WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Paris: Thời trang và Ẩm thực

 

Trong tình hình hiện tại, kinh tế Pháp chưa tụt xuống thảm hại như Hi-lạp hay Bồ-Đào-nha vì nhờ khu vực “du hí” (loisir), nói theo nhân dân là “vui chơi” hay ăn nhậu”. Còn văn chương Việt cộng, đó là “thứ kinh tế phi sản xuất ” vì chỉ thấy có mua sắm. Nhưng nhờ mua sắm mà thị trường tiêu thụ này rất lớn và đem lại thu nhập quan trọng cho quốc gia.

Trước đây, Pháp vẫn tự hào Thời trang của mình khó bị vượt qua. Nhưng nay, những người trẻ ở Nữu-ước (NY) đang có xu hướng đánh ngã Pháp nhờ ở kiểu mới, màu sắc và chất liệu, tất cả không ngừng đổi mới một cách táo bạo, đủ sức đáp ứng thị hiếu của giới tiệu thụ trẻ vốn là thành phần vừa đông đảo, vừa đua đòi. Phải chăng để ngăn chặn làn sóng mới tràn tới từ bên kia bờ Đại Tây dương mà Pháp đã tổ chức một cuộc triển lãm vĩ đại tại Tòa Thị Chánh Paris “150 năm Thời trang Pháp”?
Về cái ăn, từ lâu nay, giới kỹ nghệ thực phẩm sản xuất dây chuyền, đông lạnh sản phẩm, cung cấp cho nhà hàng ăn. Họ chiếm thị trường. Người bếp chỉ có việc hâm nóng, trang trí, dọn ra cho thực khách. Nhà hàng có bếp làm thức ăn theo ý của khách hàng, bán giá quá mắc. Một bữa ăn trưa, thông thường, giá phải từ 45$, buổi tối, phải từ 65$. Ăn vội buổi trưa, giá lối 15$ là ăn sản phẩm kỹ nghệ.

Nay, dân Pháp đã ngán cách ăn uống phụ thuộc kỹ nghệ, muốn tìm lại cái “gu” của thời thượng khi mà ăn uống của Pháp đã được UNESCO nhìn nhận là di sản phi vật thể của nhân loại. Trước thái độ ẩm thực dân Pháp thay đổi, giới nhà hàng ăn cũng phải xoay chiều. Những tiệm ăn “Bistr ” bắt đầu tái xuất hiện. Và cửa hàng ăn lưu động hay “cam-nhông nhà hàng ” đồng thời ra đời đáp ứng đòi hỏi ăn uống của dân chúng trong tình hình kinh tế khó khăn cho nhu cầu “ngon, rẻ, nhanh”.

150 năm Thời trang Pháp

Bà Francine Pairon Giám đốc viện mẫu thời trang Pháp

Bà Francine Pairon Giám đốc viện mẫu thời trang Pháp

Năm nay, lần đầu tiên, Tòa Đô chánh Paris tổ chức triển lãm 150 năm Thời trang Pháp kéo dài 4 tháng vừa qua. Vào cửa miễn phí, chỉ không được phép chụp hình với đèn flash để bảo vệ màu sắc của sản phầm trưng bày.

Những ai thích thời trang, đây quả thật là một cơ hội hi hữu, có một không hai, để ngắm nhìn cả trăm kiểu y phục từ 150 năm qua cho đả mắt. Những y phục này được cất giử rất kỷ nên phẩm chất còn như mới. Phần lớn là y phục cho những buổi dạ hội của các ông hoàng, bà chúa và giới thượng lưu của xã hội Pháp.
Hiện nay, Pháp còn giữ trong Bảo tàng viện thời trang cả 10 000 đơn vị y phục, tức quần áo và những phụ tùng ăn mặc.
Bà Anne Zarro và Ông Olivier Saillard trong Ban Giám đốc Viện Bảo tàng Thời trang Galliera Paris đã chọn đưa ra 100 kiểu y phục tiêu biểu Thời trang Pháp cho dịp này.

La Haute Couture

Thời trang Cao cấp (La Haute Couture) ra đời năm 1858 khi Ông Charles Frédérick Worth, nhà thiết kế thời trang, mở tiệm may “đo cắt” ở gần Nhà hát lớn Opéra Paris. Thật ra trước đó, Bà Rose Bertin đã là bà thợ may cao cấp vì năm 1770, bà có tiệm may trên đường Fg Saint Honoré, Paris 8, không xa Điện Elysée, lãnh may y phục cho giới thượng lưu Pháp và sau đó, vì tài nghệ xuất sắc, bà được tuyển vào cung may y phục cho Hoàng hậu Marie Antoinette và Vua Louis XVI. Những kiểu áo do bà thực hiện cho Hoàng hậu phải thật độc đáo, tức nó phải toát lên nét vương quyền.

” Thời trang Cao cấp ” (La Haute Couture), trước tiên, là danh xưng này được luật pháp bảo vệ để phân biệt với cùng ngành may mặc nhưng không phải được thực thi với những điều kiện bắt buộc như sản phẩm phải được làm bằng tay, tại xưởng may của mình, phải có ít nhứt 2 xưởng, số nhân công, số hàng vải cơ hữu chọn lọc, có ít nhứt 30 kiểu thời trang, hằng năm, phải tham dự trình diễn thời trang,…

Khi nói “La Haute Couture”, người ta thường chỉ nghĩ tới thời trang phụ nữ. Vì phụ nữ mới cần làm đẹp hay chỉ có phụ nữ mới xứng đáng làm đẹp?

Có thể nói ngay đó là một thành kiến thoái trào rất lớn. Thật vậy bỡi Đàn ông ngày nay có đủ những thứ mà trước giờ các bà vẫn lầm tưởng thuộc đôc quyền của các bà. Trước giờ, các bà độc quyền dùng thuốc ngừa thai chớ gì? Nay, các ông đã có thuốc ngừa thai do các nhà khoa học Huê Kỳ tìm ra,đó là JQ1, và các ông sẽ ngừa thai, không cần tới các bà nữa. Chỉ còn đau bụng đẻ? Nếu các bà đều tử tế, dễ thương, không kìm kep, thì các ông sẽ lãnh luôn món khổ sở này cho các bà. Không biết các bà có đồng ý không?

Ngày nay, ngoài việc các ông đi thẩm mỹ viện, dùng đủ loại mỹ phẩm bán đầy rẫy trên thị trường, các ông cũng có cửa hàng thời trang cao cấp dành riêng cho các ông chiếm 6 từng lầu tại Công trường Vendôme của Paris. Đó là Nhà may Sơ-mi Charvet do Ông Joseph-Christophe Charvet thành lập năm 1838. Cha của ông trước kia trông coi quần áo của Vua Louis XVI, Bà Louise Charvet trông coi giường chiếu cho nhà vua.

Nhà may Charvet nổi tiếng quốc tế và là nhà may xưa nhứt của Paris, ra đời vào lúc mà người Anh ở Luân-đôn hảy còn gọi chiếc áo sơ-mi bằng tiếng Pháp ” La chemise”.

Cà-vạt Charvet hoàn toàn do thợ làm bằng tay trong hơn 200 thứ vải tơ, lụa, len, với đủ màu sắc và hoa văn, đường nét tân kỳ.

Sơ-mi Charvet do khách hàng chọn lựa trong 6000 thứ vải, do chuyên viên của Nhà Charvet đo, cắt trên mẫu, rồi gởi đi cùng với vải tới xưởng ở một nơi khác cho thợ thực hiện. Ba tuần sau, khách hành tới thử áo. Chuyên viên rà soát lại theo từng li. Xong, mới gởi trở lại xưởng để hoàn tất. Sau tuần lễ thứ 4, khách hàng có chiếc áo mới. Khi mặc vào, dân sành điệu nhìn qua, biết ngay là sản phẩm của Nhà Charvet. Có nhiều vải chọn lựa vì khách hành Pháp không giống khách hàng Mỹ, mà Mỹ N.Y không giống Mỹ Dallas, California,…

Năm 1965, Tướng De Gaulle nghe tin Nhà Charvet phải sang nhượng cửa hàng cho người Mỹ, ông đã chỉ thị Tổng trưởng Kỷ nghệ can thiệp để Nhà may vẫn còn trong tay người Pháp. De Gaulle vì chức vụ, ông luôn luôn ăn mặc đúng cách, lịch sự. Ông chọn sơ-mi trắng Charvet với cổ thay đổi. Và trong ngày, ông phải thay tới 6 lần cổ áo. Có những khách hàng, trong 10 năm, nhiều lần đem lại Nhà may thay cổ áo vì chiếc áo vẫn chưa sờn rách.

Danh sách khách hàng của Nhà Charvet gồm chánh khách, văn nghệ sĩ nổi tiếng, công thương kỹ nghệ gia. Chánh khách Pháp của ĐỆ V Cộng Hòa như Pompidou, Mitterrand, Chirac, Sarkozy,…. Hollande vì “ghét nhà giàu” nên không muốn mặc chiếc sơ-mi giá từ 450€ tới 750€. Sợ mang tiếng phản bội giai cấp. Hơn nữa, T.T Hollande là người có vai lệch, tay ngắn nên Nhà Charvet sẽ phải sửa chiếc áo cho vừa với người, điều này không phù hợp với lý thuyết xã hội chủ nghĩa của ông là phải sửa người cho vừa với áo.

Nhà Charvet tuy chủ trương không phổ biến danh sách khách hàng, nhưng người ta được biết trong danh sách đó có những tên như từ Edouard VII của Anh, Alphonse XIII của Tây-ban-nha, Churchill, JFK (đặt hàng dưới tên giả John Tierney), Prince Charles, Barack Obama ngày nay. Trong giới doanh nhơn, có Rockefeller Jr, Guy de Rothchild, Bernard Madoff,… Văn nghệ sĩ như Dussy, Manet, Monet, Matisse, Beaudelaire, Oscar Wide, Sacha Guitry,…

Khi nói tới sơ-mi của Nhà Charvet thì hàng của Chanel, Pierre Cardin, Yves St Laurent, Hermès,….hãy còn cách xa lắm tuy giá đã quá cao so với khả năng tiêu thụ của đại chúng. Chiếc sơ-mi của các Nhà Thời trang nổi tiếng này, giá bán từ 150€ cái.

Bên cạnh Opéra Paris, có một nhà may mở cửa từ giữa thế kỷ XIX, giá một bộ y phục đàn ông từ 4500€. Cụ Trần văn Ân, nhà báo ở Sài gòn, nhiều lần làm Tổng trưởng từ năm 1948 và sau cùng làm Cố vấn Phái đoàn Hòa đàm Paris, đầu năm 1980, còn giữ bộ y phục của nhà may này, do Quốc trưởng Bảo Đại, năm 1952, cho ông, vẫn còn như mới vì phẩm chất của vải tốt.

Thời trang không chỉ làm tăng vẻ đẹp con người, mà còn nói lên trình độ nghệ thuật và khả năng kinh tế của một quốc gia.
Hằng năm có hằng triệu du khách tới Paris cũng vì bị sức hấp dẫn của Thời trang Pháp thu hút. Những du khách sộp, loại nhà giàu mới của các nước cộng sản cũ, tới Pháp, trước tiên, là mua sắm thời trang và trả bằng tiền mặt làm chói mắt nhiều người bán hàng.

Ăn cách nào

Trước đây, vào đầu thập niên 80, ở các khu nhà ga, góc đường phố Paris, nhan nhản những nhà hàng ăn dưới tên “Bistrot “, sau đó lần lược biến mất, được thay vào đó những cửa hàng ăn nhanh. Dân chúng Pháp ngày nay bắt đầu nhớ lại nếp sống thời xưa trong những “Bistrot” nơi quen thuộc, họ vừa ăn trưa hay tối, vừa gặp bạn bè qua ly rượu đỏ, hàn huyên tâm sự. Bistrot chỉ bán năm bảy món ăn nhưng do bếp tự tay nấu nướng với vật liệu tươi mua ở những nhà trồng tỉa nhỏ hay chăn nuôi nhỏ quen thuộc. Bistrot, trước kia nữa, là nơi gặp gở, trao đổi, làm việc của nhà văn, nhà làm chánh trị cư ngụ trong địa phương. Vì vậy Bistrot là nơi tập họp những thành phần ưu tú xã hội, những cái đầu biết suy nghĩ, là nơi phát huy quyền lực của dân.

Y phục làm bằng Chocolat

Y phục làm bằng Chocolat

Bistrot bắt đầu tái xuất hiện ở Paris nhưng hãy còn e ấp. Phải chăng vì còn bị áp lực của nếp sống mới xã hội?

Trong lúc đó, xuất hiện khá phổ biến, cũng ở Paris, những nhà hàng ăn lưu động trên những chiếc xe cam-nhông. Bữa ăn trưa không quá 15$, nóng sốt, với vật liệu tươi, hoàn toàn do người bếp tốt nghiệp trường nấu bếp của Pháp tự tay làm ra.

Món Hamburger du nhập từ Mỹ, ở đây, trên xe cam-nhông, do người bếp làm ngay tại chỗ bằng thịt sống và nướng. Giá bữa ăn, với cả nước uống không quá 8$. Các bữa ăn lưu động vẫn ngon vì chủ trương của những nhà hàng ăn này là phải giữ giá trị văn hóa ẩm thực. Sự xuất hiện của họ là để phản đối cách sống theo kiểu ” trâu bò “, tức ăn uông ào ào cho nhanh,chỉ biết lấy no và ca-lô-ri. Trên xe cam-nhông có năm bảy chỗ ngồi dành cho thực khách sau khi xếp hàng mất nửa giờ.

Hôm Hè rồi, TV tây, trong chương trình địa phương, có chiếu một phóng sự về hiện tượng ăn uống mới này. Khung cảnh là bờ sông Seine cạnh Thư viện Quốc gia Paris. Đề tài của phóng sự là một xe lưu động bán bánh mì thịt (sandwich) kiểu Việt Nam, do một người đàn ông Pháp khoảng ngoài ba mươi tuổi, đứng bán và chủ phương tiện làm ăn này.

Trả lời phóng viên TV, ông cho biết ông đi chơi nhiều lần ở Việt Nam và ông nhận thấy cách làm bánh mì thịt của người Việt Nam, không giống sandwich tây, rất ngon. Bánh mì thịt Việt Nam được báo chí mỹ bình chọn đứng đầu trong 10 món ăn đơn giản, ngon, đầy đủ dinh dưởng. Bánh mì thịt Việt Nam gồm có thịt heo với chút mỡ, ướp hương vị rất tốt cho sức khỏe như tiêu, tỏi, ngũ vị hương, thêm đồ chua, ớt đỏ… Về đây, ông đặt làm chiếc xe với trang thiết bị nghề nghiệp cũng hao hao giống chiếc xe bánh mì ở Sài Gòn. Và ông giới thiệu món sandwich mới với thực khách pháp tại Paris.

Mùa Hè, Thư viện đóng cửa, không có người tới đọc sách. Vậy mà, khách hàng đứng xếp hàng khá dài chờ mua bánh mì thịt của ông cho bữa ăn trưa.

Chả giò Việt Nam cũng là một trong ” Thập Bửu “, mười món ngon có tầm vóc quốc tế ngày nay trong lúc Tàu chỉ có ” Bát Bửu”.

Nhưng chả giò Việt Nam đã bị ” dân chủ hóa ” hay đúng hơn, bị ” nhân dân hóa ” mất rồi vì thậm chí ba tàu cũng làm và bán chả giò ở khắp nơi. Chả giò đã bị ba tàu đưa vào kỹ nghệ và tục hóa một cách vô cùng thảm hại. Nhìn cuốn chả giò bày bán trong chợ mà thấy đau lòng vì bản sắc Việt Nam ngày nào nay không còn nữa.

Những món ngon truyền thống, toát lên nét văn hóa dân tộc, vì không biết bảo tồn và phát huy để trở thành một thứ di sản phi vật thể thi khó tránh bị tục hóa trên thị trường một cách thảm hại. Nhưng đối với người Việt Nam, nước đã mất, thì chả giò hay chả phụng còn có nghĩa gì nữa đâu?

© Đàn Chim Việt

 

 

1 Phản hồi cho “Paris: Thời trang và Ẩm thực”

  1. Enqdudq says:

    Obama mà lại may vest ở bên Tây à? Có thật không đấy? Chẳng lẽ chưa đọc ấn bản đặc biệt của báo Time về “The Death of French Culture” à? Tổng thống Mỹ phải giữ thể diện quốc gia, phải mua đồ từ … Sears như Văn Bình Z28 nhà mình mới đúng mốt chứ?

    Một tổng thống thường có vài chục bộ vest, cũng có thể lọt vào vài bộ từ bên Tây. Ông cụ Bush bố viết hồi ký, kể rằng khi về hưu, dọn về Texas thì không biết làm gì với 20 bộ vest. 20 bộ thì cũng không nhiều. Theo thống kê, dân cổ trắng làm trên $300,000 một năm thì trung bình có 20 bộ vest. Những ông khóai hào nhoáng bề ngòai như Ronald Reagan có thể có nhiều hơn nữa.

    Hồi tranh cử, có người hỏi bộ vest ông hiệu gì, Obama lật vạt áo vest nhìn vào rồi bảo “Burberry mua ngoài tiệm”. Trừ Obama, các tổng thống Mỹ chẳng bao giờ nhắc tới chuyện “hàng hiệu” của họ. Ông cụ Reagan viết hồi ký, kể về lúc bị mưu sát ăn đạn phải vào nhà thương, các cô y tá đè ông lên giường rồi cắt tan bộ vest ông đang mặc, ông kêu thầm, “Thôi rồi, tiêu mất bộ vest $800 của tôi rồi.” Thập niên 1980’s mặc vest $800 là ngon rồi.

    Theo tin tức ở Mỹ, các tổng thống Mỹ (từ Eisenhower trở lại) đều mặc đồ từ 2 nhà Hickey Freeman và Hart Schaffner Marx, giá từ $1500 một bộ. Ngoài ra còn có George de Paris ở Washington DC và ông cụ già Do Thái Greenfield. Oxxford ở Chicago may đồ cao cấp hơn, từ $2,000 tới $14,000 mỗi bộ, từng nhận rằng đã may nhiều bộ cho ông Bush con.

    Các tổng thống Mỹ được tặng quà nhiều kinh khủng, trong đó có đủ loại quần áo, cà vạt, giầy, mắc tiền. Những nhà sản xuất chỉ mong tổng thống mặc đồ của hãng mình để quảng cáo không công. Nếu món quà trị giá dưới $200, tổng thống có quyền giữ. Nếu trên $200, thì phải trả 100% thuế (không phải sales tax) cho món đồ, tức là phải trả tiền như mua ngoài tiệm. Không lấy thì quà đó trở thành tài sản quốc gia. (Bà Nancy Reagan kể rằng hồi cần tân trang White House, cận vệ chở bà tới nhà kho để kiếm đồ và bà vô cùng ngạc nhiên khi thấy quá nhiều đồ quý giá mắc tiền nằm trong nhà kho chờ ngày mục nát. Bà bảo, sao không đem bán lấy tiền tặng quỹ từ thiện? White House counsel Ed Meese càu nhàu: muốn sửa luật để làm chuyện đó cũng không dễ.)

    Một ông nhà báo thâm thù gia đình Clinton, viết sách tố cáo rằng gia đình Clinton chơi trò ma bùn, ra lệnh cho người định giá các quà tặng lúc nào cũng nói rằng món đồ đó dưới $200, để Clinton mang về làm của riêng, mỗi năm Clinton lấy đi tối thiểu $200,000 mà không đóng thuế. Nhưng nước Mỹ giàu quá, chức vụ tổng thống lại lớn quá, xứng đáng hưởng những tiện nghi bậc nhất, đa số người Mỹ nghĩ tổng thống có nhận quà lặt vặt vài ngàn bạc là chuyện không đáng kể. Với lại chuyện tố cáo đó cũng chẳng có bằng chứng gì đáng tin.

    Hai ông Bush đều rất nguyên tắc khi làm việc trong White House. Hai ông và tất cả nhân viên nam đều phải vest cà vạt. Bill Clinton trẻ trung dễ dãi hơn, nhiều khi còn không thèm mặc quần trong Oval Office khi có Monica Lewinski phụ việc.

Leave a Reply to Enqdudq