WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhận xét về buổi nói chuyện của ông Bùi Tín

Ông Bùi Tín tại cuộc hội thảo

Người ta đã tổ chức và gọi đó là một cuộc hội thảo; hiểu nôm na là họp nhau lại để trao đổi ý kiến, hay thảo luận về một đề tài. Đề tài được đưa ra là hiện tình Đất Nước, việc giải thể chế độ CS và xây dựng Dân chủ cho VN. Do một sự thỏa thuận nào đó, Ban Tổ Chức đã mời ông Bùi Tín làm diễn giả chính của buổi thảo luận, và đã đưa ra một vài quy tắc về thời lượng cho phần thuyết trình cũng như phần đặt câu hỏi của cử tọa dành cho diễn giả.

Những gì đã thật sự diễn ra cho thấy rằng dường như không có thảo luận, chẳng có mấy trao đổi đàng hoàng, và cũng chẳng có gì gọi là bàn luận quanh đề tài đặt ra. Chỉ có diễn giả trình bày quan điểm mình, còn cử toạ thì phần đông mượn dịp để bình phẩm và công kích cá nhân diễn giả. Thế thôi!

Trước hết về phía diễn giả, thì những gì ông trình bày về hiện tình Đất Nước, về các lãnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, v.v… là hết sức cô đọng, đến độ sơ sài, không đạt được mức sâu sắc cần thiết cho một cuộc thảo luận. Có thể là vì thời lượng quá ngắn so với đề tài, hoặc vì diễn giả đã không có một trợ cụ nào khi thuyết trình (như Power Point, hay slider, hay projector,…) , và có lẽ cũng do tuổi tác của diễn giả nữa, nên phần thuyết trình không đủ bao quát, kém hấp dẫn, và thiếu gợi mở suy tư thắc mắc về một đề tài quan trọng như vậy.

Do tư thế đặc biệt của diễn giả, và do cách mà Ban Tổ Chức đặt đề tài, cử toạ nghiêm túc chắc hẳn sẽ mong đợi ở Ông một sự trình bày sâu sắc hơn về hiện tình nội bộ đảng CSVN, đặc biệt là ở cấp cao nhất, trong Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và Uỷ Ban Trung Ương Đảng; về những khuynh hướng khác biệt nếu có, hay phe nhóm chính, trong giới lãnh đạo; về căn bản sâu xa của chính sách đối ngoại của đảng CS hiện nay; từ đó dự đoán những tình huống (scenarios) trong tương lai của việc thay đổi-kế thừa lãnh đạo. Có lẽ người ta cũng mong đợi được nghe ở diễn giả về tình hình chung của đảng CS, về mức độ gắn bó của đảng viên đối với lý tưởng, đối với chế độ, về phẩm chất đảng viên. Cử toạ có lẽ cũng mong muốn được nghe xem lòng dân trong Nước bây giờ ra sao, thái độ của các tầng lớp dân chúng đối với hiện tình Đất Nước, đối với đồng bào ở hải ngoại; quan trọng nhất là đâu là yếu tố dân tâm mà các nhà hoạt động ở hải ngoại cần nắm bắt để vận động và thuyết phục họ. Người ta cũng cần nghe xem là có thời cơ nào gần nhất cho những chuyển biến chính trị trong tương lai gần hay không; về khả năng tổ chức và huy động quần chúng; về năng lực, uy tín và tầm ảnh hưởng của các nhà đối kháng tên tuổi hiện nay . V.v… và v.v…

Nghĩa là, phần thuyết trình là quá sơ sài so với đề tài đặt ra và so với sự mong đợi của những người tham dự đứng đắn. Dường như Ban Tổ Chức, và có lẽ cả diễn giả, đã đưa ra một nghị trình quá rộng lớn trong một khung cảnh và thời lượng hết sức hạn chế, nói như người Mỹ là ” they bite off more than they can chew”; có vẻ như họ hơi tham lam. Hoặc cũng có thể là chủ ý không phải là để tạo ra một cuộc thảo luận đúng nghĩa, mà chẳng qua để tạo ra dịp nhằm thăm dò xem phản ứng của người Việt ở San Jose sẽ đối với nhân vật Bùi Tín như thế nào. Và về phần mình, ông Bùi Tín có lẽ cũng muốn có dịp để phản biện những cáo buộc đã dành cho Ông lâu nay từ phía những người của chiến tuyến mà hơn 20 năm nay Ông đang muốn đứng cùng?

Lâu nay trong cộng đồng người Việt tị nạn CS ở Mỹ tỏ lộ hai thái độ trái ngược đối với trường hợp ông Bùi Tín. Một phía thì đón nhận Ông với thái độ ân cần dành cho một người, trước đây có chỗ đứng vững vàng trong hàng ngũ CS, nay đã phản tỉnh và quay về với chính nghĩa. Phía này tìm thấy ở ông BT một người am hiểu nội tình đảng CSVN, kiến thức quảng bác, có lòng yêu Nước, luôn nặng ưu tư về việc dân chủ hoá VN. Nhiều nhân sĩ, trí thức ở hải ngoại đã cộng tác với Ông trong công cuộc vận động cho một VN đa nguyên-đa đảng, xem Ông là một cây bút, một diễn giả quan trọng, đã đóng góp tích cực cho nổ lực giải thể chế độ CSVN bằng đường lối hoà bình.

Phía khác thì ngược lại, không tin rằng ông Bùi Tín đã thật lòng phản tỉnh, trở thành người chống CS quyết liệt và kiên định như họ. Phía này hoài nghi rằng ông Bùi Tín hoặc chỉ là kẻ đón gió, trở cờ, hoặc có thể là người được đảng CSVN gài ra hải ngoại, đóng kịch, trà trộn vào hàng ngũ phe quốc gia để hoạt động cho lợi ích của Đảng…Những người thuộc phía này đã từ lâu tung ra nhiều cáo buộc về ông Bùi Tín, tập trung vào quá khứ trước đây của Ông, ngay cả đưa ra những chi tiết liên quan đến công việc thông dịch của thân phụ Ông, trong thời Pháp thuộc, nữa. Nhưng những cáo buộc như vậy, tuy được đưa ra một cách hùng hồn, lại không tỏ ra có đủ chứng cứ khả tin hổ trợ, và ông Bùi Tín đã nhiều lần tỏ ra không ngần ngại để đối chất với những người buộc tội Ông.

Sự chống đối dành cho ông Bùi Tín ít nhiều có những nét tương tự như những chống đối dành cho một số các cựu CS phản tỉnh khác, như đối với nhạc sĩ Tô Hải, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, hay ông Vũ Thư Hiên, v.v…Nó tương tự cả về thành phần những người chống đối, lẫn nội dung của sự chống đối. Đa số những người chống đối là những vị có thái độ chống CS quyết liệt, là những người hoạt động trong các cộng đồng người Việt với chủ trương duy nhất là chống Cộng đến cùng, bằng mọi phương cách, và không chấp nhận hoà hợp hoà giải. Đặc điểm dễ nhận ra ở những vị này là tỏ ra hết lòng gắn bó với quá khứ của VNCH và với ngọn cờ Vàng. Đặc điểm khác nữa là hoạt động chống CS của họ tập trung nhiều vào nổ lực ngăn chận sự xâm nhập của CS vào các cộng đồng tại hải ngoại, hơn là quan tâm đến sự vận động quần chúng ở trong Nước, trong một chiến lược lâu dài và rộng lớn hơn để giải thể chế độ CS tại VN. Bề ngoài, nội dung của sự chống đối thường quay quanh việc hoài nghi mức độ kiên định về lập trường và, nhất là, năng lực của những người phản tỉnh. Nhưng sâu bên trong, sự chống đối là để nhằm khẳng định rằng chỉ có các cựu viên chức sĩ quan của chế độ VNCH trước đây là có lập trường kiên định nhất, và họ là thành phần duy nhất có đủ năng lực, xứng đáng để lãnh đạo các cộng đồng ở hải ngoại trong công cuộc chống Cộng.

Trở lại cuộc thảo luận của ông Bùi Tín thì rõ ràng cuộc thảo luận đó không thành công, xét theo ý nghĩa đích thực của sự thảo luận. Tiếng thì thảo luận, nhưng trên thực tế lại được tổ chức theo lối một buổi thuyết trình, trong đó diễn giả trình bày đề tài và cử toạ chỉ có mỗi người vài phút để đặt câu hỏi. Tất nhiên đặt câu hỏi thì không phải là trao đổi ý kiến, không phải là thảo luận. Ở đây không hiểu vô tình hay cố ý người ta đã lẫn lộn giữa thuyết trình và thảo luận. Bởi nếu muốn thảo luận về một đề tài nào đó thì chí ít phải có từ hai diễn giả trở lên, trình bày hai hay nhiều quan điểm khác nhau về đề tài, để rồi từ trao đổi luận bàn với nhau, và cử toạ có thể nêu câu hỏi cho bất kỳ diễn giả nào mình muốn.

Mặt khác, hầu hết cự toạ đều đã lạc đề (digression), đã không hề đặt ra một câu hỏi nào đi đúng trọng tâm của đề tài đặt ra, và đã được diễn giả trình bày. Thay vì đặt câu hỏi thì hoặc là người ta nêu lên nhận xét hay bình phẩm nhân cách của diễn giả, hoặc là công kích hay buộc tội diễn giả, còn không thì đặt những câu hỏi mang tính hoài nghi quan điểm của diễn giả. Chưa kể có người chỉ đến và tìm cơ hội để la ó! Có thể nói đó không phải là cử toạ của một cuộc mạn đàm hay thảo luận, mà là những người tham dự một cuộc đấu tố cá nhân thì đúng hơn. Nó cũng cho thấy rằng dường như người Việt chúng ta chưa quen với tinh thần đối thoại của thảo luận, mà chỉ quen với tinh thần độc thoại, với việc chỉ muốn nghe những điều quen thuộc hoặc điều mình ưa thích thôi.

Tuy nhiên xét từ một góc độ khác thì có vẻ như Ban Tổ Chức và diễn giả đã đạt được một vài thành công. Về phía Ban Tổ Chức thì chí ít người ta cũng đã tạo được dịp để giới thiệu ông Bùi Tín với giới quan tâm trong cộng đồng ở San Jose. Ban Tổ Chức có lẽ cũng cảm thấy hài lòng vì có được dịp để chứng tỏ với nhiều người rằng họ đã không ủng hộ sai người.

Có thể nói người thành công hơn hết là ông Bùi Tín. Ông không thành công về việc trình bày đề tài đã được đưa ra, nhưng đã thành công trong việc chứng tỏ được con người thật của mình trước công chúng, trước những kẻ chống đối Ông, lẫn những người gặp và nghe Ông nói chuyện lần đầu.

Một cụ già đã ngoài 80 tuổi, tuy sức khỏe tỏ ra không được tốt nữa, đã đứng trình bày quan điểm của mình một cách rạch ròi, mạch lạc, ứng đối trôi chảy, tỏ ra hiểu biết rộng với một thái độ khoa hoà nhã nhặn ngay trước một cử toạ, mà phần đông tỏ ra thù địch, trong hàng giờ đồng hồ. Chưa kể, việc với tuổi tác như vậy, Ông đã lặn lội ngàn dặm, đến một nơi mà thù nhiều hơn bạn, để bàn luận quốc sự , chứng tỏ Ông là một người thật lòng nặng mối ưu tư về hiện tình Quê hương và đồng bào trong Nước. Một người ở tuổi ấy chắc chỉ làm như vậy vì một động cơ tinh thần, chứ không vì một danh lợi phù du nào khác? Tạm gác ra ngoài vấn đề lập trường hay giá trị của các quan điểm, một nhân cách như vậy không lẽ không đáng được tôn trọng sao?

Điểm đáng chú ý ở đây, là những người muốn mượn cuộc thảo luận để lên án và cáo buộc ông Bùi Tín, đã một cách vô tình giúp ông ta một dịp tốt để bào chữa thành công cho mình. Trước hết là vì sự cáo buộc, tuy hùng hồn trong cách diễn đạt, là quá yếu ớt ,không được minh chứng vững vàng, và kém tính thuyết phục. Ông Bùi Tín đã dễ dàng để phản bác những lời buộc tội yếu ớt như vậy, và qua đó thanh minh cho mình. Có vẻ như người ta đã cho Ông cơ hội bằng vàng!

Mặt khác sự tương phản giữa phong cách của đôi bên cũng đã giúp, nhiều hơn là hại, ông Bùi Tín. Thái độ thù địch, ít nhiều kiêu căng và hơi hung hãn của những người buộc tội đã khiến cho cung cách ôn nhu, hoà nhã của ông Bùi Tín trở nên nổi bật và có sức thu hút hơn. Có thể dự đoán mà không sợ sai là phần đông khán giả tại hải ngoại, và nhất là ở trong Nước, khi xem những video clips về cuộc thảo luận này, sẽ hoặc bớt ác cảm hoặc nghiêng thiện cảm của mình về phía ông Bùi Tín, hơn là về phía những người chống Ông.

Sunnyvale, 6/27/2012

(Tác giả gửi dưới dạng ý kiến bạn đọc, BBT đưa lên thành bài chủ)

Xem video ở đây

© Trương Đình Trung

© Đàn Chim Việt

57 Phản hồi cho “Nhận xét về buổi nói chuyện của ông Bùi Tín”

  1. NON NGÀN says:

    QUÁ KHỨ – HIỆN TẠI – TƯƠNG LAI CỦA NGƯỜI VN

    Từ năm 1945 trở đi, chủ yếu người VN chỉ có hai tuyến : theo Việt Minh hay không theo Việt Minh. Theo VM có nghĩa là chống Pháp, nhưng theo VM cũng có nghĩa là đi theo con đường của chủ nghĩa cộng sản. Đây là điều ngay từ đầu rất nhiều người đã có ý thức, còn tới bây giờ thì mọi chuyện đều đã quá rõ ràng. Còn trái lại, không theo VM, có nghĩa là trước mắt tạm thời hòa hợp với Pháp, hoặc là thái độ trùm chăn, rút lui ra khỏi mọi ngóc ngách của sân khấu chính trị đối với đất nước. Sự việc lại được lặp lại sau 1955. Theo ông Diệm hay chống lại ông Diệm. Theo ông Diệm có nghĩa là nhằm xây dựng một đất nước không có chủ nghĩa cộng sản. Chống ông Diệm có nghĩa ủng hộ Mặt trận giải phóng miền Nam cũ, cũng có nghĩa theo ông Hồ Chí Minh để tiếp tục xây dựng một đất nước VN theo chủ nghĩa cộng sản. Đó là nói về những người có mang ý thức chủ động, lựa chọn chủ quan như thế nào đó. Còn phần đông dân chủ, chỉ nghe theo tuyên truyền, hoặc bị bó buộc hay áp lực phải theo bên này hay bên kia là chuyện khác. Trường hợp ông Bùi Tín cũng không ngoài thông lệ chung đó. Đầu tiên ông ta đi theo Việt Minh, có nghĩa ông ta chống Pháp, đồng thời ông ta cũng chấp nhận lý thuyết mác xít cộng sản. Sự việc này ông ta vẫn tiếp tục tới sau năm 1975, mãi tới ngày ông ta đào tẩu sang phương Tây và tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Cũng sự việc tương tự như đã nói, những người sau năm 75 vượt biên ra đi, hay ra nước ngoài bằng nhiều cách khác nhau, và những người vẫn ở lại trong nước. Đầu tiên chủ yếu những người vượt biên là trốn chạy cộng sản. Những người trong nước, trừ những thành phần vốn gốc cộng sản thì không nói, nhưng những người khác hoặc đa số, thì chỉ thụ động, mang tính thích nghi, sống sót. Song cũng có thiểu số nào đó, hi vọng sau khi thống nhất đất nước, ý nghĩa gọi là chống Mỹ, cứu nước không còn nữa, thì Việt Nam cũng dần dần trở lại bình thường như mọi nước khác, nhưng điều đó đến nay vẫn chưa thành sự thật. Sau khi đất nước thống nhất, chủ nghĩa cộng sản đã được tuyệt đối hóa về mọi mặt, điều đó cho thấy hướng đi đầu tiên của ông Hồ Chí Minh là không thay đổi. Và đó cũng là lý do tại sao những người đang ở nước ngoài có một số nào đó luôn luôn chống đối những người cộng sản một cách quyết liệt, kể cả không khi nào chấp nhận ông Bùi Tín cũng như những người cùng hội cùng thuyền với ông ta như người ta đã biết. Đó chính là một thực tế rất khó nghĩ, đau lòng và rất phức tạp của người VN do hoàn cảnh lịch sử thực tế nhất định từ quá khứ để lại, tạo ra như thế, mà ai cũng đều rõ. Những người muốn thực hiện chủ nghĩa cộng sản thì tuyên truyền lôi kéo dưới tất cả mọi loại, để nhân dân tin tưởng đó mới là con đường giải phóng, xây dựng đất nước, và con đường dân tộc thật sự. Nhưng thực chất, thì chủ nghĩa mác xít cộng sản lại là mục tiêu sau cùng và duy nhất mà họ hướng tới. Trong khi đó, tất cả những người chống lại chủ nghĩa cộng sản từ trước đến sau, luôn luôn không thống nhất được với nhau, luôn luôn chia rẽ, chống báng lẫn nhau vì lý do này hay lý do khác, và điều đó nói lên tại sao họ thất bại tại miền Nam trước năm 1975, và sau này, kể cả hiện tại, họ không không, hay chưa thành công được gì, sau khi đã chạy ra hải ngoại. Đấy, quá khứ cận kề và hiện tại trước mắt của toàn thể người dân hay dân tộc VN chính là như thế. Những người cộng sản thực chất cũng chẳng ai nghiên cứu hay hiểu biết sâu chủ nghĩa Mác là gì. Đó chẳng qua là sự huấn luyện theo kiểu truyên truyền chính trị bề nổi và ngắn ngày kể từ khi Lênin xuất hiện ở Nga trở đi. Đa số người cộng sản vẫn nghĩ mình là người yêu nước hơn là cộng sản. Họ theo phong trào chỉ như niềm tin chung chung, kiểu tập thể theo quán tính, theo thói quen, theo hoàn cảnh, tình huống, mà chẳng mấy ai có tư duy, ý thức tự chủ, độc lập, kể cả những thành phần ngày nay đã lên được các tầng lớp chóp bu. Ngược lại, những người chống cộng phần lớn cũng chỉ chống theo cảm tính, theo thực tế xã hội, ý thức bản thân, chưa chắc phần lớn chống cộng do sự hiểu biết khoa học, do nhận thức sáng suốt mặt xã hội, hay do lý tưởng dân tộc, quốc gia cao độ thật sự. Tất cả mớ hổ lốn đó, ngày nay lại bị du vào một tình thế mới. Tình thế của một nước Trung Quốc đang lấn dần tới đối với Việt Nam một cách rất có bài bản, toàn diện và hệ thống, càng ngày càng lộ rõ, không biết sẽ đi tới đâu, mà ngay từ đầu nhiều người VN hoàn toàn ngây thơ, không biết hay không hề tiên liệu trước được. Điều này quả thật một khi đã quá lậm rồi sẽ không còn phương chữa được nữa. Đấy chỉ nói sơ qua một vài điều vụn vặt như thế để thấy cái thế trong quá khứ, trong hiện tại, hay trong tương lai của đất nước và dân tộc VN ra sao. Chính trình độ dân trí từ rất lâu vốn thấp, cộng với mọi sự tuyên truyền bất chấp sự thật, bất chấp trách nhiệm, đến độ hầu như chỉ cuồng tín và vô trách nhiệm trong quá khứ ban đầu của một số người, sau trở thành số đông người, cuối cùng trở thành như một thực trạng thụ đồng, vô ý thức của toàn xã hội, đó là những gì tạo nên biết bao tệ trạng xã hội trong quá khứ, trong hiện tại, và kể cả trong tương lai dài sau này chưa biết đi về đâu. Đây thật sự là điều đáng buồn và cũng rất đáng sỉ nhục của mọi người VN trong mọi chiều hướng như đã có đối với chính bản thân, đồng bào, dân tộc, cũng như chính đất nước của mình. Phải chăng, đó chính là lý do mà ngày nay, hiện tại cũng như tương lai, mọi sự phản tỉnh bản thân, mọi sự quay lại với tính sáng suốt, khách quan của toàn dân tộc, quay lại sự thống nhất tiền ý thức hệ nào đó, mới thật sự là con đường tự giải phóng toàn diện và tiến được lên phía trước của toàn bộ dân tộc và đất nước nói chung trên mọi cơ sở khách quan và thực tế của xã hội nước ta hiện thời.

    ĐẠI NGÀN
    (29/6/12)

    • Dân Đen says:

      Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí đã được hô hào từ gần 1 thế kỷ trước đây. Nay Dân Trí, Dân Khí vẫn cứ như thế, thì quả là tương lai đất nước, tiển đồ dân tộc đen hơn mõm …

      Nghĩ càng thán phục và thương cụ Phan Tây Hồ !

  2. Hiep Ton says:

    Tôi hoan nghênh bài viết đã nhận định đúng. Dù ông Bùi Tín có những sai lầm trong quá khứ chúng ta (những người tranh đấu cho tự do, dân chủ và công bằng xã hội) phải biết ghi nhận và lắng nghe những quan điểm hiện nay của ông ta. Đừng hằn học hay gắt để bày tỏ tinh thần chống CS.

  3. vĩnh tiến says:

    Không ai hiễu CS bằng chính người CS ,chế độ CS sụp đổ cũng chính do người CS.
    Ông Bùi Tín tị nạn CS tại Pháp đả 22 năm, những tác phẫm ,bài viết vạch trần chế độ CS trong suốt thời gian này đả không đủ sức thuyết phục những người chống cộng “tới bến” .
    Xin quí vị hãy chống cộng bằng cái đầu chớ đừng bằng con tim .
    Ông Bùi Tín đả tuổi cao và bệnh tật ,có lẽ ông ấy sẽ tiếp tục chống cộng đến hơi thở cuối cùng .
    Tôi luôn ũng hộ ông ấy .

    • Hải Kích says:

      “chế độ CS sụp đổ cũng chính do người CS” Phần lớn công lao làm sụp đổ CS Ba Lan là người công giáo Ba Lan và giáo hoàng thời ấy?

  4. Lu Khach CoDon says:

    Các Hôi ddoàn Hai ngoai là nhung Câu lac bô . Ddê mây´nguòi Viêt Hai ngoai tâng bôc lân nhau.ÔngBúi Tín không hiêu , muôn´ ngôi´vào ghê´Danh Du nên mó’i bi an ddòn.

  5. Uncle Trần. says:

    Những người chống đối ông Bùi Tín, không có cái nhìn tổng thể về tình hình chính trị trong nước cho nên bị bọn VC Nằm nệm ở Lảnh sự quán giật dây! Để gây chia rẽ Cộng đồng người Việt QuốcGia hãi ngoại. Ông BTín từ bỏ Chủ Nghĩa CS là một trong những chiến thắng Vĩ đại nhất trong công cuộc đấu tranh đòiTự do Dân chủ của Nhân Dân VN hiện nay. Ai cũng có sai lầm trong quá khứ, chính chúng ta sai lầm nên mất nước! không đổ tội cho ai, hầu hết đồng bào Nông thôn VN sai lầm trong quá khứ rồi ngày nay ngay chính họ là nạn nhân của VC đã gạt lấy hậu quả khốn lường. Chống Cọng bằng lý trí vẫn tốt hơn nộ khí.

  6. Trung sy tan says:

    Hãy phân biệt được ai là bạn ,ai là thù .Quý vị chống đối Ông Bùi Tín nên xem lại những tờ truyền đơn trước năm 75 , hãy dang rộng vòng tay ra với họ ,ta sẽ nhận được sự nồng ấm.

  7. NOICHODANNHGE says:

    Đại diện cho hàng triệu người dân quốc nội trông mong vào sự hiệp thông của đồng bào quốc ngoại trong công cuộc giải thể chế độ cộng sản. Chúng tôi cảm thấy thật thất vọng và hiểu được vì sao hàng chục năm (từ năm 1975) những người nhân danh người Việt Quốc Gia luôn đề cao tinh thần ” chống cộng” lại đi từ hết thất bại này đến thất bại khác, vì chỉ đơn giản một điều là họ không phải là một khối đoàn kết, luôn chụp mũ, quy kết người này người kia trong hàng ngũ của mình là CS. Qua diễn đàn của Bác Bùi Tín chúng tôi nhận thấy một hành động hết sức sai trái của các bậc trưởng thượng đó là lẫn lộn, không phân biệt đâu là thù nhà đâu là nợ nước. Vì sao không đề cao tinh thần trong buổi hội thảo là ” Giải thể chế độ cộng sản – Dân chủ hoá Việt Nam” để tìm ra đường lối và đối sách hợp lý cho kế hoạch hành động trong tương lai mà lại mạ lỵ nhau, đả đảo nhau ?!
    Việc đại sự trước mắt sao không làm mà lại đi lôi những việc thuộc về quá khứ ra đả kích nhau trong hiện tình đất nước nhân dân còn trăm bề khổ đau như thế ? Ngoài công cuộc ” giải thể chế độ cộng sản – Dân chủ hoá Việt Nam” các việc khác hay tư thù xin hãy nhường bước, để khi Việt Nam đã có dân chủ thực sự rồi thì lôi ra nói vẫn chưa muộn.
    Một điều mà người dân trong nước chúng tôi rất mong muốn ở cộng đồng bà con hải ngoại là hãy đoàn kết lại, các chủ tịch cộng đồng hải ngoại ở các bang phải vận động bà con Việt kiều đoàn kết không được quy kết, chụp mũ cá nhân hay tổ chức này kia là CS trước khi có những cáo buộc chính thức, rõ ràng. Cộng đồng hải ngoại phải lập ra một uỷ ban điều tra độc lập, và công bố chứng cứ rõ ràng cho cho bà con biết rõ ai, tổ chức nào tiếp tay và làm tay sai cho CS. Có như thế thì mới mong có ngày quang phục quê hương và công cuộc yểm trợ cho đồng bào quốc nội đấu tranh giành lại quyền tự do mới mau thành công. Mong bà con hải ngoại hãy tỉnh táo suy tư để đại cục mau thành đạt.
    Xin Ban biên tập Đàn Chim Việt hãy cho đăng ý kiến chúng tôi và ẩn email đồng thời phổ biến tư tưởng đoàn kết đến bà con hải ngoại. Chúc sức khoẻ và thành đạt trong công cuộc “Giải thể chế độ cộng sản – Dân chủ hoá Việt Nam”.

  8. Vinh says:

    Đa số các bài viết cuả ông Bùi Tìn rất đáng được đọc và tham khảo. Ông Bùi Tín chính là người xứng đáng được vinh danh là người tich cực nhất trong công cuộc đòi Dân Chủ và giải thể chế độ CS tại VN.

    • BùiThịNghi says:

      Vì họ đã được an thân ở nước Mỹ, những người chống lại ông Bùi Tín không muốn đòi dân chủ nhân dân VN.
      Tôi cũng nghi những người này bị CS nằm vùng lừa và giật dây.

  9. Người Việt Trong Nước says:

    Lâu nay, người ta đặt vấn đề “nhà báo Ngô Kỷ” là ai. Anh ta biến người Việt tự do, gồm cả những người “xích mích” hay phỏng vấn kiểu xỏ lá anh ta, thành trò cười thảm hại dưới mắt các thế hệ đàn em, đàn cháu, ở trong nước cũng như ở hải ngoại.
    Xem các video clip này, mình lại thấy thêm “bà bán cá” vớ vẩn nào đó làm trò bẩn. Một người bạn cùng xem đã nói, “Con này chính là đứa Việt cộng gài vào để phá hoại”.
    Còn các “nhân vật quan trọng” đã chỉ mượn cơ hội để hằn học với người thuyết trình, chúng tôi cảm thông với quý vị, nhưng mong quý vị trưởng thành chút đỉnh trước lúc xuống lỗ!
    BUỒN QUÁ ! HỔ THẸN QUÁ !

  10. Thương binh says:

    Trích:

    “Sự chống đối dành cho ông Bùi Tín ít nhiều có những nét tương tự như những chống đối dành cho một số các cựu CS phản tỉnh khác, như đối với nhạc sĩ Tô Hải, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, hay ông Vũ Thư Hiên, v.v…”

    Tại sao lại ghép Nguyễn Chí Thiện thuộc thành phần cựu CS ? Chã lẽ người viết bài này không biết về người tù NCT sao ? Tôi thấy đọan văn này rất dễ gây ngộ nhận.

Leave a Reply to Thương binh