WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hội thảo về Biển Đông tại Đại học Havard

Các diễn giả tại Hội thảo về Biển Đông tại Đại học Havard, Hoa Kỳ sáng 16/6/2012. Youtube

Vào sáng ngày 16 tháng 6 vừa qua, tại Đại học Havard ở Hoa Kỳ diễn ra một cuộc hội thảo về Biển Đông. Sinh họat này có những điểm gì đáng chú ý?

Do sinh viên Việt tổ chức

Hội thảo do Hội Thanh niên Sinh Viên Việt Nam vùng Boston mở rộng tổ chức. Sinh họat này được truyền hình trực tiếp trên kênh youtube của hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam vùng Boston.

Ba diễn giả của hội thảo là nhà nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Nhã, tiến sĩ Tạ Văn Tài- giảng viên luật Việt Nam tại trường Lụật thuộc đại học Havard, ông Thomas Vallely – giám đốc chương trình Việt Nam của đại học Havard.

Thành phần tham dự ngay tại hội trường chỉ khoảng 50 người; tuy nhiên nhiều người quan tâm khác có thể theo dõi cuộc hội thảo qua kênh youtube của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam vùng Boston mở rộng. Có người tham dự mặc chiếc áo No- U đuợc sản xuất từ Việt Nam nhằm gây quỹ ủng hộ cho ngư dân đi đánh bắt tại Biển Đông và phản đối đường lưỡi bò do Trung Quốc áp đặt lên vùng biển đó. Tiến sĩ Tạ Văn Tài nói về điều này:

“Có một sinh viên mặc chiếc áo Đuờng lưỡi bò bị gạch chéo và nói từng đi biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam bị bắt; nay qua đây du học.”

Ts Tại Văn Tài cũng nhắc lại mục tiêu tổ chức cuộc hội thảo mà một nguời chia sẻ với ông:

Một trong những người chủ chốt là sinh viên du học có nói với tôi là chúng em muốn tìm hiểu sự thật lịch sử qua đồng bào hải ngoại, để không có bị những suy nghĩ sai lạc do những tuyên truyền và định về tương lai cho đúng hơn.”

Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã, ông từng tham gia nhiều cuộc hội thảo Biển Đông và cuộc hội thảo tại trường Đại học Havard vừa qua để lại nơi ông những ấn tượng như sau:

“Nhiều ấn tượng: thứ nhất là người tổ chức rất trẻ, họ có tầm. Họ là những nghiên cứu sinh, những tiến sĩ tại Havard. Hội thảo lại được trực tuyến qua youtoube. Chỉ mấy giờ sau hội thảo có ngừời từ Việt Nam gửi cho tôi youtube về cuộc hội thảo đó.”

Tiến sĩ Tạ Văn Tài nêu lại những quan tâm chính mà những nguời tham gia hội thảo nêu ra với các diễn giả:

Câu hỏi của họ là tại sao tôi có thể nói được về những vấn đề pháp lý mà có thể kiện Trung Quốc được. Họ tỏ ra ngạc nhiên vì từ truớc theo họ nghĩ đứng trước một nước mạnh và ngang ngược như Trung Quốc thì không có cách gì đối phó được.

Tôi đưa ra những điều luật biển mà có thể kiện Trung Quốc, mà cách kiện khôn ngoan là mình hỏi cách giải thích có ‘dính dáng’ đến đảo với đá và vùng kinh tế đặc quyền. Dựa vào đó, mình nói Trung Quốc sai. Việt Nam không phải ‘nghênh chiến’ nữa mà có cách để làm. Rồi cùng với những nước khác nữa như Phi-luật-tân trong vấn đề đảo đá Scaborough… là có thể ‘lôi’ Trung Quốc ra tòa án International Court of Justice ở La Hague với những thủ tục bắt buộc chứ không thể ‘trốn’ như đối với tòa án kia (Tòa án về luật biển) với những thủ tục ‘nhiệm ý’.

Thứ hai họ cũng cười về chuyện tôi góp ý kiến hơi đặc biệt một chút về chuyện làm sao để cho người dân tự do phát biểu, tự do tỏ lòng ái quốc và lãnh đạo không đến nỗi phải sợ Trung Quốc như thế.”

Một trong những điều gây xúc động cho tiến sĩ Nguyễn Nhã cũng đuợc ông nhắc lại:

“Sự kiện năm 74 như ông Thomas Vallely đưa ra, không hiểu sao khi nói đến những sự kiện như thế lại làm tôi xúc động. Tôi cũng nhắc lại cuộc triển lãm tư liệu lịch sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam ở Thư viện Quốc gia ở Sài Gòn, hồi đó tôi cũng xúc động. Hồi đó chúng tôi còn là thanh niên thì vị chưởng môn Việt Võ Đạo Vovinam nói với chúng tôi thân phận một nước nhỏ thì phải làm sao.”

Về ý kiến đối với các biện pháp cần có để giải quyết tình hình tranh chấp tại Biển Đông hiện nay thì ông Tạ Văn Tài có nhận xét:

Tôi bảo về nội dung luật pháp quốc tế ủng hộ cho Việt Nam đối với chủ quyền về đảo, thứ hai là vùng kinh tế đặc quyền để khai thác cá và tài nguyên dầu khí, khoáng sản dưới biển; rồi quyền tự do đi lại của Việt Nam ngoài biển không vướng vào Đường lưỡi bò. Thứ tư nữa là vấn đề thềm lục địa. Rồi những vấn đề về hòa giải, trọng tài và đưa ra Tòa án quốc tế một cách bó buộc.

Họ ‘cười’ khi tôi nói là trong nước phải để cho nhân dân biểu tình, phát ngôn tự do bày tỏ lòng ái quốc của họ. Nhất là đối với những chiến sĩ hy sinh từ năm 1979 đến năm 88. Đối với những lãnh đạo (sợ mất chức, có khi mất mạng luôn) khi giao du với phía Trung Quốc (như đi ăn uống mà ông Nguyễn Văn Hưởng, tướng Công an có tả là khi đi uống cà phê về thì bị cứng tay chân) thì không biết khi bỏ phiếu kín về Trung Quốc không biết ai họ chống mình, ai họ ủng hộ mình; do đó vẫn có thể ăn tiền đút lót của Trung Quốc mà vẫn có thể biểu quyết theo lòng ái quốc của mình; thế là (cử tọa) cười.

Họ nói ‘biết ơn (appreciate)’ hết cả ba người. Thí dụ những bằng chứng lịch sử mà tiến sĩ Nguyễn Nhã đưa ra cho thấy Việt Nam đã làm chủ những vùng hải đảo đó từ lâu rồi. Đối với ông Thomas Vallaely là bài viết đăng trên tạp chí Atlantic nói về đuờng lưỡi bò của Trung Quốc và vấn đề chính quyền của ông Obama chuyển hướng về Đông Á. Đối với tôi là những trình bày về khía cạnh luật pháp mà có cách đối phó với Trung Quốc chứ không còn ‘mơ mơ, hồ hồ’ nữa.”

Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã thì ông mong muốn có thêm nhiều hội thảo tương tự như hội thảo vừa diễn ra tại Đại học Havard. Những hội thảo như thế không chỉ giới hạn trong giới sinh viên, nghiên cứu sinh, giới trí thức mà có thể mở rộng ra cho nhiều tầng lớp người Việt đang sinh sống nhiều nơi trên thế giới.

Chính sự hiểu biết về sự thật, về những luật lệ liên quan sẽ giúp hữu hiệu cho công cuộc đấu tranh bảo vệ những vùng biển, hải đảo của Việt Nam tại Biển Đông trước những diễn biến phức tạp như hiện nay.

Theo RFA

 

2 Phản hồi cho “Hội thảo về Biển Đông tại Đại học Havard”

  1. hưng yên says:

    Hội Thảo Về Biển Đông,taị đại Học Havard ,việc làm này cuả giới thật vô cùng quan trọng cần phải loan truyền cho tất cả sinh viện Học sinh VN taị khắp Thế giới ,đánh động cho Thế giới biết đó là chủ quyền cuả
    Việt Nam,cũng để làm thúc tỉnh giới trẻ biết hướng về Tổ Quốc ,biết yêu nước,vì sau này chính VN là quê
    hương do giới trẻ xây dựng,baỏ vệ nó,vì chính giới trẻ sau này sẽ Lãnh đạo đất nước VN.
    Tôi thiết nghĩ những ai yêu nước nên quan tâm và chú trọng khích lệ giới trẻ năm châu đang du học,hay
    đang công tác tại Hải ngoại có những buổi họp về Hiện tình đất nước thường xuyên tốt hơn để Thế giới hiểu rõ về VN hơn,về chủ quyền hợp pháp,….cũng để tình yêu quê hương cuả giới trẻ sẽ đoàn kết lại không
    vì chính kiến,hay đố kỵ nào mà làm bất hoà với nhau….Haỹ vì Tổ Quốc mà đâu lưng đấu cật để đoàn kết
    bảo vệ cho một VN hùng cường bất diệt.

  2. vietdusinh says:

    “Hội Thanh niên Sinh Viên Việt Nam vùng Boston mở rộng” do Tòa Đại Sứ VN tại Washington thành lập vào tháng 2/2012

    http://www.sinhvienboston.org

Leave a Reply to vietdusinh