Tại sao tưởng niệm ông Ngô Đình Diệm?
Ngày 02/11/2013 là ngày tròn 50 năm ngày ông Ngô Đình Diệm, vị Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, và bào đệ của ông là Cố vấn Ngô Đình Nhu, bị sát hại trong cuộc đảo chính năm 1963.
Và trong những ngày này tại Mỹ, Pháp và một số nước khác, cộng đồng người Việt Nam – trong đó có không ít người Công giáo – đã và sẽ tổ chức tưởng niệm, cầu nguyện cho họ.
Riêng ở Việt Nam vào trưa ngày hôm nay (01/11), các Cha Dòng Cứu Thế cũng đã dâng lễ tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, ở Lái Thiêu, để cầu nguyện cho hai ông. Và có thể, trong các Thánh lễ ngày mai ở Việt Nam và như nhiều nơi khác, cũng có nhiều người nhắc tên và cầu nguyện họ.
Trong 50 năm qua đã có vô số tài liệu, bài viết bằng tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Pháp (của người Việt cũng như người nước ngoài, thuộc nhiều chính kiến khác nhau) về ông Ngô Đình Diệm, về cuộc đời, sự nghiệp hay về gia đình của ông. Trong số đó, có không ít ý kiến cho rằng ông là một vị tổng thống độc tài, bất lực và chế độ tổng thống của ông là chế độ gia đình trị.
Dư luận chung cũng không có ấn tượng tốt về ông, sự nghiệp của ông và gia đình ông, đặc biệt kể từ khi hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu giữa thành phố Sài gòn vào tháng 6 năm 1963. Biến cố ấy làm cho dư luận thế giới và người Miền Nam lúc ấy nói riêng có thêm ác cảm với ông và nó cũng là một lý do quan trọng dẫn đến sự thất bại của Đệ nhất Cộng hòa do ông thiết lập.
Việc ông bị ám sát hụt hai lần trước đó và bị đảo chính rồi bị ám sát năm tháng sau vụ tự thiêu ấy cũng chứng tỏ rằng ông có không ít kẻ thù, trong đó có những người từng là thuộc hạ, gần gũi với ông.
Hơn nữa, ông và gia đình ông bị nhiều người – trong đó có những ‘người thắng cuộc’, những người không cùng chung chuyến tiến với ông – ghét và bôi nhọ một phần vì ông và gia đình là những người chống Cộng, là những người ‘bại trận’.
Nhưng điều đó không có nghĩa là ông bị tất cả mọi người ghét bỏ hay không ai nhìn nhận, tôn trọng ông và những đóng góp của ông. Việc hàng năm và đặc biệt năm nay có nhiều người, nhiều nơi tổ chức tưởng niệm, cầu nguyện cho ông chứng minh điều đó.
Câu hỏi đặt ra là tại sao vẫn có người yêu mến và tôn trọng ông?
Một người liêm khiết
Dù có thể có nhiều học giả, các nhà nghiên cứu không đánh giá cao về ông, nhưng đa số đều nhận định rằng ông là một người trung thực, đạo đức, liêm khiết.
Trong cuốn ‘Cold War Mandarin: Ngo Dinh Diem and the Origins of America’s War in Vietnam: 1950-1963’, xuất bản năm 2006, Seth Jacobs – một trong những học giả nước ngoài viết khá nhiều về ông Ngô Đình Diệm và cũng có cái nhìn không mấy thiện cảm về ông – vẫn thừa nhận rằng ông là một người trong sạch, vô vị lợi. Vì theo tác giả này, thậm chí sau khi trở thành tổng thống, ông vẫn sống một cuộc sống khổ hạnh.
Một bài viết của James MCAllister và Ian Schulte có tựa đề ‘The Limits of Influence in Vietnam: Britain, the United States and the Diem Regime, 1959–63’, được đăng trong tạp chí Small Wars and Insurgencies, năm 2006, cũng cho rằng ông Diệm là một người liêm khiết, đức hạnh.
Theo cựu Ðại tá Lý Trọng Song – nay là Phó tế vĩnh viễn (thường được gọi là Thấy Sáu Song), hiện đang giúp tại Cộng đoàn Công giáo London và người đã từng làm cận vệ cho ông Ngô Đình Diệm trong Phủ Thủ tướng và Phủ Tổng thống từ năm 1954 đến 1956 – ông là một người có lối sống rất đơn sơ, nghèo khó. Chẳng hạn, giường ngủ của ông chỉ là một cái divan (một tấm ván) trải bằng chiếu, không có nệm.
Có thể ngày hôm nay có không ít người cảm phục ông Diệm vì họ tìm ở nơi ông những đức tính đó – đặc biệt khi họ đọc và biết được tham nhũng đang trở thành quốc nạn tại Việt Nam.
Cũng theo cựu Đại tá Song, ông Diệm là một người có đầy đủ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín vì ông xuất thân từ một gia đình hiếu học, làm quan và chịu nhiều ảnh hưởng của cả Công giáo và Nho giáo.
Ông có đời sống khổ hạnh một phần cũng vì trong những năm 1940 và 1950, ông đã từng sống trong các đan viện tại Bỉ và Pháp. Một chi tiết được Thầy Sáu Song nêu ra để giải thích tại sao ông Diệm không lập gia đình – một điều nhiều người đặt câu hỏi về ông – là vì ông Diệm đã đi tu trong dòng Ba của dòng Benedicto, một dòng khổ tu ở Bỉ. Và vì đã khấn trong dòng này, ông không nghĩ tới chuyện lập gia đình và chỉ biết ‘thờ phượng, kính mến Thiên Chúa và lo cho quốc gia, dân tộc’.
Các tài liệu viết về ông, đặc biệt sách vở, báo chí nước ngoài, đều nhấn mạnh rằng ông là một người Công giáo đạo hạnh, thánh thiện. Đây cũng là một lý do tại sao trong những ngày này người Công giáo tưởng nhớ và cầu nguyện cho linh hồn ông – người có Tên Thánh là Gioan Baotixita (hay John Baptist theo tiếng Anh).
Hơn nữa, ông và ông Nhu bị ám sát vào ngày 02/11 – đúng ngày Giáo hội Công giáo tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người đã qua đời. Vì vậy, đâu đó có những Thánh lễ cho ông cũng là chuyện bình thường và là việc nên làm.
Một người yêu nước
Một điểm khác về ông đều được nhiều người công nhận đó là ông là một người yêu nước, yêu dân tộc. Chẳng hạn, trong cuốn ‘Patriots and Tyrants: Ten Asian Leaders’ xuất bản năm 1999, Ross Marlay và Clark Neher, nhận định rằng cả ông và Hồ Chí Minh đều là những người yêu nước nồng nàn. Có điều định mệnh, thời cuộc và chính kiến đã biến họ thành kẻ thù của nhau.
Một chi tiết được các tài liệu đề cập đến khi viết về ông đó là việc ông từ chức Thượng thư Bộ lại (gần tương đương với chức Thủ tướng) trong chính phủ Bảo Đại năm 1933 để phản đối việc Pháp không tiến hành những cải cách cần thiết để trao thêm quyền tự trị cho Việt Nam.
Trong bài ‘Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945-54’ – được coi là một trong những nghiên cứu quan trọng, trung thực về ông Ngô Đình Diệm – được đăng trên Journal of Southeast Asian Studies, Edward Miller nêu rằng trong thời gian ông Diệm nắm quyền (1954-63), có nhiều người ở Việt Nam và những nơi khác mô tả ông như là một con rối của Mỹ được Washington đưa lên nắm quyền và giúp đỡ nhằm thực hiện những mục đích của Mỹ trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.
Nhưng theo tác giả này, các tài liệu được viết từ những năm 1960 trở về sau đều nhấn mạnh việc ông nhất quyết từ chối những lời khuyên của Mỹ và không muốn chịu sự chỉ đạo của Mỹ. Việc ông và chính quyền Mỹ cuối cùng chia tay nhau là một ví dụ.
Cựu Đại tá Lý Trọng Song cũng nhấn mạnh rằng Tổng thống Diệm chỉ muốn nhận viện trợ của Mỹ chứ không chịu sự áp đặt, can thiệp của Mỹ và nhất quyết từ chối cho lính Mỹ vào Miền Nam Việt Nam vì ông cho rằng cho quân đội nước ngoài chiếm đóng trên lãnh thổ Việt Nam làm cho chính phủ của ông mất chính nghĩa.
Cũng theo người cựu cận vệ này, ông Diệm là một người yêu dân, yêu nước, yêu dân tộc vì nếu không ông có thể chọn ra nước ngoài và tránh bị ám sát. Ông nhắc lại rằng trước những ngày diễn ra cuộc đảo chính, Đại sứ Mỹ ở Sài gòn lúc đó là Henry Cabot Lodge gọi điện thoại cho ông Diệm và ‘nói rằng nếu ngài muốn an toàn thì tới Tòa đại sứ’ và ông Diệm đã trả lời ‘đây là đất nước của tôi, tôi không đi đâu hết’.
Hơn nữa, cũng như Edward Miller nêu lên trong bài báo của mình, trong những giai đoạn 1945-54 ông bôn ba ở ngoại cũng chỉ vì muốn tìm con đường giúp đất nước thoát khỏi ách đô hộ của Pháp và giành tự do, độc lập. Trong cuốn sách của mình, Seth Jacobs cũng nêu lên rằng có thể người dân Miền Nam không thích ông như họ tôn trọng ông và khâm phục tinh thần dân tộc mạnh mẽ nơi ông.
Giai đoạn khó khăn
Ngoài ra, dù muốn hay không cũng phải thừa nhận rằng ông là một người có tầm nhìn, có tài. Nếu không ông chẳng bao giờ có thể trở thành Thủ tướng, Tổng thống và lập nên nền Đệ nhất Cộng hòa.
Nhưng trong thời năm nắm quyền của ông, miền Nam Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung, cũng như bất cứ quốc gia nào trong thời đầu hậu thuộc địa, phải đối diện nhiều khó khăn.
Những khó khăn đó một phần do tích cách, quan điểm hay chính con người ông tạo nên. Chẳng hạn Ross Marlay và Clark Neher nêu rằng ông ‘là người không thực cho một hoàn cảnh không thể’. Theo hai tác giả này là một người Công giáo nhiệt thành ông lại lãnh đạo một đất nước đa phần Phật giáo và những đức tính của ông lại trở thành những nhược điểm hủy hoại ông.
Cựu Đại tá Lý Trọng Song cũng cho rằng vì ông quá thánh thiện, nhân từ ông bị nhiều người khác lợi dụng, ám hại.
Rồi bối cảnh miền Nam Việt Nam, Việt Nam và thế giới nói chung lúc ấy cũng không dễ dàng gì để có thể xây dựng một thể chế vững mạnh, hiệu quả, một xã hội dân chủ, tự do và một đất nước hòa bình, phát triển trong một thời gian ngắn.
Nhưng chỉ trong một thời ngắn ít hay nhiều ông đã làm được một số việc quan trọng. Chẳng hạn, như Đại tá Lý Trọng Song nêu lên, ông đã giúp dẹp được các phe nhóm, đảng phái gây bất ổn cho Miền Nam lúc đó. Theo Seth Jacobs đây cũng là một thành công của ông được người Miền Nam ghi nhận.
Và trên hết, như Edward Miller nhận định, việc anh em ông bị lật đổ không thể chứng minh được rằng những ý tưởng, dự định của họ là luôn xấu, vô hiệu. Sau biến cố 1963, Miền Nam Việt Nam thay đổi tổng thống, chính phủ liên miên và mọi chuyện càng tệ hơn.
Đâu đó có nhiều ý kiến cho rằng ông là một người độc tài. Nhưng nếu so sánh ông, chính phủ ông với những chế độ cầm quyền ở Đông Á, Đông Nam Á hay ở Miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn ấy, chưa chắc ông đã độc tài hơn những chế độ đó.
Đặt ông trong bối cảnh như vậy, ít hay nhiều để thấy rằng cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm và Đệ nhất Cộng hòa ông thiết lập không tệ như mọi người nhận định, mô tả hay được nghe.
Đó cũng là một lý do đâu đó có nhiều người Việt hải ngoại tổ chức tưởng niệm, cầu nguyện và công nhận đóng góp của ông trong những ngày này.
Đoàn Xuân Lộc (BBC)
Mỗi lần đến ngày dỗ của cụ Diệm thì trong lòng của những người mến mộ ông đều cảm thấy đau buồn và tiếc thương cho ông, nhưng càng buồn hơn khi nhìn đất nước dân tộc mình vẫn phải chịu cảnh độc tài thối nát. Không biết bao giờ đất nuớc mình mới có được tự do như thời của ông, chính phủ trong sạch, lấy đạo đức làm nền tảng cho một xã hội nhân văn…Xin dâng lời cầu nguyện cho Cụ và cho dân tộc Việt sớm thoát khỏi đại nạn cộng sản, chỉ có như vậy thì đất nước mới thoát khỏi vòng kiềm chế bởi Trung Cộng.
Hồ Chí Minh: Ngô Đình Diệm là một nhà ái quốc .
Vài trích đoạn từ bài viết ” Ngô Đình Diệm và cuộc chiến kiến quốc “- BBC- 1/11/2013 :
Trong cuốn sách “ Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam “ ( tạm dịch: “Cuộc hôn nhân không tương xứng: Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ, và số phận Miền nam Việt Nam “, sử gia Edward Miller đã khẳng định rằng vị lãnh đạo của nền Đệ nhất Cộng hòa là một nhà trị quốc hiện đại với những viễn kiến riêng và mới mẻ về quốc gia, khác xa với quan điểm của Hoa Kỳ.
Ngô Đình Diệm không được Mỹ ủng hộ trong năm 1954
Diệm thực sự là một trong những nhân vật xuất chúng và năng động nhất trong số các nhà chính trị ở Đông Dương. Và vì vậy ông đã được bổ nhiệm vào chức vụ Thủ tướng của nước Việt Nam bởi chính sự quyết định của cựu hoàng Bảo Đại.
Tác giả lưu ý, hầu hết các cứ liệu cho rằng Diệm được sự hỗ trợ của cộng đồng Thiên chúa giáo Hoa Kỳ, đứng đầu là hồng y Francis Spellman, hay bởi sự vận động bí mật của CIA, sự ủng hộ của các quan chức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ như John Foster Dulles… là thiếu thuyết phục vì không có chứng cứ xác đáng.
Theo sử gia Miller, Bảo Đại quyết định chọn Ngô Đình Diệm vào chức vụ Thủ tướng là bởi ông hoàng này công nhận rằng Ngô Đình Diệm “là một người tốt nhất cho công việc, ông ấy có đủ năng lực để chống lại chủ nghĩa cộng sản… Ông ấy thực sự là một người rất thích hợp với hoàn cảnh hiện tại.”
Hồ Chí Minh: Ngô Đình Diệm là một nhà ái quốc
Những người cộng sản Việt Nam không ngờ, Hồ Chí Minh, lãnh tụ của họ đã có một cái nhìn khác về đối thủ chính trị ở miền Nam.
Trong một lần gặp gỡ nhà ngoại giao Ấn độ Ramcohundur Goburdhun, chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến Đông Dương, ở Hà Nội vào năm 1962, Hồ đã xem Ngô Đình Diệm là một “nhà yêu nước” và nhắn gửi với Goburdhun rằng: “Hãy bắt tay ông ấy [Diệm] giùm tôi nếu như ngài gặp ông ấy.”
Chỉ có những đối thủ xứng tầm nhau mới dành cho nhau lời nhận xét xứng tầm như vậy. Quan điểm của Hồ được nhà sử học Edward Miller lưu tâm vì nó đã gợi lên cho người đọc một cách nhìn khác lạ nhưng không xa lạ về Diệm, một nhân vật chính trị nổi bật và không thể thiếu được khi đề cập đến lịch sử Việt Nam trong thế kỷ 20 .
Khi đọc bài này xong, theo cái link bbc tui coi:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/11/131102_remembering_president_diem_vietnam.shtml
Cũng từ đó, theo cái link dẫn đến link của DCCT Việt Nam; tui cảm nghiệm và mến trọng những người bạn rất trẻ này!
Xin kiên nhẫn coi đến đoạn cuối…VN Quê hương Ngạo nghễ, từ những…mầm non…
http://www.youtube.com/watch?v=oLD5JQOG3nk&feature=c4-overview&list=UUikBuQDhcIJ2y7-pFCTye2g
Đa tạ!
Thời Tổng thống Ngô Đình Diệm cuộc sống yên bình, nạn trộm cướp, giết người không nghe nói đến. Một người đi làm đồng lương nuôi sống cả gia đình. Lúc đó tôi còn nhỏ lắm, chỉ nhớ một ly chè đậu xanh bánh lọt giá chỉ năm cắc, muối một đồng, năm cắc cả ký lô. Nhà tôi đông anh em tháng nào vựa gạo cũng đem đến một tạ đổ đầy lu, do là mối quen có khi tháng đó chưa hết gạo, không gọi họ cũng tự động đem đến. Gia đình tôi ở Sàigon ngay Cư xá đô thành Phan Thanh Giản, lúc cháy miệt Bàn Cờ ngay buỗi chiều hôm đó nhà nào bị cháy, hay không cháy cũng được phát cơm canh chua, cá lóc thật to. Rồi sau đó vài tháng nhà nào cũng được cấp phiếu mua bánh mì hàng buỗi sáng. Lúc nghe tin tổng thống NĐD và em trai là NĐN chết tôi thấy thật buồn. Sau 30/4 tôi học môn lịch sử thầy giáo dạy sử người miền Bắc dạy về chính sách Ấp chiến lược của NĐD và NĐN cứ gọi hai vị đó là thằng Diệm, thằng Nhu. Tôi cải lại gọi là Ông NĐD và Ông NĐN, thầy không đồng ý . Tôi nói thưa thầy phải lịch sự. Thầy nói “Em phải đứng trên lập trường giai cấp, phải đứng trên quan điểm Mác-Lenin để phê phán”. Tôi nói ” nhưng thưa thầy phải khách quan … ” . Thầy quê quá nói ” ừ thì ta vẫn khách quan đó chứ”.
Sau bao nhiêu năm tôi vẫn giữ lòng kính trọng và tình cảm tốt đẹp đối với Tổng thống NĐD và bào đệ của Ngài là NĐN. Giá mà nền Đệ Nhất cộng hòa vẫn còn tồn tại thì VN ngày nay có thể đã giàu có hơn nhiều.
Trong hiện tình. Đất nước bị Việt cọng quản-chế kèm-kẹp. Tín-ngưỡng bị lũng-đoạn, phân-hóa. hư thật, đúng sai, đỏ vàng chóng-vánh, làm sao tránh được lầm lẫn ! Có ý kiến : Phải phân biệt rỏ ràng. Ông Ngô-đình-Diệm đúng là một con-chiên ngoan đạo của Chúa. Nhưng Tổng-Thống Việt-Nam Cọng-Hòa Ngô-Đình-Diệm là một Lãnh-đạo anh-minh. Không thiên-vi tín-ngưỡng. Mà đã chết vì tín-ngưỡng !!! Sự phủ-phàn, ói-ăm, còn đang nặng trĩu trong lòng dân Việt. Do đó. Mọi nghi-lễ tưởng nhớ, tiếc thương, Cố Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm, nên tổ-chức trong tinh-thần Dân-tộc Việt. Không riêng gì của Thiên-chúa !
Các Cha cố và Giáo dân Việt, trong cũng như ngoài nước. Nếu thực tâm tưởng nhớ, tiếc thương người đạo hữu qúa-cố Ngô-đình-Diệm. Đã chết oan, còn bị mang tiến đàn-áp Phật-giáo. Chỉ vì Ông một Con-chiên ngoan đạo làm Tổng-Thống ! Bây giờ Thiên-chúa trong cũng như ngoài nước, lại khua chiên gióng trống một mình . Làm như thế, tiếp lữa của Việt cọng nằm vùng trong tín-ngưỡng, tại Nam Việt-Nam trước năm 1975, cho Việt cọng nằm vùng ở hải-ngoại, nhất là ở Mỹ, có lữa để hâm nóng kỳ-thị tín-ngưỡng (Chúa-Phật) trong Cộng-đồng Người Việt ở hải-ngoại. Đừng lấy cớ Cố Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm là con-chiên. “Phải” làm lễ tương-niêm trong nhà thở Công-giáo. Chính vì quan-niệm nây của một số Cha cố trước năm 1975 tại Nam Việt-Nam ” Ông Ngô-Đình-Diệm là con-chiên của Chúa. Nhờ Chúa mới được làm Tổng-Thông” ! Nên đã có những đòi hỏi ưu-tiên cho các Con-chiên phục-vụ trong Chính-quyền và Quân-đội Đệ nhất VNCH. Sự-kiện nầy có thật. Nhưng chắc-chắn Cố Tổng-Thống Ngô-Đình-Diêm không hay biết. Nhưng Việt cọng nàm vùng biết. Đề-nghị : Từ nay các lễ truy-điệu Cố Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm. Do bất cứ tín-ngưỡng, đoàn-thể, cá-nhân nào tổ-chức. Phải thể-hiện tinh-thần đoàn-kết dân-tộc, trong cũng như ngoài nước. Nên tổ chức ngoài trời, hay một địa-diểm tốt nào đó. Nếu Công-giáo khư-khư giữ lập-trường “Ông Diệm là con chiên” phải tổ-chức tại Nhà thơ Chúa. Yêu-cầu Không dược dùng danh xưng Tổng-Thông. Vì Tổng-Thống không phải riêng của tín-ngưỡng nào. Đừng để sự kỳ-thị tín-ngưỡng tiếp-tục, do cái chết oan-uỗn của Cố Tổng-thống Ngô-Đình-Diệm. Đã chết vì bị gắng tội kỳ-thị Phật-giáo !!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Tôi không cần phải “nhìn trước, ngó sau”, xem ông Tây, ông Tàu nào nói. Càng không cần phải dựa vào sự đánh giá cuả thế lực này hay thế lực khác, cả trong lẫn ngoài nước.
Tôi chỉ biết rằng, gần 80 năm qua, tôi đã sống qua những thăng trầm cuả đất nước tôi, dưới những chính quyền khác nhau của thực dân Pháp, cuả độc tài Cộng Sản, cuả chính quyền QG bị người Mỹ lũng đoạn sau này, tôi chưa thấy một chính quyền nào HƠN chính quyền dưới sự lãnh đạo cuả Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chưa thấy một người lãnh đạo nào có NHÂN CÁCH hơn ông!
“Dư luận chung cũng không có ấn tượng tốt về ông, sự nghiệp của ông và gia đình ông, đặc biệt kể từ khi hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu giữa thành phố Sài gòn vào tháng 6 năm 1963.”
Ông Quảng Đức có thể tự thiêu được à ? gớm,DCV cũng rứa cũng rất chung chung,3 right.
Ai?
Ai đã tận diệt nhân tài nước Việt?
Ai đã giết Tạ Thu Thâu?
Nếu không phải bọn đầu trâu!
Ai đã giết giáo chủ Huỳnh Phú Sổ?
Nếu không phải cộng đồ!
Ai đã giết nhà văn Khái Hưng?
Nếu không phải bọn bưng bô mọi rơ!
Ai bức tử văn hào Nguyễn Tường Tam?
Nếu không phải gia đình Diệm!
Ai tiếp tay cộng sản huỷ diệt Hòa Hảo?
Và đang tâm giết chết đảng phái ở miền Trung?
Tôi có thể kể hoài
Cũng không thể hết tội
Của giòng họ Ngô Đình
Và tên lộn giống Hồ Chí Minh
Đã sát hại nhân tài
Trong suốt thời gian dài
Để rồi giờ nầy
Trong nước thì cúng tế Hồ tặc
Và ở đây thì than khóc Diệm ta
Sao ta vẫn mù quáng
Dù hơn nửa thế kỷ
Vẫn vô minh không sáng?
T.Phạm
http://sangcongpha1.wordpress.com/
Trích: “nhất quyết từ chối cho lính Mỹ vào Miền Nam Việt Nam vì ông cho rằng cho quân đội nước ngoài chiếm đóng trên lãnh thổ Việt Nam làm cho chính phủ của ông mất chính nghĩa”
Nguyên nhân người Mỹ ủng hộ đảo chính là vì thấy hoạt động của CS gia tăng và biểu tình tại thành phố chứ không phải là vì người Mỹ đòi đem quân vào miền Nam mà ông Diệm không đồng ý. Điều mà người Mỹ đòi là đừng để cho ông Nhu chi phối chính trị chứ không đòi đem quân vào miền Nam.
Bắc Kỳ 54 says:
“Thằng khỏe sợ thằng gan, thằng gan sợ thằng lì, thằng lì sợ thằng thí mạng cùi”.
Đại tướng “Võ Nướng Quận” tuyên bố không hối hận khi đem quân ra nướng trong trận đánh ĐBP.
Hồ Chí Minh: “Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải đánh cho đến người cuối cùng (trừ tớ và bộ chính trị lưu manh).
Lê Duẩn: “Ta đánh đây là đánh cho nga cho tàu”.
Với một cuộc chiến mà một bên quyết chết đến người cuối cùng, bất chấp số lượng, bất chấp cơ đồ, bất chấp tất cả để giành thắng lợi… thì bên kia chỉ còn một cách hoặc giết tất cả, hoặc bỏ chạy tụt quần.. xách dép..không kịp”.
Việt Nam Cộng Hòa là một chế độ tự do, dân chủ và tôn trọng sự khác biệt do đó âm nhạc, văn học nở rộ
ở miền nam tuy biết nhiều kẻ làm tay sai cho việt cộng nhưng vẫn để họ yên vì không có bằng chứng.
Thanh niện tới tuổi quận dịch thì trốn lính nhưng gia đình người đó chẳng ảnh hửong gì. Do đó miền nam bị vc giựt dây quấy nhiễu liên miên. Trong khi đó ngoài miền bắc, việt công với chính sách tàn bạo, một người trốn bộ đội cả dòng họ bị đem ra đấu tố. Thà giết lầm còn hơn bỏ sót.
Rất tiếc trong thời chiến tôi chỉ mới 10 tuổi, nếu già thêm 10 tuổi nữa thì tôi đã đăng lính Thủy Quân Lục Chiến VNCH rồi.
Bộ đội miền bắc (dân đen) bị lùa vào một cối xay thịt vĩ đại. Việt cộng càng thua càng cay cú nên ngày 30-4-1975 chi cần thắng một trận thôi là chúng trả thù cho đến 3 đời VNCH.
Việt cộng mỗi khi “tịt ngòi” không phản biện được nên thường lập lại 2 câu thuộc lòng:
1. Đánh cho chạy sút quần.
2. Không có chính nghĩa thì sao thắng được ?
Tàu đô hộ Vietnam 1000 năm, Pháp đô hộ Vietnam 100 năm, hai nước này có chính nghĩa không?