Tại sao tưởng niệm ông Ngô Đình Diệm?
Ngày 02/11/2013 là ngày tròn 50 năm ngày ông Ngô Đình Diệm, vị Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, và bào đệ của ông là Cố vấn Ngô Đình Nhu, bị sát hại trong cuộc đảo chính năm 1963.
Và trong những ngày này tại Mỹ, Pháp và một số nước khác, cộng đồng người Việt Nam – trong đó có không ít người Công giáo – đã và sẽ tổ chức tưởng niệm, cầu nguyện cho họ.
Riêng ở Việt Nam vào trưa ngày hôm nay (01/11), các Cha Dòng Cứu Thế cũng đã dâng lễ tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, ở Lái Thiêu, để cầu nguyện cho hai ông. Và có thể, trong các Thánh lễ ngày mai ở Việt Nam và như nhiều nơi khác, cũng có nhiều người nhắc tên và cầu nguyện họ.
Trong 50 năm qua đã có vô số tài liệu, bài viết bằng tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Pháp (của người Việt cũng như người nước ngoài, thuộc nhiều chính kiến khác nhau) về ông Ngô Đình Diệm, về cuộc đời, sự nghiệp hay về gia đình của ông. Trong số đó, có không ít ý kiến cho rằng ông là một vị tổng thống độc tài, bất lực và chế độ tổng thống của ông là chế độ gia đình trị.
Dư luận chung cũng không có ấn tượng tốt về ông, sự nghiệp của ông và gia đình ông, đặc biệt kể từ khi hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu giữa thành phố Sài gòn vào tháng 6 năm 1963. Biến cố ấy làm cho dư luận thế giới và người Miền Nam lúc ấy nói riêng có thêm ác cảm với ông và nó cũng là một lý do quan trọng dẫn đến sự thất bại của Đệ nhất Cộng hòa do ông thiết lập.
Việc ông bị ám sát hụt hai lần trước đó và bị đảo chính rồi bị ám sát năm tháng sau vụ tự thiêu ấy cũng chứng tỏ rằng ông có không ít kẻ thù, trong đó có những người từng là thuộc hạ, gần gũi với ông.
Hơn nữa, ông và gia đình ông bị nhiều người – trong đó có những ‘người thắng cuộc’, những người không cùng chung chuyến tiến với ông – ghét và bôi nhọ một phần vì ông và gia đình là những người chống Cộng, là những người ‘bại trận’.
Nhưng điều đó không có nghĩa là ông bị tất cả mọi người ghét bỏ hay không ai nhìn nhận, tôn trọng ông và những đóng góp của ông. Việc hàng năm và đặc biệt năm nay có nhiều người, nhiều nơi tổ chức tưởng niệm, cầu nguyện cho ông chứng minh điều đó.
Câu hỏi đặt ra là tại sao vẫn có người yêu mến và tôn trọng ông?
Một người liêm khiết
Dù có thể có nhiều học giả, các nhà nghiên cứu không đánh giá cao về ông, nhưng đa số đều nhận định rằng ông là một người trung thực, đạo đức, liêm khiết.
Trong cuốn ‘Cold War Mandarin: Ngo Dinh Diem and the Origins of America’s War in Vietnam: 1950-1963’, xuất bản năm 2006, Seth Jacobs – một trong những học giả nước ngoài viết khá nhiều về ông Ngô Đình Diệm và cũng có cái nhìn không mấy thiện cảm về ông – vẫn thừa nhận rằng ông là một người trong sạch, vô vị lợi. Vì theo tác giả này, thậm chí sau khi trở thành tổng thống, ông vẫn sống một cuộc sống khổ hạnh.
Một bài viết của James MCAllister và Ian Schulte có tựa đề ‘The Limits of Influence in Vietnam: Britain, the United States and the Diem Regime, 1959–63’, được đăng trong tạp chí Small Wars and Insurgencies, năm 2006, cũng cho rằng ông Diệm là một người liêm khiết, đức hạnh.
Theo cựu Ðại tá Lý Trọng Song – nay là Phó tế vĩnh viễn (thường được gọi là Thấy Sáu Song), hiện đang giúp tại Cộng đoàn Công giáo London và người đã từng làm cận vệ cho ông Ngô Đình Diệm trong Phủ Thủ tướng và Phủ Tổng thống từ năm 1954 đến 1956 – ông là một người có lối sống rất đơn sơ, nghèo khó. Chẳng hạn, giường ngủ của ông chỉ là một cái divan (một tấm ván) trải bằng chiếu, không có nệm.
Có thể ngày hôm nay có không ít người cảm phục ông Diệm vì họ tìm ở nơi ông những đức tính đó – đặc biệt khi họ đọc và biết được tham nhũng đang trở thành quốc nạn tại Việt Nam.
Cũng theo cựu Đại tá Song, ông Diệm là một người có đầy đủ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín vì ông xuất thân từ một gia đình hiếu học, làm quan và chịu nhiều ảnh hưởng của cả Công giáo và Nho giáo.
Ông có đời sống khổ hạnh một phần cũng vì trong những năm 1940 và 1950, ông đã từng sống trong các đan viện tại Bỉ và Pháp. Một chi tiết được Thầy Sáu Song nêu ra để giải thích tại sao ông Diệm không lập gia đình – một điều nhiều người đặt câu hỏi về ông – là vì ông Diệm đã đi tu trong dòng Ba của dòng Benedicto, một dòng khổ tu ở Bỉ. Và vì đã khấn trong dòng này, ông không nghĩ tới chuyện lập gia đình và chỉ biết ‘thờ phượng, kính mến Thiên Chúa và lo cho quốc gia, dân tộc’.
Các tài liệu viết về ông, đặc biệt sách vở, báo chí nước ngoài, đều nhấn mạnh rằng ông là một người Công giáo đạo hạnh, thánh thiện. Đây cũng là một lý do tại sao trong những ngày này người Công giáo tưởng nhớ và cầu nguyện cho linh hồn ông – người có Tên Thánh là Gioan Baotixita (hay John Baptist theo tiếng Anh).
Hơn nữa, ông và ông Nhu bị ám sát vào ngày 02/11 – đúng ngày Giáo hội Công giáo tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người đã qua đời. Vì vậy, đâu đó có những Thánh lễ cho ông cũng là chuyện bình thường và là việc nên làm.
Một người yêu nước
Một điểm khác về ông đều được nhiều người công nhận đó là ông là một người yêu nước, yêu dân tộc. Chẳng hạn, trong cuốn ‘Patriots and Tyrants: Ten Asian Leaders’ xuất bản năm 1999, Ross Marlay và Clark Neher, nhận định rằng cả ông và Hồ Chí Minh đều là những người yêu nước nồng nàn. Có điều định mệnh, thời cuộc và chính kiến đã biến họ thành kẻ thù của nhau.
Một chi tiết được các tài liệu đề cập đến khi viết về ông đó là việc ông từ chức Thượng thư Bộ lại (gần tương đương với chức Thủ tướng) trong chính phủ Bảo Đại năm 1933 để phản đối việc Pháp không tiến hành những cải cách cần thiết để trao thêm quyền tự trị cho Việt Nam.
Trong bài ‘Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945-54’ – được coi là một trong những nghiên cứu quan trọng, trung thực về ông Ngô Đình Diệm – được đăng trên Journal of Southeast Asian Studies, Edward Miller nêu rằng trong thời gian ông Diệm nắm quyền (1954-63), có nhiều người ở Việt Nam và những nơi khác mô tả ông như là một con rối của Mỹ được Washington đưa lên nắm quyền và giúp đỡ nhằm thực hiện những mục đích của Mỹ trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.
Nhưng theo tác giả này, các tài liệu được viết từ những năm 1960 trở về sau đều nhấn mạnh việc ông nhất quyết từ chối những lời khuyên của Mỹ và không muốn chịu sự chỉ đạo của Mỹ. Việc ông và chính quyền Mỹ cuối cùng chia tay nhau là một ví dụ.
Cựu Đại tá Lý Trọng Song cũng nhấn mạnh rằng Tổng thống Diệm chỉ muốn nhận viện trợ của Mỹ chứ không chịu sự áp đặt, can thiệp của Mỹ và nhất quyết từ chối cho lính Mỹ vào Miền Nam Việt Nam vì ông cho rằng cho quân đội nước ngoài chiếm đóng trên lãnh thổ Việt Nam làm cho chính phủ của ông mất chính nghĩa.
Cũng theo người cựu cận vệ này, ông Diệm là một người yêu dân, yêu nước, yêu dân tộc vì nếu không ông có thể chọn ra nước ngoài và tránh bị ám sát. Ông nhắc lại rằng trước những ngày diễn ra cuộc đảo chính, Đại sứ Mỹ ở Sài gòn lúc đó là Henry Cabot Lodge gọi điện thoại cho ông Diệm và ‘nói rằng nếu ngài muốn an toàn thì tới Tòa đại sứ’ và ông Diệm đã trả lời ‘đây là đất nước của tôi, tôi không đi đâu hết’.
Hơn nữa, cũng như Edward Miller nêu lên trong bài báo của mình, trong những giai đoạn 1945-54 ông bôn ba ở ngoại cũng chỉ vì muốn tìm con đường giúp đất nước thoát khỏi ách đô hộ của Pháp và giành tự do, độc lập. Trong cuốn sách của mình, Seth Jacobs cũng nêu lên rằng có thể người dân Miền Nam không thích ông như họ tôn trọng ông và khâm phục tinh thần dân tộc mạnh mẽ nơi ông.
Giai đoạn khó khăn
Ngoài ra, dù muốn hay không cũng phải thừa nhận rằng ông là một người có tầm nhìn, có tài. Nếu không ông chẳng bao giờ có thể trở thành Thủ tướng, Tổng thống và lập nên nền Đệ nhất Cộng hòa.
Nhưng trong thời năm nắm quyền của ông, miền Nam Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung, cũng như bất cứ quốc gia nào trong thời đầu hậu thuộc địa, phải đối diện nhiều khó khăn.
Những khó khăn đó một phần do tích cách, quan điểm hay chính con người ông tạo nên. Chẳng hạn Ross Marlay và Clark Neher nêu rằng ông ‘là người không thực cho một hoàn cảnh không thể’. Theo hai tác giả này là một người Công giáo nhiệt thành ông lại lãnh đạo một đất nước đa phần Phật giáo và những đức tính của ông lại trở thành những nhược điểm hủy hoại ông.
Cựu Đại tá Lý Trọng Song cũng cho rằng vì ông quá thánh thiện, nhân từ ông bị nhiều người khác lợi dụng, ám hại.
Rồi bối cảnh miền Nam Việt Nam, Việt Nam và thế giới nói chung lúc ấy cũng không dễ dàng gì để có thể xây dựng một thể chế vững mạnh, hiệu quả, một xã hội dân chủ, tự do và một đất nước hòa bình, phát triển trong một thời gian ngắn.
Nhưng chỉ trong một thời ngắn ít hay nhiều ông đã làm được một số việc quan trọng. Chẳng hạn, như Đại tá Lý Trọng Song nêu lên, ông đã giúp dẹp được các phe nhóm, đảng phái gây bất ổn cho Miền Nam lúc đó. Theo Seth Jacobs đây cũng là một thành công của ông được người Miền Nam ghi nhận.
Và trên hết, như Edward Miller nhận định, việc anh em ông bị lật đổ không thể chứng minh được rằng những ý tưởng, dự định của họ là luôn xấu, vô hiệu. Sau biến cố 1963, Miền Nam Việt Nam thay đổi tổng thống, chính phủ liên miên và mọi chuyện càng tệ hơn.
Đâu đó có nhiều ý kiến cho rằng ông là một người độc tài. Nhưng nếu so sánh ông, chính phủ ông với những chế độ cầm quyền ở Đông Á, Đông Nam Á hay ở Miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn ấy, chưa chắc ông đã độc tài hơn những chế độ đó.
Đặt ông trong bối cảnh như vậy, ít hay nhiều để thấy rằng cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm và Đệ nhất Cộng hòa ông thiết lập không tệ như mọi người nhận định, mô tả hay được nghe.
Đó cũng là một lý do đâu đó có nhiều người Việt hải ngoại tổ chức tưởng niệm, cầu nguyện và công nhận đóng góp của ông trong những ngày này.
Đoàn Xuân Lộc (BBC)
Ông Diệm , ông Hồ , ông Giáp và những người có chức phận và danh tiếng cùng thời , chẳng ông nào đáng để tưởng niệm .
Hằng triệu người VN đã chết , bao nhiêu tang tóc đau thương mà dân tộc Việt phải gánh chịu đều do sự ham danh lợi nếu không cũng vì kém Đức của các ông này .
Người Việt nào tự cho mình có đầu óc tinh thần độc lập , tự do , nhân quyền , nên bỏ đi tinh thần vì bản thân , vì sĩ diện mà phải suy Tôn lãnh tụ của mình , lãnh tụ mà mình đã phục vụ .
Người đáng Tôn kính cho một dân tộc , phải thực sự mang lại lợi ích cho dân tộc . Các ông Diệm , Hồ , Gíap , nhìn lại chẳng qua chỉ là những lãnh đạo của một cuộc Nội chiến tang thương nhất trong lịch sử VN . Chưa ông nào đáp ứng được nguyện vọng Hoà Bình đúng nghĩa như mong muốn cho nhân dân . Đến giờ này trắng đen , hận thù vẫn chưa giải kết trong lòng người Việt với nhau , tưởng niệm ông nào cũng bị một Đa số dân Việt phản đối . Như vậy có Cần phải Vinh danh tưởng niệm công Đức hay không ?
Nếu vì tưởng niệm Vinh danh để gọi là một hình thức chung cho dân tộc , lại dẫn đến sự bất đồng , chưởi bới lẫn nhau trong dân chúng . Thì tại sao không vì quyền lợi thiết thực hiện nay của đất nước mà dẹp đi cái Hảo danh này , để đừng buộc sự chấp nhận chung của một dân tộc .
Con của một tướng cướp có đạo Đức dân tộc , có nghĩa vụ thờ cúng cha mình là đúng , không ai có thể chê trách . Nhưng mong muốn người khác phải Tôn trọng , trong điều kiện bất phục , đây chính là độc Tài , Phi dân chủ . Nếu trường hợp này bị ép buộc phải Tôn thờ thì rõ ràng vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng .
Người công giáo , người Cần lao , người theo ông Diệm , có quyền tưởng niệm ông Diệm . Người CS có quyền tưởng niệm ông Hồ , ông Giáp . Đó là quyền tự do cá nhân . Nhưng kẻ hiểu biết , nhìn vào lịch sử VN gần đây nhất , không nên kết luận các ông là những người có công với dân tộc mà kêu gọi mọi người Việt hiện nay phải đồng lòng biết ơn hay tưởng nhớ .
Ca tụng các ông trước công luận , chẳng khác nào mang theo một sự sỉ nhục cho các ông . Bởi vì oán hờn còn đấy , trong điều kiện có thể lên tiếng được , không thể nào buộc miệng những lời lẻ thô tục xâm phạm đến nhân cách của các ông .
Ai ở về phe ông nào , tốt nhất nên im lặng mà tưởng nhớ . Dại dột đưa ra công luận , chẳng khác nào taoj điều kiện cho các ông cựu lãnh đạo CS lẫn Quốc gia bị chưởi , đã mất càng thêm mang nhục .
Nếu chẳng may trên cõi đời này, trắng đen, thiện ác, phải quấy đều …”bình đẳng” thì ông/bà Dân quèn ắt là tổ sư cuả “pháp môn” này!
Tổng Thống Ngô Đình Diệm thanh liêm rất đáng kính, không lệ thuộc băng đảng chính trị nào cả, ngài đã đặt dân tộc VN lên trên hết!
Không đúng sự thật, trong thời ấy cần người tin cậy họ đều là người giỏi, bên cạnh đó ông Diệm còn tiếp tục chiêu dùng nhiều nhân tài ngoài gia đình. Xét lại xem với chính sách lý lịch thời nay, Cộng sản mới là người đưa thành phần bà con họ hàng gia đình đảng viên vào những vị trí quan trọng khắp nước., cục bộ gấp trăm ngàn lần ông Diệm.
Vì sao tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ cần Hoa kỳ viện trợ thôi, mà không cần người Mỹ chỉ đạo, không cần quân đội Mỹ tham chiến ?
Trong tác phẩm “From Trust to Tragegy” – “Từ tín nhiệm đến thảm kịch” – xuất bản năm 1988, Đại sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting viết: Cho đến lúc này cáo buộc quan trọng nhất của TT NDD là ngườì Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Ông ta không muốn người Mỹ đoạt lấy trách nhiệm của Việt Nam. Ông ta không muốn quân lực Mỹ chiến đấu cho nền độc lập và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Ông bảo tôi: “Nếu chúng tôi không tự mình thắng cuộc chiến này với sự viện trợ vô giá của qúy quốc thì như vậy chúng tôi sẽ thua và thua là đáng đời”. Ông ta vô cùng cương quyết trong vấn đề này vì ông ta cảm thấy rằng nếu chính phủ Nam Việt Nam trở nên lệ thưộc vào Hoa Kỳ thì như vậy chứng tỏ luận cứ của Việt Cộng là đúng. Việt Cộng thường nói rằng: “Nếu các anh cúi đầu thần phục Hoa Kỳ thì các anh sẽ thấy các anh đúng chỉ là thuộc địa của Mỹ cũng như 75 năm về trước Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp.”
Xét cho cùng thà là thuộc địa của Mỹ còn hơn là thuộc địa của Tầu. Bọn Cộng Sản cho rằng mình đánh Mỹ là giải phóng nhân dân, nhưng đến nay lại dâng đất cho Tầu, người Tầu vào Việt Nam nhiều quá rồi, chúng phá hoại mọi mặt, gây xáo trộn đời sống nhân dân. Quyền lực mềm của Bắc Kinh đang ép Hà Nội đầu hàng ngoan ngoãn mà không cần nổ súng, không tốn quân…
vậy ai là người tưởng nhớ ông diệm
tôi cũng là người tưởng nhớ ông diệm nhưng tưởng nhớ trong hận thù
ông nội tôi và ba tôi bị chế độ ông diệm bắt bỏ bao năm 1963
vậy ông diệm đáng đễ tôn kính không
Bị bắt vì là VC..?
Nói như thật. Bỏ bao bố thả trôi sông hả? Nếu vậy cũng ấm cúng hơn bọn vc chó má đập đẩu người quăng xuống đập Vĩnh Trinh (QN) hay đem chôn sống địa chủ chĩ có 2 sào ruộng (!) ,giết dức thầy HPSổ (PGHH) hay lùa giáo dân vo ngôi nhà tranh ,thiêu sống (Cha TB Hiệp) hay chém đầu tại sân chùa (máu nhuộm sân chùa) sư phụ của HT Thích quãng Độ. Đich thân đào hố chôn mình ,bị đâp đầu ,tộng báng súng hay cứa cổ 5000 dân Thúa Thiên / Huế (giãi khăn sô cho huế) hay lấy kẽm gai đâm xâu qua bàn tay nối từng đoàn tù binh năm 75.,giết họ bón phân cho góc cây.(tôi muốn sống/NHL).Ôi kể sao cho xiết nhũng khốn nạn của lũ VC rừng rú man rợ (Cha bà ong nôi tn cùng lủ vơi lú VC này ,phải không rứa ! Nếu vaaj chết đáng đời !)
Ba và Ong nội thằng này là VC khũng bố,giết người như nguyễn hộ ,bãy lốp nên bị giết khi chống đối còn kêu gào chi nữa. Oan gì mô nà ! Nhưng không ai giết nếu bị bắt,côm cá nuôi dưỡng đàng hoàng.mà kẻ góp ý biết có người liên lạc nữ vào tù QG, còn thi đỏ tú tài ban C và được thả (ân xá) sớm…Sau 75 làm bi thư chi bộ phường nưa đó !
Chống cs là chức trách và nhiệm vụ của người QG dù dưới chế độ cụ Ngô hay chế đọ của TT Thiệu.Đó là luật pháp ,là quốc sách ,Sau này còn đặt CS ra khỏi vòng pháp luật,coi chúng không là người, tệ hơn bọn ân trôm ăn cướp nữa cà!
….Ong Diệm là người “chống cộng cương quyêt” cho nên chế độ do Ong cầm đầu làm đũ bỗn phân và trách nhiệm ,lương tâm của người trí thưc,trừ an diệt cộng đem lại ấm no an toàn ,thanh bình cho dân (nắng đẹp miền Nam/lamphuowng)
Vậy kết k\luận Ba và Ong nôi mi chết là đáng vì ai bảo theo thổ phỉ (ở yên bình thương như TA thì ai giết thì ai giết ?)
vậy ong Diêm ,cụ diêm ,,cố TT Diêm RẤT ĐÁNG ĐỂ (ĐƯỢC) T Ô N K Í N H …
…chơ sao không ?
(Cha gìà bây ,Hồ ly tinh (chồn, cáo) cũng còn Tôn Kính CỤ nưa là TỤI BÂY.)
(cc)
đó là nhóm đảng phái quốc gia- cộng sản thanh toán nhau.,nhét bao bố quăng xuống sông liên can gì tới Ngô TT
Bi bat vi gài bom o*² truong hoc tre² em ?
Ông nội và ba của bạn là những con tốt của bọn ma đầu cộng sản, chúng gài bẫy cho chết để gây thù hận dân tộc…Trong thời chiến tranh những kẻ theo cộng sản gây bạo loạn bị xử tử là cần thiết vì họ khủng bố và gây tang tóc cho dân thường.
Dẫu sao con người khác với động vật là có cái tình, hơn nữa Ổng Diệm có tội tình gì mà lịch xử không nhắc tới họ mà lại mặc cảm vậy. Nếu nói về lòng yêu nước và lòng tự tôn dân tộc thì các thế hệ về sau thì chưa ai sánh bằng Ông.
Nếu nói là TT Diệm chống lại sự chỉ đạo của Hoa Kỳ không hoàn toàn đúng, ông Diệm làm nhiều cái sai, người Mỹ muốn ông không đưa gia đình vào bộ máy QG là đúng chứ không phải chỉ đạo ông như nhiều người nói
Nay đã sang thiên niên kỷ mới, ta nên bỏ cái quan niệm sai lầm suy tôn lãnh tụ là vừa
Thôi cứ để cho họ tiếc tục ca bài “Suy Tôn Ngô tổng thống” mà ngày xưa họ vẫn hát sau bài quốc ca.
Con cá mất (chết) là con cá to !
Tôi chỉ tiếc cho mấy ông thầy Chùa ngày xưa chứa chấp cộng sản cho lắm vào, sau năm 1975 cũng bị cộng sản nó nặn ra hình hài khác như hình nộm của chúng, Phật tử chạy theo các ông cũng chết oan…Người sáng suốt như hòa thượng Thích Quảng Độ thì bị chúng giam cho tới ngày nay. Tội cho mấy ông lắm bị cộng sản lợi dụng cầm dao giết đồng bào mà miệng vẫn Nam Mô A Di Đà.
Chùa xây để Việt Cộng nằm (nằm vùng)
Ngày thời niệm Phật, đêm thầm giết dân*
Súng đạn chôn giấu dưới sân
Thầy ơi! theo Phật có cần thế không?
Thời = Thì
Người VN dù QG hay CS đều nặng tinh thần suy tôn lãnh tụ quá đáng, ông Diệm có làm được nhiều cái tốt và cũng phạm nhiều sai lầm trầm trọng nhất là đưa hết anh em ruột thịt vào chính quyền, những người anh em ông như Nhu Cẩn đã dùng công an mật vụ bắt bớ đánh đập nên đã gây nhiều ân oán đưa tới sụp đổ
Tại Mỹ một ông tổng thống nếu phạm luật hình sự, tán gái tầm bậy tầm bạ như Bill Clinton là a lê hấp ra tòa, cho nên ta không vì suy tôn lãnh tụ mà tranh cãi chửi nhau hết năm này sang năm khác một cách vô ích, chỉ làm lợi cho con cháu Bác Hồ
Viêt công dua ca² con em vào chô² tôt, tinh chuyên cha truyên con nôi’ ban nghi~ sao ?
Gợi Ý : khi nhận xét ( về thành tích của ) một nhân vật, nhất là nhân vật đó lại là một yếu nhân ( của lịch sử ) , ta nên xét đến bản thân của người đó trước vì đó là thước đo cho những hành động của họ sau này . Thế thì bản thân ( tác phong ?) của Tổng Thống Ngô đình Diệm được những gì ? NHân Lễ Nghĩa Trí Tín đủ cả . Nhân thì TT thừa ( trong lúc còn chân ướt chân ráo mà còn lo cho cả triệu dân Bắc Việt di cư, nếu ở lại sẽ có thể làm mồi đấu tố cho vụ cải cách ruộng đất của cộng sản !? ) , Lễ-Nghĩa cũng dư thừa ( tới cái mức overdose, mà cái gì quá đô cũng đều có hại, rồi khi 1-11- 1963 nổ ra, tính mạng ông treo trên sợi tóc, viên tư lênh Lữ Đoàn phòng vệ Liên Binh Phủ Tổng Thống xin lệnh Ông cho đem quân đi bắt sống tụi phản loạn, Ông không cho vì ông không muốn thấy dân đổ máu vì ông) nên anh em mới ” làm bậy ” !? . Trí : từ quan, bôn ba tìm đường cứu nước ( thật tình, chức trọng quyền cao cũng bỏ chứ không như Hồ chí minh, tìm đường kiếm ăn !? . ) . Tín : Ông từng thề : ” Tôi tiến đồng bào tiến theo tôi, tôi lùi đồng bào bắn tôi !? ” . Quả nhiên khi Cabot Lodge đề nghị Ông đến tòa Đại Sứ ông sẽ được đưa đi sống an toàn …” nhưng Ông trả lời : ” tôi người Việt Nam, tôi không đi đâu sống ” , rồi quả nhiên cũng vì chữ TÍN mà ông bị bắn thật ( Tín thế thì thôi còn gì hơn được., cũng vì TÍN ( tin tưởng HCM thật tình ưu ái ) mà Ông bị Hồ chí Minh lừa tặng ông cành đào để ngầm cho Mỹ thấy Ông ” ngầm ” âm mưu với Hồ !? . Cá nhân của Ngô Tổng Thống như vậy không có gì chê trách, không như Hồ chí minh, dù sơn phết đánh bóng thần thánh hóa như thế nào cũng không tránh khỏi miệng tiếng ) . Cũng vì những đức tính trên mà đưa đến cho Tổng Thống Diệm nhữnh hành động như chúng ta đã thấy ! Còn bảo là Tổng Thống có óc gia đình trị thì tôi xin lỗi, ta hãy dành từ ngữ này cho những kẻ mà trí phán đoán nông cạn, ai dám bảo ” ao nước lã hơn giọt máu đào ? ” . Xin lỗi, phải thú thật, ngay như tôi đây nếu có quyền cao chức trọng cần người phụ giúp, thế nào cũng phải nghĩ ngay tới anh em họ hàng ruột thịt, bạn bè có tài, có khả năng là người tín cẩn hơn người ngòai chứ. Nước nào dân chủ, dân trí như Mỹ, mà cũng vẫn còn chọn ” tay chân bộ hạ ” anh em, bạn bè thân tín huống chi chúng ta !? Mặc dù có thể nói Nhân Lễ nghĩa Trí Tín của Tổng Thống Ngô đình Diệm dư thừa, dư thừa tới quá độ nên làm lu mờ luôn cái ” TRÍ ” [ lu mờ sắp sát mí " borderline " chứ chưa thành hôn mê ( hôn quân ) ] xét ra như vậy ” LỄ NGHĨA ” của Ngô Tổng Thống vẫn còn hơn cá cái lễ nghia của cặp Quan-Công ( vẫn được người Tầu tôn thờ vì lễ nghĩa chứ không vì chiến công !? ) . Bởi vậy cũng như người Trung Hoa tôn thờ bộ ba Lưu Bị Quan Công.. vì đức tính lễ nghĩa của họ, thì tại sao chúng ta cũng không tôn thờ những đức tín Lễ Nghĩa, Tín của TT Diệm ? . ( vị quốc vong thân ? )
Phải mất 50 năm mới thấy không một lãnh tụ VN nào sau này có thể liêm chính hơn cụ Ngô Đình Diệm.
Sau khi được tin TT Ngô Đình Diệm bị thãm sát, TT Tưởng Giới Thạch thương tiếc và tiên đoán ” …không chắc 100 năm sau , Việt Nam có được một lãnh tụ yêu nước , thương dân và mẫu mực như Ông “. 50 năm nay, điều nầy đã đúng !
DT