Ngô Đình Diệm, vị tổng thống còn nhiều tranh cãi
Mỗi năm cứ gần đến ngày 1-11 thì câu chuyện của Tổng thống Ngô Đình Diệm như khơi lại đống tro tàn quá khứ, một quá khứ đáng buồn của người dân miền Nam trước đây. Ông Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu đã bị thảm sát cách đây đúng 49 năm nhưng những lời thị phi vẫn còn chưa khép lại. Dù sao một triều đại trị vì đất nước suốt 9 năm thì ít ra cũng có một số người đã từng mang ơn mưa mốc tỏ lòng luyến tiếc, thì ngược lại cũng có đa số người bất phục chế độ có lời thanh nghị không hay. Tôi, thuở ấy chưa biết nhiều về gia đình họ Ngô, khi lớn lên tôi vì tò mò trước những lời khen ông Diệm không ít mà chê ông Diệm cũng nhiều, tôi chỉ muốn biết vì sao Tổng thống Diệm và gia đình phải nhận lãnh hậu quả thê thảm sau 9 năm cầm quyền, và tôi bắt đầu tìm hiểu.
Trước khi tình hình đất nước đi đến một tình trạng bi đát, Quốc trưởng Bảo Đại không còn tin gì vào người Pháp và thủ tướng Bửu Lộc nên Ngài cho vời ông Ngô Đình Diệm đến Cannes gặp và Ngài nói với ông ấy rằng:
“-Cứ mỗi khi mà tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chính phủ.
“-Thưa Hoàng thượng, không thể được ạ. Ông ta đáp. Tôi xin trình Ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu…
“-Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay, tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.
“Sau một hồi yên lặng, cuối cùng ông ta đáp:
“-Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó.
“Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một phòng bên cạnh, trong đó có cây thánh giá. Trước thánh giá tôi bảo ông ta:
“-Đây Chúa của ông đây. Ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó, để chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.
“Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn tôi, sau nhìn lên thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào:
“-Tôi xin thề!…
“Trước đây đã dùng Diệm, tôi biết ông ta vốn khó tính. Tôi cũng biết ông ta rất cuồng tính và tin vào đấng Cứu Thế. Nhưng trong tình thế này, không còn có thể chọn ai hơn. Thật vậy, từ nhiều năm qua, người Mỹ đã biết ông, và rất hâm mộ tính cương quyết của ông…Tóm lại, nhờ cương quyết và cuồng tín, ông là người chống Cộng chắc chắn. Đúng vậy, đó là người của hoàn cảnh”. (Con Rồng Việt Nam- trang 514-515-516)
I- Tổng thống Ngô Đình Diệm.
A- Bản tính tự cao, phong kiến.
Ở miền Bắc lúc bấy giờ ai cũng biết Việt cộng tổ chức tuyên truyền rêu rao tôn sùng Hồ Chí Minh như là một vị thánh sống, ngược lại ở miền Nam lúc bấy giờ ông Diệm cũng được tay chân bộ hạ tâng bốc cũng không kém gì. Hình ảnh của thủ tướng họ Ngô được họa lớn treo khắp hang cùn ngỏ hẽm, từ thành thị đến thôn quê, từ nhà lồng chợ cho đến trường học, công sở…Ông Diệm còn được tôn vinh là Ngô tổng thống anh minh muôn năm, nhưng trời đã phụ lòng người vì Ngô tổng thống chỉ được có 9 năm mà thôi. Bản nhạc Suy tôn Ngô tổng thống được hát kép với bản Quốc ca mọi người phải đứng nghiêm cho đến khi hết dù đang đứng ngoài chợ giữa trời mưa, nắng hoặc trong rạp hát:
“Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô tổng thống
Ngô tổng thống, Ngô tổng thống muôn năm
Toàn dân Việt Nam nhó ơn Ngô tổng thống
Xin thượng đế ban phước lành cho người…”
Ông Lâm Lễ Trinh, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ thời Đệ nhất VNCH tường thuật trong lần “Mạn đàm với Đại tướng Cao Văn Viên”, người mà năm 1963 từ chối không tham dự vào cuộc đảo chính ông Diệm đã nhận định về ông Diệm như sau:
“Mỗi người độc tài theo một cách riêng. TT Diệm cai trị nước như một quan lại của thời quân chủ, ông bẩm sinh chống cộng, tự ban cho mình “thiên mạng” cứu nước. Có lẽ anh còn nhớ vụ ông tỉnh trưởng Bình Tuy săn được một con hà mã, dấu cái sừng tê giác, không khai báo khi hay được, cụ Diệm nổi trận lôi đình, cách chức và đòi giam viên tỉnh trưởng về tội “tẩu tán tài sản nhà nước”.
“TT Diệm tự hào về dân tộc, tự đại về gia đình, thích độc thoại, không chấp nhận dễ dàng sự chỉ trích. Ông chủ trương “tiết trực tâm hư” nhưng bị ảnh hưởng nặng của gia đình”. (Đàn Chim Việt online ngày 9-5-2006)
Theo sự nhận định của vị Giám mục đầy uy tín Lê Hữu Từ do tiến sĩ sữ học Chánh Đạo Vũ Ngự Chiêu kể lại trong tác phẫm “Cuộc Thánh chiến chống cộng” của ông như sau:
“Tháng 12-1954 GM Lê hữu Từ tâm sự với Đặc sứ Collins rằng hào quang của Diệm ngày mới về nước đã lụn tàn. Diệm không chỉ bất lực mà còn ganh tỵ với những người có khả năng hơn (hoặc danh tiếng hơn), và tìm cách đốn họ”. (CTCCC – trang – 240)
B- Thiếu uy tín và lòng trung thành.
Theo sử gia Trần Gia Phụng, qua lời kể của ông Nhị Lang trong khi thủ tướng Diệm đang phải tất bật điên đầu chống lại các thành phần phản loạn thì quốc trưởng Bảo Đại triệu ông sang Pháp và ông đã kháng lệnh nên thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ, người được quốc trưởng đề cử làm Tổng tư lệnh Quân đội Quốc gia từ Đà Lạt đem Ngự Lâm quân về Sài Gòn bao vây dinh Độc Lập ép ông Diệm phải sang Pháp gặp quốc trưởng thì:
“Lúc đó, Hội Đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia (HĐNDCMQG) gồm các nhân sĩ của các đoàn thể chính trị và tôn giáo, đến dinh Độc Lập gặp thủ tướng Diệm, chứng kiến việc này, liền vây quanh tướng Vỹ, Nhị Lang, tổng thư ký HĐNDCMQG dùng súng ngắn uy hiếp tướng Vỹ phải ký giấy quy thuận chính phủ Diệm. Bị bất ngờ, thiếu tướng Vỹ đành chấp nhận, rồi rút lên Đà Lạt và sau đó ra ngoại quốc…
“Dẹp xong Bình Xuyên, chính phủ Diệm lại lo ngại thế lực của HĐNDCMQG, nên cho cảnh sát bao vây trụ sở hội đồng này trên đường Phùng Khắc Khoan (Sài Gòn) để theo dõi từ tháng 8-1955.
“Sau khi ổn định tình hình, chế độ khá vững vàng, thủ tướng Diệm liền tìm cách chấm đứt vai trò Quốc trưởng của Bảo Đại, người đã tin tưởng ông Diệm và bổ nhiệm ông Diệm làm thủ tướng toàn quyền dân sự và quân sự….
“Kết quả đắc cử của ông Diệm trong cuộc Trưng cầu Dân ý ngày 23-10-1955 (5.721.735 trên 5.828.907, tức 98, 16%). (Đàn Chim Việt online ngày 11-10-2012)
Theo giáo sư Lê Xuân Khoa trong quyễn “Việt Nam 1945-1995” thì:
“Ban tổ chức trưng cầu dân ý đã sắp đặt cho việc thắng cử của Ngô Dình Diệm quá bảo đảm đến độ ông được tới 98, 2 phần trăm trong khi Bảo Đại chỉ được 1, 1 phần trăm. Bằng chứng gian lận lộ liễu nhất là ở nhiều nơi số phiếu ủng hộ ông Diệm nhiều hơn số cử tri. Chẳng hạn riêng vùng Sài Gòn-Chợ Lớn có 450.000 cử tri ghi danh mà số phiếu bầu lên tới 605.025”. (Trang – 432)
Sau khi ông Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng thì các nhân sĩ trong nhóm Tinh Thần hay còn gọi là nhóm Caravelle đã hết lòng ủng hộ ông nhưng rồi vì sự bội ước của ông mà những nhân sĩ này sau đã hợp tác với đại tá Nguyễn Chánh Thi đảo chính ông ngày 11-11-1960.
“Nhóm này là một trong 18 thành viên đoàn thể của Ủy Ban Cách mạng Quốc gia, ủng hộ việc tổ chức Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955, truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, đưa Thủ tướng Diệm lên làm tổng thống đầu tiên xác lập chính thể Việt Nam Cộng Hòa.
“Tuy nhiên, khi chính sự đã ổn định, TT Diệm đã dần trở mặt với các thỏa hiệp ban đầu với những người đã ủng hộ ông và giúp ông giữ được ngôi vị tổng thống. Để bảo đảm vị thế quyền lực của mình, Diệm chủ trương kềm chế các phe phái chính trị đối lập cũng như ảnh hưởng từ phía nước ngoài như Mỹ, Pháp”. (Wikipedia tiếng Việt online ngày 21-10-2012)
Trong cuộc dẹp loạn Hòa Hảo ở miền Tây ông Diệm đã mắc phải sai lầm là thất hứa với tướng Lê Quang Vinh biệt danh là Ba Cụt để rồi sau này anh em của ông nhận lấy một hậu quả thê thảm vì cái trò bội tín ấy.
“Ngô Đình Diệm cho tiến hành các chiến dịch Đinh Tiên Hoàng (mở ngày 23-5-1955) và chiến dịch Nguyễn Huệ (mở ngày 1-1-1956) để tiêu diệt quân Ba Cụt nhưng vẫn không thanh toán được. Sau đó Ngô Đình Diệm chỉ đạo cho Nguyễn Ngọc Thơ âm mưu giả vờ thương thuyết, chấp nhận cho Ba Cụt về hợp tác với chính quyền, phong thiếu tướng, rồi vào phút cuối trở mặt, bắt ông…
“Vào lúc 5giờ 45 phút sáng, ngày 13 tháng 7 năm 1956, ông đã bị hành quyết bằng cách chém đầu tại Cần Thơ”. (Wikipedia tiếng Việt online ngày 12-10-2012)
Theo học giã Nguyễn Hiến Lê viết trong “Hồi kí Tập II” do nhà xuất bản Văn Nghệ ở Westminster, California ấn hành thì rõ ràng ông Diệm đã không giữ được chữ tín.
“Lê Quang Vinh (Ba Cụt) ngang ngạnh, nổi tiếng tráo trở, sớm đầu tối đánh, nên Diệm phải dùng mưu, mời Ba Cụt tới một nơi ở Long Xuyên để điều đình, rồi phục kích, bắt sống được Ba Cụt, xử tử”. (Trang – 117)
“Ngày 11-11- 60 bọn nhảy dù Vương Văn Đông và Nguyễn Chánh Thi, ba giờ sáng đem quân chiếm các điểm quân sự ở Sài Gòn, bao vây dinh Độc Lập. Cảnh sát theo họ, sinh viên biểu tình ủng hộ họ…Diệm dùng kế hoản binh, hứa láo, đợi quân của đại tá Khiêm ở Mĩ Tho lên cứu”. (Trang – 123)
Chính phủ Diệm đã thiếu sự thi hành nghiêm túc giữa một bên nhận viện trợ và một bên là trách nhiệm tương ứng khi nhận viện trợ. Lòng trung thành với Đồng minh đã viện trợ mình trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm không được tôn trọng do đó mà ông Diệm bị “thay ngựa giữa dòng” là chuyện bình thường. Cựu nghị sĩ Nguyễn Văn Chức viết trong “Việt Nam chính sử” như sau:
“Vụ Mỹ mang quân chiến đấu vào Việt Nam. Cho đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng: Ông Diệm đã chống lại việc Mỹ đem quân chiến đấu vào Việt Nam. Sự thật không phải vậy…
“Ông Diệm rất muốn sự có mặt của quân đội chiến đấu Mỹ tại miền Nam, đặc biệt là tại biên giới Ai Lao và vùng phi quân sự Bến Hải…
“Ông muốn người Mỹ ký một hiệp ước song phương với Việt Nam, như Mỹ đã từng ký với Đại Hàn. Chính sự đòi hỏi này là một trong những mầm sung đột giữa chính quyền Kennedy và chính quyền ông Diệm”. (VNCS – trang 184-185)
Thực sự lúc đầu theo tài liệu của CIA thì ông Diệm không muốn Mỹ đưa quân tác chiến vào Việt Nam, nhưng sau vì tình hình an ninh ngày càng xấu đi nên bắt buộc ông Diệm phải nhận quân Mỹ vào với hình thức này, hình thức nọ.
Theo John Newman trong “JFK và chiến tranh Việt Nam” do Trần Ngọc Dung chuyễn ngữ thì:
“Sau khi biết ông Diệm không chịu cho quân tác chiến vào Việt Nam, tướng McGarr liền hỏi, liệu ông có chấp nhận gửi quân tác chiến vào để “trực tiếp huấn luyện” không? Ông Diệm đồng ý ngay”. (Trang – 71)
“Về phía ông Diệm, ông phải gửi hai lá thư. Lá đầu không quan trọng, lá thứ hai ghi rõ chi tiết mọi vấn đề cộng thêm sự xác nhận việc ông đồng ý cho Hoa Kỳ đưa quân vào”. (Trang – 75)
“Vì Thuần đã chuyễn cho Nolting bằng chứng phũ phàng khiến ông Đại sứ sửng sốt: Có, ông Diệm có muốn quân đội tác chiến Hoa Kỳ vào và đề nghị bố trí sát vĩ tuyến 17 trong “vùng phi quân sự” để cản các cuộc tấn công”. (Trang-119)
“Trong cuộc họp cuối với ông Diệm, Taylor đề nghị đưa lực lượng Mỹ vào Việt Nam như là “lực lượng đặc nhiệm cứu trợ lũ lụt” mà ông Diệm rất đồng ý. Đưa đợt đầu 8.000 quân tác chiến với danh nghĩa cứu lụt (Taylor không thích chữ danh nghĩa) sẽ là đề nghị chính Taylor trình với Kennedy”. (Trang – 128)
“Ban tham mưu không nói đến hai chữ “loại bỏ” ông Diệm, mà chỉ nói rằng việc thực thi mục tiêu của Hoa kỳ tỏ ra khó khăn hơn nếu có sự hiện diện của ông Diệm và yêu cầu phía ông Diệm phải có thái độ “hợp tác thỏa đáng”. Nếu không được như vậy, “khó lòng tránh khỏi thất bại trước cuộc xâm lăng của Cộng sản”. (Trang – 160)
Tiến sĩ Philip Catton, hiện dạy ở Đại học Stephen F. Austin trong bài “Liên minh bất hòa: Ngô Đình Diệm và Mỹ” đưa ra nhận định về TT Diệm như sau:
“Đặc biệt vào những khi tình hình đất nước xấu đi, người Mỹ thúc Diệm sửa chữa cái mà họ xem là khiếm khuyết của chính thể: sự lộn xộn trong bộ máy hành chính do Diệm không muốn san sẻ quyền hành, sự thiếu dân chủ và thiếu ủng hộ chính phủ trong dân chúng. Người Mỹ lo ngại rằng quá thừa sự chuyên quyền, mà không đủ nỗ lực chinh phục thêm người ủng hộ. Nhưng họ bực tức thấy Diệm vẫn làm theo ý mình.
“Trong khi người Mỹ lo ngại về Diệm bản thân ông nhà lãnh đạo cũng lo ngại về Mỹ. Ông vui lòng chấp nhận hỗ trợ quân sự kinh tế của Mỹ, nhưng không sẵn sàng lắng nghe lời khuyên của mỹ”. (BBC online ngày 17-10-2008)
Ông Diệm đã từng được cựu hoàng Bảo Đại hai lần cử làm thủ tướng toàn quyền dân sự và quân sự, ông cũng đã từng đặt tay lên thánh giá thề chống cộng. Ông cũng đã từng ngữa tay nhận viện trợ của Mỹ để bảo vệ tiền đồn chống cộng thế mà ông đã làm ngược lại. Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu trong “Cuộc Thánh chiến chống cộng” chương “Phiến cộng trong dinh Gia Long”, ông viết:
“Colby Lost Victory, 1989: 102-103. Trong cuốn Our Endless War…ấn bản tiếng Việt của tập hồi ký trên ghi rằng Nhu được trung tá Bường, tỉnh trưởng Bình Tuy đưa đến gặp Phạm Hùng và hai người khác…
“Trần Thiện Khiêm báo cáo với Mỹ rằng Nhu tuyên bố với các tướng (kể cả Dương Văn Minh và Lê Văn Nghiêm) là nếu Mỹ cắt viện trợ, Nhu có thể liên lạc với Hà Nội yêu cầu giảm bớt cường độ chiến tranh trong khi thương thuyết một thỏa ước vĩnh viễn (FRUS, 1961-1963,IV: 89-90).
“Lời chứng của Lodge trước Ủy Ban Ngoại giao Thượng viện ngày 30-6-1964, còn đi thẳng vào vấn đề hơn: “Mùa Thu (1963) nếu chính phủ Diệm không bị dứt điểm và tồn tại thêm khoảng một tháng nữa, tôi nghĩ chúng ta đã thấy Cộng sản cướp chính quyền . Tôi nghĩ yếu tố này rất quan trọng”. (CTCCC – trang – 382)
Ở giai đoạn dầu sôi lửa bỏng này anh em ông Diệm đã phản bội lại lời thề “chống cộng” với Quốc trưởng Bảo Đại cũng như với các tướng tá trong quân đội và nhất là với Đồng minh Hoa kỳ nên hai ông đã chọn con đường: “tự sát”.
“Khi biết quan hệ với Washington có thể phải đoạn tuyệt, hai ông Nhu và Diệm tỏ ra muốn thương thuyết với Hà Nội. Ý định này có đã thể nảy sinh ra từ cuối tháng Năm khi Hồ Chí Minh tuyên bố trong một buổi phỏng vấn với nhà báo Úc
Wilfred Burchett rằng chính phủ Ngô Đình Diệm và MTGPMN có thể thương thuyết ngưng bắn và thành lập một chính phủ Liên hiệp”. (Việt Nam 1945-1995 – trang 451)
II- Gia đình trị.
Mỗi khi nhắc đến ông Ngô Đình Diệm thì hầu như ai cũng biết rằng đây là triều đại của một gia đình trị nặng nề mà hậu quả của nó kéo dài đến ngày hôm nay vì nhân tâm vẫn còn chia rẽ do những lời bình phẫm: khen-chê.
“Trong nền Đệ nhất Cộng hòa, ngoài TT Diệm, quyền hành bị tập trung vào trong tay một số người thân trong gia đình như Ngô Đình Nhu, Trần Lệ Xuân, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Thục; và một số ít người thân tín như Trần Kim Tuyến, Lê Quang Tung và đảng Cần Lao”. (Wikipedia tiếng Việt online ngày 21-10-2012)
Cựu Đại sứ VNCH Bùi Diễm trong quyễn “Gọng kìm lịch sử”, ông viết:
“Đến năm 1960 thì rõ rệt là đường lối của ông Diệm đưa đến những hậu quả mà nhiều người đã tiên đoán. Trên thực tế, chế độ Cộng hòa I đã trở thành chế độ gia đình trị. Nạn tham nhũng, tình trạng ganh đua giữa người này người khác để tỏ lòng trung thành với nhà Ngô (một điều kiện tiên quyết để được chính quyền trọng dụng) làm lũng đoạn cả guồng máy nhà nước, dân sự cũng như quân sự”. (GKLS – trang 160)
Học giả Nguyễn Hiến Lê trong “Hồi kí tập II” đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề gia đình trị của ông Diệm qua những nhân vật:
“… Ngô Đình Cẩn vô học, rất hách và dữ. Chính Diệm thì đã hách lại phong kiến, tin rằng được Chúa giao phó sứ mạng trị dân, diệt Cộng…
“Ông lập một nội các phần lớn gồm anh em, bà con, bạn bè của anh em ông: Trần Trung Dung, Nguyễn Hữu Châu, Trần Chánh Thành…Nhu, em ông, làm cố vấn, quyền rất lớn, lí thuyết gia của chế độ, Cẩn làm cố vấn ở Trung, gần như ông vua một miền. Tôi đã thấy ló cái mòi gia đình trị của họ Ngô”. (Trang – 115-116)
“Vợ Nhu, Trần Lệ Xuân (con Trần Văn Chương đại sứ ở Mĩ) lập hội Phụ nữ Liên đới, “bà lớn” nào cũng phải vô; lại nắm đầu Quốc hội, hống hách sỉ vả bất kì ai dám trái ý mụ. Cẩn làm chúa miền Trung, bộ trưởng nào ở Sài Gòn ra Huế cũng phải vào yết kiến hắn; còn Ngô Đình Thục ở Vĩnh long thì tạo ra thuyết Duy linh chống với thuyết Duy vật của Cộng sản, bắt công chức nào cũng phải học. Họ chẳng được học điều gì mới cả, chỉ phải nghe mạt sát đạo Phật và đạo Khổng…
“Kinh tế bị họ Ngô và tay chân lũng đoạn: hầu hết các xí nghiệp lớn, công ti lớn bị họ nắm: ở Trung thuộc về Cẩn và bà Cả Lễ, chị của Diệm; ở Nam thuộc về vợ Nhu. Vụ bà Cả Lễ năm 1956 không chịu bán 5.000 tấn gạo theo giá chính thức là 650 đ một tấn cho dân miền Trung lúc đó đương đói, mà cho chở lén ra Bắc bán lấy 1.700 đ một tạ, làm sôi nổi dư luận, rồi cũng êm”. (Trang 120-121)
Việc làm ăn phi pháp của bà Cả Lễ cũng được trung tá Vương Văn Đông, người đứng lên đảo chính ông Diệm năm 1960 nhắc tới trong hồi ký “Binh biến 11-11-1960” như sau:
“Nhân dịp tuyển cử tháng 3 -1956, ông Ngô đình Diệm cho lệnh Bộ trưởng Công chánh, ông Trần Văn Mẹo kiêm nhiệm bộ Kinh tế, chuyên chở 5 ngàn tấn gạo ra miền Trung bán hạ giá cho đồng bào với mục đích tạo không khí thuận lợi cho chế độ trong dịp tuyển cử. Nhưng tại địa phương, việc bán gạo quảng cáo của chính quyền với giá 650 đ một tạ có thể gây ảnh hưởng tai hại cho độc quyền địa phương của cậu Cẩn và bà Cả Lễ chị ruột của ông Diệm, họ thường bán gạo chợ đen với giá 1.700 đ một tạ…Nghiệp đoàn Cả Lẽ trước tình trạng “cạnh tranh” này đã chuyễn việc bán gạo chợ đen ở miền Trung ra việc bán lậu với chính quyền miền Bắc số gạo tích trữ được”. (Trang – 59)
Nhà báo Nguyễn Kỳ Phong trong bài “Tài liệu mật của CIA về gia đình họ Ngô và các tướng lãnh” phần nói về Ngô Đình Cẩn ông viết như sau:
“CIA đã than phiền nhiều lần về những hoạt động của đảng Cần Lao và hành vi của Ngô Đình Cẩn. Nhưng mỗi lần CIA than phiền với ông Nhu về những hoạt động bí mật-đôi khi trái phép-của ông Cẩn thì ông Nhu “đưa hai tay lên trời” với một thái độ buông xuôi vì ông không thể nào làm gì được.
“Ở một tài liệu khác cho biết, khoảng giữa năm 1956, CIA nhận được nguồn tin cho biết ông Cẩn đang bàn kế hoạch để loại trừ Bộ trưởng Thông tin Trần Chánh Thành và Cố vấn Ngô Đình Nhu ra khỏi vòng ảnh hưởng ở dinh tổng thống. Qua nhiều trang, chúng ta đọc được sự bất lực của chính phủ Sài Gòn đối với “lãnh chúa” Ngô Đình Cẩn ở miền Trung…
“Tài liệu thú nhận vào năm sau cùng của nhà Ngô, Hoa kỳ có một phần lớn trách nhiệm trong kế hoạch hạ bệ tổng thống Diệm. Nhưng chính gia đình ông Diệm cũng hủy hoại vì sự chia rẽ anh em trong nhà.
“Từ mùa xuân năm 1963 ông Nhu yêu cầu CIA đừng nói lại những gì ông và CIA trao đổi. Và qua nhiều lần nói chuyện với CIA, ông Nhu tuyên bố ông muốn thay tổng thống Diệm. Trong khi đó thì bà Nhu thì thường làm hùng làm hổ với tổng thống Diệm: trong lúc bầu cử Hạ viện năm 1963, bà Nhu muốn ủng hộ 30 ứng cử viên mà bà ta ưng ý.
“Ông Diệm không đồng ý, nhưng bà Nhu “cằn nhằn, to tiếng” cho đến khi tổng thống Diệm nhượng bộ”. (Đàn Chim Việt online ngày 15-10-2012)
Theo tiến sĩ Phan Văn Song trong bài “Thử có một cái nhìn lương thiện về chế độ Đệ Nhất Cộng hòa” có đoạn ông viết:
“Tôi lớn lên trong gia đình Đại Việt. Một đảng phái Quốc gia, với thành tích đấu tranh chống Cộng, chống Thực dân như vậy, ông Diệm lại trục xuất ông Nguyễn Tôn Hoàng và Nguyễn Ngọc Huy lưu vong, các đồng chí còn lại cho Mật vụ truy lùng bắt…
“Ông chỉ dùng người của phe phái mình, tức theo tiêu chuẩn “trung thành hơn khả năng”. Cũng là một cách “hồng hơn chuyên” mà thôi! ..
“Việt Nam Cộng hòa sụp đỗ do nạn bè phái, bạn bè, nịnh bợ. Cùng quê, cùng xóm, cùng Đảng, cùng bạn, cùng bè, chạy chọt, nịnh bợ (Chủ nghĩa Tam Đ)”. (Đối Thoại online ngày 24-11-2004)
III – Kỳ thị tôn giáo.
Chế độ Ngô Đình Diệm đã mắc nhiều sai lầm lớn, mà trong đó có kỳ thị tôn giáo là một, chính vì cái sai lầm nầy mà ông Diệm đã đẩy một số nhà sư bất mản chống lại hoặc ngã theo cộng sản như Thượng tọa Thích Trí Quang là điều dể hiểu. Thuở ấy Phật giáo thuộc về đa số của dân tộc bị đàn áp như thế mà chỉ có những phản ứng tiêu cực chớ nếu như với Hồi giáo ngày nay thì hậu quả ấy sẽ ra sao? Học giã Nguyễn Hiến Lê nhận định trong “Hồi kí Tập II” như sau:
“Đáng lẽ thành công rồi phải cởi mở lần lần cho dân dể thở thì họ lại càng độc tài, càng có tinh thần gia đình trị, ưu đãi Công giáo, đè nén Phật giáo: nhiều nơi Phật giáo không được cất thêm chùa, mà linh mục có quyền hơn tỉnh trưởng”. (Trang – 120)
“Tinh thần phản kháng của dân chúng càng tăng thì tinh thần của quân đội càng xuống, đầu năm 1963 thua Việt Cộng một trận lớn ở Ấp Bắc (Mĩ Tho)…Tháng 5 năm đó xảy ra vụ đàn áp Phật giáo. Hai ngày trước ngày Phật Đản, Ngô Đình Cẩn ra lệnh cấm treo cờ Phật giáo ở Huế, lại cấm đài phát thanh thông tin về lễ Phật Đản. Dân chúng Huế bất bình, biểu tình trước đài phát thanh Huế. Chính quyền đem xe thiết giáp và lính lại giải tán. Có vài tiếng súng, tiếng lựu đạn nổ. Có 8-9 người chết, khoảng 20 người bị thương”. (Trang -124)
“Chín giờ sáng ngày 11-6 thượng tọa Thích Quảng Đức 84 tuổi, tự thiêu ở góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (Sài Gòn) giữa một đám 800 nhà sư và
tín đồ, làm xúc động cả thế giới. Người Việt Nam nào cũng nguyền rủa anh em nhà Ngô. Sau vụ đó còn cả chục vụ tự thiêu nữa của các thượng tọa, đại đức ở nhiều nơi, từ Nam ra Trung”. (Trang -125)
Và giáo sư Lê Xuân Khoa kể:
“Đầu tháng Tư, nhân dịp lễ Ngân Khánh kỷ niệm 25 năm Tổng giám mục Ngô Đình Thục được thụ phong giám mục, cờ Vatican được treo nhiều nơi ngoài nhà thờ ở Huế và những vùng phụ cận. Đầu tháng Năm, để tổ chức lễ Phật Đản các Phật tử treo cờ Phật giáo…Do sự can thiệp của TGM Thục, ngày 6-5 phủ tổng thống ra lệnh không cho treo cờ Phật giáo ngoài khuôn viên chùa…Phó tỉnh trưởng Đặng Sỹ ra lệnh cho cảnh sát và quân đội giải tán biểu tình khiến cho 8 người chết và 15 bị thương”. (Việt Nam 1945-1995 – trang 449)
Jonh Newman trong “JFK và Chiến tranh Việt Nam” cũng xác nhận rõ tình hình này:
“…người Bắc di cư được ưu đãi hơn đa số dân chúng theo Phật giáo. Giáo hội Công giáo được hưởng nhiều đặc quyền vì Tổng giám mục là GM Ngô Đình Thục, bào huynh của ông Diệm. Tháng Tư 1963 ông Thục cho tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm được tấn phong (lễ ngân khánh) và cờ của Tòa Thánh giăng lên khắp mọi nơi…
“Bên Phật giáo vẫn treo cờ, đám đông vẫn tụ tập để đón mừng Phật Đản. Phó tỉnh trưởng là người Công giáo, ra lệnh cho đám đông giải tán nhưng bất thành, ông ra lệnh cho quân đội bắn vào đám đông (ngày 8-5). Qua sáng hôm sau, lãnh sự tại Huế là John Helbe báo cáo rằng có 7 người chết, gồm hai trẻ em bị xe thiết giáp cán thiệt mạng và 15 người khác bị thương”. (JFK –trang – 319)
Qua sự “Đánh giá lại Ngô Đình Diệm” của tiến sĩ Edward Miller, người đã nghiên cứu về nhân vật Ngô Đình Diệm, ông đã sống và làm việc ở Đài Loan, Singapore và Việt Nam, nhận định như sau:
“Đầu tiên là sự trỗi dậy của một hình thức chủ nghĩa dân tộc mới của Thiên Chúa giáo ở Việt Nam. Chủ nghĩa dân tộc công giáo được gắn với gia đình Diệm và đặc biệt với anh trai, hồng y Ngô Đình Thục. Diệm cũng gần gủi với Nguyễn Hữu Bài, một nhân vật Công giáo mà nỗi tiếng đã khuyên Diệm treo ấn từ quan năm 1933 để phản đối chính sách của Pháp…
“Cuối cùng và quan trọng nhất, trong những năm này Diệm lần đầu tiên tiếp xúc khái niệm “chủ nghĩa Nhân vị”, một học thuyết mượn từ triết lý Thiên Chúa giáo Pháp. Ngô Đình Nhu hướng dẫn ông đến với lý thuyết ấy, và đây cũng là người sau này thuyết phục anh trai đưa học thuyết thành hệ tư tưởng chính thức của chính phủ Diệm”. (BBC online ngày 16-4-2009)
Cũng vì kỳ thị tôn giáo, đàn áp Phật giáo mà hai nhân vật quan trọng của chế độ đã phản đối và cùng từ chức trong một ngày, đó là:
-Người thứ nhất là Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu.
“Vốn là một nhà kỹ trị, ông hầu như đứng ngoài mọi biến động của thời cuộc bấy giờ. Tuy nhiên, là một Phật tử với Pháp danh Minh Không, ông phản đối biện pháp đàn áp khốc liệt của chính phủ Ngô Đình Diệm với Phật giáo. Ông cạo trọc đầu và sau đó từ chức Bộ trưởng ngày 22-8-1963 để phản đối hành động tấn công các chùa Phật giáo của chính quyền VNCH”. (Wikipedia tiếng Việt online ngày 30-10-2012)
-Người thứ hai là Đại sứ Trần Văn Chương thân phụ của bà Trần Lệ Xuân.
“Trần Văn Chương xuất hiện trên chính trường khi ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng bộ Ngoại giao của đế quốc Việt Nam trong chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945. Năm 1954 ông được phái làm Đại sứ VNCH tại Mỹ dưới thời Đệ nhất Cộng hòa. Ngày 22-8-1963 ông từ chức Đại sứ để phản đối chính sách nhiều người cho là ưu đãi đạo Thiên Chúa giáo La Mã của TT Ngô Đình Diệm”. (Wikipedia tiếng Việt online ngày 30-10-2012)
IV – Suy yếu về quốc phòng.
Nạn bè phái ngày càng phát tiển, nhân tâm ngày càng ly tán thì tình hình an ninh quốc gia ngày càng suy sụp, địch họa ngày càng lớn dần và chiến cuộc ngày càng leo thang. Tháng 12-1960 cộng sản miền Bắc đã chỉ đạo cho luật sư Nguyễn Hữu Thọ và những nhà trí thức bất mãn với nhà Ngô thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và đã gây cho chính quyền của ông Diệm một số thiệt hại đáng kể như sau:
- “Lực lượng giải phóng gồm gần 1 tiểu đoàn và một số đoàn quân giáo phái tấn công ngày 26-1-1960…Trận Tua Hai mở đầu cho cuộc đồng khởi ở Đông Nam bộ. Sau Tua Hai, lực lượng giải phóng Tây Ninh gỡ 50% đồn bốt, giải phóng 24 xã và làm chủ nhiều phần tại 19 xã khác”. (Wikipedia online ngày 25-10-2012)
- “Lúc 10 giờ sáng ngày 18 tháng 9-1961, ba tiểu đoàn VC tấn công tỉnh lỵ Phước Vinh, cách Sài Gòn 60 dặm về phía Bắc. Quân CS đánh tan lực lượng Dân vệ một cách dễ dàng đồng thời giết chết 42 thường dân. Hai đại đội BĐQ đang tuần tiểu ở khu vực lân cận, thay vì phải đến tiếp cứu, đã rút vào rừng”. (JFK và chiến tranh VN của John Newman – trang 112)
- “Ngày 2-1-1963 quân đội VNCH mở cuộc tấn công vào Ấp Bắc, một địa điểm do cộng sản kiểm soát thuộc quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho, cách Tây Nam Sài Gòn 40 dặm. Mặc dù đông gấp 4 lần quân địch và có sự yểm trợ của thiết giáp và máy bay trực thăng, ba tiểu đoàn bộ binh của VNCH đã bị quân cộng sản phục kích gây thiệt hại nặng nề”. (Gs Lê Xuân Khoa – VN 1945-1995 – trang 448)
- “Tháng 2-1960: Bản tin Tình báo USARPAC nói rằng chương trình Ấp chiến lược được tiến hành “một cách lổn chổn và rời rạc”. Song đó bản báo cáo ngày 13-7 của CIA cũng chỉ ra “yếu điểm chính” của chương trình này là “công tác xây dựng đầu voi đuôi chuột” thiếu “sự hợp nhất”…khi bản tin của USARPAC (tháng 12) lên tiếng báo động “dầu cho các báo cáo có nói tốt cho chương trình Ấp chiến lược đến mức nào đi nữa, sự thật của nó cũng rất tồi”. (JFK và chiến tranh VN – trang 315)
- Ngày 30-10-1963, Nguyễn Ngọc Thơ nhận lời mời riêng của Lodge gặp mật phái đoàn điều tra McNamara-Maxwell Taylor và ông Thơ đã xác nhận kế hoạch Ấp chiến lược của Diệm-Nhu thất bại, toàn xứ chỉ có lối hai hay ba chục ấp đủ sức tự bảo vệ và nông dân bất mãn chính quyền”. “Lodge in VN” của A.Blair – trang 61”. (Văn Hóa tháng 11-2001)
- “Và họ hy vọng rằng kế hoạch “Ấp chiến lược” thành công sẽ giúp VN giảm bớt tùy thuộc vào Hoa Kỳ mà họ cảm thấy nguy cơ can thiệp ngày càng gia tăng…nhưng thất bại trong chương trình “Ấp chiến lược” đã làm hỏng tất cả những cố gắng khác về quân sự cũng như về kinh tế và chính trị”. (Gs Lê Mạnh Hùng trong bài “Một liên minh sóng gió” – Việt Tide số 352 ngày 4-11-2008)
5- Đảo chính.
Vì là một người có đầu óc bảo thủ, tự cao, tự đại, ganh tỵ, hẹp hòi cho nên ông Diệm không bao giờ chịu lắng nghe lời góp ý chân thành của những bậc thức giã, mà chỉ nghe những bọn xu nịnh, a dua…Do vậy mà chính phủ của ông ta đã trải qua nhiều sóng gió nhưng ông vẫn không thức tỉnh cho đến khi không còn thức tỉnh được nữa.
1- Đô trưởng Trần Văn Hương từ chức để phản đối chính sách độc tài gia đình trị của thủ tướng Ngô Đình Diệm.
2- Bốn vị bộ trưởng đồng loạt từ chức vào cuối năm 1960 gồm có các ông Trần Chánh Thành (Bộ Thông tin), Trần Trung Dung (Bộ Quốc phòng), Lâm Lễ Trinh (Bộ Nội vụ) và Nguyễn Văn Sĩ (Bộ Tư pháp).
3- Các sĩ quan quân đội đảo chính: Ngày 11-11-1960 đại tá Nguyễn Chánh Thi, trung tá Vương Văn Đông và thiếu tá Nguyễn Triệu Hồng thuộc lực lượng Lữ đoàn dù đã tấn công dinh Độc Lập yêu cầu ông Diệm cải tổ chính phủ nhưng ông đã dùng kế hoản binh “hứa láo” để chờ quân cứu giá.
4- Ngày 27-2-1962, hai sĩ quan Không quân cấp úy là trung úy Phạm Phú Quốc và trung úy Nguyễn Văn Cử lái hai chiếc phi cơ A-I Skyraider ném bom dinh Độc Lập cảnh cáo ông và những người trong gia đình.
5- “Vào ngày 25 tháng Tám năm 1963, một bức diện mật của bộ Ngoại giao gởi tòa đại sứ tại Sài Gòn, cho phép bảo các tướng lãnh miển Nam đến gặp Tổng thống Diệm, yêu cầu ông cách ly với ông Ngô Đình Nhu.
“Nếu ông Diệm không nghe thì các tướng lãnh đó được phép chống lại ông Diệm…
“Vào thời điểm đó, bản phúc trình của bộ Quốc phòng, của bộ Ngoại giao và CIA báo Tổng thống Kennedy rằng ông Diệm đã từ chối cải tổ và do đó họ không tin rằng Tổng thống Diệm có thể giúp Hoa Kỳ chiến thắng”. (“Cuộc chiến VN qua những băng ghi âm tại Nhà Trắng” – Pv Lê Dân-RFA online ngày 15-3-2003)
6- Giọt nước đã tràn ly, ngày 01-11-1963 Hội đồng Quân nhân Cách mạng do trung tướng Dương Văn Minh, người đã từng vào sinh ra tử với chế độ phải hợp cùng các tướng lãnh khác một lòng đảo chánh và anh em ông Diệm, Nhu phải đền tội bằng cái chết một cách thảm thiết trên thiết vận xa vì Chúa đã không phù hộ hai ông.
Theo nhận định của tiến sĩ Kathryn Statler, Phó giáo sư khoa Lịch sử, Đại học San Diego, Hoa kỳ từ năm 2005. Trong bài viết gửi riêng cho BBC “Đánh giá lại Diệm: Cái nhìn khác về miền Nam”, bà viết:
“Sau khi đã loại bỏ được ảnh hưởng của người Pháp ở miền Nam, ông lại xoay sang mục tiêu tìm kiếm độc lập trước người Mỹ…
“Diệm cũng phá vỡ kế hoạch bầu cử năm 1956 theo như quy định của Hiệp định Geneva, với lý do Việt Nam đã bị loại trừ khỏi cuộc đàm phán và đã không ký thỏa thuận chung cuộc.
“Từ 1954 cho đến khi bị ám sát năm 1963, Diệm hoan nghênh viện trợ Mỹ nhưng chống lại cố gắng chỉ đạo chính sách của miền Nam…
“Diệm không phải là bù nhìn. Sau rốt, chính vì Diệm quyết đi theo con đường riêng mà các tướng lãnh miền Nam và Hoa kỳ đã lật đổ ông”. (BBC online ngày 21-11-2008)
Thay lời kết.
Học giã Nguyễn Hiến Lê viết trong “Hồi kí Tập II:
“Kết quả là từ thành thị đến thôn quê, mười người thì có tới chín người ghét gia đình họ Ngô”. (Trang – 122)
“Nhà Ngô chấm dứt sau chín năm cầm quyền. Toàn dân thở phào ăn mừng”. (Trang – 126)
© Đại Nghĩa
© Đàn Chim Việt
Viết tựa đề “Ngô Đình Diệm, vị tổng thống còn nhiều tranh cãi” tác giả Đại Nghĩa đã góp nhặt, trích dịch từ nhiều bài viết của những người chống đối ông Diệm, trong đó có đoạn “Kỳ thị tôn giáo” của Nguyễn Hiến Lê như sau:
‘Chế độ Ngô Đình Diệm đã mắc nhiều sai lầm lớn, mà trong đó có kỳ thị tôn giáo là một, chính vì cái sai lầm nầy mà ông Diệm đã đẩy một số nhà sư bất mản chống lại hoặc ngã theo cộng sản như Thượng tọa Thích Trí Quang là điều dể hiểu. Thuở ấy Phật giáo thuộc về đa số của dân tộc bị đàn áp như thế mà chỉ có những phản ứng tiêu cực chớ nếu như với Hồi giáo ngày nay thì hậu quả ấy sẽ ra sao? Học giã Nguyễn Hiến Lê nhận định trong “Hồi kí Tập II” như sau:
“Đáng lẽ thành công rồi phải cởi mở lần lần cho dân dể thở thì họ lại càng độc tài, càng có tinh thần gia đình trị, ưu đãi Công giáo, đè nén Phật giáo: nhiều nơi Phật giáo không được cất thêm chùa, mà linh mục có quyền hơn tỉnh trưởng‘.
Không chỉ Nguyễn Hiến Lê là kẻ bán đứng lương tâm viết theo đơn đặt hàng, mà cả tác giả Đại Nghĩa cũng mù tịt lương tâm?
Bây giờ là thời đại @, thông tin đa nhiều rộng mở, nhiều tài liệu đã được giải mã, vì vậy mà những gì Nguyễn Hiến Lê viết ở trên là hết sức tầm bậy, xuyên tạc sự thật của lịch sử và cố tình đầu độc dư luận?
Thích Trí Quang là cán bộ VC từ những năm 1949 và việc đánh phá chế độ ông Diệm là cho Mỹ chủ mưu với sự hợp tác của Trí Quang. Kỳ thị Phật giáo chỉ là chiêu bài bôi nhọ để kích động dân chúng đứng lên chống ông Diệm.
Làm Thế Nào Để Nhận Diện Sư Quốc Doanh.
Đại Nghĩa mượn câu ở trang 122 của Nguyễn Hiến Lê “Kết quả là từ thành thị đến thôn quê, mười người thì có tới chín người ghét gia đình họ Ngô” để “thay lời kết”, để lộ ra tâm địa của một kẻ gian dối đầy ác ý?
Lập lại:
1/CQ N Đ D không kỳ thi tôn giáo:
a/Đạo Cao Đái phát triễn tới miền trung vn.Đao có một TT rất lớn và đẹp . Nểu Ai đi Tây Ninh vào TTC Đ sẻ thấy nhà cửa của các vị chức sắc đều được xây dựng như cảnh trong phim kiếm hiêp , Các chức sắc đều ghi trên cỏng kết hoa lá rát đẹp.
b/Đức GC PCT chống N Đ D trốn lên Cao Miên.Ong thứ 2 thay thế nhưng vẫn là công chức sở quan thuế SG ,ngày hội mói lên TN chủ tọa.,ngồi ghế kế bên ghế PCTắc ,ở giữa,và bên kía là ghế của một chức săc đã mênh chung .
c/ PCT về lại Tây Ninh và chính phủ N Đ D xuất 1 hay 3 triệu đẻ C Đ (thân Nhật) rước thi hài Kỳ Ngoại Hầu Cường Đẻ về nước.03 ngày lể hôi ,ngoài quan khách được mời ,còn có dân chúng được ăn những món chay thật ngon ,lạ miêng ,có cả sửa ,bánh mì ,cà phê ăn sáng…miễn phí.Ở cũng miễn phí và không phân biệt ai với ai.
đ./dược xem lể trong nhà thờ ,Toàn áo trăng vói những bước đi tha thướt yểu điêu ,những điêu múa tôn giáo rất dẹp mắt. Trên ghế chũ tọa .PCT ngồi ghế (mhe nói bằng vàng ) như ghế vú ngồi,2 ghế 2 bên nhỏ hơn.,nhưng cũng dát vàng ,Như trên đã nói ,trong 2 ghế tả hữu bên đức HP PCT có 01ghế trống ,là người đã chết. Đó là 3 người sáng lập đạo C Đ.
Vậy chính quyền N Đ D đàn áp ở chổ nào ?
2/PG HH chống đối cũng như Bình xuyên là do bị xúi giục của bọn thực dân Pháp ,không muốn đem quân về hợp với quân đội QG .Sau khi dẹp HH,BX sát nhập linh của họ vào với quân đọi quốc gia. Cố nhiên là dần dần tách họ ra, CQ nào cũng làm như vậy đẻ không bị một nhóm phản thùng vì nhớ chủ củ ,vì mát quyền lơi và vì sống trong kỹ luật ,có người phải đi học qs lại.(anh tôi đi BX được Bãy Viển cho gắn loon thiếu úy ,nhưng cuối cùng đầu quân vào hãi quân QG làm trung sĩ !).
Thông nhất quân đội ,dù là quân đọi của giáo phái ,đó là kỳ thi tôn giáo chăng ?
Và chính phủ sẻ không làm gì đẻ dẹp yên bọn lính ,nếu chúng phản loạn sao ?
3/PG trong 10 năm dướii chính thể N Đ D không có gì là kỳ thị hết .PG vẫn phát triễn .ND D đã tặng 1 triệu cho Mai thọ Truyền xây chùa xá lơi ,sau này bị PG Trung và Bắc khống chế ,nên ngôi chùa khang trang và tân tiến đó là trung tâm chống chính quyền ND D.
Ngày nay thì người ta biết PG miền trung do TriQuang lãnh đạo và do Mỹ muốn thay ND D đẻ đem quân vào miền Nam nên đã cấu kết vói nhau làm nên vụ PG (B ĐMT) . Ngày nay có nhiều nghiên cứu về thời đó mới rỏ mặt kẻ phản bạn và bọn cs nhà chùa cấu kết nhau + đãng phái (NT Tam ) giết hai người QG yêu nước chân chính.
Trí Quang ngày nay đã là khuôn mặt cs không chối cải (Tố hữu xác nhận ,trí quang do y kết nạp vào Đãng tại Hà nội !) .Chùa Từ Đàm chứa nhiều tên VC mà sau 63 người ta mới biết (như Võ Đình Cường). Vụ treo cờ thì đó là sự sắp đặt hay là sự tự nhiên xui khiến đẻ nay gđ họ Ngô đều chết dưới bàn tay thầy chùa của đạo từ bi đẻ nhuộm dỏ miền Nam :CS lên ngôi !Đó là văn thư hoản vụ treo cờ đã bị ngâm ở PTT ,gơi trể ,TT không đẻ ý vì đang lo đói phó biểu tình. Cảnh sát hăng say làm nhiệm vụ hạ cờ .Ong Diệm muốn cờ QG phải treo cao hơn và cờ phải lớn hơn cờ PG hay các tôn giáo thì đúng hay sai ? Nhất là gần ngày đó ,Ong đã ra thăm thân mẩu. Từ phi trường về nhà ,hai bên đường rợp cờ PG ,không thấy cờ QG đâu ! Thử hỏi ngày nay ,dưới chế độ cs ,ó dám như vậy không / Hay nay PG chi còn kiếm sao cho được nhiều đô la ,xây chùa cho to .”hoành tráng ?” . Và chịu khuất phục dưới MTTQ? TT TT Minh là cs ,nhưng có lẻ ông ta cứ tưỡng mình có công lớn vói VC ,cao ngạo nên bị VC thủ tiêu là 01 bằng chứng . Kẽ đi theo Ác sẻ gặp Ác báo !
4/ Đãng phái thì chống đói như đầu tiên là ĐV (chiến khu ba lòng) ,QD Đ thì tự ý trã thù VM không qua chính phủ (coi như không có chính phủ) Và sau rốt thì Qd đ NTT tự thiêu dẻ lật đỏ một chính phủ chống cộng vì tự ái hoặc vì “đa bất mản hoài” ,một CM tiểu thuyết như Dũng ,làng mạn mà đên GSTT , một Ngọc ll viên vẫn vậy.
Sau 63 đãng phái đã nắm vân mệnh QG ,nhưng cũng chĩ đấu đá nội bộ ,đánh phá cá nhân hay đoàn thể đẻ cũng cố quyền lực. Các tướng lãnh thì quá sợ PG .Coi như là sợ cs ở trong chùa …
…DÃN ĐẾN MẤT NƯỚC.
(h)
Muốn biết tác giả Đại Nghĩa là ai thì cứ hỏi Ng Trung Thực (sic). Loại bài này làm tư liệu cho bọn bất lương đang phun phân trên diễn đàn.
Nhận định về một nhân vật lịch sử rất khó và có thể sai, kể cả những người sống và chứng kiến các sự kiện lịch sử và có tinh thần khách quan, kể cả những người uyên bác và có đạo đức. Vì sao ư? Con người nhìn nhận sự kiện, phân tích, đánh giá theo cảm tính chủ quan, theo hạn chế tầm nhìn của chính mình. Yếu tố chi phối chính, đó là bạn yêu hay ghét, có thiện cảm hay không có thiện cảm … Con người không thể khách quan hoàn toàn. Do vậy, Lịch sử muốn có tính khách quan phải cần có “khoảng thời gian cần và đủ” để các yếu tố yêu, ghét phai nhạt dần, để các sự thật khách quan phơi bày nhiều hơn; lịch sử lúc ấy mới có chân giá trị và mới là bài học của loài người.
Lịch sử là đi tìm nguyên nhân thật của các hành động và ảnh hưởng thật của các hành động đó trên bình diện của xã hội đương thời, cũng như trong giai đoạn về sau của xã hội đó.
Trên quan điểm đó, chúng ta có thể phân tích để hiểu được những giá trị của những lời khen, chê về một chế độ, về một nhân vật lịch sử nào đó. Cũng nhờ vậy ta có thể hiểu được những hạn chế của nhân vật lịch sử nào đó nhưng kính trọng tâm huyết của họ cho dân tộc, cho đất nước.
Trong bài viết này, tác giả trích dẫn các nhận định của những người thù ghét hay thiếu thiện cảm với chế độ của TT Ngô Đình Diệm để củng cố cho quan điểm khinh ghét chế độ của tác giả. Trích dẫn công phu, chứng tỏ có đọc nhiều, tuy nhiên cách nhìn thì đầy thành kiến và hạn chế của cá nhân. Xin nhắc tác giả, một cá nhân dù có sáng suốt, có giỏi đến đâu vẫn có thể lầm, và trong những cá nhân tác giả trích dẫn, nếu có cơ hội để nhận định, để phê phán lại chế độ TT Diệm – trong bối cảnh xã hội VN hiện đại, trong điều kiện nhiều tư liệu lịch sử mới – chắc gì họ vẫn khăng khăng như nhận định cũ?
Ký tên là Đại Nghĩa. Sao tôi nghe có vẽ như các tác giả CS – “Luôn nêu cao ngọn cờ Chính Nghĩa” vậy? Chính Nghĩa, hay Đại Nghĩa của lòng tà?
Tác giả Đại Nghĩa là ai mà phải dấu tên khi viết bài này.
Cả một bài chỉ thấy lặt vặt nói xấu NĐDiệm; như vậy bài này là một bài không cân đối, công bằng, không khoa học và không có giá trị lịch sử.
Hãy chấp nhận tất cả những điều kể trên là sự thật đi.
Bây giờ hãy hỏi, công của NĐDiêm với dân tộc miền Nam, với nước VNCH là những gì? Hãy trung thực và công bằng trả lời đi.
t/g nhìn cây mà không thấy rừng.
Rất tiếc rằng NĐDiệm không làm nghề binh đao.
Đây là những gì tôi, nếu có cơ hội nắm quân đội trong tay vào thời điểm đó, sẽ làm:
Dậy cho dân hiểu rằng ưu tiên hàng đâu là chống CSBV, ưu tiên hàng hai là chống CSBV, ưu tiên hàng ba là chống CSBV.
Tôi sẽ giảng cho dân Nam rằng, muốn thắng CSBV, trong Nam phải có một chính phủ quân sự độc tài, nghiêm khắc, một kỷ luật thép, phải tạm gác cái tự do sang một bên đã:
Tôi sẽ áp dụng thiết quân luật ( martial law ): không cho biểu tình ( trong khi CSBV mưu kế nuốt chửng ta, thì không phải là lúc quý vị biểu tình ).
Việt cộng khủng bố bắt quả tang, đem ra trước chợ bến Thành xử tử giữa ban ngày.
Là tướng, tôi sẽ phải noi gương trong sạch, nghiêm chỉnh, ít nói, sống đơn giản trong trại quân đội, không tuyên bố lăng nhăng, nghiêm khắc, can đảm, đứng đắn, quyết đoán.
Ai, không riêng gì tôi, mà có quyền hành tuyệt đối trong tay và có thiện ý phụng sự dân, cũng có thể vác trời được.
Cạo đầu Trịnh Công Sơn, cho hắn làm binh nhì, gửi hắn ra tiền tuyến. Bỏ tù TTQuang.
Nếu Mỹ không ủng hộ tôi trong cách chống cộng của tôi, tôi sẽ từ chức, xin xuất ngoại và đi học lại.
Dẹp xong CSBV, tôi xin từ chức và tổ chức tổng tuyển cử trong Nam, đồng thời, tôi sẽ về hưu, sống một đời của một công dân thường, trở về với sách vở.
Đọc và xin ghi nhận suy nghĩ của bạn về TT Ngô Đình Diệm, suy nghĩ của một người đau đớn, tiếc nuối một vị TT của VNCH đã từng mang lại ấm no, thanh bình cho dân chúng, tự cường cho quốc gia và cương quyết chống CS. Vì có nỗi lòng sâu đậm với một chí sĩ đã vị quốc vong thân nên bạn thốt ra những câu nói cứng rắn, mạnh mẻ, tôi xin chia sẻ cùng bạn. Nhưng tôi nghĩ rằng Ngô Đình Diệm là một con người thấm nhuần tinh thần bác ái của Thiên Chúa, cũng thấm nhuần tư tưởng thân dân, trọng dân của Khổng Mạnh (Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh) nên Người không thể trở thành một nhà lãnh đạo độc tài, khát máu được. Cái chết của Người là một nhức nhối khôn nguôi trong lòng chúng ta trong mấy chục năm qua, nhưng cái chết này đã làm chúng ta thức tỉnh để yêu quý tự do và sẽ không còn ngu muội “ăn cơm quốc gia thờ ma CS”, biểu tình, tự thiêu, khuynh đảo quốc gia rồi cuối cùng hít thở không khí CS đầy ngột ngạt cho đến tận ngày nay và không biết chừng nào mới hit được bầu không khí tự do, trong lành.
Thành thật thương tiếc nhị vị NĐD và NĐN, cầu xin hai hai vị linh thiêng tha thứ cho sự ngu dại và tàn ác của những kẻ sát nhân để phò hộ cho dân Việt và nước Việt thoát khỏi những hiểm nguy và sống trong tự do, thái bình.
Toi không muốn đọc hết bài viết của ông Đại Nghĩa, vì ông chỉ trích những đoạn viết của những người thiên lệch và không ưa ông Diệm!
Ý tưởng, lời lẽ văn ngôn của ông Đại Nghĩa không khác gì những kẻ viết mướn theo đơn đặt hàng?
Cần nên biết một điều, ông Diệm đã đưa miền Nam từ chỗ rối ren xô bồ trở thành một xã hội tươi đẹp chỉ trong vòng 9 năm ngắn ngủi thì đủ hiểu ông Diệm là con người như thế nào.
Cám ơn bạn nvtncs, Hoàng Lan và nhiều bạn đọc đã có lời công đạo và công bằng với ông Diệm!