WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bầu cử tại Mỹ và vấn đề Đông Dương

Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất 1946-1954 kết thúc sau khi Pháp bại trận tại Điện Biên Phủ 7-5-1954 và ký Hiệp định Genève 20-7-1954. Năm 1956 Tướng Henri Navarre viết Agonie de l’Indochine, Đông Dương Hấp Hối để nói nguyên do thất bại. Ông cho biết thất bại do chính trị chứ không phải quân sự: từ 1953 người Pháp quá chán nản cuộc chiến sa lầy, phong trào đòi hòa bình và tinh thần chủ bại khiến chinh phủ không còn tha thiết với cuộc chiến chỉ mong sớm rút ra. Chính phủ Pháp không tăng viện cho chiến trường Đông Dương, chi phí chiến tranh thiếu hụt, đó là một cuộc chiến rẻ tiền (guerre au rabais) (1). Trong khi ấy Trung Cộng liên tục viện trợ vũ khí tiếp liệu dồi dào cho Việt Minh, cán quân quân sự nghiêng về phía CS. Về những chi tiết trong cuốn sách này tôi sẽ đề cập trong một bài khác.

Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai (1960-1975) cũng y như thế, được “xử lý” bằng chính trị. Trong cuộc chiến 1946-1954 phía Việt Minh chỉ có một lãnh tụ, một Tư lệnh, một mục đích chiến đấu trong khi phía người Pháp thay đổi chính phủ và Tư lệnh luôn luôn và thay đổi ý chí, thấy khó khăn bỏ cuộc, rút lui. Cũng y như thế, trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai phía Mỹ thay đổi Đảng cầm quyền, Tư lệnh và chính sách.. trong khi phía CS quốc tế cũng như CSBV cứ thẳng một đường mà đi, mục tiêu cuối cùng là vựa lúa miền nam.

Người Pháp cũng như Mỹ lúc đầu chỉ tham chiến tại VN, nhưng cuộc chiến sau đó lan sang Lào, Miên nên cũng gọi là Chiến tranh Đông Dương. Hoa kỳ thực sự can thiệp vào VN năm 1965 khi Tổng thống Johnson đưa quân sang cứu vãn tình hình nguy khốn, trung bình một tuần VNCH mất một tiểu đoàn và một quận. Nguyên do sâu xa do viện trợ quân sự của Nga, Trung Cộng cho Hà Nội luôn nhiều hơn Mỹ giúp cho miền Nam VN, không có sự can thiệp này VNCH có thể mất trong vòng 6 tháng (2).
Cuộc chiến bình định miền nam VN của TT Johnson và Bộ trưởng quốc phòng McNamara từ 1965-1968 không có kết quả khả quan, đó là cuộc chiến tranh giới hạn gây hao mòn địch, mục đích cho họ thấy cái giá phải trả để ngồi vào bàn hội nghị. Trái với mong đợi của Johnson-McNamara, mặc dù bị thiệt hại mấy trăm nghìn quân trong mấy năm liên tiếp nhưng Hà Nội vẫn tiếp tục đánh thí quân để đấy mạnh phản chiến tại Mỹ. Tháng 2-1968, BV và VC mở trận tổng công kích Mậu thân đẫm máu 1968, mặc dù Mỹ và VNCH thắng về quân sự nhưng thất bại lớn về chính trị. Phong trào phản chiến tại Mỹ tăng lên mạnh, người dân đã dành cho Johnson-McNamara thời hạn 4 năm (1965-68) để dẹp loạn nhưng hai ông đã không thắng được cuộc chiến, họ đã quá mệt mỏi và nhất quyết đòi chính phủ phải rút quân khỏi Đông Dương.

Sau bốn năm càn quét địch, mặc dù Hành pháp Dân chủ, được Quốc hội cũng Dân chủ (55.8% Hạ viện, 57% Thượng viện) ủng hộ cho tăng quân đều hàng năm từ 184,300 năm 1965 lên 536,100 năm 1968 (3) nhưng đã thất bại. Cuộc chiến đã gây cho hơn 35 ngàn lính Mỹ thiệt mạng (4), gồm 31 ngàn người chết tại mặt trận và 4 ngàn vì những lý do khác. Đảng Dân chủ cầm quyền hai nhiệm kỳ liên tiếp 1960-1964, 1964-1968 đã hoàn toàn thất bại, không còn được người dân tin cậy nên cuối tháng 3-1968 TT Johnson tuyên bố không ra tranh cử tiếp nhiệm kỳ 1969-1972 vì biết rằng cử tri sẽ không bầu cho người thất bại.

Dân Mỹ thường bầu cho đảng này làm hai nhiệm kỳ và đảng kia hai nhiệm kỳ kế tiếp, với tình hình 1968 họ sẽ bầu cho Cộng Hòa hy vọng có thể giải quyết cuộc chiến sa lầy, rút bỏ Đông Dương. Chiến tranh VN đã gây xáo trộn tại nội bộ nước Mỹ nhất từ trước tới nay, nó ảnh hưởng tới tình hình chính trị, các cuộc bầu cử Tổng Thống cũng như Quốc hội và ngược lại, bầu cử cũng ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc chiến.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 5 tháng 11 năm 1968, Nixon thắng Humphrey và Wallace với số phiếu như sau (5) Nixon, Cộng Hòa 301 phiếu cử tri đoàn trên 32 tiểu bang, 31,783,783 phiếu phổ thông, tỷ lệ 43,4% số phiếu bầu Humphrey, Dân chủ 191 phiếu cử tri đoàn trên 13 tiếu bang và DC, 31,271,839 phiếu phổ thông, tỷ lệ 42.7% Wallace, ứng cử viên độc lập 46 phiếu cử tri đoàn trên 5 tiểu bang, 9,901,118 phiếu phổ thông, tỷ lệ 13.5% Trong cuộc bầu cử Quốc hội lần này Dân chủ vẫn kiểm soát cả hai viện.

Tại Hạ viện Dân chủ chiếm 243 ghế tỷ lệ 55.86% , Cộng Hòa 192 ghế tỷ lệ 44.14%

Tại Thượng viện Dân chủ chiếm 57 ghế tỷ lệ 57%, Cộng Hòa 43 ghế tỷ lệ 43%

TT Nixon mặc dù thắng cử với tỷ lệ phiếu cử tri đoàn khá cao 56% nhưng không được thuận lợi như vị tiền nhiệm Johnson vì đảng đối lập Dân chủ vẫn kiểm soát Quốc hội, ông phải lo hốt đống rác chiến tranh Đông Dương do Johnson-MCnamara để lại. Một tháng sau khi đắc cử Nixon mời Tiến sĩ Kissinger làm cố vấn an ninh quốc gia.

Trong cuốn The White House Year, in năm 1979, chương VIII (tr 226-311) The Agony of Vietnam, Việt Nam Hấp Hối, Kissinger nói về thực trang bi đát của VN năm 1969. Cũng như Henri Navarre gọi năm 1953, 1954 là giai đoạn hấp hối của Đông Dương, ở đây Kissinger cũng nói miền nam VN bắt đầu hấp hối từ 1969, về chi tiết tôi sẽ đề cập trong một bài khác. Cuộc chiến Đông Dương từ 1960 tới 1975, qua các nhiệm kỳ Tổng thống từ Kennedy, Johnson, Nixon, Ford đảng Dân chủ luôn luôn chiếm đa số tại Quốc hội, họ nắm ưu thế tại Lưỡng viện thường từ 55% trở lên. Từ 1965 tới 1968 mặc dù phong trào phản chiến ngày một lớn mạnh, Quốc hội Dân chủ vẫn ủng hộ Hành pháp Dân chủ Johnson vì cùng là phe ta cả. Sang năm 1969 sau khi TT Nixon thuộc đảng Cộng Hòa thắng cử, họ quay ra ủng hộ phản chiến, đảng nọ phá đảng khi, không được ăn thì đạp đổ, từ xưa đến nay cái trò này không bao giờ dứt.

Sau trận tấn công tết Mậu Thân tháng 2-1968, cuộc chiến Đông Dương coi như đã được quyết định bằng chính trị, năm 1969, 1970 phong trào phản chiến lên cao, bạo động dữ dội, đổ máu.. (6). Tỷ lệ ủng hộ cuộc chiến ngày càng giảm Từ cuối 1965 tới cuối 1966 số người ủng hộ giảm từ 61% xuống còn 51%, từ đầu 1967 tới cuối 1967 giảm từ 52% xuống còn 45%, từ đầu 1968 tới tháng 10-1968 giảm từ 42% xuống còn 37%, từ đầu 1969 tới tháng 10-1969 giảm từ 39% xuống 32%, từ đầu 1970 tới giữa 1971 giảm từ 33% xuống còn 28% (7).

Năm 1972 Nixon đã đoạt thắng lợi to lớn về ngoại giao: tháng 2-1972 ông sang Bắc Kinh sửa soạn việc bang giao hai nước và tháng 5-1972 đi Moscow để thảo luận tài giảm binh bị. Từ 1969, Nixon cho rút quân dần dần, thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh để xoa dịu dư luận chống đối trong nước, cuộc hòa đàm Paris không tiến triển mấy. Từ tháng 3 tới tháng 10 -1972 trận tổng công kích đẫm máu của BV khiến họ bị thiệt hại hàng trăm nghìn quân, 700 chiến xa bị bắn cháy (8). Cuộc hòa đàm trầy da tróc vẩy mấy năm trời đến tháng 10-1972 bắt đầu có dấu hiệu khai thông.

Qua nhiều đợt rút quân tới tháng 10 năm 1972 quân Mỹ chỉ còn vài chục ngàn người. Mặc dù Hiệp định Paris chưa ký kết xong, qua thăm dò Nixon vượt quá xa McGovern tới mấy chục phần trăm. Ngày bầu cử Tổng thống 7-11-1972, Nixon tái đắc cử với số phiếu cử tri đoàn 520 phiếu trên 49 tiểu bang, chiếm tỷ lệ 96.65% tổng số, đối thủ McGovern đảng Dân chủ được 17 phiếu cử tri đoàn của bang Massachusetts và District of Columbia, tỷ lệ 3.16%.

Nixon được 47,168,710 phiếu phổ thông, tỷ lệ 60.7%, McGovern được 29,173,222 phiếu, tỷ lệ 37.5%, đây là lần thắng lớn thứ tư trong lịch sử Mỹ. Sở dĩ Nixon đoạt số phiếu áp đảo như vậy vì ông đã đem quân về nước gần hết, sắp ký Hiệp định lấy tù binh, ông đã thực hiện được thắng lợi lớn lao về ngoại giao, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ đã bắt tay được Trung Cộng và hòa hoãn với Nga.

Tuy nhiên Dân chủ vẫn tiếp tục nắm quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội, tại Hạ viện họ chiếm 242 ghế, tỷ lệ 55.63%, Cộng hòa 192 ghế, tỷ lệ 44.14%. Tại Thượng Viện Dân chủ chiếm 56 ghế, tỷ lệ 56%, Cộng hòa 42 ghế, tỷ lệ 42%.

Mặc dù Nixon thắng lớn nhưng ông vẫn chịu áp lực của quốc hội Dân chủ đối lập. Cuối tháng 12, BV ngoan cố phá hòa đàm, Nixon dùng bạo lực buộc họ trở lại bàn hợi nghị. Hiệp Định Chấm dứt Chiến Tranh và Phục Hồi Hòa Bình tại Việt Nam được chính thức ký ngày 27-1-1973, TT Thiệu không bị loại bỏ, miền nam không bị liên hiệp, CSBV vẫn được ở lại VNCH, Hoa kỳ rút hết quân và lấy về 580 tù binh…

Thất bại nhục nhã trong cuộc tranh cử Tổng thống vừa qua, Dân chủ nắm ưu thế tại Quốc hội bèn rửa hận, ngày càng chống đối Hành pháp Nixon, không được ăn thì đạp đổ. Nay Nixon đã mang lại hòa bình, hết chống chiến tranh họ quay ra qua vụ Watergate (9) bắt đầu từ tháng 4-1973. Tháng 6- 1973 họ khởi sự soạn tu chính án cấm mọi ngân khoản cho việc xử dụng các hoạt động quân sự tại Đông Dương, Nixon miễn cưỡng phải ký cuối tháng 6, có hiệu lực từ 15- 8. Ngoài ra tháng 11/1973 Quốc hội lại ban hành luật War Powers Act (War Powers Resolution) để hạn chế quyền Tổng thống, nó qui định Tổng thống phải tham khảo ý kiến Quốc hội trước khi tham chiến.

Hạ viện bắt đầu cắt giảm viện trợ VNCH từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn 1 tỷ1 tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975, con số này thực ra chỉ bằng 500 triệu vì dầu thô lên giá, tiền mất giá (10). Họ trói tay Hành pháp Nixon mặc cho CSBV tha hồ thao túng. Hậu quả của nó là vào tháng 2-1975, miền nam VN chỉ còn đủ đạn đánh trận với CS trong vòng một tháng và tháng 4-1975 chỉ còn đủ cho hai tuần lễ (11)
Vụ Watergate ngày càng nặng nề hơn cho tới một năm sau Nixon bị chống đối mạnh, phải từ chức ngày 9/8/1974 vì biết trước sẽ bị Quốc hội truất phế. Nixon, người ủng hộ cuộc chiến Đông Dương mạnh nhất đã bị loại bỏ khỏi guồng máy Hành pháp, nó đồng thời kéo theo sự sụp đổ toàn diện cho cả Đông Dương. Gerald Ford lên thay Nixon, vị tân Tổng thống này chẳng khác gì bù nhìn, phần vì Cộng Hòa mất quá nhiều uy tín qua vụ Watergate, lại nữa ông không do dân bầu, chỉ là dân biểu được Nixon cất nhắc từ trước.

Vụ tai tiếng Watergate đã mang lại thắng lớn cho đảng Dân chủ tại cuộc bầu cử Hạ Viện ngày 4/11/1974, họ lấy thêm được 49 ghế, trong đó 48 ghế là của đảng Cộng Hòa và làm tăng thêm khối đa số của họ lên hơn hai phần ba tổng số Hạ Viện.

Nay Dân chủ tại Hạ Viện chiếm 291 ghế hay 66.9%, Cộng Hòa chỉ còn 144 ghế hay 33.1%. Tại Thượng viện đảng Dân chủ cũng lấy thêm được 4 ghế của Cộng Hòa, từ 56 ghế thành 60 ghế tỷ lệ 60%, Cộng Hòa chỉ còn 38 ghế tức tỷ lệ 38%. Những đảng viên Dân chủ mới vào Hạ Viện kỳ này đại đa số chống chiến tranh Đông Dương hăng hái.

Kissinger nói.

“Một sự thúc đẩy mới thêm vào khi đảng Dân chủ thắng lớn trong kỳ bầu cử Hạ Viện 1974. Nó đã mang một khối những dân biếu mới tới Hoa Thịnh Đốn mà Lịch Chính Trị Mỹ 1978, The Almanac of of American Politics, 1978 đã coi nó như một khu vực chính trị trong đó việc chống chiến tranh Việt Nam là động cơ áp đảo nhất.(12)

Trong khi CS quốc tế tiếp tục viện trợ quân sự dồi dào cho Hà Nội (13), cuối năm 1974 Nga tăng viện trợ cho BV gấp 4 lần so với những tháng trước đó (14), so với miền nam đang kiệt kệ về tiếp liệu đạn dược, tấn tuồng chính trị quân sự đã tới hồi kết thúc.

Ngày 13-12-1974 Hà nội đưa 3 sư đoàn tấn công Phước Long, tới ngày 7-1-1975 họ hoàn toàn làm chủ thị xã, đây chỉ trận đánh thăm dò để thử phản ứng Mỹ. Hành pháp Hoa Kỳ lúc này chẳng còn tí quyền hạn gì về vấn đề Đông Dương, ngoài mấy câu cảnh cáo xuông của Tổng thống hay Kissinger không có hành động cụ thể nào. Trước đó chỉ vài ngày, trong một phiên họp quân sự cao cấp tại Dinh Độc Lập TT Thiệu vẫn lạc quan tin rằng BV chưa phục hồi sau trận mùa hè đỏ lửa, chưa đủ sức tấn công các thị xã hoặc thành phố lớn, nhưng nay mới biết địch mạnh hơn trước nhiều.

Tháng 3-1975, khoảng 80% lực lượng chính qui của BV đã có mặt tại QK I và QK II, họ giữ lại 3 sư đoàn tổng trừ bị (thuộc quân đoàn I) tại miển Băc. Tại QK I họ đưa vào một lực lượng tương đương 8 sư đoàn (15), tại QK II họ để một lực lượng tương đương 6 sư đoàn (16), trong khi đó tại QKI VNCH có 3 sư đoàn cơ hữu và 2 sư đoàn tổng trừ bị, 4 liên đoàn Biệt động quân, QK II, 2 sư đoàn cơ hữu và 7 Liên đoàn BĐQ.

BV tấn công chiếm Ban Mê Thuột ngày 13-3-1975 mở đầu cho cuộc tổng công kích nuốt trọn miền nam. Cũng vào ngày này Hạ viện Mỹ bác bỏ khoản viện trợ bổ tức 300 triệu cho VNCH do TT Ford đệ trình, Đại sứ Hoa Kỳ Martin cũng đã thông báo cho TT Thiệu biết quân viện cho năm tới (1976) sẽ không được chuẩn chi (17).
Cho dù TT Thiệu không thực hiện tái phối trí lực lượng và đưa hết chủ lực quân tại Vùng III, Vùng IV (6 sư đoàn BB và 4 liên đoàn BĐQ) ra miền Trung thì cũng chỉ giữ được một tháng là hết đạn trước hỏa lực vô giới hạn của đối phương. Vấn đề Đông Dương đã được quyết định bằng chính trị từ trước, quân sự chỉ là thứ yếu.

Tháng tư 1975, TT Thiệu cử phái đoàn đi Hoa Kỳ xin viện trợ quân sự. TT Ford theo lời đề nghị của Kissinger đã đệ trình Quốc hội khoản 722 triệu viện trợ khẩn cấp theo phúc trình của Tướng Weyand. Tất cả nỗ lực phía VNCH cũng như Hành pháp Mỹ vào giờ thứ 25 này chỉ là để cho vui thôi, thật chẳng đáng bàn.

Đúng như Henry Kissinger đã nói trong cuốn The White House Year (tr. 226-311), năm 1969 đã khởi đầu cơn hấp hối của miền nam VN, dần dần qua các cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ như đã nói trên, số phận của Đông Dương đã được “xử lý” bằng những quyết định chính trị của ngành Lập pháp.

©Trọng Đạt
———————-
Chú thích
(1) Henri Navarre: Agonie de l’Indochine, Paris, Librairie Plon, Les petis-fils de Plon et nourrit, 1956, trang 106
(2) Ngô Quang Trưởng: Trận Chiến Trong Mùa Phục Sinh Năm 1972, Trung Tâm Quân Sử Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, bản dịch của Kiều Công Cự, xuất bản 2007, trang 16, 17
(3) Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 200, trang 886.
(4) Google: Research at the National Archives, Statistical information about casualties of the Vietnam war.
(5) Nguồn Wikipedia
(6) Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985, trang 126
(7) Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war
(8) Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 200, trang 587
(9) Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985, trang 181
(10) Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999, trang 471
(11) Cao Văn viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Nguyễn kỳ Phong dịch, Vietnambibliography 2003; trang 92
(12) Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999, trang 479
(13) BBC.Vietnamese.com ngày 10-5-2006: Viện Trợ Quốc Tế Cho Miền Bắc Trong Chiên Tranh: Giai đoạn 1969-1972 BV được Nga, Trung Cộng viện trợ 684,666 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật. Giai đoạn 1972-1975 họ nhận được 649,246 tấn hàng vũ khí, số lượng hàng viện trợ của hai giai đoạn tương đương nhau.
(14) Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999, trang 481
(15) Cao Văn viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Nguyễn kỳ Phong dịch, Vietnambibliography 2003; trang 160.
(16) Dương Đình Lập: Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi dậy Mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Tổng Hợp T.P.H.C.M 2005, trang 90, 91
(17) Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 200, trang 732 

 

5 Phản hồi cho “Bầu cử tại Mỹ và vấn đề Đông Dương”

  1. Mỹ nhảy vào chiến tranh VN says:

    Dao Cong Khai nói

    “Giải thích rằng Mỹ nhảy vào chiến tranh VN là để làm quen và bắt tay với Trung Cộng là hoàn toàn sai. Chính sách của Mỹ không có gì minh bạch và nhất quán cả, nó thay đổi tuỳ theo phe đảng và người lên..”

    Trong bài này không hề có điểm nào t/g nói Mỹ nhẩy vào chiến tranh VN để làm quen và bắt tay với Trung Cộng , Dao cong Khai coi lại xem sao

  2. Dao Cong Khai says:

    Giải thích rằng Mỹ nhảy vào chiến tranh VN là để làm quen và bắt tay với Trung Cộng là hoàn toàn sai. Chính sách của Mỹ không có gì minh bạch và nhất quán cả, nó thay đổi tuỳ theo phe đảng và người lên làm tổng thống Mỹ. Chỉ có một chính sách nhất quán của Mỹ đó là chính sách của bọn tài phiệt trong chính phủ Mỹ, xía vào quân sự và chọc ghẹo chiến tranh ở khắp nơi trên thế giới, gây những hoang mang trong dân Mỹ để móc tiền thuế của dân Mỹ đổ vào các hãng sản xuất quân sự của họ.

    Mỹ nhảy vào chiến tranh VN ngay từ khi Pháp còn ở VN, họ kích người Pháp ra để họ nhảy vào từ những năm 1954 khi họ ủng hộ tổng thống Ngô Đình Diệm. Chính họ phong toả và chống đối sức mạnh quân sự của Pháp ở VN để cho Việt Minh có cơ hội bành trướng và thắng Pháp. Mục đích để họ nhảy vào làm mạnh thường quân cho phía VNCH, và rõ ràng trước tình hình đó họ là ân nhân của VNCH, vì đã ủng hộ tổng thống Diệm về nước chấp chính. Tôi biết uy tín của Mỹ rất lớn ở miền Nam thời Mỹ-Diệm đó. Đối với VNCH lúc đó thì khác, VC gọi đó là thời Mỹ-Diệm nhưng thực ra hồi đó chưa có Mỹ. Chỉ có một số cố vấn quân sự và viện trợ quân sự của Mỹ mà thôi. Người Mỹ đòi mở rộng chiến tranh ở VN, đưa quân tác chiến vào VNCH và lập những căn cứ quân sự của Mỹ ở miền Nam, người Mỹ đòi dùng lãnh thổ VNCH như một hệ thống quân sự chiến lược toàn cầu của Mỹ nhưng tất cả điều đó đều không được TT Diệm chấp nhận. Lý do đơn giản là làm như thế quân đội VNCH sẽ mất chính nghĩa, độc lập và chiến đấu vì tổ quốc.

    Mục đích Mỹ nhảy vào chiến tranh VN là vì họ hiếu chiến muốn biến VNCH thành căn cứ quân sự quốc tế của Mỹ. Và họ làm mọi cách để thực hiện mục tiêu hiếu chiến đó để đưa quân Mỹ vào VN tham chiến, họ dùng mọi thủ đoạn đê tiện nhất là xen vào nội bộ chính trị VNCH và đổ đô la vào mua chuộc một số tướng lãnh, đổ đô la vào phá hoại sự đoàn kết của quân dân VNCH, diễn tới một tình huống là làm rạn nứt hàng ngũ quốc gia chống cộng và vô tình tuyên truyền cho CS Bắc Việt. Thực chất là sau đó khi Mỹ đã mang quân tác chiến vào VN một thời gian ngắn thì chính dư luận, quốc hội Mỹ đã quay ngược lại 180 độ, tuyên truyền ủng hộ cuộc chiến xâm lăng của CS Bắc Việt và bôi nhọ chính nghĩa của VNCH. Họ đổ đô la vào mua chuộc các tướng lãnh VNCH đảo chánh, rồi sau đó vài năm họ chê bai các tướng tá VNCH không chịu chống cộng, chỉ lo đảo chánh và giành quyền lực. Họ tuyên truyền bôi nhọ chính quyền VNCH để lật đổ TT Diệm để lập lên những chính phủ theo Mỹ sau đó rồi sau đó họ vu khống trước dư luận thế giới rằng VNCH không có chính nghĩa. Người ta không hiểu rằng chính phủ Mỹ không có chính nghĩa thì nó mới gây ra cái VNCH không có chính nghĩa đó khi chính quyền VNCH đã bị họ khống chế. Họ cô lập, ép tổng thống Thiệu phải ký hiệp định Paris để mở đường cho chiến thắng của CS Bắc Việt.

    Mỹ đã không lượng được khả năng của mình khi họ quyết tâm bôi nhọ và lật đổ TT Diệm để có cơ hội xen vào lèo lái tình hình quân sự và chính trị của VNCH. Và tới khi họ lún sâu vào cuộc chiến đó thì họ thấm mệt để rồi họ tìm một lối thoát cho riêng họ đó là bắt tay làm hoà với Trung Cộng. Đó là lối thoát của riêng nước Mỹ và TT Nixon, để thực hiện lối thoát đó họ phải phản bội và bán đứng VNCH cho khối CS. Những người Quốc Gia Chống Cộng VN có khuyết điểm là họ chia rẽ, thiếu đoàn kết; và người Mỹ đã lợi dụng điều đó để đổ tiền đô la vào làm phân hoá và suy nhược thêm sức mạnh chính trị của quân dân VNCH với mục đích lèo lái cuộc chiến đó theo chiến lược toàn cầu của Mỹ.

    Người VN chống cộng, không có đủ khả năng để chống lại cả khối CS Quốc Tế đó, với vũ khí dồi dào của Nga Tàu. Bắt buộc phải lệ thuộc vũ khí của Mỹ và đó là một thực tế bi đát cho những người VN yêu chuộng tự do. Nếu không có Mỹ thì VNCH đã bị nhuộm đỏ ngay sau năm 1954, nhưng nếu người quốc gia VN biết đòan kết thì Mỹ đã không biến VNCH thành căn cứ quân sự của họ được, và cuộc chiến đấu chống cộng đó sẽ kéo dài cho đến khi CS quốc tế xụp đổ, và số phận của VN sẽ phải như nước Đức ngày nay.

  3. PTrần says:

    Và sau đây là những dòng thơ thật buồn cho hòan cảnh của đất nước hôm nay của một số Nhà Thơ, Nhà báo nổi tiếng ở Việt Nam.

    Mời đọc Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trường ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương:

    Đất nước những năm thật buồn

    Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt

    Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành

    Như kẻ khát nước qua sa mạc

    Chung quanh yên ắng cả

    Ngoài đường nhựa vắng tiếng xe lại qua

    Người giàu, người nghèo đều ngủ

    Cả bầy ve vừa lột xác

    Sao mình thức ?

    Sao mình mải mê đeo đuổi một ngày mai tốt lành ?

    Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội

    Có còn bay trong đêm

    Sớm mai còn giữ được màu đỏ ?

    Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng

    Mong gặp một con cá hanh khác ?

    Bao giờ buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường

    Thấy mọi người nhẹ nhàng, vui tươi

    Ấm áp ly cà phê sớm

    Các bà các cô khỏe mạnh yêu đời

    Hớn hở tập thể dục

    Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má

    Không phải gạt vội vì xấu hổ

    Ngước mắt, tin yêu mọi người

    Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta

    Trong không gian đầy sợ hãi ?

    Những cây thông trên núi Ngự Bình thấp thoáng ngọn nến xanh

    Đời đời an ủi

    Cho người đã khuất và người sống hôm nay …

    (22/04/103)

    (Trích từ Quê Choa của Nhà văn Nguyễn Quang Lập)
    ————-

    ĐIỀM ƠI

    Viết sau khi đọc bài thơ “Đất nước những tháng năm thật buồn thật buồn” của Nguyễn Khoa Điềm

    Khi Điềm còn ở trên cao

    Cái buồn thế sự đã vào chúng tôi

    Bây giờ trời đã chiều rồi

    Ngẫn ra thì muộn khóc cười làm chi

    Phố phường vẫn lắm người đi

    Hoa vẫn nở chẳng có gì khác đâu

    Khác là ở chốn xa sâu

    Trẻ em đi học không cầu qua sông

    Khác là tận ngoài biển đông

    Chủ quyền ta họ nói không lâp lờ

    Riêng màu đỏ của ngọn cờ

    Ở Đại Nội hay biển bờ xa xôi

    Vẫn luôn phơi phới đỏ tươi

    Nhạt là nhạt ở tình người Điềm ơi

    Lê Duy Phương

    (Từ Quê Choa)
    ————-

    Nhà Thơ Trần Mạnh Hảo đáp lời:

    Đất nước có bao giờ buồn thế này chăng?

    Đêm trường ma giáo mặt trời đỏ

    Những dòng sông là đất nước thở dài

    Chó sủa trăng nhà ai ?

    Không phải vầng trăng đất nước

    Tôi ngồi ngót bảy mươi năm

    Chờ một lời nói thật

    Bầy sói tru ý thức hệ lang băm

    Người nông dân bị cướp đất phải hát bài dân chủ

    Đêm đêm thạch sùng tắc lưỡi bỏ đi

    Đất nước đang treo trên sợi chỉ mành

    Sợi chỉ mành 16 chữ vàng và dối lừa 4 tốt (1)

    Có kẻ rước giặc lên bàn thờ

    Xì sụp lạy khấn tàn nhang chủ nghĩa

    Những giáo điều làm cơm nguội bơ vơ

    Xin cứ tự do bán lương tâm cho chó

    Vãi linh hồn vào thùng rác nhân dân

    Mối mọt ăn rào rào lòng rường cột

    Ôi thương thay giẻ rách cũng tâm thần

    Anh sẩm bạc đầu dẫn đường dân tộc

    Đám gà què bàn hiến pháp cối xay

    Đất nước có bao giờ buồn như hôm nay

    Những thiên đường vỡ chợ

    Những học thuyết đứng đường

    Hoàn lương tượng đài

    Hoàn lương chân lý

    Nghị quyết còn trinh bạch cũng hoàn lương

    Không ai đuổi cũng giật mình bỏ chạy

    Nhốt hết mây trời vào hiến pháp tự do

    Mơ được đứng bên lề đường

    Nói một câu gan ruột

    Đất nước buồn

    Đất nước bị ruồi bu

    Đất nước bị cầm tù trong ngực trái

    Chưa kịp nghĩ một điều gì

    Sao đã toát mồ hôi ?

    Có nơi nào buồn hơn đất nước tôi ?

    Lý tưởng của loài dơi là muỗi

    Dơi bay đêm cho đất nước đỡ buồn

    Không ai tin vào hoa hồng nữa

    Không ai tin vào dơi nữa

    Dơi trở về làm chuột khoét quê hương

    Sài Gòn, 24-4-2013
    (Trên Internet)

    (1) Chú thích của Phạm Trần: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” do phiá Trung Cộng (Giang Trạch Dân) nói với Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Bắc Kinh năm 1999.
    ———

    BÙI MINH QUỐC

    Nhân đọc bài thơ “Đất nước những tháng năm thật buồn”của nhà thơ – chiến sĩ Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ “Điềm ơi!” của nhà thơ – chiến sĩ Lê Duy Phương trên Quê choa của nhà văn – chiến sĩ Nguyễn Quang Lập, trân trọng gửi đến các đồng nghiệp đồng đội chiến sĩ – nghệ sĩ trong Hội nhà văn Việt Nam bài thơ dưới đây của tôi:

    Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm

    Tổ Quốc bao giờ nhục thế này chăng ?*

    Hãy trông kìa !

    Hãy trông kìa !

    Bọn thẻ – đỏ – tim – đen tiếm quyền hóa giặc

    Bịt biệng người kêu nỗi đau Ải Bắc

    Bóp cổ người thét nỗi nhục Hoàng Sa

    Sông có nghe nỗi nhục chuyển sơn hà ?

    Hãy trông kìa !

    Hãy trông kìa !

    Bọn thẻ – đỏ – tim – đen tiếm quyền hóa giặc

    Một lũ sói nhe nanh kết bầy nhâng nháo khắp

    Móc túi dân

    Cướp đất dân

    Bóp cổ dân

    Nỗi oan dâng núi thét sông gầm !…

    Hỡi sông Hồng

    Hỡi sông Hồng

    Hỡi sông Hồng tiếng thét bốn nghìn năm

    Tổ Quốc bao giờ nhục thế này chăng ?

    Đà Lạt 12.09.2008

    _________

    * Bài “Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng ? ” của Chế Lan Viên có 2 câu mở đầu :

    Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm

    Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?

    (Từ Quê Choa)

    Sau cùng, chúng ta hãy lắng nghe Tác giả Đoàn Vương Thanh, tức Nguyễn Thanh Hà, 79 tuổi, cựu phóng viên TTXVN

    giãi bầy tâm tư của ông trước thời thế trên mạng báo Quê Choa của Nhà văn Nguyễn Quang Lập :

    “Tôi rất thích đọc thơ Nguyễn Khoa Điềm, trong đó có bài Khúc hát ru những em bé ngủ trên lưng mẹ…Tôi đồng cảm nỗi buồn của Nguyễn Khoa Điềm và nỗi buồn của nhiều nhà văn, nhà thơ đã từng có thời gian lăn lộn trên các chiến trường ác liệt, nỗi buồn của nhiều ông tướng, ông Bộ trưởng về hưu hoặc sắp về hưu, cả nỗi buồn mất đất của nông dân, nỗi buồn một số trí thức muốn góp ý vào xây dựng Hiến pháp mới bị coi là “trí thức rởm” “suy thoái”, nỗi buồn của học sinh sinh viên đang thụ hưởng một nền giáo dục bế tắc…

    Còn trong hệ thống chính trị, không thiếu những kẻ bất tài vô học, chỉ đua đòi ăn chơi trác táng…Lại con gái, con trai mấy vị vào hàng “nguyên thủ” xây “khách ạn 5 sao”, du học nước ngoài, chỉ suốt ngày gái gú, chơi game…Khi cần thì vẫn có thể xếp vào những cai ghế êm ru hái ra tiền. Con gái một vị to đầu tư cho một khu đô thị sinh thái chiếm đoạt 500 ha đất canh tác của nông dân, nay không rõ ôm tiền đi đâu. Đặc biệt, những thông tin về nhóm lợi ích, về phe phái này “chiến đấu” với phái kia, dường như “một mất một còn”.

    Một số vị ở vị trí cao của đất nước vẫn có những hành xử không đẹp đẽ chút nào, vẫn vì động cơ cá nhân ích kỷ…

    Vì sao, đất nước sau gần 40 năm được thống nhất, có độc lập, hòa bình mà vẫn có mấy chục vạn phụ nữ trẻ phải “trần như nhông” để “bọn nước ngoài” lựa chọn để cưới làm vợ. Ai đã cấp hộ chiếu cho gần 30 vạn phụ nữ sang Hàn Quốc, Đài Loan “tìm chồng”, “lấy chồng”, trong nước còn có đến 30 vạn gái điếm và một lũ “đĩ quý tộc”?..

    Ông Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thứ của Đảng, đã dũng cảm thừa nhận “đi đến đâu cũng thấy người hư hỏng…” mà lại chính là những người của ông, đã được rèn luyện phấn đấu nhiều năm. Bộ máy chính quyền vừa đông vừa không được việc, vừa nhiều vừa quan liêu. Cơ quan hành chính thì hành dân là chính, dân khiếu nại theo luật định thì bị ghép vào tội làm mất trật tự xã hội.”

    Tất xả những dòng chữ, dòng Thơ trên đây, tuy không ai có thể nhìn ra nước mắt, nhưng mỗi chữ, mỗi câu đã mang một nỗi buồn man mác như thúc giục phải thoát ra từ mỗi trái tim đáng rướm máu vào dịp 30 tháng 4 năm 2013.

    Cái mốc thời gian của 38 năm sau ngày đất nước “thống nhất” lý ra phải tươi mát và rực rỡ hoan ca chứ đâu có buồn thảm đến nhường này ?

    Lỗi tại ai, hãy lỗi tại tất cả chúng ta, những người dân đã sống nhục quen ?

    Phạm Trần

    (04/013)

  4. Phạm Trần says:

    38 NĂM SAU 30-4-1975

    VIỆT NAM ĐEN TỐI HƠN BAO GIỜ HẾT

    Phạm Trần

    Cứ tưởng sau 30/4/1975 khi đất nước đã quy về một mối, hết còn chiến tranh thì mọi người Việt Nam ở hai chiến tuyến Bắc-Nam sẽ tay bắt mặt mừng, cùng nhau xây dựng lại Tổ quốc để được sống hạnh phúc, nhưng 38 năm sau lòng người vẫn phân tán, hạnh phúc còn xa tầm tay và đất nước chưa thấy ngày mai.

    Đó là thực tế phũ phàng và đáng buồn, không ai muốn thấy nhưng nó đã xẩy ra và chưa ai biết rồi vận nước và phận mình sẽ đi về đâu.

    Sau đây là những nguyên nhân tạo thành bức tranh u ám ấy:

    Thứ nhất, đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã mất định hướng, kể từ sau Cuộc cách mạng “Đổi mới hay là chết” 1986 để cứu nguy đất nước dười thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh.

    Hy vọng vội vàng muốn đảng “mở cửa chính trị” và “ tư do tư tưởng” đã bị khoanh lại chỉ sau 2 năm ngắn ngủi.

    Ngay cả những bài viết, được người dân và đảng viên hoan nghênh, trong mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân Dân của Tác gỉa N.V.L. ( Nói Và Làm hay Nguyễn Văn Linh) bàn về những việc cần phải sửa đổi trong xã hội và chính quyền cũng bị rút lại.

    Đến thời Tổng Bí thư Đỗ Mười, sau Đại hội đảng kỳ VII (27/06/1991), chính sách bóp nghẹt hà khắc được áp dụng theo Cương lĩnh gọi là “Xây dựng đất nước trong thời ký qúa độ lên Chủ nghĩa Xã hội”. Kinh tế phát triển ngập ngừng “nửa nạc nửa mỡ” theo “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tham nhũng nở rộ. Đảng viên đi chệch hướng, nghi ngờ tính hữu hiệu của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh lên cao sau khi các nước Cộng sản Đông Âu rồi Nga Sô tan rã (từ 1989 đến 1991).

    Ông Mười bỏ Nga theo Trung Cộng để được bảo vệ cả về an ninh, kinh tế lẫn lý thuyết chính trị Cộng sản.

    Có tin loan truyền rộng rãi ở Việt Nam nói rằng, khi ông Đỗ Mười sang Thành Đô (Trung Cộng), trong tư cách Chủ tịch Hội đồng Bộ trường (Thủ tướng) tháp tùng Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh và Cố vấn Phạm Văn Đồng họp với Tổng Bí thư đảng CS Trung Cộng Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng năm 1990, trước Đại hội đảng CSVN kỳ VII, phía Việt Nam đã ký với Trung Cộng một thỏa hiệp gọi là “Kỷ yếu hội nghị”, nhưng cả hai phiá đều “giữ bí mật”.

    Ngòai việc hai nước nối lại bang giao sau Hội nghị Thành Đô, sau khi Việt Nam buộc phải rút quân khỏi chiến trường Cao Miên mà Việt Nam đã xâm lăng tháng 12/1978, đảng CSVN không cho ai biết ba ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng đã “thỏa hiệp” với Trung Cộng những gì !

    Nhưng từ đó đến nay, Trung Cộng đã công khai “xâm lăng” Việt Nam từ kinh tế, lãnh thổ đến đến chính trị mà Việt Nam chỉ dám phản ứng yếu ớt.

    Ông Lê Khả Phiêu thay ông Đỗ Mười từ Đại hội đảng VIII (28-6-1996), nhưng nội bộ đảng lại rệu rã thêm với tình trạng tham nhũng gia tăng, kỷ luật kém, nạn chạy chức chạy quền lên cao. Cán bộ, đảng viên xa đảng và xa cả dân khiến liên hệ được gọi là “máu thịt” giữa dân và đảng lõang ra.

    Vào tháng 2/1999, Ban Chấp hành Trung ương đưa ra Nghị quyết 6 (lần 2) về “một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay ” nhằm xây dựng, chỉnh đốn đảng.

    Nghị quyết 1999 viết rằng: “ Trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: sự suy thoái về tư tưởng chính trị; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm, bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước chậm được củng cố và đổi mới. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy rmạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng phải có biện pháp phát huy ưu điểm, kiên quyết sửa chữa các khuyết điểm, tiếp tục củng cố, chỉnh đốn, để ngày càng vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tổ chức và cán bộ.”

    Đến Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) , sau khi ông Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng Bí Thư, thì Nghị quyết về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, giống hệt như Nghị quyết 6 (lần 2) của 13 năm trước được chấp thuận ngày 31/12/2011.

    Văn kiện quan trọng này viết : “ Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.”

    Nghị quyết nói rõ rằng : “ Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”

    Như thế thì đảng CSVN đã “ mất định hướng” chưa hay vẫn còn nói là mới có “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá”, chưa đến tình trạng “tự rã đám” hay “tự ý tan hàng” ?

    AI THEO TẦU HƠN AI ?

    Thứ hai, nội bộ thì như thế, nhưng trong quan hệ với Trung Cộng thì ông Phiêu đã lưu lại vết nhơ không kém hai ông Linh và Mười bao nhiêu.

    Dù Việt Nam đã nhiều lần cải chính, nhưng việc nhượng đất ở biên giới và lãnh hải cho Trung Cộng của “triều đại” Lê Khả Phiêu đã rõ trong 3 “Hiệp ước biên giới trên đất liền” (30/12/1999); “Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ” và “Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ” (25/12/2000)

    Cụ thể Việt Nam đã mất đất như thế nào thì hãy nghe lời kể của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ của CSVN tại Bắc Kinh từ 1974 đến 1989, như sau :

    “Đánh ta năm 1979 một mặt gạt bỏ sự hàm ơn của ta đối với những giúp đỡ trước đây của nhân dân Trung Quốc, mặt khác tự phơi bày ý đồ vụ lợi trong sự viện trợ cho ta. Khi không đạt được thì trở mặt….Năm 1984, Trung Quốc huy động một Trung đoàn với hỏa lực mạnh liên tục tấn công bắn giết phân đội quân ta đóng giữ cao điểm 1.502 ở huyện Vị Xuyên, cuối cùng chiếm lấy cao điểm ấy làm điểm quan sát từ xa, nhòm vào nội địa ta. Ở biên giới phía Bắc nước ta từ trước đến nay, dân hai bên đã có những việc xâm canh, xâm cư, dân ta cũng có một số điểm xâm canh sang đất Trung Quốc, diện tích không đáng kể, dân Trung Quốc xâm canh, xâm cư sang nước ta tại rất nhiều điểm, tổng diện tích khá lớn. Trong đàm phán phân định biên giới, Trung Quốc luôn nêu lên “phân định theo hiện trạng”, tranh luận qua lại, Trung Quốc luôn nêu “nhân nhượng lẫn nhau vì đại cục (?), cuối cùng Trung Quốc vẫn ăn hơn thì mới chịu. Thác Bản Giốc vốn của ta nay họ chiếm đứt được một nửa. Xưa Nguyễn Trãi tiễn cha đến tận ải Nam Quan, trước nay ta vẫn nói đất nước ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, sau đàm phán, biên giới nước ta tụt lùi xuống mãi đến chợ Tân Thanh, đối diện đã là trụ sở hải quan của Trung Quốc….”
    (17-03-2010, Bauxite Viet Nam)

    Sau ông Phiêu, đến phiên ông Nông Đức Mạnh lên giữ chức Tổng Bí thư liền hai khoá đảng IX và X (từ 22/04/2001 đến 12/01/2011).

    Trong 10 năm, ông Mạnh đã để cho Trung Cộng vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, mặc dù không có phép của Ủy ban Trung ương đảng và của Quốc hội. Rất nhiều Công ty của Trung Cộng đã được ưu tiên “trúng thầu” nhiều dự án kinh tế với gía rẻ, chiếm nhiều vị trí chiến lược dọc theo bờ biển và dọc theo biền giới, qua kế họach cho thuê đất rừng dài hạn đến 50 năm !

    Về khai thác Bauxite, mặc dù đã bị hàng ngàn người dân, trong số có nhiều Trí thức và chuyên viên Khoáng sản hàng đầu của Việt Nam, kể cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Nguyên Phó Chủ tịch Nước Bà Nguyễn Thị Bình và Đức cha Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam khuyên can “dừng lại”, đảng vẫn hăm hở thực hiện mà chưa biết lợi hại về an ninh và kinh tế sẽ đưa đất nước đến đâu!

    Ngày 24/4/2009, ông Trương Tấn Sang (khi ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ) đã thay mặt Bộ Chính trị ký Thông báo số 245- TB/TW về Kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít giai đoạn 2007 – 2015, có xét đến năm 2025.

    Kết luận viết : “ Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bô-xít là chủ trương nhất quán từ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng đến nay. Triển khai các nghị quyết Đại hội, trong 2 nhiệm kỳ, Bộ Chính trị đã nhiều lần bàn và ra các nghị quyết, kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ngành công nghiệp bô-xít, alumin, nhôm, phục vụ phát triển kinh tế đất nước nói chung, góp phần phát triển kinh tế – xã hội Tây Nguyên nói riêng.

    Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít giai đoạn 2007 – 2015, có xét đến năm 2025 với bước đi cụ thể và chỉ đạo triển khai 2 dự án khai thác bô-xít, sản xuất alumin đầu tiên tại Tân Rai (Bảo Lộc, Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắc Nông); đồng thời, chỉ đạo tìm kiếm, lựa chọn đối tác nước ngoài có năng lực để hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng và đầu tư xây dựng ngành công nghiệp bô-xít, alumin, nhôm. Chính phủ đã giao Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là đơn vị có kinh nghiệm trong khai thác khoáng sản làm chủ đầu tư thực hiện 2 dự án và chủ trì đàm phán với các đối tác nước ngoài.”

    “Đối tác nước ngòai”, không ai khác hơn chính là nhà thầu Chalieco của Trung Cộng, nước đã thúc ép ông Nông Đức Mạnh phải để cho họ nhảy vào khai thác vì nhu cầu cầu quặng nhôm kỹ nghệ của Bắc Kinh !

    MẮC MƯU TRUNG CỘNG ?

    Thứ ba, việc làm ì ạch của hai nhà máy Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) đã khiến nhiều chuyên viên lo ngại sẽ sa lầy như nhiều dự án kinh tế khác có bàn tay người Trung Quốc dính vào.

    Sự lo âu này đã được trả lời bằng việc sản xuất chậm mất 2 năm của Nhà máy Tân Rai, nhưng sau khi chính phủ quyết định đình chỉ kế họach làm cảng Kê Gà,Bình Thuận (18/02/2013) vì phương án xây dựng cảng “không mang lại hiệu quả”để xuất khẩu quặng Alumin (sản xuất từ quặng Bauxite) thì các chuyên viên đã báo động “sẽ thua lỗ nặng” nếu Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cứ “cố đấm ăn xôi”.

    Trong khi Vinacomin tiếp tục cảng cổ ra cãi “sẽ có lời” thì từ Nhà máy Tân Rai (Lâm Đồng) các viên chức của Công ty TNHH MTV nhôm Lâm Đồng (đơn vị quản lý xí nghiệp mỏ tuyển) đã xác nhận tin 20.000 tấn alumin làm ra bị tồn kho chưa biết bán cho ai !

    Báo Đất Việt Online ngày 19/04/2013 báo động : “Hàng ế tồn kho, công nhân thiếu việc làm, nợ lương, đường nát … là những điều có thể dễ kể ra khi người ta đến ‘thực mục’ tại tổ hợp bauxite nhôm Tân Rai (Bảo Lâm, Lâm Đồng).”

    Báo này viết : “ Đã 3 ngày qua, hơn 50 tài xế lái các loại xe đào, xe múc và xe ủi thuộc phân xưởng thi công cơ giới (Xí nghiệp mỏ tuyển bôxit Tân Rai) đã đồng loạt ngưng làm việc để phản đối các chính sách về định mức xăng dầu, tiền lương và thiếu việc làm khiến họ phải nghỉ triền miên.

    Anh Nguyễn Đình Đề (tài xế xe ủi) phản ánh, anh đã làm việc ở đây đã sáu năm liền. Từ đó đến nay, anh và nhiều anh em khác chỉ được hưởng lương theo khối lượng công việc. Trong khi đó việc làm thì thất thường, mỗi tháng chỉ làm việc khoảng 16 ngày công.

    Cũng theo anh Đề, từ đầu năm 2013 đến nay, lương của anh em rất thấp. Tháng 1, anh Đề chỉ nhận được gần 1,1 triệu đồng và tháng 2 là 1,2 triệu đồng, hiện vẫn chưa nhận được lương tháng 3. Định mức xăng dầu dùng cho các đầu xe ngày càng xuống thấp khiến tài xế lâm vào cảnh nợ nần.”

    Ông Nguyễn Văn Thắng, phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV nhôm Lâm Đồng nói : “Nhà máy tuyển quặng và nhà máy sản xuất alumin đang chạy theo công suất không tương xứng nhau. Nhà máy tuyển quặng đã bàn giao nên sản xuất hết công suất, còn nhà máy alumin thì đang chạy thử nên chỉ chạy 50% công suất”.

    Hiện tại, kho của nhà máy tuyển quặng đang tồn 40.000 tấn quặng tinh, nhà máy alumin tồn kho 20.000 tấn do chưa bán được. Hiện nhà máy alumin vẫn tiếp tục hoạt động, mỗi ngày sản xuất khoảng 1.000 tấn.

    Ông Thắng cho biết hiện sản phẩm alumin chỉ mới được tiêu thụ trong nước với số lượng rất ít và chưa có hợp đồng xuất khẩu. Dự kiến đến tháng 6/2013 toàn bộ tổ hợp mới được bàn giao từ nhà thầu Chalieco (Trung Quốc). Khi việc kinh doanh sản phẩm alumin đi vào ổn định, hạn chế tồn kho thì 1.300 công nhân tại tổ hợp bauxite nhôm Tân Rai mới ổn định việc làm.”

    Một trở ngại lớn và quan trọng khác là việc sửa chữa, nâng cấp Quốc lộ 20 để chuyên chở Alumin từ Tân Rai về cảng Gò Dầu (Tỉnh Đồng Nai) không tiến triển như dự liệu.

    Báo Đầt Việt cho biết : “Quốc lộ 20 sẽ là cung đường chính phục vụ quá trình vận chuyển bauxite từ nhà máy Alumin Tân Rai (Lâm Đồng) về cảng Gò Dầu (Đồng Nai). Mặc dù việc nâng cấp, cải tạo đã thực hiện hơn 1 năm nhưng đến nay, con đường này vẫn chằng chịt ổ voi, ổ gà khiến người lưu thông qua đây lúc nào cũng nơm nớp lo tai nạn.

    Trước đó Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 20 đoạn từ ngã tư Dầu Giây, huyện Thống Nhất – Đồng Nai đến TP Bảo Lộc – Lâm Đồng dài 120 km, khởi công từ tháng 12/2011 với tổng vốn đầu tư hơn 4.600 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách, do Công ty Cổ phần BT20 thực hiện dưới hình thức xây dựng – chuyển giao.

    Mục tiêu của dự án là làm cho con đường cũ kỹ, xuống cấp này có đủ độ lớn và sức chịu tải phục vụ quá trình vận chuyển bauxite, đồng thời bảo đảm nhu cầu đi lại an toàn cho người dân. Thế nhưng chỉ riêng đoạn đường dài hơn 75 km chạy qua các huyện Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú – Đồng Nai vẫn đầy rẫy ổ gà, ổ voi.

    Mặt đường hẹp, có đoạn không đến 7 m, sờn tróc nham nhở và không có phần đường riêng cho xe máy. Một số đoạn đã thi công, cải tạo nhưng những “miếng vá” chưa kịp khô đã lại bong tróc và trở thành cái “bẫy” trên đường.”

    Như thế thì “giấc mơ sẽ lời to” của Dự án Bauxite Tây Nguyên sẽ đi về đâu ? Và trong khi thị trường quặng Alumin đang hạ giá trên thế giới khỏang 320 Mỹ kim 1 tấn thì các chuyên viên Khoáng sản độc lập của Việt Nam lo ngại Công ty Vinacomin của Chính phủ chỉ có thua và lỗ nặng, nếu họ thật lòng công khai và minh bạch “tổng cộng giá thành” gồm tất cả các khỏan tiền phí tổn để có được 1 tấn Alumin !

    Gỉa thử như Trung Cộng sẽ mua nhưng bắt Việt Nam phải hạ giá xuống đến mức tối đa, trong khi không nước nào muốn mua hàng Việt Nam thì Vinacomin tính sao ? Chẳng nhẽ cứ “giữ hàng tồn kho” để chờ giá lên cao mới bán thì đến bao giờ ?

    Và trong khi “hàng làm ra nhiều mà bán chẳng được bao nhiêu” thì lấy tiến đâu trả nợ và trả tiền công cho nhân viên, thợ thuyền ?

    Đấy là hiểm họa kinh tế đang treo trên đầu mỗi người dân Việt Nam, chưa kể thảm họa “bùn đỏ” độc hại ở thượng nguồn Tây Nguyên mà ông Nông Đức Mạnh đã để lại cho người dân sau 10 năm làm Tổng Bí thư đảng !

    CÙNG KHAI THÁC CỦA AI ?

    Thứ tư, sau ông Mạnh thì đến phiên ông Nguyễn Phú Trọng nhận chức Tổng Bí thư ngày 19-01-2011 tại Đại hội đảng khóa XI.

    Nhưng chỉ 10 tháng sau đó ông Trọng đã sang Bắc Kinh, gọi là thăm Trung Cộng, nhưng thật ra là để ký 6 điểm thỏa hiệp với Tổng Bí thư đảng Cộng sàn Trung Cộng Hồ Cẩm Đào, được gọi hoa mỹ là “Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung” , trong đó điểm nổi bật và then chốt là “hợp tác cùng phát triển”.

    Thỏa hiệp ông Nguyễn Phú Trọng ký ở Bắc Kinh ngày 11/10/2011 có 3 điểm quan trọng nhất là :

    Điểm 2: ”Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.”

    Điều 4:” Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.”

    Điểm 5: “ Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.”

    Cha đẻ của thuyết “gác tranh chấp để cùng khai thác”, ông Đặng Tiểu Bình cũng chính là người đã xua khỏang 600,000 quân Trung Cộng vượt biên giới đánh sang 6 tỉnh cực bắc của Việt Nam hồi tháng 2/1979 mà ông ta bảo là “dạy cho Việt Nam một bài học” !

    Nhưng Trung Cộng làm gì có chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông mà đòi “hợp tác cùng phát triển” ? Và dù biết rõ hai-năm-rõ-mười như thế mà tại sao ông Nguyễn Phú Trọng dám ký để “chia đôi chủ quyền” với người hàng xóm chưa bao giờ “làm theo lời hứa” này ?

    Giờ đây, Trung Cộng đã gọi đấu thầu Quốc tế ít nhất là 9 lô tìm kiếm dầu trong vùng “đăc quyền kinh tế” , hoặc “nằm chồng lên” các lô tìm kiếm mà chính Việt Nam đã gọi thầu Quốc tế trước Trung Cộng ở giữa Quần đảo Trường Sa và bở biển tỉnh Khánh Hòa !
    Trung Cộng cũng đã và đang khai thác dầu trong vùng Vịnh Bắc Bộ dù hai bên chưa ngã ngũ về đường ranh giới chủ quyền, theo Thỏa hiệp năm 2000 thời ông Lê Khả Phiêu ?

    TĂNG CƯỜNG ĐE DỌA VIỆT NAM

    Thứ năm, song song với hành động chiếm lấn chủ quyền biển đảo trắng trợn này, Trung Cộng còn tăng cường các Tầu Hải quân, ngụy trang Hải Giám có võ trang đi tuần tra khắp vùng Biển Đông từ Hòang Sa xuống Trường Sa của Việt Nam để ngăn chặn, truy kích và bắn phá các ngư dân Việt Nam đến đánh cá ở Hòang Sa và Trường Sa.

    Nhiều tầu đánh cá của Việt Nam đã bị đâm chìm khi đang hành nghề sâu trong vùng biển Vũng Tầu, Hải Phòng, Đà Nẵng và Quảng Ngãi từ 2 năm qua mà Hải quân và lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam không làm gì được !

    Bằng chứng bỏ ngư trường mà chạy để bảo vệ tính mạng và tài sản đã được ngư dân đảo Lý Sơn nói thằng với Chủ tịch Nước Trương Tấn Sáng khi ông ra thăm đảo ngày 15/4 (2013) vừa qua.

    Đấy là chưa kể vụ 1 tầu cá Quảng Ngãi bị tầu Hải Giám Trung Cộng bắn cháy rụi nóc tầu ngày 20/3 (2013) mà Trung Cộng bảo vì tầu Việt Nam xâm phạm “vùng biền của họ” ?

    Những vụ tấn công tầu cá Việt Nam diễn ra song song với cuộc tập trận 16 ngày (17/3-1/4/013) ở Biển Đông của 4 Tầu chiến Trung Cộng thuộc Hạm đội Hải Nam đã khiến các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam và Phi Luật Tân lo ngại.

    Nhưng Hải quân Trung Cộng đã cho biết các tầu chiến của họ sẽ tập trận quy mô hơn thêm 40 lần nữa ở Biển Đông trong năm 2013. Các sỹ quan Hải quân Trung Cộng nói là các cuộc tập trận là nhằm “đánh dấu lãnh thổ” của Trung Cộng trên Biển Đông !

    Trên mặt trận tuyên truyền để dành lấy biển đảo, Trung Cộng đã tổ chức du lịch ở Hòang Sa và tung ra bản đồ mới vẽ Hòang Sa và Trường Sa là của Trung Cộng, nhưng Việt Nam chỉ “phản đối suông” và cổ võ “giải quyết tranh chấp với Trung Cộng bằng biện pháp hòa bình” !

    NHỮNG TIẾNG NÓI PHẪN UẤT

    Trước hiểm họa “lưỡng đầu thọ địch” của đất nước như thế mà lãnh đạo Đảng chỉ biết tập trung vào công tác đàn áp dân lành đi khiếu kiện oan sai và tố cáo cán bộ, đảng viên tham nhũng như đe dọa của ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ đưa ra tại Hà Nội ngày 18/4 (2013) thì có lương tâm không ?

    Bản tin của Ban Thanh tra viết : “Riêng UBND TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phải kịp thời nắm bắt tình hình khiếu kiện đông người, có phương án cưỡng chế, giải toả đối với các công dân khiếu nại, tố cáo tập trung sai quy định về Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước để tổ chức tiếp, hướng dẫn, vận động công dân trở về địa phương.

    Đồng thời, không để các đoàn khiếu kiện đông người đến các khu vực hội trường nơi diễn ra các cuộc họp và nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, xử lý kiên quyết hiện tượng người khiếu kiện trưng băng rôn, biểu ngữ, ngăn chặn việc chặn, đón xe Đại biểu Quốc hội.”

    Như thế là ông Tranh chỉ mong sao cho các Ủy viên Trung ương đảng về họp Hội nghị kỳ 7 ở Hà Nội vào đầu tháng 5 (2013) và sau đó đến lượt các Đại biểu Quốc hội về họp khoá 5, khai mạc ngày 20/5 (2013), đừng nhìn thấy mặt dân khiếu kiện kẻo xấu mặt nhà nước hay sao ?

    Vì tính toán có hành động phản dân chủ, coi thường dân của Chính phủ trong khi lại chểnh mảng trước đe dọa của Trung Cộng ở Biển Đông đã rõ như ban ngày đã làm cho một số cựu tuớng lãnh, Nhà thơ và Nhà báo nổi tiếng của Việt Nam phải lên tiếng trong phẫnn uất chưa bao giờ thấy có ở Việt Nam.

    Trước hết hãy đọc lời cảnh giác của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (nguyên Đại sứ của CSVN gtại Trung Cộng) : “Việt Nam ta tất yếu phải cuốn theo kinh tế thị trường, nhưng lãnh đạo vẫn lấy CN Mác – Lênin làm cơ sở tư tưởng, vẫn chủ trương xây dựng CNXH. Thử hỏi xây dựng CNXH theo mô hình nào? Trong xã hội ta hiện nay, nội dung gì là XHCN, không ai chỉ ra được. Còn nói phát triển kinh tế thị trường “theo định hướng XHCN”. Cái đuôi “theo định hướng XHCN” thật là mơ hồ, vô nghĩa.”

    Ông nói thẳng với lãnh đạo Nhà nước : “ Vấn đề đặt ra đối với nước ta hiện nay là: thoát ra khỏi mọi ràng buộc tham lam, ác ý, thực hiện đường lối chủ trương độc lập tự chủ, thực hiện ngoại giao cân bằng giữa các nước lớn, một mặt không phá bỏ hiện trạng hữu nghị hòa bình với Trung Quốc, mặt khác thắt chặt mối quan hệ hữu nghị với các nước lớn Nga, Nhật, Ấn Độ, Mỹ, cải cách thể chế, thực hiện dân chủ, gắn bó với khối đại đoàn kết dân tộc, trọng dụng hiền tài, xóa bỏ mọi lợi ích nhóm, phe phái quyền lực để đưa đất nước thoát khỏi yếu kém tụt hậu và tiến lên.”

    (Trích từ Bài viết mới nhất của ông phổ biến trên các mạng báo Truyền thông Xã hội trong nước: “Giữa Việt Nam và Trung Quốc không truyền thống hữu nghị, cũng không tương đồng về ý thức hệ)

  5. hoàng long says:

    Trích câu cuối bài viết của tác giả:
    “Đúng như Henry Kissinger đã nói trong cuốn The White House Year (tr. 226-311), năm 1969 đã khởi đầu cơn hấp hối của miền nam VN, dần dần qua các cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ như đã nói trên, số phận của Đông Dương đã được “xử lý” bằng những quyết định chính trị của ngành Lập pháp.”
    Mỹ can thiệp để bắt tay với Trung quốc (TQ)để có thế đương đầu với Nga sô , ý đồ bỏ rơi Việt Nam
    sau khi bắt tay với TQ, chuyện còn lại là TQ muốn mượn tay Bắt Việt để chiếm Đông Dương (ĐD)qua đường lối chiến tranh, BV đã chiếm miền Nam và TQ có thêm đảo đất và tràn xuống ĐD . Năm 2020 VN sẽ thành lảnh thổ của TQ hay một tỉnh nắng ấm cho dân TQ dời cư về . Kẻ tội đồ là quân BV hiện nay đã đem dâng nước Việt cho Hán tộc , tổ chức ăn mừng ngày chiến thắng 1 tháng 5 từ năm 1975 đến nay, sẽ có một ngày bọn đảng CSVN đi Tân Cương làm lao nô cho TQ sau khi TQ xua quân chiếm đóng toàn cỏi Việt Nam . Tác giả nhắc nhớ ngày tháng ô nhục của kẻ thua trận và để “thức tỉnh” kẻ thắng trận cũng là kẻ tội đồ của dân tộc Việt Nam theo thiển ý của HL tôi.

Phản hồi