WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dân chủ là niềm tin chiến lược hợp lý duy nhất giúp thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn Hán hóa đã được lập trình!

 

Dân chủ

Dân chủ

«Chẳng có cách gì giúp cho con nhím được nhẵn nhụi cả» (Aristophane)

 

Trải nghiệm sống hàng ngày thường xuyên xác nhận một chân lý có giá trị lịch sử bất biến: nước Việt Nam đang dấn sâu vào một tình trạng lệ thuộc bi thảm vào Trung Hoa. Rất nhiều người cho rằng đó là mối nguy hiểm nặng nề nhất hạng đang đè lên nước Việt Nam hôm nay. Đến độ có thể làm cho đất nước này ngạt thở. Họ đã phác họa thấy rất rõ và vô cùng chi tiết cảnh lệ thuộc này. Chẳng cần phải nói lại những điều đó ở đây. Tình trạng cúi đầu cam chịu này ngày càng gia tăng và sâu sắc thêm. Tình trạng lệ thuộc đó được chính thức hóa sau mỗi cuộc gặp cấp cao ở các thứ bậc của hai đảng Cộng sản, và sau mỗi lần họ đặt bút ký kết công khai hay bí mật.

Thất vọng thật đấy…, nhưng liệu cứ hy vọng thì có ngây thơ chăng?

Một công dân Việt Nam đã biểu đạt lại một cách sáng sủa tình hình khi chất vấn Chủ tịch Trương Tấn Sang sau chuyến ông này mới đi Bắc Kinh về: “… Chúng ta hợp tác với người Tàu. Người Tàu đã cai trị chúng ta hàng trăm năm, hàng ngàn năm và luôn luôn tìm cách chèn ép chúng ta. Ngày hôm nay người Tàu có mặt khắp nơi, từ rừng núi, đồng bằng, cao nguyên, bờ biển… » (Nguyên văn trích dẫn bằng tiếng Việt của A.M. Hồ Cương Quyết – ND).

Lẽ ra người chất vấn nên nói thêm: «Người Tàu không chỉ có mặt mà trong nhiều trường hợp họ còn xua đuổi chúng ta, còn ngược đãi chúng ta và ngăn cấm chúng ta kiếm miếng ăn ngay trên mảnh đất quê hương mình». Đó chính là hoàn cảnh đặc biệt của hàng ngàn bà con ngư dân miền Trung Việt Nam.

Nhưng ông Chủ tịch là con người của «Chân lý». Người công dân ở trong Trương Tấn Sang biết khá rõ cái «thực tế khách quan» này (tiếng Việt trong nguyên văn – ND). Người cộng sản ở trong Trương Tấn Sang có quá đủ thời gian để nhìn thấy cái thực tế khách quan đó nảy nở phát triển suốt dọc hành trình ông ngoi lên trong bộ máy của Đảng. Và điều đó vẫn chẳng ngăn cản ông Trương Tấn Sang vị Chủ tịch đại diện cho nhân dân Việt Nam cất công đi cúi đầu trước đám cận vệ Tàu mặt vênh lên, vênh cao lên như những dùi cui bọn lính rằn ri Tàu lại đã một lần nữa giơ cao và đập xuống đầu những ngư dân Lý Sơn và Bình Châu của Việt Nam đang đánh cá ở Hoàng Sa. Ngài Chủ tịch hiểu rõ những vết thương này vì bà con ngư dân đã nói với Ngài về những vết thương ấy, nói tại chỗ, nói ở ngay Lý Sơn, nói trực tiếp, nói đúng lúc Ngài sắp du hành sang Tàu. Khi ấy, Ngài Chủ tịch đã công khai nói cho họ yên lòng(1). Ngài biết rõ rằng trong lòng những nạn nhân những vết thương ấy còn sâu xa đau đớn hơn nhiều so với những vết thương nằm trên thân thể bên ngoài, những vết thương không chỉ của ngư dân Việt Nam mà là những vết thương của toàn thể nhân dân Việt Nam. Ngài Chủ tịch biết rằng những vết thương ấy rồi còn kéo dài và toang hoác thêm trong khuôn khổ những mối quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) giữa hai Đảng và được đảng của bên Trung Hoa rất mong đợi. Ấy vậy nhưng rồi ông Chủ tịch vẫn cúi đầu chấp nhận… Lúc ông bay đi Bắc Kinh, dù muốn dù không thì ông cũng thủ sẵn trong bọc cái mà đồng chí Chủ tịch Tàu của ông hẳn sẽ đánh giá cao hơn là một dấu hiệu tỏ lòng tôn kính, mà hơn cả thế, đó thực sự là một món quà tỏ lòng quy thuận: có những công dân Việt Nam hãnh diện và xứng danh Công Dân Việt đã bị trói chân và trói tay, đã lại mới bị mất tự do vì đã «nói không hay về Trung Quốc» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND). Có những công dân rất trẻ trong số đó đã bị người ta cướp mất những năm tháng đẹp đẽ nhất, và có những công dân khác bớt trẻ hơn trong số đó đã bị người ta cướp mất sức khỏe đang tàn tạ trong cuộc tuyệt thực kéo dài hoặc trong cảnh bệnh tật mà không được chăm sóc tử tế…

Và rồi sau chuyến du hành hữu nghị, ông Chủ tịch đã đem về những gì cho nhân dân Việt Nam? Những cam kết để cho phép những cuộc xâm nhập mới của nền văn hóa Đại Hán, cho một sự «hợp tác» ở những chốn biên thùy, chắc chắn không phải là hợp tác ở Biển Đông như ta đã thấy đối với những chiến sĩ Biên Phòng tội nghiệp ở Thanh Hóa, Huế, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Ngãi… đang không ngừng xua đẩy cả bầy đàn tàu đánh cá Trung Quốc cứ mỗi ngày lại tiến sát hơn vào bờ biển Việt Nam. Ông Chủ tịch cũng mang về trong bọc của mình một chiếc «điện thoại nóng» «made in China» (tiếng Anh trong nguyên văn – ND) để nói chuyện với bọn cá mập và gọi chúng tới cấp cứu. Ông Chủ tịch cũng mang về một «đặc quyền đẹp đẽ» nữa để được ngập sâu hơn nữa và dài lâu hơn nữa vào cảnh nợ nần. Ông chủ tịch cũng mang về một dự án đẹp như trong mơ đôi bên cùng thăm dò trong Vịnh Bắc Bộ, tay trong tay cùng với những chuyên gia trong nghệ thuật cắt cáp … Đó là những món quà đẹp ơi là đẹp ông Chủ tịch đã mang về. Không thấy một dòng nào, không hề có một từ nào về những điều cơ bản cốt tử: những đòi hỏi về chủ quyền của nhân dân Việt Nam trên biển và trên các đảo. Tất cả đều biến hết sau những rùm beng «dũng cảm và sáng suốt» tại Shangri-La! Chúng ta hãy giữ lại đem dùng nội bộ cái bài diễn văn làm cho ta tức điên người đó. Hãy để bài diễn văn đó cho người phát ngôn Bộ Ngoại giao chẳng hạn. Tại cuộc họp báo ngày 11 tháng 7 ở Hà Nội, viên Đại sứ Trung Quốc chỉ còn có thể vỗ tay hoan hộ: «chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) Một «động lực» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) chết người cho Việt Nam. Một sự thất vọng cay đắng. Một nỗi buồn to lớn… Thực sự chân thành đấy. Thưa Ngài Chủ tịch nước, nếu ngay bây giờ Ngài không nói «Sự thật» ra, cái sự thật Ngài mong muốn nói ra đến vô cùng, vâng, nếu ông không nói ra thì ai sẽ nói?

Tìm đâu ra ánh sáng?

Kể từ bây giờ, biết tin vào ai nữa? Chắc chắn là không còn tin vào những lời lẽ tốt đẹp của các nhà lãnh đạo nữa! Đó là những lời lẽ hình như được nói ra ở những cuộc đấu giá tranh nhau nói hay cho chính quyền, phần nhiều là nói có tính cách trình diễn chính trị hơn là phát biểu một lập trường chính trị nghiêm túc có giá trị cam kết đáng tin cậy trước toàn thể nhân dân. Những cam kết không được thực hiện đó, những lời nói gió bay đó, những quay ngoắt 180 độ đó, chúng đem lại một hình ảnh gì về các nhà lãnh đạo Việt Nam trước con mắt nhà quan sát nước ngoài? Như Giáo sư Carl Thayer đã nói về một nhà lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam: «… lời hứa duy nhất ông ta thực hiện, đó là việc đàn áp các chủ trang blog». Ấy thế nhưng những tuyên bố của nhà lãnh đạo cấp cao ấy đã được rõ ràng và trịnh trọng xác nhận … Đó là những lời tuyên bố có tầm cỡ «chiến lược»!

Và thế là, với người công dân Việt Nam bình thường, biết tin cậy vào ai bây giờ, biết trông đợi ánh sáng từ đâu bây giờ? Từ nước Tàu ư? Từ Đảng Cộng sản Việt Nam ư? Từ Hoa Kỳ ư?

Đối với Bắc Kinh, đặt ra câu hỏi đã là hàm ý câu trả lời rồi. Rành rành là những con diều hâu đang nắm quyền hành ở đó sẽ không bao giờ ký vào một bản quy tắc hành xử COC hoặc một văn kiện bất kỳ nào khác khả dĩ ép buộc họ phải tôn trọng luật pháp quốc tế và từ bỏ cái «đường lưỡi bò» xâm lấn của họ. Nghĩ như thế là điên rồ hoặc là lòe bịp. Cuộc xâm lăng Hán tộc đã bắt đầu và sẽ tiếp tục trừ phi có sự kháng cự mạnh mẽ lại. Rõ ràng là nhà cầm quyền Trung Hoa đã đặt niềm tin chiến lược của họ vào Đảng Cộng sản Việt Nam, chứ không đặt vào nhân dân Việt Nam. Họ e sợ như sợ nạn dịch nếu xuất hiện nền dân chủ ở xứ «Yuè Nán» (phiên âm tiếng Tàu trong nguyên văn – ND) vì họ biết rằng nền dân chủ đó mang trong nó sự kháng cự, thậm chí là sự độc lập thực sự – mà Bắc Kinh coi như một tội ác cao nhất.

Còn với Đảng Cộng sản Việt Nam thì sao? Họ đối xử với khát vọng dân chủ đó như thế nào?

Việc gia tăng giam cầm những người có vấn đề về chính trị, việc giở trò thô bạo trong vụ lấy ý kiến toàn dân nhằm dân chủ hóa Hiến pháp và tiến tới một xã hội dân sự, sự im lặng đáng khinh khi không trả lời đòi hỏi trưng cầu dân ý minh bạch về vấn đề sở hữu đất đai, tất cả những điều đó cho thấy rõ Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không chịu giải quyết thách thức dân chủ hóa đất nước. Nhất hạng là không chịu giải quyết xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp. Ngược lại là khác. Và chuyện biển Đông, vấn đề lá phổi chiến lược cốt tử đối với Việt Nạm: nói chi những chuyện đó nữa! Ngư dân liệu có được thực sự trợ giúp hay không? Hẳn nhiên là có sự trợ giúp để tuyên truyền rộng khắp, nhưng đó là sự trợ giúp lố bịch nếu đem so với những nhu cầu có tầm quan trọng chiến lược của chuyện này. Chuyện trợ giúp chủ yếu được đem đặt lên đôi vai cấp tỉnh và sự trợ giúp của vài doanh nhân. Liệu những người ngư dân có được che chở như được tuyên bố nghiêm chỉnh bởi ông Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh?(2). Thực vậy không? Ngay cả lá quốc kỳ Việt đang tung bay trên những thuyền đánh cá cũng bị các «đối tác chiến lược» mặc đồ nhà binh rằn ri xé rách và vứt xuống biển! Tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giời, nếu những hành động xâm lấn cố ý như vậy mà lặp đi lặp lại với mức độ cực kỳ trầm trọng, và khi có những chứng cớ không chối cãi được như những chứng cứ thu được trong những ngày vừa qua, thì như thế là đủ để đổ xuống đường hàng trăm nghìn người biểu tình phẫn nộ. Ở Việt Nam thì ngược lại, những ai có gan đi biểu tình liền bị bỏ vào nhà tù. «Đi thôi, đi đi thôi, có chuyện vì mà xem! Ổn định chính trị!» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND).

Mức sống của đại đa số người lao động trên biển liệu có khuyến khích họ «bám lấy ngư trường truyền thống»? Ta nghĩ gì đây về hàng trăm ngư dân Thanh Hóa đã đi làm thuê cho chủ tàu đánh cá Trung Hoa để có đồng lương tốt hơn?(3) Liệu họ có là những phần tử duy nhất đáng bị buộc tội? Ai là kẻ phải chịu trách nhiệm về nỗi ô nhục thực sự của tình trạng này? Đâu là những hứa hẹn phát triển kinh tế vùng ven biển được Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh tuyên bố rùm beng ở Lý Sơn hơn hai năm trước? Đâu là những công trình điện khí hóa cho Lý Sơn được cũng cái ông lãnh đạo cấp cao đó hứa hẹn? Có tin tức gì không về lời hứa hẹn xây dựng đội tàu đánh cá có động cơ mạnh có vỏ sắt đủ sức chống lại những cú thúc bằng gót sắt của bọn giả danh ngư dân Tàu và chống lại được những trận bão kinh hồn? Tất cả những thông tin về các chủ đề nêu trên đều là thông tin ma. Chắc chắn đó là những thông tin không đủ chất «chính trị» theo thị hiểu của ông Nguyễn Thế Kỷ và các đồng chí của ông này tại Ban Tuyên giáo TW để có thể loan báo cho đông đảo nhân dân.

Cần nhận rõ điều này: không phải cái Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay sẽ đưa đất nước ra khỏi cái hố lệ thuộc vào nước Tàu!

Vậy thì, hay là bám vào ông Obama chăng? Sẽ là không công bằng nếu cứ nằm lỳ ở nơi đau lòng của Lịch sử và chẳng chịu giở cho nó sang trang. Ta cần thừa nhận rằng Hoa Kỳ luôn luôn nói vô cùng hay về quyền Con Người. Hoa Kỳ tiếp tục công việc đó một cách kiên quyết và có kiềm chế. Tuy nhiên, tính kiên quyết đó đã được đổi thay tùy theo hoàn cảnh và tùy theo tầm quan trọng của những hiệp nghị được ký kết hoặc dự phòng ký kết với những chính quyền đang thiếu những quyền đó. Ta hãy nói thẳng đi, xa hơn ngôn từ, trong những hành động trước sau như một, cái chú Sam tử tế kia luôn luôn biết nương nhẹ tay với những kẻ vi phạm Nhân quyền – nương tay với con dê vào vườn ăn trộm bắp cải. Đó là chuyện bình thường: chú Sam tôn sùng sữa dê. Đó là quy tắc bất khả biến của «quyền lợi quốc gia»: đối với các doanh nghiệp và các nhà băng Hoa Kỳ, thì đô-la đã rồi mới đến quyền con người … Hoặc là không có gì hết. «Chúng tôi đang kinh doanh: yêu cầu không quấy rầy!». Ta chớ nên mơ mộng: Chúa cũng chẳng dùng business để cứu chúng ta một cách tự nhiên và vô tư đâu.

Niềm tin chiến lược duy nhất hợp lý

Không, nhân dân Việt Nam không hề thay đổi gì ở gốc rễ để đến nỗi trông đợi vào những cuộc du hành «tái cấu tạo thăng bằng» của anh này anh nọ tới thăm chốn nọ chốn kia. Mấy anh ấy sẽ chẳng giải quyết được vấn đề cốt lõi, sống còn của đất nước: vì đất nước đang cần có một sự dân chủ minh bạch và chính danh. Chỉ duy nhất dân chủ mới có thể giải phóng những trái núi năng lượng và trí khôn đang bị vùi lấp ở trong vùng sâu xa nhất của một dân tộc có một Lịch sử phi thường đang được thừa kế bởi thế hệ trẻ Việt Nam bên trong bên ngoài đất nước. Chỉ duy nhất dân chủ mới đủ sức làm lay động các phòng tuyến và đem lại cái mới. Duy nhất cái ánh sáng dân chủ đó là có thể bảo vệ được di sản quốc gia và giải thoát một cách tích cực những kho báu tự nhiên chứa đựng trong lòng đất và ngoài biển nhằm hiện đại hóa lành mạnh và bền vững đất nước với những chọn lựa cho đất nước.

Niềm tin chiến lược hợp lý cho nước Việt Nam hôm nay là niềm tin của một nhân dân đã trưởng thành và kiêu hãnh, trong từng cá nhân và trong toàn thể mọi người, sẵn sàng chiến đấu kháng cự, một cuộc chiến đấu mang tính công dân, hòa bình và giải phóng. Những thành tựu sẽ tới khi dân tộc này cùng tiến bước, và cùng đi với họ là vô số người bạn cũ và mới.

Nguồn: Bauxite

——————————————————–

Ghi chú:

(1) «Chủ tịch nước khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn theo sát những hoạt động của bà con, làm tất cả để bà con yên tâm hoạt động trên biển. (VOV)» (Tiếng Việt trích dẫn trong nguyên văn – ND).

(2) Vietnamnet 29-5-2013 «Nguyên tắc của ta là bảo vệ ngư dân »… « Còn trên ngư trường, nếu có những vi phạm vào vùng biển của ta thì các lực lượng chức năng sẽ có trách nhiệm bảo vệ» (Tiếng Việt trích dẫn trong nguyên văn kể cả chữ in to và in đậm – ND).

(3) Người lao động 21 05 2013

 

A.M. H.C.Q.

Tác giả gửi bản gốc cho BVN

15 Phản hồi cho “Dân chủ là niềm tin chiến lược hợp lý duy nhất giúp thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn Hán hóa đã được lập trình!”

  1. Freddy Wade says:

    Với chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946) và trong suốt quá trình phát triển của cách mạng nước ta từ đó đến nay, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết số 25/NQ-TW về công tác tôn giáo. Nghị quyết tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, đã cụ thể hóa một bước quan trọng trong chỉ đạo thực tiễn đối với công tác tôn giáo của Đảng, đặt ra những nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng và hợp pháp của công dân, làm cho tín đồ, chức sắc, các tôn giáo tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng, yên tâm sống đạo, giữ đạo hài hòa trong lòng dân tộc, ngày một gắn bó mật thiết hơn với chế độ, đoàn kết trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động được tiềm năng của các tôn giáo tham gia đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phấn khởi cùng toàn dân thi đua xây dựng xã hội mới. Đó cũng chính là cơ sở xã hội quan trọng góp phần đấu tranh có hiệu quả đối với những âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá ta, đồng thời xác định rõ nội dung, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác tôn giáo và những nhiệm vụ cụ thể của công tác tôn giáo.

Phản hồi