WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phía sau phiên tòa Đoàn Văn Vươn

Đoàn Văn Vươn (phải) và Đoàn Văn Quý

Đoàn Văn Vươn (phải) và Đoàn Văn Quý

Phiên tòa sơ thẩm của TAND TP Hải Phòng xét xử ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý cùng gia đình với tội danh “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” đã kết thúc ngày 5.4.2013 sau khi tuyên án 6 người.

Theo đó, bị tuyên án nặng nhất là hai anh em ông Vươn, ông Quý đều 5 năm tù. Bị nhẹ nhất là 2 người vợ của họ-bà Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Đoàn Văn Quý) 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng; Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn) 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng.

Mức án này được cho là nhẹ so với mức án có thể tuyên đối với những tội danh trên.

Nhiều người cho rằng đây có thể là kết quả từ sức ép của dư luận trong và ngoài nước. Sự đồng cảm, ủng hộ đông đảo của người dân dành cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn cùng với sự bất bình, phẫn uất hướng về phía chính quyền huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng và cả luật đất đai, chính sách thu hồi cưỡng chế đất của nhà nước VN từ bao nhiêu năm qua.

Sự phẫn uất đó đang dồn nén lại và bất cứ lúc nào cũng có thể bùng lên thành một đám cháy thiêu đốt cả chế độ.

Các quan chức Hải Phòng và cả nhà cầm quyền VN có thể cũng dự cảm được phần nào điều đó. Nhưng bản chất bảo thủ đến cùng của những chế độ độc tài lại kém bản lĩnh, thì không dễ gì chịu nhân nhượng. Nên họ vẫn cứ tuyên bố anh em ông Đoàn Văn Vươn là có tội, và vẫn kết án, thay vì tha bổng tại tòa hoặc cho hưởng án treo như nhiều người cho đến giờ phút trước khi tòa tuyên án, vẫn hy vọng thế.
Thật ra, hy vọng vào sự thức tỉnh lương tâm hay ít nhất, biết sợ, của các quan tòa tại TAND thành phố Hải Phòng, các quan chức Hải Phòng, và bên trên họ, những ông lãnh đạo cao nhất của nhà nước cộng sản VN, là vẫn còn quá ngây thơ. Bởi nhà nước cộng sản VN đã hàng vạn lần chứng tỏ họ sẽ không nhân nhượng trước nhân dân và không thay đổi cho dù bất kỳ lý do gì. Cho nên thay vì cảm thấy nhẹ nhõm trước bản án được tuyên, gia đình ông Vươn cũng như người dân VN phải lấy làm phẫn nộ. Bởi một khi đã oan sai thì một ngày tù cũng là không công bằng.

Như nhiều người cũng đã so sánh vụ án đầm Cống Rộc-Tiên Lãng với vụ án đồng Nọc Nạn dưới thời Pháp thuộc, pháp luật, công lý dưới sự lãnh đạo của đảng và nhà nước cộng sản còn thua xa cả thời thực dân phong kiến cách đây 85 năm!

Về phía gia đình ông Vươn cần phải tiếp tục kháng án, dư luận cần tiếp tục lên tiếng, gây sức ép buộc phiên tòa phúc thẩm phải xét xử lại.
Với một nhà cầm quyền có quá nhiều kinh nghiệm đối phó với chính nhân dân của mình như nhà nước cộng sản VN, họ có thừa thủ đoạn để kiểm soát tình hình, lèo lái người dân theo ý họ muốn. Vụ xử án Đoàn Văn Vươn là một ví dụ mới nhất. Trong quá trình điều tra cho đến trước khi đưa ra xét xử , các “bị cáo” đều bị đe dọa, mớm cung, dụ cung, không loại trừ đánh đập, cốt để họ nhận tội, nhà cầm quyền có bằng chứng để “ăn nói” với dư luận trong và ngoài nước.

Khi phiên tòa diễn ra, cũng như bao nhiêu trường hợp tương tự, tiếng là xử công khai nhưng chính quyền tìm mọi cách ngăn cản, kể cả bắt giữ, đánh đập, không cho người dân đến chia sẻ với gia đình ông Vươn, đưa tin, hình về phiên tòa. Báo chí chính thống thì chỉ được phép thông tin theo sự chỉ đạo sát sao từ trên. Tất cả nhằm cô lập tinh thần những người bị xét xử và làm nản chí những người khác.

Trước khi phiên xử bắt đầu, tòa đưa ra tội danh thật nặng có khung hình phạt cao để làm lung lay tinh thần người bị xử cho tới người bên ngoài, rồi sau đó tùy tình hình, dư luận căng hay chùng mà xử nặng hay nhẹ. Chưa kể, khi đưa ra tội danh có khung hình phạt cao nhưng xử giảm đi là một cách nhà nước làm cho những người bị xử và người dân cảm thấy “nhẹ nhõm”, thậm chí chấp nhận.

Như vậy, họ vẫn đạt được ý muốn là trừng phạt gia đình ông Vươn để “dằn mặt” mọi hành động chống đối tương tự sẽ xảy ra trong tương lai, bảo vệ cái sĩ diện của chính quyền đồng thời lại khiến cho người dân cũng không đến nỗi phẫn uất lắm.

Chính là họ đo lường mức độ phản ứng của nhân dân, biết rằng người dân Việt vốn quen chịu đựng với mọi sự tồi tệ, bất công, sai trái của nhà cầm quyền nhưng lại dễ bằng lòng với một sự lùi bước rất nhỏ, nên mới như thế.

Còn nhớ, khi vụ việc Tiên Lãng vừa mới xảy ra, cả báo chí nhà nước lẫn báo chí lề dân đều đồng loạt đứng về phía anh Vươn. Sức ép của dư luận lớn đến nỗi chính quyền huyện Tiên Lãng rồi cả thành phố Hải Phòng phải lúng túng, nói năng hành xử bất nhất.

Và chính giữa lúc đó thì ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào cuộc, kết luận:

“việc thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất của huyện Tiên Lãng là trái pháp luật. Việc lãnh đạo chính quyền địa phương chỉ đạo phá nhà của ông Đoàn Văn Vươn là có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự cần phải được khởi tố, điều tra làm rõ và xử lý”.
“Các ngành chức năng làm thủ tục cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng đất theo đúng quy định của luật Đất đai; đình chỉ công tác những cán bộ đã chỉ đạo phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn; xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với các bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND H. Tiên Lãng”
(“Kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng (Hải Phòng): Xử lý nghiêm sai phạm của chính quyền địa phương”, báo Thanh Niên).

Thật là một cú “làm bàn” ghi điểm cho nhà cầm quyền và cho chính bản thân ông Thủ Tướng khi đó đang bị dư luận chĩa mũi dùi vào những thất bại nghiêm trọng trong điều hành quản lý kinh tế.

Ngay ngày hôm sau báo chí lề phải đồng loạt đưa tin ca ngợi kết luận của ông Thủ tướng, người nhà của ông Đoàn Văn Vươn và bà con huyện Tiên Lãng cũng rưng rưng cảm động!

Nhưng rồi mọi chuyện ra sao thì mọi người đã rõ, chính quyền huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng tiếp tục cù cưa không thực hiện ngay những yêu cầu của ông Thủ tướng. Đối với những quan chức sai phạm thì chỉ “giơ cao đánh khẽ” còn anh em ông Vươn thì vẫn bị tù, nhà cửa, tài sản hoa lợi tan tành, mất trắng không ai chịu trách nhiệm bồi thường.

Và hơn một năm sau thì thành phố Hải Phòng lại đưa vụ ông Vươn ra xử với kết quả bản án như vậy.

Điều này cho thấy, hoặc ông Thủ tướng quá mất uy tín đến mức bảo không được cấp dưới, hoặc chính ông ta cũng chỉ mỵ dân như vậy chứ bên trong thì ngấm ngầm ủng hộ những sai trái của chính quyền địa phương. Bằng chứng là phiên tòa vẫn diễn ra, án vẫn xử, hai anh em ông Vươn vẫn bị tù.

Còn đối với người dân VN, cho dù đã quá rành sự tráo trở, nói một đằng làm một nẻo, nói xong lại nuốt lời từ bao năm nay của nhà nước này, thì bài học không bao giờ cũ khi đấu tranh với nhà cầm quyền, đó là đừng dừng lại khi thắng lợi chỉ mới là bước đầu, phải bước tiếp, dấn hơn nữa cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng.

Quan sát tình hình VN từ vài năm qua, ai cũng thấy nhận thức của người dân đã thay đổi rất nhiều, ngày càng nhiều những người vượt qua sự sợ hãi, sự thờ ơ vô cảm đế cất tiếng nói hoặc có những hành động bày tỏ cụ thể thái độ đối với nhà cầm quyền.

Việc người dân mất lòng tin, kể cả oán ghét cái nhà nước này có lẽ còn rõ ràng, mạnh mẽ hơn cả người dân Nga trước thời điểm Liên Xô bị sụp đổ. Những sự kiện có thể làm mồi lửa cho một cuộc cách mạng cũng không thiếu.

Chỉ cần một người thanh niên tự thiêu là cả một làn sóng cách mạng bùng nổ tại Tusinia và sau đó, tại nhiều quốc gia khác. Nhưng ở VN, những vụ người tự thiêu vì mất đất, vì oan sai cũng có, những vụ biểu tình khiếu kiện đất đai của hàng ngàn dân oan kể cả dẫn đến bạo động, xô xát, rồi cả nổ súng vào chính quyền như vụ ông Vươn, những vụ hàng ngàn người dong quan tài bị công an đánh chết đi đòi công lý cũng có…

Và bây giờ là bản án bất công dành cho “người nông dân nổi dậy” Đoàn Văn Vươn.

Vậy mà vẫn chẳng có điều gì xảy ra.

Cuối cùng, những người dám đứng lên vẫn phải chịu thiệt thòi và quan trọng hơn, vận mệnh của cả dân tộc, tương lai của đất nước vẫn không thể nào thay đổi.

Theo Facebook Song Chi

3 Phản hồi cho “Phía sau phiên tòa Đoàn Văn Vươn”

  1. Nguyen Trong Dan says:

    VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN THỜI XHCN

    ” NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA ANH VƯƠN VÀ CHỊ DẬU
    ( Posted on Tháng Tư 7, 2013 by aotrangoi )
    Nguyễn Quốc Túy –

    Những khác biệt sau đây giữa chị Dậu (Tắt đèn) và anh Vươn (Tắt điện) cho thấy là ngày nay chúng ta “cưỡng chế” toàn diện và triệt để hơn thời xưa:

    1. Chị Dậu không nộp sưu thuế nên bị cưỡng chế, anh Vươn mặc dù vẫn nộp thuế đầy đủ vẫn bị cưỡng chế.

    2. Nếu ngày xưa chị Dậu có công “quai đê, lấn biển” thì chắc chắn sẽ được người ta lập đền thờ như thần, ngày nay mà “quai đê, lấn biển” (như anh Vươn) thì chỉ có… phá sản và tù tội mà thôi!

    3. Đoàn cưỡng chế nhà chị Dậu chỉ có “chức sắc” của làng, còn đoàn cưỡng chế nhà anh Vươn có cả “cường hào” cấp tỉnh (đại ca Đỗ Hữu Ca..), cấp huyện (Khanh, Mải), cấp xã (Liêm..) cùng đông đảo lực lượng “vũ trang nhân dân” (Công An, Thủy-Lục quân..). Trong đoàn CHÓ tham gia cưỡng chế thậm chí có cả “CHÓ nghiệp vụ” nữa.

    4. Chị Dậu nói khi bị cưỡng chế: “Mày bắt chồng bà, bà sẽ cho mày xem …”, nhưng đến bây giờ nhiều nhà sử học vẫn chưa tìm ra là chị đã cho những “người thi hành công vụ” thời đó “XEM” cái gì. Anh Vươn tuy không nói nhưng đã cho lực lượng cưỡng chế “xem” một màn diễn như thế nào là “lấy yếu địch mạnh”, “dùng ít chọi nhiều” và như thế nào là “chiến tranh nhân dân” theo đúng nghĩa của nó?.

    5. Tỉ lệ thương vong của quân chính quyền trong “trận đánh đẹp” quá cao, trong khi trong “trận đánh xấu” ngày xưa của chị Dậu không thấy nói có “đồng chí” nào bị thương hoặc mất sức lao động cả.

    6. Sau trận đánh của chị Dậu không thấy triều đình Huế ra “kết luận” gì về vụ này mà cũng không thấy một chức sắc nào bị kỉ luật, trong khi trong vụ anh Vươn thì Thủ tướng ra ngay “kết luận” là “cưỡng chế sai pháp luật” và hàng loạt “đầy tớ của dân” bị “kỉ luật”. (Có ai còn dám kết luận là chế độ ta không “ưu việt hơn” bọn thực dân, phong kiến nữa không???)

    7. Khi cưỡng chế, đàn chó nhà chị Dậu vẫn bình yên (sau này bán cho cụ Nghị Quế) , trong khi chó nhà anh Vươn thì một con thì bị đoàn cưỡng chế bắt… làm thịt, một con thì bị thương bơi sông chạy trốn mới thoát .. vào nồi.

    8. Nhà chị Dậu sau khi cưỡng chế vẫn còn, trong khi “cái chòi” anh Vươn thì bị … san phẳng.

    9. Mặc dù cũng “tự xử” nhưng chị Dậu không bị kết tội “giết người” hay “chống người thi hành công vụ” và thậm chí sau này vẫn được cụ chánh tổng cho vào “biên chế” (làm vú nuôi). Còn anh Vươn thì chắc chắn nhẹ cũng một vài năm “bóc lịch” và đừng hòng mơ sau này vào “biên chế nhà nước” nhé (dù chỉ là một chân…gác cổng!.

    10. Cùng chống “cưỡng chế” cả, nhưng theo cách nhìn của “Đảng ta” thì chị Dậu là một tấm gương bất khuất, chống áp bức bạo tàn.. của người phụ nữ Việt Nam, những người ủng hộ chị là những người có tình thương yêu “giai cấp”, còn anh Vươn lại là một … tội phạm và những người ủng hộ anh là những “thế lực thù địch” hoặc các “phần tử cơ hội chính trị”!!!

    11. Chị Dậu là nguồn cảm hứng cho nhà văn Ngô Tất Tố viết ra tác phẩm “Tắt đèn” và tác phẩm đó đã được xuất bản ngay trong thời kì “thực dân, phong kiến”. Ngày nay sẽ không một ai trong “đội quân hùng hậu” trong cái gọi là Hội Nhà Văn Việt Nam của chúng ta có cảm hứng và can đảm để viết tác phẩm “Tắt điện” về anh Vươn, và nếu giả sử có ai đó “dám viết” đi chăng nữa thì chắc chắn cũng không được xuất bản?

    12. Khác biệt về vai trò của người phụ nữ trong hai “sự kiện” chị Dậu và anh Vươn: Trong “sự kiện” chị Dậu thì người phụ nữ đóng vai trò CHỦ ĐỘNG theo dạng: Bám trụ chiến đấu, “Giặc đến nhà, đàn bà cũng (PHẢI) đánh”, trong khi hai người phụ nữ trong “Tắt điện” là chị Thương và chị Hiền lại hoàn toàn đóng vai trò BỊ ĐỘNG theo dạng: Không tham chiến, nhưng… “Giặc đến nhà, đàn bà cũng (BỊ) đánh”. Mặc dù vậy mà hai chị Thương và Hiền lại còn phạm tội “chống người thi hành công vụ”, trong khi chị Dậu thì không !!!!
    …..
    Xét cho cùng, chị Dậu và anh Vươn chỉ có một điểm (và chỉ duy nhất một điểm) giống nhau là : “Tiền đồ” của họ đều “tối đen như mực”! ”

    TUYỆT!

  2. danluan13 says:

    Vấn đề không phải nặng nhẹ mà là hậu quả sau vụ xử.
    Vì phải xử nên chính quyền phải cân nhắc xử sao đủ răn đe, không thể xử nhẹ hơn để tránh những trường hợp tương tự sau này, dù dưới áp lực nặng nề từ dân và thế giới.

    Cái buồn cười và mỉa mai vì bản cáo trạng là “Tội giết người“. Thật ra không đúng vì chưa ai bị giết; nó chỉ là hành vi cố ý chống cự đả thương người “thi hành công vụ”. Đương nhiên, nhà nước quy “tội giết người” thay cho tội chống đối là để kết án nặng trả thù, nhất là để làm gương sau này. Sống dưới chế độ cộng sản độc tài, nạn nhân bao giờ cũng là kẻ có tội, thiệt thòi, mất mát. Nhưng nếu anh Vươn không có hành động chống cự thì vụ xử sẽ khác và anh Vươn cùng gia đình đã không bị kết án? Tôi không tin như vậy! Tôi nghĩ rằng nếu anh Vươn không chống cự thì sẽ không có vụ xử mất mặt này mà tất cả đều bị tước đoạt như bao dân oan khác.

    kbc

Leave a Reply to Nguyen Trong Dan