WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tương quan chiến lược Mỹ-Nhật-Trung

Tài liệu tham khảo: Tương quan chiến lược Mỹ-Nhật-Trung cho đến năm 2030

JCUSA_07072013

Tập tài liệu China’s military and US & Japan Alliance in 2030 do viện nghiên cứu Canergie Endowment phát hành và phổ biến trên mạng vào năm 2013 [1]. Ấn bản dài gần 400 trang tổng hợp quan điểm của nhiều chuyên viên Mỹ-Nhật-Trung về các viễn cảnh chiến lược giữa ba nước này từ đây cho năm 2030.

Đây là một công trình dày đặc những dữ liệu chuyên môn không thể đọc qua một lần mà thấu đáo! Mặc dù hơn ½ tác phẩm dành cho các phân tích về các chương trình quốc phòng nhưng bản nghiên cứu đưa ra một khung tổng quát trong đó tình hình kinh tế và chính trị nội bộ của mỗi nước sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các quyết định về quân sự và ngoại giao.

Trước hết nói đến Trung Quốc: các tác giả nhận xét rằng cho đến năm 2030 Hoa Lục không có ý định tranh giành với Mỹ ngôi vị hàng đầu thế giới, tuy vậy vẫn ngày càng khẳng định vai trò và quyền lợi của mình ở vùng Đông Á. Chiến lược quốc phòng thay đổi từ một nước chậm tiến dưới thời Mao-Đặng đặt nặng phòng thủ chiều sâu trên đất liền (dựa vào lục quân, lãnh thổ rộng lớn và số dân đông đảo nếu bị tấn công từ biên giới); nay chuyển sang tư thế của một cường quốc quân sự, với mục tiêu tạo dựng khả năng tấn công đối phương từ khoảng cách xa bờ biển khoảng 1500 hải lý (tiếng Mỹ gọi là First Island Chain [2]). Kế hoạch này dựa trên không hải lực cùng các kỷ thuật không gian – điện toán – hoả tiển, chủ yếu ngăn chận hạm đội Mỹ không được tiến vào can thiệp trong trường hợp có tranh chấp trong khu vực. Trung Quốc sẽ có khả năng hoàn tất chương trình nói trên trước năm 2030.

Tài liệu đưa ra 4 viễn cảnh cho chính sách ngoại giao – quốc phòng của Trung Quốc đối với Nhật Bản [3] mà người viết xin dịch lại dưới đây:

BangKe-07072013-01

Đối với Nhật Bản, các tác giả nhận xét nước này hiện đang gặp rất nhiều trở ngại nội bộ để thành hình một chiến lược dài hạn với Trung Hoa: kinh tế không tăng trưởng từ 20 năm trong khi một số lượng giao dịch lớn vẫn dựa vào Hoa Lục; nợ công ở mức quá cao 200% GDP nên khó tăng cường quốc phòng; tình trạng lão hoá trong dân số; bản Hiến Pháp hiếu hoà cần phải thay đổi (cho dù gặp nhiều chống đối trong nước) nếu muốn xây dựng một lực lượng quân sự có khả năng răng đe đối với Hoa Lục.

Nhật Bản một mặt dựa vào liên minh với Mỹ; nhưng đồng thời không muốn đứng hẵn về phía Hoa Kỳ; sau rốt Nhật cũng do dự về sự bền bỉ của Mỹ trước sức mạnh đang trổi dậy của Trung Quốc. Dù tán đồng chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ nhưng Nhật vẫn đang theo dõi rất sát để dò ý định của Mỹ, chẳng hạn như Hoa Thịnh Đốn sẽ yêu cầu Nhật tăng ngân sách quốc phòng và nắm các trọng trách quân sự như thế nào trong Liên Minh.  Tài liệu đã đưa ra 5 trường hợp có thể xảy ra trong chính sách của Nhật Bản như sau [4]:

BangKe-07072013-02

Đối với Hoa Kỳ đã có rất nhiều bài phân tích trước đây nên người viết chỉ xin dịch bản đúc kết ngắn gọn về 3 trường hợp có thể xảy ra [5]:

BangKe-07072013-03

Tình hình thay đổi nhanh chóng kể từ khi tài liệu được ấn hành. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngay sau khi đắc cử đã sang Hoa Kỳ yêu cầu bán hơi đốt nhằm cũng cố an ninh năng lượng; sau đó đẩy mạnh các biện pháp tài chánh để tăng trưởng kinh tế với dấu hiệu ban đầu cho thấy nhiều kết quả khả quan. Sự kiện vài học giả Hoa Lục lên tiếng đòi chủ quyền ở cả quần đảo Okinawa khiến dân chúng Nhật càng hoài nghi về mưu đồ xâm lấn của Trung Quốc. Nhật đang nghiên cứu trang bị hoả tiển có tầm bắn 400-500 km để bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku; đồng thời chủ động giúp đỡ Phi canh tân lực lượng phòng vệ biển nhằm tạo ra trục Mỹ-Nhật-Phi dọc vùng biển Đông Á. Nếu đảng Dân Chủ Tự Do của Thủ Tướng Shinzo Abe thắng lớn trong kỳ bầu cử sắp tới thì Nhật có triển vọng (a) tăng ngân sách quốc phòng (b) hợp tác chặc chẻ với không-hải quân Mỹ (c) đàm phán gia nhập TPP (d) vận động thay đổi Hiến Pháp (e) tăng cường hiện diện quân sự hoặc kinh tế tại những nước Đông Nam Á như Phi-Miến vốn đang muốn thoát khỏi áp lực từ Trung Quốc.

© Đoàn Hưng Quốc

[1] http://carnegieendowment.org/files/net_assessment_full.pdf

[2] http://en.wikipedia.org/wiki/First_island_chain

[3] Trang 89 – Table 2.3: Possible Trajectories for China Through 2030

[4] Trang 149 – Table 3.2: Possible Trajectories for Japan Through 2030

[5] Trang 217 – Table 4.1: Possible Trajectories for the United States Through 2030

1 Phản hồi cho “Tương quan chiến lược Mỹ-Nhật-Trung”

  1. danluan13 says:

    Nói cho nhanh và gọn là muốn làm bá chủ thế giới thì phải thật giàu và thật mạnh, còn như vẫn nghèo và lạc hậu thì làm cường quốc đã là đủ; muốn nữa, chỉ có nằm mơ – đây là điều khẳng định.

    Nhưng với thế giới free trade và toàn cầu hóa ngày nay, sẽ chẳng còn ai độc quyền bá chủ mà quyền lợi sẽ san bằng tùy theo sức mạnh của mỗi nước.

    Hồi chiến tranh lạnh, thế giới chia làm hai phe, tự do và cộng sản.
    Khối tự do do Mỹ đứng đầu.
    Khối cộng sản Liên Xô lãnh đạo và Tầu.
    Mỹ bắt tay Tầu – Thế giới chia chân vạc. Hai chống một – cộng sản Liên Xô chết, Đông Âu nay tự do. Chiến tranh chủ yếu phần lớn là bằng quân sự.

    Tóm lại, không thể chiến thắng nếu không liên minh.

    Ngày nay ngoài ba nước cũ (Mỹ – Nga – Tầu), Á Châu nay có thêm Nhật và Ấn.

    Bài học cũ lập lại là phải liên minh.
    Nhưng chiến tranh ngày nay sẽ đánh bằng kinh tế qua nhiều hình thức khác nhau hơn là quân sự, vì với vũ khí ngày nay, con người sợ sẽ bị hủy diệt. Văn minh khoa học cho con người làm ra nhiều vật chất và của cải, mau giàu, sống lâu và hạnh phúc; nhưng nếu không khéo và khôn ngoan, hay để khoa học phục vụ cho chiến tranh thì con người sẽ bị hủy diệt.

    Trong lịch sử cũng như trong quá khứ, con người luôn đánh nhau để tranh giành quyền lợi, vì chiến tranh là biện pháp cuối cùng để giải quyết mọi bế tắc. Chiến tranh đồng nghĩa với tàn phá và nghèo đói, sau đó xây dựng lại, nhờ vậy mà con người có việc làm và kinh tế lại phát triển. Nhưng nếu kéo dài, chiến tranh sẽ làm cho kinh tế kiệt quệ lại dẫn đến nghèo đói.

    Mỹ giàu mạnh một phần là nhờ chiến tranh, nhưng cũng vì chiến tranh kéo dài mà ngày nay suy yếu. Nhưng Nhật, nước không trực tiếp tham gia, nhưng lại nhờ chiến tranh mà kinh tế phát triển làm giàu. Riêng Tầu, nhờ ổn định và đầu tư nước ngoài mà kinh tế phát triển. Nhưng để đối đầu với Mỹ thì Tầu vẫn không là đối thủ, vì tuy suy yếu nhưng nói về sức mạnh đơn lẻ, Mỹ vẫn mạnh. Đó là vẫn chưa kể tới sức mạnh liên minh với đồng minh.
    Tàu không đủ mạnh để dám so tài với Mỹ. Thứ nhất còn lạc hậu mọi mặt và kỹ thuật vẫn còn suy kém; thứ hai kinh tế vẫn thua kém Mỹ; thứ ba, đối nội có nhiều xáo trộn, và những xáo trộn này có thể bùng lớn hay biến thành nội chiến nếu Mỹ thọc tay vào (Mỹ chưa muốn làm điều này vì cần Tàu ổn định để làm ăn). Chỉ cần có xáo trộn trong nước là Tàu sẽ co cụm hoặc tan rã.

    Hiện tại và trong tương lai trước mắt, Tầu cố gắng đòi chiếm quyền lợi sân sau nhà mình và muốn tống Mỹ ra khỏi khu vực. Để đoạt được không phải dễ vì không chỉ riêng Mỹ mà cả Nhật, Ấn, Nga, và các nước khác trong khu vực đều không chịu thiệt thòi ngồi im cho Tầu hưởng. Riêng Nhật, muốn sồng còn, phải tự xây dựng sức mạnh chính mình thay vì vẫn dựa vào Mỹ như mấy chục năm qua. Nếu không, vì quyền lợi ngày một lớn hơn với Tầu, Mỹ sẽ bỏ rơi và sẽ bị cả hai xẻ thịt.

    kbc

Phản hồi