WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tầm vóc lịch sử của tổng thống Ngô Đình Diệm

Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ảnh Wikipedia

Mặc dầu TT. Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu đã bị chết một cách thảm bại, nhục nhã. Nhưng lịch sử đôi khi thật công bằng. Với độ lùi thời gian 50, càng ngày chân lý và sự thật càng được công khai và rõ ràng.. Đất nước do cộng sản quản lý càng sa lầy, càng thối nát thì người ta càng thấy nền Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam là ưu vượt là tốt đẹp, là đáng sống. Ít lắm ở nơi đây cũng là một mảnh đất lành cho con người trú ngụ và sống xứng đáng con người.

Ngay những sử gia Mỹ cho chí đến những kẻ thù oán ông Diệm một cách không khoan nhượng cũng đến lúc cần nghĩ lại và chỉnh sửa lối nhìn một chiều của họ. Ngày nay, người ta phải thừa nhậnn ông Diệm không là bù nhìn của Mỹ, không là bè lũ Mỹ-. Diệm- Ngày nay, càng hiếm có người nào còn có chút lòng, còn chút suy nghĩ so sánh thực trạng đất nước dám công khai chê trách.

Và mọi cố gắng tìm hiểu về VNCH- nhất là thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hòa-, không thể không bắt đầu bằng ông Diệm. và ngay cả thời kỳ sau chế độ Diệm- không có Diệm.

Ngày nay nhìn lại giai đoạn ấy, ông Diệm đã phủ bóng lên tất cả những xung đột tranh cãi, khen chê cũng như nhửng âm mưu thủ đoạn dẫn đưa đến cái chết của ông ấy và sự tan rã của miền Nam Việt Nam.

Cái chết ấy không chấm dứt một giai đoạn lịch sử mà như bóng ma theo đuổi bất cứ ai muốn tìm hiểu con người ông như một ám ảnh không rời. Ông Diệm còn sống mãi..ngay đối với cả những kẻ thù ghét ông thuộc nhiều phía. Cuộc cách mạng lật đổ ông Diệm không nhất thiết đưa tới một một sự ổn định như nhiều người mong muốn.

Nó tạo ra sự tan vỡ về thể chế và nhất là sự mất niềm tin vào chủ quyền quốc gia- Và nếu nói cho cùng thì đến lúc đó, miền Nam thực sự có một khoảng trống lãnh đạo không ai thay thế được. Nhiều chính trị gia đủ loại đã có dịp ở vai trò lãnh đạo đã tỏ ra bất lực và yếu kém. Phần người Mỹ dù có truyền thống dân chủ lâu đời, nhưng khi xuất cảng những khái niệm, tự do-dân chủ, khái niệm độc lập-tự chủ thì cho thấy họ đã dẫm đạp lên chính những điều mà họ đòi hỏi nơi các xứ đang mở mang..

Ai cho phép họ cái quyền thay thế, ngay cả âm mưu ám hại một tổng thống đương nhiệm bất chấp mọi nguyên tắc ứng xử, bất chấp quyền tự chủ của dân tộc?

Nhưng ngày nay, phải nhìn nhận có một xu hướng lịch sử như gió đổi chiều.

Một sự đánh giá lại lịch sử, một sự nhìn nhận những ngộ nhận, xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử-con người.

Tầm vóc lịch sử- con người NĐD- thành quả của nền Đệ Nhất Cộng Hòa trở thành biểu tượng cho một giai đoạn sáng ngời với nhiều oan nghiệt!!

Ngược lại, lãnh tụ Hồ Chí Minh càng được bôi vẽ thì càng ngày những vết bôi vẽ càng lở loét, để lộ bộ mặt thật của ông ấy..

Theo R. Nixon: Không giống Hồ, Diệm là một người yêu nước chân chính. Và mọi so sánh hai nhân vật này là thừa và lố bịch. Quan tâm hàng đầu của ông Diệm là ổn định trật tự. Không thể có một chính quyền mạnh, nếu không chấm dứt tình trạng chia năm xẻ bẩy làm suy yếu quốc gia. Cho nên, việc diệt trừ Bình Xuyên là một việc làm chính đáng của chính quyền, mặc dầu phải trả một giá không nhỏ. Ông Diệm đang phải tiến hành hai công việc một lúc: Vừa phải ổn định và vừa phát triển một đất nước có chiến tranh đồng thời mong giành được chiến thắng cộng sản.

Tiếng tăm của ông Diệm phần lớn nhờ vào những chương trình cải cách xã hội. Ông là một khuôn mặt được quý mến bởi những người dân thường hơn là những chính khách cả Việt lẫn Mỹ ở Saigòn.(…)

Cái lỗi lầm của chính quyền Keendy là đã ký thỏa ước Trung Lập Lào, mở đường cho cộng sản miền Bắc xâm nhập.. Ông Ngô Đình Diệm đã tỏ bầy sự tuyệt vọng đối với quyết định này của người Mỹ.. Từ nay, đường mòn Hồ Chí Minh trở thành một xa lộ cho sự xâm nhập của Hà Nội, chúng ta đã đặt Hồ Chí Minh ngồi vào cái ghế tài xế trong cuộc chiến tranh Việt Nam.(..)

Diem quyết tâm duy trì độc lập chủ quyền và thường phản bác hoặc không quan tâm đến những ý kiến của các cố vấn người Mỹ. Nói chung, ông tự hào là một người quốc gia không chịu nghe theo những chỉ thị đến từ người Mỹ cũng như trước đây từ phía người Pháp (1).

Cái sai lầm thứ ba của chính quyền Kennedy ở miền Nam, năm 1963 là có những bất đồng gia tăng với ông Diệm và họ đã khuyến khích và ủng hộ cuộc đảo chính quân sự chống lại ông Diệm. Cái giai đoạn đáng xấu hổ chấm dứt với việc giết ông Diệm và mở đường cho một giai đoạn chính trị hỗn loạn ở miền Nam và đã buộc chúng ta phải gửi quân lính tham gia vào cuộc chiến tranh..

Ông Diệm ổn định tình hình miền Nam như một hòn đá tảng giữ cho tòa nhà khỏi sụp đổ.. Mọi xu hướng chính trị khác biệt phải quy tụ về một mối và ông điều hợp sự khác biệt giữa các nhóm ấy và đặt tất cả các nhóm ấy về vị trí của mình.

Và người ta chỉ hiểu được vai trò quan trọng sống còn của ông Diệm một cách rõ ràng sau cái chết của ông, khi mà toàn thể hệ thống chính trị miền Nam đã sụp đổ(2).

Hình ảnh ông Diệm bị các ký giả Tây Phương mở một mặt trận báo chí gán cho ông đủ thứ như độc tài gia đình trị, đàn áp phật giáo thì nay hình ảnh một lãnh tụ đạo đức, tài ba và có lòng yêu nước chân thành- không phải tự nhiên- đã được tưởng niệm khắp nơi trên toàn thế giới- ở những nơi nào có người Việt cư ngụ-.

Thật sự giữa hai người lãnh tụ giữa hai miền nay so sánh thì một người đang sống lại và một người đang chìm dần vào dĩ vãng mà người ta có ấn tượng là như thể bị lừa.

Nhưng nếu tìm hiểu thấu đáo, ta sẽ hiểu là do ông Diệm có lập trường kiên định, đặt để chủ quyền độc lập dân tộc lên hàng đầu và lý tưởng chống thực dân Pháp bằng mọi giá mà không có chỗ cho sự thỏa hiệp.

Cái chết tủi nhục của ông Diệm sau khi chết đang trở thành biểu tượng chân chính, một lý tưởng cho người Việt Quốc Gia.

Mặc dầu vậy nơi tấm mộ bia của ông ở Lái Thiêu còn bị che dấu tên thật. Người ta chỉ để tên Thánh Goan Baoxitita-Huynh. Huynh là để chỉ là anh..

Điều ấy đã đến lúc cần phải sửa đổi..

Những người ái mộ ông Diệm đã có lần lập tấm bia mộ ông với tên Ngô Đình Diệm. Chính quyền cộng sản đã e ngại và ra lệnh gỡ bỏ tấm bia đó.

Rõ ràng Hà Nội sợ ngay cả một người đã chết- ngay cả một tấm bia mộ- giống như trong trường hợp bức tượng người lính ở Nghĩa trang quân đội ở biên Hòa trước đây.

Tầm vóc lịch sử của con người ấy nay được nhìn lại và những nhà viết sử trẻ thuộc thế hệ thứ hai như Catton, Jessica Chapman và nhất là Edward Miller đã cất lên một tiếng nói khác-.

Tiếng nói của lòng trung thực không bị lấn áp bởi những quyền lợi chính trị phe phái. Trong số ấy còn phải kể thêm hai nhà sử học trẻ người Việt là Trần Thị Liên và Nguyễn Thị Liên Hằng.

Họ không bị quá khứ bao vây ràng buộc hay ưu tư ám ảnh về việc bênh hay chống ông Diệm.

Những nhà sử học trẻ với thời gian đủ để bình tĩnh nhìn lại đã vượt qua những nhà sử học lớp đàn anh như Bernard Fall, Jean Larteguy, John Prados, Neil Sheehan hay những Haberstam, Frank Snepp. Những người này phần đông đã phóng đại những sai lầm bất kỳ lớn nhỏ của một chế độ Cộng Hòa còn non trẻ dựa trên một mẫu thức một chế độ dân chủ có dộ dài lịch sử cả vài trăm năm. Mang vài trăm năm ra như thước đo để đòi hỏi một sớm một chiều thay đổi cả một hệ tư tướng phong kiến, thuộc địa cả ngàn năm là một đòi hỏi vô trách nhiệm.

Quả thực hiện nay có một sự nhìn lại, đánh giá lại các công trình dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa như các thành quả không chối cãi đượ như: Ổn định một triệu người di cư- dẹp Bình Xuyên- ổn định trật tự xã hội- Phát triển giáo dục y tế và tạo dựng một quân đội hùng mạnh- có uy tín trên trường Quốc tế vỏn vẹn với thời gian ngắn ngủi chín năm.

Chân dung ông Ngô Đình Diệm trước đây từng bị bôi nhọ bởi nhiều nhà báo trong và ngoài nước- nhất là kể từ năm 1960 trở đi dưới thời kỳ TT Kennedy..

Tuần trăng mật của chế độ Ngô Đình Diệm chỉ thật sự an bình và được sự ủng hộ nhiệt tình cho đến hết nhiệm kỳ của đảng Cộng Hòa thời tổng thống Eisenhower. TT. Mỹ đã đón tiếp ông Diệm- một trong những trường hợp hiếm hoi- như một thượng khách và ra tận máy bay đón chào ông và cả hai đi diễu hành trên một chiếc xe mui trần được đám đông dân chúng đón chào trên đường phố Broadway ở thành phố Nữu Ước năm 1957. Ít vị quốc khách nào của Mỹ được đón tiếp long trọng như vậy.

Nhưng từ khi TT Kennedy lên làm tổng thống thì tình trạng mỗi ngày mỗi xấu đi mà nhà sử học trẻ Edward Miller, xuất bản một cuốn sách gần đây đã lấy tựa đề tên sách đầy mỉa mai của ông là: Missaliance- Ngo Dinh Diem, The United State and the fate of South Viet Nam. (Cuộc hôn nhân không cân xứng, Ngô Đình Diệm and the fate of South Viet Nam)

Cuộc hôn nhân không tương xứng ấy mỗi ngày một căng thẳng dẫn đến đổ vỡ- như một thứ chiến tranh lạnh giữa đôi bên- dẫn đưa đến quyết định của chính TT Kennedy là phải thay thế Diệm. Diem must go..

Tại sao lại có sự căng thẳng ấy?

Là bởi vì TT. Ngô Đình Diệm là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn viễn kiến về chính trị có đường lối hẳn hoi mà không có một nhà lãnh đạo miền Nam nào từ thời Bảo Đại có được.

Theo chính ông Ngô Đình Diệm thường bày tỏ trong các bài diễn văn của ông là, nguyên tắc căn bản của một nhà lãnh đạo đất nước là phải đặt chủ quyền đất nước, độc lập dân tộc như một nguyên tắc không thể tương nhượng-.

Không có độc lập, tự chủ thì không có gì hết- Tout ou rien- Hoặc là có, hoặc không có..

Và chủ quyền là bất khả tương nhượng. Người ta không thể vì lợi ích vật chất mà mất chủ quyền. Ông lấy tỉ dụ, nếu cứ nghe người Mỹ thì cuối cùng ông chỉ còn là một thứ con bài cho người ta sai bảo. Chính Ed Lansdale trong một bài phỏng vấn truyền hình do Stanley Karnow thực hiện đã thú nhận rằng 10 ý kiến đưa ra cho ông Diệm thì may ra một điều được ông nghe theo.

Đó là một sự thật để sau này giải tỏa được những tuyên truyền của cộng sản như: Ông Diệm là con bài của Mỹ, Mỹ-Diệm hay trục của điều xấu: Spellman-Vatican- Diệm.

Đường lối thứ hai của ông là chống Pháp thực dân và chống cộng sản độc tài.

Chính vì ba nguyên tắc này mà ông được coi như là thuộc lực lượng thứ ba (3e force). Nghĩa là chống cả Pháp lẫn thực dân. Nhiều người cho là ông Diệm là người bướng bỉnh, cố chấp, người khác cho ông là không có cái mềm dẻo chính trị của một chính trị gia, hoặc ông là loại người ngây thơ, thiếu bén nhậy chính trị.

Tất cả những nhận xét trên chỉ đúng một phần, phần còn lại là sai, vì họ đã không hiểu những viễn kiến chính trị của ông.

Viễn kiến chính trị ấy ông đã theo đuổi suốt cuộc đời làm chính trị của ông và sau này xét công hay tội đều phải căn cứ trên viễn kiến chính trị này.

Tiến sĩ Trần Thị Liên trong luận án tiến sĩ sử của bà cho thấy rằng cả người Pháp lẫn Bảo Đại cũng như giới lãnh đạo công giáo như giám mục Lê Hữu Từ đều cho thấy ông Diệm và Nhu là những người không bao giờ chấp nhận hai chữ Thỏa Hiệp.

Ông Ngô Đình Nhu từng viết như sau về lập trường cố định của anh em ông: Và theo ông Nhu: nguyên tắc nền tảng để có thế cứu vãn Việt Nam là (3).

Điều quan trọng đối với ông Nhu là từ chối tất cả sự hợp tác với người Pháp, bởi vì theo ông ta tất cả các người công giáo đều có hai bổn phận: với tư cách người Việt Nam phải loại trừ khỏi ách đô hộ của người ngoại quốc và tranh đấu chống lại ý thức hệ cộng sản.(…)thỏa hiệp với người Pháp không phải là một giải pháp. Chẳng những vậy còn là một tội ác làm suy yếu lực lượng kháng chiến..(..)

Ông Nhu viết tiếp: chủ nghĩa quốc gia tranh đấu một mất một còn là vũ khí hữu hiệu chống lại cộng sản và chủ nghĩa thực dân.

Bảo Đại sau khi gặp Bollaert ở Hồng Kông cũng ghi lại thái độ của ông Diệm như sau:

Diệm là người phản đối mạnh mẽ nhất. Đối với Diệm, những nhượng bộ của Pháp rõ ràng không đủ khi hạn chế chủ quyền quốc gia bằng cách sát nhập vào Liên Hiệp Pháp. Đối với ông ta, đó là những đề nghị sai lệch. Trần Văn Lý cũng chia xẻ quan điểm của ông Ngô Đình Diệm. Cả hai đã bị ảnh hưởng bởi các diễn tiến của các phong trào giải thực đang diễn ra đồng thời tại Ấn Độ và Miến Điện và họ đã đưa ra một chương trình nhờ đó cho phép Việt Nam có quy chế tự trị Domino.(Quy chế tự trị trong Liên Hiệp Anh- NVL).

Đối với họ, đó là giải pháp duy nhất có thể chấp nhận được đối với những người quốc gia Việt Nam. (4)

Lần chót trong một buổi họp ở Hồng Kông với Bảo Đại, một lần nữa ông Diệm đã lên án một cách mạnh mẽ về con đường thỏa hiệp của Bảo Đại khi ông này đặt bút ký vào Hiệp định Élysée. Ông Diệm coi đây như một sự đầu hàng người Pháp. Sau đó, kể như hai bên đoạn giao.

Và Bảo Đại tỏ ra thất vọng viết:

Với Diệm, chúng ta chỉ có một thái độ chờ đợi.(5)

Lập trường chính trị cứng rắn của ông Diệm cũng buộc lòng giám mục Lê Hữu Từ gửi một phái viên thân cận là luật sư Lê Quang Luật nhằm thuyết phục ông Diệm về hợp tác với Bảo Đại. Kết quả là bị ông Ngô Đình Diệm phủi tay. Lê Quang Luật cho người Pháp hay là kết quả thương lượng không đem lại kết quả gì vì thái độ cứng rắn của ông Diệm:

Ngô Đình Diệm không cho thấy một chút hy vọng gì ông ta ra khỏi thái độ chờ thời (attentisme) và thay đổi quan điểm chính trị của ông ta. Ông Diệm tỏ ra một thái độ ghét cay ghét đắng Bảo Đại vì lý do Bảo Đại là người có cá tính mềm yếu và không vững vàng. Giả dụ nếu Ngô Đình Diệm chấp nhận lên cầm quyền, ông ta sẽ tiến hành một cuộc chiến chống Cộng sản tới cùng với điều kiện được sự hỗ trợ của Bảo Đại.

Và sự hỗ trợ đó đã không có.

Diệm đã không muốn tham gia chính quyền vì những xác tín chính trị của ông ta. (6)

Cũng theo đường lối này mà đã ba lần ông từ chối lời mời của ông Bảo Đại ra làm thủ tướng. Lần đầu lúc ông làm thượng thư triều đình, ông đã xin từ chức, tiện đó Bảo Đại đã cách chức và tước đoạt mọi phẩm hàm vào năm 1933, sau đó lại cho phục chức. Khi bị cách chức, ông mất danh vị nhị phẩm triều đình và lương bổng 400/tháng. Viết về việc này, ông Phan Khôi cho rằng trong vòng 50 năm trở lại đây từ đời Thành Thái chưa có một vị sĩ phu bào có khí tiết và danh dự như Ngô Đình Diệm. Danh ông nổi như cồn về việc từ chức của ông để phản đối Bảo Đại thỏa hiệp với Pháp. Phan Khôi viết:

Sĩ phu liêm sỉ chi đạo táng, chính câu ông Phan Châu Trinh nói như thế. Con người mất cả liêm sỉ là con người bỏ; huống chi cả một đám người mất liêm sỉ, mà còn mong gì được ư?

Nhờ ông Ngô Đình Diệm vớt lại nhiều ít, nhờ sự cách chức và khai phục ông Ngô Đình Diệm vớt lại nhiều ít, họa may cái lòng liêm sỉ của sĩ phu Việt Nam ngoi dạy chăng? (7)

Cụ Phan Khôi mới chỉ nhấn mạnh tới cái đức tính liêm sỉ của ông Ngô Đình Diệm. Nhưng điều chính yếu trong việc từ chức này là một quan điểm chính trị dứ/t khoát không hợp tác với Pháp.

Nhưng cũng vì đường lối cứng rắn của ông nên ông cũng bị cộng sản lên án tử hình và Pháp không bảo đảm an ninh cho ông-. Ông buộc lòng phải dời Việt Nam chọn bước đường lưu vong vào tháng 8-1950 cùng với ngưới anh là Giám mục Ngô Đình Thục.

Thoạt đầu ông ghé Hồng Kông rồi sang Nhật Bản. Ở đây ông có dịp gặp lại một đồng chí của ông là Cường Để- ông đã xưng hô là bệ hạ-.Nhưng lá bài Cường Để đã không còn hữu dụng khi Nhật thua trận với đồng minh.

Ông cũng tìm cách xin găp vị tướng lừng danh của Mỹ là Douglas MacArthur. Nhưng đã không có kết quả..

Một cái may mắn là ông đã gặp được một giáo sư người Mỹ, làm tình báo cho CIA, ông này sãn sàng giúp đỡ ông Diệm và họ đã trở thành bạn. Đó là ông Wesley R. Fishel. (giáo sư Khoa Học Chính Trị, Michigan State University, 31, được coi là một chuyên gia đầy tài năng và có nhiều quan hệ với những nhân vật lãnh đạo ở Á Châu). Ông này nhận ra ông Diệm là một gương mặt sắc bén về chính trị, có niềm tin mãnh liệt và quyết liệt chống Cộng. Ông cũng là người đưa ông Diệm vào làm việc trong cơ quan của ông với tư cách một chuyên viên đặc trách về Đông Nam Á.

Thật ra, sang Mỹ, phần lớn thời gian ông Diệm phải nằm chờ thời tại một tu viện ở Nữu Ước. Linh mục Phó viện truởng của tu viện tên là Daniel Lyons, dòng tên, sau này có viết lại trong cuốn sách của ông: Viet Nam Crisis như sau

Ông Diệm ở lầu hai và ngày ngày ông học thêm tiếng Anh và đọc lịch sử Mỹ Quốc. Vì không phải một nhân vật có chức quyền nên không được giới chức Mỹ tiếp đón. Họ tỏ ra lạnh nhạt với ông.(8)

Sau này do Fisel giới thiệu ông quen biết được một vài nhân vật trong chính giới Mỹ như các hồng y Cushing và nhất là Spellman và các thượng nghị sĩ dân chủ như Mike Mansfield, John F. Kennedy, nhất là ông tòa William,O Douglas và linh mục Raymond J. de Jeagher..( ông đã quen biết linh mục này từ năm 1947).

Kết quả của những mối liên lạc này cũng không đi đến đâu và ông tỏ ra tuyệt vọng. Mùa xuân 1953 ông quyết định bỏ nước Mỹ từ bỏ chính trị đến ở một tu viện dòng Benedictin, St Andre ở Bỉ..

Trong bữa ăn từ giã nước Mỹ do ông tòa William O. Douglas khoản đãi ông Diệm vào ngày 8-5-1953, ông Diệm đã có dịp gặp những vị khách mời quan trọng như Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield và John F. Kennedy. Trong bữa ăn này, một lần nữa, ông Diệm phê phán Bảo Đại vẫn đi tìm một giải pháp chính trị ảo vọng bằng cách tựa vào thế Liên Hiệp Pháp .

Ít ra thì ông cũng gửi đi đuợc một tín hiệu cho chính giới Mỹ thấy rằng lá bài giải pháp Bảo Đại tỏ ra không hợp thời nữa và ngụ ý rằng không ai khác, ngoài ông ra có thể đưa được bài toán giải đáp cho những vấn đề phức tạp của Việt Nam.

Việc rời khỏi Mỹ là dấu hiệu cho thấy ông Diệm không tìm được một lối ra cho bài toán VN ra khỏi quỹ đạo người Pháp, đồng thời không tìm được sự ủng hộ tích cực của chính giới Mỹ để chống cộng sản.

Điều đó cho thấy rõ ràng con đường chính trị của Diệm là khởi từ Paris chứ không phải Hoa Thạnh Đốn.

Về Paris, ông có dịp được gặp TT Pháp và sau đây là nội dung được ghi lại trong Hồi Ký của TT Pháp như sau:

Nỗi lo lắng chính yếu của nhà lãnh đạo Thiên Chúa giáo là sự chấp nhận một chính quyền Việt Nam hoàn toàn độc lập. Không thể chấp nhận tình trạng hai quyền lực (dualité) chính quyền. Nghĩa là cần có một chính quyền thực sự có trách nhiệm.

TT. Vincent Auriol ghi nhận thêm:

Một lá bài chính đáng có thể một ngày nào đó phải được dùng đến  : Diệm một người Quốc Gia thuần túy. Một người đã chống đối lại chúng ta một cách kịch liệt. Một người rất khó để có thể điều khiển. Nhưng trung thực và liêm khiết. Rất là đố kỵ với thối nát lúc nhúc chung quanh Bảo Đại, và là một người có uy tín lớn lao. (9)

Gần đây nhất, chúng tôi được biết linh mục bề trên dòng Benedictin, tại Bỉ, Viện phụ René Forbe, bề trên của Đan Viện. Sau 60 năm giữ kín lá thư của ông Diệm xin đi tu trong bậc trợ sĩ. Trong dịp công bố lá thư này, có sự chứng kiến của một số thân thuộc của ông Diệm như bà Charlotte Ngô Đình Luyện, bà Marie Claude Ngô Đình Luyện và bà E1lizabeth Nguyễn Thị Thu Hồng- em gái cố hồng y Nguyễn Văn Thuận-. Cũng theo vị bề trên Đan Viện, ông Diệm đã trú ngụ ở Đan Viện 6 tháng trước khi quyết định rời tu viện.

Lá thư xin đi tu của ông Diệm là một tài liệu vô cùng quý giá, vì nó làm sáng tỏ sinh mệnh chính trị của ông Diệm, đánh tan cái dư luận ác ý, thổi phồng gán ghép ông Diệm là một lá bài của Mỹ qua cái trục Spellman- Vatican- Ngô Đình Diệm.

Đối với tôi, lá thư xin đi tu của ông Diệm là một soi sáng lịch sử sau 60 năm. Nó cho ta thấy rằng một lúc nào đó: Nắng đã lên. Sự thật được trả về cho sự thật.

Trong Viet Nam, a History, Karnow cũng đã đưa ra một khẳng định phủ nhận những tin đồn của một vài tác giả Mỹ như Robert Scheer trong How the United States got involved in Viet Nam và tác giả Việt (trường hợp Vũ Ngự Chiêu)là có tính cách tiểu thuyết xây dựng chung quanh huyền thoại Spellman này.

Sau này sử gia Edward Miller cũng đồng quan điểm với Stanley Karnow cho rằng: Những quan niệm cho rằng công giáo là yếu tố chủ chốt giải thích cho khả năng giành được sự ủng hộ của người Mỹ giỏi lắm cũng chỉ là phóng đại.(10)

Và nếu chúng ta căn cứ vào những người trong cuộc như Bảo Đại, chúng ta thấy rõ việc chọn lựa ông Diệm làm thủ tướng là quyết định từ Bảo Đại với sự tham khảo ý kiến của nhiều chính giới ở Pháp và rằng những người này đều đồng ý việc chọn lựa ông Diệm làm thủ tướng..

Cùng lắm một vài chính giới Mỹchỉ đóng vai trò tham khảo như các ông Bedell Smith và Bonsai. Và chỉ khi đã quyết định chọn ông Diệm rồi, ông Bảo Đại mới tiếp xúc với Ngoại Trưởng Foster Dulles để cho biết quyết định của mình.

Tóm lại có tham khảo phía Mỹ mà không có bất cứ áp lực nào từ phía người Mỹ trong quyết định chọn ông Diệm làm thủ tướng.

Phần Arthur J.Dommen đã dành hẳn một chương nói về việc này nhan đề: The choice of Diem trong đó nhấn mạnh chính ông Bảo Đại có quyết định về việc chọn lựa khó khăn này:

4 ngày trước khi đến Paris, Bảo Đại đã triệu Ngô Đình Diệm từ tu viện St Andrew Bruges đến gặp ông ta. Một chủ đích rõ ràng muốn giao trọng trách cho Ngô Đình Diệm bất kể sự chống đối của người Pháp. Trong đó dù không trực tiếp nói ra, ông Bảo Đại cũng muốn sự đồng tình ủng hộ về phía người Mỹ. (11)

Trong cuốn sách của Edward Miller nêu ở trên, ông còn khẳng định rằng:

Những điều viết biếm họa về ông Diệm chỉ căn cứ trên những giả định sai lầm và nhiều những điều kết luận rút ra từ những giả định đó đều sai lạc..Chẳng hạn trái ngược với những đồn đại, Diệm chỉ là thứ bù nhìn của Mỹ, Diem đã nắm được quyền hành vào năm 1954 chỉ do những cố gắng cá nhân của ông và của những anh em của ông, mà không do một vận động áp lực nào từ phía Mỹ.

Edward nói thêm:

Và ngay sự thành công kế tiếp trong việc củng cố quyền lực của ông ở miền Nam VN cũng chỉ là do kết quả do những vận dụng của riêng ông mà thôi. (12)

Và phải chăng viễn kiến chính trị về một con đường thứ ba vừa chống Pháp, vừa chống Việt Minh nay là thời cơ thuận tiện để ông Diệm thực hiện giấc mơ chính trị của mình?

Cái chết của ông kéo theo một thảm trạng của miền Nam cuối cùng chỉ vì muốn bảo vệ chủ quyền độc lập quốc gia, không đồng thuận với người Mỹ.

Quả đúng là một cuộc hôn nhân gượng ép mà ngay từ đầu cả hai bên đều thấy không thể kéo dài được nữa.

————————————————-

Ghi chú:

(1) No more Viet Nam, Richard Nixon 57-62

(2) No more Viet Nam. Ibid trang 63-65

(3) Trần Thị Liên, Les Catholiques Vietnamiens pendant la guerre d’indépendance ( 1945-1954) entre la reconquête coloniale et la résistance communsite.

(4) Bao Đai, Le Dragon D’Annam, 1980, trang 190-200

(5) Bao Dai, Ibid, trang 198

(6) ASAT 10 11 1039, Hanoi, le 24-3-1950, Fiche sur entretien avec Mr Le Quang Luat le 23-3-1950, peu après son retour à Sài Gòn

(7) Việt-studies, Một việc rất có ảnh hưởng đến tâm thuật của sĩ phu. Cách chức và khai phục ông Ngô Đình Diệm, Lại Nguyên Ân

(8) Viet Nam Crisis, Stephen Pan, Daniel Lyons, S.J. trang 82-83

(9) Vincent Auriol, Journal du Septennat ( 1947-1954). Trích lại Tran Thi Lien, Ibid, trang 521

(10) Vision, Power and Agency : The ascent of Ngo Dinh Diem 1945-1954 Eddward Miller, journal of southeast Asian Studies, trg 433-458, trích lại trong cuộc Cách Mạng Nhân Vị

(11) The Indochinese Experience, Arthur J. Dommen, trang 237

(12) Misalliance, Ngo Dinh Diem, The United States and the fate of Viet Nam, Edward Miller, trang 15

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt

253 Phản hồi cho “Tầm vóc lịch sử của tổng thống Ngô Đình Diệm”

  1. Trúc Bạch says:

    Có một điều chắc chắn là dưới thời Ngô Đình Diệm, hài cốt của các “anh hùng tử sĩ” không bị thay bằng xương bò, xương chó, xương lợn, xương….mèo như thời đại Hồ Chí Minh quang vinh, iu việt !

    Liệt sĩ thành xúc sinh

  2. Hồ chủ tịt says:

    Vũ Như Vũ nói dóc
    Cháu nói cháu bận việc kinh doanh sổ sách, nhưng nhất là bận rộn ngồi chờ đô la các bác bên này gửi về , cuối năm tổng cộng các bác gửi về nhiều tỷ đô la. Các cháu ngồi ăn bám cơm thừa canh cặn các chú, các bác gửi về, kế đó cũng ăn bám tiền viện trợ của đế quốc, của các nước tư bản, quĩ tiền quốc tế vân vân và vân vân

    Lũ ăn cắp, ăn mày đô la Mỹ chỉ biết ăn bám vào đô la Mỹ vơ vét bóc lột nhân dân chứ làm được cái gì cho nhân dân đất nước đâu nào

  3. vũ như vũ says:

    Ngậm miệng hết rồi phải không? Không chú nào giám lên giọng nữa phải không? Tâm phục khẩu phục rồi phải không? Theo kinh nghiệm trên thương trường thì doanh nghiệp không bao giờ cạn tàu ráo máng với đối tác, và ngay cả với đối phương nên tớ tạm thời để các chú ăn ngon ngủ yên một vài tháng. Giáng sinh đến rồi. Năm mới đến rồi. Tết đến rồi Công việc xuất nhập hàng hóa cứ tấp nập nên tớ cũng bận lắm, hẹn ra giêng ngày rộng tháng dài tớ lại chiến tiếp. Chúc ăn ngon ngủ yên

    • Thích Sự Thật says:

      Tiếc gì mà Vũ Như Vũ không bỏ chút thời giờ choảng dăm chùy hoặc cho vài đường quyền hoặc điểm vài tử huyệt làm quà Giáng Sinh cho đám Ngụy Vẫn Ngụy biết thế nào là lễ độ dù có bận trăm công ngàn việc. Cố lên, bạn Vũ Như Võ!
      Mong lắm thay!

    • Austin Pham says:

      Vũ ơi, Vũ post cùng một comment ở nhiều nơi làm người ta có cảm tưởng Vũ đang…lồng lộn. Sao không nghe lời anh vào thay áo đi, chùi bọt mép nữa nhá!
      Nhớ bắt chước anh, đừng có đánh lộn trên diễn đàn. Đã đánh thì phải đánh…trúng, đánh cho thiệt đau, tạo sự “lồng lộn” cho đối phương. Hề..hề
      Chào đoàn kết

    • UncleFox says:

      Người ta nói Việt Cộng là một lũ vô nhân tính ngay với cả đồng chí của chúng thật chẳng sai . Xem này, vũ như vũ bị bệnh tâm thần, nói năng lảm nhảm như bị quỷ ám mà chẳng thấy đồng bọn đưa vào nhà thương điên chăm sóc, điều trị .
      Tội thật ! Nhưng mà, các đồng chí có vắt chanh thì cũng nên bỏ vào thùng rác chứ . Ai đâu lại quẳng lên diễn đàn làm ô nhiễm môi sinh thế nì hỉ ?

    • Mẹ Đốp says:

      Này tên vu nhu vu : Đứa nào thua nát bét ? Đứa nào phải liên tục đổi nick từ chungson, conmeo, quockhach”, vietquoc , tranhung , v…v…Cách đây vài tuần lại viết tự thú là tien vo, đảng viên Việt cộng . Rồi sau đó lại tiếp tục ẩn dưới một lố những nick khác như : vũ như vũ? Hết như Bác Hồ của nó ngày xưa .

      tien võ says:
      05/11/2013 at 22:29

      Cũng chả có gì mà phải giấu giếm. Tự giới thiệu, tôi là một Đảng Viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tôi sinh hoạt đảng tại một chi bộ ở Ang Giang.

  4. Tung` says:

    Chuyện chính trị thì cãi càn cãi bướng không sao, nó là chuyện tán láo, không cần tài liệu, dữ kiện, những người bình dân thì rành loại này nhưng chuyện lịch sử thì chẳng cãi được, nó dựïa trên những dữ kiện văn bản rõ ràng.

    Những vấn đề lịch sử mỗi người có nhận định riêng, người Mỹ họ comment vui vẻ, đứng đắn, không bao giờ chỉ trích lập trường người khác, người mình độc đáo ở chỗ bắt người khác phải nghe theo mình, thằng nào không nghe chửi cha nó, bởi vậy người mình phản hồi thường là chửi cha những thằng nào không nói đúng ý của mình.

    Bắt người khác phải nói , phải nghĩ theo ý mình là một quan điểm ấu trĩ vô cùng.

    Có người khiêm tốn biết mười nói một, có người hay nổ biết một nói mười, kiến thức được một nhúm như nhúm thuốc lào nhưng cứ bắt người khác phải nghe theo mình
    Nếu ai cũng nói một giọng điệu như nhau cả thì chẳng cần phản hồi, nhân dân nhất chí hết
    Nên chấm dứt phản hồi, cứ tiếp tục thì chỉ tốn nước bọt về những chuyện xưa như trái đất

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Nghe thầy ba…đu lên lớp mà…chán mớ đời…

      Đây là lịch sử cận đại, nhân chứng sống còn hàng triệu, tài liệu thật cũng như láo ngày nay…tràn trề. Cách chi cãi bướng, thầy ba?

      Lên mạng, chỉ cần gú gồ, là thấy ngay,lịch sử viết bởi các cò mồi VC cùng các anh Giáo Điếm, toàn…láo, bóp méo ru ngủ mầm non. Phục vụ cho ý đồ bất lương kiếm sướng bền của chúng.
      LỊch sử viết bởi những người Việt tự do thì ngược lại, bằng vào tiếng nói, nhận xét thật thà, có lương tâm, không có một chính phủ nào, một anh tỉ phú đô la nào cho tiền…còm cả.

      Thầy ba phán tỉnh rụi đó chỉ là chuyện chính trị…tán láo, thì…chết cha rồi? Cái hiều biết của mầm non VN ra sao đây? chỉ một chiều theo Cộng láo à?

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Tùng LÊN ÁN BỌN CỘNG SẢN hay lắm đó !

      Chừng nào thì Đảng ta theo Ý Tùng mà bỏ chuyên chính trong ly’ luận , tư tưởng & NGÔN LUẬN đây

      Xin gởi tới Tổng Bí Thư Trọng câu Viết của Tùng : ” Bắt người khác phải nói , phải nghĩ theo ý mình là một quan điểm ấu trĩ vô cùng. “

  5. Cù Lần Lửa says:

    Ai ngăn cản Mỹ vào, để bảo vệ đồng bào và đất nước ? TT DIỆM.

    Ai xâm lấn Miền Nam, tạo lý do cho Mỹ nó vààào? CT MINH Râu.

    Cộng Hòa và Cộng Sản, chánh nghĩa về bên nào ?– Hãy trả lời !

    • chinhnghia says:

      Vâng! VNCH chính nghĩa, nhưng nó đã chết rồi HU!Hu!Hu!
      Vâng, CSVN phi nghĩa nhưng nó đước cả thế giới công nhận trong đó có Mỹ và Tây phương> Hu! Hu! Hu!

      • Trúc Bạch says:

        Chuyện người có chính nghĩa bị hai, và kẻ bán nước buôn dân thắng thế là chuyện rất bình thường trong lịch sử….nhân loại .

        Những người thua mà vẫn anh hùng như Trưng – Triệu, như Phan Đình Phùng, như Nguyễn Thái Học..v.v..thì muôn đời vẫn là anh hung !

        Những người thắng mà hậu thế nguyền rửa như Lê Nin, Xit Ta Lin , Mao Trạch Đông, Polpot, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn v.v….thì muôn đời vẫn là những tên “cầm Thú”

        Xem danh sách mà thế giới đã liệt kê ở đây

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        DÂN MỚI CHÍNH LÀ GỐC CỦA QUỐC GIA , không phải ngoại bang là gốc của quốc gia

        Nay DÂN VIỆT không thừa nhận chủ nghĩa Mác Lê & đảng Cộng Sản

        Sợ quá nên trấn áp độc tài…

        Lại còn vinh vào ngoại bang để lấy le…

        Nhục quá , huhuhuh…

        VIỆT NAM CỘNG HÒA TRỞ LỪNG LỮNG TRỞ LAI…SÁNG QUÁ BÀ CON ƠI

  6. trungnguyen says:

    t/g nói
    “Cái chết ấy không chấm dứt một giai đoạn lịch sử mà như bóng ma theo đuổi bất cứ ai muốn tìm hiểu con người ông như một ám ảnh không rời. Ông Diệm còn sống mãi..ngay đối với cả những kẻ thù ghét ông thuộc nhiều phía. Cuộc cách mạng lật đổ ông Diệm không nhất thiết đưa tới một một sự ổn định như nhiều người mong muốn.”

    Ông Diệm là một nhân vật lịch sử có tầm vóc lớn của VN , đúng nhưng nó đã là chuyện quá khứ, sau ngày 1-11-63 người ta đả quên ông và chế độ gia đình trị của ông , chỉ những người còn ngưỡng mộ ông còn nhớ tới ông nhưng những người khác thì họ đã quên ông chứ không phải
    “ Ông Diệm còn sống mãi..ngay đối với cả những kẻ thù ghét ông thuộc nhiều phía”
    như t/g nói

    Những năm đầu của chế độ từ 1956 tới cuối thập niên 50, ông Diệm được toàn dân ủng hộ nhiều, tỷ lệ rất cao lý do ông truất phế Bảo đại, vị vua theo Tây mất lòng dân, đánh Bình Xuyên, bọn thảo khấu, bình định miền nam, tuy nhiên cũng có vài khuyết điểm đụng chạm tới các tôn giáo địa phương Cao đaì, Hòa Hảo

    Từ những năm cuối thập niên 50 và đấu thập niên 60 người dân bắt đấu mất cảm tình với chế độ, quyền lực quốc gia dần dần chui vào tay người trong gia đình và rồi chê độ gia đình trị ngày càng trắng trợn, dần dần 90% quyền lực nằm trong tay anh em của ông Tổng thống và từ đó người dân ngày càng chán chế độ, quyền lực tập trung trong tay gia đình dĩ nhiên phải đi tới chỗ thối nát. Đất nước, tổ quốc là của nhân dân , không thể là của một gia đình

    Trước khi vụ Phật giáo xẩy ra khoảng tháng 5-1963, tỷ lệ người dân ủng hộ chính phủ ở mức trung bình nhưng nó giảm dần khi vụ Phật giáo ngày càng sôi động và cho đến ngày 20-1-1963 khi Ngô đình Nhu chơi bạo cho công an , mật vụ tấn công chùa chiền thì tỷ lệ ủng hộ trong nhân dân chỉ còn chừng 5% là cùng. Trên thế giới từ xưa đến nay chưa một nhà độc tài nào dám ra lệnh tấn công một giáo đường, một đền thờ , Nhu là người duy nhất trên thế giới dám ra lệnh tấn công một đền thờ tôn giáo

    Sự lật đổ chính phủ là do người dân, quân đội.. chứ không phải chỉ là người Mỹ, ĐẤT NƯỚC LÀ CỦA DÂN TỘC, KHÔNG THỂ LÀ CỦA MỘT GIA ĐÌNH
    Chuyện nhà Ngô nên để cho nó lùi vào dĩ vãng, nhắc lại chỉ thêm chia rẽ, kẻ bênh người chống chửi bới nhau thô tục chả ích lợi gì,

    • Tien Ngu says:

      “Từ những năm cuối thập niên 50 và đấu thập niên 60 người dân bắt đấu mất cảm tình với chế độ, quyền lực quốc gia dần dần chui vào tay người trong gia đình và rồi chê độ gia đình trị ngày càng trắng trợn…”

      Thưa,

      Đó là ní nuận của các anh nhân sỉ…mắt hí, bất lương, tiểu nhân bỉ ổi mà thôi,
      Người có chút ít…hiểu biết, không ai phát ngôn thế.

      Thời ông Diệm, cuối thập niên 50, đầu 60, giáo dục, kinh tế, xã hội, đang đi vào chổ…ngon lành, người dân miền Nam an vui, hưỡng phước thanh bình, học đường không hề dạy láo. tuy rằng có vài cái vụ…nịnh hơi thô bỉ, ca tụng quá đáng làm các anh nhân sỉ ra rìa dựa vào đó mà…bức xúc nhưng nhìn chung lịch sử VN, chưa hề có một cái xã hội tự do nhân bản thực sự như thời Diệm.

      Cũng thời điểm ấy, Việt Cộng bắt đầu chơi trò khũng bố, giật dây…nhân sỉ, thầy chùa đi tu nhưng còn…ham vui. Mỹ cũng bắt đầu ra tay tóm gọn các anh…nịnh, tìm phương cách trấn áp tinh thần độc lập của người lãnh đạo chính quyền miền Nam VN.

      Nhưng cái này, đe doạ nặng nề sự yên bình, tự do độc lập của miền Nam.
      VC, các nhân sỉ đối lập bất lương, đệ tử các thầy chùa ham vui, luồn lách, níu kéo nhân viên chính phủ, tướng nịnh. Tất cả thi nhau moi móc bêu xấu, phá hoại từ trong ra ngoài.
      Dưới cái tình thế ấy, chính quyền bị buộc phải…chơi bạo. bất hoà, bất mãn càng ngày càng…sâu đậm. Từ đó mà…mắt hí bị các…bất lương xúi trẽ ăn cứt gà, phán rằng…Diệm độc tài. Đúng là ngây thơ, dể bị dụ.

      Câu chuyện các ông Nhu Cẫn Thục, ra tay ũng hộ, giúp đở anh em chèo chống, bảo vệ chính quyền trong cơn…nhạy cãm. Được các…mắt hí và bất lương sỉ vã rằng thì là….gia đình trị. Chúng không nhìn ra các ông này là những nhân tài thật sự của VN.
      Có Ngô đình Nhu, Cộng láo khó bề luồn lách. Có…cậu Cẫn, miền Trung vững như bàn thạch. Có Ngô đình Thục, ông Diệm vững tinh thần…

      Tiếc thay, và cũng thương thay cho cái thân phận VN. Trong cuộc chiến sống còn của chính quyền Ngô đình Diệm, khai sáng miền Nam tự do, giáo dục đàng hoàng, đã bị lũ bất lương mắt hí đánh bại. Anh em ông Diệm…đi đời, dân VN càng ngày tự do no ấm càng…lụn bại. Để cuối cùng toàn dân còn sót sót phải sống với….láo, thành…láo.

      Nhìn qua đất nước của Đại Hàn mà…ngậm ngùi…

      Trời sinh ra Diệm, sao lại còn sinh ra…mắt hí, bất lương?

  7. Minh Đức says:

    Bài viết này được viết theo cách nhìn hẹp, chỉ đem ra sự bất đồng ý kiến giữa phía Mỹ và phía chính quyền Ngô Đình Diệm, để rồi đưa đến kết luận là ông Diệm bị lật vì có tinh thần độc lập.

    Nếu nhìn vấn đề một cách rộng lớn hơn thì sẽ thấy có những người Việt khác, trong hàng ngũ chống Cộng cũng bất đồng ý kiến với chính quyền Ngô Đình Diệm chứ chẳng phải việc bất đồng ý kiến chỉ xảy ra giữa người Mỹ và ông Diệm.

    Trong số những người Việt bất đồng ý kiến với chính quyền Ngô Đình Diệm có người đã tìm cách lật đổ chế độ hoặc tìm cách giết ông Diệm. Thí dụ ông Hà Thúc Ký định ám sát ông Diệm năm 1957.

    Ông Nguyễn Chánh Thi định đảo chánh ông Diệm ngày 11-11-1960 nhưng không thành nên ông ta phải bỏ trốn qua Cam Bốt.

    Ngày 27, tháng 2, năm 1962, phi công Phạm Phú Quốc lái máy bay ném bom Dinh Độc Lập. Vụ ném bom này không giết chết được anh em ông Diệm và ông Phạm Phú Quốc bị chế độ bỏ tù.

    Các vụ đảo chánh và ám sát trên đều do sự bất mãn với chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm và không phải do sự xúi dục của người Mỹ. Vụ đảo chánh ngày 1-11-1963 cũng phát xuất từ nguyên nhân những người làm đảo chánh bất mãn với chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm như các vụ ám sát và đảo chánh trước đó.

    Giả sử vào năm 1957, ông Hà Thúc Ký thành công trong việc ám sát ông Diệm, hay vào 1960 ông Nguyễn Chánh Thi thành công trong việc lật ông Diệm, hay vào năm 1962 ông Phạm Phú Quốc thành công trong việc ném bom giết chết anh em ông Diệm thì sau đó miền Nam đều có thể bị rơi vào sự hỗn loạn và Cộng Sản cũng có thể lợi dụng tình thế để đẩy mạnh hoạt động cả.

    Vì thế nếu nhìn vấn đề một cách rộng rãi thì cách cai trị độc tài của anh em ông Diệm tuy là có đem lại ổn định tình hình vào lúc đầu và trấn áp được việc CS gây rối loạn để lật đổ chính quyền nhưng đồng thời lại gây ra bất mãn trong hàng ngũ những người chống cộng khiến họ chống lại chế độ và tìm cách lật đổ chế độ. Chính sách độc tài đó có tác dụng ổn định tình hình lúc đầu nhưng rồi lại đưa đến sự mất ổn định về sau. Nếu xét kỹ thì trong cách cai trị của chế độ Ngô Đình Diệm có những điều sai lầm, có sự thiếu khôn khéo. Đó mới là nguyên nhân chính làm cho chế độ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ chứ không phải là thái độ độc lập với người Mỹ của ông Diệm.

    • saovang says:

      Hiện nay ở Hoa Kỳ, kinh tế đã hồi phục, thị trường chứng khoán lên cao, bin Laden đã bị hạ sát, thế Obama có được sự ủng hộ của đảng Cộng Hòa và Tea Party không dzậy ?

      quangphan says:
      02/12/2012 at 03:1

      ***Năm 1958, ông Hà thúc Ký ( được đề cử làm tổng bí thư đảng Đại Việt Cách Mạng năm 1965) vì bất đồng chính kiến với chính phủ Ngô Đình Diệm và vì có liên quan đến vụ biến động Ba Lòng ở miền Trung, bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam. Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh ( hiện ở tiểu bang Louisiana)- thầy thuốc riêng của tổng thống Diệm- cho biết ông Diệm chỉ thị cho bác sĩ Trần Kim Tuyến mỗi tuần hai lần đến chăm nom sức khỏe cho ông Hà Thúc Ký.

      Ngoài ra, ông Diệm còn mật lệnh cho ông Cao Xuân Linh ( em ông Cao Xuân Vĩ) ngầm giúp đỡ tài chánh cho bà Hà Thúc Ký để có phương tiện cho các con ăn học.

      Trong tác phẩm Sống Còn Với Dân Tộc- xuất bản năm 2009, nhận định về cá nhân tổng thống Ngô Đình Diệm, ông Hà Thúc ký cho biết cá nhân ông khi còn là sinh viên đã từng ngưỡng mộ ông Diệm. Ông có cảm tình với ông Diệm vì hành động từ chức thượng thư vì không không muốn bị lệ thuộc vào bọn thực dân Pháp. Và cho đến nay, ông cho biết mỗi khi nghĩ đến việc tổng thống Diệm bị sát hại thì cái thiện cảm mà ông đã dành cho ông Diệm lúc thời sinh viên lại trở lại. Ông cho biết mỗi khi nghĩ đến tổng thống Diệm, ông vẫn bùi ngùi tiếc thương cho con người suốt đời nặng lòng lo toan cho đất nước.

      ***Ông Nguyễn Ngọc Huy- thuộc đảng Đại Việt, đã sống lưu vong tại Pháp từ 1956-1963, đã nói: ‘’Tôi không đồng ý cách hành động của ông Nhu. Nhưng tôi công nhận ông Nhu là một người khá, ông không bao giờ giết hại những người có lập trường chống cộng, có tư cách…dù họ đã âm mưu dùng võ lực để lật đổ chính quyền Diệm. Khi ở Pháp về vào năm 1963, tôi đã gặp được đầy đủ các đồng chí của Đại Việt như anh Hà Thúc Ký, anh Đoàn Thái dù họ đã bị Nhu giam giữ lâu năm’’. (Biến Cố Chính Trị Việt Nam Hiện Đại/Phạm văn Lưu ).

      Ông Huy về sau sáng lập đảng Tân Đại Việt và Phong trào Quốc Gia Cấp Tiến .

      *** Tướng Nguyễn chánh Thi- tham dự cuộc đảo chánh bất thành 1960 – “Những tướng lãnh làm đảo chánh 1/11/1963 hầu hết là manh động theo lệnh ngoại bang, không có lý tưởng cách mạng. Cho nên lũ đầy tớ giết chủ đi rồi, thì loạng quạng không biết làm gì, chỉ chờ quan thầy ra lệnh tiếp, mà quan thầy thì mù tịt tình hình, lệnh lạc đưa ra đầu Ngô mình Sở, không mạch lạc gì cả, đất nước hiện nay bị coi là vô chủ”.

    • Tien Ngu says:

      “…Đó mới là nguyên nhân chính làm cho chế độ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ chứ không phải là thái độ độc lập với người Mỹ của ông Diệm…”

      Trật!

      Các nhân sỉ…mắt hí, các anh tướng nịnh, các…thầy chùa ham vui, các anh đảng viên quốc gia đã từng có kinh nghiệm hợp tác với Việt Cộng…vân vân…

      Có bảnh cở nào đi nữa, tự thân các ảnh không cách chi lật đổ được chính quyền Ngô đình Diệm nếu như Mỹ không giật dây, hà hơi, tiếp sức!…

      Không có bàn tay Mỹ…chọt, cách mạng mắt hí của các ảnh không thành.

      Sai lầm của Mỹ, sai lầm của các anh…mắt hí, chết hàng chục triệu người, cả nước VN bị ăn…cám xú hàng chục năm, luân lý đạo đức tan hoang, xã hội loạn cào cào…

    • mythanh says:

      Hì hì cũng chưa chịu …tội? Vẫn còn cố “gỡ gạc”? Đã bảo không phải cứ ném chữ “độc tài” ra để bào chữa cho những hành động đáng phỉ nhổ được đâu!

      Kể những chuyện “ám sát” ra để chụm vào với việc đảo chánh? Lại ấu trĩ! Bao nhiêu vị tổng thống Mỹ đã từng bị ám sát, ông có biết không? 19 tổng thống tất cả. Và có 4 cuộc ám sát thành công, bao gồm vị tổng thống vĩ đại của nước Mỹ là Abraham Lincoln. Vậy ông dám bảo 19 vị tổng thống Mỹ này là độc tài? là vì chính sách của họ mất lòng “dân”?

      Kể vớ vẩn chuyện Nguyễn Chánh Thi đảo chính bất thành làm gì? Cũng chỉ là phe phái, tiểu nhân, thiển cận chứ có danh giá gì cái tên NCT? Và rõ ràng những hành động phiến loạn này không hề có lòng dân và cũng không thể thành công cho đến khi có bàn tay Mỹ nhúng vào, bật đèn xanh cho những tên tướng có tinh thần dựa dẫm ngoại bang, tưởng được Mỹ đỡ đầu thì có thể làm … tổng thống?

      Fact là tên đại sứ Cabot Lodge đã chủ trì vụ đảo chánh, fact là có những tên ham mê quyền hành, tiền bạc, có những tên bất mãn đã cộng tác với nhau để lật đổ một chính quyền dân chủ non trẻ, và sợ nếu để tổng thống sống thì chúng sẽ chẳng thể giành được sự ủng hộ của dân chúng mà thế quyền người, nên phải giết người. Lịch sử đến giờ này còn mập mờ đánh lận được ai?

      Không có bàn tay người Mỹ, bọn chuột có gan trời cũng không dám làm điều này.

      Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Đừng nói ai suy tôn lãnh tụ chi cả. Những kẻ có tính suy tôn thường chỉ “phù thịnh” chứ có ai “phù suy”? Đến giờ này, nửa thế kỷ qua rồi, người cùng thời đã già, thế hệ sau lật lại lịch sử, Tổng tống Ngô Đình Diệm và bào đệ hàng năm được tưởng niệm suy tôn khắp nơi trên thế giới, thậm chí cả ở Việt Nam, thì những kẻ có tội nếu khôn ngoan cũng nên hiểu ra mà im lặng (để đỡ bị chửi) là vừa.

    • Timsuthat says:

      Nếu Mỹ không OK, vụ đảo chánh 1/11 của các loạn tướng đã chẳng xảy ra, vì vấn đề là Mỹ sẽ có tiếp tục viện trợ VN hay không sau khi đảo chánh; các tướng này không thể không nghĩ tới nguồn viện trợ cần có cho QĐ. Phải có Mỹ OK thì mới nhiều tướng đồng lòng theo DVM. Các vụ kia do hai đảng VNQDĐ và ĐV âm mưu (ngoài vụ đặc công VC), không có đồng thuận của nhiều tướng lãnh nên không thành.

      Tất cả các chế độ ở Á Châu đều “độc tài” ở một mức cao trong giai đoạn Cold War. Ở Nam Hàn các phe đối lập rất quyết liệt, nhưng đâu vì thế mà Mỹ muốn lật đổ Lý Thừa Hãn (ở ghế TT 12 năm rồi bị đảo chánh) và Phác Chính Hy (16 năm để rồi cũng bị ám sát chết). P.C.Hy dùng họ hàng trong chính quyền, kinh doanh, có người nắm cơ quan an ninh. CIA đã bị nghi là có âm mưu thay thế Tưởng ở ĐL nhưng rốt cuộc Tưởng vẫn độc tài giữ ghế 25 năm, chắc chắn cũng nhờ Mỹ đã có căn cứ QS ở ĐL.

      Vì thế, không phải vì ô. Diệm/Nhu độc tài, có chống đối của phe đối lập mà Mỹ OK vụ đảo chánh.

      Ô. Nhu có chủ thuyết chính trị riêng, có chính sách cho QG riêng; mô hình và phương cách của ông không theo kiểu Mỹ. Đường lối của ô. Nhu/Diệm khiến phe đối lập phản đối, nhưng gây mâu thuẫn với Mỹ mới là chuyện lớn vì vai trò sức mạnh của họ với vũ khí và tiền bạc! Tôi không nói là Mỹ muốn điều khiển VN vì rõ ràng là họ cũng muốn chế độ VNCH có dân chủ tự do, nhưng không có sự tương đồng giữa ô. Nhu và Mỹ về chiến lược chống CS. Nếu ô. Nhu đã có “buy-in” của Mỹ về chính sách của ông ta, thì các vấn đề về đối lập cũng sẽ được kiềm chế. Tôi nghĩ đây là thất bại lớn nhất của ông Nhu.

      Tuy đồng ý về nguyên tắc độc lập/chủ quyền QG của ô. Nhu/Diệm, tôi nghĩ trong cái nhìn của Mỹ, QL VNCH là một lực lượng non trẻ, do Pháp huấn luyện (Pháp thua Đức trong 6 tuần, thua VM ở ĐBP với viện trợ của Mỹ!) thì không thể cho Mỹ tin tưởng cao trong việc đối đầu với CS (như đã xảy ra ở Bắc Hàn với TC yểm trợ)! Không những thế, Mỹ đã lãnh đạo QS từ cả 2 Thế Chiến, quân LHQ ở trận chiến Triều Tiên (mới kết thúc không lâu), nên gạt vai trò của Mỹ ra ngoài nhưng nhận nhận viện trợ và vũ khí của họ thì “thiếu thực tế” – dù tôi nghĩ ô. Nhu thật uyên bác và rất phục ông ta. Nhận định của Mỹ có thể sai về vấn đề này, nhưng không hiểu cái nhìn của họ (mà chỉ cho là họ ‘trịch thượng’, ‘đế quốc’) thì chỉ thiệt hại về mình thôi!

      Còn một việc nữa là về tài chánh. Tôi đã đọc là ô. Nhu muốn nhận viện trợ của Pháp nữa, nhưng ông không hiểu rằng Pháp (đúng ra cả Âu Châu) vẫn còn phải dựa vào Mỹ vào thời đó về kinh tế; và ô. Nhu đã gửi quĩ tiền QG (trên 2 tỉ USD, có tiền viện trợ của Mỹ?) vào nhà băng Thụy Sĩ! Quản trị tiền bạc như thế để giữ mức bí mật, tránh nhòm ngó của người bảo trợ thì sẽ khiến họ nghi ngờ – dù cho ông Nhu/Diệm có thanh liêm, có ý tốt cho QG đến mấy đi nữa. Việc viện trợ là vấn đề chính trị, không phải là từ thiện nên không minh bạch với đồng minh là khó bền. Đây là điều tôi mới đọc được, xin được dè dặt về vấn đề này và cần kiểm chứng thêm.

      Tuy rất kính phục hai ô. Nhu/Diệm, nhưng tôi nghĩ 2 vấn đề trên đủ để Mỹ muốn đảo chánh, vì họ vẫn còn lo rằng cả ĐNÁ sẽ mất vào tay CS; nếu không, họ chỉ cần chấm dứt ủng hộ VNCH và rút về.

      • Minh Đức says:

        Trích: “Nếu Mỹ không OK, vụ đảo chánh 1/11 của các loạn tướng đã chẳng xảy ra, vì vấn đề là Mỹ sẽ có tiếp tục viện trợ VN hay không”

        Lý luận này không đứng vững vì trước đó đại tá Nguyễn Chánh Thi làm đảo chánh, phi công Phạm Phú Quốc ném bom dinh Độc Lập họ không cần đợi người Mỹ có ý kiến. Giả sử người Mỹ không chấp nhận đảo chánh của nhóm quân nhân này thì vẫn có thể có những người khác vào một dịp khác tìm cách lật đổ chế độ. Trước đó đã có những người định tìm cách lật đổ chế độ mà chẳng cần tham khảo ý kiến người Mỹ thì sau này cũng vẫn có thể có những người làm việc đó. Việc người Mỹ có ý kiến ủng hộ chỉ đóng vai trò phụ thuộc, sự bất mãn của các quân nhân là nguyên nhân chính. Giả sử người Mỹ nói là chúng tôi không có ý kiến gì cả thì cuộc đảo chánh vẫn có thể diễn ra.

      • Timsuthat says:

        Trả lời cho Minh Đức:

        Rất dễ hiểu (có chịu chấp nhận là thuyết phục hay không là chuyện khác!).

        Hành động của một cá nhân, hay của một nhóm do một cá nhân chỉ huy KHÔNG có ý nghĩa chính trị lớn bằng hành động của một nhóm liên hiệp (coalition) của nhiều thành phần có tiếng nói tương đối độc lập. Và ở vụ 1/11/63, nhóm liên hiệp này là nhiều tướng lãnh trong cấp lãnh đạo của quân đội VNCH (ngoài DVM), nó có ý nghĩa hoàn toàn khác các trường hợp kia.

        Hành động của Phạm Phú Quốc, dù là một người lính, chỉ có giá trị ‘cá nhân’. Hẳn hễ vào quân đội là ai cũng luôn luôn trung thành, không bao giờ có thể bất mãn với TT/chế độ, không bao giờ phản quốc – dù là một phi công? Đây chỉ là sự ‘cầu may’ đánh liều.

        Cuộc đảo chánh thất bại của Nguyễn Chánh Thi, dù có một nhóm lính đã theo ông, cũng không đủ để có thể có sức thuyết phục người Mỹ về chính trị đối với VN – giả sử họ vẫn có thái độ chưa thiên vị phe nào trước khi sự việc xảy ra. Việc các nhóm tướng lãnh trung thành với chế độ ra tay chống lại ô. Thi, khi đảo chánh hầu như gần thành công, đã chứng tỏ thành phần QĐ vẫn còn nhiều người ủng hộ ô. Diệm/Nhu. Sự kiện này do đó cũng chỉ chứng tỏ bất mãn của một nhóm lính có lãnh tụ. Và cũng cần nói thêm, trước đảo chánh cũng như sau này, NCT chứng tỏ là kẻ ít học, ngông cuồng, lo chống người QG hơn là đánh CS (!); nhân viên tình báo Mỹ đánh giá Thi là can đảm nhưng đần (“dumb”! Google it).

        Trong cả 2 trường hợp, phe tướng lãnh đối lập ‘trong bóng tối chưa ra mặt’ KHÔNG hề bị nguy cơ mất viện trợ dù ám sát/lật đổ thành công hay không – vì Mỹ sẽ không thể kết tội cho cả nhóm lãnh đạo QĐ nếu Mỹ vẫn còn muốn ủng hộ ô. Diệm/Nhu.

        Ngược lại, sự tập hợp của cả một nhóm tướng lãnh có ý nghĩa quan trọng về phương diện QS. Dù nhiều nhân vật trong đám này ngu thật, nhưng họ cũng không quá ngu để hiểu rằng hành động chung như thế mà Mỹ chưa thực sự đồng ý thì nguy hiểm cho cả QG; họ không thể cho rằng (assume) họ sẽ chắc chắn tiếp tục được viện trợ, ủng hộ việc xây dựng sau này với một biến chuyển chính trị quan trọng như thế. Dù Mỹ cũng có tỏ thái độ không bằng lòng, phản đối ô. Diệm/Nhu trước đó, nhưng đó chưa chắc đồng nghĩa với việc ‘đồng ý lật đổ để tìm giải pháp khác’. Do họ là tướng lãnh, đa số họ chỉ biết lo về phương diện quân sự; kinh tế thì mù tịt; chính trị của họ chỉ là áp lực/bạo lực; can đảm mấy đi nữa họ cũng biết không thể đẩy Mỹ vào một áp lực “phải viện trợ vì chúng tôi chiến đấu chống CS” (!); người Mỹ có thể “just walk away” khi tình thế quá bất lợi vì đất VN không phải đất họ phải “sống còn” vì nó. Cam đoan (assurance) của Mỹ đã cho họ tin tưởng để thực hiện đảo chánh – dù họ chẳng biết giải pháp chính trị sau này phải ra sao. Các cuộc phỏng vấn với các loạn tướng này đều chứng minh Mỹ đã thúc đẩy. Google it.

        Tôi không nói là các tướng này không có bất mãn, nhưng không có Mỹ OK, số tướng đứng ra hành động sẽ chỉ là đơn lẻ – isolated incident; có thể thành công, nhưng nhiều khả năng là không. Khi cấp tướng tá mà còn vẫn còn là đảng viên và trung thành với đảng mình (như VNQDĐ và ĐV) thay vì QG, và một TT mà chưa hề xử tử một người âm mưu đảo chánh (Hà Thúc Ký, Hà Minh Trí, Nguyễn Chánh Thi, Phạm Phú Quốc) thì tôi cũng đồng ý là sẽ đã còn âm mưu như thế, dù bất mãn có chính đáng hay không!

        Xin kết luận, bất mãn của lớp tướng lãnh đi chăng nữa KHÔNG chứng minh sự sai lầm của chính thể hay lãnh đạo. Họ không phải là cán cân của công lý, định nghĩa của chính nghĩa.

    • Nguyễn Thiện says:

      Lịch sử cho thấy, cả ba ông Hà Thúc Ký, Nguyễn Chánh Thi, Phạm Phú Quốc đều chẳng có tài cán gì trước và sau khi ông Diệm bị đảo chánh 1-11-1963. Họ làm đảo chánh vì muốn làm lãnh tụ, vì quyền lợi đảng phái, vì chế độ ông Diệm quá trong sạch, nên lương cuả các sĩ quan cao cấp nhất cũng không làm cho họ giàu có như ý của họ mong muốn, từ đó họ sinh ra sự bất mãn cá nhân với ông Diệm.

      Họ (và phe nhóm của họ) đều thiếu tầm nhìn trong việc lãnh đạo đất nước, (trước và sau khi ông Diệm mất) họ chẳng có đề ra kế họach gì hay ho để đóng góp trong việc bình định phát triển, chống cộng sản, cải cách kinh tế,…

      Điều làm ông Diệm cao hẳn hơn họ là ông Diệm đã không xử tử họ. Ông Diệm và ông Nhu cũng không xử tử ông Việt Cộng Hà minh Trí (sau 1975 làm tỉnh uỷ viên tỉnh Tây Ninh).
      http://phunutoday.vn/doi-song/ha-minh-tri—nguoi-lam-thay-doi-lich-su-khi-am-sat-ngo-dinh-diem-3371.html

      Ông là một chính nhân quân tử, đời sống thanh đạm, không mê tửu sắc, bọn người kia (và các tướng tá sau này) muốn giết ông chỉ , chúng không thể giàu có và tham nhũng được khi ông Diệm còn làm Tổng thống.
      ——————————————————–

      *http://en.wikipedia.org/wiki/Park_Chung-hee

      * Pak Chung Hee: When he came to power in 1961, South Korea’s per capita income was only US$ 72.00.

      *Khi TT Phác Chánh Hy lên nắm quyền 1961, lợi tức mỗi đầu người là 72 đô la Mỹ/ 1 năm.

      *Người Miền Nam VN vào lúc 1961 đã có lợi tức US$ 171.00
      Chỉ dưới thời ông Diệm, cuộc sống của đại đa số dân chúng Miền Nam là không thiếu thốn, đời sống êm đềm và làng quê thanh bình. Tối ngũ không cần khóa, nạn trộm cắp hiếm hoi, hàng xóm biết yêu thương và quí mến nhau, sinh viên học sinh tốt nghiệp đều có việc làm xứng đáng. Học sinh sinh viên biết kính trọng cha mẹ thầy cô giáo và người lớn tuổi. Gia đình là mối ràng buộc thiêng liêng, họ hàng quí trọng nhau biết kính trên nhường dưới.

      Lời nhạc của Phạm Duy, Minh Kỳ, Lam Phương, Hoàng Thi Thơ, Trịnh Công Sơn…trước năm 1963, thời ông Diệm, ghi lại rất rõ khung cảnh thanh bình của làng quê, tình yêu trai gái thơ mộng, đời sống gia đình an vui…

      Ra đường, quân nhân, công chức, hs, sinh viên, các bà gánh hàng đi bán dạo nhìn thấy đám tang trên đường thì hết thảy đều xuống xe, ngã nón, ngã mũ đứng nghiêm chào người quá cố.

      Khi ngang qua trường học vào buổi sáng, mọi người đều dừng lại ngã nón đứng nghiêm chào quốc kỳ; quân nhân, công chức và người đi làm tắt máy xuống xe, những phụ nữ quảy gánh hàng rong cũng ngừng lại đứng nghiêm chào cờ. Mọi người làm như vậy là tự nguyện mà không cần ai bảo ai. Không có hình phạt nào dành cho những ai không làm, người ta làm vì lòng kính trọng quốc kỳ, kính trọng người đã qua đời. Tất cả làm vậy là nhờ môn công dân giáo dục mà học sinh phải học ngay từ lớp 2, lớp 3 dưới thời ông Diệm.

      Có chính phủ nước nào đã từng thành công như vậy hay không? Ngay cả hiện nay, ở nước ngoài có bao nhiêu quốc gia mà người dân ra đường còn biết hành xử như thế?

  8. Cư sĩ tị nạn CS says:

    Tôn Thất Đính đã chầu sư phụ Dương Văn Minh và đồng bọn từng giết chủ:

    “Ngày 1 Tháng Mười Một, 1963, ông tham gia cuộc đảo chánh chính phủ Ngô Đình Diệm, do Tướng Dương Văn Minh cầm đầu, và được vinh thăng trung tướng sau đó một ngày.

    Hôm 1 Tháng Mười Một vừa qua, một số hoà thượng và cư sĩ Phật Giáo có đến thăm và chúc thọ ông trong bệnh viện.” NV

    Cư sĩ tị nạn CS

    • Choi Song Djong says:

      Nếu nguồn tin trên đây là thật thì cho tui hỏi vài câu nhé.
      Tại sao một số cư sĩ và hoà thượng phật giáo lại ghé thăm ông Đính vào ngày mồng 1.11 mà không phải là ngày khác,giải thích sao cho sự trùng hợp này ?

  9. TÔI YÊU VIỆT NAM says:

    thưa các cụ: chúng cháu là thế hệ con cháu, luôn tôn trọng cuộc chiến. Các cụ là bên thua, chúng cháu vẫn tôn trọng. Cũng mong cụ tôn trọng bản thân mình, giờ ai đúng ai sai các cụ ko cần nói thêm, càng nói cụ càng tỏ ra mình là giặc!

    • Tien Ngu says:

      Yêu Việt Nam hôm nay, là yêu Việt Nam Cộng…láo, yêu đảng Cộng, Yêu cái lịch sử…láo, tự phong, tự sướng.
      Láo thế thì khó mà thành người đàng hoàng.

      Thưa….chúng cháu…

      Nghe chúng cháu hát, là biết ngay chúng cháu đang hành nghề…cò.

      Giặc, là những người…nỗi loạn, nay đặt mìn cầu cống, mai liệng lựu đạn vô rạp hát, quán cà phe…

      Mốt pháo kích nhà thương, trường học, đêm khuya lẽn về cắt cổ…trưởng ấp. Thủ tiêu các viên chức chính quyền.

      Ấy mới nà giặc, như giặc Cộng năm xưa trước 1975. Giặc khi gặp hên thời cuộc, chúng cướp được quyền cai trị, thì…chết cha cả dân tộc. Chúng cướp từ trên xuống dưới, cướp…nhiều lần, lia lịa…

      Còn như …cụ Tiên Ngu, trình bày sự thật về cái nước Việt nam Cộng…láo hôm nay, cho bà con tỏ tường, không phải nà….giặc. Mà nà….thật thà khai báo.

      Chúc…chúng cháu sớm gặp cơ duyên, mà thoát khỏi nghề…cò. Người sống ra người…

    • Cù Nhầy says:

      Phải r ô ồ ồi… các cụ là giặc Đề Thám, là giặc Yên Bái…

      Còn có thứ Rợ Hồ quê mùa dốt nát đang rỉa rói căn nhà
      Vương Viên Ngoại kia kía…

      Trông cái mặt mọi mán cộng phỉ dìa đồng bằng uống cà phê
      cái nồi
      ngồi trên cái cốc tại cái quán bên cạnh xưởng đẻ kia kìa…

      Đúng là :một xã hội văn minh đang bị quân mọi rợ nó phá…

  10. JFK Vỡ mộng says:

    Vỡ mộng về Việt Nam

    Theo chuyên trang Historylearningsite.co.uk, trong bài phát biểu đầu tiên sau khi trở thành tổng thống, Kennedy từng tuyên bố ông sẽ tiếp tục các chính sách của người tiền nhiệm Dwight Eisenhower và hỗ trợ chính quyền ông Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, qua thời gian, JFK ngày càng dao động do tình hình thực tế tại Việt Nam cũng như suy giảm lòng tin với chính quyền Sài Gòn. Khi đó, Tổng thống Pháp Charles De Gaulle từng cảnh báo Kennedy rằng Mỹ có thể sa vào “đầm lầy quân sự và chính trị không đáy” ở Việt Nam như kinh nghiệm đau thương mà người Pháp trải qua ở Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, Kennedy lại tiếp xúc hằng ngày với các quan chức an ninh “diều hâu” ở Washington D.C, những người tin rằng quân đội Mỹ được trang bị và chuẩn bị cho tình hình Việt Nam tốt hơn người Pháp. Họ tin rằng chỉ cần Mỹ tăng sự ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm thêm một chút thì sẽ đảm bảo thành công. Đặc biệt, “nhóm diều hâu” cũng là những người ủng hộ mạnh mẽ học thuyết quân bài domino, cho rằng nếu miền Nam Việt Nam thất trận thì sẽ kéo theo nhiều quốc gia khác rơi vào vòng ảnh hưởng của Liên Xô.

    Thế nhưng, những diễn biến xấu tại chiến trường lẫn tình hình chính trị – xã hội ở miền Nam Việt Nam khiến Kennedy ngày càng “vỡ mộng”, theo sử gia Patrick Nolan.

Leave a Reply to Thích Sự Thật