WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vấn đề xây dựng chiến lược pháp lý

Một bản đồ cổ ghi rõ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: Internet.

Một bản đồ cổ ghi rõ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: Internet.

Một số học giả VN (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), do ý muốn hóa giải công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng, chủ trương trong khoản thời gian 1954-1975, hai thực thể chính trị Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa là hai quốc gia độc lập, có chủ quyền.

Đây là một lập luận rất sai về mặt thực tế lịch sử, cũng là một lựa chọn hết sức vụng về trên phương diện pháp lý chiến lược, nó có thể không chỉ làm cho VN mất vĩnh viễn chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, mà còn bị đe dọa mất Trường Sa.

Khi nhìn nhận  VNDCCH và VNCH là hai « quốc gia » độc lập có chủ quyền được quốc tế nhìn nhận, thì công cuộc « giải phóng đất nước » của phía VNDCCH, thể hiện chính thức từ 1959 đến 1975, chỉ là một nỗ lực sát nhập lãnh thổ của quốc gia VNCH vào quốc gia VNDCCH.

Phía VNDCCH chiến thắng, Quốc gia VNCH giải thể. Lãnh thổ (và của cải – tích sản và tiêu sản) của « quốc gia » VNCH được sáp nhập đơn thuần vào VNDCCH. Không hiện hữu việc chuyển giao quyền lực nhà nước, cũng không hiện hữu việc kế thừa. Quốc gia VN hiện nay (CHXHCNVN) là quốc gia tiếp nối của quốc gia VNDCCH (vì có chung quốc kỳ, quốc ca, cùng một đảng lãnh đạo…). Như vậy trên phương diện quốc tế công pháp, VN không thể chối bỏ những cam kết, những hành vi đã thể hiện trước quốc tế, nhất là đối với Trung quốc, của VNDCCH trước kia.

Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm trên tay « quốc gia » VNCH, dưới sự im lặng (đồng tình) của bên thứ ba là « quốc gia » VNDCCH. Quốc gia CHXHCNVN hôm nay (hoàn toàn xa lạ với VNCH) không có tư cách nào để kiện TQ về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa.

Tức là, vì muốn « hóa giải » hiệu lực công hàm 1958, các học giả (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông) đã đưa VN vào ngõ cụt về pháp lý.

Sai lầm chiến lược vì giải pháp này chặt bỏ mọi khả năng lấy lại Hoàng Sa (bằng các phương pháp hòa bình, kể cả pháp lý) của các thế hệ VN tương lai.

Sai lầm về thực tế lịch sử, vì hai thực thể chính trị VNDCCH và VNCH không hề là hai « quốc gia ». Hai thực thể này chưa hề có tư cách pháp nhân « quốc gia », không có bên nào có ghế đại diện tại Liên Hiệp Quốc. Dân chúng hai miền chưa bao giờ thể hiện ý muốn ly khai thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Hiến pháp hai miền đều khẳng định lãnh thổ của nước Việt Nam trải dài từ Nam Quan đến mũi Cà Mau (hay từ Lạng Sơn đến Cà Mau).

Thực tế lịch sử này, (cũng là một điều may mắn cho dân tộc Việt Nam), hai miền nam và bắc VN chưa bao giờ là « đối tượng » của quốc tế công pháp.

Nếu VNDCCH và VNCH là hai quốc gia, như sự lựa chọn của các học giả VN, các hành vi, các tuyên bố của VNDCCH trước quốc tế, từ 1954 đến 1975, sẽ là một vấn đề thuộc phạm vi « quốc tế ». Công hàm 1958 vì vậy trở thành một vấn đề thuộc công pháp quốc tế. Dĩ nhiên nước VNDCCH sẽ là nước thứ ba, không liên can gì đến việc tranh chấp HS và TS giữa TQ và nước VNCH.

Hồ sơ pháp lý về Hoàng Sa và Trường Sa của VN coi như khóa sổ.

Thực tế lịch sử là từ 1954 đến 1975, VNDCCH và VNCH không hề là « quốc gia », theo định nghĩa của Quốc tế Công pháp.

Hai vùng lãnh thổ Nam và Bắc Việt Nam đều thuộc vào một quốc gia có tên gọi là Việt Nam, chỉ bị phân chia tạm thời theo Hiệp định Genève 1954. Điều này được khẳng định qua Hiệp định Paris năm 1973.

Theo thuật ngữ « quốc tế công pháp », Việt Nam trong thời kỳ 1954-1975 là một quốc gia bị phân chia.

Có một số trường hợp các quốc gia bị phân chia, tương tự trường hợp quốc gia Việt Nam, đó là Nam, Bắc Hàn và Đông, Tây Đức.

Theo định nghĩa, quốc gia bị phân chia (état divisé) là quốc gia, lúc trước khi bị phân chia đã là một « quốc gia – Etat », được cộng đồng quốc tế nhìn nhận, và lập trường chính trị chung của các bên (sau khi bị phân chia) là mong muốn thống nhất lại đất nước trong tương lai. Đường ranh phân chia chỉ có giá trị tạm thời, không được nhìn nhận là đường biên giới.

Cộng đồng quốc tế đã nhìn nhận Việt Nam là một quốc gia, thành hình từ rất lâu, đã tuyên bố độc lập từ thế kỷ thứ X. Hiệp định Genève 1954 phân chia VN bằng vĩ tuyến 17 thành hai vùng lãnh thổ. Đường phân chia này chỉ có giá trị tạm thời (nhằm về tập kết quân sự). Cũng theo qui định của Hiệp định này, việc thống nhất VN sẽ thể hiện bằng một cuộc bầu cử, trễ nhất là năm 1956. Việc bầu cử, do nhiều lý do, đã không diễn ra. Hai miền, từ những năm của thập niên 60, trên thực tế đã hành sử như là « quốc gia ». Nhưng lập trường chính trị của hai bên vẫn là ý muốn thống nhất lại đất nước. Cả hai miền đều quyết định không gia nhập Liên hiệp quốc.

Như vậy Việt Nam là một quốc gia bị phân chia (état divisé – divided country), tương tự trường hợp của Đại Hàn và Đức, ý muốn của họ là trong tương lai thống nhất lại đất nước.

(Trường hợp Ấn Độ và Pakistan, hoặc Pakistan và Bangladesh, cũng là các nước bị phân chia nhưng tình trạng pháp lý của các quốc gia này hoàn toàn khác với Việt Nam. Sau khi được Anh trả độc lập, đã quyết định phân chia đất nước thành hai vùng lãnh thổ và việc phân chia có tính cách vĩnh viễn. Hai vùng lãnh thổ trở thành hai quốc gia : Ấn Độ và Pakistan, với một đường biên giới được xác định và cả hai đều gia nhập vào Liên Hiệp quốc. Trường hợp Bangladesh ly khai khỏi Pakistan để trở thành một quốc gia độc lập, được quốc tế nhìn nhận. Các trường hợp phân chia này hoàn toàn khác với tình trạng của quốc gia Việt Nam.)

Điều cần nói, Hoa Kỳ cũng đã từng nhìn nhận Việt Nam là một quốc gia « tạm thời bị phân chia, giống như trường hợp của Đại Hàn và Đức ». Việc này trình bày trong « Biên bản ghi nhớ » của bộ Ngoại giao ngày 4-3-1966. Sau đó Hoa Kỳ cũng nhìn nhận và tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam theo tinh thần Hiệp định Paris 1973, lập lại nội dung Hiệp định Genève 1954. Tức nhìn nhận VN là một quốc gia duy nhất.

Điều đáng ghi nhận khác, liên tục nhiều năm, cho đến năm 1960, nhà cầm quyền miền Bắc vẫn còn lên tiếng, vào tháng 7, yêu cầu miền Nam tuân thủ hiệp định Genève, trưng cầu dân ý thống nhất đất nước.

Tức là các bên (VNDCCH, VNCH, Mỹ và các nước ký tên cũng như bảo trợ các hiệp ước 1954 và 1973) nhìn nhận Việt Nam là một quốc gia duy nhất, ý chí của các bên là « thống nhất đất nước ».

Nếu chấp nhận thực tế này, (và chấp nhận giải pháp pháp lý này), công hàm 1958 chỉ là vấn đề « nội bộ » của quốc gia chứ không phải thuộc « công pháp quốc tế ».

Vấn đề thuộc « nội bộ quốc gia » thì sẽ được giải quyết bằng « luật lệ quốc gia ». Nếu thuộc phạm vi « quốc tế » thì sẽ phải giải quyết bằng « công pháp quốc tế ».

Sự lựa chọn của các học giả VN (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), và có thể là lập trường của VN hôm nay, như thế là sụp vào « bẫy » của phía Trung Quốc.

TQ chỉ công nhận thực thể VNDCCH là đại diện chính thức của quốc gia Việt Nam (và không công nhận VNCH), đồng thời luôn quan niệm công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng là một văn bản giữa « quốc gia với quốc gia », tức có giá trị quốc tế.

Khi đứng ra cãi « tay đôi » với TQ về nội dung và hiệu lực công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng là sai rồi !

Lý ra phải lập luận, các bên VNDCCH, VNCH và Mỹ (và các nước ký tên hoặc bảo trợ các hiệp ước 1954 và 1973, trong đó có Trung Quốc), phải nhìn nhận nội dung các hiệp ước : hai bên VNDCCH và VNCH là hai thực thể chính trị thuộc về một nước Việt Nam duy nhất. Chưa bên nào (VNDCCH hay VNCH) được nhìn nhận là « quốc gia », là đại diện cho Việt Nam tại LHQ. Do đó không bên nào là « đối tượng » của công pháp quốc tế. Bất kỳ tuyên bố của các bên liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ của VN (trên tinh thần các hiệp định 1954 và 1973 mà các bên ký nhận) đều không có hiệu lực.

Tức là, VNDCCH chỉ là một bên của quốc gia Việt Nam. Mọi tuyên bố, mọi hành vi liên quan đến vẹn toàn lãnh thổ đất nước Việt Nam của thực thể này, như công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, đều không có giá trị.

Nhưng hồ sơ pháp lý của VN đến đây chỉ mới có « cái nền ». Còn phải xây dựng lên đây nhiều thứ. Điều phải quyết tâm là phải xây dựng bằng một ý chí xuyên suốt « quyền lợi đất nước và dân tộc là trên hết », chứ không phải vì quyền lợi đảng phái, vì tiếng tăm, vì « sổ lương hay sổ hưu »…

© Trương Nhân Tuấn

16 Phản hồi cho “Vấn đề xây dựng chiến lược pháp lý”

  1. NHẠC CỦA DÂN VIỆT says:

    Phạm Văn Đồng làm luôn thủ tướng CHXHCN VN 2 nhiệm ky` 1976-1985

    Cho nên , những gì Đồng ky’ trước 1975 về măt ngoại giao điều ĐƯỢC ĐƯƠNG NHIÊN coi là di sản CÓ HIỆU LỰC PHÁP LÝ đối với CHXHCN VN trước ánh mắt của LHQ

    Hơn nữa, tên Cộng Sản khốn nạn Phạm Văn Đồng CHÍNH THỨC GỞI CÔNG ĐIỆN CHÚC MỪNG TRUNG QUỐC KHI TRUNG QUỐC CHIẾM ĐƯỢC Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa

    Đó là chưa kể tác hại của những cam kết đầy tai hại cầm đầu bởi Nguyễn Văn Linh ( có Phạm Văn Đồng làm chứng ) tại hội nghị ở Thành Đô châm thêm để Việt Nam càng bị lệ thuộc Trung Quốc

    Bây giờ Cộng Sản Hà Nội còn cãi được mẹ gì nữa , giấy trắng mực đen rành rành từ bản Công Hàm đến lời Chúc Mừng giữa thủ tướng 2 chính phủ

    Bọn Cộng Sản Hà Nội ngu dốt làm banh nước Việt mình rồi , lọt tròng rồi !

    VIỆT NAM CỘNG HÒA có sống dậy thì Hoàng Sa & Trường Sa, theo hiệp ước Pháp- Thanh , theo hiệp định Geneve , Trung Quốc mới không thể chối cải vì rõ ràng đã dùng vũ lực chiếm , 2 nước , Việt Nam Cộng Hòa & Trung Quốc có đánh lộn nhau hẳn hòi , bằng chứng , sử chứng rõ ràng minh bạch

    Bởi vậy , Cộng Sản bán nước ở Hà Nội mới cố xoay sở mượn tên Việt Nam Cộng Hòa ( đề cập trong lời phát biểu của 3 Dũng trước Quốc Hội ) để tạm thời chạy tội bán nước mà thôi

    Không CỐ TÌNH bán nước , thì Cộng Sản Hà Nội đi ky’ cái Công Hàm 1958 làm đếch gì?

  2. Trúc Bạch says:

    Kính Cẩn Đề Nghị

    Đảng Việt cộng có cái tật : “Bụt Chùa Nhà Không Thiêng”, nên tiên đế Hồ Chí Minh, thay vì tìm đến các cụ Lê , Cụ Lý, Cụ Trần,v.v….của VN, thì “người” lại phải khổ cực, “bôn ba xứ người” để phủ phục dưới chân kụ Mác, Cụ Lê (văn Nin ở nước Nga) và Kụ Mao ở tận bên Tàu ….để mang hậu quả là đưa cả nước đi từ hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, lết qua hết khó khăn này đến khó khăn khác, ăn hết Khắc Phục này đến khắc phục khác…….cứ cho nhân dân VN ăn độn hoài không chán hai chữ Chiến thắng và Khắc Phục (Chiến thắng hết đế quốc này đến đế quốc khắc – mà toàn là “đế quốc sung sỏ”, khắc phục hết hậu quả chiến tranh này đến hậu quả chiến tranh khác, vượt qua hết khó khăn này đến khó …khiệng khác..- nhưng vượt hoài còn hoài, vượt mãi không hết, vượt đết Tết…Công Gô luôn)

    Có lẽ thấy việc Hồ tiên đế đã sai lầm vì cái suy nghĩ “Bụt Chùa Nhà Không Thiêng” này, nên đám hậu duệ bác Hồ hôm nay – trước vấn nạn của cái “công hàm bán nước 1958″ – đã thôi không “cầu viện” những nhà hùng biện, những nhà “đại trạng” Hải Ngoại (như Trạng Bạch ta – chẳng hạn), mà gom tất cả các ông “trang” ở trong nước lại thành một cái …Quỹ, gọi là “quỹ ngâm kiú” gì đó, hòng (lí nhí) đấu khẩu (đấu khẩu chứ không đấu pháp lý) với bọn trạng (sư) nhà họ Bành ở Bắc Kinh .

    Nhưng Hỡi Ôi ! Tất cả mấy ông trạng mà đảng VC gom vào một rỏ …lại chẳng làm nên cái trò trống gì, toàn là cãi cối, cãi chày , chủ yếu là cãi cho nhau nghe và cãi sao cho sướng cái lỗ nhĩ của bác…Hồ thôi, chứ tuyệt không có một bản “cáo trạng” nào khả dĩ để đảng CSVN dám mạnh miệng mang ra bi bô trước quốc tế.

    Nhân tác giả Trương Nhân Tuấn bàn về : “Vấn đề xây dựng chiến lược pháp lý” Trạng Bạch ta có đề nghị (hay kiến nghị cũng thế) là nhà nước CHXHCNVN nên bắt chước đồng chí Liu Bị thời Tam Quốc mà diễn lại cái trò “Tam Cố Thảo Nư” (không cần nhất bộ nhất bái) sang tận Lít Tơn Sè Goòng tìm cho được các nhà “đại Trạng” có tài (it ra là cỡ nhà Trang Bạch ta đây) , rồi rước về nước mà cung phụng…thì may ra các “đại trạng” Hải Ngoại mới ra tài (hùng hục) để giúp nước.

    Cẩn…nghị ! (ý nói kính cẩn đề nghị)

    Trạng Bạch ký tên, đóng dấu (không có cái cuốc …huy nào)

    Tái bút : Nến có cử người đi “cầu hiền” thì nên cử người tử tế, có học…chứ đừng cử người như Nguyễn Thanh Sơn – vừa bất tài lại xấu tướng -….không những đã chẳng dụ dỗ được người …hiền nào, ngược lại, lại vớ phải toàn đám cóc nhái, ễnh ương như Nguyễn Phương Hùng hay Phùng Tóe Châu, hay đám chuột chù Viêt Weak(ly) thì chết…dở .

  3. Minh Đức says:

    Dù cho Hoàng Sa, Trường Sa thuộc quyền kiểm soát của VNCH vào năm 1958 thì nó cũng không làm cho bản công hàm của ông Phạm Văn Đồng mất hiệu lực vì bản công hàm này mang tính chất một lời hứa. Lời hứa đó là khi CSVN chiếm được miền Nam thì Hoàng Sa, Trường Sa sẽ thuộc về Trung Quốc.

    Tương tự như thế là CSVN vào năm 1965 cũng đã hứa với Cam Bốt là sẽ biếu cho Cam Bốt năm hòn đảo trong vịnh Thái Lan khi chiếm được miền Nam. Năm hòn đảo này lúc đó nằm trong sự kiểm soát của VNCH. Ông Hứa Hoành viết về chuyện đó như sau trong bài “Vài bí mật chưa được tiết lộ về Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam”:

    “Qua 3 ngày viếng thăm chính thức Kampuchea, “chính phủ cách mạng lâm thời” muốn mua lòng Sihanouk, nên biếu cho Kampuchea năm hòn đảo của VN đối diện với thành phố Kép của Kampuchea. Năm hòn đảo này nguyên là chủ quyền của VNCH, có dân cư VN đang sinh sống và VC biếu không cho Kampuchea để lấy lòng Sihanouk, nhờ y cho phép chỡ vũ khí từ Kompongsom lên biên giới Việt-Miên theo giá biểu 4000-5000 riel một tấn.”

    Vào thời đó, các chiếc tàu chở vũ khí từ miền Bắc vào bờ biển miền Nam bị VNCH và Mỹ chận lại hết nên CSVN muốn chở vũ khí vào Sihanoukville của Cam Bốt rồi chở bằng đường bộ qua biên giới để vào miền Nam.

    Có biếu các hòn đảo nằm trong vùng kiểm soát của VNCH thì mới làm cho các nước được hứa hết lòng giúp CSVN chiếm miền Nam để sau này CSVN sẽ lấy các hòn đảo này cho họ.

    • noileo says:

      Cơ sự bắt nguồn ở chỗ bọn Việt cộng cho rằng chúng cứ nói bừa đi, hứa bừa đi, ký bừa đi, cho đuọc việc, rồi sau đó, khi đuọc việc rồi thì sổ toẹt đi các lời hứa, chữ ký, là xong, dễ dàng quá mà!

      Sở dĩ chúng dám nghĩ như thế, dám làm như thế, vì bọn Việt cộng vốn là bọn vô học, lưu manh, chỉ có bọn vô học lưu manh mới nghĩ như vậy, làm như vậy.

      Cho dù việt cộng Hồ chí Minh có học qua lớp 7, việt cộng Phạm văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên giáp có là “trí thức” vì đã học hết bậc trung học, [ở miền bắc xã hội chủ nghĩa, kẻ nào học hết lớp 10 thì đuọc coi là "trí thức xã hội chủ nghĩa", lơp 10 xã hội chủ nghĩa là năm cuối bậc Trung học xã nghĩa] nhưng với cái cung cách nhổ rồi lại liếm như trên, bọn việt cộng, trí thức việt cộng, như Phạm văn Đồng, như Trường Chinh & như Võ Nguyên Giáp, như Hồ chí Minh…, vẫn chỉ có thể đuọc gọi là quân lưu manh & vô học & mat day & vo giao duc!

  4. Minh Đức says:

    Trích: “Bất kỳ tuyên bố của các bên liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ của VN (trên tinh thần các hiệp định 1954 và 1973 mà các bên ký nhận) đều không có hiệu lực.”

    Khi nói tuyên bố của một bên không có hiệu lực thì VNCH có thể bảo là tuyên bố của chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là không có hiệu lực. Hoặc ngược lại là chế độ VNDCCH có thể nói lời tuyên bố của VNCH là không có hiệu lực. Nhưng chính chế độ CSVN thì lại không thể tự bảo lời tuyên bố của mình là không có hiệu lực. Ông Obama không thể bảo là lời tuyên bố của mình tuần trước đó là không có hiệu lực.

    • Trúc Bạch says:

      Trích :

      “Nhưng chính chế độ CSVN thì lại không thể tự bảo lời tuyên bố của mình là không có hiệu lực.”

      Chính xác 100% !

      Không cứ là CSVN. mà bất cứ một quốc gia nào tự phủ nhận các văn kiện mình đã ký – vì bất cứ lý do gì – đều không thể chấp nhận , đặc biệt là về phương diện đạo đức và uy tìn quốc gia trước cộng đồng thế giới .

      (Dân gian có câu : Chơi thế thì chơi với chó chứ chơi với ai !)

  5. NHẠC CỦA DÂN VIỆT says:

    Bọn Cộng Sản khốn nạn ở Hà Nội CHÍNH THỨC GỞI ĐIỆN CHÚC MỪNG Trung Quốc Khi Trung Quốc chiếm được Hòang Sa của Việt Nam Cộng Hòa

    Bây giờ còn cãi mẹ gì nữa ! CÁI QUÂN BÁN NƯỚC , CƯỚP CỦA NGƯỜI ra tòa kiện cáo cũng chẳng ai bênh vực

  6. NGÀN HƯỚNG says:

    CHÂN LÝ VÀ PHÁP LÝ

    Chân lý là sự thật khách quan, có thể trường cửu hay bất biến. Tức có thể tồn tại lâu dài, xac thực qua thời gian.
    Pháp lý là tính cách quy định của thực tế pháp luật nào đó. Nó luôn có phạm vi trong không gian và thời gian. Tính cách pháp luật có thể phù hợp với chân lý hay không phù hợp với chân lý nhất định nào đó. Có nghĩa pháp luật không bao giờ có thể vượt qua hoặc vượt quá xa ra ngoài chân lý. Chân lý về mặt cụ thể cũng có thể hiểu là công lý, tức sự thật bắt buộc mọi người đều phải thừa nhận.
    Đất nước VN là một thực thể có thực từ xưa nay nên đó là ý nghĩa chân lý. Hoàng Sa, Trường Sa cũng là thực thể có thực đã thuộc về đất nước VN trước tất cả mọi tranh chấp hiện nay, nên đó cũng là ý nghĩa chân lý hay công lý.
    Tuyên bố của TQ đưa ra đơn phương của họ vào năm 1958 về phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà họ muốn áp đặt cho mọi nơi, đây chỉ là ý nghĩa pháp lý chủ quan của họ. Pháp lý này có thể không được các nước khác thừa nhận, nó chưa có cơ sở hay chưa đủ điều kiện để thành một bó buộc cho luật pháp quốc tế hay luật pháp thế giới.
    Công hàm của ông Phạm Văn Đồng sau đó, tuy nhằm đồng ý bất đắc dĩ do tình huống cụ thể bó buộc với lời tuyên bố của TQ, thật sự nó cũng chỉ là văn kiện ngoại giao đơn phương của nhà nước VNDCCH lúc đó, hay có sự phối hợp song phương với TQ, nhưng cũng không hề mang tính cách pháp lý nào với các nước khác hay với thẩm quyền của toàn thể quốc dân và toàn thể nước VN trọn vẹn sau này.
    Lúc ông Đồng đưa Công hàm của mình cho TQ, tính cách pháp lý này lúc đó chỉ có ý nghĩa hay giá trị với miền Bắc, không có giá trị với miền Nam khi ấy, và đương nhiên cũng không thể có giá trị với toàn cõi VN sau này tức là hiện nay.
    Như vậy việc TQ nại vào Công hàm 58 do ông Đồng đưa ra để nói rằng ông Đồng đã thừa nhận các đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ chỉ mang tính cách lễu lự, man định hay hoàn toàn sai trái. Đó là tính cách cưỡng từ, đoạt lý vì trong nội dung Công hàm ông PVĐ không hề đề cập cụ thể gì đến hai hải đảo này. Vả chăng ông Đồng lúc đó chỉ nhân danh quyền hạn Thủ tướng của miền Bắc để đưa ra, thực tế nó không thể có giá trị với Miền Nam lúc đó (chủ thể đang chiếm hữu thật sự), vì miền Nam lúc đó là một chính quyền tức một thực thể pháp lý khác, hoàn toàn độc lập với miền Bắc, nên Công hàm hoàn toàn không mang tính cách pháp lý gì đối với miền Nam.
    Hiện tại VN đã thống nhất, có nghĩa đã trở lại thực thể VN nguyên trạng từ trước khi chia cắt. Tính cách pháp lý của VN hiện nay bao trùm cả miền Bắc và miền Nam trong hiện tại, nên chắc chắn nó không thể bị bó hẹp hay phải khung theo các tính cách pháp lý của riêng miền Bắc hay riêng miền Nam trước đây. Thực thể miền Bắc và thực thể miền Nam trước đây coi như đã hoàn toàn đi qua. Ngày nay VN thống nhất cũng có vấn đề mới của mình, có pháp lý khác của mình, pháp lý đó không thể bị khống chế bởi pháp lý quá khứ của miền Bắc hay của miền Nam trước kia được nữa.
    Bởi vậy lập luận của ông Trương Nhân Tuấn có vẻ như muốn chẽ sợi tóc làm tư, nhưng thực tế ở đây là hoàn toàn không quan trọng và không cần thiết.
    Nói tóm lại, đất nước VN từ trước và hiện nay trong lịch sử là một thực tế, một thực thể không ai có thể phủ nhận được. Sự gắn kết lãnh thổ biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN ngay từ xa xưa cũng vậy. Đó là một chân lý khách quan, có trước hết thảy mọi tranh chấp một chiều của phía TQ hiện nay. Do đó ý nghĩa pháp lý của lời tuyên bố năm 1958 của TQ và Công hàm lúc đó của ông Phạm Văn Đồng thực chất ngày nay không hề bó buộc gì với thực thể VN toàn vẹn và luật pháp hiện tại của đất nước VN ngày nay.

    HƯỚNG NGÀN
    (28/5/14)

    • Thích Nói Thật says:

      NGÀN HƯỚNG says: “Ngày nay VN thống nhất cũng có vấn đề mới của mình, có pháp lý khác của mình, pháp lý đó không thể bị khống chế bởi pháp lý quá khứ của miền Bắc hay của miền Nam trước kia được nữa“.

      Đoạn trên đây không thuyết phục!

      Việc đất nước Việt Nam bị chia đôi do những đạo diễn (cường quốc) tai to mặt lớn qua HĐ-Geneva 1954, cho dù VNCH không chấp nhận, không ký kết, thì thực tế vẫn cứ xảy ra, nhưng sau đó VNCH đã có ngoại giao với cả hàng trăm quốc gia khác.

      VNCH- Quốc Gia trẻ trung của Đông Nam Á

      Nói về “pháp lý” thì CSVN cưỡng chiếm VNCH là đi ngược lại HĐ-Balê 1973. Anh đã không tuân thủ những gì chính anh đã ký kết với cộng đồng quốc tế thì không thể há miệng nói “pháp lý”!

      NGÀN HƯỚNG says: “Bởi vậy lập luận của ông Trương Nhân Tuấn có vẻ như muốn chẽ sợi tóc làm tư, nhưng thực tế ở đây là hoàn toàn không quan trọng và không cần thiết“.

      Đồng ý với NGÀN HƯỚNG, ông Trương Nhân Tuấn quan trọng hoá công hàm 1958 Phạm Văn Đồng, thực ra nó chỉ là tờ giấy lộn, chỉ là văn kiện giữa CSVN và CS-Trung quốc, chẳng có gì ràng buộc đến “pháp lý” hay cộng đồng quốc tế!

      Ông Trương Nhân Tuấn viết; “TQ chỉ công nhận thực thể VNDCCH là đại diện chính thức của quốc gia Việt Nam (và không công nhận VNCH), đồng thời luôn quan niệm công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng là một văn bản giữa « quốc gia với quốc gia », tức có giá trị quốc tế“.

      Việc đất nước, lãnh thổ mà chỉ cần một “công hàm” của một vị thủ tướng (bán nước) cũng có giá trị quốc tế, có nhảm nhí quá không?

      • GIÓ NGÀN says:

        PHÁP LÝ VÀ SỨC MẠNH

        Từ xa xưa đến giờ, ở đâu người ta cũng biết pháp lý của kẻ mạnh, đó là cái lý của kẻ mạnh. Pháp luật thật ra chỉ mang tính cách tương đối là như thế. Điều này kể cả ngay nay xảy ra ở hầu khắp các quốc gia hay cả trên thế giới. Có nghĩa pháp luật không bao giờ quay về với quá khứ, vào chuyện đã rồi, vì nó luôn là cái lý của kẻ mạnh, của kẻ chiến thắng. Nhưng pháp luật như thế không phải bao giờ cũng chính nghĩa, cũng công lý.
        Pháp luật chính nghĩa luôn phải là pháp luật của đạo đức, của công lý, của chân lý, của khách quan. Có điều đây là giá trị lý tưởng mà trong thực tế it khi con người chịu tôn trọng hay thậm chí chịu màng đến.
        TQ đã cưỡng đoạt bằng xâm chiếm vũ lực các đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa của VN cho tới nay, điều đó nếu chừng nào VN chưa có đủ sức mạnh quân sự để đánh chiếm lại, việc cãi tay đôi pháp luật với họ cũng chỉ cho vui, lý thuyết, không phải thực tế. Giả dụ có kiện ra quốc tế và có thắng chăng nữa, mà TQ vẫn không giao trả, khi đó nếu thế giới không sử dụng được sức mạnh nào đó để cưỡng chế họ, vấn đề cũng vẫn chỉ còn treo lại.
        Cho nên cái lỗi của giới lãnh đạo VN từ trước đến nay là chỉ có biết nói lý thuyết suông, biết lý tưởng kiểu ảo tưởng, không có đầu óc biết thực hiện sức mạnh vũ lực thật sự cho mình trong thực tế. Hậu quả ngày nay chính là như thế. Kiểu mất bò mới làm chuồng, câu nói vạn đời đều đúng mà rất tiếc chẳng bao giờ có đầu óc thực tiển để học thuộc được cả.

        MÂY NGÀN
        (30/5/14)

  7. Nguyễn Văn says:

    Để đòi lại biển đảo mà Tàu Cộng sẽ phải cứng họng trên pháp lý là phải khai tử VNDCCH tức CHXHCNVN ngày nay và hồi sinh VNCH. Nên nhớ là khai tử, tức chế độ bị lật đổ chứ không phải là giải thể

    Làm sao khai tử CHXHCNVN? Phải để dân chúng MN đứng lên lật đổ chế độ, khôi phục lại VNCH và tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Nghe thật đáng sợ vì đời nào đảng cộng sản dám làm vậy nhưng là con đường có chính nghĩa pháp lý để đòi lại các đảo bị chiếm từ Tàu Cộng, Đài Loan, và Phi, cũng như ranh giới lãnh thổ bị mất sau nầy.

  8. nguenha says:

    Dưới mắt của CS Miền Bắc thì Miền Nam chỉ có Chính phủ CMCH miền Nam là đại diện cho mien
    Nam.Còn VNCH ,chúng xem là “ngụy”,không đáng để bàn. Lịch sử vẩn còn đó ! Dối trá và lừa bịp không thể tồn tại mải. Ngày hôm nay,dưới ánh sang mặt trời ,DCS đã hiện nguyên hình Kẻ-bán-nước.! Ai ngờ,
    VNCH chính là “cái phao”mà chúng bám. Còn cái “CH mien Nam VN” ,chúng chẳng thèm ngó ngàn.!
    Toàn bộ sách vở giáo khoa học sinh học ,đều nói cùng một phía với chúng : “Bọn ngụy SàiGon ” ! Học sinh học sách vở đó,bây giờ đa phần trở thành” bọn đầu gấu, -lâu la”,ngồi chật QH,chính phủ , các cơ quan ngọn ngành và BCT !Thì thử hỏi làm sao Dân lành không bị áp bức được??. Hảy để cho CS chết đi, thì may ra đất nước có một thế hệ khác, lành mạnh hơn. Trong lịch sử thế giới ,mất đất chưa quan trong,vì sẽ có một ngày lấy lại được. Còn mất “Tinh khí Dân tộc” là Đất nước chỉ còn “một cái xác không hồn”,như hiện nay./

  9. Minh Đức says:

    Trích: “Nếu VNDCCH và VNCH là hai quốc gia, như sự lựa chọn của các học giả VN, các hành vi, các tuyên bố của VNDCCH trước quốc tế, từ 1954 đến 1975, sẽ là một vấn đề thuộc phạm vi « quốc tế ». Công hàm 1958 vì vậy trở thành một vấn đề thuộc công pháp quốc tế. Dĩ nhiên nước VNDCCH sẽ là nước thứ ba, không liên can gì đến việc tranh chấp HS và TS giữa TQ và nước VNCH. Hồ sơ pháp lý về Hoàng Sa và Trường Sa của VN coi như khóa sổ.”

    Điều tác giả bàn ở trên rất đúng. Nếu vào năm 1958, VNCH có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và bức công hàm của ông Phạm Văn Đồng không có giá trị thì từ lúc nào chế độ CSVN có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa?

    Việt Nam Cộng Hòa đâu có bàn giao chủ quyền cho CSVN. Nếu bảo là vì VNCH thua, CSVN thắng thì đương nhiên là CSVN có chủ quyền ở phần phía Nam vĩ tuyến 17, bao gồm luôn cả Hoàng Sa, Trường Sa thì tức là theo luật ai mạnh thì người đó có chủ quyền. Thế thì Trung Quốc cũng nói là vào năm 1974, VNCH thua, Trung Quốc thắng thì Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc, và năm 1988, CSVN thua, Trung Quốc thắng thì Trường Sa thuộc về Trung Quốc.

    Việt Nam Cộng Hòa chưa bao giờ bàn giao chủ quyền cho CSVN hay bất cứ ai cả. Nếu năm 1958, VNCH có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa thì ngày nay, năm 2014, VNCH cũng vẫn còn chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa. Trung Quốc có thể dùng lập luận này mà nói với CSVN rằng:

    “Các ông để cho VNCH nói chuyện với chúng tôi, các ông không có chủ quyền ở phần đất từ vĩ tuyến 17 trở xuống, bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa vì VNCH chưa bao giờ bàn giao chủ quyền cho các ông”.

    Ngày 30-4-1975, khi ông Dương Văn Minh nói rằng: “Chúng tôi đợi các ông đến để bàn giao” thì người của Bên Thắng Cuộc nói: “Các ông chẳng có gì để bàn giao, các ông đã thua rồi”. Nói như thế là CSVN không hề công nhận VNCH có chủ quyền ở miền Nam nên mới không cần để cho VNCH bàn giao gì cả. CSVN nghĩ rằng chỉ có sức mạnh là đương nhiên làm chủ miền Nam và không cần thủ tục pháp lý gì cả. Vì thế trên pháp lý, ngày nay CSVN không có chủ quyền gì ở Hoàng Sa, Trường Sa cả. Vụ Hoàng Sa, Trường Sa coi như khóa sổ. Đúng như thế.

  10. nguenha says:

    Thưa ông TNT,lập luận nầy rấy hay ! Và như thế VNCH đã thực sự “Sống lại”. Có thể nào Nhà cầm quyền CS lại mời Ông về “cố vấn’ pháp lý . Nhưng tôi khuyên Ông ,nên nhớ ” thà làm học trò thằng
    thông (minh) còn hơn làm thầy thằng ngu (si) “. Cám ơn Ông.

Phản hồi