WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vụ sập giàn giáo đường sắt trên cao: Tổng thầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm

sap-gian-giao-hinh-anh-2_LAVYHà Nội: Vào khoảng 4h sáng nay đã xảy ra vụ sập giàn giáo thi công nhà ga đoạn gần Nguyễn Trãi đi Hà Đông (Hà Nội), đè lên một chiếc taxi có 4 người, lái taxi bị thương đã đưa đi cấp cứu, 3 người còn lại an toàn.

Hiện trường vụ sập giàn giáo thi công nhà ga đã được quây kín bằng bạt. Trong lúc này, tình trạng ùn tắc đã xảy ra ở cả 2 hướng đi.

Đây là đoạn thi công kết cấu trên ga bến xe Hà Đông, công trình được triển khai thi công trở lại từ ngày 21.11. Nhà thầu là Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ và Đầu tư Xây dựng Việt Nam.

Vào khoảng 8h55 tại hiện trường giàn giáo đổ, thấy có những chiếc cần cẩu được điều đến, sau đó, các tấm bạt phủ được mở ra để máy cẩu vào giải phóng hiện trường. Bên trong, hàng chục công nhân đang tiến hành cắt thép, tháo dỡ giàn dáo hàng chục tấn thép này.

Công trình này do Tổng thầu EPC là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc. Tư vấn giám sát là Công ty TNHH Giám sát xây dựng – Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh. Nhà thầu phụ thi công là Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ và Đầu tư xây dựng Việt Nam.

Biên tập viên ĐCV
© Đàn Chim Việt

3 Phản hồi cho “Vụ sập giàn giáo đường sắt trên cao: Tổng thầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm”

  1. nguenha says:

    Kết luận mới nhất của Bộ GTVT/CS về vụ Sập giàn giáo thi công : “Vì đổ bê-tông lệch một bên “. Ý nói
    phải đổ toàn diện thay vì trút bêtong lên một chổ. Kiến thức và sự hiểu biết “lơ-tơ-mơ’ về chuyên môn như vậy ,mà củng đi diều tra. Công tác đóng Cốp-pha (form work) là một việc làm quan trọng cho công việc đổ betong.Công việc nầy phải được kiểm tra (inspection) trước khi đổ. Mọi tính toán đều tính luôn tải trọng khi thi công. Giàn giáo đóng cop-fa củng phải phù hợp nhịp độ đổ betong,trong chuyên môn ta gọi là “Rate of pour “được tính bằng giờ. Đổ nhanh thì giàn giáo phải gia cố hơn đổ chậm. Mọt ví dụ ,đổ betong một bức tường cao 1f trong 1 giờ, thì trụ chống (stud) cách nhau(spacing) 13”. Cùng thời gian đó, đổ một bức tường cao 2f thì stud phài gần hơn 11”.Chưa nói cop-fa còn phải phù hợp với công suất thiết kế về đầm rung. Đổ be tong được thực hiện bang máy bơm , bắt đầu từ một chổ rồi lan ra (spread) mọi nơi. Không thể nào bảo : “vì đổ lệch một nơi “,vì cốp-fa đả là khuôn mẩu định sẳn số lượng be tong cần đổ ở nơi đó. Nếu nhiều quá thì tự động betong tràn qua chổ khác. Tôi còn nhớ rỏ ,khi các báo chí trong nước hỏi mộ vị “TS” ở viện thiết kế giao thong : Vì sao đườmg Cao tố Trung lương xe đi hay nổ lốp . Ông bảo xe càng chạy nhanh ma- sát cao làm nổ lốp. Ông còn khuyên ,nước ta còn nghèo nên “đi chậm “.! Than ôi nhà nước(nát) CS. Đất nước hết chổ nói ! Đúng với câu thơ năm nào : “những thằng mù dẩn dắt chúng ta đi”. Kiến thức như vậy mà dám cả gan xây những Công trình trọng điểm. Đành rang đi thuê người,nhưng lấy ai “kiểm tra-kiểm trẻ”. Các Cty nước ngoài đến làm ăn ở VN,đúng là “quá sướng” ,múa gậy giửa thằng mù.! Chỉ cần
    một thời gian vài chục năm thôi, không chừng đất nước trở thành một bải “xà-bần” vì nhiều công trình sẽ theo nhau sụp đổ-xuống cấp. Nội dọn rác củng không có đủ kinh phí,chứ đừng nói làm lại./

  2. nguenha says:

    Ở những nước phát triển,mọi giám sát kỷ thuật (inspection) thuộc về Sở xây dung địa phương. Đây củng chình là nơi duyệt thiết kế (approval). Vì sao vậy ? Vì sự tồn tại công trình ở địa phương, nhà cầm quyền phải chịu trách nhiệm mọi ảnh hưởng của nó, đền môi sinh,đời sống…của cư dân. Ví dụ, một ngôi nhà xây mới không thế cản trở tầm nhìn (view) của nhà khác. Một con đường không thể làm cao hơn ,để nước chảy vào nhà dân….Chưa nói,bề lâu và dài,nếu có một người nào đến City hỏi về Lý lịch kết cấu (structure) ngôi nhà,city phải có bổn phận cung cấp đầy đủ. Người Dân trong xả hội văn minh được luật pháp bảo vệ đến nới đến chốn,nhờ chế độ “tam quyền-phân lâp”. Còn ở chế độ độc tài ,Dân là “củ khoai-củ sắn”,nhà nước muốn đặt ra bất cứ luật lệ nào ,mà không cần đềm xỉa đến người Dân. Đặt ra GS kỷ thuật có khi thì thuộc Cty,có khi thuê GS nước ngoài…mà không cần biết
    trách nhiệm và năng lực của người GS . Công trình xây xong,GS về nhà, chủ đầu tư và nhà thầu “tiền bỏ túi “…Còn công trình thì” trơ gan cùng tuế-nguyệt”-Sống chết mặc bay!! Đó là Sự cố Cầu sập-giàn giáo sập…Đó là đường”chờ lún”! Cầu “chờ lún”! Chẳng nơi nào trên thế giới có những từ ngữ quái gở như thế,! Cụ thể chiếc Taxi với 4 người ngồi trên thoát chết,mà cho đến nay, người tài xế cùng 3 khách , chưa biết “kiện” ai ?? giản đơn vì Luật chưa có.! Nếu như ở Mỷ thì 4 người đó được bồi thường ,gần như “trúng số” !. Một xả hội như vậy,mà cứ mệnh danh là XHCN ,là thế nào ?? Chẳng trách mọi người cầu cho chế độ VN hiện thời ,phải chết đi,để không còn Câu sập-giàn giáo sập…Với luật lệ tùy tiện như hiện thời ở VN,thì chỉ còn chờ “Sập tiệm” !!

  3. Choi Song Djong says:

    Tai nạn thì dân chết chứ lũ lợn làng 3 Đình thì thì vẫn bình chân như vại,nhất là 2 con lợn Hoàng trung Hải và Nguyễn xuân Phúc thì cứ tha hồ đớp hít cho đầy bụng tham.

Leave a Reply to nguenha