WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khi ông Đỗ Quyên gọi hồn thơ “tân con cóc” Nguyễn Quang Thiều

Nguyễn Quang Thiều và Trần Mạnh Hảo

Mùa hè là mùa con cuốc kêu thảm thiết. Truyện xưa kể rằng Thục đế mất nước đau buồn quá, hóa thành chim cuốc, đêm đêm gọi hồn nước bời bời: cuốc, cuốc. Có người kể khác: chim cuốc xưa vốn là hoàng tử yêu nàng công chúa thi ca, có lời thề rằng, chàng tuyệt đối chỉ được yêu thơ, nếu chàng ngoại tình văn xuôi, nàng sẽ hóa thành con cóc. Hoàng tử phạm lời nguyền đem lòng trăng hoa với văn xuôi, công chúa tức quá biến thành con cóc xấu xí. Hoàng tử ân hận, đau khổ quá bèn biến thành con cuốc đêm ngày kêu liên tục: cóc, cóc, cóc…

Mùa hè này, ông Đỗ Quyên sau khi hoàn tất một công trình nghiên cứu văn học với tầm thế giới mang tên “Thi pháp Nguyễn Quang Thiều” như một nhà “Thiều học” lờn nhất nước, từ Canada, chắc chắn ông sẽ bay qua Thái Bình dương để kịp có mặt trong ngày hội thảo “Nguyễn Quang Thiều trong hành trình hiện đại hóa thi ca Việt Nam” do Viện văn học tổ chức khá rầm rộ tại Hà Nội vào ngày 28-6-2012 trong tiếng cuốc kêu cóc cóc xác cả mùa hè.

Chúng tôi (TMH) xin mạn phép thử giải mã bản tham luận rất tù lù mù này của ông Đỗ Quyên-một bản tham luận được coi như cái đinh của cuộc hội thảo. Trong một tiểu tiêu đề, Đỗ Quyên đưa ra một mệnh để chủ coi như một phát hiện khoa học với thơ Nguyễn Quang Thiều, rằng thơ ông Thiều không thể dùng sự hiểu ( nhận thức) mà tiếp cận được, mà cần phải có người đứng bên giải mã dùm cho: “Nguyễn Quang Thiều như là một đối tượng thuộc dòng-thơ-cần-giải-thích-giá-trị”. “Nguyễn Quang Thiều trong dòng-thơ-cần-giải-thích-giá-trị”

“Trong các tiền đề chính của dòng-thơ-cần-giải-thích-giá-trị mà hai bài trước đã nêu và minh họa ở hàng loạt tác giả, thơ Nguyễn Quang Thiều là sáng tác “có vấn đề”, gây ám ảnh và âm ỉ, sự hiểu và cảm cần con-mắt-thứ-ba.

Như là một sáng tác, đấy cũng không phải là văn-học-khó tự thân, mà là loại sáng tác văn học khó phân trong văn giới, khó bình giá giữa dư luận”

Cứ theo những dòng trích lời ông Quyên trên, ta thấy:

Một là thơ ông Thiều viết ra cốt để không cho ai hiểu, trừ những nhà “Thiều học” cỡ ông Quyên, ông Nguyễn Chí Hoan, ông TS.Chu Văn Sơn …Cho nên mỗi lần thơ ông Thiều in ra (ví dụ in 1000 cuốn đi) thì phải có một nghìn ông Đỗ Quyên kèm bên cho người mua cần phải mua thêm một nhà “Thiều học” ví như ông Quyên để đem về nhà, đặng nhờ các ông đứng túc trực bên mỗi dòng thơ ông Thiều để ĐỂ GIẢI THÍCH GIÁ TRỊ cho người đọc hiểu được ông Thiều đang tả con cá hay con chim.
Thưa ông Đỗ Quyên, quan hệ giữa tác phẩm và tác giả kiểu phương pháp luận hai người mù tiếp cận phải nhờ ông sáng mắt là Đỗ Quyên giải mã dùm mọi thứ xem ra nhiêu khê quá, không thể khả thi. Thế này thì thơ ông Thiều thành mối họa của xã hội mất?

Sau khi ông Quyên đưa ra một phán quyết có phần “nhãn khoa” rằng, phải bịt hai mắt đi, theo kiểu bịt mắt bắt dê, rồi dùng CON MẮT THỨ BA may ra mới có thể đọc nổi thơ ông Thiều. Ơ hay, thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…các đại thi hào dân tộc đâu có cần CON MẮT THỨ BA mới đọc nổi họ, mà sao một người mù chữ vẫn thuộc Truyện Kiều như cháo chan là thế, thưa ông Quyên?

Hóa ra, ý ông Quyên khuyên toàn dân Việt Nam muốn đọc được thơ ông Thiều, cần phải bỏ chồng con, vợ con, bỏ ruộng vườn, nhà máy, bỏ Internet, bỏ đời thực vào chùa tu thành chính quả mới có nổi TÂM NHÃN-CON MẮT THỨ BA mà đọc nổi thơ ông Thiều. Hoặc muốn đọc nổi thơ ông Thiều, cần có gan chọc mù hai con mắt làm ông thầy bói mù, hay làm nhà thấu thị chuyên lừa người khác bằng món CON MẮT THỨ BA hi hi hi?

Vì phổ biến cách đọc thơ ông Thiều mà ông Quyên xúi dại người đọc như thế, ông không sợ công an bắt ư?

Sau khi chơi trò bịt mắt bắt thơ ông Thiều xong, ông Quyên phán, rằng thơ Thiều rất khó phân định hay dở giữa dư luận và văn giới.Ơ, viết như thế, cầm bằng có thâm ý bỉ (xỏ) ông Thiều; rằng thơ cha này là thứ vô giá trị.

Báo Văn Nghệ số tết năm Dần vừa qua có in bài của ông Nguyễn Chí Hoan ( trưởng ban lý luận phê bình báo Văn nghệ) có tên nghe rất hãi: “Tấm thảm Thổ nhĩ kỳ – thơ Nguyễn Quang Thiều không phải để hiểu mà để tưởng tượng”.Ông Hoan cá với toàn thế giới rằng dùng cái hiểu( nhận thức, đôi mắt) không thể đến được với thơ Thiều. Ông Hoan đưa ra “ Tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ” ý thách 90 triệu người Việt Nam, ai hiểu được bài thơ này chết liền. Rồi ông Hoan, nực cười thay, lại dùng CÁI HIỀU để giải thích bài thơ trên của ông Thiều, càng giải thích, người đọc càng biết chết liền.
Đến nay, ngồi viết bài này, nhằm tìm cách hiểu nổi những xác quyết ngoài trái đất của ông Đỗ Quyên với thi pháp MÙ MẮT khi tiếp cận thơ ông Thiều,chúng tôi đồ rằng, cả ông Quyên và ông Hoan hình như thâm ý muốn xỏ ông Thiều chăng?
Càng đọc, ta càng thấy Đỗ Quyên ngầm tôn Nguyễn Quang Thiều lên trên tài thơ Chế Lan Viên cốt làm thiên hạ ghét ông Thiều: “Nguyễn Quang Thiều là nhất quán, dằng dai và thành tựu nhất? Có thể hơn cả Chế Lan Viên?”

Đỗ Quyên trong lời khen thơ ông Thiều lên mây, vẫn rình rình đo ván ông Thiều bằng cách chỉ ra ông Thiều là vua lặp từ, một tối kị trong thơ : “trong toàn tập Châu thổ với tổng số 57.309 từ (kể cả văn bản phụ), các từ “người đàn ông” lặp 29 lần, còn với “người đàn bà“ thì tới tận 87 lần! Chắc rằng, từ cổ chí kim, không một thi sĩ Việt nào có nhiều “người đàn ông” và nhất là nhiều “người đàn bà“ bằng Nguyễn Quang Thiều!?”.

Đỗ Quyên, một nhà tấu hài có hạng, lâu lâu chọc cười người đọc một phát: “Nguyễn Quang Thiều là cuộc tái hôn đầu tiên mà hạnh phúc của thơ và văn tiếng Việt.”
Ơ hay, thơ Việt từng làm đám cưới với văn xuôi Việt rồi ly dị nhau hồi nào, để đến hôm nay Nguyễn Quang Thiều cho chúng rổ rá cạp lại hả ông Đỗ Quyên?

Tại Việt Nam hôm nay, nếu nhà thơ nhà văn còn là đảng viên (CS),còn giữ chức vụ chính quyền như ông Nguyễn Quang Thiều, sao ông Đỗ Quyên lại mắt nhắm mắt mở mà vu cho ông Thiều là nhà thơ của tự do: “Trong ý nghĩa đó, với chúng tôi, Nguyễn Quang Thiều là một thi sĩ – tự do”. Đây có vẻ cũng là một thâm ý chơi xỏ vào ý đồ chính trị của Nguyễn Quang Thiều đang dọn mình trước đảng mà ăn cái phiều bé ngoan của ban tổ chức trung ương, nhằm làm thế tử cho “vua văn chương” Hữu Thỉnh?

Ông Đỗ Quyên, hình như vẫn thích chọc cười thiên hạ bằng cách đưa ra những định nghĩa rất ngố của mình, như sau : “Với thơ Nguyễn Quang Thiều, thi pháp đồng nghĩa với ngôn ngữ. Phần V. sẽ bàn chi tiết về nghệ thuật thơ này. Cũng như thi pháp thơ Thanh Tâm Tuyền, thật ra thi pháp thơ Nguyễn Quang Thiều rất…mạo hiểm”… “Với thơ ­Nguyễn Quang Thiều, thi pháp bằng ngôn ngữ; ngôn ngữ làm thi pháp”

THI PHÁP theo ông Đỗ Quyên là món ĐỒNG NGHĨA VỚI NGÔN NGỮ. Viết như thế này, chúng tôi xin cá với cuộc hội thảo thơ Nguyễn Quang Thiều rằng, Đỗ Quyên là một anh chàng chưa hề đọc sách vỡ lòng lý luận văn học, nghĩa là một người dốt toàn phần, cóc biết THI PHÁP là gì, lại làm dáng viết cả một cuốn sách về THI PHÁP NGUYỄN QUANG THIỀU thì xin trời xanh chứng dám, rằng sự dốt nát tận cùng, nói bậy tận cùng của ông Việt kiều này chỉ có viện văn học của PGS.TS.Nguyễn Đăng Điệp vỗ tay ca ngợi mà thôi.

Bảo thi pháp chính là ngôn ngữ chưa bưa, ông Đỗ Quyên còn phán thi pháp Nguyễn Quang Thiều là thi pháp …mạo hiểm, thì chúng tôi van ông, ông đừng phán bậy để lòe các ông viện văn học nữa. Chưa xong, ông Đỗ Quyên còn phán lăng nhăng rằng, lứa nhà thơ chúng tôi (TMH) theo THI PHÁP CÁCH MẠNG như sau:

Thời chiến tranh chống Mỹ, các nhà thơ xuất sắc trưởng thành trong và ngoài quân đội bằng những giọng điệu riêng tạo nên dàn đồng ca của thi pháp thơ cách mạng và hiện thực XHCN. Từng thi sĩ – Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần Mạnh Hảo, Thi Hoàng, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Bằng Việt… – khó có thể có thi pháp riêng, bởi với mỗi người và với tất cả, chiến tranh là thi ca, cách mạng là thi pháp!”

Thế thì thưa ông Đỗ Quyên, nhân đây xin ông giảng dùm tôi, thế nào là thi pháp phản cách mạng, thế nào là thi pháp phong kiến, thế nào là thi pháp tư bản, thế nào là thi pháp ông trời, thưa ông?

Viết đến đây, chúng tôi không còn muốn tranh biện với ông Đỗ Quyên nữa, vì khi ông đã định nghĩa THI PHÁP LÀ NGÔN NGỮ tức nhiên ông không có một tí một ti kiến thức gì về văn học, lại cả gan viết hẳn một cuốn sách ( nhỏ) với tên gọi nghe ra rất kinh viện : THI PHÁP NGUYỄN QUANG THIỀU, cầm bằng chính ông là người xóa sổ thơ Nguyễn Quang Thiều, chứ còn ai?

Trong cuối bài viết phần ba, ông từng khẳng định thơ Nguyễn Quang Thiều không hay, không có tứ..

Đến đây, chúng tôi xin hỏi ông Đỗ Quyên và Viện Văn học, có phải thơ không hay tức là thơ dở không ạ?

Biết là thơ Nguyễn Quang Thiều là thơ dở, sao các ông còn ngốn nhiều tiền của nhân dân để làm hội thảo tầm quốc gia nhằm nhằm tôn vinh thơ dở, thì việc làm này của các ông đang góp phần làm nghèo đất nước, hơn nữa còn gây đại họa cho thẩm mỹ văn chương lớp trẻ trong xu thế đánh tráo mọi khái niệm của xã hội hôm nay.

Đỗ Quyên, xin ông đừng làm con cuốc gọi hồn thơ “tân con cóc”- Nguyễn Quang Thiều nữa. Cóc xưa đã chết rồi, cóc tân thời nay cũng đang ngáp ngáp trong một đống chữ không hồn, đang toan tính nhảy bàn độc để xả một trời xác chữ vào thi đàn đang bị hội thơ CON CÓC MỚI chiếm giữ, phỏng có lương thiện hay không?

Đại Ngu quốc ngày cuốc kêu chiều

26-6-2012

© Trần Mạnh Hảo

© Đàn Chim Việt

14 Phản hồi cho “Khi ông Đỗ Quyên gọi hồn thơ “tân con cóc” Nguyễn Quang Thiều”

  1. Giáo Thứ says:

    Đây là một đoạn trích trong bài thơ “Cái miệng bất tử” của tác giả Mai Văn Phấn thuộc trường phái “Tân con cóc”…Ông này vừa mới đoạt giải nhất của hội nhà văn cho tập thơ “Bầu trời không mái che”:
    Cái miệng đang trôi kia chắc của người đã chết
    lúc trên cao
    lúc chạm vào mặt đất.
    Bộ xương của cái miệng giờ tan vào cát bụi
    vẫn vàng ươm
    hay đã xỉn đen trong chiếc tiểu sành?
    Nhưng cái miệng vẫn mấp máy sống động
    khi mím chặt
    khi nhoẻn cười độ lượng.
    …. ……………………………………….

    Theo khổ thơ thứ 3 thì cái miệng không tan biến, vẫn mấp máy sống động…nhưng tôi không hiểu nổi: tại sao bộ xương giờ đã tan vào đất mà vẫn vàng ươm hay xỉn đen trong tiểu sành ? Xương mà vàng ươm hay xỉn đen là xương chưa tan vào cát bụi…hè hè ! Nhờ mấy bác cao thâm chỉ giáo giùm !

  2. Nguyễn Quang Thiều says:

    THƠ LÚC 0h 23

    Mọi thứ không còn mơ hồ nữa
    Những cái đầu rỗng tuếch vẫn cứ lắc lư theo bài đồng ca của loài cáo
    Lão già híp mắt ngồi ngắm hoa và rên ư ử
    Lão sướng với chính mình, hôn hít quá khứ lẫn tương lai

    Con quạ cõng món quà ra biển…
    Xa hơn biển là hố thẳm mang màu xanh của quỉ
    Chúng đang tìm cách uống cả không gian và thời gian vào dạ dày trơn tuột
    Con quạ hiến dâng…
    Lão già làm xong việc…
    Ngáy khò và ú ớ sặc giấc mơ

    Con cá quẫy đuôi quất nhẹ đêm nhãy phóc khỏi mạn thuyền
    Ngày mai anh ngư phủ không còn gì…để ăn để mơ và để khóc ?

    Đất thì thầm suốt đêm không ngủ cố mở to mắt để nhìn ra biển…
    Biển rì rào…
    rì rào…
    rì rào…
    Gió chướng núp trong mây.

  3. Khúc Phụ says:

    Nhìn vào hình thức thì những bài Nguyễn quang Thiều viết có vẻ giống với một bài thơ : Những câu ngắn dài khác nhau và xuống hàng…Nhưng đọc lên thì không phải . Bởi chí ít thì cũng phải có vần có điệu mới gọi là thơ. Nếu mà lại không có ‘tứ thơ” mà chỉ là những câu tỏ vẻ triết lý cao siêu bí hiểm thì lại càng không thể là thơ dù được khóac áo là “thơ văn xuôi”. Bây giờ ở Việt Nam đang có một trào lưu của những người trẻ học làm kiểu thơ đó. Chúng tôi là những người đọc xin can các người gọi là nhà thơ hãy thôi làm khổ thơ, làm khổ người đọc và làm khổ bản thân bằng những câu chữ lăng nhăng thậm chí thô thển và tục tĩu rồi xưng tụng nhau là thơ cách tân và những nhà thơ trẻ cách tân. Trần Mạnh Hảo phê bình như vậy là chính xác tuy còn hơi nhẹ nhàng và gián tiếp.

  4. Lý Quán Dếnh says:

    Ngộ là ngừi Tầu, nhưng ngộ củng pết nhều tếng Vệt. Ngô thấy thơ tồng chi Nguên Quan Thều hay lắm . Cả cái tồng chi Đồ Quên cũng phân tít hay hay.. Cái tồng chi Mạnh Hào là không pết ngời, pết cổ…
    Nam tram nam nở ,lài ngời mới pết thơ Nguễn Quan Thều xất chứng.Nhều câu tên tri như Thi Thiên trong Cựu Ớc.
    Nếu tồng chi Thều là Châu Mỹ, thi tồng chi Đô Quên là người phát hện như ông Kha luân Bố.
    Cả hai đều rất vi Đai .
    Nền thơ Hậu Môn Đại VN phải nên thờ Thều và Quên làm Pạc Mi Tổ Xư…Hẩu lớ, hẩu lớ

  5. kinhkha says:

    Tôi có bệnh táo bón kinh niên. Thuốc thì chữa rất nhiều nhưng vô hiệu. Nhưng có điều lạ
    mỗi lần đọc thơ của bác Thiều tôi lại buồn….i .. ngay không cần phải thuốc thang chi cả.
    Do vậy,lúc nào trong túi tôi cũng phải có vài mảnh giấy ghi thơ bác Thiều,phòng nhỡ…

  6. D.Nhật Lệ says:

    Nói chung,tôi không đồng ý với nhà thơ kiêm nhà phê bình TMH.vì ông tỏ ra ác cảm với dòng thơ Hậu hiện
    đại.Nếu ông dừng lại kiểu phê phán đấy càm tính này thì hay hơn.Ngược lại,tôi cho thơ NQThiều chẳng có
    tính đột phá gì mấy mà chỉ là những bài thơ “ăn theo”,bắt chước theo hiệu ứng đám đông !
    Công bình mà nói,cái gì quá mức cũng đều đem lại những hậu qủa tiêu cực,từ nhà phê bình đến người làm
    thơ,viết văn.Thơ mới ra đời lúc đầu cũng bị tấn công tới tấp nhưng trường thơ mới vẫn sống mạnh và trụ lại đến giờ và đã trở thành…thơ cũ ! Thế nhưng,sản xuất thơ hậu hiện đại thái qúa như thế này thì rõ ràng văn nghệ sĩ đang tìm cách trốn khỏi thực tại,không đếm xỉa gì tới nỗi đau khổ của đồng bào và vận nước.
    Họ nên theo gương những nhà thơ lừng danh như Đổ Phủ đã để lại cho đời những bài thơ thấm đượm
    tình người.Thế hệ sau đã coi những bài thơ này như những bản cáo trạng về đời sống cơ cực khốn khổ của đai đa số người dân Trung Hoa thời đó.
    Nói thẳng,nhà phê bình Đổ Quyên cũng có vài nhận định về thơ không xuất sắc lắm nhưng cũng khá.Tiếc
    là sau này ông ta ngộ nhận mình có tài năng nên đã sa vào những phê bình dễ dãi,thậm chí tâng bốc phe
    cánh.,từ ngoài đến trong nước.Thấy việc ông ta cho NĐT.ở Canada đi “tàu bay giấy” thì biết rõ ông ta có
    tinh thần phe đảng như thế nào.Thơ NĐT.thuộc loại làng nhàng,dở và nay đến lượt ông tung hô NQT.
    Một nghi vấn xin được đặt ra,không hiểu sao gần đây đã nổ ra những cuộc phê phán nặng lời về lối thơ
    Hậu hiện đại,phải chăng TMH.đang tung hỏa mù trong tình hình VN.đang có dấu hiệu đấu đá nội bộ ???

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa tôi lại nghĩ có khác với bác D.Nhật Lệ ở chỗ,
      NẾU (vâng SI, IF …) có sự tung hòa mù như bác nghĩ,
      thì tôi cho KHÔNG PHẢI từ phía Trần Mạnh Hảo đâu,
      mà từ phía CS, nói rõ là đám công an mà Hữu Ước vai chính !

      Hữu Ước dùng Nguyễn Quang Thiều làm con chim mồi để nhử mọi người.

      Tại sao tôi nghĩ vậy ư ?

      Thưa thật tôi biết quá rõ về cái ông Đỗ Quyên ở Canada, từ hồi ông ấy tị nạn ở Nam Đức và làm tổng biên tập Cánh Én hồi thập niên 80 lận. Chúng tôi chơi với nhau khá thân.
      Ông này move qua Canada làm báo chợ; rồi move qua Úc; thất bại lại move về Canada.

      Ông ưa văn nghệ văn gừng lắm lắm; lại khoái mần thơ; thơ ông thú thật là một ĐỐNG CHỮ, đúng như ổng chủ trương vậy.

      Quậy ở hải ngoại chán, ổng quay về quốc nội, tìm chỗ ngồi trong cái chiếu văn nghệ rách nát như tương bần ấy. Dĩ nhiên với thành tích “bất hảo” dưới mắt đảng CS trong quá khứ, ổng phải tiêu lòn qua cửa ải Nguyễn Quang Thiều.
      Tóm lại, một công đôi ba chuyện, miễn là song việc mình là OK Salem.

      Còn suy nghĩ rộng hơn nữa, thì bà con ta xưa nay vẫn cảnh giác với nhau về cái gọi là Nghị quyết thổ tả “Ba Mươi Sáu Kiểu” chi chi đó của Bộ Chính trị CS. Ta thấy nơi nào có bàn tay lông lá của CS thò vào là phải dòm chừng, huống chi lần nay có tay công an chúa ở trỏng.

      Lão Ngoan

  7. kathy says:

    Gởi hai bác Đỗ Quyên và Trần Mạnh Hảo:
    Cháu không mê thơ Nguyễn Quang Thiều nhưng công nhận
    ông ấy cũng có những bài hay.
    Mới quá thì ít người hiểu, bác Đỗ Quyên đứng ra giải thích cũng có lý.
    Phải tội Đỗ Quyên viết rườm rà, nhưng có nhiều ý thuyết phục sâu đấy bác Hảo ạ.
    Bác nên đọc kỹ lại.
    Kathy

  8. Giáo Thứ says:

    KẺ SĂN THƠ

    Đọc thơ Thiều thấy mình lên cơn sốt
    Bay lên mây đầu chạm bộp vào trời
    Mớ chữ nghĩa dẫn đời đi tám hướng
    Có hướng nào tìm thấy thi ca ?

    Câu thật dài hay là thơ vạn lý ?
    Ý lòng vòng là thi pháp kiêu sa ?
    Cố mở mắt để lục tìm thi tứ
    Mắt nhòe đi … súng nổ đâu đây

    Đừng bắn thơ, xin đừng lên quy lát
    Bắn vào thơ là hạ sát tâm hồn
    Nàng thơ khóc vì gặp thời tệ bạc
    Kẻ săn thơ … tìm diệt những nàng thơ

    (27/06/2012)

  9. NON NGÀN says:

    THƠ VÀ NGƯỜI

    Ngôn ngữ thơ đâu thể là văn nói
    Nói dông dài thì thơ để mà chi
    Thơ như hoa trên cành xanh lá biếc
    Thơ như mây trên non nước ly kỳ

    Người chơi thơ hay thơ chơi người vậy
    Chơi là chơi chẳng ngóc ngách chi ly
    Chơi vẫn mãi là điệu đàng ngôn ngữ
    Như sắc hương nơi thiếu nữ dậy thì

    Thơ tinh tế thì không là sỏi đá
    Mà ảo huyền như ánh ngọc lưu ly
    Thơ là chất không chỉ thuần ngôn ngữ
    Ý thơ đâu bắt buộc phải dị kỳ

    Thơ là người hồn nhiên như chất ngọc
    Người là thơ như nước mãi trôi đi
    Như chiếc bách giữa dòng thi pháp ấy
    Bởi hồn thơ như chất ngọc diệu kỳ

    NGÀN KHƠI
    (27/6/12)

  10. Thằng Hà Tĩnh says:

    Ơi Anh Thiều, nhiều người nói thơ anh rất Tây. Tây Tàu gì mình chẳng rành lắm, chỉ thấy thơ anh đọc khó hiểu thật, phải thần đồng mới nhớ nổi vài ba bài. Anh Hảo nói có lý: hình như chỉ có anh mới hiểu được. Nói thế thôi chứ chê ỏng chê eo, chê chua chê chát thơ anh Thiều như anh Hảo thì hơi quá. Nếu chọn 5 nhà lý luận phê bình văn học nước nam thế kỷ nay, tôi sẽ chọn anh Hảo ngồi lên chiếu đó. Nhưng Bác Hảo ơi, bác phê ngoa ngoắt quá, đọc sởn cả gai ốc.

Leave a Reply to NON NGÀN