WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một xã hội cởi mở và bao dung

wybory

Cuộc bầu cử địa phương nhiệm kỳ 4 năm của Ba Lan đã kết thúc. Các cử tri toàn Ba Lan đã chọn lựa 106 thị trưởng các thành phố, 555 ủy viên hội đồng của 16 tỉnh, tất cả các ủy viên hội đồng của 106 thành phố, 145 huyện và 2479 xã.

Cũng như các nước theo thể chế dân chủ, bầu cử địa phương thường được thực hiện trong thời điểm giữa nhiệm kỳ của quốc hội, nó phản ảnh xu hướng lựa chọn của cử tri ở các địa phương đối với các đảng và các cá nhân hoạt động tại địa phương của họ. Các cử tri khi lựa chọn các ứng cử viên vào các chức vụ của chính quyền địa phương, họ thường ít quan tâm đến quan điểm chính trị như ứng cử viên thuộc cánh tả hay cánh hữu, bảo thủ hay cởi mở, thuộc đảng phái hay không đảng phái … Họ quan tâm trước hết đến những việc đã làm và chương trình các công việc trong nhiệm kỳ tới của các ửng cử viên như giải quyết thất nghiệp, phát triển y tế, văn hóa giáo dục, xây dựng đường sá đi lại, cấp thoát nước…Đây là những việc làm rất thiết thực, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống của địa phương nơi họ cư trú.

Điều đáng nói trong cuộc bầu cử địa phương lần này của Ba Lan , nhiều ứng cử viên độc lập, không thuộc đảng phái nào đã trúng cử vào các chức vụ của địa phương, trong đó có các chức thị trưởng của mấy thành phố lớn. Các ứng viên vào các chức vụ địa phương chỉ thực hiện đúng các quy định của luật bầu cử, họ chỉ cần thu thập số lượng chữ ký ủng hộ (số lượng chữ ký cần thiết phụ thuộc vào dân số của từng địa phương) và đến đăng ký tại ủy ban bầu cử của địa phương, họ có thể đăng ký với tư cách các ứng viên của đảng phải chính trị hay không thuộc đảng phái nào. Các quan chức địa phương được bầu không phải cứ đương nhiên ngồi hết nhiệm kỳ của mình. Nếu như họ mắc những sai lầm hay lãnh đạo yếu kém, các công dân, các đảng phái chính trị đối lập hay các tổ chức dân sự có thể đứng ra đề nghị ủy ban bầu cử địa phương tổ chức trưng câu dân ý để phế truất họ. Luật bầu cứ quy định cụ thể về số lượng chữ ký ủng hộ cần thiết để tổ chức trưng cầu dân ý. Nếu trong cuộc trưng cầu dân ý, số phiếu đồng ý phế truất vượt số phiếu mà quan chức đã được bầu vào đầu nhiệm kỳ, người đó sẽ mất chức và ủy ban bầu cử sẽ tổ chức cuộc bầu cử chọn người thay thế. Hàng năm ở Ba Lan, một vài thị trưởng lợi dụng chức vụ quấy dối tình dục, tham nhũng hay lãnh đạo yếu kém đã bị người dân phế truất qua trưng cầu dân ý như đã kể trên đây.

Trong cuộc bầu cử địa phương năm nay, có một nhân vật được báo chí và các phương tiện truyền thông khác của Ba Lan và quốc tế nhắc đến rất nhiều. Phóng viên Ewa Siedlecka của tờ WYBORCZA, nhật báo lớn nhất của Ba Lan đã viết trong những ngày bầu cử :”Vào thời điểm này anh là nhà chính trị Ba Lan nổi tiếng nhất trên thế giới. Sự kiện anh ứng cử vào chức thị trưởng thành phố Slupsk được tường thuật ngay cả ở Ấn Độ. Người đồng tính trở thành thị trửơng! Sự thật đó chỉ là thành phố nhỏ, nhưng mọi người quen biết đểu nói, rằng đây chưa phải là đoạn kết của câu chuyện về anh.”

Robert Biedron sinh ngày 13-04-1976 tại thị trấn Rymanow tỉnh Podkarpack phía nam Ba Lan. Anh đã tốt nghiệp trường trung cấp du lịch. Anh theo học ngành du lịch vì ở đó dậy ba ngoại ngữ Pháp, Anh và Nga, trời đã phú cho anh năng khiếu về ngoại ngữ, anh đã tự học Quôc tế ngữ (Esperanto) và tiếng Ý, giờ đây anh muốn đước học thêm các ngoại ngữ khác.

Trong trường trung học anh phát hiện ra mình không thích gần gũi các bạn gái, mà thích gần gũi các bạn trai, anh bị sốc. Anh đến thư viện thành phố tìm hiểu các sách y học và biết rằng mình bị rối loạn chức năng sinh lý, anh cảm thấy cô đơn, thất vọng. Anh sẽ tìm đâu ra được người bạn trai đồng tính ở vùng quê anh để mà yêu, ý nghĩ tự sát đã đến với anh. Anh tìm đến bác sỹ tâm lý, anh hiểu rằng anh phải sống với con người thực của mình. Mẹ anh khi biết anh yêu ngừơi đồng giới bà như ngồi trên đống lửa. Anh kể, bà lo lắng cho tôi và nói:”Tại sao con lại không thương mẹ! Con sẽ chết vì bệnh AIDS, con sẽ không có con, về già con sẽ rất cô đơn. Con không được nói với ai về chuyện này”. Bố anh thi giữ im lặng.

Anh tiếp tục theo học và tốt nghiệp ngành chính trị thuộc trường Đại Học Tổng Hợp Warmínsko-Mazurskie. Anh cũng đã theo học một khóa về quyền con người, do quỹ Helsinki chuyên bảo vệ quyền con người tổ chức. Từ khi còn là sinh viên trong trường đại học, anh đã tham gia các hoạt động của các tổ chức đấu tranh bảo vệ quyền bình đẳng của người đồng tính, anh đã đứng đầu các cuộc tuần hành chống đối sự kỳ thị đối với người đồng tính.

Robert Biedron

Robert Biedron

Robert Biedron xuất thân từ một gia đình mà những vấn đề xã hội rất được coi trọng. Thời kỳ Ba Lan còn dưới chế độ cộng sản, mẹ anh đã tham gia Công Đoàn Đoàn Kết (SOLIDARNOSC), bố anh là đảng viên Đảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan (Đảng Cộng Sản). Bố mẹ anh thường cãi nhau khi mẹ anh mang những tài liệu của SOLIDARNOSC về nhà. Giống như bố mẹ anh, anh tham gia mọi hoạt động xã hội.

Một người bạn anh kể lại :”Đó là vào năm 1998, tôi đang sống ở cách xa Warszawa, trong chương trình Talk-show của kênh truyền hình TVN, tôi đã chứng kiến một người Ba Lan nói rõ họ tên, không che giấu bộ mặt trước ống kính và thản nhiên nhận mình là người đồng tính. Tôi không còn tin vào mắt mình, tôi hoàn toàn bị sốc. Khuôn mặt anh đã ở lại trong trí nhớ của tôi, khi tôi về Warszawa và nhận ra anh trên tầu điện, một lần nữa tôi lại bị sốc. Nhiều người trên tầu điện nhận ra anh, thật khó tin, chàng trai đồng tính hôm nào trên ti vi nay đi tầu điện bình thường, để những người dân nhận ra mình. Tôi không đủ can đảm để đến làm quen với anh, vì như thế chẳng khác nào thừa nhận với mọi người trên tầu điện, rằng mình là người đồng tính. Khi anh xuống tầu điện, tôi cũng xuống theo, anh đi trên phố một cách bình thản”

Sau khi tốt nghiệp đại học, Biedron sang Anh một năm, anh tham gia hoạt động trong tổ chức bảo vệ người đồng tính OutRage của Anh. Trở về Ba Lan, anh mong muốn thành lập tổ chức chính trị, anh thông baó ý định của mình trên tờ báo của những người đồng tính và tìm những người cộng tác. Tổ chức chống kỳ thị người đồng tính đã được hình thành từ đây, đứng ra đối chọi với tổ chức của những người kỳ thị đồng tính (homophobia), đang là một phong trào rất mạnh ở Ba Lan lúc đó. Mariusz Kurc, một người tham gia tổ chức của anh nói :”Biedron không chỉ muốn thay đổi những người đồng tính nam, đồng tính nữ, anh còn muốn thay đổi xã hội Ba Lan, vào thời điểm đó, đây là những dự định mang tính cách mạng”. Các cuộc tuần hành đòi hỏi bình đẳng cho người đồng tính được tổ chức khắp các thành phố Ba Lan, các bài báo của Biedron được đăng trên nhiều tờ báo lớn, các cuộc phỏng vấn, thảo luận của anh trên các phương tiện truyền thông đã góp phần làm thay đổi quan niệm của xã hội đối với người đồng tính.

Tháng 10 năm 2011, Robert Biedron ứng cử đại biểu quốc hội tại khu vực bầu cử số 26 thuộc thành phố Gdynia theo sự giới thiệu của đảng Phong Trào Palikot, anh là ứng cử viên duy nhất của đảng này trúng cử ở khu vực 26, là đại biểu quốc hội duy nhất công khai nhận mình là người đồng tính. Trở thành đại biểu quốc hội, anh tham gia đóng góp rất tích cực trong ủy ban pháp luật của quốc hội, từ tháng 11-2011 đến tháng 10-2014 anh đã phát biểu 139 lần trước diễn đàn quốc hội hay trong các ủy ban của quốc hội. Các buổi chất vấn các bộ trưởng, các ứng cử viên cho các chức đại sứ, anh luôn là người đưa ra các câu hỏi đúng trọng tâm, qua đó đánh giá đúng trình độ và kiến thức của các ứng viên. Năm 2014, tạp chí „ POLITYKA” (Chính Trị) đã công bố Biedron là 1 trong 10 đại biểu xuất sắc nhất của quốc hội của Ba Lan khóa VII.

Đầu tháng 10-2014 Robert Biedron tuyên bố ra tranh cử chức thị trưởng thành phố Slupsk. Nhiều người ngạc nhiên trước quyết định của anh. Slupsk là thành phố nhỏ với 96.000 dân, nằm cách bờ biển Baltik 18 km, cách thành phố cảng Gdansk – cái nôi của SOLIDARNOSC – 131 km, cách Warszawa 400 km. Anh không hề có „dây mơ rễ mái” nào với thành phố. Hoạt động của anh trong quốc hội đang như cá bơi trong nước, anh khó thắng nổi các ứng cử viên sinh trưởng ở Slupsk, nhiều năm hoạt động ở Slupsk, anh lại là người đồng tính mà các cử tri của thành phố đa số theo đạo Thiên Chúa, liệu họ sẽ bầu cho anh? Nhưng những người bạn và những người cộng tác gần gũi biết rằng, anh đã quyết định thì sẽ quyết làm đến cùng. Mở đầu cuộc vận động bầu cử, anh tin vào những giá trị mà anh vẫn theo đuổi : lòng khoan dung, đối thoại, xem xét thay vì loại bỏ. Anh về Slupsk tìm hiểu và xây dựng chương trình tranh cử, gặp gỡ những người dân.

Ludmila Sniezko một phụ nữ quen biết Biedron nhận xét :”Ưu điểm và năng lực nổi bật nhất của Biedron là anh yêu thích thảo luận và biết lắng nghe, nhờ đó anh dễ dàng tiếp xúc với người dân và lắng nghe ý kiến của họ”.

Tiến hành vận động bầu cử, anh gặp gỡ người dân trên đường phố, trên sân vận động trong các trận bóng đá của đội bóng thành phố…, nghe họ nói về những mong muốn của họ, trình bầy chương trình tranh cử của mình, mời họ ăn những quả táo do anh mua bằng tiền túi của mình. Nhiều người còn nghi ngờ hỏi anh, nếu trúng cử, có chuyển từ Warszawa về ở hẳn Slupsk không. Anh đã chi phí cho cả cuộc vận động tranh cử bằng tiền của mình, tổng cộng hết 12.000 zl (khoảng gần 4000USD), một con số quá khiêm tốn so với các ứng cử viên khác.

Ở vòng bầu đầu tiên ngày 16-11, trong 8 ứng cừ viên, Biedron đứng thứ hai với 20,34% số phiếu bầu, đứng sau ứng cử viên Zbigniew Konwinski của đảng Chương Trình Công Dân (PO) 29,09%.

Đối đầu ở vòng hai với một ứng viên với nhiều ưu thế như Zbigniew Konwinski, cũng là đại biểu quốc hội, sinh ra và trưởng thành, hoạt động chính trị tại Slupsk, ứng cử viên của PO, đảng đang cầm quyền, đang dẫn trước gần 9 điểm, nhưng Biedron vẫn tự tin. Anh tiếp tục tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ các cử tri, anh nhấn mạnh khẩu hiệu cần thay đổi để phát triển thành phố, giảm biên chế, cơ cấu lại bộ máy để tăng hiệu quả và tiết kiệm ngân sách, phát triển giao thông công cộng , xây dựng các dải đường riêng cho những người đi xe đạp, phục hồi các di tích lịch sử bị lãng quên, tăng ngân sách phục vụ, giúp đỡ công dân, phát triển các vùng cây xanh, xây dựng viện „năng lượng xanh”(năng lượng thiên nhiên), phát triển sản xuất để giảm tỷ lệ thất nghiệp…

Kết quả bầu cử vòng 2 ngày 30-11-2014 làm nhiều nhà chính trị, nhà báo và nhiều người dân Slupsk ngạc nhiên, Robert Biedron đã lội ngược dòng, trúng cử thị trưởng với 57,08 % phiếu, Zbigniew Konwinski 42,92% .

Ngày 06-12-2014, Robert Bedron đã tuyên thệ nhậm chức thị trưởng thành phố Slupsk. Chứng kiến lễ tuyên thệ của anh, ngoài các đại biểu của thành phố, còn có mẹ anh và người bạn trai của anh, một luật sư về quyền con người, họ đã yêu nhau từ 10 năm nay. Ngay sau lễ nhậm chức anh đã tuyên bố, sẽ không sử dụng chiếc ô tô công sang trọng cùng người lái xe dành cho thị trưởng, hàng ngày anh sẽ đi làm, đi các công vụ trong thành phố bằng xe đạp. Hình ảnh ngươi thị trưởng, đầu đội mũ bảo hiểm, đạp xe , với nụ cười hiền hậu, sẵn sàng gặp gỡ, truyện trò, lắng nghe giãi bầy của người dân đã gây ấn tượng mạnh trong cư dân thành phố, họ đặt nhiều hi vọng vào anh. Anh cũng hiểu rằng, phía trước biết bao công việc khó khăn đang chờ đón anh.

Một người công khai nhận mình là người đồng tính, được bầu làm thị trưởng một thành phố. Đây là sự kiện chưa từng xẩy ra ở Ba Lan và nhiều nước của châu Âu, nó đã thu hút sự chú ý của truyền thông Ba Lan và quốc tế. Ở một đất nước mà 92,2% dân số theo Thiên Chúa Giáo như Ba Lan, đây quả là một điều kỳ diệu. Nó chỉ có thể xẩy ra trong một xã hội cởi mở, bao dung. Một xã hội cởi mở và bao dung chỉ có thể có trong một quốc gia có thể chế dân chủ, tôn trọng quyền con người. Người đồng tính trước hết họ là con người, họ phải được hưởng mọi quyền con người như mọi người , quyền bình đẳng giới, quyền yêu đương, quyền được tham gia mọi hoạt động xã hội, chính trị … cống hiến cho cộng đồng và dân tộc.

Phải chăng, để có một xã hội cởi mở và bao dung như hiện nay của Ba Lan, công lao thuộc về những người của SOLIDARNOSC. Hai mươi nhăm năm trước đây, họ đã can đảm, không sợ hãi trước bạo quyền, đấu tranh để thay đổi Ba Lan từ thể chế độc tài cộng sản, sang thể chế dân chủ bằng sức mạnh đoàn kết của những người dân.

Warszawa 28-12-2014

© Đinh Minh Đạo

© Đàn Chim Việt

3 Phản hồi cho “Một xã hội cởi mở và bao dung”

  1. BIỂN NGÀN says:

    XÃ HỘI DÂN CHỦ
    VÀ QUYỀN CON NGƯỜI

    Hoan hô đất nước Ba Lan
    Từ anh cộng sản chuyển sang nhân quyền
    Nhân dân bình đẳng khắp miền
    Mọi người thoải mái hồn nhiên ở đời
    Đa nguyên đa đảng cuộc chơi
    Không ai thúc ép giữa người với nhau
    Chỉ cần có chí có tài
    Có tâm có trí là người hoan hô
    Không còn có chuyện tào lao
    Lọc lừa gian dối miễn sao có quyền
    Có quyền để được có tiền
    Còn dân mặc kệ huyên thuyên trên đời
    Đúng là xã hội tuyệt vời
    Cả người đồng tính vẫn quyền tự do
    Mọi người được sống không lo
    Không còn e sợ có ai ép mình
    Không còn sợ phạm nhân quyền
    Nhân danh độc đảng để niềng toàn dân
    Con người không sống như trăn
    Chỉ toan quấn nuốt cho bằng mới ưng
    Con người cũng hết tưng tưng
    Sống đời nô lệ mà mừng mất khôn
    Ba Lan đất nước vun tròn
    Tự mình giải phóng mà chôn nhục nhằn
    Tự mình giành lại nhân quyền
    Tự do dân chủ khắp miền nhân gian
    Đúng là dân tộc hiên ngang
    Tự mình giải phóng đáng càng hoan hô !

    NON NGÀN
    (02/01/15)

  2. Builan says:

    “…Một người công khai nhận mình là người đồng tính, được bầu làm thị trưởng một thành phố. Đây là sự kiện chưa từng xẩy ra ở Ba Lan và nhiều nước của châu Âu, nó đã thu hút sự chú ý của truyền thông Ba Lan và quốc tế. Ở một đất nước mà 92,2% dân số theo Thiên Chúa Giáo như Ba Lan, đây quả là một điều kỳ diệu. Nó chỉ có thể xẩy ra trong một xã hội cởi mở, bao dung. Một xã hội cởi mở và bao dung chỉ có thể có trong một quốc gia có thể chế dân chủ, tôn trọng quyền con người. Người đồng tính trước hết họ là con người, họ phải được hưởng mọi quyền con người như mọi người , quyền bình đẳng giới, quyền yêu đương, quyền được tham gia mọi hoạt động xã hội, chính trị … cống hiến cho cộng đồng và dân tộc.” (Thôi dẫn)

    Một bài viết hay !
    TRÊN HẾT LÀ TÀI NĂNG TRÍ TUỆ
    Điều có được trên đầt nước Ba Lan hôm nay là nhờ ở TRÌNH ĐỘ DÂN TRÍ !
    Nếu như Ba Lan còn như VEM NÔ , chưa thoát khoỉ ách ngu dân CS thi sẽ ra sao ? Ai cũng có thể trả lời !
    Dân VN/CS còm ngu si quá !
    Một thế hệ cha ông bị dẫn dường trong đêm den lưà dối _ Một thế hệ đói ngheo dốt nát, ngu si ĐƯỢC CHO ĂN bị xữ dung như một thứ công cụ phục vụ cho bon côn dồ lưu manh ác ôn CS, đâm đầu làm giặc cướp bất chấp lương tri “SBTN”- Một thế hệ khá lên nhờ chút anh sáng văn minh cuả “Bên thua cuộc”, có đỗi đời nhưng không lột xác _ Một thế hệ lo chaĩ chuốt cho bô lông cuả mình “ăn ngủ đụ iả” không cần biết đến tương lai _ Đât nước , dân tộc sẽ đi về dâu !!! Cứ nhìn vào TRÍ THỨC trùm chăng là thây, biết ,hết moị điều đương hiển hiện từng ngày !- Một thế hệ cầu an hương thụ không khác gì loài thú ! _ Dĩ nhiên thương biết mấy cho những người còn có chút lương tri Dấn thân giúp nước, cưú nước đang bị đoạ dày !

    Ai, hơĩ ai cò thể giúp nâng cao trình độ dân trí VN ?? Tìm một lối thoát cho dân tộc ????
    Không, thì dân CHXHCNVN (Công hèn xuống hàng chó ngưa vì ngu) từ những đưá con ham ăn chơi hoang dàng, sai đâu làm đấy baõ gì làm vậy, cuí đầu vâng da ” Đảng cử dân bầu” cam phận làm một thứ dân chư hầu, thuộc tàu- NÔ LỆ !! Về với mẫu quốc HÁN !!! Cầu chúc cho họ mau toại nguyện , sớm thành công !! Đáng kiếp một thế hệ CS ngoan cưù CHXHCNVN !!! “Giận thì giận mà thương thì thương”

    _Hời những người bạn Ba Lan chớ có NGU mà mơ về CS ! Haỹ ĐOẠN TUYỆT với quá khứ ! SÁT CỘNG ! Khôn ngoan hướng về tương lai TỐT ĐẸP cho muôn đời con cháu !
    Cung kính

Phản hồi