Văn hóa và nền dân chủ – nhìn từ ly nước Hà Nội
Góp một lời bàn nhân đọc bài: Văn hóa ứng xử: Dân miền Nam “ăn đứt” người miền Bắc
Cách đây hơn một năm (2011) tôi có dịp sống ở miền Bắc – Hà Nội là chính – trong gần 1 năm để thực hiện một dự án tình nguyện cho nhóm những người bị bệnh Hemo (www.hemoviet.org.vn ).
Cuộc sống xa nhà, tôi ở trọ và ăn cơm bụi. Tôi phát hiện một nét văn hóa thú vị ở đây là chủ quán chỉ bán đồ ăn: cơm, phở, bún,…nhưng không có ước uống như các quán ở miền Trung. Bên cạnh các quán ăn luôn có một người ngồi bán nước uống (nước chè) kèm với các món lặt vặt như thuốc lào, kẹo lạc,…. Khách sau khi ăn phải ra quán nước này để mua nước uống, tầm 2.000đ/cốc. Luôn luôn có sự cộng sinh giữa quán ăn và quán nước như vậy.
Ban đầu tôi cũng có phần bỡ ngỡ với lối làm ăn bắt chẹt này nhưng ngẫm lại thấy có điều thú vị. Từ một việc nhỏ này nhưng nếu suy ngẫm ta thấy nó ẩn chứa một nền văn hóa lớn về nhận thức của con người trong việc kinh doanh và xa hơn là về chính trị.
Miền Nam và miền Trung có truyền thống kinh tế thị trường từ lâu, dù sau năm 1975 có bị nền chính trị trấn áp và tiêu diệt nhưng nó không mất đi. Chính văn hóa kinh doanh thị trường miền Nam đã cứu đất nước khỏi miệng hố đói kém năm 1986 và giải phóng ngược lại miền Bắc (xem sách Bên Thắng Cuộc của Huy Đức). Trong kinh tế thị trường, người kinh doanh làm ăn luôn nghĩ đến khách hàng, làm hài lòng khách hàng để phát triển sự nghiệp. Tư tưởng này ăn sâu vào máu của người miền Nam. Do vậy mà tất cả các quán ăn ở đây đều phục vụ nước miễn phí, cả trà đá hoặc trà nóng tùy mùa, khách uống bao nhiêu cũng được. Kinh tế thị trường còn làm cho người dân có tính cách cởi mở và hợp tác hơn.
Người miền Bắc chỉ sinh hoạt kinh tế thị trường từ thời kỳ đổi mới. Tuy hấp thụ cách thức làm ăn mới nhưng tư duy họ vẫn chưa thay đổi. Tư duy làm ăn kiểu cũ là bắt chẹt người khác đến mức có thể để kiếm lợi cho mình. Lối suy nghĩ làm ăn như vậy còn tồn tại rất lớn ở người miền Bắc qua kiểu bán nước trên. Chủ quán biết người ăn không thể không uống nước và họ lại được dịp bán nước để có tiền thêm. Suy nghĩ của người dân trong nền kinh tế phi thị trường nó khác với kinh tế thị trường là như vậy.
Tôi suy nghĩ, tại sao không có ai đó thực hiện nước uống miễn phí để cạnh tranh thu hút khách? Không ai làm thế vì cả cộng đồng đều không nghĩ đến việc phục vụ trước mà chỉ nghĩ đến việc bóp chẹt. Văn hóa ảnh hưởng đến con người nó mạnh mẽ là làm cho tất cả mọi người có lối suy nghĩ giống nhau. Câu chuyện bún mắng, cháo chửi ở Hà Nội mà báo chí đưa tin cũng là lối làm ăn của kiểu kinh tế phi thị trường còn sót lại.
Văn hóa, suy nghĩ của con người không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn ảnh hưởng đến chính trị. Kinh tế thị trường thường đi kèm với nền chính trị dân chủ; kinh tế bóp chẹt đi với kiểu chính trị phi dân chủ tương ứng. Trong nền chính trị dân chủ, chính trị gia hướng đến phục vụ dân tộc, cộng đồng để thăng tiến sự nghiệp còn trong nền chính trị phi dân chủ, người làm chính trị chăm chăm đến lợi ích của mình và phe nhóm, triệt hạ, bắt chẹt nhau hơn là hợp tác, phục vụ. Con người chính trị dân chủ cũng có văn hóa cởi mở hơn con người chính trị phi dân chủ.
Nhà văn hóa Phan Khôi cách đây hơn nửa thế kỷ đã thấy vấn đề văn hóa ảnh hưởng rất lớn trong vấn đề thay đổi xã hội nói chung và dân chủ hóa nói riêng. Ông viết:
“Người Tàu vì còn chưa cạo hết những tư tưởng cũ ở trong óc đi, nên trong mấy năm đó tuy đã đánh đổ Mãn Thanh, lập nên Dân quốc, nhưng mọi việc trong nước cũng vẫn còn hư bại. Nước thì nước Dân chủ mà óc của dân chúng thì là óc nô lệ, bởi vậy hồi Dân quốc ngũ niên (1916), Viên Thế Khải mới nổi lên xưng hoàng đế”.
(Phan Khôi – trích “Vấn đề cải cách”)
Miền Bắc với Hà Nội là trung tâm chính trị của đất nước, chắc chắn một điều, chính trị gia xuất thân tại đây hay nơi khác đến đều bị ảnh hưởng hoặc đối mặt với văn hóa phi dân chủ còn thâm căn cố đế nơi đây. Đây là một vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình xây dựng nền dân chủ cho đất nước.
Chúng ta có thể thực hành các qui tắc dân chủ trong vài năm nhưng để xây nền văn hóa dân chủ phải mất vài ba thế hệ. Nền tảng chính trị dân chủ chỉ có thể xây vững chắc trên nền văn hóa dân chủ. Xem ra việc này còn dài và gian nan đối với người Việt Nam chúng ta.
© Nguyễn Văn Thạnh
© Đàn Chim Việt
Ghi chú: Bài viết là góc nhìn và suy nghĩ của tác giả khi sống ở đó hơn 1 năm trước đây (2011). Tác giả không dám quả quyết là hiện nay sẽ giống như vậy. (Tôi không biết là đã có nước uống miễn phí chưa).
Văn hóa Bắt Chẹt là văn hóa của chế độ độc tài toàn trị. Chế độ độc tài toàn trị là chế độ tổ chức sao cho mọi người dân bị ở vào cái thế không thể không nghe lời chính quyền. Toàn bộ cái gọi là Cải Tạo Xã Hội Chủ Nghĩa là để bắt toàn dân vào cái thế bị chính quyền bắt chẹt. Đầu tiên sau 75 là đổi tiền chỉ cho đổi một nhúm tiền để đủ sống vài tuần lễ, còn bao nhiêu tiền còn lại thì không được đổi, vô giá trị. Rồi ra lệnh vàng, đô la là do nhà nước quản lý. Như vậy toàn bộ tiền để dành của dân coi như bị xóa sạch. Rồi hãng tư nhân bị đóng cửa. Người dân chỉ còn cách đi làm cho nhà nước với cái túi rỗng không được quyền để dành tiền. Ở nông thôn thì ruộng đất bị tịch thu, nông dân cũng bị biến thành tá điền làm thuê cho nhà nước. Vì người dân bị tịch thu hết phương tiện sống nên chính quyền trở thành kẻ có quyền lực ghê gớm, tha hồ bắt chẹt dân. Người dân đi vào cửa hàng quốc doanh uống ly nước là đối diện với guồng máy nhà nước hùng hậu nên người bán hàng quát nạt, chửi mắng tha hồ mà chẳng sợ bị đuổi việc.
Văn hóa Lấy Lòng là văn hóa tự do kinh doanh. Trong tự do kinh doanh, anh không thể cầm súng dí vào đầu người dân mà bắt họ đến mua hàng của anh. Anh phải làm sao cho họ vui lòng mà đến, khi họ đi vui vẻ chào để họ thấy vui vẻ mà lần sau quay trở lại. Văn hóa Lấy Lòng thấy rõ tại Las Vegas, cho ăn buffet miễn phí, phát coupon đánh bài, trang hoàng đèn đuốc xanh đỏ rược rỡ vui vẻ, tổ chức các trò chơi, văn nghệ rất xôm trò. Người ta để Las Vegas để cúng tiền cho chủ casino. Ai ra khỏi casino cũng cháy túi không nhiều thì ít, trong bụng buồn thúi ruột thì phải có đèn đuốc nhấp nháy, xanh đỏ, trò chơi vui để họ vui vẻ lại. Sự tự do, không ai cưỡng bách được ai, và cấm dùng bạo lực để cưỡng bách thì đưa đến văn hóa Lấy Lòng. Người ra ứng cử tổng thống cũng phải tươi cười, ca hát với các nghệ sĩ nổi tiếng để dân có cảm tình mà bầu cho mình vì không thể dùng súng mà bắt dân bỏ phiếu cho mình.
Cái gọi là “Tự do và nhân quyền” trong cộng đồng người Việt Nam California
Phó Nhòm KBCHN
Thứ Ba ngày 16/4/2013 tại buổi “họp báo” cuả nhóm cộng đồng Người Việt Quốc Gia thêm một bước tiến bộ được thực thi: Bịt miệng thêm một cơ quan báo chí.
Ai cũng biết các cơ quan thường theo dõi tin tức cộng đồng như nhật báo Người Việt, Việt Weekly, Phố Bolsa TV và KBCHN đã bị “cấm hành nghề” từ lâu nay. Bốn cơ quan này đều là những cơ quan truyền thông được nhiều người chiếu cố vì chuyên trị tin cộng đồng. Một tờ báo khác là Việt Star cũng được nhiều người thích đọc. Tờ Việt Star ngoài báo giấy còn có báo mạng và báo nói. Báo mạng thì 24/7/365, còn báo nói thì mỗi đêm 2 giờ trừ thứ Bảy đã trở thành nạn nhân thứ Năm trong hành động độc tài hơn bất cứ các lãnh tụ độc tài nào trên thế giới.
Báo Việt Star, Việt Star online và Việt Star radio là những chuyên viên xoáy mạnh vào sinh hoạt cộng đồng. Sau khi Việt Weekly “đóng cửa” thì đa số độc giả Việt Weekly theo dõi. Vì tờ báo cũng chủ trương đánh thẳng, đánh mạnh và đánh vào sự thật nên thời gian sau này Việt Star đưa câu chuyện “cứu trợ bão Sandy”, vụ diễn hành Tết ra công luận. Ai cũng biết nhân sự cuả 2 cơ chế “cứu trợ” và “diễn hành” đều cũng toàn là những người trồng khoai xứ Bolsa quốc mà thôi. Nôm na cùng nhóm thiểu số nham nhở “liên tông” (có “dê”) và Người Dziệt Cuốc Ra mà thôi. Tương tjự trường hợp hoà thượng Thích Quảng Thanh, nhóm này thay vì giải thích thì cả vú lấp miệng em chơi luôn màn bịt miệng cho hết nói, cho hết người biết chuyện.
Những cơ quan truyền thông càng đông độc giả thì càng dễ trở thành đối tượng bị cấm đoán. Bởi vì cái nhóm hí lộng quỷ thần Bolsa này chỉ muốn càng ít người biết chuyện ruồi bu cuả họ càng tốt. Họ biết tờ Việt Báo bây giờ thì không ai còn hứng đọc, tờ Sài Gòn Nhỏ thì từ khi ông Trần Đông Đức chơi cú “rờ ve” cộng thêm tài viết chuyện cộng đồng “không vú” cuả nhà “đai ký giả” Trần Thanh Phong thì tờ báo ngày Sai Gòn Nhỏ có khuynh hướng trở thành micro teo bệnh Đại Hàn. Phiên họp thứ Ba ngày 16/4/2013 tờ Việt Star và nhà báo Đoàn Trọng đã chính thức bị “được” lên bảng “phong thần”. Lý do ai cũng biết 2 tháng nay Việt Star vừa, nói, vừa in lại vừa mạng 24/24 nên làm cho “giám mục không có đức” và “luật sư 2 ngàn mỹ kim” rất là bực bội “cửa” mình.
Họp báo mà không cho nhà báo vào trừ 2 tờ “báo đời” (Việt Báo) và “báo hại” (Sài Gòn Nhỏ) rõ ràng đây là một cuộc họp báo kiểu đầu voi đuôi chuột. Họ tưởng rằng tất cả những tờ báo đắt khách vừa kể trên không có mặt để tường trình thì không ai biết chuyện chăng? Nhưng thật ra thì trong cộng đồng Người Dziệt Cuốc Ra thối tha này ai cũng biết câu chuyện NVQG thường bắt đầu với đầu con voi và kết thúc bằng đuôi con chuột, mà là chuột nhắt mới chết. Nếu có to hơn cũng chỉ to bằng con chuột trù hôi rình mà thôi. Cố lường gạt để ăn thì cũng to bằng con chuột cống. Nói túm lại, chuột nào cũng là chuột, chuột nhắt, chuột trù, chuốt cống chẳng con nào thơm tho. Như vậy cái gọi là ban điên dại cộng đồng người dziệt cuốc ra từ nay sẽ tha hồ mà “múa gậy vườn hoang” vì 2 tờ báo kia thứ nhất phe ta, thứ nhì không có người đọc cho nên không còn ai để ý cái màn lươn lẹo, lưỡi uốn lung tung, uốn ngày không đủ tranh thủ uốn đêm mau đắc đạo Tề Thiên Đại Thánh thành “chân tu”.
Nói về cái lươn lẹo thì có lẽ không ai qua mặt ông luật sư chủ tịch Nguyễn Xuân Nghiã, người đang đeo trên cổ một bản án treo 2 năm từ ngày 22/6/2012 đến 21/6/2014 vì tội lường gạt thân chủ 2 ngàn mỹ kim sau một tai nạn xe cộ. Vụ án đụng xe đã mang về số tiền 15 ngàn mỹ kim bồi thường. Vậy mà thân chủ lẫn hãng bảo hiểm AAA, mỗi người bị gạt không trả lại 2 ngàn mỹ kim. Hãng AAA thì thưa ông chủ tịch Người Dziệt Cuốc Ra ra toà Thượng Thẩm Santa Ana và đã được hoàn trả cả vốn lẫn lời cộng thêm luật sư phí. Cô Trần Kim Thanh thì thưa ra toà Thượng Thẩm San Bernardino lẽ dĩ nhiên cũng được hoàn trả. Thiên bất dung gian nuốt sao trôi. Chỉ có 2 ngàn mỹ kim mà ông luật sư hôm nay chính thức được tốt nghiệp và lãnh bằng cũng như khoác áo “luật sư 2 ngàn”. Không lẽ ông Trần Thanh Vân được phong chức “giám mục không có đức” thì luật sư tuổi trẻ tài cao Nguyễn Xuân Nghiã không có chức vụ kỳ quá. “Giám mục không có đức” và “luật sư 2 ngàn mỹ kim” xem ra cũng bên tám lạng kẻ nửa cân, đồng tài ngang sức. Đồng lưu, đồng manh. Nhưng từ đó, dư luận lại suy ra 2 ngàn mà còn mất danh dự như vậy vậy 200 ngàn thì sao ta?
Cũng nhân vụ “luật sư 2 ngàn” này, dư luận nhớ lại trước đây ông Dương Đại Hải bị luật sư Nguyễn Xuân Nghiã “bất tín nhiệm” để đưa tay chân bộ hạ vào trong ban điên dại. Luật sư 2 ngàn Nguyễn Xuân Nghiã (khi đó đã lường gạt, nhưng chưạ bị xử) đã tố cáo Dương Đại Hải là người lường gạt ca sĩ Mỹ Lan để làm lý do bất tín nhiệm. Chuyện ca sĩ Mỹ Lan có thật hay không, không biết vì ca sĩ Mỹ Lan không có thưa ông Dương Đại Hải cho nên sự kiện có lẽ không có thật. Nhưng ông Dương Đại Hải cũng vẫn bị bất tín nhiệm mặc dù ông về cao phiếu nhiều đứng hàng thứ 3 trong số 7 ngưởi. Người bất tín nhiệm Dương Đại Hải là Nguyễn Xuân Nghiã. Vậy mà bây giờ Nguyễn Xuân Nghiã có bản án cuả toà phạt treo giò và lường gạt thì lại không tự xử để giữ liêm sỉ. Trên đời tại sao lại có những người vô liêm sỉ làm chuyện bất tín nhiệm người chưa rõ trắng đen. Trong khi cá nhân mình rõ là trắng đen thì lại “gặp nhau làm ngơ”. Chưa hết lại còn chơi trò “độc tài truyền thông” không cho báo chí vào họp trong khi lại là luật sư, dù là “luật sư 2 ngàn mỹ kim” đang bị treo giò.
Phó Nhòm KBCHN không ngạc nhiên về cái vô liêm sỉ cuả Nguyễn Xuân Nghiã, nhưng lại rất hoài nghi về cái nhóm bầu đoàn thê tử bu quanh Nguyễn Xuân Nghiã. Áp lực từ ai mà những nhóm người như Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California và Tập Thể Chiến Sĩ VNCH hải ngoại cũng như hội đồng “liên tông” cứ lao đầu vào ủng hộ một tên lường gạt chỉ có 2 ngàn mỹ kim với thân chủ và 2 ngàn vơí hãng bảo hiểm xe hơi lớn cuả Mỹ? 2 ngàn đô la mà bán rẻ lương tâm thì 200 ngàn mỹ kim cuả cứu trợ bão Sandy thì bán cả cộng đồng là cái chắc? Cũng từ sự kiện này, dư luận còn suy luận rộng rãi ra sự “bảo vê” hết lòng cuả ông “giám mục không có đức,” ông Phan Ngọc Lượng (Liên hội cựu Chiến Sĩ) và ông Trần Vệ (Tập thể chiến sĩ) toàn là những đỉnh cao cuả QLVNCH có học thức tương đương tiến sĩ khi tốt nghiệp mà vẫn cứ tối om om đi hỗ trợ cho một người mang án lường gạt mà không biết nhục cho cái cộng đồng người Việt quốc gia. Sự đời rắc rối nhiều khi không hiểu nổi.
Đính kèm links để xem bản án cuả Nguyễn Xuân Nghiã. Trong link đầu tiên là toàn bộ 16 trang những vi phạm cuả Nguyễn Xuân Nghiã tại 2 toà Santa Ana và San Bernardino.
http://members.calbar.ca.gov/courtDocs/11-O-12857.pdf
http://kbchn.net/news/Tin-Noi-Bat-Trong-Ngay/Luat-su-Nguyen-Xuan-Nghia-nen-tu-xu-3104/
http://members.calbar.ca.gov/fal/Member/Detail/181143
http://kbchn.net/news/Bolsa-Thien-Ha-Su/Who-is-Tran-Thanh-Van-Nguyen-Xuan-Nghia-14005/
http://kbchn.net/news/Bolsa-Thien-Ha-Su/Bao-Sandy-thoi-qua-xu-Bolsa-Bai-thu-8-Neu-co-liem-si-nen-tu-chuc-14113/
Sao khong nghi rang chu nha hang muon giup
Tôi thấy nhận xét này không đúng.
Dựa trên điều t/g tả, tôi cho là người Hà Nội thích chuyên hơn: làm cái gì cũng phải chuyên nghiệp hơn, không cần chú ý vào “experience” của người mua mà chỉ cần chú trọng vào “product”; đó cũng là một cách thương mại bình thường. Nhưng có cái gì không ổn khi người bán đã trở thành “arrogant”: bún mắng, cháo chửi, cháo gào, phở tát (hai từ sau này là của tôi!). Hình như con người bị sức dồn ép của thị trường đòi hỏi và KT bao cấp ngày xưa cũng đã không cho họ sung sướng gì và trở nên bất mãn, bất cần đời !??
Người miền Nam thì sẵn sàng tìm cách thỏa mãn ý khách hơn là chỉ “chuyên”: miễn làm sao vừa lòng khách. Đây cũng là một cách thương mại mà loại doanh nghiệp phục vụ (services) cần có nhất. Đời sống dân Nam do đó có phần dễ chịu hơn vì người bán chịu phục vụ, và các dịch vụ phục vụ (nếu có demand của TT mà không có khuôn khổ đạo đức nào hướng dẫn, kềm giữ), mọi thứ dịch vụ hạ cám phát ra như nấm !??
Nếu muốn biết người bắc, xét chung chung, trước thời CS, hãy đọc quyển một của bộ “Việt Nam Sử Lược” của cụ Trần Trọng Kim.
Theo kinh nghiệm của tôi, khi tản cư về hậu phương, về quê tôi, làng Phượng Lịch, gần tỉnh Hà Đông, dân làng hiền lành, chất phác, chăm chỉ, biết điều, có tinh thần cộng đồng, và rât dễ thương. Người Hà Nội thời đó, tuy văn minh, thanh lic̣h hơn, nhưng không dễ thương bằng người làng tôi.
Sau 68 năm CS cại trị, tôi không rõ dân tôi thay đổi ra sao ( chắc là thay đổi ngiều ), vì tôi vào nam, năm 1952.
Nhưng vơ đũa cả nắm như tác giả, e rằng, oan cho dân miền bắc.
CHUYỆN ĐỜI
Chuyện đời có nói mà chi
Chuyện đời lớn nhỏ có chi phải bàn
Giống anh bán nước bên đàng
Nước nào cũng bán hỏi màng mà chi
Dẫu nước vối hay chè tàu
Hay là nước ngọt mía lau sự thường
Cứ xem ba sáu phố phường
Ai về Hà Nội tỏ tường là đây
Bán nào phở cháo dẫy đầy
Chỉ không bán nước có tay nào bằng
Ăn rồi chưa kịp xỉa răng
Xề qua hàng nước kề bên lo gì
Nước gì cũng nước khác chi
Có người bán hẳn tất thì người mua
Nước chi có nói cũng thừa
Có mua có bán đặng vừa lòng nhau
Thói xưa đời vẫn trước sau
Kinh doanh khai thác có ngày nào quên
Ngày xưa bao cấp lềnh khềnh
Ngày nay đã xóa còn mềnh cái đuôi
Cái đuôi ai cũng biết rồi
Gắn vào cứng ngắt dễ thời buông ra
Vậy nên giữa cõi người ta
Mua gì bán nấy cũng là vậy thôi !
Võ Hưng Thanh
(18/4/13)
Cái đuôi ai cũng biết rồi
Gắn vào cứng ngắt dễ thời buông ra
Vậy nên giữa cõi người ta
Mua gì bán nấy cũng là vậy thôi !
Caí ĐUÔI che được cái gì ???
Nó che CAÍ MIỆNG chính mi giặc hồ
Cần thêm mấy thước vaĩ xô
Lẽ nào để BAC ‘ tô hô’ ban ngàý
Mac- Le rành rọt mấy tay
Văn chương thi phú sánh tày Vỏ Hưng ???
Tác giả viết:
“Người miền Bắc chỉ sinh hoạt kinh tế thị trường từ thời kỳ đổi mới. Tuy hấp thụ cách thức làm ăn mới nhưng tư duy họ vẫn chưa thay đổi.”
…..
“Miền Bắc với Hà Nội là trung tâm chính trị của đất nước, chắc chắn một điều, chính trị gia xuất thân tại đây hay nơi khác đến đều bị ảnh hưởng hoặc đối mặt với văn hóa phi dân chủ còn thâm căng cố đế nơi đây. Đây là một vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình xây dựng nền dân chủ cho đất nước.”
…..
“Chúng ta có thể thực hành các qui tắc dân chủ trong vài năm nhưng để xây nền văn hóa dân chủ phải mất vài ba thế hệ. Nền tảng chính trị dân chủ chỉ có thể xây vững chắc trên nền văn hóa dân chủ.”
Nhận xét của tác giả đúng với phần đông chứ không hoàn toàn tuyệt đối là vậy. Bài viết ngắn nhưng nói chung là hay.
Miền Nam dầu sao cũng đã từng có tự do và dân chủ trước 1975 nên sự tư duy khác hẳn với người dân Miền Bắc. Đất nước dù đã đổi mới kinh tế từ 1986, nhưng nhà nước vẫn kìm kẹp về chính trị; vả lại, người dân Miền Bắc, trừ những cụ già ngoài 70 tuổi, còn tất cả đều sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã được uốn nắn từ nhỏ theo văn hóa XHCN, nên phần đông tư duy vẫn không thay đổi và chưa hiểu dân chủ là gì. Do đó, bài viết “Dân chủ là gì?” của bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã được nhà nước đáp lễ.
kbc
Những suy nghĩ của tác giả hoàn toàn đúng.Muốn gì thì muốn,giáo dục con người phải có trước khi
xây dựng vật chất. Những con đường vừa xây xong thì hỏng. Những cao ốc chung cư mạnh ai nấy sống,vô tổ chức. Những công viên ngập rác. Những thành phố đầy trộm cướp…Tất cả đó đều chứng minh chưa có con người MỚI mà đả có NHÀ MỚI! HCM trồng người,như cây chuối, trồng ngược,bây giờkhông thể trồng lại được,mà phải trồng cây khác. Đúng như vậy “trồng người” là khó nhất (Quản Trọng bên Tàu nói,chứ không phải HCM nói đâu),phải bắt đầu từ một nền giáo dục Nhân bản và khai phóng. Nền giáo dục VN chưa bắt đầu theo hướng đó, thì còn “khuya’ mới phát-triển.” Cứ mải” học tập noi gương Bác’ thì trước sau gì cũng đi ăn-mày.
“Từ (việc bán phở không cho uống nước) này nhưng nếu suy ngẫm ta thấy nó ẩn chứa một nền văn hóa lớn về nhận thức của con người trong việc kinh doanh và xa hơn là về chính trị.”
Ở miến Bắc từ bao đời vẫn có quán nước chỉ… bán nước – thường bán nước chè (trà) hay nước vối (rẻ hơn). Sau này văn minh Tây du nhập vào, thì có quán cà-phê, vẫn riêng. Còn các quán phở – thường là gánh phở,sang trọng hơn xe phở – không có nước nôi gì cả. Sau thời du cư 1954, khi các quán phở bắc – nhà quán đàng hoàng – mọc lên rầm rộ ở Sài Gòn, như những quán Tầu Bay, Tầu Thủy… cũng không có nước nôi gì cả. Ăn phở xong, anh muốn đi uống cà-phê ở đâu là chuyện của riêng anh. Những quán phở này thường cũng đông khách, lằm lúc một người ăn, ba bốn người đứng cạnh chờ cho ghế trống… ai nỡ ngồi khề khà cà phê cà pháo? Chẳng riêng phở, mà những hàng bánh cuốn ngon cũng thế, chỉ có bánh cuốn… ăn xong phải đi cho mau, để người sau có chỗ ngồi…
Tóm lại, vì không hiểu văn hóa phong tục miền Bắc, tác giả đã suy luận hoàn toàn sai, cho rằng các quán nước riêng rẽ là thể hiện “tư duy bắt chẹt”, thật là oan và tôi nghiệp cho người miền Bắc.
Chào bác Lâm Vũ.
Đồng ý với bác.
Quán nước quán chè là văn hóa xa xưa của người Miền Bắc từ thời phong kiến, nhưng tôi không biết nó vẫn còn tồn tại đến ngày nay khi mà quán nhậu, nhà hàng, cáfe, karaoke… mọc ra đầy, tưởng đâu “gánh nước, gánh chè” đã không còn tồn tại ở thời nay.
kbc
Mới đây, tôi có trở về thăm lại miền Bắc, ở Hà Nội chỉ được vài ngày thôi, thì thấy quán nước lẹp xẹp vận còn vẫn còn – ngay đầu hẻm cạnh khách sạn tôi ở cũng có “xe” bán cà-phê, nước trà… Nói chung “xạp” thì chắc chắn có nhưng “gánh” thì chắc là không còn…
Có vẻ Hà Nội bây giờ cũng có “quán cà-phê” kiểu Sài Gòn (“quán cà-phê các-chú”), tức là có bán cả thức ăn, khác cũng ngồi nhâm nhi nước trà (có trả tiền thêm hay không thì tôi không biết).
Nói chung, có lẽ dân Hà Nội bắt chước lối sống Sài Gòn khá nhiều – tuy cũng có một số người mở mồm ra là chê Xè-Ghềnh! Nhưng điều ai cũng biết là Hà Nội cũ đâu còn từ khi Việt Minh (CS) chiến thắng Pháp, kéo vào thủ đô và đa số dân Hà Nội bỏ chạy vào Sài Gòn. Dân Hà Nội chính gốc – tức là ở HN từ ba đời trở lên – nay chỉ còn chừng 5-10 phần trăm…
Bài viết hay chính xác, cám ơn tác giả
Thời tôi ở ngoài bắc, chẳng ai dùng câu “Bắc Kỳ “chín nút”" để nói rằng mình là người miền bắc.
“Bắc kỳ chín nút” là “Bắc kỳ (di cư) 54″. Cụm từ này chỉ xuất hiện sau 1975, do người miền Nam đặt ra để phân biệt với Bắc kỳ vào sau 75. Ý cũng muốn nói là sau 75 mới thấy quý Bắc kỳ di cư (năm 54)…
Viết “chơi” ay “thiệt” vậy ?
Thời nào ông ở ngoài Bắc?
“Bắc Kỳ chín nút”l2 câu nói chứng tỏ mình là “bắc kỳ ri-cư” khác với bắc kỳ (vk)75 mà thôi!
Trước 75 ít ai phân biệt,nếu có ,trong các chuyẹn tự trào của anh bắc ri-cư nào đó,cho vui.Nhưng sau 75 dung nghiêm chinh hơn dể phân biệt bắckỳ chống cộng và bắckỳ cộng sản.
Một bà Bắc mua hàng trả giá kỳ kèo, Cô nhỏ bán hàng người Nam trả treo :”muốn rẻ thì về Bắc mà mua” .Bà khách nổi giận “đừng có xiên xỏ nhé ! Bà là dân (9 nút )54 đấy !”
Cố nhiên là dân Bắc ,ở ngoài Bắc thì ai dùng câu “bắckỳ 9 nút ” làm chi ? Vô nghỉa ,nvtncs ạ !
(tn)