WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thế cờ chiến lược chính trị của Putin

PUTIN

Dân Nga từ trước đến giờ vẫn nổi tiếng quán quân ngoại hạng với biệt tài chơi cờ vua. Trên bàn cờ chính trị chắc hẳn cũng sẽ phản ảnh rất rõ những mưu lược cùng những tính khí tập quán của người trong cuộc như Putin, người đang đứng đầu lãnh đạo nước Nga.

Phải công nhận rằng Putin đi những nước cờ chính trị rất thần tình và già dặn hơn nhiều so với lãnh đạo nước Mỹ là Obama lẫn liên hiệp Châu Âu luôn ở trong tư thế bị động. Trong chiến thuật ngắn hạn hiện thời về quân sự cũng như ngoại giao, Putin đã có những nước đi ngoạn mục, áp đảo được hẳn Obama và liên hiệp Châu Âu.

Với nước Nga, Putin có thể dễ dàng cai trị theo lối độc tài, chuyên quyền trong một thể chế mất dân chủ cũng là một truyền thống di sản của nước Nga từ trước đến giờ đi từ những chế độ như Sa Hoàng đến Cộng sản đều độc tài, và dân Nga cũng không cần phải bận tâm thắc mắc hay chống đối gì nhiều về sự độc tài, bởi từ xưa đến giờ dân Nga hầu như đã quen thuộc và xem đó như sự măc nhiên trong suốt chiều dài lịch sử của nước Nga, thật sự chưa có cơ hội nào để thực thi những gía trị phổ cập về tự do dân chủ theo Tây Phương, ngoại trừ thời gian ngắn ngủi duy nhất trong nhiệm kỳ tổng thống Boris Yeltsin.

Sau thời kỳ cai trị của chế độ quân chủ Sa Hoàng, tiếp đến là cuộc cách mạng theo Cộng sản của Lénin năm 1917, đến ngày nay Putin tiếp nhận một di sản nửa nạc nửa mỡ, giữa chủ nghĩa dân tộc bành trướng các thời kỳ Sa Hoàng và hào quang siêu cường thống trị các quốc gia chư hầu thời cộng sản. Putin cũng đã nhận thấy lịch sử một nước Nga tồn tại đã luôn đi đôi với sự bành trướng lãnh thổ cùng sự cai trị dộc tài chuyên chính nơi một chính phủ trung ương tập quyền duy nhất, nếu không nưóc Nga sẽ tan rã như Liên Bang Xô Viết đã tan rã vào thời kỳ Mikhail Gorbachev mở cửa (glasnost), cải tổ kinh tế (perestroika) theo hướng tự do đã buộc chính phủ trung ương tập quyền phải thực hiện hệ thống tản quyền đến các nước cộng hòa Estonia, Latvia, Litva, Belorussia, Moldavia, Ukraina, Gruzia, Armenia, Azerbaijan, Turkmenistan, Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan hậu qủa ngày nay chúng ta đã thấy 14 nước cộng hòa này ly khai ra khỏi khối Liên bang Xô viết.

Có tật nên hay giật mình, bước kế tiếp trong nước cờ chính trị Putin sẽ làm gì sau khi thu tóm xong bán đảo Crimea?

Nhìn chung bối cảnh lịch sử nưóc Nga, chúng ta cũng có thể đón được là Putin sẽ cai trị nước này bằng bàn tay thép, bởi Putin không có cách nào làm khác hơn. Đi theo các giá trị phổ cập về tự do dân chủ của Tây Phương ư? — Bất khả thi!…bài học Mikhail Gorbachev và Boris Jelzin đã rành rành trước mặt. Muốn trở thành một siêu cường tự do dân chủ như Mỹ ư? — Khó qúa! Nhìn cuộc cách mạng Hoa Kỳ 1776 đã trải dài trên 200 năm ngày nay mới phân phối hệ thống tảng quyền, tự do dân chủ và bình đẳng đến khắp các tiểu bang một cách hài hòa vững mạnh. Còn nước Nga sau cuộc cách mạng cộng sản 1917 của Lénin cũng đã sinh sau đẻ muộn, lại còn èo uột bệnh hoạn đủ thứ sau hơn 70 năm thực thi thiên đường chủ nghĩa xã hội cộng sản!

Một chọn lựa khả thi đối với Putin không phải mạo hiểm như Gorbachev hay Jeltsin theo Tây Phương, ngược lại chỉ muốn tiếp nối di sản độc tài của các đế chế Sa Hoàng và Cộng sản thì Putin mới có thể cai trị theo hướng giữ vững và bành trướng lãnh thổ một đế quốc Nga ra khắp thế giới.

Từ chiến trường Georgia, Abkhazia, Nam Ossetia đến Crimea và hiện thời Nga đang tập trận, đồn trú quân đe dọa chiếm cả miền Đông Ukaina, đủ thấy Putin đã chọn con đường truyền thống cổ điển theo lối cai trị độc tài, trung ương tập quyền có phần dễ hơn là mạo hiểm theo lối tân thời Gorbachev hay Jeltsin. Đối với Putin mở ra những nuớc cờ đấu tranh quân sự đã từng thắng ở Georgia, Nam Ossetia hay Crimea thì những cuộc chiến này đã dễ như trở bàn tay, không có gì gọi là mạo hiểm như hai lãnh tụ thân Tây Phương trước đây; nhưng dù có mạo hiểm trong chiến tranh vẫn còn hơn là mạo hiểm trong chính trị? —Điều này cho thấy Putin đã thắng những nước cờ quân sự trong chiến thuật, nhưng toàn bộ chiến lược cho cả quân sự, kinh tế lẫn địa lý chính trị đã không liên kết triển khai được thì những chiến thắng nhất thời riêng trong lãnh vực quân sự sẽ đưa Putin vào thế hiểm nghèo, bị cô lập hơn trên trường quốc tế.

Putin đã không hề nghĩ chiến tranh là hiện tượng nối dài của chính trị theo quan điểm của Clausewitz trong sách Chiến Tranh Luận (Vom Kriege). Chính trị thống lãnh và điều hành mọi lãnh vực như quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội… Nhưng chọn lựa của Putin là truyền thống cổ điển, thiết lập một thể chế cai trị độc tài với một nhà nước chuyên chính trung ương tập quyền duy nhất và quay mặt lại, không chấp nhận những thể chế chính trị đầy tự do khai phóng của Tây Phương, nên nước Nga của Putin đang dừng lại nơi ngưỡng cửa quân sự, võ trang để tranh giành lãnh thổ khắp nơi ngoài biên địa, cuối cùng sẽ dẫn nưóc Nga đến chỗ phá sản như chế độ cộng sản đã từng bị phá sản, bởi Putin còn đang ôm lấy di sản từ nền chính trị truyền thống cổ điển của các Sa Hoàng và hào quang đã lịm chết của một siêu cường từng thống trị các quốc gia chư hầu cộng sản.

© Đàn Chim Việt

52 Phản hồi cho “Thế cờ chiến lược chính trị của Putin”

  1. Hai Lúa says:

    Theo cuộc thăm dò mới nhất của chương trình TV Đức thì 89 % dân nước này ủng hộ ông Putin và phản đối Mỹ và Anh cùng một số nước ở châu Âu đã gây sức ép bắt các nước khác phải cấm vận Nga. Họ yêu cầu chính phủ Đức không tham gia trò chơi của Mỹ để khỏi ảnh hưởng đến nền kinh tế Đức và mối quan hệ đang tốt đẹp với quốc gia này. Pháp mặc dù Mỹ Anh ép bỏ hợp đồng đóng tầu quân sự cho Nga, nhưng tổng thống Pháp không nghe và tuyên bố rõ vẫn giao cho Nga 2 tầu chiến vào năm 2015 tới đây. Mỹ bầy tỏ thất vọng, Pháp nói nếu Mỹ mua tầu và chịu khoản tiền Nga phạt bỏ hợp đồng thì Pháp đồng ý ngay. Các quý vị Trẻ Láo Đồng và Lê Quốc Trinh Mất đều là kẻ bẻm mép nói phét chẳng ai nghe tự tâng bốc nhau thật trơ chẽn quá.

  2. LeQuocTrinh says:

    Thân chào bạn Phạm Thiên Thơ,

    Cám ơn bạn đã phản hồi rõ ràng trên ý kiến của tôi. Tôi rất thích thảo luận trong tinh thần tôn kính như vậy. Sau đây là vài nhận định của tôi:

    1)- Bạn nói rằng “từ sau Thế Chiến II đến nay, chưa có trận đánh nào lớn để biết HKMH bị bắn chìm ra sao”. Thực ra theo tôi nghĩ, khá nhiều trận hải chiến lớn mà HKMH Mỹ từng tham gia suốt 60 năm qua, ví dụ:

    - Chiến tranh VN: Mỹ phong toả hải phận Hải Phòng, vịnh Bắc Bộ, từng sử dụng HKMH để tấn công vào miền Bắc VN;

    - Trận chiến đảo Falkland giữa Anh quốc và Argentina, vài chiến hạm lớn đã bị đánh chìm giữa hai phe bằng vũ khí hiện đại (hoả tiễn tối tân), nhưng chưa có HKMH nào bị chìm;

    - Trận chiến giải phóng Kuwait giữa HK và Irak;

    - Trận chiến tấn công Irak (chiến dịch Bão Sa Mạc), Mỹ sử dụng HKMH và hạm đội hùng mạnh từ ngoài khơi;

    - Trận chiến tại Nam Tư cùng với khối NATO;

    Trên mặt lý thuyết ai cũng nghĩ HKMH to xác dễ làm mồi cho hoả tiễn địch quân, nhưng trên thực tế muốn xác định vị trí con tàu và hướng dẫn hoả tiễn để bắn chìm HKMH là một chuyện khác. Phải cần đến một hệ thống radar định vị đi đôi với dàn vệ tinh quân sự ngoài trái đất cực kỳ tinh vi và hiệu quả cao, bởi vì HK trang bị đầy đủ mọi hệ thống điện tử, quang học, để giải mã và phá huỷ mọi khả năng tấn công của địch từ xa ngàn dặm. Khi Mỹ quyết định cho ngân sách khủng để chế tạo 11 chiếc tàu sân bay Nimitz chạy bằng nguyên tử năng, thì họ cũng phải dự phòng khả năng bảo vệ tối đa cho mẫu hạm. Chỉ cần Iran hay Irak đánh chìm được một mẫu hạm thôi là dân chúng Mỹ sẽ nổi loạn ngay vì tự ái dân tộc bị đụng chạm, và tổng thống có thể bị cách chức liền.

    2)- Bạn nói về khả năng quân sự của Nga với hạm đội hùng hậu sau khi chiếm bán đảo Crimea, hùng cứ một phương trong biển Hắc Hải và thông thương với Địa Trung Hải dễ dàng. Tôi phải đặt nghi vấn về sự kiện này, vì quan sát kỹ bản đồ Nga, Ukraina, bán đảo Crimea, biển Hắc Hải tôi thấy Nga chưa thật sự làm chủ tình hình, vì lẽ muốn di chuyển hạm đội hay thương thuyền từ Hắc Hải ra đến các đại dương khác, Nga bó buộc phải đi xuyen qua eo biển Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ và bị trói buộc với những điều kiện của quốc gia này theo tinh thần bản Hiệp Định ký kết (Montreux Convention 1936). Tôi có cảm tưởng rằng Nga chiếm lại bán đảo Crimea chính là muốn bao vây và khoá hết mọi phương tiện hàng hải của Ukraina ở phía Nam, một đòn chính trị quân sự hạ cấp, thế thôi. Thực chất biển Hắc Hải không khác gì một cái ao làng, ao tù nước đọng, có nhiều nước xung quanh chia nhau sử dụng (tắm rửa, câu cá). Tàu bè muốn đi ra ngoài giao thưong với thế giới phải xin phép Thổ Nhĩ Kỳ. Nói chung Poutine đã vì tự ái cá nhân và tình đồng chí xa xưa với đám dư đảng CS Liên Xô còn sót lại trên lãnh thổ Ukraina mà hành động thiếu cân nhắc, giờ đây bị cô lập, bị bao vây tứ phía và bị bẽ mặt với công luận thế giới (LHQ), đưa dân chúng Nga vào con đường phiêu lưu không lối thoát.

    Chào thân ái,

    Lê Quốc Trinh, Canada

  3. LeQuocTrinh says:

    Thân chào ông bạn Lão Ngoan Đồng,

    Trước hết tôi xin có lời xin lỗi nếu làm cho ông bạn phật lòng, sau nữa cũng xin có vài hàng trần tình với ông bạn.

    Tôi năm nay đã về hưu từ lâu, không còn trẻ gì nên không dám nhận mỹ từ “anh bạn trẻ ” do ông bạn mến tặng. Hai nữa tôi quan niệm DanChimViet là một Diễn Đàn chính trị, văn hoá để mọi người vào chia sẻ đóng góp ý kiến và thảo luận trong tinh thần tôn kính học hỏi với nhau. Và khi muốn “học” thì phải có “hỏi”, hỏi thẳng, hỏi gọn gàng vào chi tiết để tìm cho ra vấn đề, do đó đôi khi sẽ gây đụng chạm, là chuyện không tránh khỏi, mong ông bạn thông cảm cho.

    Thực sự tôi muốn đào sâu vào vấn đề kỹ thuật tác chiến và chế tạo của HKMH, sau khi đọc thấy ông bạn phán một câu chắc nịch như sau:
    _____________________________

    …” Dear Lê Quốc Trinh,

    1/- Bạn không rành về tác dụng của mẫu hạm thời đệ Nhị Thế chiến nên bình sai nhiều lắm…(trích phản hồi ngày 08-05-2014 luc 22:09)
    ___________________________

    Tôi rất muốn biết quan điểm cá nhân của ông bạn về chiến lược sử dụng HKMH thời nay, nhất là so sánh 11 chiếc Nimitz (nguyên tử năng) của HK với những chiếc khác (chạy bằng diesel) để hiểu sự khác biệt về chiến lược “tiến công” so với “phòng thủ”. Thế nhưng thấy ông bạn post bài dài kỳ I, rồi kỳ II và còn vài kỳ nữa cho nên tôi mới nhắc nhở, thế thôi. Nếu ông bạn khó chịu thì tôi xin lỗi nhé.

    Cám ơn ông bạn đã cho tôi biết nhiều điều về HKMH.

    Chào thân ái,

    Lê Quốc Trinh, Canada

  4. A person necessarily assist to make significantly articles I might state. That is the first time I frequented your web page and to this point? I amazed with the research you made to create this actual submit extraordinary. Excellent job!

Phản hồi