WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phỏng vấn nhà văn TKTT nhân ngày chị đến gặp gỡ đồng hương tại Atlanta

Trần Khải Thanh Thủy và con gái tại Mỹ

- Chào chị, xin chị cho biết sơ lược về tiểu sử và sự nghiệp?

Tôi sinh cuối năm 1960, trong khi Tố Hữu vung bút ngợi ca:

“Chào 61 đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng
Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau.
Trông Bắc, trông Nam trông cả địa cầu

Thì mẹ tôi đứng trên gác tư của phòng làm việc, mắt nhìn…một hướng duy nhất, xuống cái…bụng chửa vượt mặt của mình. Và dù có “trông bắc, trông Nam trông cả địa cầu cũng không ngoài… bệnh viện phụ sản.

Hồi đó, từ năm một nghìn chín trăm…đã lâu, nó có tên là “Bệnh viện bà mẹ và trẻ em”. Sau này do tính chất phi nhân của nó mà người dân đặt thành: “Bệnh viện …mặc mẹ bà mẹ và trẻ em”. Kèm câu ca nổi tiếng:

Có tiền thì có tình thương
Không tiền… mặc sức kêu suông, hỡi người (!)

Lên 6 tuổi, tôi đi học, buộc phải trở thành.. cháu oan của bác, bị đầu độc, nhồi nhét đủ mọi thứ. Nào: “Có sách mới, áo hoa, đây là nhờ ơn đảng ta, vui tung tăng em ca có đảng cuộc đời nở hoa”. Còn tôi – như một con “quắm già”, chỉ cảm nhận điều ngược lại, có sách mới áo hoa đều do mẹ thắt lưng buộc bụng, ngồi lồng chun quần cho mậu dịch hàng năm trời , mới đủ tiền mua mà vừa kịp phơi ở dây phơi ngay trước cửa nhà đã bị mất cắp. Nghĩa là …áo mặc một lần, rồi không cánh mà bay. Sau đó ít lâu, tôi bị bệnh thấp khớp, mắt cá chân sưng vù như quả ổi, còn cả bàn chân đỏ bầm, nhức nhối. Mẹ tôi phải cõng trên lưng đi bộ 19 km từ nơi sơ tán tại tỉnh Bắc Ninh ra Hà Nội để kịp tới bệnh viện trước khi trời sáng. Để thấp khớp không “đớp” vào quả tim non nớt, bé bỏng của tôi, ngày nào mẹ cũng phải cõng tôi đi học, vì bác sĩ khuyên tôi không nên chạy nhảy nhiều, sợ bệnh càng nặng thêm.

Suốt bao ngày trời ngồi trên lưng mẹ, chứng kiến nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ, tôi buột miệng than:

Mẹ sinh con để làm chi
Vô duyên có dễ tới khi bạc đầu”

Thương mẹ, tôi cũng chỉ còn cách chúi đầu vào học, và trở thành sinh viên Đại học Sư Phạm, một trong những trường được coi là “trọng điểm” và “chuẩn mực” nhất nước khi ấy.

Ra trường, đúng vào thời kỳ tinh giản biên chế, chỗ đứng của con cái phụ thuộc vào túi tiền cha mẹ , nên tôi – vì hèn mẹ cha ( do đảng cướp hết quyền lợi) phải chấp nhận cảnh “đêm khuya thân gái dặm trường”, đi “khai sáng văn minh” cho đồng bào dân tộc. Câu thơ đầu tiên chép trong Nhật ký dạy học của đời tôi là:

Tôi lặng lẽ cúi đầu trong tiếng nấc,
Trên dặm đường trăn trở những buồn thương!

Bảy năm “ăn cơm rau vật nhau với trẻ” nơi núi đỏ rừng xanh, thì có lệnh tách tỉnh từ Hà Sơn Bình thành Hà Tây và Hòa Bình, tôi nghiễm nhiên được về “cửa ngõ thủ đô” là Hà Tây cách nhà 22 km, và yên phận làm một giáo làng đến năm 1993, nghĩa là tròn 33 tuổi thì có “mệnh trời”, trở thành phóng viên báo đảng và bắt đầu viết như một kẻ bị hành. Phần vì đam mê sáng tác, phần vì “văn chương hạ giới rẻ như bèo”…Cả gánh bèo bán cho trung ương mới được vài chục đồng đủ để ăn khoai lang trừ bữa trong một tuần. Cả tháng phải có khoảng 15-20 “gánh bèo” như thế mới có thể tạm đủ để thỏa mãn bần cố nông: “Cơm ba bát, áo ba manh, thuốc ba thăng (ba lần sắc).

Viết mòn cả ngòi bút mà nghèo vẫn hoàn nghèo, năm 39 tuổi tôi mon men viết báo Hải Ngoại và bắt đầu xây dựng sự nghiệp, tên tuổi trên chính bi kịch của đời mình. Sau đó, bị tên Jiu đa phản chúa Phạm Thị Lộc bán đứng bút danh Thái Hoàng- “thoáng hài” cho công an rồi bị bắt, như mọi người đã biết

- Động cơ nào thúc đẩy chị tham gia đấu tranh cùng dân oan? Xin chị cho biết cụ thể?

Đơn giản vì từ ngoài 30 tuổi tôi đã là thư ký trung thành của thời đại, hơn nữa tôi còn là nhà văn, luôn đứng về phía nước mắt, mà dân oan Việt Nam thì qúa khổ, câu ca dao để đời của họ là:

Ăn mày là ai, ăn mày là ta,
Bị đảng cướp đất hóa ra ăn mày!

Không bỏ qua được cả bể nước mắt của họ tuôn trào nức nở suốt ngày đêm, tôi đành lặn ngụp trong bể nước mắt ấy và viết lại những nỗi đau ròng ròng máu rỏ của họ gửi ra Hải ngoại, hy vọng gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh với đảng …cướp sạch và công an…ăn dân (!)

- Trong thời gian này, Cộng Sản đối xử với chị ra sao?

Cộng sản coi tôi là một kẻ bất trị nổi loạn nên tìm mọi cách để trừng trị , điển hình là nghị quyết CP, nghị quyết Chính Phủ, chính xác hơn là nghị quyết C. Phân. Không đối thoại được với tôi bằng lời, đảng dùng phân người thay cho miệng đảng, và tôi đã chụp lại thành tích của đảng để lưu lại cho đời sau như bà con đã thấy.

Nhờ có thư của Ông Brian Aggeler- Tham Tán Chính Trị Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, Hà Nội (ngày 21 tháng 4 năm 2009) gửi Nguyễn Thanh Sơn- Chánh Văn Phòng Nhân Quyền của Bộ Công An để can thiệp về vấn đề này nên sau 4 tháng giằng co, tôi thoát khỏi cảnh tượng ô nhiễm trầm trọng … Cay cú vì trò bẩn bị chặn đứng ( bẩn như chính cái nền văn văn minh cùng chung hố xí do đảng sáng lập) đảng dựng vụ bắt tôi vào tù.
May mắn làm sao trời còn để tôi sống nhằm tố cáo việc làm bỉ ổi, mất dạy có một không hai của đảng, nên bức ảnh giả về một kẻ côn đồ thật (tay sai của đảng) đã bị giới truyền thông Hải ngoại bóc trần, và đảng đành phải thả tôi ra khi bộ ngoại giao Mỹ can thiệp.

- Với sự vận động của tổ chức nào, chị mới được chánh phủ Mỹ can thiệp cho chị định cư tại Hoa kỳ?

Tất nhiên có rất nhiều tổ chức và hội đoàn yêu nước can thiệp cho tôi, từ tổ chức Human Rights Watch, Ký Giả Không Biên Giới, Văn Bút Quốc Tế, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam v.v nhưng đảng Việt Tân mà tôi là một thành viên, vận động sâu rộng hơn cả.

Trước sự đàn áp dã man của đảng cộng sản (đã dựng vụ để đánh tôi trọng thương, còn bắt giam tôi 42 tháng tù). Trong tù còn bạo hành tôi cả về thể xác lẫn tinh thần. Nào vô cớ cắt thuốc suốt hai tháng, cốt để tôi chết dần chết mòn, rồi “cấm vận” tình cảm của tôi với tất cả tù thường phạm khác, mượn tay đầu gấu để đánh tôi hết lần này lần khác (có sự chứng kiến của dân biểu Na Uy – Piter Gitmark cũng như Ông Rolin Wavre, Tổng Bí Thư đảng Cấp Tiến tại Geneva- Thụy Sĩ) nên đảng Việt Tân đã quyết định vận động 19 dân biểu Mỹ và bộ trưởng bộ ngoại giao Hillary Clinton để tôi được ra khỏi tù.

- Được biết chị có những tác phẩm vạch trần tội ác của Hồ Chí Minh và tập đoàn Cộng Sản Việt Nam là những tác phẩm nào?

Một tập thơ “Nghĩ cùng thế sự” gồm chân dung của 15 nhà lãnh đạo Việt Nam, 15 củ khoai hà thối và “Hồ Chí Minh nhân vật trăm tên nghìn mặt” mà nội dung của nó là lột bỏ thần tượng Hồ Chí Minh. Trước đó (2007) là “viết từ hang đá , nhỏ lệ cùng dân” Nói về nỗi khổ của dân oan Việt Nam, như câu thơ bà con tự lột tả mình: Khổ ba họ, khó ba đời, tả tơi suốt kiếp làm người Việt Nam.” Còn 2010, sau khi ra tù lần đầu là” Ở tù Cộng sản đố ai không cười” ( Phần I) . 2012 là “Ở tù Cộng sản đố ai không cười” (Phần II)

- Những tác phẩm này được phổ biến qua hệ thống Internet và cơ quan truyền thông, trong đó có tờ báo Sài Gòn Nhỏ có đúng không? Nếu đúng, thì tại sao bây giờ báo Sài Gòn Nhỏ xoay 180 độ đánh phá Chị như vậy?

Có câu thành ngữ thế này:

“Yêu người vô lý thì hại người ta
Ghét người vô cớ hóa ra hại mình”

Cá nhân tôi chẳng hề biết gì về tờ Sài Gòn Nhỏ này, họ yêu tôi vô lý ra sao và ghét tôi vô cớ đến mức nào là quyền của họ. Yêu lấy được và ghét lấy được là cách thể hiện của một người không có lập trường, quan điểm, thiếu cả lòng tự trọng , danh dự vì như danh nhân thế giới nói: “Danh dự là sự hòa hợp tự nhiên giữa việc tôn trọng mọi người và tự tôn trọng chính mình”.

Còn tôi luôn hành xử theo nguyên tắc của mình: “Kiên nhẫn làm tròn bổn phận và giữ im lặng, đó là câu trả lời tốt nhất cho sự vu khống”. Nếu Sài Gòn Nhỏ thực sự quay ngược 180 độ thì tôi đành phải coi “cái dáng đẹp nhất của họ là dáng nhìn từ phía… sau lưng (!) đơn giản vì khi người ta không hiểu hay không hợp với mình thì có giải thích hay nài nỉ cầu xin cũng bằng thừa. Hãy để thời gian trả lời tất cả

- Mục đích chị đến Atlanta mong gặp gỡ đồng hương để nói lên điều gì ?

Như anh đã nói trong lời giới thiệu: Tôi đến để gặp gỡ và cảm ơn đồng bào tại Atlanta, những người đã giang rộng vòng tay nhân ái ra che chở, bao bọc tôi, cũng là nhường cơm xẻ áo cho tôi trong suốt những ngày đấu tranh tại quốc nội cả trong và ngoài nhà tù cộng sản. Ngoài ra cũng muốn kêu gọi bà con cùng đóng góp để yểm trợ cho các nhà đấu tranh dân chủ trong quốc nội, thông qua bữa cơm thân mật do ban tổ chức mời

- Chị có cảm tưởng thế nào khi chị đã đến thủ phủ Atlanta nói riêng và nói chung đối với đồng hương mà chị đã gặp nơi hải ngoại?

- Dạ, rất tốt ạ, bà con luôn giang rộng vòng tay nhân ái chào đón tôi, coi tôi như người thân lâu ngày gặp lại, vẫn tiếp tục “nhường cơm xẻ áo” cho tôi trong những ngày đầu tiên tại nước Mỹ. Cái ơn của bà con đối với tôi là ơn sinh thành, cứu mạng .Nếu không có bà con cùng các tổ chức yêu nước tại Hải ngoại chắc tôi không đủ niềm tin để đối phó với mọi trò nhố nhăng, ươn hèn, hạ đẳng của đảng cộng sản trong suốt bao năm trời và hai lần tù đày như vậy.

- Xin cảm ơn chị đã dành cho tạp chí Rạng Đông chúng tôi trong cuộc tiếp xúc này. Kính chúc chị sớm bình phục sức khỏe và vững niềm tin đấu tranh vì lý tưởng tự do, dân chủ cho Quê Hương Việt Nam.

Cám ơn anh đã dành cho tôi cơ hội được trả lời phỏng vấn này, mong sự nghiệp đấu tranh dân chủ tự do và nhân quyền trên quê hương Việt Nam cũng sẽ được… rạng đông như cái tên của tạp chí.

Hy vọng 90 triệu người Việt Nam cả trong và ngoài nước sẽ hạ cả rừng cờ đỏ sao vàng xuống và nâng cốc chúc mừng cho đảng cộng sản sớm được mồ yên mả đẹp.

Phỏng vấn của Song An Châu (Tạp chí Rạng Đông)

Trần Khải Thanh Thủy gửi đăng

10 Phản hồi cho “Phỏng vấn nhà văn TKTT nhân ngày chị đến gặp gỡ đồng hương tại Atlanta”

  1. NỮ SƯ PHỤ HOÀNG CÁI (1) says:

    PHỎNG VẤN : ” Động cơ nào thúc đẩy chị tham gia đấu tranh cùng dân oan? Xin chị cho biết cụ thể?
    TKTT : ” Đơn giản thôi, để có ngày hôm nay mới được đứng đây trả lời quí vị … hơn nữa tôi còn là nhà văn, luôn đứng về phía nước mắt, mà dân oan Việt Nam thì qúa khổ ( như tôi thôi ? ), nhưng khổ nỗi khi bị bắt trong tù vì bị các “đồng chí ” ấy lỡ tay đánh chảy cả máu đầu đau quá nên bây giờ tôi quên khuấy mất cả ” phía ” các cụ già trẻ thơ đói khổ, cùng các phế binh của cả 2 ” phía ” đói khổ đang rên la kêu gọi tình thương tương ái của Việt Kiều giúp đỡ – . Vả lại tôi còn phải dành thời giờ để hoạt động cho đảng Việt …Minh ( ấy quên quen mồm ) Việt Tân và gia đình tôi chứ ! “, nên còn thì giờ đâu mà lo mà nghĩ đến ” phía” họ nữa . —- Ghi Chú (1) : tên một nhân vật trong Tam Quốc Chi chịu khổ nhục kế để lừa Tào Tháo .

  2. Thaophuong says:

    Sao Thanh thuÿ ., Buï Tín , ..những đứa con ưu tú của miền Bắc lại tỵ nạn ở Mẽo .. Ở miền Nam còn nhiều gia đình nguỵ quân , nguỵ quyền bị bọn VC trù dập vẫn không có hở môi kêu ca .. Và chẳng ai can thiệp dzậy cà???

  3. Dân Chửi says:

    Trong xã hội Dân Chủ, quyền Tự do ngôn luận được tôn trọng triệt để, cho nên các tờ báo chợ như Saigon Nhỏ đánh phá chị Thủy cũng là thuờng tình, hy vọng chị hiểu cho điều đó mà cứ vui vẻ tiếp tục viết những điều tranh đấu cho Dân chủ, Tự do, nhân quyền cho VN. Hơn nữa, bọn quỷ đỏ CSVN đã cài người vào khắp nơi ở hải ngoại, cũng như bọn chúng đã từng cài người vào miền Nam sau hiệp định Genève. Đã rõ bộ mặt quỷ quyệt của CS, chỉ cần chúng ta bình tĩnh một chút, nhận định một chút là biết ngay ai làm tay sai nối dài cho chúng. Chúng tôi vẫn luôn đọc những bài của chị TKTT gửi đăng và xin chúc chị luôn nhiều sức khỏe để góp sức cho việc đấu tranh cho Dân chủ nhân quyền tại VN.

  4. NON NGÀN says:

    THỦY ĐÃ ĐI RỒI

    Thủy đã đi rồi sang đến Mỹ
    Cuộc đời còn lại những âm vang
    Tiếng vọng ngày xưa sao buốt thế
    Hỏi nơi đâu là chốn thiên đàng
    Làm gì có thiên đàng trần thế
    Chỉ vườn hoa ánh nắng chói chang
    Vườn hoa đẹp không hề rắn rít
    Người cùng người đi lại chỉ hiên ngang

    NGÀN KHƠI
    (25/6/12)

  5. ĐẠI NGÀN says:

    CÁI NGỐ CỦA NHÀ THƠ TỐ HỮU

    Năm 1960 Tố Hữu đã viết những câu :

    “Chào 61 đỉnh cao muôn trượng
    Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng
    Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau
    Trông Bắc, trông Nam trông cả địa cầu”

    Đúng là bốn câu thơ đầy sự nhảm nhí và lố bịch. Hơi thơ và chất thơ cho thấy một con người phi nội dung, phi nhận thức, phi ý thức, lẫn phi cảm thức, trong văn chương nghệ thuật và trong cả đời sống thường ngày. Cái gì mà “Chào 61 đỉnh cao muôn trượng”. Đúng là phịa đặt một cách giả dối, không hồn. Sự lòe bịp và lừa mị từ bản thân cho đến mọi người. Rồi cái “ngố” nhất, là “Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng”. Quả thật giống như con bồ nhìn rơm chẳng khác. Vừa vô hồn, vừa vô nghĩa. Nhưng đỉnh cao nhất lại là những câu “Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau / Trông Bắc, trông Nam trông cả địa cầu”. Đúng là một sự cường điệu mang tính hợm hĩnh láo khoét, không phải của con người chân chính mà giống như của một tay quảng cáo mang tính dị hợm kiểu sơn đông mãi võ. Hình ảnh của Tố Hữu qua các câu thơ nhảm như trên, khiến người ta liên tưởng tới một cái chiếu bày la liệt các loại cao đơn hoàn tán, và nhà thơ giống như một tên sơn đông mãi võ đang ưỡn ngực, hất đầu, cao tay đánh trống tùng tùng. Ôi quả thật cái gọi là văn nghệ giả tạo, phi thực chất, phi ý thức trung thực và phản lành mạnh, nó chính là như thế. Nó quả lố bịch và kịch kỡm từ đầu đến cuối, những câu thơ hoàn toàn vô nghĩa, ồn ào một cách vừa vô duyên, vừa lãng xẹt, đến độ chúng tràn đầy tính chất hề và tính chất phô trương thấp kém mà không hề có thực tình hay thực chất. Nên cũng xin kèm thêm nhận xét đúc kết này :

    Tố Hữu ơi ngố đến thế là cùng
    Sao quả giống sơn đông mãi võ
    Bởi đứng đó mắt nhìn trông bốn hướng
    Tùng tùng xòe tiếng trống kiểu sơn đông !

    NON NGÀN
    (25/6/12)

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa bà con và Ban Biên Tập Đàn Chim Việt,

      Sẵn có lời bình … loạn của ông “lắm nick nhiều name” (just kidding), tôi xin theo đóm ăn tàn một xí :-) !

      Số là góp ý trên của Non Ngàn gợi hứng cho tôi tìm lại bài thơ Xuân Sách vẽ chân dung Tố Hữu, ai dè tôi lại tìm ngay được “tổ con chuồn chuồn” !
      Xin nói ngay đó là bài viết dài của Xuân Sách về Tố Hữu, do con trai Xuân Sách phổ biến.

      Xin Ban Biên Tập thể tất cho tôi repost tại đây dùm. Vạn vạn tạ :-) !

      Lão (chưa) Ngoan

      ====

      TỐ HỮU

      Ông Tố Hữu là người ngồi ở ngôi cao trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, với Văn nghệ thì ông là đại thủ lĩnh, không có gì phải bàn cãi. Về thơ ông là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng hiện thực XHCN như những nhà phê bình có tên tuổi khẳng định. Về nghệ thuật thơ cũng vậy “Thì treo giải nhất chịu nhường cho ai ” như một nhà thơ lão làng đã viết.
      Câu thơ: “Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam / Hoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng” theo phân tích của nhà thơ nọ là hai câu thơ mẫu mực vừa kinh điển vừa hiện đại. Ai dám cãi hoa mơ không trắng vườn cam không vàng. Các cán bộ đi thuyết giảng ai cũng thuộc và trích dẫn vài câu thơ của Tố Hữu để tăng phần hấp dẫn của bài nói.

      Tôi đã một lần bị một đồng chí chính trị viên dưới đơn vị gửi thư lên Tổng cục chính trị phê phán là đi nói chuyện thơ cho bộ đội mà chỉ trích thơ Chế Lan Viên chứ không trích thơ Tố Hữu. Bài thi Văn Trung học và Đại học năm nào mà chẳng có đề về thơ Tố Hữu, nó đã trở thành quen thuộc như sổ gạo của từng nhà. Tôi cũng biết vào những năm “Nhân văn Giai phẩm” có một nhà thơ bộ đội viết bài phê bình thơ Tố Hữu có câu “thơ Tố Hữu như cốc siro pha loãng…”. Như thế thì nhiều phen “lên bờ xuống ruộng” là phải. Cũng chẳng biết kêu ai, chẳng ai nói cho biết mình phạm tội gì. Anh có viết một vở kịch tên là “Mưa bóng mây”. Tôi đùa :

      - Ông cứ coi mọi tai nạn là mưa bóng mây đi, dù nó là mưa đá.

      Tôi cũng nghe kể hồi còn trên chiến khu Việt Bắc một lần Tố Hữu định đọc thơ cho Văn Cao nghe, nhưng ông nhạc sĩ gạt đi “Thơ cậu như ca dao hò vè có gì mà đọc” tôi nhớ lại lời ông bác mỗi khi mắng con cháu tội lười biếng hoặc mắc lỗi “Chết là phải ”.

      Vì thế khi làm thơ chân dung nhà văn tôi phải nghĩ tới Tố Hữu làm thế nào bài thơ phải xứng tầm với ông. Có thể nói đó là bài thơ tôi viết đi viết lại nhiều lần mà chưa ưng ý. Hơn nữa viết về ai ngoài đọc kỹ tác phẩm tôi đều tìm cách tiếp xúc để biết kỹ hơn tính cách của họ. Tôi từng hầu chuyện nhiều bậc đàn anh, bằng cách này cách khác và học hỏi được nhiều điều. Nhưng Tố Hữu thì không. Tôi biết ông, thấy ông thì nhiều lần trong những buổi họp hành về văn nghệ. Tôi nhớ một lần ông tới Tạp chí nói chuyện về tập Cửa mở của Việt Phương. Ông lim dim mắt cao giọng “Đó là tập thơ ba lăng nhăng, tư tưởng ba lăng nhăng”. Tôi cũng không thể như nhà văn nọ nổi tiếng “đãng trí ” nhưng lại nhớ rất kỹ ngày sinh Tố Hữu hàng năm tới ngày đó đều đến nhà tặng nhà thơ lớn một bông hoa hồng. Tôi cũng không thể lấy cớ có tác phẩm mới in mang đến tặng đại thủ lĩnh.

      Tôi nhớ đời một chuyện, một hôm cùng ông bạn vàng đạp xe dọc đường Phan Đình Phùng có ngôi biệt thự có “Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt ”. Ông bạn bỗng hỏi tôi :

      - Này! Có bao giờ cậu nghĩ sẽ đến lúc ở trong ngôi nhà như thế này không?

      - Cậu tưởng mình nằm mê chắc. Ba mươi tuổi mới là thằng Trung uý quèn, bao giờ mới lên Tướng, họa có mà đảo chính.

      Không ngờ trong buổi họp chi bộ sau đó, ông bạn vàng của tôi mang câu chuyện đó ra trình làng và nói thêm:

      - Tôi biết đồng chí Sách nói đùa, nhưng đùa như thế là xuất phát từ tư tưởng thiếu lành mạnh.

      May mà tôi chưa bị ghép vào tội có tư tưởng phản động.

      Vậy thì làm sao tôi dám vào ngôi nhà đó. Nhưng rồi tôi cũng hoàn thành được bài thơ vào năm 1973, khi Tố Hữu có bài thơ “Việt Nam máu và hoa” lấy cảm xúc từ sự kiện Hiệp định Paris. Tôi nhớ sau khi đọc bài thơ đó tôi cứ lẩm bẩm máu và hoa… máu và hoa, rồi bật ra cảm hứng viết “Máu ở chiến trường hoa ở đây ”.

      Hàng năm mỗi khi Tết đến tất cả các báo đều đăng thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch và thơ Tố Hữu, các báo đều đăng một bài ấy. Theo quy ước thì các tác giả không được gửi một bài đăng ở nhiều báo vào cùng thời gian. Ai làm thế sẽ bị cắt nhuận bút và bị phê bình. Nhưng Tố Hữu là ngoại lệ ai cũng thấy thế là phải, thơ hay đăng càng nhiều càng tốt. Thơ hay trả nhuận bút cao bao nhiêu cũng không xứng. Một bài thơ lúc đó nhuận bút từ 8 đến 10 đồng ở báo Trung ương. Cỡ Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên… có thể từ 12 đến 15 đồng. Như thế cũng là tươm, vì theo Nguyễn Tuân lấy giá bát phở chín làm bản vị, ba hào một bát thì một bài thơ cũng cỡ vài ba chục bát, đủ ấm bụng điểm tâm sáng cả tháng trời. Tôi được biết tờ báo nọ phải đưa ra ban biên tập bàn bạc khi trả nhuận bút cho Tố Hữu, cuối cùng thống nhất: tiền là 500 đồng cộng một cành đào và một cặp gà trống thiến. Câu này là tôi nghe lại không biết có đúng không, khi nhận nhuận bút nhà thơ nói:

      - Nhuận bút trả như ri, các nhà thơ ta sống khoẻ hí.

      Các bài thơ chân dung tôi viết xong đều được anh em đem truyền khẩu hoặc tôi đọc trước mặt người được viết, riêng bài Tố Hữu mãi đến năm Chân dung nhà văn ra đời mới xuất hiện công khai. Khi viết xong bài thơ tôi hiểu không thể truyền bá ra ngoài được, cũng phải biết trời biết đất chứ còn làm sao bây giờ. Có một nhà văn gửi một bản tường trình lên đại thủ lĩnh tố cáo tôi làm thơ bôi xấu nhà văn, rồi trích một số bài, nhưng nếu không có bài về Tố Hữu thì không đủ sức nặng, ông lấy liền mấy câu ở vỉa hè nhại bài Bầm ơi “Bầm ơi có rét không bầm / Vonga con cưỡi gà hầm con xơi.”

      Nhưng khi đọc xong Tố Hữu nói:

      - Xuân Sách viết về các nhà văn như thế này thì không thể viết về tôi như vầy. Tôi chờ.

      Và tôi cũng phải chờ.

      Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
      Mắt trông về tám hướng phía trời xa
      Chân dép lốp bay vào vũ trụ
      Khi trở về ta lại là ta

      Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
      Trông về Việc Bắc tít mù mây
      Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
      Máu ở chiến trường hoa ở đây

      Xuân Sách (Chân dung nhà văn).

      Một lần nhà văn Đặng Thai Mai gọi tôi đến nhà riêng. Cụ bảo tôi đọc bài thơ về Tố Hữu cho cụ nghe. Thấy tôi chần chừ cụ bảo “Cậu sợ tôi phản cậu hay sao?”

      - Thưa bác, cháu đâu dám nghĩ về bác như thế có điều cháu nghe lời ông Hàn Phi rằng vua là con rồng có thể gần thậm chí có thể cưỡi lên mình nhưng tuyệt đối không được sờ vào cái vuốt dưới cằm. Cháu muốn giữ cái đầu để hoàn thành tập thơ đã.

      - Thế là phải, nhưng đọc riêng cho tôi nghe thôi.

      Tôi lại múa mép:

      - Đạo trí giả của những người như bác có cái hay trong bụng không thể không truyền cho người khác, cho phép cháu khoe một chút, bài này hay.

      Chúng tôi ngồi trên sàn nhà bằng gỗ. Cụ gác cằm lên đầu gối nghe xong cười khùng khục mắng yêu tôi :

      - Thằng tiểu quỷ.

      Mùa hè năm 1982 tôi lên Tam Đảo nghỉ vài hôm, hồi đó khách vắng lắm. Một buổi chiều tôi đang đi dạo dưới rặng thông thì nhìn thấy nhà thơ Tố Hữu đang đi về phía tôi, tôi nghĩ ông không biết tôi nên cứ lẳng lặng đi qua. Không ngờ ông gọi:

      - Xuân Sách đó à ?

      - Thưa vâng chào anh.

      - Sách lên đây để viết hay sao?

      - Dạ không, tôi được cơ quan cho đi nghỉ mát mấy hôm.

      - Ra rứa. Còn mình lên đây có việc.

      Tất nhiên là tôi không hỏi ông việc gì. Ông quàng tay lên vai tôi nói nhẹ nhàng:

      - Bên Công an họ thu thập được những bài ca dao, đồng dao, chuyện tiếu lâm thời bây giờ, có đến gần 200 trang đánh máy. Mình lên đây để đọc cho yên tĩnh.

      - Thưa anh, anh thấy thế nào?

      Và tôi nhận được câu trả lời ngắn gọn bất ngờ: “Cực kỳ phản động, cực kỳ hay”.

      Có hai ông Tố Hữu trong câu nói này. Tôi nghĩ vậy và chợt nghĩ giá như lúc này tôi đọc bài thơ viết về ông mà ông cũng phán một câu như vậy thì tôi yên lòng. Xưa nay nhiều nho sĩ nhờ có câu thơ, vế đối hay mà thoát chết đó sao.

      Thời gian sau khi tập Chân dung… ra đời, có lần ông vào Vũng Tàu. Anh em văn nghệ đến chào, trong lúc vui chuyện có người hỏi:

      - Thưa bác, bác nghĩ gì về bài thơ chân dung Xuân Sách viết về bác?

      - Có chi mô, nhà thơ cười nhỏ nhẹ, lão ấy đùa dai thôi mà.

      Một lần ra Nha Trang gặp gỡ các bạn văn, có người kể rằng hôm gặp Tố Hữu cũng hỏi ông một câu như vậy. Ông suy tư một lát rồi trả lời :

      - Anh Xuân Sách viết đúng về tôi.

      Tôi nhớ lần tôi cùng Nguyễn Minh Châu đi chiến trường, một lần ở miền tây Thừa Thiên, trời mưa không dứt suốt ngày. Tôi đọc thơ :

      Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
      Mà mưa trắng đất trắng trời Thừa Thiên

      Châu hỏi:

      - Thơ ai mà hay vậy ?

      - Thơ Tố Hữu.

      - Ông ấy làm thơ giỏi hơn làm quan, ngược lại thì tốt.

      Xuân Sách

      (Bài do Ngô Nhật Đăng, con trai của nhà thơ Xuân Sách cung cấp)

      • NGÀN KHƠI says:

        VỀ BÀI VIẾT CỦA XUÂN SÁCH

        Bài viết của Xuân Sách rất tốt. Nó tinh tế, sâu lắng, thẳng thắn, hồn nhiên, bộc trực mà chín chắn.

        Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
        Mắt trông về tám hướng phía trời xa
        Chân dép lốp bay vào vũ trụ
        Khi trở về ta lại là ta

        Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
        Trông về Việc Bắc tít mù mây
        Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
        Máu ở chiến trường hoa ở đây

        Xuân Sách (Chân dung nhà văn).

        Thật ra, bất cứ nhà thơ nào, chí ít cũng đều có ít nhất một vài câu nghe được. Đó là những câu thơ theo kiểu đột xuất, giống như đùng một cái, không hề rặn mà cũng ra. Thế nhưng, những mẫu thơ lạc loài như vậy thường chỉ được gói gọn, hoặc trong hai câu, hoặc nhiều lắm bốn câu là cùng, thế thôi, không thể nào hơn được. Bởi nếu dài hơn, nó đã thành ra một bài thơ kiểu chỉnh thể. Và đi đến độ này rồi, nó sẽ luôn biểu hiện ra những bài thơ toàn bích của chính nhà thơ nào có thật tài, hoặc nó sẽ chỉ thể hiện ra sự lõng lẽo, lợn cợn của chính những nhà thơ nào kém tài hay bất tài.
        Những câu của Tố Hữu :
        Cực kỳ phản động, cực kỳ hay

        Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
        Mà mưa trắng đất trắng trời Thừa Thiên

        Được Xuân Sách trích ra, đúng là Tố Hữu quả có rơi vào trường hợp như thế.
        Hay nói khác đi, không phải mọi bài thơ của Tố Hữu, theo tôi, đều hay hoặc đều dở cả. Tuy nhiên,cũng theo tôi, chỉ tiếc là số bài dở lại nhiều hơn số bài hay, và trong một bài hay, thì cũng theo tôi thôi, có khi số lượng những câu thơ dở lại nhiều hơn cả những câu thơ hay, thế thôi. Cái này thật không biết có phải do tính cách “thơ văn hiện thực xã hội chủ nghĩa” mà Tố Hữu là con vượn đầu đàn hay không, hay chỉ do bàn thân Tố Hữu vẫn chủ yếu là nhà vè sĩ hơn là nhà thơ sĩ. Nói như vậy, có vẻ hơi “phạm thượng”, vì dù sao Tố Hữu vẫn là người thuộc thế hệ trước.
        Song chỉ ngặt nỗi, nghệ thuật và tư tưởng thì lại không thể nào phân biệt được giữa hoàn cảnh và tuổi tác. Đó chính là điều mà khiến tôi vẫn dễ cảm được cái “nghĩa” của Xuân Sách trong văn chương, hơn là cái “nghĩa” của Tố Hữu trong thi ca, chính là như vậy. Song nói chung, ở VN cũng thường hay có hiện tượng kiểu nhà thơ, nhà văn có khi hơi giống sự xuất hiện của những kép hát. Ai có dịp được ra sân đầu tiên, hay ra sân được nhiều lần, vẫn được người ta trầm trồ, tôn kính, và nhớ mãi thế thôi. Trường hợp của Chế Lan Viên, Xuân Diệu … mà giá trị thơ làm được so sánh với giá trị số lượng của những tô phở, mà Xuân Sách đã đưa ra như trê, theo tôi, quả thật cũng hoàn toàn hết sức thâm thúy. Đúng là :

        Gặp thời thế, thế thời phải thế
        Thơ trần ai, tô phở tái tê thôi
        Tô phở tái, tiền ai càng tai tế
        Nên nhà thơ xơi tái hết thơ rồi
        Bởi chức sắc quyền uy đầy dáng phở
        Cảnh tình này ghi lại chút thơ chơi …

        NON NGÀN
        (26/6/12)

  6. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa bà con,

    Cô Trần Khải Thanh Thủy làm tôi liên tưởng đến nhà thơ Nguyễn Chí Thiện rất nhiều.

    Tôi theo dõi đôi lần trên YouTube, thấy ông Thiện cũng chia sẻ một cung cách ứng xử như rứa, trong các buổi họp tố cộng, tổ chức ở Mỹ và các nơi khác.

    Tôi có cảm tưởng dân Bắc sống dưới thời CS hay sính mần thơ (xem ra chả khác gì các lãnh tụ CS) !

    Mà hình như không phải thế, dân ta thích làm thơ thì phải.

    Tham dự diễn đàn mở Đàn Chim Việt cách đây đã lâu lắm rồi (cái thời … Bảo Đại còn mặc quần thủng đít lận), một số không nhỏ độc giả cũng sính làm thơ lắm. Có những lúc thơ hàng chùm, lũ lượt kéo nhau về … chật cứng diễn đàn. Ca tụng nhau, chửi nhau, chửi Cộng bla bla bla đều bằng thơ mới hay chứ. Có điều gọi là thơ thì hơi bị lạm dụng. Gọi là “thơ vè” có lẽ … đúng hơn !
    Và lúc ấy tôi có cảm tưởng, đó là một thi đàn chống Cộng (như điên), hahahahahhahaha

    Lão Ngoan

    TB:
    Nhân Trần Khải Thanh Thủy đọc câu vè tân thời về người ăn:

    Ăn mày là ai, ăn mày là ta,
    Bị đảng cướp đất hóa ra ăn mày!

    tôi xin ghi lại bài thơ cũng về người ăn mày thời CS của nhà thơ, nhà văn Nguyễn Duy.

    Số là Nguyễn Duy từ chiến trường B ngược đường về đất Bắc theo lệnh trên. Đi ngang qua quê nhà mình ở Thanh Hóa, gặp cảnh lụt lội khiến dân tình khốn khổ, ông tức cảnh sinh tình sáng tác bài thơ dưới đây. Cũng vì bài này mà Nguyễn Duy bị ông quan văn nghệ hồi đó là vụ trưởng Vụ Văn nghệ trực thuộc Ban Văn nghệ Tuyên huấn Hoàng Trung Thông và trưởng Ban Văn nghệ Tuyên Huấn Hà Xuân Trường phê phán là nói xấu đảng và nhà nước CS, bởi dưới chế độ ưu việt ấy làm gì có cảnh người ăn mày !???

    Mới đầu tựa đề bài thơ là NHÀ THƠ VÀ CẢNH NGHÈO, nhưng mãi sau này khi chính thức mang đi in thì đổi tựa thành THƠ TẶNG NGƯỜI ĂN MÀY.

    Khi có dịp rảnh tôi sẽ đánh máy chép lại những bình …loạn tôi viết vào mùa thu 1997 (hồi ấy dùng mẫu chữ khác) về bài thơ trên nói riêng và cõi thơ Nguyễn Duy nói chung.

    THƠ TẶNG NGƯỜI ĂN MÀY

    Ăn mày là ai? ăn mày là ta
    Đói cơm rách áo hóa ra ăn mày
    (Ca dao)

    Sân ga Thanh Hóa chiều mưa đổ
    một người mẹ dắt con
    một em bé mắt tròn đen lay láy
    một bàn tay run run chìa ra đấy
    một thều thào như với riêng tôi:
    “ơi các ông, các bà, các anh, các chị
    ai làm ơn nuôi cháu nên người?”

    Trả lời thế nào với cái nhìn đen láy
    với bàn tay run run chìa ra đấy?
    tôi nhận ra bàn tay vàng móng ấy
    tay cấy cày làm hột gạo nuôi tôi

    Bây giờ đồng trắng nước trôi
    bàn tay chìa vào mặt tôi gấp gáp
    hay là chính mẹ tôi từ trong đất
    dắt đất lên để thử lòng tôi chăng?

    Tôi giấu mặt vào giữa đám đông
    tay lần mãi cái hầu bao rỗng lép
    chả lẽ moi ra một nhúm ngôn từ đẹp
    trả vào cái lòng tay trũng như đồng chiêm
    đang ngửa lên?

    Nhận về nuôi giúp mẹ đứa bé em?
    chữ nghĩa tôi không sàng thành gạo
    trong túi chỉ còn lạo xạo dăm bài thơ

    Như đứa con bất hiếu tôi quay đi
    xin nhận lấy tròn đen hai con mắt
    hai con mắt trẻ thơ thành hai con ong đất
    đào thịt chui vào ngực tôi

    Hai con ong tôi xin tự nguyện nuôi
    để cho mũi nọc ong độc địa
    xâm lên vách tim tôi một dòng mai mỉa:
    “cảm ơn lòng nhân ái của nhà thơ”

    (Quê nhà, vụ lụt năm Quý Sửu – 1973)

  7. Trung Kiên says:

    Chị Trần Khải Thanh Thủy trả lời dí dỏm, tế nhị và khiêm tốn!

    Chị nói…”Hy vọng 90 triệu người Việt Nam cả trong và ngoài nước sẽ hạ cả rừng cờ đỏ sao vàng xuống và nâng cốc chúc mừng cho đảng cộng sản sớm được mồ yên mả đẹp.

    TK xin muợn bài nói chuyện dưới đây của du sinh Lê Trung Thành để tặng Chị:

    Còn Cờ Đỏ Sao Vàng Thì Không Bao Giờ Có Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc

    Chúc Chị và cháu gái sức khoẻ, kiên cường và nhiều nghị lực, cháu gái học hành giỏi giang, thành đạt.

    Cám ơn ĐCV.Info

  8. Lý Nhân Bản says:

    Mong chị tiếp tục dùng ngòi bút sắc bén làm vũ khí chống bạo quyền, bênh vực dân oan bị trấn lột, đàn áp và cùng dân ta chống lại các hành động, âm mưu khống chế Việt Nam của Trung cộng.

    Chúc chị nhiều sức khỏe.

Leave a Reply to Trung Kiên