WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mỹ-Nga đang vờn nhau quanh miệng núi lửa

imagesN71SZBFPMỹ quên rằng Liên Xô tan vỡ là do chiến thắng của ngoại giao, “chót lưỡi đầu môi” chứ không phải bằng vũ lực, Mỹ quên rằng Liên Xô tan rã là do họ tự cải tổ (cải cách cải tổ) để hòa nhập vào một thế giới phương Tây, để hy vọng Mỹ và phương Tây sẽ coi họ là đối tác trong các quyết định lớn của quan hệ quốc tế. Nhưng gần như cả thập niên 90, họ đã thất vọng, Mỹ và phương Tây luôn lừa dối, xúc phạm Nga, đặt Nga trong mối quan hệ quyền lực, có nghĩa là Mỹ lãnh đạo mà Nga lệ thuộc. Đáng tiếc là tình thế Nga không giống như Đức, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Luôn căm thù và sợ nước Nga, một đối thủ tiềm tàng, vũ khí trang bị đang đầy mình chưa quỵ hẳn, nên Mỹ hành xử theo lối của kẻ thắng cuộc thời trung cổ “đào tận gốc trốc tận ngọn” buộc Nga phải và chỉ có thể là một quốc gia lệ thuộc: NATO vẫn phát triển về phía Đông, sát biên giới Nga.

Phương châm của Mỹ là bất cứ ai cũng có thể trở thành thành viên NATO nhưng trừ Nga, đã biến châu Âu thành một liên minh quân sự hùng hậu duy nhất trên thế giới để chống Nga. Đây là minh chứng hùng hồn cho sự căm thù Nga của Mỹ, sự luôn sợ Nga của Mỹ, đây là một “đòn đánh dưới thắt lưng” của Mỹ nhằm vào Nga sau chiến tranh lạnh.

Rõ ràng là, không những sau chiến tranh lạnh mà lịch sử nước Nga, văn hóa Nga, chưa bao giờ biết đến có kẻ nào đè đầu cưỡi cổ. Hitler, Napoleon…đã nếm đủ sự ngạo mạn khi tiến về phía Đông mà quên lời răn từ Bismarck, ông tổ ngoại giao thiên tài của Đức thế kỷ 19: “Lạy chúa, đừng tiến về phía Đông”…thì ngày nay Nga đương nhiên không thể chấp nhận một trật tự thế giới kiểu Mỹ.

“Định lý” nguy hiểm!

Có một điều là nếu như Nga và Mỹ xảy ra chiến tranh nóng thì không có kẻ thắng và kẻ bại mà thế giới sẽ bị hủy diệt. Vì thế, kẻ nào gây ra hay có ý định gây ra thì hoặc là kẻ đã già nua sắp kề miệng lỗ, không con cháu, thân thích…có ý nghĩ “nếu tao chết thì cả thế giới phải chết theo” hoặc là một kẻ tâm thần, hoang tưởng, chứ một người bình thường, muốn sống, có nhu cầu hạnh phúc không ai có tư tưởng và hành động như vậy.
Hàng loạt lá chắn tên lửa của Mỹ giăng ra ở châu Âu để ngăn chặn tên lửa Nga bay sang đất Mỹ là một sự ngộ nhận rất nguy hiểm hay là ẩn chứa điều gì khác?

Hơn ai hết, các nhà quân sự Mỹ có thể biết nó chắn được hay không khi mà hệ thống lá chắn dù đạt tỷ lệ 99%, một tỷ lệ nằm ngoài rất xa trí tuệ của người Mỹ, thì nước Mỹ vẫn chẳng còn gì ngoài bụi phóng xạ. Trong khi đó, chắc chắn Nga cũng bị no đòn từ Mỹ và hậu quả còn tệ hơn Mỹ rất nhiều. Đáng mừng là cả Mỹ và Nga đều nhận thức được điều đó không phải từ bây giờ, cho nên trái đất tránh được sự hủy diệt.

Vì vậy, kịch bản một cuộc so găng giữa Nga và Mỹ chỉ là tưởng tượng, nhưng sự nguy hiểm của tình thế này ở chỗ: Mỹ có thể tấn công ai mà Mỹ thù ghét, thì Nga cũng không dám làm gì và ngược lại, Nga có thể tấn công ai thì Mỹ cũng chẳng dám làm gì Nga.

Đây là một “định lý” cho các nước nhỏ, lân bang phải ghi nhớ khi “làm bài”, tránh quá tả hoặc quá hữu, trong quan hệ để chuốc họa vào thân.

Giả thiết đặt ra khi Nga “bị dồn vào chân tường”, bất ngờ tấn công một nước thuộc thành viên NATO nào đó, Mỹ vào cuộc hay không? Dùng định lý trên để chứng minh thì kết quả là Mỹ sẽ không. Mỹ sẽ không nhưng Mỹ chỉ huy cho NATO ra trận.

Người Mỹ phải rút quân khỏi Apganixtan, người Mỹ không đưa quân bộ sang Iraq để chống IS…chứng tỏ người Mỹ biết sợ chết, biết sẽ là dại dột nếu đem quân xe đổi lấy quân tốt. Tuyên bố của Tổng thống Mỹ là rất khôn ngoan: “Thời các chiến dịch lớn của quân đội Mỹ ở nước ngoài đã qua”.

Rõ rồi, vậy là Mỹ chỉ thích coi các võ sỹ thi đấu, hô hào, cổ vũ, cá cược, bán găng tay thu tiền…chứ không muốn mình là võ sỹ trực tiếp thi đấu, huống chi thi đấu với một võ sỹ ngang cơ, với kết quả biết trước là cả hai đều gục trên sàn đấu, để cho kẻ khác thu tiền thì càng không.

Và do đó, dễ hiểu là một cuộc “chiến tranh lạnh” phiên bản mới 2.0 ra đời mà các nước Đông Âu là tân binh hăng hái đi đầu mới đây, đã vỗ béo cho các cụm công nghiệp quân sự Mỹ như thế nào.

Nga đang gặp nguy hiểm và sự nguy hiểm của Nga

Thành quả thắng lợi sau chiến tranh lạnh khi trở thành ngôi vị số 1 thế giới của Mỹ là vô cùng to lớn. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến 2 thành quả lớn mà Mỹ giành được là Trung Đông và đồng USD.

Bắt đầu từ năm 2001, Mỹ bình định Trung Đông đến nay đã thành công, điều này có nghĩa Mỹ hoàn toàn khống chế, làm chủ nguồn năng lượng dầu mỏ thế giới, trừ Nga và riêng Iran, Mỹ không bình định được thì Mỹ cấm thế giới mua dầu của Iran.

Và, đồng đô la trở thành một đồng tiền mạnh nhất, gần như là một đồng tiền chung của thế giới. Ngay Trung Quốc cũng mua trái phiếu Mỹ với số lượng hơn 4000 tỷ USD, đã “đem vàng ròng, mồ hôi, của mình để đổi lấy mấy tờ giấy lộn được in tinh xảo (USD) của Mỹ” thì dù có tuyên bố là trung tâm kinh tế thế giới, vượt Mỹ đi nữa thì “áo mặc vẫn phải chui qua đầu”.

Với hai lợi thế trên, Mỹ đã ra đòn với Nga. Mỹ không cấm thế giới mua dầu của Nga vì Nga không phải là Iran mà Mỹ “ra lệnh” đồng loạt hạ giá dầu mỏ. (Nhiều người cho rằng OPEC đứng đầu là Saudi Arabia, Iraq…đang hạ giá để bóp chết dầu đá phiến của người Mỹ. Thật là ngây thơ đến lú lẫn, hóa ra Mỹ bỏ ra bao nhiêu tiền của và máu ở Trung Đông là để có sự “cạnh tranh” đến lợi ích quốc gia Mỹ vậy sao?)

Cuộc chơi kiểu “thi đốt tiền đun sôi nước” như công tử Bạc Liêu đã khiến Nga khánh kiệt dần. Rõ ràng khi nguồn thu cho quốc gia từ bán dầu mỏ chiếm gần 50% thì khi giá giảm, thất thu là đương nhiên, kèm theo cấm vận, đồng tiền nội địa mất giá so với USD cũng là đương nhiên. Vấn đề là nền kinh tế Nga có sụp đổ hay không?

Những người sợ Nga, khi hay tin đồng Rup mất giá thì hoan hỉ, cho rằng Nga đang tuyệt vọng, tan rã đến nơi,…là đánh giá quá thấp người Nga. Đã có lúc họ phải “luộc dày da để cầm hơi” mà người Nga vẫn dạy cho Hitler một bài học đem xuống mồ thì hiện tại, chẳng có gì khiến họ phải gục ngã.

Giả sử, nếu như Nga đã tuyệt vọng thì điều gì sẽ xảy ra với một cường quốc quân sự hùng mạnh nhất nhì thế giới, dưới sự lãnh đạo của một vị tổng thống như V.Putin? Nên hiểu rằng, Liên Xô trước đây sụp đổ là họ tự nguyện cải tổ, nó khác với Nga hiện tại bị phương Tây cấm vận, OPEC bán phá giá dầu mỏ…là đòn đánh trực tiếp.

Cứ giả sử trong một tình thế “tuyệt vọng”, một kẻ đang mang trên mình đầy đủ các thứ có thể phá vỡ tình thế tuyệt vọng đó thì kẻ đó có thử không, hay là cam chịu? Chắc chắn, nếu như người Nga đã “tuyệt vọng” thì cuộc chiến giữa Nga và Trung Đông hoặc Nga và NATO sẽ xảy ra. Đó là logic tự nhiên, là bản năng sinh tồn.

Có lẽ đây là điều mà nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới lo lắng nhất và hy vọng Mỹ và Nga đã có một vạch đỏ giới hạn cho cuộc chơi của họ.

Mỹ và Nga như đang vờn nhau bên miệng núi lửa, nhưng kẻ rơi xuống miệng núi lửa không phải, không bao giờ là họ, mà kẻ khác. Định lý trên luôn luôn đúng.

Lê Ngọc Thống
Nguồn: Đất Việt

64 Phản hồi cho “Mỹ-Nga đang vờn nhau quanh miệng núi lửa”

  1. Báo Triều Tiên nói Mỹ chỉ là “con sói không nanh”
    Hôm nay 23/12, tờ báo chính thức của đảng Lao động Triều Tiên Rodong Sinmun trong một bài bình luận đã nhận định rằng với sức mạnh đang suy giảm dần, Mỹ hiện chỉ là một “con sói không nanh”.
    Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một chuyến thị sát. (Ảnh minh họa)
    Tờ Rodong Simun viết rằng: “Tiếng súng chưa bao giờ ngừng kể từ khi Mỹ vươn bàn tay nhuốm máu ra thế giới. Các nước đang nổi giận bởi những hành động xâm phạm chủ quyền và quyền con người một cách trắng trợn. Điều đó có nghĩa là sức mạnh của Mỹ đang càng ngày càng suy giảm”.
    “Dù Washington có gầm thét, thì đó cũng chỉ là tiếng gầm của một con sói không nanh mà thôi”, tờ báo của Triều Tiên khẳng định.
    Quan hệ Washington – Bình Nhưỡng đã xấu đi kể từ sau vụ tấn công mạng nhằm vào hãng phim Sony hồi cuối tháng 11 vừa qua. Nhóm tin tặc mang tên “Kẻ bảo vệ hòa bình” đã ra yêu sách đòi hãng này hủy bỏ kế hoạch công chiếu bộ phim “The Interview” với cốt truyện hư cấu xoay quanh một âm mưu ám sát kim Jong-un, lãnh đạo tối cao của Triều Tiên.
    Tuần trước, FBI cáo buộc Bình Nhưỡng đạo diễn cuộc tấn công mạng này. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố sẽ trả đũa thích đáng hành động của Triều Tiên.
    Mặc dù khẳng định không liên quan gì đến vụ việc này nhưng Bình Nhưỡng gọi đó là một “hành động đúng đắn”, đồng thời dọa sẽ tấn công Nhà Trắng và Lầu Năm Góc nếu Mỹ tiếp tục cáo buộc Triều Tiên đã đứng sau vụ tấn công hồi cuối tháng 11 vừa qua.
    Hôm qua 22/12, mạng internet của Triều Tiên đã bị đánh sập trong 9 giờ. Nhà Trắng từ chối bình luận về sự việc này.
    Cũng trong ngày hôm qua, nhà máy hạt nhân lớn nhất Hàn Quốc cũng đã tiến hành diễn tập để đối phó với các cuộc tấn công mạng và đang điều tra nguyên nhân vụ phát tán thông tin của nhà máy này hồi tuần trước.
    Nhiều nhà bình luận quân sự cho rằng nếu quan hệ Mỹ và Triều tiên không được cải thiện thì những năm 2015 về sau chắc chắn hai quốc gia này sẽ choảng nhau và hiện nay Bắc Triều tiên đang nâng cao khả năng chiến đấu chống Mỹ hơn bao giờ hết.
    Theo Telegraph

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Cái này là cán Cộng dạy láo cho cò mồi, cò mồi không rành, nên nhắm con mắt hí mà hát tỉnh theo…

      Triều Tiên, phân ra làm hai miên, Nam Bắc, như nam Việt, bắc Việt trước 1975.

      Sau 1975, Bắc Triều Tiên đói quá, Cộng láo VN không xuất khẩu lao nô qua đó kiếm tiền được nên chúng rà nam Triều Tiên, xin cho xuát khầu lao nô VN qua đó, kiếm ngoại tệ…

      Để đánh lừa dân…ngu, Cộng Việt Nam gọi Nam Triều Tiên là…Hàn quốc, bắc Triều Tên là…Triều Tiên.
      Ra cái điều rằng thì là cái xứ này là hai nước hoàn toàn khác nhau. Tránh được em nào có thắc mắc, tại sao cs không qua phần Triêu Tiên cs anh em kiếm ăn, mà phải qua xứ Triều Tiên tư bản cựu thù kiếm…chao?

      Cộng Việt từ lớn đến nhỏ, từng câu từng chử nó nghiền ngẫm để lừa dân. Nghe theo những gì nó bình loan, là chỉ có nước…đứng tuột quần cho nông dân Hàn quốc…lựa gà…

      Thực tế ai cũng hiểu, đế quốc Mỹ nó coi bắc Triều Tiên như…kẹt, dân Mỹ chỉ make fun với cha con họ Kim. Sư phụ của bắc Triều Tiên, đế quốc Mỹ đã nắm trong tay. Búng cái chóc là có Tàu Cộng take care. Mỹ chưa cần ra nghề…

      (Chì một anh IT thường thường, xài…200 đô na, cắt toàn hệ thống in tec nét của bắc Triều Tiên cái cụp. Chuyện chỉ mới hôm qua…)

    • Hòa says:

      Bắc Hàn chiến đấu chống không nổi Nam Hàn, còn phải xin Nam Hàn bố thí gạo, bò, thực phẩm, quần áo và Bắc Hàn còn van xin Nam Hàn cung cấp cho họ việc làm, vậy thì cách nào Bắc Hàn đủ khả năng “chiến đấu chống Mỹ”? Phát ngôn lùn cực giống như đảng csvn chửi Nam Hàn, Nhật … là bọn đầy tớ của đế quốc Mỹ (vì 2 nước nầy còn quân đội Mỹ đóng căn cứ), nhưng đảng csvn lại van xin Nam Hàn, Nhật cho đảng csvn việc làm, xin cho dân VN được có cơ hội làm ôsin, lao nô, sản xuất cho 2 đầy tớ Mỹ, xin họ cho vay tiền, xin họ giúp xây dựng thành phố, cầu cống, xa lộ, và building …. Bọn csvn chửi vẫn chửi nhưng van xin như ăn mày thì vẫn van xin, có thấy hèn nhục không vậy?

    • Tudo.com says:

      Ông Obama chỉ mới cảnh cáo Kim Ủn Ỉnh đừng giỡn mặt nghe em, là Lập Cập Bình. . .lập tức bộp tay chú Ỉnh một cái điện đài. . . in tơ nét. . .tắt ráo hết!
      Cũng như năn 1979, Jimmy Carter cho cái nón cao bồi xong Đặng Tiểu Bình về xua quân đập VC phun máu lên láng ở biên giới.
      Con. . .Sói không nanh. . .chỉ mới ho thôi. . .mà con sư tử Tàu đã. . .bụp con mồi rồi.
      Đồng chí P Hiền thấy tỉnh giấc. . .ngu. . .chưa?

  2. Trung quốc đang cắt bao hầu kinh tế Mỹ bằng xây dựng kênh đào ở Nicaragua cạnh tranh mãnh liệt với kênh đào Panama của Mỹ với quốc gia này kết hợp. Hơn nữa lại mong muốn giúp Nga tài chính để chống lại đòn cấm vận của Mỹ và phương Tây làm Mỹ và châu Âu tức tối vì như thế cuối cùng chính châu Âu bị thua thiệt vì đòn trừng phạt của chính Mỹ và mình gây ra. Xin các bạn đọc bài báo sau đây:
    50 tỷ USD cho kênh đào nối hai đại dương
    Cập nhật lúc: 15h02″ | 23/12/2014
    Nicaragua hôm qua (22/12) đã chính thức khởi công kênh đào nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương với kinh phí đầu tư 50 tỷ USD, một dự án hạ tầng được Trung Quốc hậu thuẫn nhằm cạnh tranh với kênh đào Panama và vực dậy nền kinh tế của quốc gia nghèo thứ 2 châu Mỹ.
    Ảnh minh họa
    Ông trùm viễn thông Trung Quốc Wang Jing (trái) trong lễ khởi công dự án kênh đào.
    Lễ khởi công hôm qua phần lớn mang tính tượng trưng, vì việc thi công một tuyến đường nhằm tạo thuận lợi cho các loại máy móc cần thiết để xây dựng kênh đào đã bắt đầu từ trước đó.
    Ông trùm viễn thông Trung Quốc đứng sau dự án xây dựng kênh đào nói trên – ông Wang Jing đã phát biểu khởi công dự án tại một buổi lễ diễn ra ở thành phố Rivas, miền nam Nicaragua. Buổi lễ đã được tiến hành sớm vài giờ so với kế hoạch sau khi các nhà hoạt động kêu gọi các cuộc biểu tình phản đối xây dựng kênh đào.
    “Hôm nay, chúng ta bắt đầu khởi công kênh đào Nicaragua với sự ủng hộ của chính phủ, sự thấu hiểu và hỗ trợ mạnh mẽ của người dân Nicaragua”, ông Wang nói tại lễ khởi công.
    Chính phủ Nicaragua cho hay kênh đào sẽ dài 278 km, dự kiến đi vào hoạt động vào khoảng năm 2020, sẽ giúp nâng tăng trưởng kinh tế thường niên của nước này lên trên 10%.
    Dự án kênh đào xuyên Nicaragua dự tính có kinh phí đầu tư lên tới 50 tỷ USD. Các nguồn tin trước đó nói rằng kinh phí xây dựng là 40 tỷ USD.
    Tuy nhiên, dự án cũng vấp phải sự phản đối mạnh của người dân tại Nicaragua. Hàng trăm người biểu tình đã chặn một tuyến đường dẫn tới Rivas, thủ phủ vùng Managua, bất chấp việc lãnh đạo địa phương Octavio Ortega kêu gọi lực lượng an ninh trong khu vực can thiệp.
    Kênh đào sẽ cho phép Trung Quốc có một chỗ đứng quan trọng tại Trung Mỹ, một khu vực vốn là sân bay của Mỹ, quốc gia đã xây dựng kênh đào Panama một thế kỷ trước.

    • Tien Ngu says:

      Cò mồi à, bớt…ngố đi em…

      50 tỉ so với…4000 tỉ, nhầm nhò mẹ gì?

      Tàu Cộng bây giờ mà nó dám hỗn nới Mỹ, là chỉ có nước…đứt chến. Nó không có ngu như VN Cộng láo đâu em…

      • Đầu Đất Tiến Ngu says:

        Mi tưởng mi là “con ruồi con nhặng” là bất cứ “mâm nào cũng có quyền bâụ vào”, rồi mồm mi xổ ra “một cục phân Cò mồi à….”

        Ngu vừa thôi tên Đầu Đất Tiến Ngu, có ngày “rụng hết răng ăn cháo lú” đấy!

      • Tien Ngu says:

        Úi giời ơi. Sợ nó cắn mất chim quá…

        Điên lên rồi hả, em?

        Không cãi lại được anh Ngu, đành lòi mặt chuột…mất dạy, hăm dạ, tính chuyện cắn…xê anh à?

        Bình tỉnh, bỏ cái thói mất dạy đó em, nó hay ho gì chớ?

        Diễn đàn ảo, mà em mần như đang ở…công an phường. Thấy thương quá.

        VN Cộng láo giáo dục công an cò mồi kiểu này thì…chết cha rồi.

        Thấy thương quá…

  3. Mỹ còn có sức đâu mà vờn? Toàn hô bậu xậu chơi nhắng thôi chứ bản thân thì đang rắc rối to. Xin đọc bài báo sau thì rõ:
    Obama mất uy tín nghiêm trọng trong quân đội Mỹ
    Cập nhật lúc: 12h14″ | 23/12/2014
    Theo bản điều tra đáng tin cậy thì nay chỉ có 15% binh sĩ đang tại ngũ trong quân đội Mỹ bỏ phiếu ủng hộ Tổng thống Barack Obama với tư cách là một Tổng Tư lệnh quân đội. Đây là kết quả của một cuộc thăm dò hàng năm do Military Times (Thời báo Quân sự) tiến hành. Kết quả này cho thấy một thực tế là ông chủ Nhà Trắng đang mất điểm trầm trọng trong mắt quân đội. Vậy lý do vì sao binh lính Mỹ lại thất vọng về Tổng thống Obama như vậy?

    Ảnh minh họa
    Tổng thống Obama
    Nếu tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Obama trong người dân nước Mỹ nói chung đang ở mức giảm dần đều thì với quân đội, uy tín của ông đang lao dốc, sụt giảm xuống mức kỷ lục.
    Chỉ có 15% binh lính tại ngũ trong quân đội Mỹ ủng hộ những gì ông Obama làm trên cương vị là Tổng tư lệnh quân đội, tờ tạp chí Military Times cho biết. Hơn một nửa – khoảng 55% binh lính Mỹ phản đối những gì ông Obama thể hiện trong vai trò là người đứng đầu cao nhất của quân đội. Tổng thống chưa bao giờ được coi là một Tổng Tư lệnh quân đội được ưa thích trong quân đội nhưng mức tỉ lệ ủng hộ như trên là mức thấp kỷ lục đối với ông Obama. Năm đầu tiên trên cương vị Tổng Tư lệnh quân đội, ông Obama còn được hưởng tỉ lệ tương đối cao là 35%.
    So với tỉ lệ ủng hộ ông Obama nói chung trong người dân Mỹ thì uy tín của ông này trong quân đội thấp hơn rất nhiều dù tỉ lệ ủng hộ ông chủ Nhà Trắng hiện giờ sụt giảm chỉ còn 44%.
    “Một thực tế rõ ràng là ông Obama đang mất uy tín nghiêm trọng trong quân đội với tư cách là Tổng Tư lệnh quân đội”, tạp chí Military Times cho biết.
    Vì sao Obama mất điểm trong mắt binh lính Mỹ?
    Vậy vì sao Tổng thống Obama lại mất điểm trầm trọng như vậy trong quân đội Mỹ? Nguyên nhân uy tín của ông Obama sụt giảm nghiêm trọng như vậy trong quân đội là do một số nhân tố bao gồm việc cắt giảm ngân sách, tinh thần binh lính sa sút, sự bất mãn về chính sách đối ngoại của chính quyền Obama, những sáng kiến về bình đẳng giới và đồng giới trong quân đội cũng như giới lãnh đạo chính trị Mỹ nói chung.
    Theo cuộc thăm dò của Military Times, các binh lính ngày càng trở nên bất mãn dưới thời của ông Obama hơn là dưới thời của các Tổng Tư lệnh quân đội trước đây. Khoảng 91% binh lính tại nhiệm hài lòng với chất lượng cuộc sống trong năm 2009. Năm nay, con số này đã giảm xuống còn 56%. Có một lý do giải thích cho điều này, hơn một nửa binh lính Mỹ tin rằng hiện tại họ đang được trả lương thấp. Năm 2009, 87% binh lính đánh giá lương và phụ cấp họ được trả là tốt hoặc tuyệt vời. Hiện tại, chỉ còn 44% lính Mỹ nghĩ như vậy.
    “Theo đề xuất của Lầu Năm Góc và Nhà Trắng, Quốc hội Mỹ vừa thông qua việc tăng lương cơ bản lên 1% cho binh lính vào năm tới. Đây là năm thứ hai có mức tăng như vậy và đó cũng là mức tăng hàng năm nhỏ nhất trong lịch sử 41 năm của quân đội”, tờ Military Times cho hay.
    Những diễn biến, sự kiện ở Iraq, Afghanistan và sự nổi lên của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng khiến nhiều binh sĩ trong quân đội Mỹ thách thức chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama.
    Quyết định của ông Obama trong việc rút quân khỏi Iraq năm 2011 đã dẫn đến sự nổi lên của nhóm khủng bố khét tiếng IS, một số chuyên gia quân sự đã nhận định như vậy. Họ xem Tổng thống Obama là một nhà lãnh đạo nhu nhược. Sự nổi lên của nhóm IS đã buộc Tổng thống Obama phải đưa binh lính Mỹ quay trở lại khu vực – một quyết định không được sự ủng hộ rộng rãi của binh lính Mỹ. Khi được hỏi liệu Mỹ có nên đưa một lực lượng chiến đấu lớn quay trở lại Iraq để chiến đấu chống lại lực lượng IS hay không, 70% binh sĩ được hỏi đã trả lời là “Không”.
    Tương tự, báo cáo của tờ Military Times cũng cho thấy, binh lính Mỹ không hài lòng với kết quả của cuộc chiến ở Iraq cũng như Afghanistan và đương nhiên họ đổ lỗi cho Tổng Tư lệnh quân đội.
    “Tỉ lệ binh lính Mỹ nghĩ rằng cuộc chiến ở Afghanistan của họ sẽ thành công đã lao dốc kể từ năm 2007″, tạp chí Military Times cho hay. Cũng như vậy, chỉ có 30% binh lính Mỹ tin cuộc chiến kéo dài 8 năm của họ ở Iraq là một thành công.
    “Sự bi quan về Iraq là điều dễ hiểu bởi các binh lính đã mất nhiều năm nghe giới lãnh đạo cấp cao nói rằng Iraq đang nổi lên là một nền dân chủ ổn định, quân đội Iraq là một đồng minh đáng tin cậy trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố cực đoan. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau đó, mọi lời tuyên bố trên hoá ra đều là sai”.
    Tuy nhiên, Tổng thống Obama có lý do để tin rằng sự sụt giảm về uy tín của ông trong quân đội không phải hoàn toàn do cá nhân bởi nó diễn ra khi mà sự ủng hộ và niềm tin của quân đội cho hai đảng phái chính trị lớn nhất nước Mỹ là Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ cũng sụt giảm mạnh.
    Theo cuộc thăm dò của Military Times, gần một nửa binh lính trong quân đội Mỹ nói rằng, họ tin là cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà ngày càng ít ủng hộ cho các vấn đề quân sự. Chỉ có 12% cho rằng, cả hai đảng đang phục vụ tốt nhất cho lợi ích của lực lượng vũ trang.
    Một lính Mỹ có tên là Gregory Pettigrew đã nói rằng: “Dường như tất cả các cuộc tranh luận ở Quốc hội hiện nay hoàn toàn chẳng liên quan đến thực tế. Họ dường như thực sự không quan tâm đến việc quyết định đó ảnh hưởng đến chúng tôi như thế nào”.

    • Tien Ngu says:

      Thấy thương quá…

      Đúng là cái thứ…ngố hay khoe.

      Tổng thống Mỹ, mất uy tin với lính Mỹ, là cái chuyện…thường ngày ở huyện

      Các em tổng thống Mỹ, bị lôi ra chủi bới, mần trò hề đều đều, mỗ khi dân nó bất mãn.

      Dân xứ tự do, không có cái màn tôn vinh lãnh tụ như kiều Công láo. Anh lãnh tụ nào mà chơi cái màn lừa dân, dân nó biết được là…thấy mẹ.
      Không có cái kiểu lãnh tụ là thần thánh như kiểu cộng sản đâu em..

      Bớt khoe kiến thức…ngố dùm anh tí đi em….

  4. Trang Thanh Lan says:

    Tác giả này ngu bỏ mẹ , nước Nga bị cấm vận kinh tế đổ vỡ thì người dân Nga sẽ lôi đầu kẻ nào làm lãnh đạo tồi xuống mà thay thế người khác . Còn Triều Tiên thì chẳng có cái gì ghê gớm mà toàn là lời lẽ hàm Hồ như trẻ trâu . Mấy thằng lãnh đạo TT nó đang sống trong hưởng thụ thì nó ngu gì đi tìm cái chết , chẳng qua là hô hào để nhân dân TT làm thân trâu ngựa cho bọn lãnh đạo độc Tài

  5. Lý Chính Luận says:

    Ai còn nhớ đến “Nicolae Ceausescu”, nhà độc tài cuối cùng của Romania?

    Hôm nay, ngày 23 tháng 12 năm 2014, tức là đúng 25 năm sau khi Ceausescu bị nhân dân và quân đội nhất tề lật đổ. Cà hai vợ chồng tên độc tài này sau đó đã bị đem xử và bị lôi ra bắn bỏ như một con chó!

    Putin ắt đã biết trước số phận của y nên đã ly dị vợ và giữ kín tông tích hai đứa con gái của y, hầu sau khỏi phải bị kết liễu cùng với y, như trường hợp Ceausescu chăng?

    Putin quả là “khôn” giàn trời! Hãy đợi xem y “khôn” đến đâu cho biết, khi lòng căm phẫn sôi sục của dân Nga biến thành hành động? Mời quí vị xem lại clip phim vợ chồng nhà Ceausescu bị hành quyết ngày 25 tháng 12 năm 1989:

    https://www.youtube.com/watch?v=eJ6q1a6aDbA

  6. Trần giả Tiên says:

    Luôn căm thù và sợ nước Nga, một đối thủ tiềm tàng, vũ khí trang bị đang đầy mình chưa quỵ hẳn, nên Mỹ hành xử theo lối của kẻ thắng cuộc thời trung cổ “đào tận gốc trốc tận ngọn” (TRÍCH)
    Hai ông Lê Ngọc Thống và Nguyễn Công Bằng tác giả loạt bài Nga-Mỹ không biiete xuất xứ từ đâu nhưng lời viết hằng hộc, chê bai Mỹ sao giống giọng lưởi mấy ông bà trong BAN CHUYÊN LÁO đang theo đĩ ý lộn đi theo đảng quá vậy(!?)
    Làm thì như mèo mữa, mà phán thì như thánh.
    Ai biết vê tông tích về 2 vị bình loạn gia nầy cho mình biết để ngâm kiu xem có giống ai đó phán “tri phú địa hào đào tân gốc, trốc tận rể” không nha quí dzị.
    Quí dzị nghe tui rõ không?

  7. kiến lửa says:

    kiến lửa
    cám ơn đồng chi Lê chiêu Thống (người rước voi dầy mả tổ) cho độc giả thưởng thức một bài tuyệt diệu
    Nó cấm vận, lại hạ giá dầu thô, dân Nga đang húp cháo nhưng cắn răng chịu đựng, không ai dám hé răng phản đối, như thế chứng tỏ Putin độc tài hơn Staline

  8. Pham Minh says:

    Đọc bài viết, tôi cảm tưởng tác giả đang ở thời kỳ trước 1975 miền Bắc XHCN. Muốn nhìn ra thế giới bên ngoài thì bị “bẻ cổ định hướng” chỉ được nhìn sức mạnh của đàn anh là TQ và LX thôi; cũng không có phương tiện để truy cập hiểu biết thêm.
    Ngày nay, thế kỷ 21 rồi, thời đại của w.w.w. sao “tư duy” lại có thể như vậy? Hay đây là bài kiểm của một học viên trong lớp bổ tức chính trị sơ cấp? Chỉ “nổ” qua từ ngữ sử dung cho kêu chứ không có dữ kiện (data) hoặc thông tin (information) dẫn chứng để thuyết phục.
    Từng câu, từng đoạn (paragraph) đều không … tiêu hóa được.
    Nói toàn chuyện kinh tế, quân sự, chính trị, chiến lược tòan cầu mà riêng có cái tên nước Afghanistan mà thầy (bài chủ) viết: Apganistan, trò (Trần Thái Hòa) viết: Afganitan.
    Dường như những người này đang nói chuyện quá tầm và xem thường trình độ của độc giả ĐCV. Botay.com.
    PM

  9. Nguyễn Văn says:

    Quyền lợi là quan trọng và ưu tiên nhưng khả năng và sự sinh tồn của một nước hay một dân tộc thì không có gì đánh đổi được. Đó là cốt lõi của sự tranh chấp phải xảy ra ở Ukraine vì địa thế và chính trị.

    Phương châm để sống và tồn tại là nếu yếu thì phải đoàn kết.
    Với lân bang thì liên kết vì lẽ thường là mạnh được yếu thua.

    Nước Nga rộng lớn và mạnh về quân sự nhưng lãnh đạo bởi tổng thống Putin đã không tạo được niềm tin với các nước nhỏ lân bang và thế giới; và hành động Nga sát nhập Crimea, và còn đang muốn xâm lấn chia cắt nước Ukraine thì phải hiểu tại sao Âu Châu và Mỹ phải chống.

    Tóm lại, sống gần với kẻ ác dù cùng hay không cùng ý thức hệ, nếu muốn sống và tồn tại thì phải mạnh.
    Nước Tàu muốn xâm chiếm Hoa Đông và Biển Đông hay lân bang thì cũng sẽ là vậy.
    <p.
    Một điều buồn là chúng ta đã thua mất Miền Nam VN vào tay cộng sản mà nhiều người vẫn chưa ngộ. Thật đáng buồn!

    Nhân dịp Noel, mến chúc ban biên tập ĐCV và tất cả quý bạn còm sĩ vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình.
    Kính

    nv

  10. Hoài Nam says:

    Chẳng cần cãi nhau thì mọi người đã đang thấy Mỹ và châu Âu đầu hàng vô điều kiện việc cấm vận Nga rồi. Hãy đọc bài báo đây là in liền à:
    Trung Quốc ra tay cứu Nga, phương Tây tức tối
    Cập nhật lúc: 07h35″ | 23/12/2014
    Tin từ Bắc kinh: Ngoại trưởng Trung Quốc hôm qua (22/12) đã lên tiếng cam kết rằng nước này sẽ sát cánh ủng hộ Nga trong giai đoạn cường quốc Châu Âu đang phải đối mặt với sự suy thoái kinh tế do các đòn trừng phạt của phương Tây và giá dầu sụt giảm. Tăng cường giao dịch thương mại bằng đồng Nhân dân tệ là một giải pháp được Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc đề xuất.
    Ảnh minh họa
    Nga và Trung Quốc đang thắt chặt quan hệ hơn bao giờ hết trong bối cảnh Moscow bị các cường quốc phương Tây bủa vây.
    “Nga có năng lực, sự từng trải và sáng suốt để vượt qua những khó khăn hiện nay trong tình hình kinh tế”, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho các phóng viên biết trong chuyến thăm đến Thái Lan. “Nếu phía Nga cần, chúng tôi sẽ cung cấp sự giúp đỡ cần thiết trong khả năng của mình”, tờ China Daily dẫn lời nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc cho biết.
    Lời đề nghị giúp đỡ trên được Bắc Kinh đưa ra trong bối cảnh người Nga đang phải chật vật vượt qua cú sốc lớn từ cú sụt giảm tồi tệ nhất của đồng rúp trong nhiều năm trở lại đây hôm thứ Ba tuần trước (16/12). Khi đó, đồng rúp đã mất giá hơn 20% so với đồng đô la của Mỹ và đồng euro của Châu Âu. Đồng tiền của Nga đã tăng trở lại một ngày sau đó nhưng nó vẫn mất gần một nửa giá trị kể từ hồi tháng 3 đến giờ.
    Tại cuộc họp báo thường niên nhằm tổng kết năm diễn ra hôm thứ Năm (18/12) tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thừa nhận rằng, đồng rúp đã sụt giảm mạnh cùng với giá dầu mỏ. Và các đòn trừng phạt của phương Tây đã góp phần từ 25 đến 30% vào các nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế của Nga. Tuy nhiên, ông chủ điện Kremlin đưa ra dự báo, tình trạng sụt giảm này sẽ không kéo dài.
    Để giúp đỡ Nga trong tình hình khó khăn, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Gao Hucheng hồi cuối tuần đã đưa ra đề xuất tăng cường sử dụng đồng Nhân dân tệ trong giao dịch thương mại với Nga. Phát biểu trong chuyến thăm Thái Lan hồi cuối tuần vừa rồi, ông Gao cho rằng, việc sử dụng đồng tiền Trung Quốc đã tăng lên trong vài năm trở lại đây nhưng các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đã làm cho xu hướng này trở nên dễ phát triển hơn.
    Theo lời Bộ trưởng Gao, thương mại năm nay giữa Nga và Trung Quốc có thể đạt tới con số 100 tỉ USD, tăng khoảng 10% so với năm ngoái.
    Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cho rằng, ông không nghĩ là mối quan hệ hợp tác trong các dự án sản xuất và năng lượng với Nga bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc khủng hoảng hiện nay.
    “Nhiều người dân Trung Quốc vẫn xem Nga là một người anh em lớn, và hai nước có tầm quan trọng chiến lược đối với nhau”, ông Jin Canrong – chủ nhiệm khoa nghiên cứu quốc tế của trường Đại học Renmin ở thủ đô Bắc Kinh, cho biết. Theo ông này, “vì các lợi ích quốc gia, Trung Quốc nên tăng cường hợp tác hơn nữa với Nga bởi mối quan hệ hợp tác như vậy thật sự cần thiết”.
    Trung Quốc cũng đang tìm cách gia tăng các thỏa thuận, giao dịch bằng đồng tiền nội địa của họ để thách thức sự thống trị của đồng đô la Mỹ trên thị trường quốc tế và Bắc Kinh đã không đơn độc trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng của các thể chế cho vay của phương Tây cũng như đồng tiền của Mỹ.
    Bộ trưởng Thương mại Gao Hucheng cho rằng, Trung Quốc và Nga nên tăng cường giao dịch thương mại không dùng đồng USD thông qua việc mở rộng thỏa thuận hoán đổi tiền tệ được hai nước ký kết hồi tháng 10.
    Giới phân tích tin rằng việc Nga và Trung Quốc mở rộng các hoạt động giao dịch không dùng đồng đô la sẽ giúp ổn định đồng tiền rúp, tăng sự hỗ trợ về thanh khoản cho đồng tiền này. Về phần mình, Trung Quốc sẽ được lợi bằng cách mở rộng ảnh hưởng đồng Nhân dân tệ ra toàn cầu như một nguồn tiền ngoại tệ dự trữ thay thế cho đồng đô la của Mỹ.
    Những phát biểu trên của ông Wang có thể là nhằm mục đích làm gia tăng sự tự tin vào đồng tiền rúp của Nga cũng như viễn cảnh kinh tế nói chung của cường quốc Châu Âu này. Đúng như nhận định của ông Clifford Gaddy – chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Mỹ và Châu Âu đưa ra hồi tuần trước, khi nói đến tiền tệ, “tâm lý sẽ chiến thắng những yếu tố cơ bản của thị trường”.
    Ông Li Jianmin – một nhà nghiên cứu ở Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc còn đưa ra đề xuất rằng Trung Quốc có thể giúp đỡ Nga thông qua các cơ chế đang tồn tại ở những tổ chức như BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.
    BRICS – nhóm nước có nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, chiếm khoảng 1/5 sản lượng kinh tế toàn cầu. Các nước này đang theo đuổi cùng một mục tiêu. Hồi tháng 7, 5 nước BRICS đã nhất trí tăng cường giao dịch thương mại bằng đồng tiền địa phương và họ cũng đã thiết lập Ngân hàng Phát triển BRICS với số tiền đầu tư là 100 tỉ USD như một sự thay thế cho Ngân hàng Thế giới do phương Tây kiểm soát.
    Một bài báo trên tờ China Economic Review đã giải thích rằng Trung Quốc có nhiều lý do để ủng hộ cho sự ổn định của đồng rúp và rằng sự sụt giảm của đồng tiền nay đang gây ra những vấn đề. Đó là nó làm giảm khả năng xuất khẩu hàng hóa và xe ô tô; khiến Nga không thực hiện được các cam kết đã ký trước đây trong các hợp đồng năng lượng và nguyên liệu thô trong bối cảnh đồng rúp mất giá và giá dầu giảm. Cuối cùng, tạp chí China Economic Review nhấn mạnh, những sự kiện xảy ra ở Nga có thể gây ra một cơn hoảng loạn lan sang các nước khác và kết cục cuối cùng là sự chảy máu dòng vốn ra khỏi các thị trường mới nổi.
    Nga và Trung quốc đã đề nghị các nước khi trao đổi buốn bán với hai quốc gia này và các quốc gia khác đều có thể lấy đồng Rup hay nhân dân tệ để thanh toán.
    Việc Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng giúp Nga chắc chắn sẽ khiến phương Tây không khỏi cảm thấy tức tối bởi rõ ràng điều đó sẽ khiến ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt của họ đối với Nga dịu đi và áp lực đối với Moscow vì thế cũng sẽ giảm theo. Trong khi đó, chính phương Tây lại đang phải chịu tổn thương từ những đòn trừng phạt mình tung ra cũng như đòn trả đũa của Nga. Người ta cho rằng châu Âu nghe theo gậy Mỹ giờ đúng như lấy súng bắn vào chân mình.
    Mặc dù cang thẳng với Mỹ như vậy nhưng tổng thống Putin vẫn mời ông OBama sang Nga dự quốc khánh nước này. Ông OBama là khách mời cuối cùng còn đi hay không là tùy ông ta. Người ta đoán là ông OBama sẽ không sang vì ở Mỹ có nhiều vụ bắn giết cảnh sát để trả thù vụ xửa án vô tội cho cảnh sát khi giết người da đen của tòa án Mỹ, hoặc vì nội bộ nước Mỹ đang rối reng Đảng cộng hòa đang gây ép đảng dân chủ để tạo thế mạnh trong cuộc bầu cử tới, đặc biệt khi quân đội Mỹ không còn sự ủng hộ OBama nữa.

    • Tien Ngu says:

      Thôi, bỏ cái nghề mần cò mồi cho Cộng Viet, nập đi nập nại đi em…
      Thương em mới khuyên thiệt tình đó nghe.

      Nga nó…độc tài, còn Tàu Trung…quốc thì nó là…cộng sản…

      Hai cái xứ đó, báo chí lưu hành toàn là được…dư luận viên cò mồi chúng nó nghiền ngẫm, lựa từng chử mà…đưa đò dân Ngu, bơm…lãnh tụ.
      Y chang như Cộng láo VN,

      Sao tin theo những gì báo chí chúng nó…láo được, em?
      Cut & paste nhiều chi cho khổ chớ?

      Suy nghỉ đi…

Phản hồi