Một đề toán, nên cười hay mếu?
Trước 1975, Thanh Niên Miền Nam nhập ngủ vào quân trường, hầu hết trải qua khóa huấn nhục, thời gian một tháng. Chúng tôi hơn hai trăm đứa, từ Đà Nẵng vào Nha Trang thụ huấn, máy bay đáp xuống còn khá sớm, mới hơn hai giờ chiều. Ai cũng mong nhập trại sớm, còn thì giờ ra phố, ngắm biển! Đợi hoài, đợi hủy bốn giờ, năm giờ rồi sáu giờ… ông Thiếu Uý Bộ dẫn chúng tôi đi từ Đà Nẵng, đã vào trình giấy tờ, không thấy ra, muốn hỏi, biết hỏi ai, đành phải đợi. Trời tối dẫm, tối đờ, cảnh vật chìm hẳn trong màn đêm, không còn thấy gì hết, chúng tôi mới được “đón” vào. Vừa bước qua trạm gác, đã nghe tiếng nạt nộ rần trời: “chạy theo lối này”, thế là tiếng nạt nộ, hét la, cùng tiếng chân người rầm rập, làm vang động cả một góc trời. Vừa phần lạ cảnh, phần đêm tối om om, cứ qua một ngõ tắt có một tốp người chực sẵn nạt nộ: “Chạy lối này”, trên vai mang xách hành trang nặng trĩu, chạy miết và tai cứ nghe tiếng hò hét, cúi đầu chạy hoài, chẳng biết tiếng hò hét đó của ai, họ có quyền hành gì? Chúng tôi âm thầm chạy, tên nào gục ngã, bị cầm hai chân lôi ngược, xối nước lên người cho tỉnh… vừa xối nước, miệng họ quát tháo “định ma giáo à!?”. Đến chừng hai giờ sáng ngưng chạy, tập họp phân chia trại vào ngủ, chạy như thế được giải thích: Chào vận động trường, mới chợp mắt mơ mơ màng màng, đã nghe tiếng siffler tập họp, không phải do một người thổi, mà hàng mấy trăm cái miệng cùng thổi, điếc con ráy, chúng tôi bị phạt hai trăm cái nhảy xổm, lý do ra tập họp có người không kịp xếp mùng mền! Suốt một tháng như thế bị phạt hoài, đặc biệt lúc ra nhà vệ sinh phải đi từng toán, có người kiểm tra gắt gao, tuyệt đối không được tắm rửa, hoặc uống nước lạnh. Thời gian này người ta nói gì cũng phải nghe, như họ móc trong túi áo ra một trái ớt, hỏi trái gì đây? Tân binh nói: Ớt, họ nói: Không, đây là trái chuối, tân binh: Vâng trái chuối, họ bảo ăn đi! Cũng phải trợn trạo nhai, đầm đìa nước mắt. Dần già vài ngày thôi, cũng biết những người hành hình mình chẳng phải cán bộ, cán biếc, thậm chí cái lon binh nhì cũng chưa có, tụi nó chỉ là thứ láu táu đi lính trước mình mà thôi, tức ói máu, giận sôi gan tím ruột, mà làm gì được, cứ thế thi hành. Mới vào lính tập chào, thấy dị hợm làm sao, gặp tụi nó gọi bằng “Niên Trưởng”, đưa tay lên cứa cứa ngang mày, nó ngoắc lại la: “Ông gãi ngứa lông mày chứ chào kính gì, năm chục cái hít đất” hít xong đứng dậy, nó bỏ đi đâu mất, điên tiết rủa thầm, ngày mãn khóa thế nào cũng dợt nó một trận.
Thanh niên đến từ trăm ngả đường, ngàn tính nết, quân trường huấn nhục để đồng nhất tuân thủ kỷ luật, thứ kỷ luật: “Thi hành trước khiếu nại sau” có đứa lẩm bầm; thi hành trước, chết mẹ còn đâu khiếu, đứa khác dạy cho: Thì xuống miệt dưới khiếu với ma vương! Thời gian thật cay cú, nhưng qua giai đoạn chẳng ai còn nhớ để tâm thù oán, thấy thương nhau lắm, rồi đến phiên mình hành hạ lớp đàn em khóa sau, và tự coi đây như kỷ niệm đẹp “có vẻ hùng!” của một thời trai trẻ.
Huấn nhục ghê gớm là thế, có điều xong thì thôi, đầu ai về chí nấy. Tư tưởng của con người được trả lại với nếp tự do suy tư. Không bằng một góc Cộng Sản, họ chẳng huấn nhục ai, (hoặc có mà tôi không thấy) từ đầu tới cuối nước, từ già chí trẻ, trí thức tới vô học đều sợ một phép. Sư suy tư hoặc bị xơ cứng, hoặc biến mất khỏi não bộ của con người, lớp lớp đồng loạt tuân hành không khiếu nại. Điển hình trong sách giáo khoa nhà trường Cộng Sản, qúa nhiều điều dị hợm, giáo viên thuộc hàng ngũ tri thức, Bộ Giáo Dục đứng đầu nước trên lãnh vực trí thức, nhưng sao nó tải nhiều điều mâu thuẫn, đáng ngờ vực và nên đặt vấn đề:
Mới đây báo Người Lao Động đưa đề toán lớp Một, gọi là:
Bài toán rợn người trong… sách lớp Một!
Thứ Bảy, 09/06/2012 17:32
Lưu hành trên thị trường 10 năm, tập sách “Phép cộng trừ phạm vi 100” vừa được giới phụ huynh phát hiện có một ví dụ ở trang 11 gây rợn người: “Hai bàn tay em có 10 ngón, do đùa nghịch dao nên bị cụt mất đi hai ngón tay. Hỏi em còn lại mấy ngón tay”.
Thiết tưởng văn chương Việt Nam phong phú, nghĩ ra một đề toán hiền hòa cho mấy cháu, đâu khó gì, tại sao phải ra đề như thế này? Tại sao người phát hiện là phụ huynh, không là thầy cô nào đó, hay người trong ngành Giáo Dục? Vái trời cô chú phụ huynh kia ơi đừng là phu xích lô, đừng là chị bán nước mía, quê chết trí thức. Đất nước gần năm ngàn năm văn hiến tôi ơi!
Mới hôm qua thứ Sáu, ngày 8 tháng 6, năm 2012 nhà xuất bản Trẻ còn tìm tòi lục vấn ông Hoàng Long tác giả của đề toán, nay ông già nua rồi, chẳng nhớ đã có mấy đầu sách. Việc truy cứu trách nhiệm coi bộ cũng lắm nhiêu khê. Tuy nhiên tôi nghĩ tìm để làm gì, tìm chi xa xôi, nếu có tội chưa chắc đến phiên ông ấy…
Qua chuyện đề toán cắc cớ, tôi đâm hoảng, không biết bây giờ mấy cháu còn học về đạo đức bác Hồ, chuyện kể nhớ đại khái trong sách giáo khoa như sau:
Một lần bác đến thăm trường Mẫu Giáo, cô hiệu trưởng rất linh hoạt, báo cáo cho bác cùng đoàn đại biểu về sinh hoạt của trường, văn nói cô hiệu trưởng lưu loát, trình bày trôi chảy, ai nghe cũng khen ngợi, chợt bác chỉ vào miệng cô hiệu trưởng, nói:
- Lần sau nói chuyện với người khác, cô đừng búng tăm nữa!
Ấy chết, tới lúc đó cả đoàn mới để ý, cô hiệu trưởng vừa trình bày, cây tăm xỉa răng trong miệng của cô, nó cứ nhịp nhàng tưng tưng búng lên, búng xuống.
XHCN có nhiều chuyện tếu, ở trong Miền Nam chị bán cá, cô bán rau vào tiệm ăn, khi xỉa răng còn biết dùng tay che miệng. Cô hiệu trưởng XHCN vừa mất vệ sinh, vừa mất lịch sự, phép lịch sự đến thô thiển. Ô hô XHCN giáo dục người dân đời sống văn minh, vệ sinh ăn đũa hai đầu!
Những bài học: Trâu chống Mỹ, ong chống Mỹ, ngày nay còn dạy không? Bài Lê Nin đi hớt tóc, sách kể rằng: Lãnh tụ Lê Nin đi hớt tóc, lúc ông tới tiệm khách sắp hàng dài chờ đợi khá đông, nhiều người công nhân nhận ra Lê Nin, đều tình nguyện nhường cho Lê Nin hớt trước, nhưng không, Lê Nin quyết đợi cho bằng được, đúng phiên của mình mới chịu hớt. Đọc tới đây tôi dụi mắt nhiều lần, không biết Lê Nin Liên Xô, hay Lê Văn Nin ở Bến Tre Nam Bộ, chợt nhìn bên dưới thấy cái đầu hói trắng hếu, râu xồm mới tin là Lê Nin Liên Xô! Bài học vừa ngu, vừa xạo rẻ tiền. Vì một giờ của lãnh tụ, dù là giờ nghỉ, nó phải khác cái giờ của bác nông phu, của chị công nhân chứ? Cả đời Lê Nin được mấy lần như thế? Bao nhiêu người bảo vệ phải canh gác cho Lê Nin, tốn phí biết bao nhiêu tiền của dân, bởi tôi hình dung Lê Nin đi hớt tóc vỉa hè, chứ lẽ nào hớt trong điện Cẩm Linh, mà người ta chen chân vào được?
Mai kia người Mỹ, theo yêu cầu Hà Nội làm đồng minh chống quân Tàu xâm lược, thì cái đề toán: 15 thằng Mỹ đi càn, bị bắn chết 11 thằng, hỏi còn lại mấy thằng? Người ta dấu vào chỗ nào kìa!
Nghe nói rằng, hiện tại Sinh Viên đại học Kinh Tế còn học môn Kinh Tế Max Lenin? Trường dòng, trường tu hệ đại học, còn học môn Triết Max Lenin?
Tôi sinh ra từ làng quê nghèo, trường ngày ấy bằng tranh, vách đất, mỗi sáng vào lớp vang lên khúc đồng ca “Học Sinh là người tổ quốc mong cho mai sau, học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao” Khúc đồng ca, như hòa quyện cùng bầy chim non bên ngoài cánh cửa sổ lớp học, làm bừng lên sinh khí của vùng quê chốn thâm sơn cùng cốc, thêm nhung gấm cho buổi bình minh tuổi thơ. Lớp chúng tôi ngày ấy lớn lên cũng chưa làm gì được cho quê hương. (1) Nhưng ít ra cũng may mắn được học hành, hấp thụ từ một nền giáo dục nhân bản, trong sáng, không tội nghiệp như tuổi trẻ bây giờ.
Muốn biết tương lai đất nước, không gì hơn, nhìn vào nền giáo dục hiện tại, một nền giáo dục mà người đứng đầu bị khả nghi xài bằng giả, vị trí họ có được phải chạy bằng tiền, bằng thủ đoạn, mánh khóe cộng với một mớ hỗn độn sách giáo khoa phản giáo dục.
Tôi đã nhìn tương lai đất nước qua màn sương khói mờ đục, e rằng mai này con cháu lớn lên chỉ làm tôi đòi cho người, khó mà khôi phục nền tự chủ, nói chi tới phát triển quốc gia!
© Ông Bút
© Đàn Chim Việt
(1) sự nhận định của cá nhân, chắc không tránh khỏi chủ quan, sai sót mong lượng thứ.
Nghe nói ông Ngô Bảo Châu nhờ học toán theo phương pháp này mà “giựt” được giải thưởng toán học Fields…
Tưởng chuyện người ta nói quá lên chơi, ai dè là chuyện thiệt. Hết biết! Có thể ông giáo soạn bài này điên, có thể cuốn sách này được soạn trong cái thời “chống Mỹ cứu nước” nên nhiễm chất bạo lực mất nhân tính, mà cũng có thể các vị “tiến sĩ” hồng hơn chuyên nên mới ra cớ sự. Gì thì gì chứ chuyện này mà ra bên ngoài, người ta sẽ đưa vào sách guiness ngay. Đó cũng là lí do để con ông cháu cha đi tị nạn giáo dục ráo trọi. Kệ những đứa trẻ ở lại, chúng mày nên con giáp nào cũng vậy thôi.
Tôi mới nghe mấy đứa trẻ tiểu học ở gần nhà hát ” Bộ đội ơi cho bé em theo đừng cười chê em bé tí teo. Vác súng lên vai em bước quân hành, nhằm đầu Mỹ súng em bằng bằng”. Nghĩa là trường vẫn còn dạy học sinh bắn Mỹ làm mục tiêu. Không biết Mỹ, các cơ quan thông tấn, tình báo Mỹ có biết tiếng Việt không? Nhận tiền viện trợ Mỹ hoài mà cũng còn nhằm đầu Mỹ súng em bằng bằng?
Trích – Lần sau nói chuyện với người khác, cô đừng búng tăm nữa! Hết trích
Tui có hân hạnh gặp một nhóm người (tui nghĩ là cán bộ lớn ở Bộ viễn thông hay gì gì đó). Lẽ ra chỉ là một sự tình cờ vì tui quen một thằng em trốn qua Tây Đức từ Liên xô cũ, và nó có bà cô cũng là cán bộ lớn.
Nhóm này qua Tây Đức để ký hợp đồng gì gì đó và cũng kiếm nơi bán card điện thoại qua dịch vụ của Vn. Họ ở trong khách sạn loại sang. Tui theo thằng em quen đến khách sạn vì nó dẫn cô nó đến để bàn chuyện làm ăn.
Tui nhìn thấy họ với comlê củ táo, đứng trên sân khách sạn lót đá marmor láng bóng. miệng ngâm tăm xỉa răng. Họ vừa xỉa răng vưà bàn chuyện trên trời dưới đất…và họ khạc nhổ, phun nước miếng ngay trên cái sân lót đá láng bóng….
Nhìn thật choáng và thật mắc cở…