WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mỹ-Nga đang vờn nhau quanh miệng núi lửa

imagesN71SZBFPMỹ quên rằng Liên Xô tan vỡ là do chiến thắng của ngoại giao, “chót lưỡi đầu môi” chứ không phải bằng vũ lực, Mỹ quên rằng Liên Xô tan rã là do họ tự cải tổ (cải cách cải tổ) để hòa nhập vào một thế giới phương Tây, để hy vọng Mỹ và phương Tây sẽ coi họ là đối tác trong các quyết định lớn của quan hệ quốc tế. Nhưng gần như cả thập niên 90, họ đã thất vọng, Mỹ và phương Tây luôn lừa dối, xúc phạm Nga, đặt Nga trong mối quan hệ quyền lực, có nghĩa là Mỹ lãnh đạo mà Nga lệ thuộc. Đáng tiếc là tình thế Nga không giống như Đức, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Luôn căm thù và sợ nước Nga, một đối thủ tiềm tàng, vũ khí trang bị đang đầy mình chưa quỵ hẳn, nên Mỹ hành xử theo lối của kẻ thắng cuộc thời trung cổ “đào tận gốc trốc tận ngọn” buộc Nga phải và chỉ có thể là một quốc gia lệ thuộc: NATO vẫn phát triển về phía Đông, sát biên giới Nga.

Phương châm của Mỹ là bất cứ ai cũng có thể trở thành thành viên NATO nhưng trừ Nga, đã biến châu Âu thành một liên minh quân sự hùng hậu duy nhất trên thế giới để chống Nga. Đây là minh chứng hùng hồn cho sự căm thù Nga của Mỹ, sự luôn sợ Nga của Mỹ, đây là một “đòn đánh dưới thắt lưng” của Mỹ nhằm vào Nga sau chiến tranh lạnh.

Rõ ràng là, không những sau chiến tranh lạnh mà lịch sử nước Nga, văn hóa Nga, chưa bao giờ biết đến có kẻ nào đè đầu cưỡi cổ. Hitler, Napoleon…đã nếm đủ sự ngạo mạn khi tiến về phía Đông mà quên lời răn từ Bismarck, ông tổ ngoại giao thiên tài của Đức thế kỷ 19: “Lạy chúa, đừng tiến về phía Đông”…thì ngày nay Nga đương nhiên không thể chấp nhận một trật tự thế giới kiểu Mỹ.

“Định lý” nguy hiểm!

Có một điều là nếu như Nga và Mỹ xảy ra chiến tranh nóng thì không có kẻ thắng và kẻ bại mà thế giới sẽ bị hủy diệt. Vì thế, kẻ nào gây ra hay có ý định gây ra thì hoặc là kẻ đã già nua sắp kề miệng lỗ, không con cháu, thân thích…có ý nghĩ “nếu tao chết thì cả thế giới phải chết theo” hoặc là một kẻ tâm thần, hoang tưởng, chứ một người bình thường, muốn sống, có nhu cầu hạnh phúc không ai có tư tưởng và hành động như vậy.
Hàng loạt lá chắn tên lửa của Mỹ giăng ra ở châu Âu để ngăn chặn tên lửa Nga bay sang đất Mỹ là một sự ngộ nhận rất nguy hiểm hay là ẩn chứa điều gì khác?

Hơn ai hết, các nhà quân sự Mỹ có thể biết nó chắn được hay không khi mà hệ thống lá chắn dù đạt tỷ lệ 99%, một tỷ lệ nằm ngoài rất xa trí tuệ của người Mỹ, thì nước Mỹ vẫn chẳng còn gì ngoài bụi phóng xạ. Trong khi đó, chắc chắn Nga cũng bị no đòn từ Mỹ và hậu quả còn tệ hơn Mỹ rất nhiều. Đáng mừng là cả Mỹ và Nga đều nhận thức được điều đó không phải từ bây giờ, cho nên trái đất tránh được sự hủy diệt.

Vì vậy, kịch bản một cuộc so găng giữa Nga và Mỹ chỉ là tưởng tượng, nhưng sự nguy hiểm của tình thế này ở chỗ: Mỹ có thể tấn công ai mà Mỹ thù ghét, thì Nga cũng không dám làm gì và ngược lại, Nga có thể tấn công ai thì Mỹ cũng chẳng dám làm gì Nga.

Đây là một “định lý” cho các nước nhỏ, lân bang phải ghi nhớ khi “làm bài”, tránh quá tả hoặc quá hữu, trong quan hệ để chuốc họa vào thân.

Giả thiết đặt ra khi Nga “bị dồn vào chân tường”, bất ngờ tấn công một nước thuộc thành viên NATO nào đó, Mỹ vào cuộc hay không? Dùng định lý trên để chứng minh thì kết quả là Mỹ sẽ không. Mỹ sẽ không nhưng Mỹ chỉ huy cho NATO ra trận.

Người Mỹ phải rút quân khỏi Apganixtan, người Mỹ không đưa quân bộ sang Iraq để chống IS…chứng tỏ người Mỹ biết sợ chết, biết sẽ là dại dột nếu đem quân xe đổi lấy quân tốt. Tuyên bố của Tổng thống Mỹ là rất khôn ngoan: “Thời các chiến dịch lớn của quân đội Mỹ ở nước ngoài đã qua”.

Rõ rồi, vậy là Mỹ chỉ thích coi các võ sỹ thi đấu, hô hào, cổ vũ, cá cược, bán găng tay thu tiền…chứ không muốn mình là võ sỹ trực tiếp thi đấu, huống chi thi đấu với một võ sỹ ngang cơ, với kết quả biết trước là cả hai đều gục trên sàn đấu, để cho kẻ khác thu tiền thì càng không.

Và do đó, dễ hiểu là một cuộc “chiến tranh lạnh” phiên bản mới 2.0 ra đời mà các nước Đông Âu là tân binh hăng hái đi đầu mới đây, đã vỗ béo cho các cụm công nghiệp quân sự Mỹ như thế nào.

Nga đang gặp nguy hiểm và sự nguy hiểm của Nga

Thành quả thắng lợi sau chiến tranh lạnh khi trở thành ngôi vị số 1 thế giới của Mỹ là vô cùng to lớn. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến 2 thành quả lớn mà Mỹ giành được là Trung Đông và đồng USD.

Bắt đầu từ năm 2001, Mỹ bình định Trung Đông đến nay đã thành công, điều này có nghĩa Mỹ hoàn toàn khống chế, làm chủ nguồn năng lượng dầu mỏ thế giới, trừ Nga và riêng Iran, Mỹ không bình định được thì Mỹ cấm thế giới mua dầu của Iran.

Và, đồng đô la trở thành một đồng tiền mạnh nhất, gần như là một đồng tiền chung của thế giới. Ngay Trung Quốc cũng mua trái phiếu Mỹ với số lượng hơn 4000 tỷ USD, đã “đem vàng ròng, mồ hôi, của mình để đổi lấy mấy tờ giấy lộn được in tinh xảo (USD) của Mỹ” thì dù có tuyên bố là trung tâm kinh tế thế giới, vượt Mỹ đi nữa thì “áo mặc vẫn phải chui qua đầu”.

Với hai lợi thế trên, Mỹ đã ra đòn với Nga. Mỹ không cấm thế giới mua dầu của Nga vì Nga không phải là Iran mà Mỹ “ra lệnh” đồng loạt hạ giá dầu mỏ. (Nhiều người cho rằng OPEC đứng đầu là Saudi Arabia, Iraq…đang hạ giá để bóp chết dầu đá phiến của người Mỹ. Thật là ngây thơ đến lú lẫn, hóa ra Mỹ bỏ ra bao nhiêu tiền của và máu ở Trung Đông là để có sự “cạnh tranh” đến lợi ích quốc gia Mỹ vậy sao?)

Cuộc chơi kiểu “thi đốt tiền đun sôi nước” như công tử Bạc Liêu đã khiến Nga khánh kiệt dần. Rõ ràng khi nguồn thu cho quốc gia từ bán dầu mỏ chiếm gần 50% thì khi giá giảm, thất thu là đương nhiên, kèm theo cấm vận, đồng tiền nội địa mất giá so với USD cũng là đương nhiên. Vấn đề là nền kinh tế Nga có sụp đổ hay không?

Những người sợ Nga, khi hay tin đồng Rup mất giá thì hoan hỉ, cho rằng Nga đang tuyệt vọng, tan rã đến nơi,…là đánh giá quá thấp người Nga. Đã có lúc họ phải “luộc dày da để cầm hơi” mà người Nga vẫn dạy cho Hitler một bài học đem xuống mồ thì hiện tại, chẳng có gì khiến họ phải gục ngã.

Giả sử, nếu như Nga đã tuyệt vọng thì điều gì sẽ xảy ra với một cường quốc quân sự hùng mạnh nhất nhì thế giới, dưới sự lãnh đạo của một vị tổng thống như V.Putin? Nên hiểu rằng, Liên Xô trước đây sụp đổ là họ tự nguyện cải tổ, nó khác với Nga hiện tại bị phương Tây cấm vận, OPEC bán phá giá dầu mỏ…là đòn đánh trực tiếp.

Cứ giả sử trong một tình thế “tuyệt vọng”, một kẻ đang mang trên mình đầy đủ các thứ có thể phá vỡ tình thế tuyệt vọng đó thì kẻ đó có thử không, hay là cam chịu? Chắc chắn, nếu như người Nga đã “tuyệt vọng” thì cuộc chiến giữa Nga và Trung Đông hoặc Nga và NATO sẽ xảy ra. Đó là logic tự nhiên, là bản năng sinh tồn.

Có lẽ đây là điều mà nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới lo lắng nhất và hy vọng Mỹ và Nga đã có một vạch đỏ giới hạn cho cuộc chơi của họ.

Mỹ và Nga như đang vờn nhau bên miệng núi lửa, nhưng kẻ rơi xuống miệng núi lửa không phải, không bao giờ là họ, mà kẻ khác. Định lý trên luôn luôn đúng.

Lê Ngọc Thống
Nguồn: Đất Việt

64 Phản hồi cho “Mỹ-Nga đang vờn nhau quanh miệng núi lửa”

  1. Trung quốc đã kiên quyết bảo vệ Nga thoát khỏi khủng khoảng kinh tế. Đây là đòn giáng vào Mỹ và phương Tây với cố gắng hạ gục Nga nhưng kết quả lại bị chính mình hại mình. Kinh tế châu Âu đang lún sâu vào khủng hoảng mới khi vừa mới hé sự khôi phục . Đó là nhận định của báo chí Đức hôm qua. Xin đọc bài báo sau đây:
    Trung Quốc hứa giúp Nga vượt qua khủng hoảng kinh tế [23.12.2014 09:59]
    Xem hình
    Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cam kết nước này sẽ hỗ trợ Nga vượt qua suy thoái kinh tế- tác động của các lệnh trừng phạt và sự sụt giảm giá dầu. Thúc đẩy giao dịch thương mại bằng đồng Nhân dân tệ là một giải pháp mà Bộ trưởng Thương mại của Bắc Kinh đề xuất.
    “Nga có khả năng và trí tuệ để vượt qua những khó khăn trong tình hình kinh tế hiện nay”, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị phát biểu với báo giới, tờ China Daily hôm 22.12 đưa tin. “Nếu phía Nga cần, chúng tôi sẽ cung cấp các hỗ trợ cần thiết trong khả năng của mình”, ông Vương nói thêm.
    Đề xuất của Trung Quốc đưa ra sau khi Nga đang hồi phục sau cú sốc về việc đồng rúp giảm giá sâu hôm thứ ba tuần trước (16.12), khi nó giảm 20% so với đồng đô la Mỹ và đồng Euro. Tiền tệ của Nga đã tăng trở lại vào ngày hôm sau, nhưng nó đã mất gần một nửa giá trị kể từ tháng 3 năm nay.
    Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành hôm 20.12 đề nghị mở rộng việc sử dụng đồng Nhân dân tệ trong hoạt động thương mại với Nga.
    Theo ông Cao, việc sử dụng tiền tệ Trung Quốc đã gia tăng trong vài năm, nhưng những biện pháp trừng phạt của phương Tây với Nga khiến cho xu hướng này nổi bật hơn.
    Ông Cao cho biết, thương mại năm nay giữa Trung Quốc và Nga có thể đạt mức 100 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 10% so với năm 2013.
    Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cho hay, ông không hy vọng hợp tác trong các dự án năng lượng và sản xuất với Nga mà đang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cuộc khủng hoảng hiện nay.
    “Nhiều người Trung Quốc vẫn xem Nga như người anh lớn, và hai nước là đối tác chiến lược quan trọng của nhau”, ông Jin Canrong, Phó Trưởng khoa của Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh nói với Bloomberg. “Vì lợi ích quốc gia, Trung Quốc cần tăng cường hợp tác với Nga khi sự hợp tác đó là cần thiết”.
    Trung Quốc đang tăng cường tìm kiếm các giao dịch bằng đồng tiền riêng của mình để thách thức sự thống trị của đồng đô la Mỹ trên thị trường quốc tế. Và Bắc Kinh không đơn độc trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng của các tổ chức cho vay của phương Tây và đồng đô la Mỹ.
    BRICS-nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi- chiếm 1/5 sản lượng kinh tế toàn cầu và cùng theo đuổi một mục tiêu. Trong tháng 7 vừa qua, 5 quốc gia nhất trí tăng cường giao dịch thương mại với nhau bằng đồng tiền của quốc gia bản địa, và cũng hướng tới thành lập một Ngân hàng Phát triển BRICS có vốn đầu tư tương đương 100 tỉ USD, như là một thay thế cho Ngân hàng Thế giới mà phương Tây kiểm soát.
    Trong khi đó các nước châu Á được lợi ồ ạt đổ hàng vào thị trường Nga thế chỗ của các nước phương Tây vốn tiềm tàng ở Nga vừa mới vừa rút chân.
    Chắc chắn nước Đức và Pháp phải quay lại xem xét bình thường hóa với Nga nếu không kinh tế sẽ gục ngã khi năm 2015 đầy khó khăn khi nền kinh tế vừa chớm phục hồi lại bị Mỹ bẻ mất mầm non sinh trưởng.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Chân thành khuyên em cò mồi Cộng láo một câu, mừng Giáng sinh 2014…

      Đừng nghe những gì Cộng Tàu, nó…dìu đắt, mà hay nhìn kỷ những gì Cộng Tàu…làm ( lời ông NVT, cựu TT VNCH)

      Theo Nga, theo Tàu, cả mấy đời…rau muống, bo bo, móc bọc…, em?

      Đã vậy còn bị nó lừa lấy Hoàng Sa, bạo lực lấy Trường Sa, Nam Quan, nữa Bãn Giốc, Nam Quan, Lão Sơn…

      Theo Nga, thành…láo cả một thế kỷ dài, đất nước VN toàn là thứ dốt, dối trá lên lãnh đạo, chúng chỉ biết xúi dân VN liều mạng, bơm láo tự sướng. YThie6n hạ cười …khi dể, khinh bỉ, chúng …tỉnh rụi, dân bị bưng bít thông tin, nên khl6ng hay, không biết, chỉ biết…tự sướng theo lời chúng dìu dắt….

      Bỏ cái tật nhắm con mắt hí mà bơm Nga, bơm Tàu đi em. Nó…thúi lắm…

    • DâM TiêN says:

      Theo thiên lý nhãn DâM TiêN — Dâm, thì có đôi mắt sáng…ghê !

      Nga mà cầu tài mí Võ Tắc Thiên, thì chú Sam sẽ có cách làm mê
      mẩn Võ Tắc Thiên phải quay dìa với chú Sam…— Dễ quá mà.

      “Ông nông dân ” nào đi binh cu Tổng thong bắt đầu sinh bịnh ” phù
      thũng,” PUTin, là đi lạc đường đời vô ngã ba…tăm tối rùi, than ui!

    • Tudo.com says:

      @Phạm Thế Toàn: “Nhiều người Trung Quốc vẫn xem Nga như người anh lớn, và hai nước là đối tác chiến lược quan trọng của nhau”, ông Jin Canrong, Phó Trưởng khoa của Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh nói với Bloomberg. “Vì lợi ích quốc gia, Trung Quốc cần tăng cường hợp tác với Nga khi sự hợp tác đó là cần thiết”.

      Ông Lê Duẫn nói: ” ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc “.
      Vậy mà sao khi ” thắng” Mỹ rồi dân ta chỉ có rau muống với bobo nhai gần xanh mặt còn gạo thịt thì trả nợ Nga Tàu.
      Vậy mà Tàu. . .nỡ. . .đánh ta sặc máu mũi sủi máu mồm.
      Vậy mà đồng chí Nga. . .đành lòng khoanh tay nhìn đồng chí Tàu đánh đồng chí Việt.
      Vậy mà. . .vậy mà. . .vậy mà đồng chí Toàn vẫn còn ca tụng Nga Tàu một cách…ngu đần là sao?

Phản hồi