Chống cộng thật, hay… chỉ đùa cho vui?
Một căn nhà, người nhìn phía trước nói rằng đẹp, người nhìn phía sau nói không đẹp. Cả hai người đều nói lên sự thật, thấy sao nói vậy. Giả như hai người này cãi nhau um sùm và đi đến đánh đấm lẫn nhau chỉ vì người nào cũng muốn người kia phải nhìn nhận về căn nhà giống như mình thì đúng là… tâm lý hai người này có vấn đề!
Bất kỳ ai cũng có lúc thế này lúc thế kia, tốt nhiều với người này tốt ít với người kia, khi làm nghề này lúc làm nghề khác, v.v… đó là chuyện thường. Kẻ được người đó ưu đãi thì nói người ấy tốt, còn kẻ bị bạc đãi thì nói người ấy xấu. Nhận thức khác nhau giữa người này với người kia, thậm chí mâu thuẫn hay ngược lại nhau về cùng một người là chuyện hết sức bình thường. Do đó, không phải vì khác nhau, mâu thuẫn nhau hay nghịch lại nhau mà có thể kết luận rằng nếu nhận thức này đúng thì nhận thức kia phải sai.
Cũng vậy, đối với một sự việc, một biến cố, một nhân vật hay một triều đại trong lịch sử, mỗi người đều nhìn từ vị trí của mình, nghĩa là từ nhiều góc độ khác nhau, đương nhiên mỗi người nhận định mỗi khác, chẳng mấy ai giống nhau. Cãi nhau chí chóe, thậm chí chửi nhau, mạt sát nhau chỉ vì nhận định khác nhau và muốn người khác cũng phải nhìn nhận sự việc giống như mình thì… có khác gì hai người trong câu chuyện căn nhà ở trên.
Qua những email qua lại trên các diễn đàn Internet, ta thấy trong hàng ngũ đấu tranh chống cộng hiện nay đang xảy ra những chuyện tương tự đe dọa sự đoàn kết trong tập thể đấu tranh chống cộng. Chẳng hạn đối với nền Đệ Nhất Cộng Hòa tại Việt Nam, nhiều người cho rằng đó là thời Việt Nam rất hưng thịnh so với những nước chung quanh, và Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một người lãnh đạo tốt, thật sự yêu nước. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng ông là một nhà độc tài, đàn áp Phật giáo, v.v. Hay đối với việc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức, nhiều người tôn vinh ông như một vị bồ tát xả thân vì đạo pháp, vì công lý, chính nghĩa. Nhưng cũng có những người cho việc tự thiêu đó là có bàn tay của cộng sản… Còn rất nhiều chuyện tương tự: cùng một sự việc, cùng một con người, nhưng kẻ bênh người chống, người thì hoan hô, ủng hộ, kẻ thì đả đảo, miệt thị… Ai cũng đều thấy mình có lý, và cho lẽ phải ở về phía mình.
Điều đáng buồn là những người nhìn sự việc cách khác nhau và trái ngược nhau ấy lại đánh phá, mạt sát nhau, tạo nên tình trạng chia rẽ giữa hàng ngũ đấu tranh chống cộng lúc này đang cần đoàn kết hơn bao giờ hết (*).
Chuyện đoàn kết, đối với người Việt, sao khó quá đi mất!? Còn chuyện chia rẽ, sao lại dễ dàng đến thế!? Quả là khó hiểu! Chỉ cần một lý do cỏn con cũng đủ làm người ta chia rẽ nhau, không liên kết được với nhau. Chẳng hạn khi ông A, bà B không ưa nhau, chống nhau và coi nhau như kẻ thù, thì ai chơi thân với ông A hoặc đồng quan điểm với ông A là cũng bị bà B thù ghét, hay ít ra không thể giao tiếp hay liên kết được. Thái độ của ông A cũng chẳng khác gì bà B đối với những ai thân thiết hay đồng lập trường với bà B. Dễ ghét nhau, dễ nghĩ không tốt cho nhau như thế thì khó đoàn kết là phải rồi? Thái độ này sao giống cộng sản quá!
Có những người lúc nào cũng tỏ ra quyết chí lật đổ chế độ cộng sản, phải tiêu diệt cộng sản với bất cứ giá nào, ai lừng khừng, không tỏ thái độ dứt khoát như họ đối với cộng sản liền bị họ chụp mũ thân cộng, muốn hòa hợp hòa giải với cộng sản, và bị họ tẩy chay, coi là kẻ thù, là kẻ không cùng chiến tuyến với họ. Cứ như thế làm sao đoàn kết được?
Cha ông ta có câu: “Đóng thuyền mà không xẻ ván”. Tổ tiên người Mỹ cũng có câu: “You can’t make bricks without straw” (Bạn không thể làm gạch mà không cần rơm) (**). Những câu ấy có ý nói đến những người muốn làm một việc mà không chịu sử dụng những phương tiện cần thiết để làm việc ấy. Chúng ta phải nói thế nào về người muốn đóng thuyền mà không chịu xẻ ván? Muốn viết mà không chịu cầm bút? Muốn mua xe đắt tiền mà không chịu bỏ tiền ra mua? Có thật là họ muốn như thế không, hay chỉ nói thế mà không phải thế?
Cũng vậy, chúng ta phải nói thế nào về những người muốn lật đổ cộng sản nhưng lại không cần đến lực lượng? Hoặc muốn có lực lượng mà không chịu liên kết với ai? Hay phải nói thế nào về những người chỉ chấp nhận liên kết với những ai cùng chống cộng theo cách của họ? Cùng chống cộng theo cách của họ được bao nhiêu người? Bấy nhiêu người đã đủ mạnh để lật đổ cộng sản chưa? Quyết lật đổ cộng sản mà sao lại cứ làm cho lực lượng của mình ngày càng ít người đi? – Có phải họ nói chống cộng chỉ là để đùa cho vui chăng?
Phải chăng họ nghĩ rằng chỉ cần một nhóm nhỏ quyết tâm lật đổ chế độ cộng sản, chỉ cần chửi cộng sản hết cỡ như họ là chế độ ấy sẽ sụp đổ, không cần phải liên kết với ai để có sức mạnh? Họ có khác gì kẻ muốn ra trận, muốn chiến thắng, nhưng lại không thèm mang võ khí theo? Có thật là họ muốn chiến đấu và chiến thắng không, hay chỉ nói giỡn chơi cho vui cửa vui nhà?
Những kẻ thường gây chia rẽ, thích hạ uy tín những người cùng chiến tuyến, không tìm cách liên kết với những người cùng chí hướng, họ có chống cộng thật không? Những kẻ chuyên chụp mũ những người có quan điểm chống cộng khác với mình là “chống cộng cuội”, là thân cộng, là cộng sản nằm vùng… họ là ai? Nếu thật sự chống cộng thì đâu có thái độ như thế được?!
Trong lịch sử Việt đã có những bài học hết sức thâm thúy và đặc sắc về việc liên kết chống giặc. Chẳng hạn chuyện Đức Trần Hưng Đạo. Ông có mối thù không đội trời chung với Trần Thủ Độ vì ông này đã ép vua Thái Tông cướp mẹ mình là Công chúa Thuận Thiên làm vợ, lại còn muốn giết cha mình là Trần Liễu. Nhưng khi giặc Nguyên tới, trước hiểm họa chung của đất nước, ông đã dẹp bỏ mối thù (mà cha ông trước khi chết đã trăn trối cho ông phải trả) để liên kết với chính kẻ thù của mình là Trần Thủ Độ cùng chống giặc. Qua sự việc đó, chúng ta mới chắc chắn Trần Hưng Đạo là người thật sự yêu nước, thật sự muốn chống giặc. Nếu ông không chấp nhận liên với kẻ thù riêng để chống kẻ thù chung thì ngày nay chúng ta đâu suy tôn ông là anh hùng dân tộc, là người sẵn sàng quên mình vì đất nước?
Có tấm gương sáng và bài học quý giá như thế về liên kết, tại sao ta không áp dụng vào cuộc đấu tranh hiện nay? Nhất là khi dân tộc mình đang bên bờ vực thẳm có thể bị Trung cộng biến thành một quận huyện của chúng với sự tiếp tay của bè lũ CSVN như hiện nay? Trước tình trạng điêu linh của đất nước với thù trong lẫn giặc ngoài, tại sao ta lại không noi gương cha ông mình, sẵn sàng dẹp bỏ những hận thù riêng tư, những bực tức nhỏ nhoi, những bất đồng quan điểm để liên kết lại với nhau thành sức mạnh? Hay chúng ta đã quên mất lịch sử oai hùng của dân tộc mình rồi? Hay chúng ta nghĩ rằng không cần sức mạnh, không cần đoàn kết vẫn có thể thắng được Cộng sản, cả Trung cộng lẫn Việt cộng? Chúng ta có phép lạ chăng?
Đang lúc chúng ta cần đoàn kết để chống CSVN và Trung cộng, đang lúc nước nhà điêu linh đến tột cùng, thế mà chúng ta lại đi chống nhau chỉ vì không đồng quan điểm về một vài nhân vật lịch sử đã thuộc về quá khứ! Cộng sản chỉ mong chúng ta làm như vậy và đã tìm cách để xui giục chúng ta làm như vậy!
Qua những thông tin trên mạng Internet, chúng ta biết các tôn giáo ở trong nước đang liên kết lại với nhau để cùng đấu tranh. Nhưng các tôn giáo ở hải ngoại thì…
Dường như qua sự kiện kỷ niệm 50 năm nền Đệ nhất Cộng Hòa bị sụp đổ, và kỷ niệm 50 năm HT Thích Quảng Đức tự thiêu, bọn cộng sản nằm vùng đang tìm cách “đâm bị thóc, thọc bị gạo”, gây chia rẽ giữa các tôn giáo, làm cho các tôn giáo nghi ngờ hận thù nhau? Chúng đang kích động lòng yêu tôn giáo mình nơi các tín đồ đạo này để chống lại những tín đồ đạo khác. Muốn thế, chúng cố tìm cách chứng minh tôn giáo này đã hay đang làm hại tôn giáo kia. Liệu các tôn giáo ở hải ngoại có nhận thức được âm mưu của bọn cộng sản nằm vùng này không? Có tránh được cạm bẫy của chúng để cùng liên kết với nhau như những tôn giáo trong nước không?
Trước những nhân vật lịch sử, những biến cố lịch sử, mỗi người đều có quyền nhận định, đánh giá, hoặc yêu ghét tùy theo cách mỗi người tiếp cận với những sự việc ấy. Chắc chắn nhận thức của mỗi người phải khác nhau, có khi ngược hẳn nhau… Nhưng đừng vì quan điểm khác biệt nhau hay vì nhận thức trái ngược nhau mà chúng ta lại kèn cựa nhau, chê bai đả kích nhau, để rồi không liên kết được với nhau.
Thiết tưởng về những nhân vật lịch sử, những biến cố lịch sử, chúng ta mới chỉ có được những cái nhìn manh mún, vụn vặt, thấy mặt này mà không thấy được mặt kia, chưa đủ dữ liệu và chưa đứng xa đủ để có thể nhìn sự việc một cách tổng thể. Vì thế việc phán quyết những nhân vật lịch sử có công hay có tội ngoài khả năng của chúng ta mà cũng chưa phải là việc của chúng ta. Hãy nhường việc phán quyết ấy cho lịch sử. Lịch sử sau này sẽ nhận định và phê phán một cách trung thực hơn, khách quan hơn… Tranh luận hơn thua về phương diện này chẳng khác gì hai kẻ trọc đầu giành nhau cái lược… Kẻ không giành được thì bực bội, mà người giành được cũng chẳng lợi lộc gì. Có điều cả hai đều bị u đầu sứt trán và làm cớ cho những người hiểu biết chê cười! Kẻ có lợi là kẻ quăng cái lược vào cho hai người tranh giành, đánh lộn nhau!
Trước tình trạng nguy khốn hiện nay của đất nước, chúng ta dù trong hay ngoài nước, hãy tập trung vào việc đoàn kết để cứu nước! Hãy bắt chước Đức Trần Hưng Đạo dẹp bỏ mọi hận thù riêng tư, mọi dị biệt trong quan điểm để cùng ngồi lại với nhau, cùng làm chung với nhau những việc mà chúng ta vẫn làm thay vì làm riêng rẽ mạnh ai nấy làm.
Tuyệt đối không chửi nhau, không đánh phá nhau, không làm gì gây chia rẽ, gây mất hòa khí. Vì cái hại gây ra do chia rẽ luôn luôn lớn gấp bội cái hại do sự khác biệt nhau, hay do những lầm lỗi vì nhận thức chưa đúng của những người cùng chiến tuyến với mình.
Có như thế chúng ta mới là người thật sự yêu nước, thật sự chống cộng! Bằng không, việc yêu nước hay chống cộng của chúng ta chỉ là… đùa giỡn cho vui vậy thôi!
© Người Việt Thầm Lặng
© Đàn Chim Việt
___________________
(*) Quan niệm “chân lý chỉ có một” hay “sự vật chỉ có một mặt” khiến người nào nghĩ mình là đúng bèn cho kẻ nghĩ khác mình là sai. Thực ra câu “chân lý chỉ có một” chỉ đúng cho Chân Lý Tuyệt Đối, là điều không thuộc về thế giới hiện tượng này. Còn thứ chân lý được sử dụng trong ngôn ngữ để diễn tả những thực tại tương đối thì không chỉ có một. Với quan niệm thực tại nhiều mặt và thường thay đổi, thì hai điều ngược lại nhau hay mâu thuẫn nhau vẫn có thể cùng đúng. Khi tờ giấy có mặt trắng mặt đen thì ai nói nó trắng cũng đúng, mà người nói nó đen cũng đâu có sai. Hôm qua người nói vật này là quả trứng, hôm sau người khác lại nói đó là con gà, tuy nói khác hẳn nhau nhưng cả hai đều nói đúng sự thật.
(**) Ngày xưa, khi chưa biết làm gạch nung, người ta làm gạch bằng đất sét trộn với rơm để gạch khó bị bể vụn. Thời xưa làm gạch mà không dùng rơm thì tương tự như thời nay đổ bê-tông mà không dùng cốt thép!
Dân chủ không phải “món quà”
Cơn địa chấn chính trị mới đã xuất hiện trên đất nước của các Pha-ra-ông sau khi quân đội phế truất Tổng thống Mô-ha-mét Mo-xi (Mohamed Morsi), đình chỉ Hiến pháp và bổ nhiệm Tổng thống lâm thời.
Một lần nữa, quân đội lại thẳng tay phế truất người đứng đầu chính quyền Ai Cập như đã làm với cựu Tổng thống H.Mu-ba-rắc trước đây, với lý do được tuyên bố là ngăn chặn bạo loạn, sau khi ông M.Mo-xi không đáp ứng “các yêu cầu của nhân dân”. Bao nhiêu nỗi bực tức lẫn thất vọng bấy lâu, người dân Ai Cập đã trút cả xuống Tổng thống M.Mo-xi bằng phong trào biểu tình rầm rộ suốt thời gian qua, đe dọa đẩy Ai Cập rơi vào bạo loạn khó kiểm soát. “Bánh mì, tự do và công bằng xã hội” trên biểu ngữ và khẩu hiệu của người biểu tình tiếp tục là những yêu sách của người dân đang sục sôi muốn lật đổ chính phủ như trong phong trào “Mùa xuân A-rập” hơn hai năm về trước.
Không khó để lý giải về sự ra đi chóng vánh của ông M.Mo-xi sau một năm cầm quyền. Đó là quãng thời gian đầy sóng gió với ông M.Mo-xi khi phải chèo lái con thuyền đất nước gần như rệu rã vì vừa trải qua “cơn bão dữ” của phong trào “Mùa xuân A-rập”. Đất nước bị chia rẽ sâu sắc bởi các phe phái tranh giành quyền lực. Kinh tế sa sút nghiêm trọng vì bất ổn chính trị, an ninh đã khiến các nhà đầu tư nối đuôi nhau rời khỏi Ai Cập, trong khi doanh thu chủ yếu từ du lịch sụt giảm trông thấy. Nhưng đã cả năm nay, ông M.Mo-xi đã không đưa ra được các chính sách và kế hoạch phát triển hiệu quả nào để cải thiện tình hình đất nước. Các cam kết tranh cử cũng lần lượt bị phá bỏ. Thậm chí, đời sống của người dân còn tồi tệ hơn khi thiếu việc làm, lương thực và nhiên liệu trong khi giá cả leo thang.
Thêm vào đó, thay vì chú trọng phát triển kinh tế, ông M.Mo-xi cùng đảng liên minh Anh em Hồi giáo lại chỉ chú trọng củng cố quyền lực nhiều hơn. Ông không chứng tỏ được mình là “Tổng thống của tất cả người dân Ai Cập” mà lại cho thấy mình là “Tổng thống của những người Hồi giáo”. Nói cách khác, ông đã không đủ khả năng để dung hòa và đoàn kết các phe phái chính trị vốn rất đa dạng và luôn tìm cơ hội lên nắm quyền lực. Sau khi đắc cử, ông đã đưa ra một loạt sắc lệnh bị cho là chuyên quyền, áp đặt và bảo thủ nhằm thâu tóm quyền lực vào tay Tổng thống, loại bỏ vai trò của tòa án, quốc hội, cảnh sát, thậm chí đối đầu cả với giới truyền thông.
Những bước đi bị chỉ trích nói trên của ông M.Mo-xi được cho là nhằm thành lập một nhà nước chính trị Hồi giáo, áp dụng luật của đạo Hồi để cai trị đất nước. Bằng chứng là một bản Hiến pháp Hồi giáo đã được thông qua một cách vội vàng, bất chấp rất nhiều tranh cãi và phản đối. Tham vọng chính trị của ông M.Mo-xi cùng phe Anh em Hồi giáo gây bất bình với nhiều người dân Ai Cập, tạo cơ hội cho phe đối lập kích động người dân nổi dậy chống lại chính quyền, gây ra cục diện rối ren như hiện nay.
Có thể nói, tương lai của Ai Cập trước những diễn biến chính trị phức tạp hiện nay là rất mờ mịt. Cho dù quân đội Ai Cập với nỗ lực có vẻ giống một “trọng tài” nhằm thành lập chính phủ mới ở Ai Cập thì cũng chưa có gì bảo đảm quốc gia này không rơi vào bi kịch cũ như hơn hai năm về trước. Khi đó, quân đội Ai Cập từng bị chỉ trích vì tham vọng duy trì quyền lực trong suốt 18 tháng “hậu mùa xuân A-rập”. Trong thời gian đó, Ai Cập chìm trong bế tắc chính trị do các phe phái tranh giành quyền lực, không thể tổ chức được bầu cử, trong khi chính quyền quân sự lại cho thấy không muốn từ bỏ quyền lực.
Ở Ai Cập, quân đội luôn giữ vai trò quan trọng, thậm chí là trụ cột trong bảo đảm an ninh, ổn định và có ảnh hưởng to lớn đối với toàn bộ hệ thống thể chế nhà nước. Cựu tổng thống H.Mu-ba-rắc bị lật đổ cũng vì mất đi sự hậu thuẫn của quân đội. Và nay, Tổng thống M.Mo-xi cũng chịu chung số phận vì dám đối đầu với lực lượng này. Đặc thù quân đội nắm sức mạnh chi phối ấy khiến những người bi quan nghĩ rằng, cho dù một Tổng thống mới sẽ được bầu lên ở Ai Cập thì cũng chưa chắc sẽ đem lại sự ổn định lâu dài cho đất nước này.
Cuộc đảo chính quân sự lần này đã “giội gáo nước lạnh” vào cái gọi là “dân chủ” mà phương Tây hết lời ca ngợi sau “mùa xuân A-rập”, khi lần đầu tiên Ai Cập có một Tổng thống do dân bầu (ông M.Mo-xi). Tình trạng rối ren chính trị ở Ai Cập chính là “quả đắng” hậu “mùa xuân A-rập” vẫn được phương Tây ca tụng như một “cuộc cách mạng” mang lại “dân chủ và tự do” cho một số nước ở Trung Đông và Bắc Phi sau khi hàng loạt chính phủ bị lật đổ.
Cách đây một năm, người dân Ai Cập đã bắn pháo hoa chào mừng ông M.Mo-xi, vị Tổng thống dân bầu đầu tiên kể từ sau khi chế độ cựu Tổng thống H.Mu-ba-rắc bị lật đổ. Nhưng giờ đây, cũng chính họ, những người đã ủng hộ Tổng thống M.Mo-xi, lại đốt pháo hoa hân hoan vì đã hạ bệ được ông. Nghịch lý dân chủ này ở Ai Cập đã cho thấy một chân lý rằng, dân chủ không thể có chỉ sau một cuộc bầu cử hay lật đổ một chế độ phi dân chủ. Nó cũng không phải là một “món quà” từ đâu mang đến, mà là kết quả của cả một quá trình lâu dài, đầy khó khăn trong xây dựng. Nghịch lý dân chủ ở Ai Cập là một giấc mơ tan vỡ đối với những ai hy vọng sẽ có “món quà” dân chủ một cách dễ dàng.
Trong mấy bài viết của Người Việt Thầm Lặng tôi chỉ chấm được câu này:
“Dường như qua sự kiện kỷ niệm 50 năm nền Đệ nhất Cộng Hòa bị sụp đổ, và kỷ niệm 50 năm HT Thích Quảng Đức tự thiêu, bọn cộng sản nằm vùng đang tìm cách “đâm bị thóc, thọc bị gạo”, gây chia rẽ giữa các tôn giáo, làm cho các tôn giáo nghi ngờ hận thù nhau? Chúng đang kích động lòng yêu tôn giáo mình nơi các tín đồ đạo này để chống lại những tín đồ đạo khác. Muốn thế, chúng cố tìm cách chứng minh tôn giáo này đã hay đang làm hại tôn giáo kia. Liệu các tôn giáo ở hải ngoại có nhận thức được âm mưu của bọn cộng sản nằm vùng này không? Có tránh được cạm bẫy của chúng để cùng liên kết với nhau như những tôn giáo trong nước không?”
Theo tôi thì không “Dường như” mà thật ra đây là chủ trương của họ, không chỉ dùng tôn giáo nọ chống tôn giáo kia, mà dùng ngay chính Phật Giáo Quốc Doanh chống Phật Giáo nguyên thủy, dùng Phật Giáo Hoà Hảo Quốc Doanh chống lại PGHH, bên đạo Cao Đài cũng thế!
Ngoài ra cái tựa đề: “Chống cộng thật, hay… chỉ đùa cho vui?” phản cảm quá!
Thôi mà “NVTL”, đâu có ai quỡn vào đây để…đùa giỡn đâu cha!
Đỗ Mậu, không mần ăn, không nhận nơi đất lành chim đậu này là quê hương…Thì lấy gì bỏ mồm, làm sao lập nghiệp được cha?
Phải chăng NVTNCS còn lưu luyến đến mảnh đất nơi chôn nhau cắt rún??
Theo tui, đơn giản chỉ có vậy thôi!
Nếu cha cứ văng nước bọt về bài học chống cộng, phải là…”người lịch sự” kiểu này, thì cha…phất cờ khởi nghĩa cái coi! Tui theo xách dép nghen!
Có người có tư tưởng giống y chang mấy tên khủng bố, họ nghĩ ai nói giọng bắc cũng là cộng sản. Mấy tên khủng bố cũng nghĩ thường dân Hoa Kỳ nào cũng là kẻ thù của chúng.
Có người chỉ ủng hộ, bốc thơm người đấu tranh có giọng nói giống giọng nói của mình, và hạ uy tín người đấu tranh nào có giọng nói khác với mình.
Có người chống cộng đôc tài, chưa hội nhập kịp với văn minh của thời đại, chỉ muốn chống cộng theo ý muốn của mình và bài trừ mọi ý kiến đấu tranh khác.
Chúng tôi nhận thấy người Việt hải ngoại chống cộng có hiệu quả đó nhưng người chống cộng chống nhau có hiệu quả nhiều hơn.
Muốn đấu tranh giành tự do dân chủ cho Việt Nam thành công, tất cả chúng ta phải:
1. Đoàn kết và cùng đấu tranh đặt quyền lợi và thể diện của dân tộc và tổ quốc lên trên hết.
2. Ngưòi Việt hải ngoại, những người phản tỉnh và toàn dân ở mọi vùng đất nước Việt Nam kết hợp lại và cùng nhau đấu tranh.
3. Sống cho phù hợp với văn minh của thời đại, tôn trọng ý kiến khác với ý kiến của mình, không xét đoán ai khi chưa có bằng chứng cụ thể. Trong sách kinh có câu: “Có nói có không bảo không, đừng đặt điều thêm chuyện bởi lòng tà mà ra.”
Chống cộng hay chống Tầu?
Mục đích trước mắt của chúng ta là gì? Có phải là cứu nước chống Tầu xâm lược?
Muốn chống Tầu, phải có sức mạnh toàn dân; và muốn có sức mạnh thì chúng ta phải đoàn kết, và phải biết cái gì cần phải làm.
Trước, hãy tự hỏi cộng sản tay sai Hà Nội có cùng toàn dân thật lòng đoàn kết chống Tầu?
Nhìn thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra tay bắt bỏ tù những người yêu nước thì chúng ta hiểu là cộng sản Hà Nội không cho chúng ta chống Tầu. Đảng cộng sản và nhà cầm quyền Hà Nội lừa dân, bán nước làm tay sai cho giặc, gây chia rẽ sự đoàn kết của toàn dân, và đàn áp mọi chống đối của người dân với Tầu xâm lược. Đây là hành động phản dân tộc. Vậy để tiến tới mục đích, mọi sự cản đường đều phải bị diệt trước; nghĩa là, chúng ta không thể hợp tác mà ngược lại, phải giải thể chế độ cộng sản trước.
Tóm lại, chúng ta không thể chống Tầu mà không bước qua xác chết của đảng cộng sản tay sai Hà Nội. Vậy toàn dân muốn chống Tầu xâm lược thì trước nhất phải giải thể chế độ cộng sản và nhà cầm quyền Hà Nội. Đây là con đường duy nhất phải làm trước để cứu nước.
Khi chúng ta xác định ai là kẻ thù cần tiêu diệt trước để cứu nước thì mọi dị biệt sẽ tự động xếp lại mà cùng nhau đoàn kết chống kẻ thù.
kbc
“…Điều đáng buồn là những người nhìn sự việc cách khác nhau và trái ngược nhau ấy lại đánh phá, mạt sát nhau, tạo nên tình trạng chia rẽ giữa hàng ngũ đấu tranh chống cộng lúc này đang cần đoàn kết hơn bao giờ hết (*)….”
Việt Cộng luôn luôn tìm những sơ hở, khiếm khuyết của những người ( hay đoàn thể) tranh đấu cho người dân có tự do, đất nước được đỗc lập để mạ lỵ, mạt sát gây chia rẽ, ở trong nước thì bọn VC bắt bớ, đánh đập, bỏ tù,…ở hải ngoại chúng dùng tiền bạc, quyền lợi, để mua chuộc và khi về nước bọn VC “tiếp đãi đạc biệt” những cò mồi tay sai…
Người Việt có gen chống ngoại xâm. Quả thật, xét lại lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt, chưa có dân tộc nào trên thế giới làm được. Dân tộc Việt 3 lần đại thắng giặc Mông cổ mà hầu như cả Châu Âu đều bị khuất phục trước vó ngựa Mông cổ. Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, vua Quang Trung đại phá giặc Thanh, v.v… Nói theo bóng đá, lối đánh giặc của dân Việt rất thiện chiến về phòng thủ, phản công. Trái lại, từ ngàn năm nay, giặc Tàu chuyên môn đánh chiếm các nước nhỏ, nhưng không có khả năng đánh các nước lớn. Vả lại, giặc Tàu thường hay bị các nước nhỏ hơn xâm chiếm và cai trị nhiều đời, ví dụ Mông cổ cai trị Tàu hàng trăm năm, người Mãn Thanh cai trị Tàu cũng nhiều đời, v.v… Điều đó, có nghĩa giặc Tàu chỉ có khả năng ức hiếp các nước nhỏ hơn mình và không có khả năng phòng thủ kể cả khi bị xâm lăng mà giặc Tàu cho rằng Mông cổ, Mãn Thanh đều là quân man ri, mọi rợ. Cái lỗ hổng to đùng nôm na là điểm yếu nhất của giâc Tàu là không có gen phòng thủ, rất dễ bị xâm lăng. Vậy thì, tại sao người Việt không nghĩ đến chuyện lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa bằng vũ lực điều mà giặc Tàu và cả thế giới không bao giờ nghĩ đến. CSVN đấu tranh với giặc Tàu bằng biện pháp hòa bình thì sẽ mất Hoàng Sa vĩnh viễn. Thế giới ngày nay do 5 con cá mập Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Tàu cai trị thì làm gì có chuyện chờ đợi giặc Tàu trả lại Hoàng Sa thông qua luật pháp quốc tế. Thật là mơ hồ!
CÒN GÌ NỮA ĐÂU
Chuyện đời nói lắm lại buồn
Đã non thế kỷ còn chi để bàn
Tưởng rằng quan tốt dân sang
Ai ngờ quan xấu dân càng xấu theo
Tự do độc lập mến yêu
Thì ra rồi chỉ một lèo vậy thôi
Cầm bằng nước chảy mây trôi
Nào ai thương nước thương nòi gì đâu
Chẳng qua cũng chuyện bể dâu
Cái hèn đến độ xanh màu tháng năm
Thương dân sao chỉ dối dân
Dễ nào thương nước mà lo riêng mình
Đúng là toàn thói xập xình
Mượn màu son phấn để hòng gạt nhau
Những ai nay bạc mái đầu
Những ai măng trẻ tóc màu còn xanh
Khi nào tự vấn lại mình
Hỏi từng đoan chính con người vậy chưa
Nên thôi thì nói mấy cho vừa
Khác gì vở kịch còn chưa hạ màn
Việc đời sao lắm đa đoan
Nước non đâu thuở tồi tàn thế kia
Kết đoàn đoàn kết cho ai
Hay là toàn phỉnh trẻ ăn cứt gà
Nên còn chi để nói ra
Xe càng tụt dốc biết là về đâu
Có gì còn nói cầu cao
Điều gì mới khiến nghẹn ngào này đây
Những ai nhắm mắt bưng tai
Những ai khắc khoải thở dài nước non
Phải chăng đều một nguồn cơn
Ai người gây nỗi đoạn trường này đây
Chống ai, ai chống thời này
Còn chi đâu nữa để mà chống ai
Con sông nước đã đục lờ
Cách gì gạn đục khơi trong mới là
Hay đành chỉ lại xót xa
Mong cơn hồng thủy hẳn là mới xong !
SÓNG NGÀN
(07/7/13)
Xin đọc lại :
- Nên thôi nói mấy cho vừa
- Con sông nước đã đục ngầu
Rất cám ơn !
NON NGÀN
Cộng Sản đồng nghĩa với ít học, nghèo nàn, lạc hậu, chống cộng sản nghĩa là chống ít học, chống nghèo nàn và chống lạc hậu.
Chẳng hiểu tại sao cứ nhìn vào cộng đồng NVHN rồi cho là họ chia rẽ mà không nhìn thấy sự đa dạng, đa tiếng nói?
Phải chăng vì muốn họ họp tác dưới trướng của mình và thất bại nên cho là chia rẽ?
Phải chăng muốn lợi dụng lịch sử VN để “liên kết với kẻ thù để chống giặc” là muốn họ liên kế với VC để chống TC? Bỏ qua tội lỗi của bọn csvn?
Tại sao không nghĩ có phải vì hội đoàn đảng phái của mình chưa đủ tín nhiệm, chưa đủ người tài đức nên thiên hạ bất phục?
Chỉ thấy toàn là những lời đổ thừa … tại … bị … vì … NV chia rẽ mà TC sắp sửa thôn tính VN?
Tại sao không nghĩ “nguyên nhân” vì một bộ phận lãnh đạo đất nước VN vì quá ngu từ trong trứng nước, vì bất tài, vì thiếu viễn kiến tương lai của đất nước, vì lùn tư tưởng, vì đầu óc thiển cận, óc bã đậu, nên VN mới bị lâm vào hoàn cảnh như hôm nay mà những nước Á Châu khác không có.
Nếu lãnh đạo ngu dốt nên VN bị lâm vào hoàn cảnh hôm nay, vậy VN nay cần lãnh đạo nhìn xa trông rộng, có khả năng lãnh đạo, có đức, và có niềm tin thì mới có cơ hội lật ngược.
Chưa có lãnh tụ có niềm tin được người tin tưởng, thì cho dù có một đảng độc nhất và “đoàn kết” thì cũng chắc gì thành công. Tóm lại hãy cố gắng tạo dựng lãnh tụ có sức hấp dẫn và tính thuyết phục để lôi kéo mọi người rồi hãy hay. Đừng đẩy đùng vì “tính không đoàn kết” “vì chia rẽ” nữa.