chỉ xử dụng phi trường Cam Ranh một cách giới hạn.
Vào đầu tháng 4/1975 cảng Cam Ranh còn được xử dụng để tiếp người tị nạn từ miền Trung. Ngày 3/4/1975 quân đội VNCH rút khỏi Cam Ranh.
Sau khi chiếm miền Nam, Hải quân Bắc Việt một phần không có nhu cầu, một phần không có khả năng nên căn cứ Cam Ranh bỏ trống. Năm 1979, sau cuộc chiến biên giới với Trung quốc, Việt Nam cho Nga thuê Cam Ranh trong 25 năm. Mục đích chính yếu là dùng sự hiện diện của Nga ngăn ngừa một cuộc xâm lăng Việt Nam của Trung quốc. Nga đã biến cảng Cam Ranh thành một căn cứ hải quân lớn ngoài lãnh thổ Nga. Nga cho xây thêm tại Cam Ranh 5 cầu tàu, 2 bãi đưa tàu lên cạn để bảo trì và sửa chữa, xây thêm cơ sở cho tàu ngầm ẩn núp, kho chứa dầu, nhà máy điện, doanh trại và kéo dài phi đạo. Năm 1991 Liên bang Xô viết sụp đổ, quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc thay đổi. Giữa năm 2002, Nga rút khỏi Cam Ranh. Sau khi Nga rút đi, Trung quốc ve vãn Hà Nội để thuê cảng Cam Ranh, nhưng Hà Nội vẫn còn đủ tỉnh táo để không “bán” Cam Ranh cho Trung quốc dù căn cứ được bỏ trống .
Những năm gần đây Hà Nội cho chuyển phi trường dân sự Nha Trang vào Cam Ranh dùng cho các chuyến bay nội địa. Người ta đoán Hà Nội có ý dân sự hóa hải cảng Cam Ranh, và sau đó quốc tế hóa Cam Ranh để giải tỏa áp lực đòi thuê bao xử dụng của Trung quốc. (Hải Cảng Cam Ranh, www.tranbinhnam.com, bình luận số 335.
Quyết định đó của Hà Nội là một quyết định có tính chiến lược đúng đắn chừng nào Trung quốc còn biết tự chế trong việc đòi quyền làm chủ Biển Đông và giành quyền kiểm sóat con đường biển quan trọng của thế giới.
Thời gian cho thấy Trung quốc dường như đặt mục tiêu “trở thành siêu cường” là một nhiệm vụ lịch sử và bước đầu là bung ra Biển Đông, biến Biển Đông thành cái “hồ nhà” của mình để dọn đường đi bốn biển năm châu. Trung quốc biết rằng sức mạnh của Hoa Kỳ đang đi xuống nhưng còn mạnh hơn mình nhiều và Trung quốc sẽ chờ đợi:10 năm, 15 năm, trước khi đọ sức với Hoa Kỳ.
Nhưng với các nước nhỏ trong vùng Trung quốc không cần chờ đợi. Trung quốc dùng chính sách o ép bằng kinh tế và chính trị. Riêng với Việt Nam ngoài áp lực kinh tế Trung quốc còn dùng nợ nần và ơn nghĩa cũ để làm áp lực. Đối với Trung quốc, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng nhất nên nếu trị được Việt Nam, các nước khác trong khối Asean sẽ phải cúi đầu thuần phục. Cho nên trong những năm qua Trung quốc đã triển khai một chính sách “lấn ép” Việt Nam trên Biển Đông. Và năm 2011 là năm Trung quốc làm những hành động bắt nạt Việt Nam lộ liễu nhất.
Giữa năm 2011 chính quyền đảo Hải Nam công bố lệnh ngưng đánh cá trong Biển Đông và gởi hằng trăm tàu hải giám để chận bắt ngư dân Việt Nam. Ngày 1/6 Trung quốc dọa bắn một ngư thuyền Việt Nam gần Trường Sa và ngày 5/7 nhân viên Hải giám Trung quốc đánh đập một chủ thuyền khác trước khi dùng vũ lực đuổi ra khỏi vùng biển “cấm” tại Hoàng Sa.
Trung quốc cũng còn tìm cách ngăn cản việc khai thác dầu khí của Việt Nam trong vùng Đặc quyền Kinh tế (Exclusive Economic Zone – EEZ). Ngày 26/5 Trung quốc cho 3 tàu Hải giám đến lén cắt giây cáp dò tìm dầu khí của tàu Bình Minh 2 của Cục Dầu khí PetroVietnam . Đây là lần đầu tiên Trung quốc xâm phạm một cách lộ liễu vùng EEZ của Việt Nam.
Trong hai ngày liên tiếp 29 và 30/5 trong khi tàu khảo sát Viking II do PetroVietnam thuê tìm dầu khí trong bãi Tư Chính (Vanguard Bank), một tàu hải giám Trung quốc đến cắt giây kéo dụng cụ tìm dầu. Lực lượng bảo vệ Viking II của Việt Nam đã ngăn cản đuổi tàu hải giám của Trung quốc đi và hai bên xuýt đụng đô nhau bằng vũ lực. Chưa hết, ngày 9/6 Trung quốc lại cho tàu đánh cá đến cắt giây cáp của Viking II. Và cuối tháng 6 một vụ cắt giây cáp khác lại diễn ra chung quanh bãi Tư Chính.
Trước các hành động khiêu khích và lần lướt của Trung quốc, Việt Nam đã áp dụng đối sách phản ứng nhiều mặt: 1/ đối đầu (không dùng vũ khí) trên thực địa, 2/ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tuyên bố mạnh mẽ Việt Nam sẽ hy sinh tất cả để bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia, 3/ làm ngơ để nhân dân Hà Nội và Sài gòn biểu tình trong các ngày Chủ Nhật trong suốt 12 tuần từ đầu tháng 6, và sau cùng, 4/ không quên mặt ngoại giao gởi giới chức cao cấp đi Trung quốc nói chuyện hơn thiệt (Trung Quốc bắt nạt Việt Nam, www.tranbinhnam.com, bình luận số 413).
Nhưng các hành động của Trung quốc trên Biển Đông không phải là những đụng chạm ngoài ý muốn, mà là các hành động trong chính sách nên các đối sách đáp ứng của Việt Nam không còn thích hợp. Việt Nam cần phải có một chọn lựa khác.
Có nhiều dấu hiệu năm 2012 là năm căng thẳng. Đầu tháng 3/2012 Trung quốc bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam và hai thuyền đánh cá trong vùng biển Hoàng Sa (Trung quốc đã chiếm bằng vũ lực đầu năm 1974) đòi tiền chuộc. Và Việt Nam cũng chỉ có thể phản ứng bằng nước bọt. Giữa tháng 4 Trung quốc gây hấn với Phi luật Tân tại bãi cạn Scarborough của Phi, và với lời lẽ “dao to búa lớn” của Trung quốc người ta chờ đợi những bước lấn tới trong chính sách đã được hoạch định của Trung quốc. Dường như Trung quốc muốn khiêu khích để Việt Nam chịu không nổi phải đánh trả và họ có cớ để ra tay đẩy cuộc tranh chấp sang một tầng cao khác có lợi cho họ.
Trong tình hình hiện nay Cam Ranh trở thành một cái chìa khóa giải quyết cuộc tranh chấp Biển Đông. Nếu trong 10 năm qua (từ 2002 khi Nga rút ra khỏi Cam Ranh) Việt Nam đã từ chối mọi ve vãn quốc tế xử dụng cảng Cam Ranh và nhắm quốc tế hóa cảng này là một chính sách khéo léo thì với các chuyển biến càng lúc càng tăng cường độ của Trung quốc có thể buộc Việt Nam phải có một chọn lựa khác.
Đồng minh và quan hệ an ninh có văn bản đối với Hoa Kỳ có lẽ còn quá sớm. Nhưng nếu có giao kèo để Hoa Kỳ xử dụng Cam Ranh thì có lẽ cũng là một thế bài giải nước bí của Việt Nam. Trước đây người ta vẫn đặt câu hỏi: Hoa Kỳ có muốn xử dụng lại Cam Ranh hay không. Và không ai có câu trả lời dứt khoát. Chuyến thăm viếng Cam Ranh của bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và sự tiếp đón nồng hậu của Việt Nam là một câu trả lời từ hai phía không nhầm lẫn được.
Tín hiểu chuyển đổi chính sách của Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ làm Trung quốc rà soát và điều chỉnh lại chiến thuật tiến ra Biển Đông của họ. Và lịch trình Hoa Kỳ thuê bao Cam Ranh để làm căn cứ tiếp vận cho Hạm đội 7 còn tùy thuộc vào sự điều chỉnh này.
Có thể còn rất lâu. Nhưng chuyến thăm Cam Ranh của ông Panetta sẽ làm cho tính cách bè bạn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thay đổi, và quan hệ giữa Trung quốc và Việt Nam sẽ không còn như trước. Nếu giữa Việt Nam và Trung quốc còn đồng sáng với 16 giữ vàng giả dối thì “mộng” cũng đã khác nhau nhiều.
June 5, 2012
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
——————————–
1) Hội nghị Tổng trưởng quốc phòng của 27 nước Australia, Brunei, Burma, Cambodia, Canada, France, Germany, India, Indonesia, Japan, Laos, Malaysia, Mongolia, New Zealand, Pakistan, People’s Republic of China, Philippines, Russia, South Korea, Sri Lanka, Singapore, Thailand, East Timor, United Kingdom, United States và Vietnam. họp hằng năm tại khách sạn Shangri-La ở Singapore bắt đầu từ năm 2002 do sáng kiến và tổ chức bởi Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (International Institute for Strategic Studies). Do đó hội nghị này có tên là Hội nghị Shangri-La (Shangri-La dialogue)
Cách đây 10 năm, bọn CSVN đã ráng ve vãn để Mỹ trở lại Cam Ranh mà lúc đó Mỹ làm ngơ. Bây giờ, Mỹ lại làm ra vẻ “muốn” trở lại Cam Ranh, làm CSVN mừng rơn ! Ái chà, đi ra, đi vô thì cũng vẫn là thằng cha năm xưa. Mấy thằng “security guard” óc mít vẫn hoàn mít. Chỉ một cú bắt tay (giữa ban ngày) giữa chú Sam và chú Ba là bọn Security Guard… rã đám. Còn ban đêm, hai chú cười với nhau hí hí…
IBI – một tên VNCH cay cú
Tú ơi, Tú ăn phải cái gì mà chậm tiêu qúa vậy? Tú có biết hai đứa con của Nguyễn Tấn Dũng học đã đi du học ở đâu không, và bây giờ chúng đang giữ những chức vụ gì tại đất nước của Tú không? Tú cũng biết là hiện giờ bất cứ chỗ nào trên đất nước của Tú cũng có “Chệt” hiện diện không? Chệt làm công nhân khai thác bauxite tại Tây Nguyên, Chệt xây thành phố lớn tại Bình Dương, Chệt thuê rừng tại bất cứ chỗ nào Chệt muốn, Chệt nuôi cá ở Cam Ranh, Nha Tang, Bình Tuy từ nhiều năm nay mà bây giờ cái đảng cướp của Tú mới biết. Tú nghĩ sao???
Vui lắm hả Tú? Hay Tú là Chệt????
Nói trật lất rồi nhen. iBi là một tên người Việt yêu nước.
Xin lỗi ông cô Tú.
Nay xin sửa lại cho đúng:
iBi ơi, iBi ăn phải cái gì mà chậm tiêu qúa vậy? iBi có biết hai đứa con của Nguyễn Tấn Dũng học đã đi du học ở đâu không, và bây giờ chúng đang giữ những chức vụ gì tại đất nước của iBi không? iBicũng biết là hiện giờ bất cứ chỗ nào trên đất nước của iBi cũng có “Chệt” hiện diện không? Chệt làm công nhân khai thác bauxite tại Tây Nguyên, Chệt xây thành phố lớn tại Bình Dương, Chệt thuê rừng tại bất cứ chỗ nào Chệt muốn, Chệt nuôi cá ở Cam Ranh, Nha Tang, Bình Tuy từ nhiều năm nay mà bây giờ cái đảng cướp của iBi mới biết. iBi nghĩ sao???
Vui lắm hả TiBi? Hay iBi là Chệt????
Chú Sam là Uncle Sam. Chú Ba là chú Ba tàu. Hiểu chưa ?
Năm 1978, Tập đoàn Lê Duẩn ký kết cho Liên Xô sử dụng quân cảng Cam Ranh 25 năm, sau đó tên độc tài Brezhnev nói “sè bảo vệ VN” nhưng “nói dzậy mà không phải dzậy”. Ngày 17-2 -1979, dưới sự chỉ huy của tưóng Hứa Thế Hữu đánh vỗ mặt 600 km đường biên và chỉ sau 2 tuần quân Bắc Việt phải rút lui về gần ải Chi Lăng, không thấy 1 tên lính nào của Nga Xô tham chiến! Chúng chỉ có võ mồm mà thôi!
Ngày nay, tương quan lực lượng của Trung Cộng đã khác xa thới 1979, Mỹ cũng đang ở giai đoạn xuống dốc tuy chưa “lao dốc” nhưng không phải là “siêu cường” muốn làm gì thì làm. Sau 10 năm chiếm Afghanistan và 8 năm chiếm Irag nay lại “cuốn cờ váy áo về quê” như nắm 1973 ở Vn. Kinh tế nợ Trung cộng đến >1500 tỷ Mỹ kim, hàng hoá có tới 50% xài hàng Trung cộng. Đánh thằng Talaban mà còn chẳng được, chọi thế chó nào với 1, 3 tỷ dân Trung quốc và > 100 triệu Hoa kiều trên toàn thế giới! Mỹ không phải là Superman mà muốn làm gì Trung cộng thì làm! Chuyện ấy xưa rồi!
Mỹ và Trung công đang chơi bài tây để bán vũ khí. Một món hàng mà Mỹ đang cần thu hồi vốn và lãi càng sớm càng tốt.
Trên thế giới, các nước nhược tiểu bao giờ cũng bị mắc hợm 5 tên đế quốc bán súng (Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung cộng) để các nước choảng nhau, suy yếu, kiệt quệ dễ bề xâm lược và o bế mà thôi.
Mỹ và Trung cộng đang đánh bài tây đấy!
Trích :
“Tại Hội nghị Shangri-La ở Singapore ông Panetta đã cảnh giác Trung quốc rằng nếu Hoa Kỳ đưa sức mạnh quân sự trở lại Tây Thái Bình Dương Hoa Kỳ không có mục đích đe dọa quyền lợi của Trung quốc”
Là “Trấn An” chứ không phải là “Cảnh Giác” !
Câu chuyện mà Trần Bình Nam “kể” rằng :
“Sau khi Nga rút đi, Trung quốc ve vãn Hà Nội để thuê cảng Cam Ranh, nhưng Hà Nội vẫn còn đủ tỉnh táo để không “bán” Cam Ranh cho Trung quốc dù căn cứ được bỏ trống “….Không biết có thật hay không, vì không thấy tác giả trưng ra tài liệu để dẫn chứng ?
Bài viết này của Trần Bình Nam có nhiều “lỗi” sơ đẳng không đáng có. Có lẽ vì quá chú trong đến “Credit” mà mà bỏ qua “lôgic” ?
Trước sau gì Hà Nội củng để cho Mỹ xử dụng căn cứ Cam Ranh ! Không có gì để mất , nhưng đánh mất thì mất sạch tất cả , cái quan hệ này đi tất chậm rất chậm nửa là đằng khác , củng không khác gì đu dây thời chiến mà thời chiến chỉ đu dây giửa phe CS với nhau thôi cùng một phe cho nên dể hơn đối với quan hệ bây giờ , bây giờ sơ hở một chút là thành địch thủ đối nghịch đối đầu ! Nếu xảy ra thì rất nguy hiểm khi VN vẩn còn nghèo yếu trên đà ì ạch phát triển ! Rất có lý khi ông btqp Mỹ nói muốn VN và các nước trong vùng mạnh hơn !
tài liệu bây giờ đầy trên net sao không tham khảo trước khi bình loạn? USNS Richard E. Byrd không phải là chiến hạm mà là tầu chở hàng khô bán quân sự, nhân sự đa số không thuộc hải quân.Tầu này mới được sử dụng từ 2008, vậy thì nó đậu ở Cam Ranh để sửa cái gì ? sao không sửa ở quân cảng Singapore ?
Theo thông lệ hàng hải, một chiếc tầu là một lãnh thổ hải ngoại của một quốc gia, từ đó mà suy ra sự hiên diên của chiếc R.E. Byrd ở CR.
Mỹ có cần CR hay không ? Subic Bay Naval Base to lớn, quan trọng là vậy mà Mỹ còn bỏ nữa là !
Nhớ lại WW I I đi, Nhật đã chiếm cả ĐNA lẫn Philippine tức là kiểm soát hải lộ chính trên Biển Đông đó thôi !
Thềm lục địa trong “đường lưỡi bò” có trữ lượng như thế nào ? Thì cứ xem mỏ dầu Bạch Hổ khai thác được bao nhiêu năm ! 32 ngàn thùng một ngày mà thấm thía gì, nếu mà nó cho 500 ngàn thùng/ ngày thì chắc thằng đang viết này không phải bỏ chạy ăn bơ thừa sữa cặn của đế quốc Mỹ.
lại nói về đế quốc, Mỹ trước sau có ba thuộc địa chính,các đảo nhở không đáng kể trong đó trả lại chù quyền cho Cuba trong vòng có 3 tháng sau khi chiếm được từ tay Spain, đó là Puerto Rico, Philippine và Hawaì. Philippine đã có chính phủ tự trị từ 1937 hoàn tòan độc lập từ 1947 mà không phải “hy sinh 5 năm mười năm hay lâu hơn nữa”. Puerto Rico còn ngon hơn nữa nhất đinh không gia nhập Hợp Chủng Quốc ( cho đến lúc này ) nhưng dân vẫn mang passeport Mỹ ! Vậy thì đế quốc ở chỗ nào.
16 chữ vàng 4 tốt đè bẹp Hoa Kỳ và Cam ranh…..
Trước hết tưởng cũng nên hoan hô nhà nước cộng sản VN một cái, dù sao họ vẫn chưa giao Cam Ranh, hải cảng quan trọng bậc nhất của VN và cả ĐNÁ cho Trung Quốc. Nhưng đây là mình chứng của sự khôn ngoan của Hà Nội hay chỉ là phản xạ “đánh đĩ mười phương cũng phải giữ một phương để… đi lấy chồng” (?) như các cụ ta ngày xưa ví von?
Theo chỗ tôi biết từ những “nguồn tin thân cận” (Việt Nam lẫn Hoa Kỳ) thì từ lâu nhà nước CSVN vẫn mang Cam Ranh như cái mồi để nhử Hoa Kỳ “đầu tư” (quân sự lẫn kinh tế) vào VN, hẳn vẫn còn mơ mộng theo chân “Bác” để vừa được Mốt-cơ-va lẫn Bắc Kinh ve vuốt, hay cùng có thể gọi là: giấc mơ vĩ đại của Bác được làm vợ nhỏ của hai đại gia (hơn là vợ chính thức của anh chồng nghèo chung thủy, là nhân dân Việt Nam).
Vấn đề ở chỗ là CSVN tưởng rằng thời nay vẫn có thể làm người đánh cá không cần lưới! Nhưng thời chiến tranh lạnh đã qua lâu rồi, đế quốc CS Liên Xô đã không còn, thay vào đó là Trung Cộng với quan niệm hành xử “tư bản chủ nghĩa” gấp ngàn lần “đế quốc tư bản” Mỹ của Thế kỷ 20. Ít ra ngyà xưa Mỹ còn vừa trợ giúp vừa có điều kiện bắt buộc kèm theo, ngày nay TQ chỉ cho VN chọn lựa giữa sư tự nguyện tuân thủ hay “giải quyết” bằng vũ lực!
Do đó, sự đón tiếp hồ hởi ông bộ trưởng Panetta không đến từ sự tính toán khôn ngoan của Hà Nôi, mà là nỗi vui mừng đích thực của kẻ sắp chết đuối nhìn thấy cái phao trôi đến…
Dù biết rằng, sau cùng thì chế độ CSVN không có khả năng để cứu nước – họ chưa nhận chìm đất nướcv hẳn thôi, vì như thế họ cũng bị chìm theo – cũng không ai muốn chế độ này chìm nghỉm ngay lúc này. Người Việt hay người Mỹ cũng đều nghĩ thế. Người Việt vì không muốn mất tổ quốc đã đành, nhưng người Mỹ cũng không muốn thấy TQ chiếm được VN và giữ một vị trí chiến lược không thể chiến bại của toàn vùng Đông Á.
Hơn 40 năm trước, Mỹ đã lấy quyết định – đối với VN là sai lầm – để bỏ miền Nam VN cho CS, để giữ ĐNÁ, thì ngày hôm nay Mỹ đã quyết định trở lại Việt Nam thì cũng là để giữ ĐNÁ!
Xin nhấn mạnh” để giữ ĐNÁ chứ không phải vì chính VN. Đối với nước VN đây là một cơ hội ngàn năm một thủa và có lẽ là cơ hội sau cùng để tránh khỏi nạn diệt vong. Tuy nhiên, cơ hội không có nghĩa là VN có thể “nằm ngửa… tênh hênh” để chờ Mỹ ban phát lạc thú! Câu hỏi là liệi chính quyền Hà Nội có đủ trí năng và khả năng để lèo lái con tầu VN ra khỏi cơn bão Thái Bình Dương hiện nay?
Một câu hỏi lớn, đầy bất trắc!
LV
Hoàn toàn đồng ý
với PHÂN TÁCH THỨC THỜI của Lâm Vũ.
Lời hay quá ,cảm ơn LV
Nếu may mắn đuợc bác Lâm Vũ bắt găp câu hỏi duới đây , mong Bác thử bàn đuợc không ?
Phân tích rất hấp dẫn ,thích thú cám ơn. “- họ chưa nhận chìm đất nước hẳn thôi, vì như thế họ cũng bị chìm theo” – Một chi tiết nhỏ xin bác LV nghiên cứu xem và giúp góp ý .,
Theo nhận xét riêng , kể từ các cuộc biểu tình tháng 6-2011 cuả Saigon , Hà nội thì nhà nuớc CSVN khựng hẵn các nhuợng bộ lén lúc với bọn Tàu do mong bảo kê .
Có phải vì CSVN tự nguyện chủ truơng hay là phản ứng công khai và bất ngờ có trọng luợng cuả hàng ngủ trí thức yêu nuớc khiến đãng CSVN kinh ngạc và chùn buớc ?
Cảnh mấy thằng “bộ trưởng” VC ngày nay chạy lăng xăng như chó dái để đón ông Bộ Trưởng Mỹ làm tôi nhớ đến một chuyện. Tuy cũng là chuyện mấy thằng chó dái VC này, nhưng lại là chuyện ngày xưa kìa…
Năm xưa, để dễ bề gạt gẫm nhân dân miền Nam và xúi họ liều mạng chống Mỹ, bọn ăn cướp VC đã từng rêu rao chân lý này của “anh hùng” Nguyễn Văn Trỗi: “Còn thằng Mỹ thì không ai có hạnh phúc nổi!”. Rất tiếc tên thợ điện ngu xuẩn này không hề biết hắn đã bị bọn cướp lường gạt nên cuối cùng hắn đã bắn bỏ như một con chó. Nhưng dẫu hắn còn sống đến giờ này đi nữa, ắt hắn sẽ phải tức gấp mấy lần, tức đến lăn đùng ra mà chết khi thấy: té ra những hy sinh của hắn và của bao nhiêu triệu đồng bào VN năm xưa thật ra cũng chỉ để phục vụ cho mộng cướp nước ngông cuồng của bè lũ VC, một bọn chuyên nghề lường gạt, lưu manh và láo khoét!
Năm ấy, tiếng thét của Nguyễn Văn Trỗi vang lên lạc lõng trên bầu trời miền Nam, chả làm ai để ý, vì nói sao thì ai cũng thấy nhân dân của quốc gia VNCH thuở ấy đã có đầy đủ “độc lập, tự do và hạnh phúc”, tuy không nhiều lắm, nhưng vẫn hơn miền Bắc rất nhiều! Chống Mỹ để làm gì?
Nếu còn sống đến bây giờ, không hiểu tên thợ ngu ngơ ấy nghĩ gì khi thấy chính các đồng chí của hắn đang thẳng tay ném cái “chân lý” năm xưa của hắn vào sọt rác không một chút thương tiếc? Đã bị cho ra rìa, các đồng chí “lãnh tụ kính mến” của hắn còn xum xoe trải thảm đỏ mời mọc kẻ tử thù của hắn nữa chứ!
Nếu còn sống đến bây giờ, và nếu còn một chút lương tri và lòng tự trọng, chắc chắn hắn phải hét lên một câu lanh lảnh để đời : “KHÔNG CÓ NGƯỜI MỸ THÌ KHÔNG AI CÓ HẠNH PHÚC NỔI!”.
Tiếng thét ấy chắc chắn sẽ không bị lạc lỏng giữa lòng dân VN, vì đã có bao nhiêu triệu người muốn thét những lời ấy mà không thành tiếng?
Lý Chính Luận says:
“… Nếu còn sống đến bây giờ, và nếu còn một chút lương tri và lòng tự trọng, chắc chắn hắn (Nguyễn văn TRỖI) phải hét lên một câu lanh lảnh để đời : “KHÔNG CÓ NGƯỜI MỸ THÌ KHÔNG AI CÓ HẠNH PHÚC NỔI!”.
Tiếng thét ấy chắc chắn sẽ không bị lạc lỏng giữa lòng dân VN, vì đã có bao nhiêu triệu người muốn thét những lời ấy mà không thành tiếng? ”
* Tôi xin thêm, nhất là những thằng ngu si, một thời CẦM KU cho lũ VG/CS / HCM đái !!!
Cũng giống như bon công cụ đánh thuê ” BB…….” trên diễn đàn nầy vậy ! (anh naò cảm thấy NHỘT thì đừng có đọc ! )
Phaỉ gọi to , ĐỖ MƯỜI chúng nó sáng mằt ra chưa ?? Hehehehe
Thế trận đã rõ rệt, người Mỹ đưa 60% lực lượng hải quân trở lại biển đông chẳng phải để dạo mát, nhưng để rõ rệt nói cho anh tầu biết là ai mới là con át chủ bài ở đây, các anh nếu khôn hồn thì phải tôn trọng luật chơi, chớ mà có sài luật rừng một cách trắng trợn quá sẽ có chuyện lớn đấy, xét cho đúng thì chẳng có anh nào muốn cứ mỗi lần đi ngang qua biển đông lại phải xin phép anh tầu cả, thế nên mới biết anh tầu không bệnh mà tự dưng châm lửa đốt mình, đương không lại đi rào 90% biển đông, để bây giờ há miệng mắc quai, nhả ra đã khó, nuốt vào càng khó hơn. Nếu không tìm đường lối hòa bình thì sẽ dẫn đến chiến tranh hủy diệt. Mà với kỹ thuât vay mượn như của tầu hiện thời chưa phải là đối thủ của Mỹ thì chỉ có thể bị phân thân sớm. VN nếu khôn ngoan kịp thời hòa giải với chính dân mình trước, chấm dứt ngay tất cả những sự đàn áp bất công, từ từ mở rộng dân chủ đem sự tham dự cho các thành phần dân tộc trí thức, tôn giáo, chuyên viên nhờ vậy thì VN ta sẽ tiến nhanh, sẽ bắt kịp được các nước quanh vùng. VN hiện thời ở thế thuận lợi nhất kể từ sau cuộc chiến 79-84 với tầu, nếu không nắm lấy e rằng lại gặp khó khăn đấy.
Ông Cố Dzấn Trần Bình Nam coi bộ hơi bị….kém hiểu biết về thuơng trường. Trong việc mua bán, muốn được giá cao, con buôn với kinh nghiệm mánh mung đầy mình như đảng CSVN đâu có dễ gì chỉ nhận có vỏn vẹn 300 triệu đô từ phía TQ để bán nước??? Làm sao chia đủ cho 14 nhân sự trong đảng CSVN???? Muốn cao giá hơn, nó phải chài kéo, lả lơi chút đỉnh với Mỹ coi bên nào đặng giá hơn thì mới bán. Trước sau gì bọn CSVN cũng bán nước VN cho TQ thôi, nhưng mà phải ráng kèo giá cho khá khá để có gì còn dễ bề lo hậu sự cho bản thân và gia đình khi dân chúng nổi lên chớ!!!!! Dù là làm giùm hay có lương, ông Cố Dzấn Trần Bình Nam lại tiếp tục làm công việc “giải độc” cho bọn buôn dân bán nước CSVN. Không tin, ông Nam thử về VN đeo bảng TS HS là của VN xem có được CA tiếp đón “nồng hậu” vào mặt hay không???? Muốn giữ nước mà đi chặt đứt sự hậu thuẫn của mọi tầng lớp nhân dân như kiểu bọn CSVN hiện nay đang làm, chả lẽ khi có chiến tranh, bọn chúng đem “đạo đức Hồ chí minh” với lại Các Mác ra chống lại bọn Tàu???? Khi đã quyết định dẹp bỏ sự hậu thuẫn của toàn dân trong việc chống TQ, quyết định lén lút ký kết hiệp định mờ ám với TQ không cho dân hay biết, đó chính là bọn CSVN cũng đã ký giấy bán nước và tự ký vào bản án tử hình cho chúng nó rồi.