WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tầm vóc lịch sử của tổng thống Ngô Đình Diệm

Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ảnh Wikipedia

Mặc dầu TT. Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu đã bị chết một cách thảm bại, nhục nhã. Nhưng lịch sử đôi khi thật công bằng. Với độ lùi thời gian 50, càng ngày chân lý và sự thật càng được công khai và rõ ràng.. Đất nước do cộng sản quản lý càng sa lầy, càng thối nát thì người ta càng thấy nền Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam là ưu vượt là tốt đẹp, là đáng sống. Ít lắm ở nơi đây cũng là một mảnh đất lành cho con người trú ngụ và sống xứng đáng con người.

Ngay những sử gia Mỹ cho chí đến những kẻ thù oán ông Diệm một cách không khoan nhượng cũng đến lúc cần nghĩ lại và chỉnh sửa lối nhìn một chiều của họ. Ngày nay, người ta phải thừa nhậnn ông Diệm không là bù nhìn của Mỹ, không là bè lũ Mỹ-. Diệm- Ngày nay, càng hiếm có người nào còn có chút lòng, còn chút suy nghĩ so sánh thực trạng đất nước dám công khai chê trách.

Và mọi cố gắng tìm hiểu về VNCH- nhất là thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hòa-, không thể không bắt đầu bằng ông Diệm. và ngay cả thời kỳ sau chế độ Diệm- không có Diệm.

Ngày nay nhìn lại giai đoạn ấy, ông Diệm đã phủ bóng lên tất cả những xung đột tranh cãi, khen chê cũng như nhửng âm mưu thủ đoạn dẫn đưa đến cái chết của ông ấy và sự tan rã của miền Nam Việt Nam.

Cái chết ấy không chấm dứt một giai đoạn lịch sử mà như bóng ma theo đuổi bất cứ ai muốn tìm hiểu con người ông như một ám ảnh không rời. Ông Diệm còn sống mãi..ngay đối với cả những kẻ thù ghét ông thuộc nhiều phía. Cuộc cách mạng lật đổ ông Diệm không nhất thiết đưa tới một một sự ổn định như nhiều người mong muốn.

Nó tạo ra sự tan vỡ về thể chế và nhất là sự mất niềm tin vào chủ quyền quốc gia- Và nếu nói cho cùng thì đến lúc đó, miền Nam thực sự có một khoảng trống lãnh đạo không ai thay thế được. Nhiều chính trị gia đủ loại đã có dịp ở vai trò lãnh đạo đã tỏ ra bất lực và yếu kém. Phần người Mỹ dù có truyền thống dân chủ lâu đời, nhưng khi xuất cảng những khái niệm, tự do-dân chủ, khái niệm độc lập-tự chủ thì cho thấy họ đã dẫm đạp lên chính những điều mà họ đòi hỏi nơi các xứ đang mở mang..

Ai cho phép họ cái quyền thay thế, ngay cả âm mưu ám hại một tổng thống đương nhiệm bất chấp mọi nguyên tắc ứng xử, bất chấp quyền tự chủ của dân tộc?

Nhưng ngày nay, phải nhìn nhận có một xu hướng lịch sử như gió đổi chiều.

Một sự đánh giá lại lịch sử, một sự nhìn nhận những ngộ nhận, xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử-con người.

Tầm vóc lịch sử- con người NĐD- thành quả của nền Đệ Nhất Cộng Hòa trở thành biểu tượng cho một giai đoạn sáng ngời với nhiều oan nghiệt!!

Ngược lại, lãnh tụ Hồ Chí Minh càng được bôi vẽ thì càng ngày những vết bôi vẽ càng lở loét, để lộ bộ mặt thật của ông ấy..

Theo R. Nixon: Không giống Hồ, Diệm là một người yêu nước chân chính. Và mọi so sánh hai nhân vật này là thừa và lố bịch. Quan tâm hàng đầu của ông Diệm là ổn định trật tự. Không thể có một chính quyền mạnh, nếu không chấm dứt tình trạng chia năm xẻ bẩy làm suy yếu quốc gia. Cho nên, việc diệt trừ Bình Xuyên là một việc làm chính đáng của chính quyền, mặc dầu phải trả một giá không nhỏ. Ông Diệm đang phải tiến hành hai công việc một lúc: Vừa phải ổn định và vừa phát triển một đất nước có chiến tranh đồng thời mong giành được chiến thắng cộng sản.

Tiếng tăm của ông Diệm phần lớn nhờ vào những chương trình cải cách xã hội. Ông là một khuôn mặt được quý mến bởi những người dân thường hơn là những chính khách cả Việt lẫn Mỹ ở Saigòn.(…)

Cái lỗi lầm của chính quyền Keendy là đã ký thỏa ước Trung Lập Lào, mở đường cho cộng sản miền Bắc xâm nhập.. Ông Ngô Đình Diệm đã tỏ bầy sự tuyệt vọng đối với quyết định này của người Mỹ.. Từ nay, đường mòn Hồ Chí Minh trở thành một xa lộ cho sự xâm nhập của Hà Nội, chúng ta đã đặt Hồ Chí Minh ngồi vào cái ghế tài xế trong cuộc chiến tranh Việt Nam.(..)

Diem quyết tâm duy trì độc lập chủ quyền và thường phản bác hoặc không quan tâm đến những ý kiến của các cố vấn người Mỹ. Nói chung, ông tự hào là một người quốc gia không chịu nghe theo những chỉ thị đến từ người Mỹ cũng như trước đây từ phía người Pháp (1).

Cái sai lầm thứ ba của chính quyền Kennedy ở miền Nam, năm 1963 là có những bất đồng gia tăng với ông Diệm và họ đã khuyến khích và ủng hộ cuộc đảo chính quân sự chống lại ông Diệm. Cái giai đoạn đáng xấu hổ chấm dứt với việc giết ông Diệm và mở đường cho một giai đoạn chính trị hỗn loạn ở miền Nam và đã buộc chúng ta phải gửi quân lính tham gia vào cuộc chiến tranh..

Ông Diệm ổn định tình hình miền Nam như một hòn đá tảng giữ cho tòa nhà khỏi sụp đổ.. Mọi xu hướng chính trị khác biệt phải quy tụ về một mối và ông điều hợp sự khác biệt giữa các nhóm ấy và đặt tất cả các nhóm ấy về vị trí của mình.

Và người ta chỉ hiểu được vai trò quan trọng sống còn của ông Diệm một cách rõ ràng sau cái chết của ông, khi mà toàn thể hệ thống chính trị miền Nam đã sụp đổ(2).

Hình ảnh ông Diệm bị các ký giả Tây Phương mở một mặt trận báo chí gán cho ông đủ thứ như độc tài gia đình trị, đàn áp phật giáo thì nay hình ảnh một lãnh tụ đạo đức, tài ba và có lòng yêu nước chân thành- không phải tự nhiên- đã được tưởng niệm khắp nơi trên toàn thế giới- ở những nơi nào có người Việt cư ngụ-.

Thật sự giữa hai người lãnh tụ giữa hai miền nay so sánh thì một người đang sống lại và một người đang chìm dần vào dĩ vãng mà người ta có ấn tượng là như thể bị lừa.

Nhưng nếu tìm hiểu thấu đáo, ta sẽ hiểu là do ông Diệm có lập trường kiên định, đặt để chủ quyền độc lập dân tộc lên hàng đầu và lý tưởng chống thực dân Pháp bằng mọi giá mà không có chỗ cho sự thỏa hiệp.

Cái chết tủi nhục của ông Diệm sau khi chết đang trở thành biểu tượng chân chính, một lý tưởng cho người Việt Quốc Gia.

Mặc dầu vậy nơi tấm mộ bia của ông ở Lái Thiêu còn bị che dấu tên thật. Người ta chỉ để tên Thánh Goan Baoxitita-Huynh. Huynh là để chỉ là anh..

Điều ấy đã đến lúc cần phải sửa đổi..

Những người ái mộ ông Diệm đã có lần lập tấm bia mộ ông với tên Ngô Đình Diệm. Chính quyền cộng sản đã e ngại và ra lệnh gỡ bỏ tấm bia đó.

Rõ ràng Hà Nội sợ ngay cả một người đã chết- ngay cả một tấm bia mộ- giống như trong trường hợp bức tượng người lính ở Nghĩa trang quân đội ở biên Hòa trước đây.

Tầm vóc lịch sử của con người ấy nay được nhìn lại và những nhà viết sử trẻ thuộc thế hệ thứ hai như Catton, Jessica Chapman và nhất là Edward Miller đã cất lên một tiếng nói khác-.

Tiếng nói của lòng trung thực không bị lấn áp bởi những quyền lợi chính trị phe phái. Trong số ấy còn phải kể thêm hai nhà sử học trẻ người Việt là Trần Thị Liên và Nguyễn Thị Liên Hằng.

Họ không bị quá khứ bao vây ràng buộc hay ưu tư ám ảnh về việc bênh hay chống ông Diệm.

Những nhà sử học trẻ với thời gian đủ để bình tĩnh nhìn lại đã vượt qua những nhà sử học lớp đàn anh như Bernard Fall, Jean Larteguy, John Prados, Neil Sheehan hay những Haberstam, Frank Snepp. Những người này phần đông đã phóng đại những sai lầm bất kỳ lớn nhỏ của một chế độ Cộng Hòa còn non trẻ dựa trên một mẫu thức một chế độ dân chủ có dộ dài lịch sử cả vài trăm năm. Mang vài trăm năm ra như thước đo để đòi hỏi một sớm một chiều thay đổi cả một hệ tư tướng phong kiến, thuộc địa cả ngàn năm là một đòi hỏi vô trách nhiệm.

Quả thực hiện nay có một sự nhìn lại, đánh giá lại các công trình dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa như các thành quả không chối cãi đượ như: Ổn định một triệu người di cư- dẹp Bình Xuyên- ổn định trật tự xã hội- Phát triển giáo dục y tế và tạo dựng một quân đội hùng mạnh- có uy tín trên trường Quốc tế vỏn vẹn với thời gian ngắn ngủi chín năm.

Chân dung ông Ngô Đình Diệm trước đây từng bị bôi nhọ bởi nhiều nhà báo trong và ngoài nước- nhất là kể từ năm 1960 trở đi dưới thời kỳ TT Kennedy..

Tuần trăng mật của chế độ Ngô Đình Diệm chỉ thật sự an bình và được sự ủng hộ nhiệt tình cho đến hết nhiệm kỳ của đảng Cộng Hòa thời tổng thống Eisenhower. TT. Mỹ đã đón tiếp ông Diệm- một trong những trường hợp hiếm hoi- như một thượng khách và ra tận máy bay đón chào ông và cả hai đi diễu hành trên một chiếc xe mui trần được đám đông dân chúng đón chào trên đường phố Broadway ở thành phố Nữu Ước năm 1957. Ít vị quốc khách nào của Mỹ được đón tiếp long trọng như vậy.

Nhưng từ khi TT Kennedy lên làm tổng thống thì tình trạng mỗi ngày mỗi xấu đi mà nhà sử học trẻ Edward Miller, xuất bản một cuốn sách gần đây đã lấy tựa đề tên sách đầy mỉa mai của ông là: Missaliance- Ngo Dinh Diem, The United State and the fate of South Viet Nam. (Cuộc hôn nhân không cân xứng, Ngô Đình Diệm and the fate of South Viet Nam)

Cuộc hôn nhân không tương xứng ấy mỗi ngày một căng thẳng dẫn đến đổ vỡ- như một thứ chiến tranh lạnh giữa đôi bên- dẫn đưa đến quyết định của chính TT Kennedy là phải thay thế Diệm. Diem must go..

Tại sao lại có sự căng thẳng ấy?

Là bởi vì TT. Ngô Đình Diệm là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn viễn kiến về chính trị có đường lối hẳn hoi mà không có một nhà lãnh đạo miền Nam nào từ thời Bảo Đại có được.

Theo chính ông Ngô Đình Diệm thường bày tỏ trong các bài diễn văn của ông là, nguyên tắc căn bản của một nhà lãnh đạo đất nước là phải đặt chủ quyền đất nước, độc lập dân tộc như một nguyên tắc không thể tương nhượng-.

Không có độc lập, tự chủ thì không có gì hết- Tout ou rien- Hoặc là có, hoặc không có..

Và chủ quyền là bất khả tương nhượng. Người ta không thể vì lợi ích vật chất mà mất chủ quyền. Ông lấy tỉ dụ, nếu cứ nghe người Mỹ thì cuối cùng ông chỉ còn là một thứ con bài cho người ta sai bảo. Chính Ed Lansdale trong một bài phỏng vấn truyền hình do Stanley Karnow thực hiện đã thú nhận rằng 10 ý kiến đưa ra cho ông Diệm thì may ra một điều được ông nghe theo.

Đó là một sự thật để sau này giải tỏa được những tuyên truyền của cộng sản như: Ông Diệm là con bài của Mỹ, Mỹ-Diệm hay trục của điều xấu: Spellman-Vatican- Diệm.

Đường lối thứ hai của ông là chống Pháp thực dân và chống cộng sản độc tài.

Chính vì ba nguyên tắc này mà ông được coi như là thuộc lực lượng thứ ba (3e force). Nghĩa là chống cả Pháp lẫn thực dân. Nhiều người cho là ông Diệm là người bướng bỉnh, cố chấp, người khác cho ông là không có cái mềm dẻo chính trị của một chính trị gia, hoặc ông là loại người ngây thơ, thiếu bén nhậy chính trị.

Tất cả những nhận xét trên chỉ đúng một phần, phần còn lại là sai, vì họ đã không hiểu những viễn kiến chính trị của ông.

Viễn kiến chính trị ấy ông đã theo đuổi suốt cuộc đời làm chính trị của ông và sau này xét công hay tội đều phải căn cứ trên viễn kiến chính trị này.

Tiến sĩ Trần Thị Liên trong luận án tiến sĩ sử của bà cho thấy rằng cả người Pháp lẫn Bảo Đại cũng như giới lãnh đạo công giáo như giám mục Lê Hữu Từ đều cho thấy ông Diệm và Nhu là những người không bao giờ chấp nhận hai chữ Thỏa Hiệp.

Ông Ngô Đình Nhu từng viết như sau về lập trường cố định của anh em ông: Và theo ông Nhu: nguyên tắc nền tảng để có thế cứu vãn Việt Nam là (3).

Điều quan trọng đối với ông Nhu là từ chối tất cả sự hợp tác với người Pháp, bởi vì theo ông ta tất cả các người công giáo đều có hai bổn phận: với tư cách người Việt Nam phải loại trừ khỏi ách đô hộ của người ngoại quốc và tranh đấu chống lại ý thức hệ cộng sản.(…)thỏa hiệp với người Pháp không phải là một giải pháp. Chẳng những vậy còn là một tội ác làm suy yếu lực lượng kháng chiến..(..)

Ông Nhu viết tiếp: chủ nghĩa quốc gia tranh đấu một mất một còn là vũ khí hữu hiệu chống lại cộng sản và chủ nghĩa thực dân.

Bảo Đại sau khi gặp Bollaert ở Hồng Kông cũng ghi lại thái độ của ông Diệm như sau:

Diệm là người phản đối mạnh mẽ nhất. Đối với Diệm, những nhượng bộ của Pháp rõ ràng không đủ khi hạn chế chủ quyền quốc gia bằng cách sát nhập vào Liên Hiệp Pháp. Đối với ông ta, đó là những đề nghị sai lệch. Trần Văn Lý cũng chia xẻ quan điểm của ông Ngô Đình Diệm. Cả hai đã bị ảnh hưởng bởi các diễn tiến của các phong trào giải thực đang diễn ra đồng thời tại Ấn Độ và Miến Điện và họ đã đưa ra một chương trình nhờ đó cho phép Việt Nam có quy chế tự trị Domino.(Quy chế tự trị trong Liên Hiệp Anh- NVL).

Đối với họ, đó là giải pháp duy nhất có thể chấp nhận được đối với những người quốc gia Việt Nam. (4)

Lần chót trong một buổi họp ở Hồng Kông với Bảo Đại, một lần nữa ông Diệm đã lên án một cách mạnh mẽ về con đường thỏa hiệp của Bảo Đại khi ông này đặt bút ký vào Hiệp định Élysée. Ông Diệm coi đây như một sự đầu hàng người Pháp. Sau đó, kể như hai bên đoạn giao.

Và Bảo Đại tỏ ra thất vọng viết:

Với Diệm, chúng ta chỉ có một thái độ chờ đợi.(5)

Lập trường chính trị cứng rắn của ông Diệm cũng buộc lòng giám mục Lê Hữu Từ gửi một phái viên thân cận là luật sư Lê Quang Luật nhằm thuyết phục ông Diệm về hợp tác với Bảo Đại. Kết quả là bị ông Ngô Đình Diệm phủi tay. Lê Quang Luật cho người Pháp hay là kết quả thương lượng không đem lại kết quả gì vì thái độ cứng rắn của ông Diệm:

Ngô Đình Diệm không cho thấy một chút hy vọng gì ông ta ra khỏi thái độ chờ thời (attentisme) và thay đổi quan điểm chính trị của ông ta. Ông Diệm tỏ ra một thái độ ghét cay ghét đắng Bảo Đại vì lý do Bảo Đại là người có cá tính mềm yếu và không vững vàng. Giả dụ nếu Ngô Đình Diệm chấp nhận lên cầm quyền, ông ta sẽ tiến hành một cuộc chiến chống Cộng sản tới cùng với điều kiện được sự hỗ trợ của Bảo Đại.

Và sự hỗ trợ đó đã không có.

Diệm đã không muốn tham gia chính quyền vì những xác tín chính trị của ông ta. (6)

Cũng theo đường lối này mà đã ba lần ông từ chối lời mời của ông Bảo Đại ra làm thủ tướng. Lần đầu lúc ông làm thượng thư triều đình, ông đã xin từ chức, tiện đó Bảo Đại đã cách chức và tước đoạt mọi phẩm hàm vào năm 1933, sau đó lại cho phục chức. Khi bị cách chức, ông mất danh vị nhị phẩm triều đình và lương bổng 400/tháng. Viết về việc này, ông Phan Khôi cho rằng trong vòng 50 năm trở lại đây từ đời Thành Thái chưa có một vị sĩ phu bào có khí tiết và danh dự như Ngô Đình Diệm. Danh ông nổi như cồn về việc từ chức của ông để phản đối Bảo Đại thỏa hiệp với Pháp. Phan Khôi viết:

Sĩ phu liêm sỉ chi đạo táng, chính câu ông Phan Châu Trinh nói như thế. Con người mất cả liêm sỉ là con người bỏ; huống chi cả một đám người mất liêm sỉ, mà còn mong gì được ư?

Nhờ ông Ngô Đình Diệm vớt lại nhiều ít, nhờ sự cách chức và khai phục ông Ngô Đình Diệm vớt lại nhiều ít, họa may cái lòng liêm sỉ của sĩ phu Việt Nam ngoi dạy chăng? (7)

Cụ Phan Khôi mới chỉ nhấn mạnh tới cái đức tính liêm sỉ của ông Ngô Đình Diệm. Nhưng điều chính yếu trong việc từ chức này là một quan điểm chính trị dứ/t khoát không hợp tác với Pháp.

Nhưng cũng vì đường lối cứng rắn của ông nên ông cũng bị cộng sản lên án tử hình và Pháp không bảo đảm an ninh cho ông-. Ông buộc lòng phải dời Việt Nam chọn bước đường lưu vong vào tháng 8-1950 cùng với ngưới anh là Giám mục Ngô Đình Thục.

Thoạt đầu ông ghé Hồng Kông rồi sang Nhật Bản. Ở đây ông có dịp gặp lại một đồng chí của ông là Cường Để- ông đã xưng hô là bệ hạ-.Nhưng lá bài Cường Để đã không còn hữu dụng khi Nhật thua trận với đồng minh.

Ông cũng tìm cách xin găp vị tướng lừng danh của Mỹ là Douglas MacArthur. Nhưng đã không có kết quả..

Một cái may mắn là ông đã gặp được một giáo sư người Mỹ, làm tình báo cho CIA, ông này sãn sàng giúp đỡ ông Diệm và họ đã trở thành bạn. Đó là ông Wesley R. Fishel. (giáo sư Khoa Học Chính Trị, Michigan State University, 31, được coi là một chuyên gia đầy tài năng và có nhiều quan hệ với những nhân vật lãnh đạo ở Á Châu). Ông này nhận ra ông Diệm là một gương mặt sắc bén về chính trị, có niềm tin mãnh liệt và quyết liệt chống Cộng. Ông cũng là người đưa ông Diệm vào làm việc trong cơ quan của ông với tư cách một chuyên viên đặc trách về Đông Nam Á.

Thật ra, sang Mỹ, phần lớn thời gian ông Diệm phải nằm chờ thời tại một tu viện ở Nữu Ước. Linh mục Phó viện truởng của tu viện tên là Daniel Lyons, dòng tên, sau này có viết lại trong cuốn sách của ông: Viet Nam Crisis như sau

Ông Diệm ở lầu hai và ngày ngày ông học thêm tiếng Anh và đọc lịch sử Mỹ Quốc. Vì không phải một nhân vật có chức quyền nên không được giới chức Mỹ tiếp đón. Họ tỏ ra lạnh nhạt với ông.(8)

Sau này do Fisel giới thiệu ông quen biết được một vài nhân vật trong chính giới Mỹ như các hồng y Cushing và nhất là Spellman và các thượng nghị sĩ dân chủ như Mike Mansfield, John F. Kennedy, nhất là ông tòa William,O Douglas và linh mục Raymond J. de Jeagher..( ông đã quen biết linh mục này từ năm 1947).

Kết quả của những mối liên lạc này cũng không đi đến đâu và ông tỏ ra tuyệt vọng. Mùa xuân 1953 ông quyết định bỏ nước Mỹ từ bỏ chính trị đến ở một tu viện dòng Benedictin, St Andre ở Bỉ..

Trong bữa ăn từ giã nước Mỹ do ông tòa William O. Douglas khoản đãi ông Diệm vào ngày 8-5-1953, ông Diệm đã có dịp gặp những vị khách mời quan trọng như Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield và John F. Kennedy. Trong bữa ăn này, một lần nữa, ông Diệm phê phán Bảo Đại vẫn đi tìm một giải pháp chính trị ảo vọng bằng cách tựa vào thế Liên Hiệp Pháp .

Ít ra thì ông cũng gửi đi đuợc một tín hiệu cho chính giới Mỹ thấy rằng lá bài giải pháp Bảo Đại tỏ ra không hợp thời nữa và ngụ ý rằng không ai khác, ngoài ông ra có thể đưa được bài toán giải đáp cho những vấn đề phức tạp của Việt Nam.

Việc rời khỏi Mỹ là dấu hiệu cho thấy ông Diệm không tìm được một lối ra cho bài toán VN ra khỏi quỹ đạo người Pháp, đồng thời không tìm được sự ủng hộ tích cực của chính giới Mỹ để chống cộng sản.

Điều đó cho thấy rõ ràng con đường chính trị của Diệm là khởi từ Paris chứ không phải Hoa Thạnh Đốn.

Về Paris, ông có dịp được gặp TT Pháp và sau đây là nội dung được ghi lại trong Hồi Ký của TT Pháp như sau:

Nỗi lo lắng chính yếu của nhà lãnh đạo Thiên Chúa giáo là sự chấp nhận một chính quyền Việt Nam hoàn toàn độc lập. Không thể chấp nhận tình trạng hai quyền lực (dualité) chính quyền. Nghĩa là cần có một chính quyền thực sự có trách nhiệm.

TT. Vincent Auriol ghi nhận thêm:

Một lá bài chính đáng có thể một ngày nào đó phải được dùng đến  : Diệm một người Quốc Gia thuần túy. Một người đã chống đối lại chúng ta một cách kịch liệt. Một người rất khó để có thể điều khiển. Nhưng trung thực và liêm khiết. Rất là đố kỵ với thối nát lúc nhúc chung quanh Bảo Đại, và là một người có uy tín lớn lao. (9)

Gần đây nhất, chúng tôi được biết linh mục bề trên dòng Benedictin, tại Bỉ, Viện phụ René Forbe, bề trên của Đan Viện. Sau 60 năm giữ kín lá thư của ông Diệm xin đi tu trong bậc trợ sĩ. Trong dịp công bố lá thư này, có sự chứng kiến của một số thân thuộc của ông Diệm như bà Charlotte Ngô Đình Luyện, bà Marie Claude Ngô Đình Luyện và bà E1lizabeth Nguyễn Thị Thu Hồng- em gái cố hồng y Nguyễn Văn Thuận-. Cũng theo vị bề trên Đan Viện, ông Diệm đã trú ngụ ở Đan Viện 6 tháng trước khi quyết định rời tu viện.

Lá thư xin đi tu của ông Diệm là một tài liệu vô cùng quý giá, vì nó làm sáng tỏ sinh mệnh chính trị của ông Diệm, đánh tan cái dư luận ác ý, thổi phồng gán ghép ông Diệm là một lá bài của Mỹ qua cái trục Spellman- Vatican- Ngô Đình Diệm.

Đối với tôi, lá thư xin đi tu của ông Diệm là một soi sáng lịch sử sau 60 năm. Nó cho ta thấy rằng một lúc nào đó: Nắng đã lên. Sự thật được trả về cho sự thật.

Trong Viet Nam, a History, Karnow cũng đã đưa ra một khẳng định phủ nhận những tin đồn của một vài tác giả Mỹ như Robert Scheer trong How the United States got involved in Viet Nam và tác giả Việt (trường hợp Vũ Ngự Chiêu)là có tính cách tiểu thuyết xây dựng chung quanh huyền thoại Spellman này.

Sau này sử gia Edward Miller cũng đồng quan điểm với Stanley Karnow cho rằng: Những quan niệm cho rằng công giáo là yếu tố chủ chốt giải thích cho khả năng giành được sự ủng hộ của người Mỹ giỏi lắm cũng chỉ là phóng đại.(10)

Và nếu chúng ta căn cứ vào những người trong cuộc như Bảo Đại, chúng ta thấy rõ việc chọn lựa ông Diệm làm thủ tướng là quyết định từ Bảo Đại với sự tham khảo ý kiến của nhiều chính giới ở Pháp và rằng những người này đều đồng ý việc chọn lựa ông Diệm làm thủ tướng..

Cùng lắm một vài chính giới Mỹchỉ đóng vai trò tham khảo như các ông Bedell Smith và Bonsai. Và chỉ khi đã quyết định chọn ông Diệm rồi, ông Bảo Đại mới tiếp xúc với Ngoại Trưởng Foster Dulles để cho biết quyết định của mình.

Tóm lại có tham khảo phía Mỹ mà không có bất cứ áp lực nào từ phía người Mỹ trong quyết định chọn ông Diệm làm thủ tướng.

Phần Arthur J.Dommen đã dành hẳn một chương nói về việc này nhan đề: The choice of Diem trong đó nhấn mạnh chính ông Bảo Đại có quyết định về việc chọn lựa khó khăn này:

4 ngày trước khi đến Paris, Bảo Đại đã triệu Ngô Đình Diệm từ tu viện St Andrew Bruges đến gặp ông ta. Một chủ đích rõ ràng muốn giao trọng trách cho Ngô Đình Diệm bất kể sự chống đối của người Pháp. Trong đó dù không trực tiếp nói ra, ông Bảo Đại cũng muốn sự đồng tình ủng hộ về phía người Mỹ. (11)

Trong cuốn sách của Edward Miller nêu ở trên, ông còn khẳng định rằng:

Những điều viết biếm họa về ông Diệm chỉ căn cứ trên những giả định sai lầm và nhiều những điều kết luận rút ra từ những giả định đó đều sai lạc..Chẳng hạn trái ngược với những đồn đại, Diệm chỉ là thứ bù nhìn của Mỹ, Diem đã nắm được quyền hành vào năm 1954 chỉ do những cố gắng cá nhân của ông và của những anh em của ông, mà không do một vận động áp lực nào từ phía Mỹ.

Edward nói thêm:

Và ngay sự thành công kế tiếp trong việc củng cố quyền lực của ông ở miền Nam VN cũng chỉ là do kết quả do những vận dụng của riêng ông mà thôi. (12)

Và phải chăng viễn kiến chính trị về một con đường thứ ba vừa chống Pháp, vừa chống Việt Minh nay là thời cơ thuận tiện để ông Diệm thực hiện giấc mơ chính trị của mình?

Cái chết của ông kéo theo một thảm trạng của miền Nam cuối cùng chỉ vì muốn bảo vệ chủ quyền độc lập quốc gia, không đồng thuận với người Mỹ.

Quả đúng là một cuộc hôn nhân gượng ép mà ngay từ đầu cả hai bên đều thấy không thể kéo dài được nữa.

————————————————-

Ghi chú:

(1) No more Viet Nam, Richard Nixon 57-62

(2) No more Viet Nam. Ibid trang 63-65

(3) Trần Thị Liên, Les Catholiques Vietnamiens pendant la guerre d’indépendance ( 1945-1954) entre la reconquête coloniale et la résistance communsite.

(4) Bao Đai, Le Dragon D’Annam, 1980, trang 190-200

(5) Bao Dai, Ibid, trang 198

(6) ASAT 10 11 1039, Hanoi, le 24-3-1950, Fiche sur entretien avec Mr Le Quang Luat le 23-3-1950, peu après son retour à Sài Gòn

(7) Việt-studies, Một việc rất có ảnh hưởng đến tâm thuật của sĩ phu. Cách chức và khai phục ông Ngô Đình Diệm, Lại Nguyên Ân

(8) Viet Nam Crisis, Stephen Pan, Daniel Lyons, S.J. trang 82-83

(9) Vincent Auriol, Journal du Septennat ( 1947-1954). Trích lại Tran Thi Lien, Ibid, trang 521

(10) Vision, Power and Agency : The ascent of Ngo Dinh Diem 1945-1954 Eddward Miller, journal of southeast Asian Studies, trg 433-458, trích lại trong cuộc Cách Mạng Nhân Vị

(11) The Indochinese Experience, Arthur J. Dommen, trang 237

(12) Misalliance, Ngo Dinh Diem, The United States and the fate of Viet Nam, Edward Miller, trang 15

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt

253 Phản hồi cho “Tầm vóc lịch sử của tổng thống Ngô Đình Diệm”

  1. Hoàng Thanh says:

    … “Về cách thức đàn áp, đảng Cộng Sản nào cũng như nhau. Từ Lênin, Stalin đến Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, tất cả đều tiêu diệt địch thủ một cách triệt để và tàn bạo…”, “Cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân là cơ hội để cộng quân nhuộm đỏ những người thoát ly và những người lừng khừng, làm cho họ không còn con đường nào quay về phía Việt Nam Cộng Hòa, dù họ có mặt hay không có mặt tại Huế và dù giết người hay không giết người trong thời gian này” So sánh với các vụ tàn sát trong lịch sử Việt Nam và thế giới, chỉ có Khmer Đỏ giết đồng bào Cam Bốt, và Việt Cộng giết đồng bào Việt Nam…”
    “Chế độ Cộng sản độc tài, độc tôn , đảng trị :-Độc tài đảng trị :Chính phủ hoàn toàn làm việc
    theo lệnh đảng, chịu trách nhiệm trước đảng, chứ không phải trước Quốc Hội. Chính phủ là tổ chức nhà nước nằm trong đảng, dưới quyền đảng và chỉ là công cụ của đảng CS mà thôi. Điều 4 đã đặt đảng đứng trên Hiến Pháp và mọi quyền hành trong nước đều nằm trong tay đảng CSVN, vì là lực lượng lãnh đạo Nhà Nước và Xã Hội. Điều nầy còn có nghĩa là đảng CS tuỳ tiện điều hành việc nước chứ không dựa trên căn bản Pháp trị”. “Tất cả các vụ án nầy đều được CSVN tiến hành theo chủ trương của Liện Xô, và thực hiện theo phương thức của Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa, để xây dựng và củng cố quyền lực độc tôn của đảng Cộng Sản… Ngay từ khi chiếm được chính quyền ở miền Bắc, đảng CS đã áp đạt định chế và cơ cấu Cộng sản Quốc Tế lên dân tộc Việt Nam, thúc đẩy cuộc đấu tranh giai cấp, thực hiện chuyên chính vô sản dựa vào bạo lực cách mạng, huỷ hoại toàn bộ di sản văn hoá dân tộc. …”
    “Hồ Chí Minh và đảng CS phải chịu trách nhiệm trước lịch sử
    vì đã bỏ mất cơ hội quý báu nầy để tránh “Nồi da xáo thịt”làm cho hàng triệu người cả Bắc lẫn Nam Việt Nam phải bỏ mình trong cuộc chiến vừa qua. Hồ Chí Minh và đảng CS luôn tìm kiếm lý do để gây chiến ,rồi dùng hoàn cảnh chiến tranh làm cơ hội để điều động, đoàn ngũ hoá quần chúng và thúc đẩy quần chúng cháp nhận hy sinh Hồ Chí Minh và đảng CS nuôi dưởng chiến tranh thường trực bằng xương máu dân tộc để bành trướng quyền lực, thực hiện chế độ độc tài đảng trị và toàn trị”
    Hồ Chí Minh và đảng Lao Động quyết tâm thôn tính miền Nam, khiến miền Nam ở thế bắt buộc phải nhờ viện trợ của Hoa Kỳ để tự bảo vệ. Trong sách lược toàn cầu của Hoa Kỳ, chính phủ Hoa Kỳ lúc đó đang muốn đưa quân vào Việt Nam để củng cố sự hiện diện của họ ở Đông Nam Á và chận đứng sự bành trướng cuả cộng sản. Hành động của Hồ Chí Minh và Bắc Việt cung cấp cho chính phủ Hoa Kỳ lý do chính đáng để thuyết phục quốc hội nước nầy chấp nhận kế hoạch gởi lực lượng trực tiếp tham chiến ở Việt Nam.
    “Cuối cùng, việc Việt Nam ngày nay mất ải Nam Quan và 10.000 cây số vuông trên vịnh Bắc Việt”…
    (DLB).

  2. tien võ says:

    TRUYỀN THỐNG OAI HÙNG CỦA ĐẶC CÔNG HẢI QUÂN VIỆT NAM- NHỮNG KINH NGƯ CỦA BIỂN
    Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Đoàn đặc công 126 Hải quân nhân dân VN (Đoàn 126) lập nên kỳ tích hiếm có trong lịch sử quân sự thế giới.
    Có những trận đánh của đơn vị đi vào huyền thoại như trận đánh chìm tàu dầu trọng tải 15.000 tấn của Mỹ năm 1969. Khi đó, hơn 70 tờ báo của nhiều nước đồng loạt đưa tin về sự kiện chấn động này.
    NỖI ÁM ẢNH CỦA TAU CHIẾN ĐỊCH
    Theo lời giới thiệu của các cán bộ Quân chủng Hải quân, chúng tôi tìm gặp một trong những người người “khai sinh” ra Đoàn đặc công 126 Hải quân – Thiếu tướng Mai Năng. Ông Mai Năng nhớ lại: Đoàn 126 thành lập ngày 13/4/1966, được tung vào chiến trường bắc Quảng Trị trong thời kỳ chiến trường này đặc biệt nóng bỏng.
    Để tiếp tế cho hơn 3 vạn quân Mỹ và hàng vạn quân ngụy đang bị giam chân ở mặt trận đường 9 – Khe Sanh, địch coi tuyến đường biển Cửa Việt – Đông Hà là “cái dạ dày” cung cấp vũ khí, nhu yếu phẩm của chúng. Đoàn 126 được giao nhiệm vụ là lực lượng chủ lực, tấn công làm tắc nghẽn tuyến giao thông trọng yếu này của địch
    Gần 7 năm bám trụ ở chiến trường Quảng Trị (từ 1967 đến 1972), với phương thức tác chiến độc đáo “luồn sâu, đánh hiểm, lấy ít thắng nhiều”, Đoàn 126 Hải quân đánh chìm 339 tàu chiến, tàu vận tải của địch, ngoài ra còn đánh hỏng 33 chiếc khác, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên, phá huỷ hàng vạn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch. Những trận đánh liên tiếp của Đoàn đặc công 126 Hải quân khiến địch thất điên bát đảo, chúng phải thốt lên: “Hiện nay tàu bè đi lại trên thủy lộ sông Cửa Việt đang bị thuỷ lôi của cộng sản đe doạ trầm trọng” (trích tài liệu “Lực lượng hải quân Bắc Việt” của phòng Nhì hải quân ngụy).
    Chiến công oanh liệt nhất trong giai đoạn này của Đoàn 126 Hải quân là trận đánh tàu dầu trọng tải 15.000 tấn của Mỹ ngày 9/9/1969. Ông Trần Quang Khải – một trong những chiến sĩ tham gia đánh tàu trên – nhớ lại: “Mặc dù biết trước rằng đây là tàu cực lớn, nhưng tôi vẫn bị “choáng” bởi chiếc tàu lừng lững như toà nhà 5 tầng neo giữa biển. Gắn xong mìn vào tàu thì chúng tôi bị địch phát hiện, chúng bắn như vãi đạn xuống biển, nhưng tôi và đồng chí Hỗ đã kịp bơi thoát khỏi làn đạn địch”.
    Sau khi 2 chiến sĩ đặc công đã về đến bờ an toàn thì ở ngoài biển, một tiếng nổ lớn kèm một quầng lửa phát ra, ánh sáng chói loà đến mức ở cách xa vài chục cây số vẫn nhìn rõ. Sự kiện tàu dầu 15.000 tấn của Mỹ bị đánh đắm được hơn 70 tờ báo của các nước đưa tin, bình luận với những dòng tít “kinh hoàng”, “ngoài sức tưởng tượng”.
    Nhiều tờ báo đặt câu hỏi: Bằng cách gì mà Việt cộng có thể thâm nhập, cài đặt mìn vào tàu khi mà rađa trên tàu quét 24/24h và thiết bị theo dõi có thể nhìn thấy từng con cá dưới biển. 3 ngày sau, hải quân Sài Gòn phái một đơn vị người nhái đến hiện trường để vớt xác lính.
    Trung uý Hồ Biền – chỉ huy đơn vị người nhái – sau đó kể với phóng viên Báo Sài Gòn (ngụy): “Hôm đó tôi dẫn bọn lính ra để thực thi nhiệm vụ. Nhưng đứa nào cũng sợ xanh mặt… Lúc chúng tôi trở về, Đô đốc Lâm Ngươm Tánh quát rằng: Gió bão như vậy, đặc công thuỷ Việt cộng không thể lặn ra biển được. Nhất định bọn người nhái chúng tôi đã làm phản. Thế là tôi phải ngồi tù 1 năm”.

    • Tien Ngu says:

      Nữa,

      Cũng cái tật láo không bỏ…

      Việt cs cái căm xe đạp, làm còn chưa được. Dân phải mần cầu tiêu cãi tiến, hốt phân trồng rau muống qua ngày, mà vẫn không đủ ăn. Xe tăng đại pháo mìn bọng gì cũng của Nga, của Tàu, Cộng láo chỉ có nước…xúi trẽ ăn c.. gà, đi chết cho chúng. Chuyện ai có ngu lắm cũng thấy rỏ…

      Đánh…20 năm, Cộng láo khoe láo ngay từ năm đầu, chắc ăn như bắp, vào Nam chỉ nà đi…tiếp thu. Nhưng trên thực tế là…từ chết cho tới chạy.
      Chúng ngon lành như lời cò mồi khoe thì nàm gì cù cưa lâu thế, chết cả mấy triệu em, Mỹ ngưng cung cấp vũ khí cho VNCH, Cộng láo mới dành được miền Nam?

    • saovang says:

      Thực lực hải quân của Quân Đội Nhăn Răng Thỏ Đế đây nè

      quang phan says:
      30/11/2012 at 19:11

      ***Ngày 14/3/1988, một lực lượng hải quân hùng hậu của Trung quốc đã tiến vào khu vực quần đảo Trường Sa. Lực lượng này bao gồm: 3 khu trục hạm, 7 tàu cao tốc, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.

      Phía Việt Nam chỉ gửi ra có 2 tàu buôn.

      Người lính sống sót Trương Văn Hiền, trong cuộc phỏng vấn của BBC ngày 5/10/09, mô tả lại rằng “Trận đánh không cân sức kết thúc mau chóng, chỉ 15 phút sau thì chìm tàu”. Các tàu của Việt Nam đều bị bắn chìm, 3 người tử trận, 11 bị thương và 70 người bị mất tích.

      ( Nguồn BBC – 5/10/09)

      *** “Việt Nam làm gì để tự vệ? “ – Tiến sĩ Alexander Vuving :….Lần thứ ba năm 1988, Trung Quốc chiếm 6 bãi đá trong vùng lân cận các đảo do Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa, riêng vụ đụng độ chiếm đá Gạc Ma (Johnson South Reef) bắn cháy ba tàu vận tải và giết khoảng 70 thuỷ thủ của Hải quân Việt Nam.

    • Nguyễn Tường Tâm says:

      Không ngờ Mạc Việt Hồng của Đàn chim Việt vừa có máu khôi hài vừa thâm. Cái bọn Việt cộng quen thói tuyên truyền nói phét từ thời chiến tranh xâm lược mien nam tới giờ vẫn còn duy trì. Thiếu tướng Việt cộng kể “Đoàn 126 Hải quân đánh chìm 339 tàu chiến, tàu vận tải của địch, ngoài ra còn đánh hỏng 33 chiếc khác, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên, phá huỷ hàng vạn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch.” như vậy thì gần hết tầu chiến của “ngụy” ở vùng Cửa Việt rồi. Cho tới thời điểm này, Việt Cộng đã lộ rõ bản chat ăn cướp, phét lác, chuyên lừa gạt, mà tên tướng Việt Cộng Mai Năng vẫn còn going điệu vênh váo và phét lác như thế này thì KHÔNG CÒN NGU NÀO HƠN.

  3. Ho chu Tit says:

    Cháu Vũ như Vũ
    Các cháu Vẹm mặt dầy như mo lang nhi? an cơm thừa canh cặn của các bác bên nước ngoài người ta chửi vào mặt mà chẳng lấy đó làm nhục còn cứ nhơn nhơn ra
    Sao không lao động làm ra của cải vật chất mà cứ ngồi trông vào sức lao động của người khác
    Các cháu Vẹm ngồi chờ đô la về rồi tranh nhau, dành dựt nhau, cướp bóc lẫn nhau, chửi nhau.. ăn cắp của dân chưa đủ còn ăn cắp cả tiền từ nuớc ngoài gửi về xây nhà xây cửa, mặt trơ trán nhẵn, hết nươc nói, tài giỏi ở chỗ nào?

  4. vũ như vũ says:

    XIN CÁM ƠN CHỦ NHÀ NHÉ!- RẤT RẤT VÔ TƯ VÀ CHƠI ĐẸP
    Thế mới biết những người giàu như tớ sướng thật, mà cũng khổ thật, thích hay không thích thì các chú cứ lăn xả vào. Ngày một đông hơn náo nhiệt hơn. Nhưng không sao người Miền tây vốn rất hào phóng mà, trong các chú, ai cũng có phần cứ xếp hàng tớ gọi tên ai thì đứng ra nhận hồi âm
    ĐẦU TIÊN LÀ : “Cháu khoe Cần thơ bây giờ lớn bằng 10 Cần thơ trước 1975, chaú có
    biết tại sao không? Tiền xây nhà xây cầu.. là do các bác bên này gửi
    về một năm 10 tỷ”
    Tớ ưu tiên chú này vì chú này đã phát hiện ra một điểm son của Việt Nam hôm nay. Đấy các chú thấy chưa, Nhà nước đã và đang sử dụng nguồn ngoại tệ của Đồng bào ta ở nước ngoài rất có hiệu quả. Các chú thừa nhận đấy nhá. Tớ cũng như Đảng, chính phủ và Nhân dân Việt Nam rất trân trọng sự đóng góp tiền của và trí tuệ của Kiều bào ta. Năm xưa ngoại tệ của kiều bào gửi về giúp cho các hoạt động trong lòng địch được tiện lợi hơn rất nhiều giúp làm bộ máy ngụy quyền rệu rã để nó bị lịch sử chôn vùi sớm hơn, giúp cho quân dân ta có thêm sức mạnh để vít đầu xâm lược xuống mà đánh. Ngày nay đóng góp của kiều bào ta lại đang làm cho đất nước Việt Nam ta đàng hoàng hơn to đẹp hơn “ mười ngày xưa”. Đấy Các chú đừng la làng lên là tiền bị tham nhũng ăn chặn nữa nhé
    ABC:-20/11/2013 at 03:35 “Láo vừa vừa thôi ông nội ơi!”
    ABC ơi tớ tưởng chú đuổi xéo tớ đi rồi cơ mà? Sao giờ lại lê la lượn lờ làm quen? Hay lại đói ăn rồi? hay muốn gừi một cái “APPLICATION FOR CHARITY?” nào nữa đây?
    TIÊN NGU : Thành ra các anh cò cứ nà bị cán Cộng cho ăn bánh vẽ, rằng thì nà cò mồi
    toàn…đình cao trí tuệ, có…tư cách lên lớp…nhân dân.
    Tớ chả là ai cả, tớ là Nhân dân, còn bánh vẽ, cái bánh vẽ về giấc mơ điên cuồng của mấy chú thì chỉ mấy chú ăn được với nhau thôi. Mà cũng chỉ chốn chui chốn lủi ở một xó nào đó mà ăn vụng ăn cợi thôi. Chứ còn tớ nay tiếp doanh nghiệp Mỹ, mai tiếp người Nhật thì tớ chỉ luôn tận hưởng hot food với những món ăn các chú chỉ được nếm trong mơ, THÈM KHÔNG? Nếu tớ không có ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ- tức là tài năng ấy mà thì tớ cũng lại chỉ như mấy chú mà thôi- dĩ nhiên là tớ sẽ sống sạch hơn
    NGUYỄN TRỌNG DÂN: “việt nam cộng hòa lừng lững trở lại sáng quá… bà con ơi !”
    Tớ treo giải thưởng cho trọng dân: nếu VNCH lừng lững trở lại trước giờ phút nhắm mắt xuôi tay của Trọng Dân tớ sẽ bỏ tiền lo toàn bộ việc ma chay cho Trọng dân. Với một cỗ quan tài 100% made of Việt nam
    NVTNCS: “Bạn không biết những gì bạn đã có cho đến khi nó biến mất.”.
    Có chứ sao tớ không biết, Tớ có nhà lầu, xe hơi, có vợ đẹp con ngoan, có sự nghiệp huy hoàng, có tổ quốc quang vinh và tớ đang ngày đêm cùng nhân dân cả nước bảo vệ nó bằng mọi giá
    AUSTIN PHAM “Đừng mặc cảm gì cả Vũ ạ.
    Chú này cứ suy bụng ta ra bụng người. Sáu anh chị em tớ đều thành đạt, trong đó tớ theo nghề kinh doanh nên giàu có nhất, tớ có anh là nhà giáo ưu tú, chị là thạc sĩ nông nghiệp thuộc viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, em tớ là ca sỹ hàng đầu Việt Nam, em nữa đang là giảng viên thanh nhạc… thế liệu 10 đời kế tiếp của con cháu nhà AUSTIN PHẠM có bằng được bọn tớ không?
    NGƯỜI LÍNH GIÀ “Tiên Sinh Lửa tôi vỗ đùi khoái trí…”Nghe qua là biết thằng răng
    đen mã tấu “Bắc bảy nhăm” đang…cù nhầy, phét lác, liền à!”
    A chàng này phản động quá, “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một,.Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không thay đổi”. Lời nói ấy luôn vang lên trong từng con tim khối óc người Việt Nam thì làm gì có Nam Có Bắc nữa. LẠC HẬU QUÁ RỒI CHA NỘI ƠI.

  5. saovang says:

    03/12/2012 at 00:40
    quang phan says:

    Tổng thống Ngô Đình Diệm được tổng thống Hoa kỳ Eisenhower nồng nhiệt tiếp đón . Còn tên Hồ chí Minh thì bị cả hai đàn anh Stalin và Mao trạch Đông rẻ rúng không thèm đón tiếp :

    ***Ý kiến của sử gia Phạm Cao Dương nhân đọc cuốn Ghi Chép Thực Về Việc Đoàn Cố Vấn Quân Sự Trung Quốc Viện Trợ Việt Nam Chống Pháp (Hồi ký của những người trong cuộc) do Nhà Xuất Bản Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc ấn hành ở Bắc Kinh năm 2002 :

    Viện trợ của Trung Quốc cho Cộng Sản Việt Nam là do Cộng Sản Việt Nam yêu cầu qua văn thư của Hồ Chí Minh và Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương gửi Mao Trạch Đông và Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, tiếp theo hai chuyến đi bí mật của Hồ Chí Minh sang Bắc Kinh vào đầu tháng Giêng năm 1950 và vào mùa đông năm 1951.

    Lần đi thứ nhất, khi Hồ Chí Minh đến Bắc Kinh thì Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đã đi Moscow để ký “Hiệp Ước Tương Trợ Đồng Minh Hữu Nghị Trung – Xô” từ trước nên ông Hồ chỉ được Lưu Thiếu Kỳ đón tiếp rồi sau đó được Lưu Thiếu Kỳ thu xếp để sang Moscow.

    Câu hỏi được đặt ra là trước khi đi Mao và Lưu có biết là Hồ sẽ sang Bắc Kinh hay không? Câu hỏi được đặt ra nhưng câu trả lời phần nhiều là có. Nếu vậy tại sao hai người lại không đợi Hồ Chí Minh sang Bắc Kinh để rồi cùng đi?

    Câu trả lời phần nào có thể được thấy nếu người ta theo dõi những gì đã xảy ra sau đó. Thứ nhất là trong buổi tiệc do Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Xô tổ chức để khoản đãi Hồ Chí Minh khi họ Hồ mới tới Moscow tối ngày 6 tháng Hai năm 1950, Stalin đã không đến dự và Stalin chỉ tiếp ông này nhiều ngày sau đó và tiếp ở phòng làm việc của mình với sự có mặt của nhiều ngưới khác trong đó có cả Vương Gia Tường là đại sứ Trung Quốc ở Liên Xô.

    Thứ hai là trong buổi tiếp tân chiêu đãi trọng thể dành cho Mao Trạch Đông, Châu Ân Lai và toàn thể các đoàn viên phái đoàn Trung Quốc, Hô Chí Minh cũng được mời, có thể là không chính thức vì chuyến đi của ông là bí mật. Lợi dụng cơ hội này và khi Stalin rất vui, Hồ Chí Minh đã ngỏ ý xin được ký một hiệp ước tương tự như hiệp ước Trung – Xô Mao Trạch Đông đã ký với Stalin trước đó. Stalin đã từ chối.

    Trương Quảng Hoa đã kể lại cuộc đối thoại giữa hai người như sau:

    “Stalin rất vui, trong bữa tiệc luôn luôn trò chuyện với khách. Hồ Chí Minh nắm lấy thời cơ này cười hỏi Stalin: “Đồng chí còn có chỉ thị gì nữa đối với công tác của Việt Nam chúng tôi không?”. Stalin cười: “Tôi làm sao có thể chỉ thị cho đồng chí, đồng chí là Chủ tịch nước, quan còn to hơn tôi mà!”.
    “Hồ Chí Minh lại nói: “Các đồng chí đã ký hiệp ước với Trung Quốc, nhân tôi ở đây, chúng tôi cũng muốn ký một hiệp ước!’ Stalin nói: “Thế người ta hỏi đồng chí từ đâu ra? Chúng tôi giải thích như thế nào?”

    “Hồ Chí Minh nói: “Điều đó rất dễ, đồng chí cho chiếc máy bay chở tôi lượn một vòng trên trời, sau đó cho người ra sân bay đón tôi, đưa một tin trên báo, không được sao?”.

    “Stalin cười lớn nói: “Đó là quá sức tưởng tượng đặc bịêt của người phương Đông các anh.”
    Họ Trương ghi tiếp là “Rất nhiều người dự tiệc cũng đều cười vang lên.”

    Chi tíêt này chứng tỏ cuộc đối thoại giữa Hồ Chí Minh và Stalin là công khai trước mặt mọi người. Nhưng xét toàn bộ người ta thấy Stalin tỏ ra rất lạnh nhạt, không tôn trọng Hồ Chí Minh, đã mỉa mai khi trả lời những câu hỏi nghiêm chinh và quan trọng của họ Hồ. Không những thế Stalin còn đem những đề nghị của Hồ ra làm trò cười cho những người có mặt trong buổi chiêu đãi và thẳng thừng từ chối những lời yêu cầu của họ Hồ, trong đó có đề nghị ký một hiệp là điều ông này rất mong muốn.

    • DâM TiêN says:

      Không không tôi đứng trên bờ
      Bỉ ông Bọ Xít ông ngờ cho tui

      Ngờ rằng:

      Tôi được OSS của Mỹ nó mang lên ngôi…

      • saovang says:

        “…Gặp nhóm du kích, toán người Mỹ OSS được đưa đến đến một túp lều tre, tại đây họ thấy Hồ Chí Minh nằm trên chiếu trong một góc tối, đang run cầm cập vì bị sốt rét. Ông tự giới thiệu mình là “ C.M. Hoo”. Y tá của toán Con Nai đã điều trị cho Hồ Chí Minh.
        ……………………………..
        Prunier nói vì kỷ luật, nhân viên tình báo Toán Con Nai OSS, tiếc, khi phải từ chối gái đẹp và thuốc (rừng) kích dục mà Hồ Chí Minh đã cống hiến cho họ “.

        ( “Henry A. Prunier, người dạy Võ Nguyên Giáp ném lựu đạn” )

    • UncleFox says:

      Thì ra “bác Hồ” nhà ta xin được làm tay sai cho Stalin cơ à ? Thế mà lâu nay theo lời mấy đồng chí Kẩu Nô tôi cứ tưởng xin làm tay sai bán nước cho giặc là Ngô Đình Diệm ấy chứ .

      Tiên Vồ và Vũ Như Vẹt đâu rổi Hãy chường mặt ra mà phản biện theo tinh thần của bài viết chính đi .

  6. Timsuthat says:

    Thật đáng tiếc cho miền Nam với sự kiện hai ông Diệm/Nhu.

    Đau buồn thay cho miền Nam vì từ khi ông Diệm về VN lên nắm chính quyền và mãi cho đến những năm gần đây, nhiều người Phật tử (hoặc không CG) – dù không là CS – đã vẫn tin rằng Tây phương có chủ trương dùng “lá bài CG” để cai trị VN và Kitô-hóa dân Việt; trong số đó có cả những người QG chống CS mạnh mẽ nhất (như được thấy trong bài “Dân tộc và Phật giáo Việt Nam được gì qua sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức” gần đây).

    Nhưng những tài liệu lịch sử được công bố lâu nay từ ở mọi phía – như tác giả nêu ra trong bài này – đã chứng minh rằng ông Diệm đã chỉ là một chọn lựa ngẫu nhiên của Mỹ trong việc xác định người lãnh đạo cho miền Nam để chống CS, chứ không phải “con bài CG”. Đã đến lúc những người Phật tử đó, nhất là nhờ phương tiện Internet ngày nay, cần nhìn lại và xác định sự thật để có cái nhìn chính xác về lịch sử cũng như trả công lý cho nhà Ngô.

    Một trong những ngộ nhận rất lớn thành phần này có là họ tin (hoặc có ấn tượng rằng) Kitô Giáo đều chung là một khối thống nhất (bloc) cùng quan điểm trong vấn đề tôn giáo và phe Phản Thệ (Tin Lành) đều kính trọng quan điểm của Vatican và giáo sĩ lãnh đạo – kể cả về vấn đề chính trị!

    Đây là sự sai lầm hết sức lớn vì Kitô Giáo đã bị vỡ ra rất nhiều phe từ 500 năm rồi và đã có những chiến tranh vì xung khắc giữa các phe này với nhau. Nước Mỹ có tự do tôn giáo (như được công bố trong HP) nhưng CG LUÔN ĐÃ BỊ COI NHƯ một thứ đạo ‘ngoại’, thuộc giai cấp hạng 2 hay 3 và do đó không có ảnh hưởng gì đáng kể trong chính trị từ khi lập quốc; cho mãi đến thời Kennedy là lần đầu tiên có người CG được chấp nhận làm TT! Ngay đến bây giờ, nhiều người Phản Thệ vẫn coi CG là một dị giáo lạc đường; họ không có quan hệ bình đẳng với CG như đa số người Việt nghĩ; có thành phần kính trọng GH Vatican (Pope) nhưng cũng có thành phần còn cho CG là đã thuộc về Satan! Họ không thể muốn ông Diệm làm TT nếu họ muốn Kitô-hóa VN.

    Còn một chứng cớ khác để xác định ông Diệm không phải là lá bài của Mỹ là việc ông N.G. Kiểng đã viết về tài liệu ông thu nhận được mà dựa vào đó, ông Kiểng cho là “ông Diệm là lá bài của Pháp”!!! Tôi thì thấy rõ ràng là 2 bức thư ông Kiểng đưa ra là ‘giải pháp VN’ – vì chính ông Nhu là người vận động tạo ra sự việc đó chứ chẳng phải ông Nhu ‘xin phép’ ai cả!

    Nên xin đừng cho rằng ông Diệm là lá bài của Mỹ hay Pháp hay âm mưu của Vatican!

    - Vận động của ông Nhu đã là động lức chính
    - Pháp thấy có thể có lợi cho Pháp vì tuy chống Pháp nhưng ông ta không bạo lực với Pháp
    - Mỹ thấy một con người chống-CS có thể chấp nhận được sau khi Bảo Đại đã đưa ông về VN, nhưng rồi Mỹ cũng không có kiên định rõ rệt để rồi cũng lật đổ
    - CG, đúng ra chỉ là GM Spellman, thấy một người CG tốt và thích ủng hộ ông

    Thế thôi!

  7. vũ như vũ says:

    XIN CÁM ƠN CHỦ NHÀ NHÉ!- RẤT RẤT VÔ TƯ VÀ CHƠI ĐẸP
    Thế mới biết những người giàu như tớ sướng thật, mà cũng khổ thật, thích hay không thích thì các chú cứ lăn xả vào. Ngày một đông hơn náo nhiệt hơn. Nhưng không sao người Miền tây vốn rất hào phóng mà, trong các chú, ai cũng có phần cứ xếp hàng tớ gọi tên ai thì đứng ra nhận hồi âm
    ĐẦU TIÊN LÀ : “Cháu khoe Cần thơ bây giờ lớn bằng 10 Cần thơ trước 1975, chaú có
    biết tại sao không? Tiền xây nhà xây cầu.. là do các bác bên này gửi
    về một năm 10 tỷ”
    Tớ ưu tiên chú này vì chú này đã phát hiện ra một điểm son của Việt Nam hôm nay. Đấy các chú thấy chưa, Nhà nước đã và đang sử dụng nguồn ngoại tệ của Đồng bào ta ở nước ngoài rất có hiệu quả. Các chú thừa nhận đấy nhá. Tớ cũng như Đảng, chính phủ và Nhân dân Việt Nam rất trân trọng sự đóng góp tiền của và trí tuệ của Kiều bào ta. Năm xưa ngoại tệ của kiều bào gửi về giúp cho các hoạt động trong lòng địch được tiện lợi hơn rất nhiều giúp làm bộ máy ngụy quyền rệu rã để nó bị lịch sử chôn vùi sớm hơn, giúp cho quân dân ta có thêm sức mạnh để vít đầu xâm lược xuống mà đánh. Ngày nay đóng góp của kiều bào ta lại đang làm cho đất nước Việt Nam ta đàng hoàng hơn to đẹp hơn “ mười ngày xưa”. Đấy Các chú đừng la làng lên là tiền bị tham nhũng ăn chặn nữa nhé
    ABC:-20/11/2013 at 03:35 “Láo vừa vừa thôi ông nội ơi!”
    ABC ơi tớ tưởng chú đuổi xéo tớ đi rồi cơ mà? Sao giờ lại lê la lượn lờ làm quen? Hay lại đói ăn rồi? hay muốn gừi một cái “APPLICATION FOR CHARITY?” nào nữa đây?
    TIÊN NGU : Thành ra các anh cò cứ nà bị cán Cộng cho ăn bánh vẽ, rằng thì nà cò mồi
    toàn…đình cao trí tuệ, có…tư cách lên lớp…nhân dân.
    Tớ chả là ai cả, tớ là Nhân dân, còn bánh vẽ, cái bánh vẽ về giấc mơ điên cuồng của mấy chú thì chỉ mấy chú ăn được với nhau thôi. Mà cũng chỉ chốn chui chốn lủi ở một xó nào đó mà ăn vụng ăn cợi thôi. Chứ còn tớ nay tiếp doanh nghiệp Mỹ, mai tiếp người Nhật thì tớ chỉ luôn tận hưởng hot food với những món ăn các chú chỉ được nếm trong mơ, THÈM KHÔNG? Nếu tớ không có ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ- tức là tài năng ấy mà thì tớ cũng lại chỉ như mấy chú mà thôi- dĩ nhiên là tớ sẽ sống sạch hơn
    NGUYỄN TRỌNG DÂN: “việt nam cộng hòa lừng lững trở lại sáng quá… bà con ơi !”
    Tớ treo giải thưởng cho trọng dân: nếu VNCH lừng lững trở lại trước giờ phút nhắm mắt xuôi tay của Trọng Dân tớ sẽ bỏ tiền lo toàn bộ việc ma chay cho Trọng dân. Với một cỗ quan tài 100% made of Việt nam
    NVTNCS: “Bạn không biết những gì bạn đã có cho đến khi nó biến mất.”.
    Có chứ sao tớ không biết, Tớ có nhà lầu, xe hơi, có vợ đẹp con ngoan, có sự nghiệp huy hoàng, có tổ quốc quang vinh và tớ đang ngày đêm cùng nhân dân cả nước bảo vệ nó bằng mọi giá
    AUSTIN PHAM “Đừng mặc cảm gì cả Vũ ạ.
    Chú này cứ suy bụng ta ra bụng người. Sáu anh chị em tớ đều thành đạt, trong đó tớ theo nghề kinh doanh nên giàu có nhất, tớ có anh là nhà giáo ưu tú, chị là thạc sĩ nông nghiệp thuộc viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, em tớ là ca sỹ hàng đầu Việt Nam, em nữa đang là giảng viên thanh nhạc… thế liệu 10 đời kế tiếp của con cháu nhà AUSTIN PHẠM có bằng được bọn tớ không?
    NGƯỜI LÍNH GIÀ “Tiên Sinh Lửa tôi vỗ đùi khoái trí…”Nghe qua là biết thằng răng
    đen mã tấu “Bắc bảy nhăm” đang…cù nhầy, phét lác, liền à!”
    A chàng này phản động quá, “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một,.Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không thay đổi”. Lời nói ấy luôn vang lên trong từng con tim khối óc người Việt Nam thì làm gì có Nam Có Bắc nữa. LẠC HẬU QUÁ RỒI CHA NỘI ƠI.

    • Tien Ngu says:

      Nghe anh cò tiếp tục khoe tự sướng mà Tiên Ngu cười muốn té phở…

      Đúng nà cái tật lớn hơn cái tuổi. Láo…tỉnh rụi như nà cái thời bác còn trong…hang, dân ngu còn…ngơ ngác.

      VN thời Cộng láo, anh cò anh Cộng nào cũng giàu cả, tha hồ giật le lối xóm. Lương bộng…tượng trưng, nhưng ngay cả anh công an cấp xã, còn chơi lên được biệt thự, xe con. Mấy bà già bán khoai, bán..cải, lỡ ngồi gần cổng vô nhà, bị…quát cho bò đi không kịp.

      Đúng nà nhất công an, nhì…cò mồi…
      Con cháu các ảnh, thiệt có phước…bắt ớn.

      Thấy thương quá.

    • Cù Lần Lửa says:

      Ta hoải nhá, chả nhời nhá, khai báo cho rốt ráo nhá :

      Thế, thế, vú như vú, có cho cô dzợ chuổng cời đem gạ bán cho

      Đại Hàn chăng ? Thảo nào, Vú như Vú binh chế độ…bán dâm !

    • ABC says:

      Con gái ông, nó kêu ông bỏ đám vịt, về coi nhà, cho nó đi học thêm ở tiệm net đấy, đừng ngồi đó mà !”
      Vợ ông bảo tôi nhắn cho ông như thế.

      http://www.youtube.com/watch?v=e_3LMjqsWY8

  8. Juda says:

    Juda says : Như tui đã trình bày với các bác tháng trước, những thông tin này tui coi ở trang mạng Giao Điểm í .

    • Bui Lan says:

      Đúng như vậy. trang web giaodiem.com cũng như sáchhiem.com họ đưa
      tin tức và bài vở nghiên cứu rất chính xác và khoa học về đức Jehovah và
      Cha Trời Thượng Đế Giêsu và các Giáo Hoàng thời trung cổ. Dâm dật,loạn luân
      tàn ác từ Đức ngài jehovah cho đến Đức Chúa Giêsu,đức Thánh Cha,
      đức Thánh con . Kinh khiếp lắm . Xin mời các bạn vào xem.

    • Builan says:

      Xin BBT lưu ý !
      Không nên tiếp tay với bọn CS . con sán, con sâu, con sên, con sáo, con sậu. con sâu CON SÒ…

      “ĐÓI ĂN VỤNG TÚNG LÀM CÀNG ”
      Đội lốt mạo danh cuả người khác Y NHƯ Thằng CHA GIÀ Khốn nạn Lưu manh của chúng !!!
      AI CHIỤ TRÁCH NHIỆM dung túng tiếp tay… trong việc MẠO DANH nầy ?????

      Bui Lan says: 21/11/2013 at 12:00

      KHÔNG PHẢI cuả Builan !! BUILAN .

  9. Hồ Minh says:

    … Vào thời điểm ấy, người Việt Nam nhập cư chống chiến tranh được hưởng một sự ưu đãi vô tiền khoáng hậu. Đi đến đâu họ cũng được thăm hỏi, giúp đỡ, được coi là người của “một dân tộc anh hùng”. Và, trên các diễn đàn chống chiến tranh, đại diện của “tổ chức Việt kiều yêu nước” được xuất hiện bên cạnh những nhân vật quan trọng bản xứ mà nếu không nhờ ân sủng của cuộc chiến này, không bao giờ họ có cơ hội và có tư thế tiếp xúc. Để ví von, có thể nói rằng: Những con chim vốn nép mình trong bóng tối nhờ ánh đạn lửa mà được nhô đầu ra và há mỏ cất tiếng kêu.
    Thế nên, họ cần cuộc chiến tranh Việt-Mỹ.
    Lòng ích kỷ, cái kiêu ngã của con người quả là vô giới hạn. Những kẻ sống ở một phương trời, cần máu đồng bào phải đổ ở một phương trời khác để tô điểm cho cuộc sống tinh thần của chính mình.
    Chiến tranh thật đẹp khi nó được tạo bằng máu xương kẻ khác!
    Từ đây, tôi nghi ngờ hai từ “yêu nước”. Phía sau danh từ này có vô vàn tâm trạng, có vô số động cơ, hoặc xác thực, hoặc ngầm ẩn, hoặc có ý thức, hoặc vô thức.
    Danh từ nào cũng lập lờ và cũng có khả năng phản lại nghĩa chính thống.
    Như thế, giữa người Việt với người Việt cũng bị chia cách bởi những con sông vô hình. Chắc chắn cũng còn khá lâu mới bắc được cầu qua những con sông ấy.
    Chiến tranh Việt-Mỹ đã qua, nhưng sau đó không lâu cái tên Việt Nam lại dội lên trên các kênh thông tin quốc tế. Lần này, là một thứ ồn ào dơ dáy. Chẳng còn là người anh hùng bé nhỏ dám đương đầu với đế quốc Mỹ mà là tác giả của Khổ nạn Thuyền nhân. Ở châu Âu, phái đoàn Việt Nam không còn được chào đón bằng cờ và hoa mà bằng cà chua và trứng thối. Tôi nhớ rằng lần đi châu Âu, ông Võ Văn Kiệt đã hứng trọn một quả trứng thối vào giữa mặt còn đến lượt ông Phan Văn Khải thì thoát nạn nhờ sự bố trí, dàn cảnh công phu của cảnh sát Pháp. Sự đời vốn đổi thay như các lớp tuồng. Điều khốn khổ cho người Việt Nam là dường như họ chỉ được biết đến trong các tình huống đau khổ. Kể từ khi làn sóng “Thuyền nhân” dịu đi, Việt Nam gần như chẳng còn gì để nhớ. Cứ nghe đài phương Tây thì biết, người ta chỉ nhắc tới hai từ Việt Nam khi nhắc tới cuộc chiến tranh Việt-Mỹ, bởi rất nhiều trí thức phương Tây, đặc biệt là các văn nghệ sĩ đã tham gia vào phong trào chống chiến tranh và tuổi trẻ của họ gắn bó với những kỷ niệm của một thời sôi động. Tuy nhiên, ngay cả những người kiên nhẫn nhất và hiểu biết Việt Nam nhiều nhất cũng chưa dám quả quyết rằng họ nắm được sự thực về cuộc chiến tranh này. Điều đó, quá khó khăn…

    Trích ” những cơ chế của sự nhầm lẫn ” của Dương Thu Hương.

    • Builan says:

      Thưa HỒ Minh, – a/c đã có công đọc
      Có công trich dẩn- chẳng phaỉ là dể chơi !
      Tôi nghe cả tiếng lòng cuả người viết, người đọc cùng với thông diệp tận tâm cam cuả người trích dẫn !
      Tiếng kêu cuả con QUỐC QUỐC làm rung động lòng ngời _ NGƯỜI có chung một niềm suy tư về nôĩ đau thương cuả dân tộc !
      Tổ quốc, quê hương bị sang nhương, bán dần vào tay kẻ thù truyền kiếp.
      Dân tôc lụn suy- cam phận tôi đòi – bằng lòng với miếng ăn kiếm được từ thân phận công bộc, tay sai !!!
      Tự sướng bằng những haò quang aỏ – Găm nhấm những xưng tụng cuả một thời bịp bợm đễu giả — Từ bao giờ và cho đến tận bây giờ NGU vẫn còn NGU !!!

      Âu cũng là VẬN NưỚC
      Âu cũng là số phận không may cuả một dân tộc- QUÁ NHIỀU SAI NHA THẢO KHẤU !
      Quá nhiều trí thức sĩ phu an phận- xu nịnh – tôi đoí !!!

      Tôi đã đọc coms Xin được chia xẽ
      ĐÚNG- SAI chẳng phaỉ là vấn đề !
      Trao đổi- gơỉ gắm một chút suy tư
      Tưởng như có cùng một tần số !
      Kính

  10. Hồ Thẩm Du says:

    @vũ như vũ
    Miền tây nổi tiếng là vựa lúa phì nhiêu mà sao nhiều người nông dân còn nghèo khổ 
    lam lũ vất vả, cũng vì miếng cơm manh áo mà có biết bao cô gái miền tây gạt nước
    mắt đi lấy chồng Hàn quốc, Đài loan, Trung quốc.. dù chẳng biết người chồng đó tính
    nết ra sao? trước khi cưới hỏi, có nhiều trường hợp chúng coi nhưng cô gái này như
    những món hàng không hơn, không kém và khi cưới rồi số tiền như đã hứa đến tay cha
    mẹ cũng chẳng còn bao nhiêu vì bị bọn mối mai ăn chặn, rồi sau đó biết bao những cánh
    thương tâm xảy đến với các cô gái này nơi xứ lạ quê người. Phải đau của nỗi đau đồng
    loại chứ ? Chỉ như gỗ đá mới dửng dưng trước những thảm cảnh đó. Xin đừng khoe
    khoang cái giàu sang, hào nhoáng bên ngoài.

    • N VIỆT TẠI ÚC says:

      Tôi kể với ông bạn nói giọng Bắc ( dzõ dzàng )hơn tôi tại một hồ bơi về chuyện, Một ông Đại Hàn trách sao các anh VN có đứa con gái mới lớn nào cũng chực đem bán rẻ cho ngoại nhân và tôi thật choáng váng khi nghe ông bạn (hồ bơi) té nước vào mặt: “ối dào! Ông nói thế người trong nước sẽ bảo ông chắc sống ở Cung Găng,tôi đã từng sang Sing gái VN đứng cả con phố…..” Tôi xót xa, tủi hổ lẫn tiếc nuối ước gì tôi được là người Nguyệt Cầu để được thanh thản (vô tư) như những con người mới XHCN ở trong nước và ngoại quốc chỉ cần có tiền, chuyện gì cũng dám làm. Chỉ có là người Cung Trăng mới khỏi căm phẫn khi đọc bài này của Công Nhân (người công chính).

Leave a Reply to saovang