WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trận Điện Biên Phủ [kết]

Tiếp theo các phần: I II

Dân công trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dân công trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Nguyên tác của Henri Navarre

Trọng Đạt dịch
Chỉ Đạo Cuộc Chiến
Trận ĐBP có thể được lãnh đạo khác hơn như thế không? Người ta phải tăng viện, như đã làm, cho đồn lũy và kéo dài cuộc kháng cự gần như tuyệt vọng hay không? Hay đúng hơn có thể phải di tản sớm hơn? Có thể giải cứu từ bên ngoài hay không? Có nhiều câu hỏi cần giải đáp.

Tăng viện và kéo dài cầm cự

Béatrice và Gabrielle thất thủ ngày từ ngày 15 tháng ba đã đưa tới khủng hoảng vô cùng trầm trọng. Trước hết là khủng hoảng tinh thần vì cấp thừa hành nhận thức một cách phũ phàng về sức mạnh của địch, mặc dù đã cảnh giác trước về nó từ ba tháng qua, trong chiều hướng mà cấp chỉ huy cũng đã linh cảm trước nhưng không biết đúng sự thật. Xúc động mạnh về tâm lý tạo kinh ngạc khiến nhiều người cảm thấy bất lực và nghi ngờ khả năng phòng thủ. Từ quá tự tin bỗng mọi người chán nản bi quan.
Chiến thuật cũng bị khủng hoảng, sự sụp đổ một phần lực lượng bố trí của ta, sự xiết chặt của địch, hỏa lực phòng không ngăn chận và những trận pháo kích mà phi trường phải chịu đã báo cho người ta thấy trước sự sụp đổ của đồn lũy nếu nó không được bên ngoài yểm trợ hoặc phải tự giải cứu mình.

Vì tiềm lực không quân yếu, thời hạn cần thiết để tập hợp mọi phương tiện để giải cứu dù bằng hình thức nào ít nhất cũng mười lăm ngày. Mà rõ ràng là khả năng cầm cự của Điện Biên Phủ nếu không được tăng viện thì không thể giữ được trong khoảng thời gian này.

Lại nữa tiên đoán những cuộc tấn công cấp kỳ tiếp theo của địch, ta cần che phủ sự chán chường của quân trú phòng bằng cách chống lại sự xúc động tâm lý. Những tiểu đoàn mới được đưa tới cho họ thấy tình thế không phải là hết lối thoát và đồn lũy không bị bỏ rơi (1)

Mới đầu quyết định tăng viện cho ĐBP bằng nhẩy dù tới giới hạn là ba tiều đoàn để khả dĩ cho phép đại tá de Castrie có thể lấy lại các trung tâm phòng thủ đã mất nếu không thì ít ra cũng giữ được.

Sau khi thả dù ba tiểu đoàn đầu tiên, những tổn thất (của ĐBP) cần gửi tăng viện liên tiếp. Để khỏi tiêu hao những tiểu đoàn dù còn lại mà nó cẩn để mở hành quân giải cứu, những đợt tăng viện mới đầu bằng những người riêng rẽ, trước hết có bằng nhẩy dù, rồi những người tình nguyện chỉ được huấn luyện tối thiểu dưới đất. Số tình nguyện vượt quá xa nhu cầu. Cần chưa tới 500 người để thả xuống, có 1,800 trình diện xin đi trong đó 800 là người Pháp, 450 Lê Dương (2), 400 Bắc phi, và khoảng 150 người Việt. Trong đó có người là thư ký, tùy phái, những người đủ điều kiện hồi hương ở lại thêm.

Trong những ngày cuối cùng của trận đánh, chiến dịch giải cứu không thực hiện được vì những lý do sẽ được nói tới sau, một tiểu đoàn nhẩy dù cuối cùng đã được thả xuống mục đích để đồn lũy giữ thêm mấy ngày (3)

Người ta vẫn thường hỏi tại sao có sự nhiệt tình kéo dài kháng cự? Câu hỏi này chỉ được đặt ra- và nhất là đôi khi được giới quân sự đặt – đo lường sự suy thoái tinh thần giới quân sự ở vài nơi. Trong một quân đội có vài truyền thống tinh thần cao mà sự quên lãng tất nhiên có nghĩa là sự kết thúc của quân đội ấy. Không đầu hàng mà không tận dụng tất cả những phương tiện
đã có trong chúng ta, đó là một trong những truyền thống ấy. Những người lính bảo vệ ĐBP phải giữ nó bằng mọi giá.

Tôi đã chẳng vì danh dự của quân đội làm nguyên do ra lệnh kéo dài chiến đấu, tôi sẵn sàng làm thế cho dù phải đau lòng với quyết định này. Nhưng những lý do cụ thể đòi hỏi ta phải làm thế.

Trước hết chính phủ không loại trừ khả năng, từ ngày khai mạc hội nghị Genève “một cuộc ngưng bắn ngay” do phía bên kia (CS) đề nghị, do một cường quốc trung lập hay do chính chúng ta. Nó đã cứu được doanh trại mà sự kháng cự đã là lá bài hàng đầu cho các nhà thương thuyết phía ta. Vì sự đồng tình với Chính phủ mà trận đánh đã kéo dài tối đa trong niềm hy vọng đó.

Một lý do khác là sự cần thiết làm chậm lại chừng nào hay chừng nấy – và nếu có thể được cho tới những trận mưa rào mùa xuân – khi mà Quân đoàn VM sau ĐBP được rảnh tay nó sẽ quay về Đồng bằng bắc kỳ. Nhận định này do tướng Cogny, trong bức thư ngày 3 tháng năm còn xin tôi tiếp tục cho “kháng cự tại chỗ cho tới khi cạn kiệt súng đạn, tiếp liệu .. duy trì tối đa khả năng sẵn có” để mà “thực hiện sự kéo dài thời gian cầm chân Quân đoàn VM” mà ông đánh giá “môt điều quan trọng hàng đầu để bảo vệ Châu thổ Bắc kỳ”

Chú thích.
(1) Quyết định này đã được Đại tướng Ely, TTM trưởng đánh điện tín chấp thuận (chú thích của tác giả)
(2) Lính Lê dương phần nhiều là người Đức đi lính cho Pháp (chú thích của người dịch)
(3) Việc nhẩy dù xuống ĐBP, mà cho dù là những người nhẩy có bằng hoặc những người tinh nguyện không được huấn luyện là một hành động anh dũng mà không có gì đáng kính phục hơn. Có một ký giả vô ý thức đã viết là “bệnh hoạn, nhợt nhạt” và coi đó là “những anh hùng thập cẩm không có cách nào hơn là tự tử”. Mặc dù tôi đã cố gắng hết mình, nhưng không xin được lệnh của Chính phủ – đáng tiếc thay nó cần thiết khi có bằng chứng về báo chí- để truy tố người này ra trước Tòa án quân sự, tòa sẽ dựa vào một điều khoản chính số 6 để buộc tội y. (chú thích của tác giả)

 

Di tản

Đồn lũy ĐBP như đầu tiên được nhận định là để ngăn chận đường đi Thượng Lào của Sư đoàn 316 tăng viện nghĩa là chống lại một sư đoàn lớn nhưng nó không có vũ khí nặng.

Có lẽ ta có thể di tản đầu tháng 12 (1953), chúng ta đã nhận được những tin tình báo có thể có sự kéo đến toàn bộ hay một phần của các Sư đoàn 308, 312 và Sư đoàn nặng (đại bác, cao xạ) 351. Sự di tản đúng lý phải thực hiện trước ngày 10-12 vì sau ngày này Sư đoàn 316 đã tới gần ĐBP, di tản sẽ không thể tránh thiệt hại nặng.

Thế mà ngày 10-12 (1953) tình báo chưa cho biết khoảng hai sư đoàn tiến về hướng Tây bắc và đó không phải là toàn bộ lực lượng ấy đi về phía ĐBP. Một phần có thể hướng qua Sầm Nứa về Cánh đồng Chum. Sự đe dọa tại ĐBP vẫn chưa được thể hiện toàn bộ và những cái ta biết không thể biện minh tí nào cho quyết định di tản.

Vả lại nếu rút bỏ ĐBP có nghĩa là từ chối bảo vệ Thượng Lào, dù ta bỏ không đánh hoặc dù ta hoãn lại phòng thủ Luang Prabang, Vạn Tượng, giải pháp mà tôi nói ở trên chắc chắn không có hiệu lực. Đó chính là từ bỏ nhiệm vụ. Đó là cuộc bỏ chạy đáng xấu hổ, nó không xứng đáng với uy tín của nước Pháp và sẽ kéo theo những hậu quả khôn lường. Sau cùng trong mọi trường hợp từ hai tới ba tiểu đoàn và hầu như toàn bộ vũ trang sẽ bị mất.

Cuối tháng 12 (1953), áp lực tại ĐBP rất nặng nề. Nhưng từ lúc này vì lý do chủ lực quân địch rất đông đảo đã bao vây đồn lũy, không thể tính chuyện di tản bằng đường bộ hay đường hàng không. Vả lại viện trợ của Tầu tăng mạnh, rất quan trọng đến độ không còn tính hàng loạt như trước khi xẩy ra trận đánh và nhất là trong trận đánh. Mối nguy đưa tới không thể biện minh, vào lúc này, để chúng ta bỏ vị trí chiến lược cần thiết và coi như có cơ hội giữ nó để chấp nhận một cách chắc chắn những hậu quả tất yếu của một cuộc rút lui: sự thê thảm của hậu quả chiến lược, chính trị, tinh thần, bỏ lại tất cả vũ khí và thiệt hại lớn lao về nhân mạng (1)

Tuy nhiên tôi đã nghiên cứu việc ngẫu nhiên này nhưng chỉ riêng khi nào

Tình hình đồn lũy trở nên rất nguy kịch. Ý kiến của tướng Cogny rất rõ ràng. Ông viết thư cho tôi ngày 21-1(1954) “Tôi khẩn khoản xin ông để giữ lại ý định bảo vệ căn cứ ĐBP bằng mọi giá”. Ông nhắc lại với tôi chính quan điểm này trong một bức thư từ ngày 9-1, xin tôi đừng làm tổn hại tinh thần của đồn lũy bằng dự tính rút bỏ nơi đây “mọi người đang phấn khởi vì hy vọng cuộc phòng thủ thắng lớn”. Vài tuần trước cuộc tấn công, ông đã đề nghị với tôi một kế dụ cho địch đánh (mà tôi không theo).

Tới 15 tháng ba, niềm tin hoàn toàn vào lối thoát của cuộc chiến không những chỉ có tướng Cogny và Dechaux, hai người chỉ đạo cuộc chiến, nhưng tất cả cấp thừa hành. Ngày 4-3, sau khi tôi quan sát đồn lũy lần chót trước cuộc tấn công mà chúng tôi biết đã gần kề, tôi đã hỏi nhiều cấp chỉ huy các đơn vị và thấy họ tin tưởng tuyệt đối. Trước khi đi, về phần tướng Cogny và đại tá de Castrie, tôi hỏi họ cho biết cảm tưởng thật khách quan. Đại tá de Castrie trả lời như sau “Sẽ rất cam go nhưng chúng tôi giữ được nếu các ông có hai hay ba tiểu đoàn trừ bị để tăng viện cho chúng tôi (đã được gửi). Về phấn tướng Cogny, ông nói “Chúng ta tới đây để buộc Việt Minh phải giao chiến” (đó là quan điểm của ông hơn là của tôi) “Không nên làm cho địch bỏ cuộc tấn công”. Nhiệm vụ kháng cự không lùi bước đã được giữ. Ngày nay tôi vẫn còn cho rằng không có giải pháp nào khác hơn thế. Một khi đã giao chiến, rút lui sẽ làm sụp đổ hoàn toàn doanh trại. Nó chỉ có thể tiên liệu chuẩn bị chiến dịch lấy tên Albatros khi rất nguy kịch. Khi mà sự kéo dài phòng thủ không thể thực hiện được nữa.

Tướng de Castrie đã tiên liệu để phân thành ba nhóm độc lập, lần lượt các hướng Tây Nam, Nam và Đông Nam. Những thương binh và vài đơn vị bảo vệ phải ớ tại chỗ theo lệnh trực tiếp của ông. Đại tá Créveccoeur, tư lệnh các lực lượng tại Lào về phần ông đã đưa tới gần ĐBP những đơn vị chính qui và phụ lực quân trên một mặt trận rộng lớn để đón những đoàn quân có thể thoát ra khỏi đồn lũy. Người ta cũng tổ chức cho những máy bay trinh sát hướng đẫn đường và tiếp tế bằng thả dù cho những đoàn quân này.

Trong đêm 6 và 7 tháng năm, cảm thấy thua trận, tướng de Castrie quyết định với sự đồng ý của tướng Cogny và tôi, thực hiện rút chạy tối hôm sau nhưng cuộc tấn công liên tục của VM đã khiến khu trung ương thất thủ từ xế trưa ngày 7.

Đồn Isabelle dự định rút đi lúc chập tối 7 và 8. Họ đụng phải quân phục kích của VM khắp mọi hướng và đã thất bại, chỉ còn vài chục người sang được Thượng Lào.

Chú thích
(1) Tháng 4-1956, tướng Giáp trả lời phỏng vấn chủ bút tờ Paris –Match, ông cho biết quân Pháp không thể rút khỏi ĐBP qua khu rừng Thượng Lào được (chú thích của tác giả).

 

Giải vây

Muốn giải vây ĐBP, người ta có thể dự liệu hoặc bằng không quân ồ ạt hay bộ binh.

Giải thoát bằng chiến dịch thuần túy không quân có thể được nếu bằng những phương tiện lớn lao. Số lượng của không quân ta còn lâu mới thực hiện được chiến dịch lớn như vậy. Chỉ có một lực lượng không quân có thể thực hiện những hiệu quả cao hơn nhiều mới có thể đạt kết quả bằng tấn công hoặc đường giao thông, hoặc pháo binh hay phòng không địch.

Vì thế một cuộc tấn công ồ ạt của không quân Mỹ đã được dự tính trong một khoảng thời gian ngắn. Báo chí đã nhiều lần ám chỉ đến nó tại Pháp và Mỹ. Tôi xin nói dưới đây về diễn tiến sự việc theo tôi biết.

Những ngày đầu tháng tư, tôi biết lời đề nghị của Hoa Thịnh Đốn mà tướng Ely đi công tác tại đó, do một sĩ quan gửi trực tiếp cho tôi ngay rằng Ngũ giác đài nhận định vì Trung cộng can thiệp trực tiếp nên Mỹ cũng có quyền làm thế, ông Foster Dulles (ngoại trưởng), người tán thành sự can thiệp ngày 5 tháng tư đã tuyên bố trong một cuộc điều trần nổi tiếng trước Ủy ban ngoại vụ Hạ viện Mỹ, ông cho biết viện trợ Trung cộng có tính trực tiếp nhất là sự hiện diện của một số pháo thủ phòng không người Tầu trong những dàn pháo quanh ĐBP (1)

Đại tướng Ely đã yêu cầu tôi phải cho ông biết quan điểm gấp, tôi trình bầy ý kiến cần một cuộc tấn công ồ ạt của không quân Mỹ, nếu thực hiện gấp, để cứu ĐBP. Theo tôi biết ông Tổng cao ủy và cả tôi không hề nghĩ sự can thiệp của Mỹ trên đất VN có thể đưa tới nguy cơ mở rộng cuộc chiến. Tại Triều tiên cũng như khi Bá linh bị phong tỏa, phía CS đã không gây thế chiến mà lúc này họ không muốn.

Chính phủ Pháp cho tôi biết họ chia xẻ ý kiến này và xin can thiệp. Nhưng hình như họ chỉ nói trên đầu môi chót lưỡi cho có lệ chứ không tha thiết.

Kế hoạch yễm trợ không quân được thảo luận tại Hà Nội, Sài gòn với các tướng lãnh không quân Mỹ thuộc Thái bình Dương, trong khi đó, họ được lệnh tiếp xúc với tôi. Người ta có thể huy động khoảng 300 chiến đấu oanh tạc cơ từ hàng không mẫu hạm và 60 oanh tạc cơ hạng nặng từ Phi Luật Tân. Vì lý do hệ thống radar hạ tầng cơ sở của chúng tôi thiếu thốn, không thể nói đến yểm trợ sát ngay trên đồn lũy (ĐBP), trên các khẩu pháo hay cao xạ địch nhưng tấn công các đường giao thông nhất là căn cứ Tuần Giao là có thể được, theo ý kiến các tướng lãnh Mỹ có thể hữu hiệu.

Lệnh thi hành không hề được ban ra.

Vấn đề được giải quyết công khai, phía tây phương bao giờ cũng thế . Các nghị viên bị tác động tại Hoa Thịnh Đốn và Paris, họ đã tác động lên các chính phủ. Báo chí phổ biến rộng rãi, điều đó dễ hiểu.

Sau thời gian dài do dự – chính vì kéo dài khiến cuộc tấn công giảm hiệu lực nhiều- chính phủ Mỹ không muốn vào con đường đã được các cố vấn quân sự cổ võ.

Bây giờ phải dấu diếm sự rút lui. Muốn vậy người Mỹ tuyên bố rằng sự can thiệp của họ cần phải có những nước khác chấp nhận cùng tham gia với Mỹ. Thật ra họ tìm một cớ ở phía người Anh mà không có nước này không mặt trận liên minh nào ở Á châu có thể thành. Người ta đòi hỏi sự đồng ý của họ – nếu không chỉ là tham gia tượng trưng – và họ lấy cớ bị khước từ mà người ta biết chắc từ trước để từ chối.

Sự tránh né của Anh – Mỹ đã gợi ra tại Đông Dương phía người dân cũng như lính một sự xúc động sâu xa về tinh thần.

Chứng cớ rõ ràng là chúng ta chiến đấu đơn độc. Nước Mỹ chỉ muốn nhận những nguy cơ giới hạn nhỏ và chỉ giúp tài chính. Vả lại chính sách này tự thú nhận, bằng tính ngây thơ đáng mỉa mai, qua lời phó tổng thống Nixon trong một bài diễn văn ngày 20-4 (1954) tại Cincinnati “mục đích được định ra là Chính phủ chủ trương một chính sách không gửi lính Mỹ sang chiến đấu ở Đông dương hay nơi nào khác”. Thật hết ý kiến! Còn về nước Anh, họ không muốn tí nguy hiểm nào cả.. Đó là họ muốn chúng ta chiến đấu không công bảo vệ quyền lợi cho họ tại Đông Nam Á.

Trước khi nghiên cứu khả năng mở cuộc giải vây dưới đất, cũng ghi nhận một giải pháp đôi khi có thể coi là khả thi. Nó bao gồm thả những tiểu đoàn dù bên ngoài đồn lũy (ĐBP) và họ sẽ tác chiến ngay sau lưng Quân đoàn VM đang bao vây.

Giải pháp này – đã được nghiên cứu kỹ – nhưng tuyệt đối không thực hiện được. Mọi sự đều không thuận lợi: địa thế không cho phép những cuộc nhẩy dù lớn ở khoảng cách thích ứng với đồn lũy và không đủ phương tiện vận chuyển không quân, nó không cho phép ta thả những đơn vị trong những điều kiện thuận lợi. Nếu chúng ta xử dụng vài tiểu đoàn dù cho mục đích này chắc chắn sẽ bị thiệt hại, không có ích lợi gì.

Còn lại vấn đề giải cứu dưới đất. Việc giải cứu ĐBP có thể được dự liệu hoặc từ Thượng Lào, hoặc từ Châu thổ BV.

Từ Lào, một chiến dịch được đặt tên là Condor đã được sửa soạn từ 15 tháng 12-1953. Nó gồm đem lực lượng của ta từ Thượng Nam Ou sang vùng Nga Na Son (cách phía nam ĐBP 25 km) ở đó có những vùng nhẩy dù loại thường nhưng hữu dụng, bằng cho nhẩy dù một lực lượng tăng cường quan trọng, rồi tiến tới ĐBP để phá vòng vây. Chiến dịch thể hiện những trở ngại nghiêm trọng trước hết do thế dất khó khăn giữa Nga Nam Sơn và ĐBP nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được.

Từ ngày 15 tháng ba điều lo âu chính của tôi là tổ chức và thực hiện nó. Nhưng khả năng có thể thi hành được gặp trở ngại vì thiếu tiềm lực không quân, nhất là lãnh vực vận tải. Thật vậy, nhịp độ không ngờ của mặt trận, việc tái cung cấp cho đầy các kho tại đồn lũy sau cuộc khủng hoảng ngày 13, 14 tháng ba đã cần những phương tiện hơn gấp đôi dự kiến của tướng Cogny (200 tấn một ngày thay vì 96). Việc chuyên chở này đã xử dụng tới hầu như toàn bộ phương tiện không quân. Chỉ tới đầu tháng tư, một khi việc tiếp tế đồn lũy gần xong thì chiến dịch Condor mới được dự liệu.

Những kết quả mong đợi là nhiệm vụ các lực lượng bộ binh sẽ tham chiến. Cần từ 15 tới 20 tiểu đoàn để kế hoạch được hữu hiệu. Thế nhưng khả năng của không quân chỉ có thể chuyên chở tối ta 7 tiểu đoàn để bảo toàn ĐBP. Những lực lượng chủ lực quân này không đủ để giải cứu thực sự cho đồn lũy. Vả lại có thể là địch sẽ lấy bớt một ít đơn vị trong Quân đoàn bao vây làm giảm bớt áp lực. Nó là ý kiến riêng của Cogny có chút định kiến về về vấn đề.

Ngày 6 tháng tư, cần phải quyết định thực hiện trong thời hạn khoảng mười ngày, một chiến dịch đưa bốn tiểu đoàn phát xuất từ Thượng Nam Ou và ba tiểu đoàn nhẩy dù thả xuống sát ĐBP. Ngày 12 tháng tư tướng Cogny vì nhu cầu tái lập tiếp tế đồn lũy một lần nữa, ông đòi xếp lại kế hoạch. Ngày 15 tháng tư cùng lý do đó, ông lại yêu cầu chiến dịch được hoãn lại, lại nữa thành lập trừ bị để có thể lấy đi khỏi Châu thổ Bắc kỳ, nới đây khó xẩy ra trận đánh, ba tiểu đoàn dù cho chiến dịch.

Từ ngày 15 tháng tư, cường độ không vận trên ĐBP thu hút nhiều phương tiện của ta đến nỗi những điều kiện mà chiến dịch Condor đòi hỏi không thể thực hiện được.

Những đơn vị từ Thượng Lào tiến hành để tạo cơ sở khởi động cho chiến dịch, nếu thực hiện được hay ít ra là một căn cứ tiếp đón trong trường hợp họ có thể thoát ra được, nó coi như cái nền, chân của chiến dịch trong trường hợp ĐBP thất thủ, để có thể đón nhận tàn quân từ mặt trận nếu chiến dịch Albatros được tiến hành.

Một chiến dịch giải cứu từ Châu thổ BV chỉ có thể được nếu chận đánh các đường giao thông địch vì ĐBP quá xa để tiên liệu tấn công Quân đoàn bao vây.

Ngay sau khi xác định được di chuyển của Quân đoàn VM tại Thượng du, tôi đã lệnh cho Cogny nghiên cứu và đệ trình với phương tiện sẵn có, về những hoạt động tác chiến đến hậu phương địch mà ta có thể phát động được.

Chận đánh đường giao thông (Lạng Sơn –Thái nguyên – Yên Bái –Sơn la – Tuân Giao) có thể dự trù được vì giữa Thái Nguyên và Yên bái, đường đi của nó có thể khiến việc tấn công Châu thổ BV trong tầm tay.

Nhưng kinh nghiệm có từ lâu chứng tỏ hệ thống tiếp tế VM rất linh động và thay đổi nhanh, để được ngăn chận lâu dài, không những cần đặt một “nút chận” trên tục giao thông nhưng ngăn cấm bằng một ảnh hưởng bền chắc một vùng quan trọng quanh điểm chiếm đóng. Kế hoạch này đòi hỏi nhiều lực lượng, vũ khí…

Vả lại nghiên cứu về những đường tiếp tế mà VM đã chọn và khả năng đổi hướng khiến ta kết luận chỉ có nút giao thông giữa Tuyên quang Yên bái

là những mục tiêu rất tốt. Còn nữa chỉ có đường thứ hai ngăn chận được là thung lũng sông Hồng hà, nó đã được dùng và nối lại Châu thổ BV bằng cầu không vận hoặc bằng đường bộ.

Giải pháp thứ nhất không thực hiện được vì nó đòi hỏi phải lập tại vùng Yên Bái Tuyên quang một căn cứ không quân. Thế mà trong vùng này không thể xây dựng được một căn cứ như vậy.

Còn về giải pháp đường bộ hoàn toàn, những yêu cầu về phương tiện của tướng Cogny với những con số vượt quá xa khả năng ta có thể cung cấp. Cho dù tiết giảm việc xử dụng – những việc có thể làm được khi Quân đoàn VM tiến vào Thượng du – và ngay cả khi đòi hỏi Châu thổ tham gia nhiều hơn mà tướng Cogny đã tiên liệu – cái có thể làm được, bằng sự tiết giảm lực lượng – vấn đề còn lại là tìm được từ ba đến bốn nhóm lưu động.

Thế nhưng sự tấn công của VM tại miền Trung và Hạ Lào cũng như Cao nguyên Trung phần (VN) để cầm chân quân đội chúng tôi và ngăn cản không cho rút ra những lực lượng di động. Chúng tôi không có sẵn lực lượng nào cả, ngay cả những đơn vị mới thành lập phải tham gia trận chiến ngay.

Trong những ngày cuối tháng tư (1954), tướng Cogny trình cho tôi một kế hoạch về Phủ Doãn sau khi mới nghiên cứu theo chỉ thị của tôi. Mặc dù tiết giảm hơn các chiến dịch trước nhưng ta vẫn không đủ phương tiện. Hơn nữa chiến dịch có khả năng không đáng tin cậy vì một phần nó không ngăn chận thực sự giao thông địch, phần nữa, địch chống trả dữ dội. Sau cùng cũng theo ý kiến Cogny, chỉ có thể cho kết quả trước 20 tháng tư. Thế nhưng ta chỉ có ít hy vọng kéo dài cầm cự tại ĐBP cho tới ngày đó (thực ra đồn lũy thất thủ ngày 7 tháng năm)

Dưới nhãn quan giới hạn của Tư lệnh Bắc kỳ, tướng Cogny khẩn khoản xin tôi chấp nhận chiến dịch. Ông xin tôi cho trích ra những lực lượng trên toàn Đông Dương – trừ quân của ông. Những đạo quân trích ra này có thể đưa tới những thảm trạng toàn diện mà là người chịu trách nhiệm toàn bộ, tôi không dám liều.

Vì vậy tôi từ chối không bị lôi cuốn vào một dự tính ly kỳ và chịu tổn thất vô ích . Tôi không hối tiếc (2). Nếu tôi chấp thuận thì ĐBP đã không được cứu mà ngày nay cũng sẽ chẳng có Lào, Miên, và Việt Nam tự do (3).

Quan điểm khác biệt giữa tôi và Cogny chỉ có lần này về chỉ đạo trận chiến ĐBP và tôi đã có ám chỉ trước đây

Chú thích.
(1) Lý luận của ông Foster Dulles rất đúng với sự thật như dưới đây.
1- Một tướng Tầu đóng tại đại bản doanh VM quanh ĐBP.
2- Dưới quyền ông ta có khoảng 20 cố vấn kỹ thuật quân sự Tầu ở đại bản doanh. Nhiều cố vấn khác ở cấp sư đoàn.
3- Những đường giây điện thoại đặc biệt được nhân viên Tầu thiết lập và và xử dụng. Nhân viên tổng đài toàn là người Tấu.
4- Rất nhiều đại bác 37 ly phòng không xung quanh ĐBP, pháo thủ những khẩu cao xạ này là người Tầu.
5- Để phục vụ mặt trận, khoảng 1,000 xe tiếp tế mà khoảng một nửa đã tới từ 1 tháng ba, những xe cam nhông này do tài xế Tầu lái.
6- Tất cả những viện trợ cộng thêm vào pháo binh, đạn dược và đoàn kỹ thuật do Trung cộng cấp
Chỉ riêng sự hiện diện của những pháo thủ Tầu xử dụng cao xạ phòng không hiển nhiên cho thấy sự can thiệp trực tiếp của Trung cộng. Còn lại chỉ là viện trợ giống như chúng ta nhận của Mỹ. Nhưng sự hiện diện rõ ràng thừa sức biện minh cho sự can thiệp của Mỹ. (chú thích của tác giả).
(2) Tháng tư năm 1956, trả lời phỏng vấn của chủ bút báo Paris-Match tướng Giáp nói nếu Pháp mở cuộc tấn công từ Châu thổ BV với lực lượng đã có sẽ không có một tí hy vọng thành công. Ông ta ám chỉ sự thất bại như chiến dịch Lorraine năm trước. (chú thích của tác giả).
(3) Tức QGVN hay VNCH (chú thích của người dịch)
Nguyên Do Thất Thủ Điện Biên Phủ

Một điều rõ ràng là những sự thiếu sót và sai lầm có thể lấy ra từ quan niệm và việc tổ chức phòng thủ cũng như lãnh đạo cuộc chiến.

Sự phân tán doanh trại trong đồn lũy giữa các trung tâm phòng thủ phía ngoài và vị trí trung ương có lẽ cần thảo luận lại.
Một số đơn vị tác chiến xoàng (nhất là những tiểu đoàn Thái) đáng lý phải được thay thế trước khi xẩy ra trận đánh bằng những đơn vị thiện chiến hơn lấy từ Châu thổ BV.

Chắc chắn có sự lạm dụng những cuộc phòng thủ phụ, nó tạo sự phân chia bên trong vị trí chúng tôi đã gây trở ngại cho cuộc phản công.

Một số tổ chức tại địa thế không được bảo vệ đầy đủ và không chống lại được đạn đại bác và súng cối hạng nặng.

Việc sử dụng những quân trừ bị cần bàn lại.

Kế hoạch chống phòng không địch không đủ do ở nhiều chuyên viên quá lạc quan đã khiến cho địch biết quan niệm của mình, họ đánh giá thấp khả năng đối phương.

Trong một số lãnh vực, cấp chỉ huy tại Hà Nội không có hành động đủ mạnh trên đồn lũy (ĐBP)

Sau cùng sự phối hợp những hoạt động bộ binh và không quân được cấp tham mưu Hà Nội bảo đảm vào hạng xoàng, nó không tồn tại đủ trong trận đánh.

Những thiếu sót và sai lầm này không thể qui trách nhiệm cho cấp chỉ huy đồn lũy và cho bộ chỉ huy không quân nhưng nhất là Lục quân Bắc Việt, chịu trách nhiệm chuẩn bị và điều khiên trận chiến. Tôi, với tư cách Tư lệnh chịu trách nhiệm tổng quát toàn bộ.

Dù tầm quan trọng thế nào, nó không thể vượt quá mức độ chưa hoàn chỉnh không thể tránh được trong toàn bộ cuộc chiến và trong bất cứ trường hợp nào chỉ có một ảnh hưởng nhỏ tới kết quả trận đánh.

Những nguyên nhân sâu xa về sự sụp đổ của ĐBP ở chỗ khác.

Trước hết chúng ta thiếu phương tiện (1). Lực lượng bộ binh ta quá yếu. Chúng ta thiếu từ 6 tới 8 nhóm (groupe) mà chỉ có nó mới giải cứu được hữu hiệu. Chúng ta đã trả giá cái mà trước đây chúng ta đã để Quân đoàn VM lấy trong quá khứ (2).
Về mặt phẩm cũng không đủ để bù vào sự yếu kém về lượng. Các đơn vị của chúng ta chiến đấu với cấp chỉ huy yếu kém. Đa số sĩ quan và hạ sĩ quan không đủ kinh nghiệm chiến trường. Họ được huấn luyện xoàng. Tỷ lệ yếu kém phía VN (đi lính cho Pháp) lại càng cao hơn ngay cả trong những đơn vị thiện chiến. Sự yếu kém về mặt phẩm quân đội chúng tôi – nhất là bộ binh – đã được thể hiện rõ trong suốt trận đánh. Ở đó ta cũng trả giá những sai lầm chồng chất trong quá khứ mà chính là chỉ muốn đánh trận chiến rẻ tiền.

Những phương tiện không quân Pháp còn thiếu hơn nữa nguyên do những yêu cầu tăng viện của tôi không được thỏa mãn hoặc gửi tới quá trễ. Nếu tăng viện đã được gửi tới kịp thời sẽ khiến ta tham chiến trong những điều kiện thuận lợi hơn vì địch đã thiết lập và trang bị xử dụng những phương tiện nếu nó không chận đứng ta thì cũng kiềm chế ta rất nhiều. Cung cấp vào giờ phút cuối trong những điều kiện ngẫu nhiên và rối loạn không thể tả được thì chẳng làm gì được. Vả lại một khi viện trợ Trung cộng tăng ồ ạt là lúc ta cần một lực lượng không quân có khả năng mạnh hơn mười lần. Chỉ có người Mỹ là có thể cung cấp cho chúng tôi nhưng như đã thấy, ta đã xin họ nhưng chỉ là vô ích. Khối lượng viện trợ lớn đột ngột gia tăng ồ ạt là nguyên nhân khiến ĐBP sụp đổ. Đó là vì đứng trước một hình thức chiến tranh hoàn toàn mới tại Đông Dương mà ta được đưa vào, nó là bất ngờ đối với Pháp.
Sự xuất hiện thình lình một hỏa lực tàn phá của pháo binh và súng cối hạng nặng đã khiến cho quân trú phòng hoảng sợ, họ chưa chuẩn bị tinh thần. Ngay cả năm 1940 những đơn vị ta bị không quân Đức tấn công phải nằm bất động dưới đất, những người lính chiến tại ĐBP đôi khi tinh thần còn xuống thấp hơn thế. Phản ứng của họ nhanh nhưng quá chậm để ngăn ngừa sụp đổ hay cho phép lấy lại những điểm chính của trận địa đã lọt vào tay địch, nó đã ảnh hưởng tai hại ngay tới trận đánh.

Máy bay trinh sát bị phòng không địch ngăn cản khiến pháo binh ta không được chỉ điểm, báo cáo trở nên bối rối khi bị địch pháo mà không chuẩn bị được, pháo binh ta bị bất lực khi đó nó không còn là ưu thế của ta trên chiến trường Đông dương như trước nữa.

Sự ngạc nhiên cũng đến với Không quân bỗng nhiên đứng trước màng lưới phòng không dầy đặc không ngờ của địch và bị buộc phải giải quyết ngay những vấn đề mới như thả dù ở độ cao và bảo vệ những cuộc thả dù. Cần phải có thời gian để thích ứng về tinh thần vật chất. Vì đã yếu do thiếu phương tiện nên hiệu quả còn giảm.

Có sự bất ngờ tại ĐBP, nhưng sự bất ngờ này hoàn toàn không do lỗi ở sở tình báo quân sự Đông dương. Họ hoạt động đúng, trong khả năng hữu hạn của họ. Nhưng khả năng của họ chỉ có giới hạn: gần như hoàn toàn mù tịt về những chuyện bên Trung cộng và những tin từ những cơ quan khác, nhất là họ không biết gì – trừ khi ngay lúc này – những ý định của bộ chỉ huy VM.
Những điểm mơ hồ vừa nêu trên cũng chỉ là bình thường, nếu bù lại bên địch cũng mơ hồ như ta. Nhưng tiếc thay sự thật không như vậy, vì những tin tức do báo chí cho họ biết hay rò rỉ ồ ạt như thác Niagara có tầm vóc chính phủ Pháp.

Mặc dù vậy chúng tôi cũng luôn có những tin tức gần chính xác về địch, về hiện tại và những chuyện sẽ sẩy tới trong thời hạn vài tuần, những cái chúng tôi không thể biết đó là những việc họ dự định trong thời hạn xa xôi.

Trong những điều kiện ấy, sự tiến hành ĐBP đã được nhận định như qui luật trong trường hợp ấy, theo qui cách “kẻ dịch tương lai” mà sức mạnh của họ được ước tính bằng cho tăng lên trong chiều hướng hợp lý cái mà ta biết về “kẻ địch bây giờ”, nghĩa là Việt Minh tháng 11-1953. Khi người ta xây cái cầu 10 tấn, người ta sẽ dự liệu một giới hạn an toàn lên tới 15 hoặc ngay cả 20 tấn nhưng không thể lên tới 100 hay 150 tấn. Đó là cách chúng tôi đã làm. Nếu sức mạnh của địch chỉ nhân lên 2 hay 3, chúng tôi chịu được sự tấn công của địch, vì chúng tôi đã bố trí xong. Nhưng nó lại là một hệ số nhân quá lớn trong nhiều lãnh vực: Khả năng vận tải và sửa chữa đường giao thông, hỏa lực pháo binh và phòng không.

Chính vì cái lãnh vực cuối cùng mà yếu tố bất ngờ rất lớn. Chúng tôi biết rõ VM có pháo binh và phòng không. Chúng tôi biết tầm quan trọng của nó vá cách họ bố trí đạn dược. Chúng tôi đã tiên đoán số khấu pháo và kho đạn sẽ tăng lên, nhưng chúng tôi đã định giới hạn cho khả năng gia tăng này. Đó là trong trường hợp giới hạn này dã bị vượt quá xa mà sự bất ngờ nằm trong đó.
Người ta nói “Chỉ huy là tiên liệu”. Dĩ nhiên là thế, nhưng nếu một cấp chỉ huy chỉ tiên đoán cái quá tệ sẽ khiến mình không dám làm gì cả.

Nếu tình trạng quá tệ sẩy đến, nếu sự tiên đoán của chúng tôi bị đảo lộn đó là vì Chính phủ đã không theo ý kiến của Tư lệnh (tức Navarre), dấn thân vào hấp lực tàn nhẫn của Hội nghị Genève. Quyết định thiếu suy nghĩ để tham dự Hội nghị vào lúc ta đang dự cuộc chơi mà không thể bỏ được, quyết định đã hoàn toàn thay đổi dữ liệu của vấn đề. (3)

Cấp lãnh đạo VM năm trước không muốn gây thiệt hại cho Quân đoàn của họ dù là ở trong trận đánh kéo dài tại Nasan, hoặc trong cuộc tấn công Cánh đồng Chum. Không có Hội nghị Genève họ sẽ không liều tự hủy hoại lực lượng lớn của họ mà không chắc gì đã thắng. Không bao giờ họ chấp nhận tự đưa mình vào một hoàn cảnh tồi tệ như vậy để theo đuổi cuộc chiến. Họ cũng sẽ không bao giờ được Trung cộng viện trợ ồ ạt mà cường quốc này đã từ chối cho tới lúc đó vì sợ bị lôi cuốn vào cuộc đại chiến.
Chính Hội nghị Genève đã cho VM một cơ hội hòa bình nhanh và thắng lợi, đã nâng cao tinh thần họ đến độ chơi liều hết mình để bảo đảm một thắng lợi huy hoàng của cơ hội bất ngờ.

Chính Hội nghị Genève đã khiến Trung cộng cho VM một khối viện trợ lớn lao để lấy ưu thế trên bàn hội nghị, từ nay không còn hiểm nguy nữa, nó là nguyên nhân mà những phương tiện vật chất của chúng tôi bỗng nhiên đứng trước một vị trí quyết định vì bị thua xa địch.

Ngày mà Hội nghị Genève được quyết định tổ chức thì số phận của ĐBP đã được xác định rõ.
Chú thích
(1) Gồm lực lượng, hỏa lực (chú thích của người dịch)
(2) Ý nói trước đây VM đã thành lập nhiều sư đoàn mà Chính phủ Pháp không cho tăng viện thêm lực lượng tại Đông dương để cân bằng. (chú thích của người dịch)
(3) Ý nói Chính phủ Pháp quyết định tham dự Hội nghị Genève khi trận đánh đang diễn ra đã khiến cho ĐBP bị ảnh hưởng tai hại (chú thích của người dịch)

 

Những Hậu Quả Của Trận Điện Biên Phủ

Suốt năm mươi sáu ngày chiến đấu kịch liệt, quân trú phòng bộ binh tại ĐBP đã cho thế giới biết tinh thần quả cảm của những người lính tại các trận Camerone, Sidi-Braham và Verdun luôn luôn là của chúng ta. Suốt năm mươi sáu ngày, những chiến sĩ tầu bay – thuộc Không quân và Hải quân – đã phấn đấu tới cùng ngày đêm, trong thời tiết xấu, qua màng lưới hỏa lực phòng không dầy đặc nguy hiểm chết người ghê gớm. Họ cũng anh dũng không kém gì binh chủng bạn Lục quân.

Đối với tất cả những người chiến sĩ ấy, báo chí Pháp và ngoại quốc đã tỏ lòng kính mến không tiếc lời, một tờ báo viết “Một đạo quân khác dưới quyền các cấp chỉ huy khác đã đầu hàng từ lâu rồi”. Cũng có một tờ khác viết “Trong quân sử chưa hề có một cuộc vây hãm được cầm cự ngoài đất trống bởi một lực lượng yếu hơn và không có hy vọng được giải cứu, quả là một chiến tích kỳ diệu”. Tờ New York Times tuyên bố “Đó là trận chiến đấu tới hơi thở cuối cùng theo truyền thống anh hùng của nước Pháp. Đó là trận chiến mà con người đã chứng tỏ lòng can đảm thuần túy và nó đã làm sống lại niềm tin chúng ta không những ở nước Pháp nhưng ở tinh thần bất khuất của con người”

Một trang sử mới vinh quang vừa được viết trong lịch sử quân đội chúng ta . Nó đã có một thời gian ngắn làm sống lại trong quần chúng Pháp tinh thần quốc gia đã bị cùn nhụt từ lâu. Một chính phủ xứng đáng với danh nghĩa có thể khai thác sự bộc phát này
Những người lính chiến tại ĐBP không phải chỉ cứu được danh dự.

Họ đã giữ cho Lào không bị địch chiếm. Họ đã làm đổi hướng phần lớn lực lượng di động của địch khỏi Châu thổ BV cũng như tại Trung và Nam Đông dương. Họ đã ngăn VM giành thắng lợi lớn trên một điểm sinh tử hơn ĐBP mà họ đang cần cho Hội nghị Genève. Hơn nữa họ đã gây cho đich tổn thất nặng đến nỗi không thể mở chiến dịch mới trong nhiều tháng.

Đồn lũy đã làm tròn nhiệm vụ. Nó được ghi vào truyền thống những thành lũy ngăn chận lớn mà vai trò vinh quang của mọi thời đại là ngăn chận địch về một hướng chính và bằng những bức tường của nó đã chận đứng một Quân đoàn bao vây có lực lượng đông hơn.

Lịch sử đã có nhiều thành lũy mạnh bị sụp đổ.

Mayence, năm 1793, được 22,000 người bảo vệ (Pháp) dưới quyền tướng Kléber, thất thủ sau khi đã chận đứng 45,000 liên quân Áo-Phổ trong bốn tháng.

Plevna, năm 1877 do 35,000 quân Thổ bảo vệ đã phải đầu hàng quân Nga sau năm tháng trấn giữ, đã khiến Nga mất 44,000 người.

Liege, 1914, do tướng Leman (Bỉ) bảo vệ, sau mười ngày cấm cự chống những lực lượng đông hơn rất nhiều, nhờ sự hy sinh của ông mà quân Bỉ rút lui có trật tự.

Sebastopol, năm 1942, đã thất thủ sau khi làm chậm lại chiến dịch hè một tháng để đưa quân Đức vào Stalingrad.

Sự thất thủ, “nhiệm vụ hoàn thành”, chỉ kể tới những đồn lũy này, mà không có nơi nào trong số này bị coi như thảm bại nhưng đã ngăn chận được cuộc chiến.

Nhưng chiến tranh Đông Dương không như những cuộc chiến khác, cuộc chiến mà đất nước (Pháp) không bao giờ hiểu quyền lợi quốc gia, đã mệt mỏi mà nó đã khiến người ta cho rằng nó chẳng còn ý nghĩa gì. Đó là cuộc chiến mà đa số các nhà chính trị gia chỉ tìm cớ để kết thúc.

Vì thế những hậu quả của việc thất thủ ĐBP có vẻ như có thể quan trọng hơn nhiều cái mà tôi đã biện bạch, về quan điểm quân sự cái thất bại mà chúng ta vừa chịu.

(Dịch từ trang 235 tới 258 trong Agonie de l’indochine, các mục La Conduite De La Bataille, Les Causes De La Chute De Dien Bien Phu, Les Conséquences De Dien Bien Phu)

 

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

 

9 Phản hồi cho “Trận Điện Biên Phủ [kết]”

  1. Dao Cong Khai says:

    Đọc thấy mà buồn.

    Nếu bạn là bộ đội VC thì bạn hành động ra sao? Một khi giao chiến với quân Tàu, bộ đội VC như bạn sẽ phải hành động ra sao?

    - Anh dũng chiến đấu, hăng hái hy sinh…!!! Hàng triệu liệt sĩ Trường Sơn trong chiến tranh! Đồng chí Nguyễn Văn Trỗi đã làm như thế để chống Mỹ, để rồi ngày nay chính phủ VC cướp đất dân chúng để xây khách sạn, tiệm đấm bóp cho Mỹ sang hưởng thụ.

    - Nhắc lại những người dân người lính hy sinh tính mạng chống Tàu hồi năm 1979 rồi nước VN của họ được những gì? Ngày nay chính quyền VC cắt đất dâng cho Tàu, bán nhượng cao nguyên, biển Đông, hải đảo cho Tàu…

    Cuối cùng chúng ta hy sinh vô ích, hy sinh vô nghĩa.

    Quý vị chống Mỹ, thù Mỹ, quý vị vay mượn vũ khí của Tàu, cầu cạnh Trung Cộng để đánh Mỹ, hy sinh hàng triệu thanh niên để đuổi Mỹ. Cuối cùng quý vị lại phải van lạy Mỹ để cầu cạnh nó giúp quý vị đi đánh Trung Cộng. Chính phủ VC làm sai một đàng thì người dân VN ở đó phải chịu đựng mọi hậu quả, chiến tranh, tang tóc, nghèo đói… lầm than. Chỉ có những kẻ cai trị dân VN họ làm sai nhưng họ chẳng mất mát gì cả. Còn chúng tôi là những người dân VN bị quý vị xâm lấn, chém giết và cướp bóc; nhưng chúng tôi lại thấy tội nghiệp cho chính quý vị. Theo đảng VC đi đánh nhau lòng vòng, đánh Mỹ để nướng cho nó cả triệu bộ đội, và đất nước điêu linh; để rồi phải trở lại van lạy nó giúp mình đánh Tàu. Đánh vòng vòng rồi cuối cùng chỉ dân VN như quý vị là thiệt nhất. Chính đất nước quý vị, chính phủ quý vị, những người VN cai trị quý vị nó hại quý vị. Quý vị có đánh thắng Tàu xong rồi thì chính quyền VC nó sang tàu ký kết bán nước thì công lao quý vị cũng vô ích.

    Cuối cùng cán bộ, đảng viên, bộ đội, công an VC mất hết phương hướng, tan hết lý tưởng; chỉ còn một mục đích là hưởng thụ, tham nhũng, vơ vét và bóc lột… Đó là hệ luận của cái lý tưởng hảo huyền nơi những người theo VC hôm nay. Nếu tôi ở VN, đi VC thì tôi cũng phải tham nhũng và vơ vét càng nhiều càng tốt. Dân đen thi` tìm cách đi chôm chỉa, còn đảng viên và cán bộ thì phải biết lợi dụng tối đa chức vụ của mình để vơ vét. Hồi đó tôi đi VC cũng vậy, chẳng có phương hướng hay lý tưởng nào cả, lý tưởng chỉ là tìm kế để vơ vét, la^y’ tie^n` đi vượt biên. Các đồng chí có chừng nửa triệu đôla, chui qua đây là Mỹ nó cho ở lại liền. Những người trong hàng ngũ VC, họ có chút kiến thức, ý thức và lương tri họ đã lần lượt tìm cách chuồn qua Mỹ cả.

  2. (TĐ) thưa bạn Thắc mắc says:

    Thưa bạn Thắc mắc
    Tôi chỉ dịch lại thôi cứ không phải là người viết bài này (Tran DBP 1, 2, 3)
    Bài này trích trong cuốn Agonie de l’indochine của Tướng Navarre
    Mắc dù tài liệu đã cũ nhưng cũng có nhiều dữ kiện giá trị lịch sử
    Mắc dù người Pháp chiến đấu tại Đông dương vì quyền lợi của nước họ, để giữ Việt, Mên Lào trong Liên Hiệp Pháp nhưng cũng đã giữ được Mên, lào và một nừa Việt Nam không CS, cũng nhờ đó mà chúng ta còn có miền nam VN từ 1954

    • Thắc-Mắc says:

      Sorry ! Viết trả lời DT chỉ với vài mục-đích :
      (1) – Thấy loạt bài mà TĐ dịch từ cuốn hồi-ký của Navarre có giá-trị, it nhất cũng gấp trăm lần cái bài … gì gì đó của Tiên-Sa, vốn đã có hằng trăm phản-hồi ; nên đã có ý trách bài viết (của Navarre) còn quá thiếu-sót, mong có nhiều trao-đổi nhằm hồi-sinh loạt bài dịch này của TĐ, mà tôi hung-thú khi đọc. Thay vì thế, tôi đã nhắm sai vào TĐ. Thành thật xin lỗi. Dù trong bài viết, Navarre cũng đã nêu ra những khó-khăn ‘ có tính-cách quyết-định ‘ làm Pháp thua trận ĐBP, tuy nhiên chỉ-huy là phải tiên-liệu, trừ phi Pháp muốn ‘ thua trận ĐBP ‘. Và đây cũng là một nghi-án đặt trên chính-phủ Pháp – rõ hơn, là De Gaulle – Chính điều này mới nằm ngoài tầm tay của Navarre, ngoài sự tiên-liệu của vị tướng này.
      (2) – Có thể tóm-tắt cho việc Pháp thua trận ĐBP : De Gaulle hay tướng-lãnh cao cấp nhất của Quân-đội Pháp thừa lệnh De Gaulle, lệnh cho Navarre mở mặt trận ĐBP để trong mọi tình-huống đều nằm trong kế-hoạch : a/ Nếu được Mỹ hổ-trợ tích-cực, nhất là về không-lực (chuyên-chở và oanh-tạc) như Pháp cố vận-động, kêu nài, thì là thượng-sách. b/ Qua đường-lối ngoại-giao, Pháp xích rất gần với TC – và dĩ nhiên TC cũng cần Pháp khi TC mới chiếm xong lục-địa Trung-hoa và rất cần gia-nhập LHQ, cần ổn-định quốc-nội, cần vươn xa trên trường quốc-tế, v.v…Chỉ cần TC hứa và làm đối với Pháp trong việc ‘ không tích-cực ‘ giúp VM, thì đó là trung-sách. c/ Trường-hợp cả hai phương-sách trên đều thất-bại, thì hạ-sách là con đường rút lui, mà trận ĐBP là cái cớ cho De Gaulle giao VN cho Mỹ, để không bị phe đối-lập trong chính-phủ Pháp, dân-chúng Pháp lên án. Sự chia đôi VN qua hiệp-định Genève cũng là một thành-công của Pháp. Cũng là ý-đồ của TC cũng nên. Nhưng có thể nói, là mẻ lưới mà TC bắt trọn ổ CSVN trá-hình trong mặt trận VM, nhằm sử-dụng sau này. Bấy giờ Mỹ có chiếm thượng-phong đối với Pháp, có cớ để nhảy vào VN thì xét về chiến-lược lâu-dài, Mỹ đã thua TC, và cho mãi đến thập-niên 70, Mỹ mới chính-thức thay-đổi chiến-lược toàn-cầu và bắt tay với TC. Và cho đến nay, đường còn dài, Mỹ và TC đang tháu-cáy nhau trên ván bài lật ngửa. Ai thắng ai thua, chúng ta không thể khẳng-định, trừ phi định rõ mốc thời-gian cho nó, và đó là ý-nghĩa của thắng thua .

  3. Xuân Vinh Nguyển says:

    Theo Dòng Lịch Sử
    Chúng ta ai cũng có những ưu tư về tương lai của đất nước, và một câu hỏi thường đặt ra là: “bao giờ chế độ cộng sản VN sẽ sụp đổ?”. Có một lần tôi hỏi ông Douglas E. Pike câu này. Ông là chuyên gia nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ về chiến tranh VN. Ông từng là giám đốc Indochina Archive ở UC Berkeley từ năm 1981, sau này từ năm 1997 ở Texas Tech University cho đến khi nghỉ hưu và qua đời vào ngày 13/5/2002. Câu trả lời của ông là: “Không bao giờ tôi trả lời câu hỏi này …. ”.
    Tôi thật thông cảm với ông Pike vì, với sự hiểu biết của ông, tuy không nói ra nhưng tôi chắc ông nghĩ rằng: “cộng sản sẽ sụp đổ duy chỉ khó lòng tiên đoán được ngày giờ mà thôi”.
    Đi ngược lại dòng lịch sử, chúng ta có thể nhận thấy rằng mỗi khi có sự thay đổi quan trọng trên đất nước, thì tình hình chính trị, và tất nhiên là tình hình quân sự, bao giờ cũng đột biến. Tuy vậy, trước đó thế nào cũng có những triệu chứng báo hiệu rằng có việc quan trọng sắp xẩy ra, nhưng khó tiên đoán được ngày nào sẽ xẩy ra.
    Trở lại hơn một trăm năm trước đây, qua hoà ước Patenôtre ký năm 1884, khi triều đình Việt Nam dâng đất nước cho thực dân Pháp thống trị, thì trước đó những người theo dõi tình hình đưa quân viễn chinh chiếm thuộc địa của những nước Tây Âu cũng biết được rằng vấn nạn mất nước của những tiểu nhược quốc sẽ xẩy ra, duy chỉ không đoán được vào thời điểm nào mà thôi. Vào thời đó, trên đất nước ta, thì Nam kỳ đã hoàn toàn là thuộc địa của chính phủ Pháp. Rồi tới năm 1882, khi quân Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai và sau đó tiếp tục đánh chiếm những tỉnh thành khác ở Bắc kỳ, thì triều đình nhà Nguyễn không còn uy thế nào với người dân Việt. Để làm áp lực với Triều đình Huế, ngày 15 tháng 7 năm Qúi Mùi (1883) Toàn quyền Harmand và Đô đốc Courbet đem chiến thuyền vào đánh cửa Thuận An là cửa ngõ vào kinh thành. Triều đình Huế đang gặp cảnh bối rối vỉ Vua Dực Tông vừa băng hà. Các quan Đại thần phải ký hoà ước nhận sự bảo hộ của Chính phủ Pháp. Văn bản chính thức đưa Việt Nam chịu Pháp thuộc được ký kết ngày 6 tháng 6 năm 1884, năm Âm lịch là Giáp Thân, khi Công sứ nước Pháp ở Bắc Kinh là ông Patenôtre trên đường đi nhậm chức, nhận được chỉ thị của Chính phủ ở Paris đi cùng với Khâm sứ Rheinart ra Huế thương lượng với Triều đình nước ta để sửa đổi vài khoản trong hiệp ước Qúi Mùi cho thích hợp với chính sách chia để trị của Pháp.
    Nhửng lần khác, có sự thay đổi chính thể trên đất nước ta, cũng có những diễn biến tương tự. Trước tiên là có những dấu hiệu suy thoái để dẫn tới một biến động. Mồi lửa châm ngòi nổ cũng đột ngột. Lấy thí dụ tiếp theo là ngày 9 tháng 3 năm 1945 khi chỉ trong một đêm quân đội Nhật tước khí giới quân đội Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Diễn biến này cũng bất thường nhưng sự việc cũng có thể biết trước duy không biết là ngày nào xẩy ra vì lẽ dễ hiểu là hai lực lượng quân sự, Pháp và Nhật, mà không phải là đồng minh trong một trận chiến toàn cầu, thì tất nhiên không thể nào cùng sát cánh đứng chung dài lâu được. Đầu mối làm quân đội Nhật phải phát động là Toàn quyền Đông Dương khi đó là Đô đốc Jean Decoux, tuy trực thuộc chính phủ Vichy ở Pháp nhưng có dấu hiệu đã liên lạc với Hải quân Hoàng gia Anh ở Viễn Đông.
    Tiếp theo là ngày 15 tháng 8 năm 1945 khi Nhật xin đầu hàng Hoa Kỳ. Sự việc này có thể đoán trước được khi chiến cuộc Thái Bình Dương thu dần về Okinawa và tiến vể Tokyo. Dấu hiệu báo trước là ngày 26 tháng 7 năm 1945, khi Hội nghị các nhà lãnh đạo Đồng minh ở Postdam ra tuyên cáo đòi Nhật đầu hàng. Ngòi nổ báo động sự việc là hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki những ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945. Vào dịp này Việt Minh đã lợi dụng thời cơ cướp chính quyền vào ngày 19 tháng 8 năm 1945. Sau đó, Hồ Chí Minh tuyên bố nước Việt Nam độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, nhưng vào ngày này thế giới chỉ chú trọng vào Lễ đầu hàng của Nhật do Đại Tướng Douglas MacArthur chủ toạ trên chiến hạm USS Missouri đóng neo ngay ở ngay vịnh Tokyo.
    Thời điểm lịch sử tiếp theo là ngày 7 tháng 5 năm 1954 khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ. Đây là ngòi nổ đưa đến hiệp định Genève chia đôi đất nước vào ngày 20 tháng 7, năm 1954 và dẫn đến sự thành lập Việt Nam Cộng Hoà ở dưới vĩ tuyến 17. Sự việc này cũng là đột biến vì trước đó một năm hay chỉ là vài tháng thôi, không ai nghĩ đến chuyện có giòng sông Bến Hải ngăn cách Bắc và Nam, hai miền của đất nước.
    Mốc lịch sử tiếp theo mà chúng ta không ai quên được là ngày Quốc Hận 30 tháng Tư năm 1975. Biến động này bắt nguồn từ ba năm trước đó, sau khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon sang thăm Chủ Tịch Trung Cộng Mao Trạch Đông để sau đó cho Henry Kissinger mật đàm với Lê Đức Thọ soạn thảo hiệp định ngưng chiến ký ngày 27 tháng Giêng năm 1973 cho Nixon được rút quân Mỹ về nước nhưng lại để cho VC với sự trợ giúp khí giới của Nga sô mở cuộc tấn công toàn diện vào miền Nam VN bắt đầu từ ngày 13 tháng Chạp năm 1974. Những ngày cuối cùng, quân viện không đầy đủ, Quân Lực VNCH bị bó tay, đã chiến đấu tới viên đạn và giọt xăng cuối cùng. Ngòi nổ báo động lần này chính là vụ Watergate đã xẩy ra để cho Nixon phải từ chức ngày 9 tháng 8 năm 1974.
    Qua nhửng sự phân tích kể trên, nếu chúng ta muốn biết đất nước Việt Nam, dưới sự cai trị độc tài và thiếu nhân tính của Đảng Cộng Sản sẽ đi về đâu, và muốn đoán được thời điểm nào chế độ cộng sản Việt Nam sẽ tàn lụi thì phải theo thứ tự:
    · Tìm dấu hiệu suy sụp.
    · Tiên đoán dài hạn.
    · Tìm điềm báo hiệu.
    Một nhận xét chung là mỗi lần quốc biến như vậy bao giờ cũng có sự tham dự của các nước liên hệ trực tiếp như Pháp và Hoa Kỳ và gián tiếp như Nga và Trung Quốc. Xét về tình hình hiện tại trên nước nhà mà muốn có một nhận xét về tương lại của đất nước, ta phải xét về sự liên hệ giữa hai nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà ta viết tắt là VN và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa mà ta dùng chữ quen thuộc để viết tắt là TQ. Ngoài ra trong bài viết này, khi nói đến những chế độ cầm quyền độc tài cộng sản thì chúng tôi dùng nhửng danh từ là Việt cộng và Trung cộng.
    Hiện Tình Chủ Quyền Đất Nước
    Tình hình thế giới đang trở nên căng thẳng . Quyết định cuả Hoa Kỳ quay trở lại Á Châu đã nói lên vấn đề trầm trọng cuả mối đe doạ đến từ Trung cộng. Sau khi nước này lớn mạnh do nhận được sự đầu tư cuả chính Hoa Kỳ và các nước Tây Phương, Trung cộng đã duy trì toàn bộ hệ thống chính quyền cai trị sắt máu thời cách mạng vô sản và hệ thống kinh tế chỉ huy quốc doanh, tích lũy toàn bộ nguồn vốn khổng lồ vào Nhà Nước. Người dân hoàn toàn không được hưởng mọi điều, kể cả nhân quyền và đời sống vật chất thường ngày. Trung cộng dùng nguồn vốn thu thập được mang đổ vào Phi Châu và Nam Mỹ để khai thác tài nguyên khoáng sản trong đó có dầu mỏ. Trung cộng cũng đã dồn nguồn vốn vào nỗ lực trang bị quốc phòng và canh tân vũ khí. Những nhà nghiên cứu chính trị quốc tế phải nhìn thấy ngày nay Trung cộng tin rằng đã đủ mạnh về kinh tế để có thể hất cẳng các nước Tây phương ra khỏi lục địa Phi châu và đe doạ quyền lợi cuả Hoa Kỳ tại chính Mỹ Châu và Trung Đông, đồng thời lấn chiếm, gây bất ổn khắp nơi trên thế giới, trong đó có Biển Đông và Biển Hoa Đông.
    Riêng với Việt Nam thì Trung cộng là nước lân bang “Sông liền sông núi liền núi” đã từng có “Hạt gạo cắn làm đôi” thì VN không thể không bị ảnh hưởng và bị xử dụng như một “Chiến trường lớn cho Hậu phương lớn của Trung cộng lần thứ hai” trong bối cảnh hiện nay. Ta hãy nhìn tình hình Chủ Quyền đất nước hiện nay trong tình hình tranh chấp Biển Đông như thế nào. Đối với thế giới, Tập Cẩm Bình khi họp thương đỉnh tại Hoa Kỳ ngày 8 tháng 6 năm 2013 đã ngang ngược coi thường Quốc Tế, và dám tuyên bố với Tổng Thồng Barack Obama rằng: “Thái Bình Dương mênh mông đủ chỗ cho hai nước lớn Hoa Kỳ và Trung Hoa”.
    Việt Nam trong lịch sử từ cổ chí kim, luôn bị Trung quốc từ phương Bắc tìm cách thôn tính và bằng mọi cách đồng hoá trong 4 thời kỳ Bắc thuộc nhưng đều bị thất bại. Ngày nay Trung cộng đang hung hãn chiếm đoạt toàn bộ Biển Đông một cách thô bạo và ngang ngược, bất chấp chủ quyền cuả các nước trong vùng, bất chấp luật lệ quốc tế vả các yếu tố lịch sử đã thành văn có chứng tích qua nhiều niên kỷ. Trung cộng đã ngang nhiên tự vẽ lằn ranh biên giới trên biển với hình lưỡi bò lấn sát vào bờ biển các nước mặc dầu Quốc tế đã quy định về thềm lục điạ cuả mỗi nước là hai trăm hải lý. Trung cộng đã lấn sâu vào bờ biển các nước trong vùng Biển Đông chỉ còn hai mươi hải lý và tuyên bố “chủ quyền này không thể tranh cãi”. Với hành động này, Hải lộ quốc tế trên Biển Đông đi từ Nhật Bản, Nam Hàn qua Ấn Độ Dương, để đi tới Phi châu và Trung Đông sẽ đi qua vùng Trung cộng kiểm soát. Trên đất liền, Trung cộng cũng không từ bỏ mọi hành động thôn tính các nước lân bang, và đã chiếm đoạt và sáp nhập Tân Cương và Tây Tạng vào lãnh thổ Trung cộng. Việt Nam cũng không tránh khỏi mưu tính này.
    Trong Chiến Tranh Lạnh, miền Nam Việt Nam đã từng là vị trí chiến lược mà Hoa Kỳ đã hiện diện trong nhiều thập niên để ngăn cản không cho làn sóng Chủ Nghiã CS tràn xuống Đông Nam Á và Nam Bán Cầu. Nhưng với Hiệp Ước Paris, Hoa Kỳ đã bí mật ký kết để cho Hà Nội tiến chiếm Miền Nam thống nhất lãnh thổ để thiết lập thế Chiến Lược mới khi quyết định xoá bỏ VNCH để đổ nguồn vốn khổng lồ đầu tư vào Hoa Lục trong kế hoạch Toàn Cầu hoá nền Kinh Tế Thế Giới. Trung cộng đã không bỏ lỡ cơ hội khi Hoa Kỳ rút khỏi VN, và đã bằng mọi cách, gây ảnh hưởng mạnh mẽ vào đất nước này. Hiện nay ta có thể coi như là Trung cộng đã kiểm soát VN hoàn toàn. Mở đầu là cuộc chiến biên giới năm 1979, khi Đặng Tiểu Bình nói là phải “Dạy cho VN một bài học”. Sau đó, Hà Nội hoàn toàn cúi đầu thần phục Bắc Kinh.
    TQ coi VN như một điạ điểm chiến lược trên đất, gắn liền với Biến Đông. Ảnh hưởng mạnh mẽ cuả TQ đến VN đang thể hiện trong nhiều lãnh vực từ chính trị, kinh tế, môi trường đến văn hoá và lịch sử dân tộc. Trước hết là kế hoạch khống chế hai nguồn nước Hồng Hà và Cửu Long cuả hai đồng bằng vựa luá lớn cho cả nước. TQ đã đắp nhiều đập ngăn nước trên thượng nguồn cả hai con sông chính của VN. Với dòng sông Hồng sau khi các đập thuỷ điện trên thượng nguồn sông Đà và Sông Hồng bên kia biên giới đóng lại thì toàn vùng luá gạo đã bị kiệt nước nhiều tháng. Các con đập trên thương nguồn sông Mekong phiá TQ đã làm lượng nước phù sa giảm đi nhiều khiến nước biển tràn vào cửa sông Cửu Long làm nước ở cửa biển bị nhiễm mặn. Một khi con đập cuối cùng tại Lào đắp xong thì Trung cộng có thể vắt kiệt nước sông Cửu Long. Hiện nay đang có sạt lở khắp nơi tại Cà Mau, là vùng đất phù sa bồi nhiều trăm năm trước. Thêm vào nữa, vì TQ kiểm soát lượng nước ở thượng nguồn nên ngoài việc hạn chế được sự sản xuất của hai vựa lúa ở những đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, còn làm cho cuộc sống của ngừoi dân Việt làm nghề chài lưới càng thêm khốn khổ.
    Từ ngày Việt Minh cướp chính quyền, và trong suốt thời gian chống Pháp, và sau này trong cuôc tấn công để cưỡng chiếm miền Nam, Việt cộng đã lệ thuộc hoàn toàn vào Hoa Lục, với sự chỉ đạo trực tiếp cuả Trung cộng. Tới thời gian hiện tại, mọi chỉ thị cuả Bắc Kinh đang được âm thầm thực hiện, đều theo kế hoạch làm biến toàn thể VN thành một bộ phận của TQ. Đất nước đang bị Cộng Sản Hà Nội giao hoàn toàn cho Bắc Kinh quyết định.
    Các rừng đầu nguồn, từ Bắc chí Nam đã cho quân Trung cộng âm thầm chiếm đóng trong kế hoạch cho thuê rừng đầu nguồn dài hạn 50 năm. Các làng TQ mọc lên khắp nơi tại VN cũng như kế hoạch khai thác Bô Xít tại cao nguyên Gia Rai và các công trình trúng thầu xây cất nhà máy ở khắp nước mà công nhân được tuyển dụng tại TQ, và khí cụ được chuyển sang từ phương Bắc. Việt cộng đã bị ép buộc phải bỏ chiếu khán nhập cảnh cho Trung cộng và điều này làm cho cuộc di dân TQ tràn ngập sang VN. Tại VN, người dân bị cướp đoạt mọi quyền tự do nên cho đến nay không có một cuộc kiểm tra thống kê chính thức để biết kế hoạch kiểm soát và Hán hoá VN đã tiến hành đến mức độ nào hay đã vượt quá mức báo động như đã lên tới 40% xẩy ra trước đây ở Miến Điện.
    Tình Hình Quân Sự
    Để chuẩn bị xâm chiếm miền Nam của chính phủ VNCH, Việt cộng đã từng có một đạo quân gồm hơn một triệu người được tiếp viện võ khí đầy đủ bởi Liên Sô và có sự hậu thuẫn và cố vấn của Trung cộng. Sau thời điểm 1975, Việt cộng bị giằng co giữa hai thế lực cộng sản là Trung cộng và Liên Sô. Để làm giảm lực lượng của Việt cộng nên Trung cộng đã viện trợ quân sự cho Căm Pu Chia dưới sự lãnh đạo của Khmer Đỏ để giúp cho quân đội nước này quấy rối biên giới VN và có lần đánh chiếm đảo Phú Quốc, và bắt đi mấy trăm người dân Việt sống trên đảo. Vì muốn chấm dứt tình trạng này nên vào ngày 13 tháng 12 năm 1978 Việt cộng đã tấn công toàn diện và chiếm đóng Căm Pu Chia để lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Chiến dịch này đã làm cho giới lảnh đạo Trung cộng nổi giận và mở đầu cho cuộc chiến Việt-Trung kéo dài từ ngày 17 tháng 2 cho tới ngày 18 tháng 3 cùng trong năm 1979, chỉ chấm dứt khi Trung cộng tuyên bố là đã thực hiện được kế hoạch trận chiến đánh chiếm 6 tỉnh biên giới và tuyên bố lui quân. Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn ngủi nhưng cả hai bên đều thiệt hại nặng, số tử vong mỗi bên đều lên tới hàng mấy chục ngàn quân binh. Vì trận chiến diễn ra trên phần đất VN nên người dân thường đã phải trả giá nặng nề về nhà cửa và nhân mạng. Sau cuộc chiến tranh chính thức, những cuộc xung đột biên giới còn kéo dài thêm mười năm cho đến năm 1989 mới tạm ngưng tiếng súng. Qua cuộc chiến này cả hai bên cùng rút được nhiêu kinh nghiệm, nhưng khi đem áp dụng thì lợi thế lại về bên Trung cộng. Trong những ngày đầu đưa quân qua biên giới, Trung cộng có “đạo quân thứ Năm” xuất hiện là những người Việt gốc Hoa dã từ lâu sinh sống ở những tỉnh địa đầu và những kiều dân này đã hướng dẫn những đoàn quân tiên phong chiếm đánh những vị trí quan trọng. Một kinh nghiệm đau thương nữa cho VN là đoàn quân Trung cộng đã rất dã man, bắt và hãm hiếp phụ nử không kể là người dân thường hay cả những phu nữ mặc quân phục bị bắt như là tù binh. Những xác người loã lồ còn để lại bị cắt vú, mổ bụng, hình ảnh trông thật thương tâm, mà Việt cộng phải che dấu vì nếu công bố ra sẽ làm lòng dân phẫn nộ, hận thù Tàu khựa, và đàn anh Trung cộng nổi giận. Những hình ảnh này mới đây đã được tìm thấy và công bố trên các mạng lưới toàn cầu. Bài học cho phe Trung công là, dùng bộ chiến, họ đã đánh giá thấp sự phản công của Việt cộng và trong hai ngày đầu lâm trận phe Trung cộng đã có 4000 binh sĩ thương vong. Với một quân số vào khoảng 120 ngàn tràn qua biên giới bằng ba ngả mà phải nhiều ngày mới chiềm được ba tỉnh thành lớn là Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn.
    Rút kinh nghiệm chiếm đóng VN bằng võ lực không phải là đắc sách, Trung cộng nay đã dùng chính trị và kinh tế để ép được Việt cộng phải hàng phục, dâng đất, dâng biển và trên thực tế đã chiếm trọn được toàn thể VN bằng những biện pháp di dân, lũng đoạn kinh tế và mua chuộc lãnh đạo. Khởi đầu trong kế hoạch di dân để thành lập “đạo quân thứ Năm” trên toàn quốc, Trung cộng đã cho quân sang làm thường dân tiến qua biên giới, từ xa lộ huyết mạch Hoa Nam nối với Đường Trường Sơn vào tới Bình Dương nơi lập raĐông Đô Đại Phố là một trung tâm kinh tế lớn với kiến trúc hoàn toàn đặc trưng văn hoá Hán Tộc. Các làng TQ đã mọc theo, người TQ tự làm, tự quản không tiếp xúc với người Việt mà chỉ xử dụng Đường Trường Sơn qua xa lộ Hoa Nam để về nước. Các kế hoạch bố trí quân sự cuả Trung cộng đã làm cho một số cấp chỉ huy quân sự Việt cộng nay nghỉ hưu phải lo ngại. Một vài người đã lên tiếng về kế hoạch trồng rừng và chiếm lĩnh cao điểm, trá hình là trung tâm khai thác Bô Xit, thuộc vào chiến lược quân sự của Trung cộng, nhưng không được chú ý. Các lực lượng tranh đấu cho nhân quyền trong nước, đang từng bước đòi hỏi sự bạch hoá này cho toàn dân được biết, nhưng đang bị đàn áp khốc liệt.
    Với chiến lược gài quân ở khắp nơi, dùng những đập nước ở thượng nguồn để làm áp lực kiểm soát sự sản xuất lúa gạo, và cùng một lúc khủng bố dân Việt làm nghề chài lưới ở Biển Đông, Trung cộng nay đã hoàn toàn khống chế Việt cộng về kinh tế. Chiến tranh biên giới Việt-Trung như năm 1979 chắc chắn không thể xẩy ra được nữa. Trong chuyến sang Bắc Kinh của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang những ngày 19-21 tháng 6 năm 2013 để nhận chỉ thị của Tập Cận Bình trước khi sang Hoa Kỳ theo lời mời của Tồng thống Barack Obama, TQ và VN đã ra một Tuyên Bố chung. Những ai đọc bản thông báo này đều thầy ngay là một bản dịch sang tiếng Việt từ bản chính viết bằng Hoa ngữ. Nội dung chỉ là toàn thể mọi bàn thảo nào trong tương lai đều phải dựa trên phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” với tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Đặc biệt là sáu tỉnh trên đất Việt ở sát biên giới là Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã bị Trung cộng chiếm đóng trong trận chiến năm 1979 thì nay Trung cộng đề nghị là có sự hợp tác điều hành chung ở những nơi đó và còn cộng thêm Điện Biên Phủ, không phải là tỉnh biên giới vì nằm sâu trong nước Việt. Trung cộng đã nhìn ngay thấy đây là một địa điểm chiến lược nằm trên Đường Trường Sơn và họ cần được quyền kiểm soát và quản lý nên ghi là một vị trí hợp tác. Nội dung của bản Tuyên Bố chung từ đầu đến cuối chỉ dựa trên căn bản “gác tranh chấp, cùng chung khai thác” nhưng mọi vấn đề tranh chấp, đất và biển đều xấy ra trên đất nước Việt Nam. Ngoài ra hai bên cùng hứa xây dựng Trung tâm Văn hoá của nước này ở nước kia, nhưng trên thực tế sẽ chỉ là chương trình phổ biến dậy tiếng Hán và văn hoá TQ cho trẻ em Việt, từ những lớp tiểu học chứ có bao giờ Việt cộng được phép mang những bài “Bình Ngô Đại Cáo” hay “Hịch Tướng Sĩ Văn” sang giảng dậy cho Tầu khựa.
    Lực lượng quân sự của Việt cộng khi xưa đã có lần tấn công ào ạt sang Căm Pu Chia và có thời kỳ chống trả lại một cách quyết liệt sự tấn công qua ba ngả biên giới của Trung cộng thì nay chỉ còn lại như kiểu dân quân tự vệ để cho Đảng xử dụng trong những cuộc càn quét dân chúng phụ lực với lực lượng công an. Theo tin chính thức thì quân lực Việt cộng nay gồm có 400.000 Bộ binh, 50.000 người cho Hải quân và 30.000 người cho Không quân. Cộng thêm vào có thêm 60.000 người cho Bộ đội Biên phòng và ước lượng có 260.000 người cho lực lương Công an Cảnh sát. Một mặt khác, để tranh dành ảnh hưởng giữa những cấp lãnh đạo đảng trong những năm vừa qua đã có nhiều sự thanh trừng trong nội bộ, hoặc cho về hưu nhiều tướng lãnh, hoặc cho thăng chức lên cấp tướng nhiều sĩ quan ở các phe phái nhưng chưa có một ngày chiến trận, thậm chí có nhiều tin tức về tai nạn mày bay làm tử nạn cả một bộ chỉ huy và tham mưu cấp quân đoàn. Những cuộc thanh trừng xẩy ra liên tục để tiêu diệt các thế lực đối kháng Trung cộng trong nội bộ lãnh đạo của Việt cộng. Đã có những tin sau này được tiết lộ như toàn bộ Bộ Tư Lệnh Quân Khu 4 tại Thanh Hoá khi bay lên thị sát mặt trận Hải quân, bị bắn cháy chết toàn bộ. Một tin khác cho biết phi cơ chở phái đoàn cấp Bộ trưởng từ Hà Nội đi Lào họp bị nổ tung trên biên giới Lào Việt. Những tin tức này tất nhiên được giới lãnh đạo giữ kín, thỉnh thoảng mới bị lọt ra và không được kiểm chứng. Tuy vậy, đã có những tin thanh trừng được chính thức loan báo như việc toàn bộ Tư Lệnh của 7 Quân Khu khắp nước đã bị thay thế, đểkhông thể đồng lòng chống ngoại xâm Trung cộng. Điều mà truyền thông quốc tế được biết và loan tải rộng rãi là toàn thể những người khởi xướng các phong trào yêu nước, chống sự khống chế của Trung cộng đều lần lựot bị bắt bớ giam cầm và xử án nặng nề. Những từ ngữ tuyên truyền khi xưa như “Quân đội Trung với Đảng, Hiếu với Dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” giờ đây không còn ý nghĩa gì nữa. Nói chung thì hiện nay Quân Đội Nhân Dân Việt Nam chỉ là một lực lượng để cho giới lãnh đạo xử dụng phòng ngừa sự nổi dậy của dân chúng mà thôi. Kẻ thù truyền kiếp là TQ thì hiện nay đang điều khiển giới lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Những nhân vật nắm quyền trong tay, giờ chỉ là những Thái Thú nhận lệnh của Trung cộng, và dựa vào Đảng để chia chác quyền lợi. Ngay cả trong việc sửa đổi Hiến pháp họ còn bố trí để có điều khoản là nhiệm vụ chính của Quân Đội Nhân Dân là bảo vệ Đảng cộng sản Việt Nam. Ta chỉ cần xét những đề nghị đòi hỏi phải sửa đổi bản dự thảo Hiến pháp do Việt cộng đưa ra năm 2012, và bản đề nghị chung này đã có chữ ký của 72 nhân vật sáng giá ở đủ mọi thành phần, nhiều ngưởi đã từng được chế độ ưu đãi. Đặc biệt là đề nghị sửa đổi điều nói về quân đội được trích nguyên văn như sau:
    “Hiến pháp đặt lợi ích của toàn dân lên trên lợi ích của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.”
    Quân Đội Nhân Dân Việt Nam không còn được bố trì để phòng ngừa một sự tấn công qua biên giới phía Bắc nửa vì chiến thuật của Trung cộng là dùng hoả tiễn tầm trung đặt tại Quảng Đông để cảnh cáo Việt cộng. Gần đây, có thông tin cho hay Trung Quốc vừa thiết lập Lữ đoàn 827 tại thành phố Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông xử dụng loại hoả tiễn Đông Phong có tầm bắn vào khoảng 1.200 km. Kế hoạch chiến lược của Trung cộng đưa hỏa tiển tầm trung tới Hoa Nam không hẳn chỉ dùng để doạ đàn em Việt cộng nhưng trong trường hợp Biển Đông dậy sóng có sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ thì những hoả tiễn này có thể được đưa ngay xuống dọc đường Trường Sơn, nơi đây đã có những căn cứ Trung cộng được thiết lập với đầy đủ quân số trong kế hoạch khai thác rừng và khoáng chất mà Việt cộng đã nhường cho Trung cộng. Những dàn hoả tiễn đặt theo Đường Trường Sơn sẽ là khí giới mãnh liệt để trấn giử Biển Đông cho Trung cộng. Tin tức mới đây đưa ra là VN đã đặt mua 6 tầu ngầm loại Kilo của Nga và sẽ nhận chiếc đầu tiên vào năm 2013 đã làm cho những nhà nghiên cứu chiến thuật thắc mắc không biết VN đề phòng hải phận để chống Hải quân nước nào.
    Khi bài này được soạn thảo gần xong thì Việt cộng đang hồ hỡi loan tin về Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được Tổng Thống Barack Obama mời sang thăm viếng Hoa Kỳ và tiếp đón tại Toà Bạch ốc ngày 25 tháng 7 năm 2013. Nhưng thử hỏi cách đây hơn một tháng, những ngày 19-21 tháng 6, Trương Tấn Sang đã sang Bắc kinh triều kiến Tập Cận Bình để nhận chỉ thị và ký văn kiện chính thức dâng nước cho Trung cộng, trong bản tuyên bố chung dài khoảng 3 trang từ đầu đến cuối toàn những điều tuân theo, gồm có 60 chữ “hợp tác”, 29 chữ “nhất trí” và 7 chữ “toàn diện” để thực hiện những sự cải cách ngay trên đất nước mình theo ý kiến của TQ, thì Việt Nam còn gì nữa đâu để trao đổi với cường quốc Hoa Kỳ. Theo những nhà bình luận chính trị thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã không được tiếp đón như một quốc khách theo đúng lễ nghi. Chuyện thăm viếng chỉ cốt làm cho Tổng Thống Hoa Kỳ ghi được thêm thành tích là đã gặp gỡ tất cả mọi Quốc trưởng các nước trên địa cầu và rồi đây được mời tới cả những nơi chưa được ánh sáng dân chủ và tư do soi tới.
    Kết Luận
    Qua 4 thời kỳ Bắc Thuộc, trong Lịch sử Dân Tộc VN chưa hề có một lần dân Việt chịu khuất phục Bắc Phương, bị Hán hoá hoàn toàn. Các cuộc nổi dậy dành lấy Độc lập và Tự chủ bao giờ cũng do lòng người dân phẫn uất với chế độ cai trị bạo tàn, và nổi lên chống quân xâm lươc. Ngày nay một khi Đảng cộng sản Việt Nam còn đàn áp người dân yêu nước thì điều hiển nhiên là Việt cộng đang tiếp tay cho Trung cộng để tạo ra một cuộc thống trị lâu dài đất nước, xáp nhập và đồng hoá hoàn toàn VN vào TQ. Chế độ hiện tại đã đồng loã với ngoại bang để đặt ra chương trình học chữ Hán từ cấp tiểu học trở lên, để chuẩn bị cho một thời kỳ Bắc Thuộc. Ta có thể nghĩ đó là điềm báo hiệu có sự thay đổi sau nhiều năm tháng dài chờ đợi. Toàn thể dân tộc VN tất nhiên không thể chấp nhận một cuộc Bắc Thuộc lần thứ năm và chắc chắn một cuộc khởi nghiã sẽ phải bùng lên.
    Năm 2001 Luật Sư Lê Chí Quang đưa lên mạng lưới bài “Hãy cảnh giác với Bắc Triều” trong đó người trí thức trẻ vì đau lòng với vận nước, đã viết:
    “Các triều đại phong kiến của ta chưa bao giờ phải mất một tấc đất nào cho Trung Quốc. Ngay cả những kẻ hèn nhát như Mạc Đăng Dung quỳ gối xin hàng giặc hay Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà cũng chưa dám dâng đất cho Trung Quốc. Thế mà giờ đây, khi cộng đồng nhân loại đã văn minh hơn, cá lớn không thể nuốt cá bé dễ dàng như xưa thì ai đó lại cam tâm cúi đầu mãi quốc cầu vinh xin dâng phần lãnh thổ, lãnh hải cho Trung Quốc để mong sự bảo trợ cho quyền lãnh đạo độc tôn của mình!”
    Bài viết này đã làm cho anh bị bắt bớ, và tù đầy. Hơn mười năm sau nhiều bạn trẻ trong nước đã lên tiếng chống Tầu khựa và không còn sợ hãi đảng cầm quyền. Vấn đề hiện nay không còn giới hạn là “cảnh giác” nữa, cũng không còn ở mức “hiểm hoạ” nữa mà thật sự đất nước Việt Nam đã mất vào tay Trung Quốc. Thị thành dọc biên giới đã mất, rừng mất, biển mất, cao nguyên mất, người TQ tràn ngập lãnh thổ do lệnh bỏ chiếu khán nhập cảnh qua biên giới. Theo những tin tức đưa ra từ trong nước, giới lãnh đạo già nua còn ngoan cố, chia nhau quyền lợi để tham ô vơ vét tài lợi, bám lấy địa vị độc tôn, nhưng tuổi trẻ đang nổi giận. Lòng Yêu Nước trong mỗi thanh niên đang bùng cháy. Một Lê Chí Quang, một Lê Công Định, một Việt Khang và ngày nay các sinh viên Đinh Nguyên Kha, Vũ Phương Uyên lấy máu mình viết thành lời nguyền chống “Tàu Khựa” và họ đã bị đàn áp khốc liệt, nhà tù đang mỗi ngày một đông. Người Việt ở hải ngoại phải cùng nhau đoàn kết, hết lòng hỗ trợ những nhà tranh đấu cho dân chủ, và nhân quyền ở trong nước. Họ đang chờ đợi những tiếng nói và những hành động cụ thể của chúng ta. Chúng ta cũng nên cảnh giác những mưu đồ thâm độc của Việt cộng hòng chia rẽ người Việt ở khắp nơi qua Nghị quyết 36. Chúng ta nên tránh đừng để sa vào bẫy xập của Việt cộng. Ở mỗi nơi, có một tổ chức ái hửu hay đồng hương vừa thành hình thì Việt cộng lại mưu đồ lập thêm ra một tổ chức khác trông như vẻ cạnh tranh nhưng thửc ra là gây chia rẽ. Hàng ngày chúng tung lên mạng lưới nhưng tin tức về người này, đảng phái nọ, tôn giáo kia, hầu hết là những chuyện bịa đặt, cốt để gây tranh cãi, làm chúng ta quên được sự việc bán nước, tham nhũng đang xẩy ra trên quê hương. Những hành động gây chia rẽ này sẽ làm cho những người có lòng phải nản chí. Riêng với người viết bài này, và những người đồng chí hướng, thì những thủ đoạn chia rẽ nhau của Việt cộng chỉ làm cho chúng tôi thêm ý chí muốn cùng nhau đoàn kết mà thôi.
    Phụ chú:
    1/ Bài viết này ghi lại những lời thuyết trình của tác giả tại buổi Hội thảo về “38 Năm Nhìn Lại-Hiện Tình và Tương Lai Việt Nam” do Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Bưởi-Chu Văn An – Nam California tổ chức ngày Chủ Nhật 14 tháng 7 năm 2013 tại Le-Jao Center của Đại Học Costline Community College, thành phố Westminster, với 5 diễn giả là những GS Nguyễn Xuân Vinh, GS Lưu Trung Khảo, GS Phạm Cao Dương, GS Trần Huy Bích và GS Trần Lam Giang.
    Tác giả ghi nhận sự giúp đỡ tìm kiếm tài liệu của Ban Nghiên Cứu – Tập Thể CSVNCH/HN.
    2/ Buổi Hội Thảo được Ban Điều Hành tổ chức rất trịnh trọng và đúng giờ với số người tham dự lên tới trên 300 người ngồi chật hội trường và chăm chú nghe suốt chương trình từ 1:00 giờ trưa tới 4:00 chiều. Sau phần thuyết trình, khán thính giả quan tâm tới vận nước đặt ra rất nhiều câu hỏi. Về những câu hỏi đặt ra với diễn giả muốn nghe câu trả lời về “bao giờ chế độ cộng sản VN sẽ sụp đổ?” tác giả đã kể lại kỷ niệm vui là trong buổi gặp gỡ trước đây, chuyên gia về Chiến Tranh Việt Nam là ông Douglas E Pike có hỏi lại là: “Ông là giáo sư về Astrodynamics tại Đại Học danh tiếng University of Michigan và cũng đã từng giảng dậy ở UC Berkeley, vậy ông có thể tiên đoán được hay không về thời điểm chính xác khi một vệ tinh nhân tạo hết hạn kỳ và rơi trở lại tan vỡ ra thành từng mảnh vụn trong bầu khí quyển của trái đất?”. Câu trả lời của diễn giả là sau khi quan sát qũy đạo một thời gian người ta có thể biết là “vệ tinh nhân tạo sẽ có ngày rơi vào bầu khí quyển duy chỉ khó lòng tiên đoán được ngày giờ mà thôi”.
    3/ Câu chuyện bên lề là nhiều khoa học gia đã viết bài về lý thuyết “Life-time of artificial Earth satellite”. Về lý thuyết trở về bầu khí quyển của phi thuyền hay vệ tinh nhân tạo tác giả có viết một sách chuyên khoa với đề là “Hypersonic and Planetary Entry Flight Mechanics” viết chung với nhà bác học người Đức là GS Adolf Busemann và khoa học gia Hoa Kỳ là GS Robert D Culp. Một cựu sinh viên tiến sĩ của tác giả là ông James M Longuski, khi làm việc tại Jet Propulsion Laboratory thuộc cơ quan NASA, có cho JPL ấn hành một phần luận án của ông với đề là “Analytic Theory of Orbit Contraction and Ballistic Entry into Planetary Atmospheres” . Theo lý thuyết này, được kiểm nghiệm rất chính xác thì khi vệ tinh nhân tạo có hình ellip với cận điểm thấp gần bầu khí quyển thì mỗi lần chạy qua, có sự cọ xát với làn không khí dù rất mỏng manh cũng sẽ làm giảm dần vận tốc và làm cho viễn điểm hạ thấp dần để cho qũy đạo co lại. Khi viễn điểm tới bằng cận điểm, qũy đạo thành hình tròn, đó là điềm báo hiệu chỉ còn vài ngày là vệ tinh rơi vào bầu khí quyển và trong mấy vòng cuối cùng sự chuyển đổi qũy đạo sẽ rất mãnh liệt chứ không còn đều đặn như trước. Tiến sĩ Longuski nay là giáo sư Đại Học nổi tiếng Purdue University ở Lafayette, Indiana.
    Chuyện sụp đổ của chế độ cộng sản Việt Nam có lẽ cũng tương tự, và giống như những chế độ độc tài ở các nước Trung Đông. Người dân sẽ mất dần lòng tin, và khi lòng dân uất hận đã lên cao độ và bùng nổ thì chính biến xẩy ra kéo xập chế độ chỉ trong vài ngày.
    4. Để trả lời câu hỏi đặt ra, tác giả đã nhắc lại tập thơ “Đố Vui Việt Sử” viết cùng với học giả Đào Hữu Dương. Cụ Đào Hữu Dương viết ra 100 câu hỏi theo thể thơ lục-bát, và tác giả đã trả lời mỗi câu hỏi bằng hai câu thơ cũng theo thể thơ lục-bát. Hai câu hỏi cuối cùng trong tập thơ là
    99 Mùa Xuân nào phá quân Thanh?
    100 Bao giờ trở lại thanh bình Việt Nam?
    Để làm kết luận cho bài viết này tác giả xin ghi lại những câu trả lời
    99 Quang Trung thần tốc phát binh,
    Mùa Xuân Kỷ Dậu chiếm thành Thăng Long.
    100 Lời ca con cháu Tiên Rồng,
    Cộng nô tiêu diệt, non sông thanh bình.
    NXV

    • DâM TiêN says:

      Ông Vinh của Phiến Đan ui à… Chúc sức phẻ !

      Cộng Phỉ xụm bà chè, thì có gì là khó? Xin ngâm kíu câu ni:
      ” Trong tương lai, nếu có một cuộc chiến Du Kích kiểu VN,
      thì Hoa Kỳ…chỉ cần đánh vào đầu não đối phương là xong.”

      Hê hê…chỉ vần nắm đầu một Y ĂN XIN, rồi Y ĂN XiN dùng $$$
      nuôi dưởng toàn khối cái hệ thống quân giai theo hình tam giác…

      Khi DÂM bật đèn xanh, là Y ĂN XIN cứ thế mà tung mà hoành.
      chỉ trong vòng 48 giờ vàng ngọc là xong thôi.

  4. long hương vũ says:

    Thắng trận ĐBP là nguyên nhân của sự mất gốc và mất nước vào tay Trung quốc, tôi nghỉ đảng cộng sản Việt Nam là nhóm người kiêu căng bán nước cầu vinh và chúng tôi nhóm người miền Nam
    VNCH mà Trọng Đạt là một đã tiêu biểu cho lớp người cuối cùng trước khi mất nước vào tay bọn cộng sản. Mời các vị đọc bài của Trần Mộng Lâm dưới đây sẽ hiểu tại sao . . . cờ Vàng vẫn tung bay khắp nơi sau 38 năm sau ngày VC “giải phóng” cho Hán tộc tràn xuống VN xâm lăng mềm ( cư trú thương mãi lấy vợ đẻ con và đồng hóa người Việt thành Hán tộc) v.v. . . .
    LHV

    Trí Nhớ Của Việt Kiều
    Trần Mộng Lâm

    Đúng ra đây là thái độ chọn lưa của đám người không muốn nhắc đền những đau thương mất mát chung, kể cà của chính họ….để dễ có lý do hưởng thụ trước nỗi đau của đồng bào còn sống tại quê nhà…ví trí nhớ họ rất tốt, họ rất khôn…khôn tới mức làm như đã quên, thậm chí còn đón gió trở cờ vì nhìn xa thấy rộng lợi danh chờ đón họ..thật ra chẳng quên….

    Bây giờ, sau nhiều năm định cư, tình hình tài chánh đã cho phép người ta đi du lịch, hay trở về Việt Nam thăm quê hương, quên hẳn thời gian trước đây, còn gian nan khi mới mất nước, tháng tư năm 1975.
    Bây giờ, người ta không muốn nhớ tới thời gian còn ở trong trại tỵ nạn, áo thung, quần xà lỏn, sắp hàng nhận từng thùng mì, hay một vài nhu yếu phẩm mà các cơ quan của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc phân phối cho các thuyền nhân ở Mã Lai hay Thái Lan, Hồng Kông.
    Bây giờ, với thông hành của Mỹ, Pháp, Canada, người ta thấy mình sang trọng hẳn lên. Những điều nhận xét trên đây không đúng với toàn thể những người tỵ nạn, đã một thời là những thuyền nhân, hay nếu may mắn hơn, được ra nước ngoài ngay khi mất nước năm 1975. Tuy nhiên, nhận xét trên không phải là sai đối với một số rất đông.
    Thực ra, nếu không nằm trong số này, thì người ta đã không đặt chân trở lại Việt Nam để ăn chơi hay làm ăn, chứ không phải vì thăm nom cha mẹ già nua.
    Trí nhớ, theo các nhà khoa học, cần có một giai đoạn tiếp nhận, tồn trữ, và sau cùng, nhớ lại. Não bộ cũng chia ra từng vùng, có vùng cho trí nhớ ngắn hạn, cũng có vùng cho trí nhớ dài hạn.
    Lại còn trí nhớ lien quan đến văn hóa, trí thông minh, nguồn gốc.
    Nhưng cũng có loại trí nhớ dành cho những biến cố đặc biệt trong đời mỗi con người. Nếu là những điều không tốt đẹp, thì trí nhớ này rất phù du. Tôi xin đơn cử một trường hợp mới đây, BBT một Kỷ Yếu của một nhóm cựu học sinh một trường tăm tiếng ở Việt Nam nhận được một bài viết của một thành viên viết về thế hệ những người Việt Nam phải bỏ nước ra đi. Hai cuộc chiến tranh, hai lần di cư.
    Trại tỵ nạn

    Người viết chỉ muốn nhắc lại than phận của những người mất nước vì họa CS , tại sao có sự hiện diện của họ tản mát trên khắp các nơi trên thế giới, với mục đích cho cháu con sau này nếu có dịp đọc Kỷ Yếu của mình và các bạn,hiểu được nỗi gian nan của thế hệ cha ông.
    Bài viết đã bị một thành viên trong BBT phản đối kịch liệt, cấm đoá:
    Muốn cho con cháu hiểu nguồn gốc tỵ nạn của mình, thì về nhà viết gia phả đi.

    Thì ra, viết kỷ yếu, mà viết về than phận mất nước của mình, cũng không được hoan nghênh , Có lẽ làm bạn bè mất hứng. Người ta chỉ thích các kỷ niệm đẹp, những cái vui, những no đủ rượu bia, những hình ảnh du lịch mũ áo xênh sang, thăm Tầu, viếng Nga, hay ít ra thì cũng Vịnh Hạ Long..
    Bài viết này không chủ ý công kích một ai hết, mà chỉ để nói lên một sự kiện, là hiện nay tại hải ngoại, gió đã xoay chiều. Người ta sợ nói chuyện chính trị, người ta sợ chào cờ, người ta không thích nói tới tranh đấu, dù là tranh đấu cho những gì mà họ đã được hưởng, trong khi người ở trong nước không có được.

    Hải ngoại đã e dè như vật, trách chi người trong nước !!
    Trại tỵ nạn

    Tổ Quốc Lâm Nguy, Chúng Ta Còn Mê Muội Đến Bao Giờ ??
    Một người bạn cũ viết cho tôi: “Tại sao anh chống Cộng một cách quá khích đến thế? Trước hiểm họa mất nước về tay Trung Công, tôi nghĩ mọi người Việt Nam đều phải gác thù riêng, để đoàn kết chống ngoại xâm”.
    Tôi nghĩ người bạn của tôi muốn khuyên tôi không nên chống phá, làm suy yếu, mà trái lại phải hòa hợp, hòa giải với đảng, chính phủ đang cầm quyền tại Việt Nam, để tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc, chống lại bọn xâm lược Bắc Kinh.
    Tôi xin cám ơn lời khuyên của bạn, nhung xin trả lời một cách chân thành rằng: nếu bạn tin rằng cái đảng ấy, cái chính phủ ấy còn nghĩ tới Việt Nam, thì bạn có thể có lý. Ngày xưa, đức Trần Hưng Đạo đã bỏ thù nhà để trả nợ nước, việc đó sử sách còn ghi.
    Tuy nhiên, có những lý do để chúng ta không thể nào ngưng việc chống đối . Những lý do đó là:

    1) Trước 1975, Phạm Văn Đồng đã ký công hàm bán nước cắt biển dâng cho Trung Cộng..

    2) Sau khi nắm chính quyền, các nhà cầm quyền Việt Nam dưới sự chỉ đạo của đảng Công Sản đã ký các hiệp ước về biên giới cắt đất cho ngoại bang.

    3) Người Trung Hoa được phép nhập nội đi từ Bắc vào Nam không cần xin phép, lập gia đình, lấy vợ, lấy chồng, đẻ con không bị chi phối bởi một đạo luật nào về Di Trú.

    4) Các công ty trung Cộng được quyền khai thác các tài nguyên nằm trong lòng đất nướcViệt Nam.

    5) Các người dân Việt Nam muốn phản đối chính sách xâm lược của Bắc Kinh, đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam thì bị giam cần, hành hạ, kỳ thị, tuy họ chẳng phạm một tội ác nào.

    Ngần ấy việc đủ khiến một người thông minh bình thường cũng nhận ra rằng: Đảng CS và nhà nước Việt Nam đã bị Bắc Kinh mua rồi. Đảng CS VN đã phạm phải một sai lầm là dưa vào sức mạnh của Bắc Kinh để chiến thắng. Nay họ không sao có thể thoát được sự chi phối của đảng CS Trung Hoa. Một câu hỏi nữa được đặt ra là trong số những đảng viên cao cấp của đảng CS Việt Nam, có bao nhiêu người làm việc cho đảng CS Trung Hoa, có bao nhiêu người là người gốc Trung Hoa hay là người Trung Hoa thuần túy, vì một người Trung Hoa, học và nói tiếng Việt thành thạo (Việc này đâu có khó gì), thì không ai có thể phân biệt ai là người Việt, ai là người Tầu.

    Vậy thì chúng ta không thể mãi mãi mê muội để nghĩ đến sự hòa hợp, hòa giải với bọn người đó.
    Hỡi những ai còn cho rằng mình là con rồng, cháu tiên, còn coi mình là người Việt Nam, chúng ta chỉ còn một con đường để cứu nước, là tiêu diệt cái “Đảng và Nhà Nuớc” đó đi.
    Vấn đề không phải là chống Cộng, là quá khích.
    Vấn đề là phải cứu NướcViệt Nam, dân tộc Việt Nam.

    Không còn con đường nào khác, chúng ta đang ở giờ thứ 25.
    Hỡi các người Việt Nam, ở trong nước, ở ngoài nước, ở trong đảng Cộng Sản, hay ở ngoài đảng Cộng Sản ( Vì ở trong đảng CS, cũng còn có những cá nhân chưa bán mình cho quỷ) trong ngành Công An, trong quân đội, trí thức hay thường dân, nông dân, công nhân, xin mọi người nhớ kỹ một điều : Tổ Quốc đang lâm nguy, chúng ta còn mê muội đến bao giờ ??

    “When you cannot defend freedom through peaceful means, you have to use arms to fight…” Marek Edelman

    Trần Mộng Lâm

  5. ĐẠI NGÀN says:

    CÁI “LÈO” CỦA LỊCH SỬ

    Lịch sử là quá khứ
    Là những gì đã qua
    Không còn sửa chữa được
    Há đâu chẳng phải “lèo” !

    Một ngàn năm Bắc thuộc
    Nước nhà vào giặc Tàu
    Dân Lạc Hồng như thế
    Chẳng “lèo” hỏi là sao ?

    Một trăm năm Thực dân
    Từ Tây sang đô hộ
    Dân Tiên Rồng là vậy
    Không “lèo” là lẽ gì ?

    Chuyện đời còn lắm nữa
    Nhưng thôi nói để chi
    Mỗi người đều khắc biết
    Dẫu nói chỉ thừa ra !

    Chỉ nói Điện Biên Phủ
    Cảnh địa ngục chiến tranh
    50 triệu lính bỏ xác
    Tròm trèm cả hai bên !

    Tất một bên chiến thắng
    Một bên phải bại vong
    Nhưng chia đôi đất nước
    Một triệu người di cư !

    Ngay trên bàn Nghị hội
    Đâu chỉ hai phe nào
    Mà năm anh tất cả
    Quốc tế rồi chứ sao !

    Nên cái “lèo” là vậy
    Nói cách nào chẳng thông
    Hỏi Việt Minh là ai
    Còn Quốc gia là ai ?

    Việt Minh là Cộng Sản
    Quốc gia, Pháp xen vào
    Nào có gì thuần nhất
    Toàn đều minh bạch sao ?

    Cho nên Điện Biên Phủ
    Bên thì ca ngất trời
    Bên thì chê tận mạng
    Đúng là chuột hay dơi !

    Nên hỏi có “lèo” không
    Người Việt Nam yêu nước
    Phải chăng hiểu lịch sử
    Hay mù tịt u mê ?

    “Lèo” là “lèo” thế đấy
    Lại tưởng mình là hay
    Ngu là ngu thế đấy
    Biết đâu toàn do người !

    Đất nước chỉ không “lèo”
    Khi hoàn toàn độc lập
    Khi toàn dân tự do
    Khi giang san tự chủ !

    Đó là chí Triệu Ẩu
    Đó là chí Nhị Trưng
    Đó là lòng Lê Lợi
    Đó là khí Quang Trung !

    Còn như Lê Chiêu Thống
    Hay cả Hồ Quý Lý
    Cũng toàn thứ anh “lèo”
    Rước voi giầy mã tổ !

    Việc đời đơn giản vậy
    Sao nhiều kẻ hàm hồ
    Không thấy ra thân phận
    Của mình của nước non !

    THƯỢNG NGÀN
    (21/7/13)

  6. DâM TiêN says:

    Người Pháp ngậm bồ hòn làm ngọt, bị Mỹ phản phé, mà chẳng dám tố Mỹ.

    Cũng như Việt Nam Cộng Hòa ngậm bồ hòn làm ngọt, bị Mỹ phản phé mà
    chẳng dám tố Mỹ.

    Hai anh Pháp và Nhật cũng thù Mỹ, nên ngầm giúp Iraq lập lò nguyên tử, đã
    bị Mỹ ngầm trừng phạt. Mỹ thù rất là dai.

    Vì Mỹ họ dư sức trừng phạt ta, khi ta dám tố họ. Ta đành xuội lơ. Cho nên,
    ĐBP không nên đem ra đánh giá bằng hoạt động quân sự, mà nên xem đó là
    một trò lừa đảo chính trỉ hoàn toàn phúc lợi về phần Hoa Kỳ. Châm hết.

    • Thắc-Mắc says:

      Bài viết của TĐ có công-phu, chịu khó sưu-tầm. Cảm ơn DT cho tiếp phản-hồi để hồi-sinh bài viết. Tôi cũng với ý này, nên tiếp-tục đóng góp – tuy nhiên chỉ nhắn riêng với DT. Đó là : DT chắc bây giờ đã ngộ ra cái point mà suốt một loạt những bài với chủ-đề ‘ Trận ĐBP ‘, tôi đã từng viết những phản-hồi với một kết-luận duy-nhất như DT đồng-ý trên ‘ chỉ là một trò lừa-đảo chính-trị ‘. Rất tiếc ao-ước của tôi trong những phản-hồi của những bài trước cùng chủ-đề này, đã không có ai đáp-ứng. Đó là, trong giai-đoạn đầu thập-kỷ 50, khi TC mới chiếm lục-địa Ttung Hoa, thì Pháp lăng-xăng bắt tay thân-thiện với TC …từ đó tiếp-nối là những trận đánh lớn của VM tại Bắc-Việt VN và kết-thúc bằng trận ĐBP. Tôi nhớ đã viết một phản-hồi với ao-ước có những tài-liệu về những hoạt-động ngoại-giao của Pháp nói chung và của De Gaulle nói riêng trong giai-đoạn đó. Rất tiếc chưa có ai thích-thú về điều này để truy-cập tìm-kiếm. Sở dĩ tôi chú-trọng về điều trên, vì đó là lý-do khiến Pháp thua trận ĐBP. Nói rõ hơn, không một nhà quân-sự nào chấp-nhận Pháp mở trận ĐBP chỉ với khả-năng mà Pháp đang có, thuần-túy về mặt quân-sự. Sĩ-quan Pháp đa-số tốt-nghiệp Trường quân-sự nổi tiếng Saint-Cyr, không kém gì West-Point (Mỹ), mà Navarre là một, không ngờ-nghệch, thiếu cân-nhắc khi mở trận này. Vì vậy TĐ có chịu khó sưu-tầm viết lên một loạt bài với chủ-đề ĐBP, mà chỉ nhấn mạnh về mặt quân-sự không thôi thì thật … còn rất thiếu-sót.

Leave a Reply to ĐẠI NGÀN