WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tinh thần tự do dân chủ Điếu Cầy tại Virginia

15910527675_55b68fd3ee_z

Khoảng trên 200 người đã đến tham dự buổi tiếp tân dành cho nhà báo Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải vào chiều Chủ Nhật, 23-11-2014, vừa qua. Buổi tiếp tân này do Ban Biên Tập của Bản Tin Hoa Thịnh Đốn thuộc hệ thống truyền hình SBTN tổ chức tại Mason District Government Center thuộc thành phố Annandale, Virginia. Nhờ đó mà tôi và nhiều người Việt khác mới có dịp được gặp gỡ Ô. Điếu Cầy, để cám ơn một người anh hùng đã can đảm đứng lên đòi quyền tự do báo chí và chống Tầu Cộng xâm lăng ngay ở trong một nước độc tài Cộng Sản Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Hải với bút hiệu là Điếu Cầy, là một blogger ở Việt Nam. Ông là một thành viên sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do vào tháng 9, 2007. Nhân dịp Thế Vận Hội tại Bắc Kinh vào năm 2008, Ô. Điếu Cầy đã tham dự cũng như tường thuật về cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng lãnh hải ở Biển Đông của Việt Nam. Ông bị chính quyền Cộng Sản bắt giữ vào ngày 20-4-2008 tại Saigon và bị kết tội trốn thuế và lãnh án 30 tháng tù. Đáng lý ra, ông được trả tự do vào tháng 10, 2010, nhưng án tù của ông bị gia hạn một cách tùy tiện vì lý do chính quyền Cộng Sản muốn điều tra thêm về ông.

Vào tháng 9, 2012, Ô. Điếu Cầy bị mang ra tòa xét xử lần thứ hai về tội tuyên truyền chống nhà nước cùng với hai bloggers khác là Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải. Ô. Điếu Cầy bị một án nặng nề nhất với 12 năm tù. Vào tháng 3, 2012 cựu Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ Joseph Cao và BPSOS đã tung ra một chiến dịch vận động hành lang để đòi trả tự do cho một số tù nhân chính trị trong đó có Ông Điếu Cầy. Vào tháng 4, 2012, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền thả tự do cho Ông Điếu Cầy và những bloggers khác. Vào tháng 5, 2012, Tổng Thống Hoa Kỳ Obama tuyên bố rằng “Chúng ta không thể quên những nhà báo như blogger Điếu Cầy, mà việc bắt bớ ông trùng hợp với cuộc đàn áp tập thể báo chí quần chúng tại Việt Nam.”

Vào ngày 21-10-2014, Ông Điếu Cầy đã được trả tự do và lập tức bị tống xuất qua Mỹ sau 6 năm 6 tháng và 20 ngày trong 11 nhà tù của Cộng Sản.

Trước khi đến tham dự buổi tiếp tân này, tôi nghĩ hôm nay là một ngày vui cho anh Điếu Cầy, cho tôi và nhiều người khác. Nhưng sau đúng 20 phút đầu tiên, một vài kẻ chống cộng cực đoan, nhân danh dân chủ tự do bắt đầu quậy phá buổi tiếp tân thân mật này thành một cuộc hỏi cung nghi can của một cơ quan điều tra tội phạm.

Kẻ đầu tiên quậy phá đặt ra hai câu hỏi xem ra vô hại, (1) Anh nghĩ thế nào về cuộc chiến do CSBV phát động từ 8-12-1960 – 30-4-1975 và (2) Anh nghĩ gì về Hồ Chí Minh?

Anh Điếu Cầy đã trả lời rằng đa số những người ở trong nước bị bưng bít thông tin. Khả năng tiếp nhận thông tin rất giới hạn mà đưa ra những quyết định có thể sai lệch. Nên ở đây xin để cho lịch sử phán xét khi có đủ thông tin. Tôi xin miễn bình luận ở đây.

Vấn đề là hắn không cho anh Điếu Cầy tự do bầy tỏ ý kiến của anh mà cố tình ép anh Điếu Cầy phải thành khẩn chấp cung, Hắn lớn tiếng hỏi tiếp: Chúng tôi muốn biết ý kiến riêng của anh.

Anh Điếu Cầy điềm tĩnh lập lại câu trả lời trước: “Khi quý vị đưa ra một quyết định, một nhận xét về một vấn đề nào, nó tùy thuộc vào lượng thông tin tiếp nhận được. Cho nên quyết định đúng hay sai tùy thuộc vào lượng thông tin nhiều hay ít. Chúng ta đã có đủ thông tin chưa? Lịch sử sẽ phán xét. Một mình cá nhân tôi không thể phán xét.”

Vẫn không hài lòng về câu trả lời này hắn không buông tha cho anh Điếu Cầy và gay gắt đối chất lại như thể một quan tòa hỏi cung một nghi can ở tòa án : “Tôi không bảo anh phán xét. Tôi hỏi ý kiến của anh thôi. Tôi không muốn anh phê bình. Tôi muốn biết ý nghĩ của anh về cuộc chiến đó.”

Rõ ràng là tên quậy phá này đã đi quá trớn, trà đạp lên quyền tự do của người khác, nên một khán thính giả trong hội trường trước sự bất công đã phải can thiệp: “Tôi đề nghị với anh như thế này. Đây là một nước tự do. Báo chí tự do. Mọi người có quyền phát biểu ý kiến. Nếu người ta không muốn phát biểu ý kiến, anh đừng ép buộc người ta phát biểu ý kiến. Cái lối đó là lối Cộng Sản.”

Những tiếng vỗ tay đồng loạt ủng hộ trong hội trường vang lên đã giúp chấm dứt giọng điệu tra khảo diễn giả Điếu Cầy của tên phá rối đầu tiên.

Ngay sau đó một tên quậy phá thứ hai lên phát biểu. Hắn tự giới thiệu là một cựu sĩ quan Không Quân VNCH. Hắn đổ hết tội của CSVN lên đầu một anh binh nhì Bộ Đội bị cưỡng bách đi lính cho miền Bắc trong một cuộc đấu tố công khai trên một đất nước tự do Hoa Kỳ: “Tôi là nạn nhân của anh. Cách đây … (âm thanh không rõ) năm, khi anh đưa quân vào xâm lăng nước VNCH chúng tôi. Trở lại quá khứ, đất nước VNCH chúng tôi được công nhận bởi 112 nước trong thế giới tự do và là quan sát viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ và cũng là thanh viên của của Liên Hiệp Quốc Hội Âu Châu. Chúng tôi có chính nghĩa. Tôi nghĩ rằng ngày 30/4 anh cũng ở trong đoàn quân đó vào để gọi là giải phóng. Danh từ giải phóng và thống nhất của mấy anh 40 năm nay dồng bào ở trong nước và hải ngoại hiểu rõ rồi. Sau đó tôi cũng bị tù đầy. Ngày hôm nay tôi lưu vong qua đây, còn sống đây để gặp anh. Tôi chỉ hỏi một câu hỏi với cá nhân anh thôi, trong 40 năm nay, trong 10 năm, 15 năm, anh đã tỉnh ngộ được rằng chế độ Cộng Sản là sai trái và độc tài, cho nên anh mới trở thành một blogger báo chí tự do. Với tấm lòng trung thực của một người làm báo , tôi xin hỏi anh rằng cá nhân anh thôi, đối với tôi là một nạn nhân còn đây, có phải ngày đó là ngày một nước đi xâm lăng một nước hay không?”

Ô. Điếu Cầy đã điềm tình trả lời một cách đáng khâm phục: “Trong cuộc chiến này, chúng ta đều là người Việt Nam cả. Hãy đặt mình vào vị tri của tôi khi đặt câu hỏi đó. Lúc đó tôi cũng chỉ mới 18 tuổi. Tôi sinh ra và lớn lên trong xã hội Cộng Sản và anh biết rằng truyền thôn và giáo dục của họ như thế nào. Chính quyền nào công dân đó. Bởi vậy, nếu anh là tôi vào thời điểm ấy vào vị trí của tôi, anh sẽ quyết định như thế nào? Anh có nghĩ rằng tôi là người đi xâm chiếm anh không?

Chúng ta là người Việt Nam cả, nhưng chủ nghĩa này chủ nghĩa kia, học thuyết này học thuyết kia đã phân chia chúng ta thành hai phía và gây ra cuộc chiến giữa những người anh em với nhau. Mấy chục năm qua, nếu chúng ta không nói lên sự hàn gắn, dân tộc này, vết cắt đó mãi mãi không hàn gắn được. Nếu ngày hôm nay anh vẫn giữ ở trong lòng mối hận thù, tất cả những gì chúng tôi đấu tranh ở bên kia và sang đến đây, những hi sinh mà Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do và nhiều anh em trong nước đang nhìn sang các cộng đồng bên này khi tiếp đón chúng tôi, họ sẽ thấy như thế nào?”

Hội trường lại vang lên những tiếng vỗ tay tán thưởng khi anh Điếu Cầy chấm dứt phần giải đáp. Nhưng tiếp ngay sau đó một cựu quân nhân khác, một khuôn mặt quen thuôc trong sinh hoạt cộng đồng, đó là ông Nguyễn Kim Hùng đã lên phát biểu ý kiến. Một lần nữa ông này cũng lại đổ tội ác chiến tranh của CSVN lên đầu nhà báo Điếu Cầy: “Theo một cuộc hội luận của anh ở California, anh có nói lá cờ chỉ là biểu tượng. Biểu tượng có thể thay đổi. Chúng tôi tiếp nhận điều đó. Mục đích đấu tranh đem lại tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam ở quốc nội là mục đích chính và đó là mục đích không thay đổi. Tôi cũng chấp nhận chuyện đó. Tôi muốn hỏi bây giờ anh đã qua đây, đứng với chúng tôi tiếp tục đấu tranh, biểu tượng của anh là gì? “

“Câu hỏi thứ hai, trước kia anh là Bộ Đội của miền Bắc thì phải nói là các anh đã cưỡng chiếm miền Nam của chúng tôi. Dầu muốn dầu không, dầu ít dầu nhiều, anh cũng góp một phần nhỏ vào việc chiếm miền Nam của chúng tôi và hiện tại xã hội Việt Nam đã đưa dân tộc Việt Nam xuống tận cùng của đạo đức. Tất cả đều là tận cùng. Các công chuyện anh đã tham gia giải phóng, các anh nói giải phóng, nói chúng tôi là ngụy. Anh cho các chuyện đó là công hay là tội đối với cá nhân của anh. Anh đã là một trong những thành phần góp vô để cưỡng chế miền Nam chúng tôi.”

Ô. Điếu Cầy đã điềm tĩnh trả lời như sau: “Tôi muốn bà con hôm nay hiểu rằng chúng ta đến đây gặp nhau là tổ chức một cuộc hội luận. Những vấn đề được trao đổi với nhau trên tinh thần xây dựng một đất nước, chứ không phải hôm nay tới đây để một số người đưa ra đấu tố như năm 1956 của thế kỷ trước. Đó là một điều không phù hợp với giá trị dân chủ.”

“Khi chúng ta đấu tranh cho giá trị dân chủ, chúng ta phải hiểu rằng tất cả mọi người mọi nhóm trong xã hội đều có quyền biểu đạt ý kiến cá nhân, ý kiến nhóm của mình, và có quyền có biểu tượng riêng. Những nhóm khác nhau hay giống nhau đều tôn trọng biểu tượng của nhau, nhưng không áp đặt giá trị của mình lên người khác. Chúng tôi ngưỡng giá trị dân chủ đó cho nên chúng tôi đấu tranh để chống sự áp đặt của chính quyền CS lên người dân Việt Nam. Chúng tôi không thể tránh độc tài đỏ mà sang đây lại bị áp đặt một cái khác. Những người đã cho rằng cờ từ thời nhà Nguyễn để lại là lá cờ của tổ tiên đại diện cho giá trị tự do dân chủ, thì không sử dụng nó để áp đặt giá trị của mình lên người khác.”

Một lần nữa hội trường vang lên những tiếng vỗ tay ủng hộ lời giải đáp của anh Điếu Cầy. Rất may chỉ có ba nhân vật này đã công khai đánh phá anh Điếu Cầy. Thật tình đến bây giờ tôi cũng không thể hiểu được nguyên do nào khiến họ có ác cảm với người tù lương tâm với khi phách anh hùng như vậy. Căm thù một anh binh nhì Bộ Đội ư? Nếu thế thì đừng trách bọn VC đã bỏ họ vào những trại tù cải tạo. Ghen tức ư? Có thể vì anh Điếu Cầy được người Việt hải ngoại kính phục và được bao nhiêu giải thưởng quý trọng. Trong sáu năm qua Nhà Báo Điếu Cầy đã được trao một số giải thưởng về nhân quyền và tự do báo chí: Giải Nhân Quyền Việt Nam 2008, Hellman-Hammett Award 2009 của Human Rights Watch và International Press Freedom Award 2013 của Committee to Protect Journalists. Ngoài ra, Ông Điếu Cầy còn được Amnesty International vinh danh là một tù nhân lương tâm và Civil Rights Defender chỉ định Ô. Điếu Cầy là Human Rights Defender của tháng.
Thật sự tôi cũng không hiểu được vì lý do gì mà những người kẻ quá khích như thế lại chống Cộng Sản độc tài vì chính họ đã tỏ ra bản chất độc tài. Họ muốn Việt Nam thành một nước tự do dân chủ ư? Không chắc. Vì những hành động của họ đưa đến hậu quả nghiêm trọng là đẩy những người yêu chuộng tự do thực sự về phía độc tài. Trước khi có buổi tiếp tân, Cộng Đồng Việt Nam vùng Washington-DC, Maryland và Virginia đã quyết định không đón tiếp, không yểm trợ, và không tham dự buổi tiếp tân anh Điếu Cầy.

Đa số những người tham dự buổi tiếp tân đã nghĩ gì về anh Điếu Cầy và một thiểu số quậy phá? Tốt hơn hết là hãy nghe chính những người này nói gì.

Mở đầu cuộc hội luận, Ô. Trần Quang Duật, đã lên phát biểu rằng ông là một cựu Thiếu Tá TQLC-VNCH đã đi tù ở miền Bắc. Ông hân hoan chào đón Ô. Điếu Cầy, một cựu bình nhì của Bộ Đội CSVN, trở về với cộng đồng để cùng tranh đấu cho tự do và dân chủ.

GS Kim Oanh nhận xét rằng Ô. Điếu Cầy từ 2006 đã đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền và bảo vệ quê hương chống quân xâm lược Trung Quốc. Ô. Điếu Cầy đã kêu gọi chúng ta hãy cùng nhau đứng dưới một lá cờ để đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc và đất nước. Ông cũng đã xác nhận rằng lá cờ vàng có từ thời Nhà Nguyễn (Vua Thành Thái). Đó là lá cờ tổ quốc, đại diện cho tự do dân chủ. Ô. Điếu Cầy đã tuyên bố ông là một phần của chúng ta. GS Kim Oanh nhân dịp đã tặng cho Nhà Báo Điếu Cầy một chiếc khăn quàng cổ với hình lá cờ Vàng.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Giao, Chủ Tịch của Tiếng Nói của Người Mỹ Gốc Việt (Voice of Vietnamese Americans) nói rằng cô xin được tỏ lòng ngưỡng mộ Ô. Điếu Cầy, cám ơn Ô. Điếu Cầy và gia đình của ông và tất cả mọi người ở Việt Nam đã cùng với ông tranh đấu trong những năm qua. Cô rất vui mừng thấy ông mạnh khỏe, tinh thần minh mẫn, và rất là cương quyết dù sau nhiều năm trong tù.

Cô Phạm Quế Chi là một người trẻ đầu tiên phát biểu rằng Cô là một người Mỹ gốc Việt. Cô tôn trọng mọi người tiếng Mỹ gọi là có “gut”, nghĩa là có khí phách, giám đứng lên nói ra những gì mình thực sự tin. Cô nói Cô rất khâm phục Ô. Điếu Cầy cũng như những anh chị bloggers trẻ và lớn đã bị đánh đập, gia đình bị hại, mất việc vẫn giám đứng lên chống chế độ Cộng Sản. Ông Điếu Cầy ngồi đây ông vẫn bảo vệ ý tưởng riêng của mình. Ông không bị Cộng Sản chèn ép cũng như không bị cộng đồng Việt Nam chèn ép, buộc phải theo ý của họ. Cô đi Hướng Đạo, cô trọng lá cờ Hướng Đạo. Sống ở Mỹ, cô trọng lá cờ Mỹ. Là một phần của người Việt Nam ở Mỹ, cô trọng lá cờ của cộng đồng Việt Nam, nhưng đó là quyền của cô. Không ai có thể bắt buộc cô làm như vậy.

Một người trẻ khác: “Đầu tiên cháu cám ơn chú Điếu Cầy đã hiện diện ở đây và chia sẻ với cộng đồng hải ngoại một số suy nghĩ. Là một người trẻ Việt Nam qua Hoa Kỳ lúc 9 tuổi, cháu rất cảm phục tinh thần hi sinh của chú Điếu Cầy. Chú đã đứng lên để tranh đấu cho nhân quyền và tự do cho Việt Nam có tương lai lớn hơn. Cháu nghĩ là chú Điếu Cầy, các bác các chú ở đây cùng với cháu có một giấc mơ Việt Nam có dân tộc hơn, có nhân quyền hơn, cho tương lai của các con các cháu của con biết là Việt Nam vẫn còn tồn tại, chứ không bị CSVN hay Tầu tới xâm lược. Cháu muốn nói thêm là cháu rất bằng lòng với câu nhận xét của chú Điếu Cầy là mình là người Việt Nam hết, hãy nói lên những lời đoàn kết, chứ không phải là chia rẽ. Cháu nhận xét là phải có sự đoàn kết, nước Việt Nam mới có thể có một tương lai tốt hơn. Nếu có những ý kiến không hay hay không đoàn kết, cháu nghĩ là những người CSVN sẽ rất vui mừng vì họ đã đem lại sự chia rẽ trong cộng động Việt Nam ở hải ngoại.”

Nhà Văn Phong Thu: “Anh là một nhân vật mà tôi đã viết trong sách của tôi xuất bản vào 2012. Anh là người tôi ngưỡng mộ là vì anh là người đầu tiên chống Tầu. Mà anh biết chống Tầu là chống ông cố nội của CSVN rồi. Như anh đã nói, chúng ta đổ tất cả những tội của Cộng Sản lên đầu anh Điếu Cầy thì cũng tội cho anh. Bởi vì như thế này. Tất cả chúng ta Nam và Bắc đều là nạn nhân của chế độ Cộng Sản. Tôi ở miền Nam, tôi phải theo chế độ của miền Nam vì ba của tôi đi theo Cộng Hòa lần đầu tiên mới thành lập. Ba tôi đã hi sinh trên chiên trường, nhưng tôi không nghĩ là anh Điếu Cầy đã bắn ba tôi chết, bởi vì anh cũng là nạn nhân của Cộng Sản.”

Một người trẻ tự giới thiệu là Chính: Cá nhân tôi rất khâm phục những anh em ở trong nước như anh Điếu Cầy và những anh em bloggers khác. Mỗi tối tôi lên máy tôi coi người nào bị đàn áp, người nao bị tù đầy. Lòng tôi đau cắt như vầy nhưng tôi không biết cách nào để giúp đỡ được anh em ở trong nước. Khi các anh ra đây bị những chuyện hiểu lầm, tôi rất là búc xúc. Tôi cũng rất lấy làm vui khi thấy các anh rất là chín chắn đối phó với …. (âm thanh nghe không rõ), chúng tôi rất là yên tâm. Tôi có một lo âu là không biết mấy anh chị ở trong nước thấy anh bị như vậy có nản lòng hay không, Do đó tôi muốn gửi một message (thông điệp) cho những anh em ở trong nước rằng có một số đông thầm lặng, có thể không ồn ào cho lắm, sẵn sàng góp công góp sức với quý anh. Chúng ta phải tích cực hơn trong việc nối kết với đám đông thầm lặng.

Không phải người cựu quân nhân nào cũng có một tư tưởng hẹp hòi. Ông Phạm Văn Tiền, cựu thiếu tá Quân Lực VNCH đã viết về anh Điếu Cầy và những kẻ chống cộng bằng mồm như sau:

“Niềm vui chưa được bao lâu thì những kẻ luôn chống cộng bằng mồm, những thành phần chống cộng cực đoan trong cộng đồng Người Việt tại hải ngoại, thay vì mở rộng vòng tay chào đón người anh hùng chống cộng để an ủi giúp đỡ, thì lại tìm mọi cách mọi phương tiện để cố tình hạ nhục giết chết tên tuổi Điếu Cày.”

“Chúng ta có nguyền rủa cộng sản 30 năm, 50 năm v.v… thì cộng sản vẫn là cộng sản không làm chúng suy yếu tí nào. Lật đổ được cộng sản hay không là do chính bàn tay của người dân trong nước mà đại diện là những nhà đấu tranh trong lòng chế độ như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức… Người Việt hải ngoại chỉ có khả năng tiếp sức, hỗ trợ và sức mạnh của chúng ta là sự kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Những tổ chức tự xưng là ủy ban nầy chính phủ nọ để rồi về giải phóng quê hương là những tổ chức mộng du không tưởng. Họ chỉ là những con rối dao to búa lớn chuyên phá hoại chẳng làm nên tích sự gì!

“Hãy thông cảm và đón nhận những sự hy sinh phi thường của những người cộng sản phản tỉnh. Việc mở rộng vòng tay tiếp đón hỗ trợ Điếu Cày và nhiều nhà đấu tranh dân chủ khác tại quê nhà mới là điều cần thiết, nhất trong giai đoạn sống còn của đất nước hiện nay.”

Chí lý thay nhận xét của Ông Phạm Văn Tiền

Trần Quốc Nam (Tác giả gửi đăng)

180 Phản hồi cho “Tinh thần tự do dân chủ Điếu Cầy tại Virginia”

  1. Ha Uyen says:

    Thêm Bạn Bớt Thù

    Hạ Uyên
    Boston, Massachusetts
    25-11-2014

    Hạ Uyên rất đồng ý với tác giả Định Nguyên về nhận xét trung thực cá nhân Điếu Cầy.

    Tại sao thiên hạ không mở rộng vòng tay đón Điếu Cầy về với chính nghĩa quốc gia.

    Đánh phủ đầu một người chân ướt chân ráo đến vùng trời xa lạ trong khi anh ấy còn chưa hồi phục sức khoẻ, vừa thoát khỏi nhà tù CS lại bị tấn công bằng ngòi bút thì tâm lý anh Điếu Cầy bị tổn thương, tinh thần bị sa sút. Khi nhìn thấy anh đến Mỹ với một bộ quần áo mong manh và đôi dép tổ ong Hạ Uyên đã rơi nước mắt. Không ai làm khổ nhục kế kiểu ngu xuẩn như thiên hạ chụp mũ che dù cho anh Điếu Cầy. Trí tưởng tượng của họ theo kiểu heo nái leo cây.

    Theo Hạ Uyên thì họ ganh tỵ đúng hơn vì anh Điếu Cầy được các vị dân biểu, nghị viên đón tiếp trân trọng. Chúng ta ở xa quê hương nửa vòng trái đất chỉ có thể biểu tình phản đối CS hay ký thỉnh nguyện thư chứ không trực diện tranh đấu như anh Điếu Cầy và nhiều tù nhân lương tâm đang còn trong lao lý. Họ đã dấn thân hy sinh mạo hiểm đương đầu trự tiếp với bạo quyền cũng với mục tiêu chống Trung Cộng. Tại sao chúng ta không đón nhận thêm một người bạn để có thêm sức mạnh. Nghi ngờ, chụp mũ chỉ làm tinh thần anh Điếu Cầy suy nhược.

    Thêm bạn bớt thù, thu phục được anh Điếu Cầy đứng chung chiến tuyến đấu tranh thì chúng ta sớm có ngày trở về quê hương với hoa dân chủ, với tiếng nói nhân quyền.

    Chúc anh Điếu Cầy sức khoẻ hồi phục. Tinh thần kiên cường, dũng cảm song hành với người Việt hải ngoại cùng chung vai góp sức cho quê hương Việt Nam sớm thoát khỏi gông cùm CS để hơn 90 triệu đồng bào quốc nội được tự do.

  2. tonydo says:

    Những người có lòng với đất nước, muốn đất nước hùng cường, sánh vai cùng các “dân tộc tiên tiến khác khắp năm châu” (lời Hồ Chủ Tịch, thư gửi các cháu nhi đồng) thì phải đoàn kết lại.

    Chuyện này khỏi phải bàn cãi, ai cũng nghĩ vậy.

    Tất nhiên chẳng ai muốn đoàn kết với Việt Cộng, vì dính vào các bố ấy lần nào là tiêu lần đó. (lịch sử đã chứng minh điếu đó).

    Tác giả Trần Quốc Nam, trong bài này, cũng có vẻ khuyến khích đoàn kết, đặc biệt “các cháu nhỏ”. Chuyện tốt đẹp như thế thì đáng tôn trọng, còn gì phải nói?

    Một cháu trẻ còn nói (ai muốn thích cờ nào cũng phải được tôn trọng), quá Dân Chủ, tuyệt vời.

    Một vị “cò mồi” vừa mở màn khai trương, nhảy ngay lên xin được làm thành viên CLB báo chí Tự Do của anh Điếu Cày, với cách nói nhẹ nhàng, hết sức lịch sự..Thật là đoàn kết…..

    Thế nhưng xin qúi đàn anh chú ý:
    Hội luận, từ đầu chí cuối chỉ nói Đoàn Kết giữa mọi người, trong và ngoài nước… Ghê không?

  3. Nói Toẹt Móng Heo says:

    Tác giả Trần Quốc Nam viết; “Buổi tiếp tân này do Ban Biên Tập của Bản Tin Hoa Thịnh Đốn thuộc hệ thống truyền hình SBTN tổ chức tại Mason District Government Center thuộc thành phố Annandale, Virginia. Nhờ đó mà tôi và nhiều người Việt khác mới có dịp được gặp gỡ Ô. Điếu Cầy, để cám ơn một người anh hùng đã can đảm đứng lên đòi quyền tự do báo chí và chống Tầu Cộng xâm lăng ngay ở trong một nước độc tài Cộng Sản Việt Nam“.

    Đề nghị t/g Trần Quốc Nam hãy bình thường hoá ông Điều Cày một chút, gọi ông là “Người đấu tranh cho dân chủ” hoặc là “Chiến sĩ dân chủ” (như cụ Bùi Tín) để cho anh Điếu Cày còn dễ thở một tí.

    Đàng này tác giả tôn lên đến hàng “anh hùng”, tôi e ngại rằng người ta sẽ nhầm lẫn với những đ8ạc danh anh hùng như; Lê Văn Tám tẩm xăng vào người để đốt kho xăng, anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo, hoặc là anh hùng Phan Đình Giót lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai, thì hỏng bét.

  4. Nguyễn Văn Ba says:

    Nói chung tác giả đã kể lại khá chính xác buổi hội thảo nhưng tác giả cũng chưa được công tâm lắm với ngòi bút của mình.

    Khi tác giả dùng những chữ “những kẻ quậy phá” cho những ai đặt những câu hỏi khó khăn cho anh Điếu Cầy thì không những quá đáng mà còn có thể gây thêm sự mất đoàn kết giữa những người tị nạn CS với nhau.
    Theo tôi thì những câu hỏi đầu tiên trong buổi thảo luận thì không được thân thiện và tế nhị cho lắm, nhưng nếu được hỏi về sau theo tính cách tâm tình thì cũng không có gì quá đáng.

    Anh ĐC đã từ bỏ tất cả để đấu tranh cho tự do dân chủ và để chống lại giặc ngoại xâm cho đến nổi bị tù tội bao nhiêu năm tháng, gia đình bị chia ly, thân thể bị vùi dập, cho nên đa số người Việt ở trong và ngoài nước đều tin yêu và quí trọng anh. Vì vậy người Việt ở Cali đã đón tiếp anh một cách niềm nở và những bước kế tiếp cho công cuộc đấu tranh để dành nhân quyền mà cụ thể là tự do báo chí sẽ được nhiều người ủng hộ và chung tay. Nếu có một số người còn nghi ngờ và đặt những câu hỏi khó khăn thì là quyền của họ. Tôi chỉ mong những vị trên cho anh ĐC thời gian tìm hiểu để có thể nhìn nhận và trả lời mọi người một cách tốt đẹp hơn.

    Vội kết luận dù là ở phía nầy hay phía khác thì chỉ tổn thương những người bạn của chúng ta và vô tình gây thêm mất đoàn kết. Xin tác giả và những ai định viết tiếp về đề tài nầy hãy cẩn thận hơn.

  5. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Đọc mấy cái còm trong bài này, cò mồi Cộng láo giả dạng thường dân chọt hơi nhiều…
    SBTN, ĐC, cờ vàng cho tới…Tiên Ngu.

    Cộng láo bị SBTN, ASEA…thoi vô mặt cú nào cũng nặng kí, thành ra chúng phải..chọt…

    Từ Anh Ninh Thế Giới, Công An, chúng trãi dài qua các diễn đàn quốc tế. Nghe Cộng láo ngậm phân phun Asia, SBTN mà bắt…khoái…

    Mong SBTN tổ chức nhiều cuộc giao lưu giửa ĐC và cộng đồng người Việt tị nạn cs nhiều nhiều nữa…

  6. Người ngoại cuộc says:

    Tôi viết rồi lại xóa, tôi lại thấy có nhiều người đã nói lên ý của tôi rồi, nên thôi. Riêng cá nhân tôi, thì anh ĐC là người yêu nước chân chính, muốn VN có tự do, dân chủ. Mà người yêu tự do dân chủ thì không phải là người yêu chế độ CS.

    Hãy cùng nhau hỗ trợ người trong nước đấu tranh cho tự do, nhân quyền, và phi CS, xin quí vị đừng vì những hiềm khích nhỏ mà quên đi việc lớn.

    Tôi biết nhiều nhà đấu tranh chống cộng lại bị chính người quốc gia chúng ta đánh cho tơi bời hoa lá. Vì thế mà CSVN vẫn tồn tại đến gần 40 năm nay

    • Spicy says:

      “Tôi biết nhiều nhà đấu tranh chống cộng lại bị chính người quốc gia chúng ta đánh cho tơi bời hoa lá”.Biết những nhà đấu tranh chống cộng…biết họ như thế nào qua phương tiện gì và biết ở mặc nào.?Những người quốc gia chúng ta…đó là những ai.?
      Bởi thế vgcs vẩn còn tồn tại cho đến hôm nay.

  7. vybui says:

    Tôi xin miễn bình luận về những điều tác giả Trần Quốc Nam viết, cả về những người ủng hộ lẫn những kẻ “đấu tố” anh Điếu Cày. Chỉ xin hỏi ông TQN, ông có thâm ý gì hay chỉ vô tình “kéo” CĐVN vùng Washington-DC, Maryland và Virginia vào cuộc, khi viết:
    ” Trước khi có buổi tiếp tân, CĐVN vùng Washington-DC, Maryland và Virginia đã quyết định KHÔNG ĐÓN TIẾP, KHÔNG YỂM TRỢ VÀ KHÔNG THAM DỰ BUỔI TIẾP TÂN anh Điếu Cày” ?

    Phần tôi, tôi cho rằng, hành động cuả CĐVN (nếu đúng như TQN nói) ở những địa phương này không có nghĩa là không ủng hộ hay “khai trừ” anh ĐC. Họ, một mặt không cần phải hấp tấp (chuyện đấu tranh còn lâu dài, vàng, thau sau này …vẫn chưa muộn), một mặt không muốn làm CÁI BỤC (sân khấu) cho các anh chị ở đài SBTN …diễn! Trí nhớ cuả họ không tồi, họ chưa quên chuyện cuả các nhà truyền thông, của một số anh chị em trong giới văn, nghệ sĩ hải ngoại đã “cuồng lên” với phong trào “phản tỉnh, phản mê” hồi thập niên 1990, ở trong nước (như DTH, TMH..v.v..)!

  8. TNV says:

    Ngày CS chiếm miền Nam Điếu Cày mới 18 tuổi. Có nghhĩa là trong suốt tuổi thơ cuả anh ta (ở miền Bắc) và sau này, sau khi CS chiếm miền Nam, anh ta chưa hề nhìn thấy lá cờ vàng. Chuyện anh Điếu Cày đi lính bộ đội theo tôi, chẳng có gì đáng nói nếu ta sống tại Miền bắc lúc đó và ta 18 tuổi, ta có thể từ chối quân dịch (hay là nghĩa vụ – như CS nói) hay không? chắc là không. Chuyện đáng nói là: anh đã nhìn ra cái xấu xa cuả chế độ và anh tranh đấu đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho VN, nhất là quyền tự do thông tin và tự do tư tưởng-. Vì chuyện này , anh đã bị bỏ tù 6 năm 6 tháng. Xin nhắc lại: anh đã bị CS bỏ tù vì đã tranh đấu cho tự do dân chủ tại VN (và không phải là vì đã tranh đấu cho lá cờ vàng )- thì nay anh sang đây ( Mỹ)- ta đẩy vào tay anh lá cờ vàng và đòi hỏi anh cũng phải thần phục lá cờ như chúng ta. Đây là một điều phi lý và rất lố vì cả đời anh chưa hề nhình thấy lá cờ này. Sau đó vì chuyện này, ta lại gán cho anh ta danh từ “CS nằm vùng” thì điều này lại càng… lố hơn nữa. Nay giả sử anh Điếu Cày nhận lấy lá cờ và ấp ủ lá cờ như chúng ta, thì đây cũng chỉ là một sự gượng ép cuả anh để làm vừa lòng ta, và tức nhiên ta sẽ cho anh ta là một kẻ không thành thực – vậy tai sao ta phải làm như vậy?

    Nay xin trở về với những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở VN và đang bị CSVN bỏ tù – những tù nhân lương tâm tại VN. Xin nhắc là họ là những người lính tiền phương chiến đấu cho tự do dân chũ, ta ( hải ngoại) chỉ đóng vai trò hỗ trợ mà thôi. Họ đã mang mạng sống và cuộc đời tù tội cuả họ hy sinh cho tự do dân chủ. Va họ mong muốn gì: họ muốn là chúng ta, ở hải ngoại hỗ trợ họ, đưa những tiếng nói và đòi hỏi của họ cho thế giới – nhất là Hoa kỳ- biết, và từ đó áp lực nhà cầm quyền CSVN phải thay đổi. Hầu hết những người này : từ Huỳnh Thục Vy, tới Tạ Phong Tần.v.v đều là những người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền cho VN – và không phải cho lá cờ vàng.

    Nay chuyện ta đối xử với Điếu Cày như thế nào, thì nhờ truyền thông, Internet- họ có thể đã biết là ta (hải ngoại) chỉ chú ý tới lá cờ- còn việc tranh đấu cho tư do dân chủ là..không đáng nói tới. Họ hiểu là họ đã mất hỗ trợ từ hải ngoại và từ đó tiếng nói cuả họ khó được quốc tế (nhất là Mỹ) biết. Ta đã đào một cái hố chia rẽ giữa những người tù nhân lương tâm ở VN và ta – và ta đã làm giảm lòng kỳ vọng, sức đấu tranh của họ cho tư do dân chủ. Tại sao ta phải làm như vậy?

  9. TNV says:

    Ta tôn kính lá cờ cuả ta, không có nghĩa là ta cũng có quyền bắt những người chưa hề nhìn thấy lá cờ này, hay chưa hề chiến đấu dưới lá cờ này, cũng phải thần phục lá cờ như ta. Và đây là một chuyện khác hẳn.

    Ngày CS chiếm miền Nam Điếu Cày mới 18 tuổi. Có nghhĩa là trong suốt tuổi thơ cuả anh ta (ở miền Bắc) và sau này, sau khi CS chiếm miền Nam, anh ta chưa hề nhìn thấy lá cờ vàng. Chuyện anh Điếu Cày đi lính bộ đội theo tôi, chẳng có gì đáng nói nếu ta sống tại Miền bắc lúc đó và ta 18 tuổi, ta có thể từ chối quân dịch (hay là nghĩa vụ – như CS nói) hay không? chắc là không. Chuyện đáng nói là: anh đã nhìn ra cái xấu xa cuả chế độ và anh tranh đấu đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho VN, nhất là quyền tự do thông tin và tự do tư tưởng-. Vì chuyện này , anh đã bị bỏ tù 6 năm 6 tháng. Xin nhắc lại: anh đã bị CS bỏ tù vì đã tranh đấu cho tự do dân chủ tại VN (và không phải là vì đã tranh đấu cho lá cờ vàng )- thì nay anh sang đây ( Mỹ)- ta đẩy vào tay anh lá cờ vàng và đòi hỏi anh cũng phải thần phục lá cờ như chúng ta. Đây là một điều phi lý và rất lố vì cả đời anh chưa hề nhình thấy lá cờ này. Sau đó vì chuyện này, ta lại gán cho anh ta danh từ “CS nằm vùng” thì điều này lại càng… lố hơn nữa. Nay giả sử anh Điếu Cày nhận lấy lá cờ và ấp ủ lá cờ như chúng ta, thì đây cũng chỉ là một sự gượng ép cuả anh để làm vừa lòng ta, và tức nhiên ta sẽ cho anh ta là một kẻ không thành thực – vậy tai sao ta phải làm như vậy?

    Nay xin trở về với những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở VN và đang bị CSVN bỏ tù – những tù nhân lương tâm tại VN. Xin nhắc là họ là những người lính tiền phương chiến đấu cho tự do dân chũ, ta ( hải ngoại) chỉ đóng vai trò hỗ trợ mà thôi. Họ đã mang mạng sống và cuộc đời tù tội cuả họ hy sinh cho tự do dân chủ. Va họ mong muốn gì: họ muốn là chúng ta, ở hải ngoại hỗ trợ họ, đưa những tiếng nói và đòi hỏi của họ cho thế giới – nhất là Hoa kỳ- biết, và từ đó áp lực nhà cầm quyền CSVN phải thay đổi. Hầu hết những người này : từ Huỳnh Thục Vy, tới Tạ Phong Tần.v.v đều là những người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền cho VN – và không phải cho lá cờ vàng.

    Nay chuyện ta đối xử với Điếu Cày như thế nào, thì nhờ truyền thông, Internet- họ có thể đã biết là ta (hải ngoại) chỉ chú ý tới lá cờ- còn việc tranh đấu cho tư do dân chủ là..không đáng nói tới. Họ hiểu là họ đã mất hỗ trợ từ hải ngoại và từ đó tiếng nói cuả họ khó được quốc tế (nhất là Mỹ) biết. Ta đã đào một cái hố chia rẽ giữa những người tù nhân lương tâm ở VN và ta – và ta đã làm giảm lòng kỳ vọng, sức đấu tranh của họ cho tư do dân chủ. Tại sao ta phải làm như vậy?

  10. VNT says:

    Ta tôn kính lá cờ cuả ta, không có nghĩa là ta cũng có quyền bắt những người chưa hề nhìn thấy lá cờ này, hay chưa hề chiến đấu dưới lá cờ này, cũng phải thần phục lá cờ như ta. Và đây là một chuyện khác hẳn.

    Ngày CS chiếm miền Nam Điếu Cày mới 18 tuổi. Có nghhĩa là trong suốt tuổi thơ cuả anh ta (ở miền Bắc) và sau này, sau khi CS chiếm miền Nam, anh ta chưa hề nhìn thấy lá cờ vàng. Chuyện anh Điếu Cày đi lính bộ đội theo tôi, chẳng có gì đáng nói nếu ta sống tại Miền bắc lúc đó và ta 18 tuổi, ta có thể từ chối quân dịch (hay là nghĩa vụ – như CS nói) hay không? chắc là không. Chuyện đáng nói là: anh đã nhìn ra cái xấu xa cuả chế độ và anh tranh đấu đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho VN, nhất là quyền tự do thông tin và tự do tư tưởng-. Vì chuyện này , anh đã bị bỏ tù 6 năm 6 tháng. Xin nhắc lại: anh đã bị CS bỏ tù vì đã tranh đấu cho tự do dân chủ tại VN (và không phải là vì đã tranh đấu cho lá cờ vàng )- thì nay anh sang đây ( Mỹ)- ta đẩy vào tay anh lá cờ vàng và đòi hỏi anh cũng phải thần phục lá cờ như chúng ta. Đây là một điều phi lý và rất lố vì cả đời anh chưa hề nhình thấy lá cờ này. Sau đó vì chuyện này, ta lại gán cho anh ta danh từ “CS nằm vùng” thì điều này lại càng… lố hơn nữa. Nay giả sử anh Điếu Cày nhận lấy lá cờ và ấp ủ lá cờ như chúng ta, thì đây cũng chỉ là một sự gượng ép cuả anh để làm vừa lòng ta, và tức nhiên ta sẽ cho anh ta là một kẻ không thành thực – vậy tai sao ta phải làm như vậy?

    Nay xin trở về với những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở VN và đang bị CSVN bỏ tù – những tù nhân lương tâm tại VN. Xin nhắc là họ là những người lính tiền phương chiến đấu cho tự do dân chũ, ta ( hải ngoại) chỉ đóng vai trò hỗ trợ mà thôi. Họ đã mang mạng sống và cuộc đời tù tội cuả họ hy sinh cho tự do dân chủ. Va họ mong muốn gì: họ muốn là chúng ta, ở hải ngoại hỗ trợ họ, đưa những tiếng nói và đòi hỏi của họ cho thế giới – nhất là Hoa kỳ- biết, và từ đó áp lực nhà cầm quyền CSVN phải thay đổi. Hầu hết những người này : từ Huỳnh Thục Vy, tới Tạ Phong Tần.v.v đều là những người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền cho VN – và không phải cho lá cờ vàng.

    Nay chuyện ta đối xử với Điếu Cày như thế nào, thì nhờ truyền thông, Internet- họ có thể đã biết là ta (hải ngoại) chỉ chú ý tới lá cờ- còn việc tranh đấu cho tư do dân chủ là..không đáng nói tới. Họ hiểu là họ đã mất hỗ trợ từ hải ngoại và từ đó tiếng nói cuả họ khó được quốc tế (nhất là Mỹ) biết. Ta đã đào một cái hố chia rẽ giữa những người tù nhân lương tâm ở VN và ta – và ta đã làm giảm lòng kỳ vọng, sức đấu tranh của họ cho tư do dân chủ. Tại sao ta phải làm như vậy?

    • noileo says:

      Trích:“Nay chuyện ta đối xử với Điếu Cày như thế nào, thì nhờ truyền thông, Internet- họ có thể đã biết là ta (hải ngoại) chỉ chú ý tới lá cờ- còn việc tranh đấu cho tư do dân chủ là..không đáng nói tới. Họ hiểu là họ đã mất hỗ trợ từ hải ngoại và từ đó tiếng nói cuả họ khó được quốc tế (nhất là Mỹ) biết. Ta đã đào một cái hố chia rẽ giữa những người tù nhân lương tâm ở VN và ta – và ta đã làm giảm lòng kỳ vọng, sức đấu tranh của họ cho tư do dân chủ. Tại sao ta phải làm như vậy?”

      Vớ vẩn! “ta” nào đây?
      Tại sao “ta” lại đem cái chuyện tranh cãi giữa một số nguời này thích ĐC, với một số người kia không thích ĐC, mà gọi đó là chuyện “ta” thích hay không thích ĐC! Tại sao ta phải làm như vậy?

      Tại sao “ta” lại đem cái chuyện một số người “tri thuc Viet kieu” bay tro “bênh vực ĐC” thuc ra la để “trải lòng dạ” với đám trí thức cờ đỏ, để đuọc trí thức cờ đỏ ban cho cái giấy khen “ôn hòa & không cự đoan & có tinh thần hòa hợp hòa giải”, mà gọi đó là chuyện “ta” thích hay không thích ĐC! Tại sao ta phải làm như vậy?

      Việc “mời”, hay có người gọi là “ép” ĐC cầm lá cờ vàng chỉ là hành động cá nhân. Có người cho là đúng, có người cho là sai! Ai cho là sai thì cứ người sai, việc sai mà phê phán, mắc mớ gì mà phải đem cộng đồng người Việt hải ngoại & lá cờ vàng ra mà phê phán, mà đòi hạ thấp lá cờ vàng?

      Nếu như hầu hết mọi người Việt hải ngoại đều quý mến ĐC, nhưng cũng có không ít người không ưa ĐC, thì đó chỉ là chuyện bình thường.

      Nếu như có nhiều người là thành phần “cờ vàng” khen, phục, quý mến ĐC, nhưng cũng có người thuôc thành phần “cờ vàng” không ua thích ĐC, thì đó chỉ là chuyện bình thường.

      Nếu có nhiều người cầm cờ vàng lên tiếng, bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho ĐC, mà cũng có một số người cầm cờ vàng nói lời chê bai ĐC, thì đó cũng là sự bình thường.

      Tại sao lại cứ đòi cái chuyện không tưởng “chăm phần chăm ủng hộ ĐC”?
      Mắc mớ gì mà “ta” gán ghép cho “ta” là thế này, thế kia, là “ta” làm phương hại cái gì, chỉ vì “ta” không có “chăm phần chăm” ủng hộ ĐC?

      “Trích: “họ có thể đã biết là ta (hải ngoại) chỉ chú ý tới lá cờ- còn việc tranh đấu cho tư do dân chủ là..không đáng nói tới.”

      Lá cờ chỉ là một mảnh vải, nhưng lá cờ được tôn quý, lá cờ vàng đã đuọc tôn quý, sở dĩ thế vì lá cờ vàng là biểu tượng cho dân chủ tự do.

      Sự tôn quý dành cho lá cờ vàng là sự tôn quý dành cho giá trị dân chủ tự do mà lá cờ vàng biểu tuọng cho.

      Chỉ có đần độn lắm lắm mới nói tình cảm, sự tôn quý dành cho lá cờ vàng chỉ là tình cảm & sự tôn quý dành cho lá cờ & mảnh vải

      Nói tranh đáu cho lá cờ vàng, là nói tranh dấu cho dân chủ tụ do, là những giá trị mà lá cờ vàng biểu tuọng cho.

      Chỉ có đần độn lắm lắm mới diễn dịch, mới nói sự tranh đấu cho lá cờ vàng chỉ có nghĩa là, như thể chỉ là tranh đấu cho lá cờ & mảnh vải.

      Phải hiểu Ta chú ý tranh đấu cho lá cờ vàng tức là ta chú ý tranh đấu cho dân chủ tự do [mà lá cờ vàng là biểu tuọng cho].

      Giá trị dân chủ tự do của lá cờ vàng, giá trị dân chủ tự do mà lá cờ vàng biểu tương cho, và giá trị dân chủ tự do mà nhung nguoi tu te trong nuoc đang tranh đấu cho, cũng chỉ là một, cũng chỉ là một giá trị dân chủ tự do!

Phản hồi