WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phạm Đình Nghiệm: Ngụy biện

nguybien

I. KHÁI NIỆM

Trong thực tế cuộc sống thường ngày cũng như trong khoa học và kỹ thuật ta thường gặp những suy luận nhìn bề ngoài thì có vẻ đúng, có vẻ hợp lý, nhưng nếu xem xét kỹ thì thấy chúng vi phạm các quy tắc logic. Người ta gọi những sai lầm không cố ý trong suy luận là sự ngộ biện, còn những sai lầm cố ý thì được gọi là sự ngụy biện.

Nếu chỉ xét về mặt logic thì ngụy biện cũng là sai lầm logic.

Ngụy biện là sự cố ý vi phạm các quy tắc logic trong suy luận nhằm mục đích đánh lạc hướng người nghe, người đọc, làm cho người khác nhầm tưởng cái sai là đúng và cái đúng là sai.

II. MỘT SỐ LOẠI NGỤY BIỆN THƯỜNG GẶP

Ngụy biện có rất nhiều kiểu khác nhau. Sự phân loại ngụy biện đầu tiên được Aristote tiến hành. Ông chỉ ra 13 loại ngụy biện, hay nói chung là sai lầm logic, khác nhau. Các nhà logic học về sau này xác định thêm hàng chục loại ngụy biện khác nữa. Nếu căn cứ vào cấu trúc của một phép chứng minh thì ta có thể chia ngụy biện ra thành ba loại: ngụy biện liên quan đến luận cứ, ngụy biện liên quan đến luận đề, và ngụy biện liên quan đến lập luận. Nhưng cụ thể hơn, người ta có thể phân chia ngụy biện thành các loại căn cứ vào các thủ pháp mà nhà ngụy biện sử dụng. Sau đây ta sẽ xét một số kiểu ngụy biện theo cách phân chia này.

1. Ngụy biện dựa vào uy tín cá nhân

Trong kiểu ngụy biện này, đáng lẽ phải đưa ra dẫn chứng, đưa ra chứng cứ cho lập luận của mình, thì nhà ngụy biện lại dựa vào uy tín của người khác để thay thế. Làm như vậy là ngụy biện, bởi vì uy tín của một người không đảm bảo chắc chắn rằng tất cả những điều mà người đó nói đều đúng. Không phải uy tín làm cho câu nói của người ta đúng, mà ngược lại, chính cái đúng của những câu nói của một người tạo nên uy tín cho người đó.

Ví dụ 1. Khi giáo viên nói rằng hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau, có học sinh nghi ngờ điều đó và đòi hỏi phải được giải thích. Sau khi cố gắng giải thích mà không đạt và học sinh đó vẫn chưa chịu công nhận, giáo viên bèn nói: “Euclide đã khẳng định như vậy, em không tin Euclide hay sao?”

Ở đây giáo viên đã sử dụng uy tín của Euclide để thay thế cho chứng cứ.

Ví dụ 2. Giảng viên nói rằng, trong điều kiện chủ nghĩa tư bản độc quyền chủ nghĩa xã hội có thể thắng ở một nước, – là khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản -, chứ không đòi hỏi phải thắng ở một loạt các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhất như trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Nghe vậy, một số thính giả đòi hỏi giải thích. Thay vì đưa ra các chứng cứ và lập luận chứng minh cho luận điểm mà mình đã nêu, giảng viên nói rằng luận điểm đó chắc chắn đúng, vì Lênin đã nói như vậy.

Ở đây, giảng viên trên đã dựa vào uy tín của Lênin thay thế cho việc chứng minh. Lẽ ra ông ta phải chứng minh luận điểm đó như Lênin đã làm.

2. Ngụy biện dựa vào đám đông, dựa vào dư luận

Ngụy biện dựa vào đám đông thường xảy ra ở những cuộc tranh luận trước một đám đông người. Nhà ngụy biện sử dụng khả năng hùng biện của mình, lợi dụng truyền thống, tình cảm, quyền lợi, thói quen, … của đám đông để tranh thủ cảm tình và sự ủng hộ của đám đông đó, tạo áp lực buộc những người tranh luận với ông ta phải chấp nhận quan điểm của ông ta. Trong kiểu ngụy biện dựa vào dư luận, thay cho việc đưa ra luận cứ và chứng minh luận điểm, người nói lại cho rằng luận điểm là đúng vì có nhiều người công nhận như vậy. Đây là lập luận ngụy biện, vì nhiều người cho là đúng chưa đảm bảo tính đúng đắn của luận điểm; ngược lại, nhiều người cho là sai cũng không có nghĩa là luận điểm chắc chắn sai.

Ví dụ 3. Không phải vì rất nhiều người coi rằng ông X phạm tội giết người nên đúng là ông ta giết người.

Ví dụ 4. Hồi đầu thế kỷ XX, khi nhà bác học Einstein đưa ra thuyết tương đối, nhiều nhà vật lý học cho rằng nó sai. Và ta đã thấy rằng không phải vì vậy mà thuyết tương đối sai, ngược lại, tính đúng đắn của nó đã được lịch sử vật lý học kiểm chứng.

3. Ngụy biện dựa vào sức mạnh

Trong kiểu ngụy biện này, nhà ngụy biện sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để ép người khác tin vào và chấp nhận luận điểm của mình. Ở đây, sức mạnh chứ không phải là tính chân lý của luận điểm bắt người nghe phải tin theo.

Ví dụ 5. Một giám đốc ra lệnh cho kế toán phải chi một khoản tiền sai nguyên tắc. Người kế toán phản đối, nói rằng làm như vậy là trái nguyên tắc tài chính. Khi đó, vị giám đốc nói:“Cứ làm như tôi nói, chắc chắn sẽ đúng. Nếu anh không làm, tôi sẽ cho anh biết…”.

Ở đây, cụm từ “tôi sẽ cho anh biết…” hàm ý đe dọa.

4. Ngụy biện bằng cách đánh vào tình cảm

Trong kiểu ngụy biện này, thay vì đưa ra các luận cứ và lập luận để chứng tỏ luận điểm của mình đúng, nhà ngụy biện tìm cách tác động vào tâm lý, tình cảm của người nghe để gợi lên lòng thông cảm hoặc thương hại để được thừa nhận là đúng.

Ví dụ 6. Một người bị cáo buộc phạm tội ăn cắp. Ra trước tòa, anh ta kêu oan. Thay vì đưa ra các chứng cứ để chứng minh rằng mình vô tội, anh ta lại đi kể lể về tình cảnh gia đình khó khăn, nghèo đói, nhân thân tốt,… để hy vọng hội đồng xét xử thông cảm mà kết luận anh ta vô tội.

5. Ngụy biện đánh tráo luận đề

Chống lại tôi chẳng khác gì Don Kihote chống lại cối xay gióChống lại tôi chẳng khác gì Don Kihote chống lại cối xay gió

Đây là kiểu ngụy biện rất phổ biến. Trong kiểu ngụy biện này, trước hết nhà ngụy biện thay thế luận đề ban đầu bằng một luận đề mới trong quá trình tranh luận. Luận đề mới này không tương đương với luận đề ban đầu. Sau đó ông ta chứng minh luận đề mới một cách rất chặt chẽ và cuối cùng tuyên bố là mình đã chứng minh được luận đề ban đầu. Vì hai luận đề là không tương đương với nhau nên tính chất ngụy biện lộ rõ. Để thực hiện kiểu ngụy biện này, nhà ngụy biện hay sử dụng những hiện tượng ngôn ngữ đồng âm khác nghĩa, một từ có nhiều nghĩa, …; hoặc đem đồng nhất cái bộ phận với cái toàn thể, đồng nhất cái toàn thể với cái bộ phận; hoặc diễn tả mơ hồ để muốn hiểu theo cách nào cũng được,…

Ví dụ 7: Người ta đi chứng minh rằng cái bánh không thể biến mất được như sau: Cái bánh là vật chất, mà vật chất thì không biến mất, vậy cái bánh không biến mất.

Trong suy luận này người ta thay luận đề ban đầu bằng luận đề “vật chất không biến mất”, rồi dựa vào triết học để chứng minh luận đề thứ hai này. Tuy nhiên đây là suy luận ngụy biện, vì hai luận đề này không tương đương với nhau, bởi lẽ từ “vật chất” được hiểu với hai nghĩa khác nhau.

6. Ngụy biện ngẫu nhiên

Trong loại ngụy biện này một sự kiện ngẫu nhiên xảy ra được nhà ngụy biện coi là có tính chất quy luật.

Ví dụ 8. Một người lập luận rằng khi làm những việc quan trọng trong đời như cưới xin, làm nhà, lập công ty kinh doanh, v.v. ta phải chọn ngày lành, nếu không thì sẽ không thành công, hoặc không hạnh phúc. Cặp chàng trai và cô gái nọ – anh ta nêu ví dụ – yêu nhau thắm thiết, được gia đình và bạn bè ủng hộ. Họ tổ chức cưới vào một ngày lẻ theo âm lịch, một ngày không tốt. Và chỉ một năm sau họ đã chia tay nhau.

Sự trùng lặp giữa việc cưới vào ngày lẻ và sự tan vỡ hạnh phúc của gia đình trẻ nói đến trong ví dụ này chỉ là một điều ngẫu nhiên, nhưng lại được nhà ngụy biện coi là có tính phổ biến, tất yếu, có tính quy luật.

7. Ngụy biện đen – trắng

Ngụy biện đen – trắng xảy ra khi trong lập luận chỉ nhìn thấy và nêu lên các khả năng đối lập nhau, các thái cực, từ đây cho rằng không phải là cực này thì là cực kia, loại bỏ tất cả các khả năng khác.

Ví dụ 9. Có người khẳng định rằng khi răng nanh của trẻ em mọc chênh ra bên ngoài (răng khểnh) thì nên nhổ bỏ, vì nếu để nguyên như vậy thì “cái duyên” do nó mang lại không bù được sự khó khăn khi làm vệ sinh răng miệng, và vì thế mà dễ bị sâu răng.

Trong lập luận này người nói chỉ nêu lên hai thái cực: hoặc để nguyên răng mọc lệch như vậy, hoặc nhổ bỏ răng đó. Trong khi đó thì trên thực tế còn có khả năng thứ ba, đó là tiến hành chỉnh nha cho trẻ nhỏ, để răng mọc đúng.

8. Ngụy biện bằng cách dựa vào nhân quả sai

Ngụy biện bằng cách sử dụng lập luận trong đó quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng được hiểu sai có nhiều phân loại.

(a) Đánh đồng nguyên nhân với nguyên cớ

Trong loại ngụy biện này nhà ngụy biện cố tình lấy nguyên cớ thay cho nguyên nhân để biện minh cho hành động của mình, hay để thuyết phục người khác. Nguyên nhân thật sự của việc các chính quyền Mỹ và Anh tiến hành chiến tranh với Iraq là các nguồn lợi dầu mỏ to lớn ở quốc gia này, nhưng họ lại nói rằng nguyên nhân là chính quyền Saddam Husein phát triển và cất giữ nhiều lọai vũ khí hủy diệt hàng loạt. Thật ra đó chỉ là cái cớ mà thôi.

(b) Sau cái đó vậy là do cái đó

Trong mối liên hệ nhân quả thì nguyên nhân bao giờ cũng xảy ra trước kết quả, tuy nhiên như vậy không có nghĩa là một hiện tượng, sự kiện xảy ra trước bao giờ cũng là nguyên nhân của một hiện tượng, sự kiện xảy ra sau. Ngụy biện sau cái đó vậy là do cái đó là kiểu ngụy biện trong đó khi thấy hai sự kiện, hiện tượng A và B xảy ra lần lượt theo thời gian cho rằng A là nguyên nhân của B.

Ví dụ 10. Một người hy vọng làm giàu bằng cách mua vé xổ số. Anh ta đã mua khá nhiều vé xổ số, nhưng chưa trúng giải nào cả. Anh ta bèn lên chùa cúng vái, cầu xin Đức Phật cho anh ta trúng xổ số. Vài ngày sau anh ta trúng giải đặc biệt nhờ mua vé xổ số. Anh ta kết luận rằng nhờ cầu xin Đức Phật nên trúng giải đó.

Ở đây việc lên chùa cầu xin là sự kiện xảy ra trước, nó không phải là nguyên nhân của sự kiện trúng xổ số xảy ra sau đó.

9. Dựa vào sự kém cỏi

Đây là kiểu ngụy biện trong đó người ngụy biện căn cứ vào việc ai đó không chứng minh được một mệnh đề (hoặc lý thuyết, giả thuyết,…), hoặc không tìm thấy được một đối tượng nào đó để khẳng định rằng mệnh đề trên sai, hoặc đối tượng đó không tồn tại.

Ví dụ 11. Có thể khẳng định rằng không thể có sinh vật có trí tuệ nào khác trong vũ trụ ngoài con người, vì nếu có thì khoa học đã phát hiện ra các sinh vật đó rồi.

Đây là khẳng định sai lầm, vì ngay cả khoa học ở thời đại chúng ta cũng còn có rất nhiều hạn chế, nên có thể các sinh vật có trí tuệ khác tồn tại trong vũ trụ, nhưng vì sự hạn chế, sự kém cỏi của mình mà khoa học hiện nay không phát hiện được.

10. Lập luận vòng quanh

Loại ngụy biện này xảy ra khi người ta vi phạm quy tắc đối với luận cứ trong chứng minh. Cụ thể là ở đây các luận cứ không được chứng minh độc lập với luận đề.

11. Khái quát hóa vội vã

Đây là kiểu ngụy biện xảy ra khi người ta sử dụng suy luận quy nạp trong lập luận, trong đó người ta đi đến kết luận tổng quát sau khi khảo sát rất ít trường hợp riêng.

Ví dụ 12. Sau bảy phiên giao dịch đầu tiên của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, thấy rằng giá cổ phiếu của các công ty đã niêm yết liên tục tăng tới mức trần, người ta đi đến khẳng định rằng giá cổ phiếu của tất cả các công ty có niêm yết ở Trung tâm này sẽ luôn luôn tăng đến mức trần.

Suy luận này đưa ra kết luận không đáng tin cậy, vì, như đã biết, kết luận trong suy luận quy nạp chỉ đúng với một xác suất nào đó mà thôi, không đảm bảo chắc chắn đúng ngay cả khi các tiền đề đều đúng; và xác suất đúng của kết luận trong loại suy luận này rất thấp nếu số lượng các trường hợp riêng được khảo sát nhỏ. Trong ví dụ của chúng ta số lượng các trường hợp riêng được khảo sát là bảy, quá nhỏ.

12. Câu hỏi phức hợp

Loại ngụy biện này xảy ra khi người ta đưa ra một câu hỏi bên trong đó chứa hai câu hỏi, và một câu trả lời duy nhất được coi là câu trả lời cho cả hai câu hỏi.

Ví dụ 13. Hỏi : “Anh có hay chơi thể thao và đọc tiểu thuyết kiếm hiệp không ?”. Câu trả lời “có” được coi là câu trả lời cho cả hai câu hỏi “Anh có hay chơi thể thao không ?” và “Anh có hay đọc tiểu thuyết kiếm hiệp không ?”. Câu trả lời “không” cũng được diễn giải tương tự.

Ví dụ 14. Hỏi :“Có phải anh không thích anh ta và hay nói xấu anh ta không?”

Nhà ngụy biện có thể kết hợp các câu hỏi vào trong một câu hỏi một cách rất tinh vi, và nhiều khi người trả lời không biết là mình đã trả lời cho nhiều câu hỏi cùng một lúc. Điều này sẽ bị nhà ngụy biện lợi dụng vào mục đích của mình.

13. Ngụy biện bằng cách sử dụng những phương pháp suy luận có tính xác suất

Trong những suy luận kiểu này nhà ngụy biện sử dụng các phương pháp suy luận cho kết quả đúng với một xác suất nhất định (ví dụ như suy luận tương tự, suy luận quy nạp), nhưng lại coi các kết luận đó như là những điều khẳng định chắc chắn.

Ví dụ 15. Người ta chứng minh rằng mọi số tự nhiên đều nhỏ hơn một trăm như sau:

1 nhỏ hơn 100;

2 nhỏ hơn 100;

3 nhỏ hơn 100;

. . . . . . . . . . . . . .

98 nhỏ hơn 100;

99 nhỏ hơn 100;

1, 2, 3, … , 98, 99 đều là các số tự nhiên;

Vậy mọi số tự nhiên đều nhỏ hơn 100.

14. Ngụy biện bằng cách diễn đạt mập mờ

Trong trường hợp này nhà ngụy biện cố tình hành văn một cách mập mờ để sau đó giải thích theo ý mình.

Ví dụ 16. Gánh xiếc Bacnum đề nghị Xamlôi – chuyên gia về toán đố vui của Mỹ ở cuối thế kỷ XIX đưa ra cho một bài toán đố. Ai giải được sẽ được thưởng. Bài toán như sau:

“Một con chó và một con mèo chạy thi 100 fút lượt đi và lượt về. Con chó chạy mỗi bước 3 fút, con mèo chạy mỗi bước 2 fút, nhưng nó nhảy được 3 bước thì đối thủ của nó mới nhảy được 2 bước. Con nào về trước?”

Vì quãng đường cả đi lẫn về là 200 fút, nên mèo phải nhảy đúng 100 bước. Chó nhảy mỗi bước 3 fút, vậy nó phải nhảy 34 bước ở lượt đi (nếu nhảy 33 bước thì mới được 33 * 3 = 99 fút) và 34 bước ở lượt về. Như vậy, chó phải nhảy tổng cộng 68 bước. Mèo nhảy 3 bước thì chó mới nhảy được 2 bước, vậy mèo nhảy được 100 bước thì chó mới nhảy được

100 * (2/3) = 66,667 (bước) < 68 (bước)

Như vậy mèo về đích trước.

Nhưng Bacnum lại trả lời rằng chó thắng cuộc, vì, ông ta giải thích rằng câu “nó nhảy được 3 bước thì đối thủ của nó mới nhảy được 2 bước” có nghĩa là chó nhảy được 3 bước thì mèo mới nhảy được hai bước, từ “nó” ở đây hiểu là chó!

(Theo Phan Thanh Quang “Giai thoại toán học”, tập một, NXB Giáo dục, 1995, tr. 7)

III. PHƯƠNG PHÁP BÁC BỎ NGỤY BIỆN

Phương pháp chung bác bỏ ngụy biện là làm ngược lại những thủ pháp mà nhà ngụy biện đã sử dụng. Ví dụ, nhà ngụy biện hành văn mập mờ thì ta đòi hỏi phải hành văn rõ ràng; nhà ngụy biện đánh tráo luận đề, đánh tráo khái niệm thì ta đòi hỏi xác định lại, định nghĩa lại khái niệm khi tranh luận; nhà ngụy biện dùng luận cứ không chân thực thì ta chỉ rõ ra điều đó,…

Một phương pháp là nghiên cứu thật nhiều các dạng ngụy biện và các ví dụ ngụy biện, để khi gặp ngụy biện có thể nhận ra chúng và bác bỏ.

Nói chung, nắm được các quy tắc logic thì ta dễ dàng vạch ra được sự ngụy biện trong suy luận.

Nguồn: Phạm Đình Nghiệm. Nhập môn Logic học. Nxb. Đại học quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh, 2008, tr. 86-91.

5 Phản hồi cho “Phạm Đình Nghiệm: Ngụy biện”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “Phương pháp chung bác bỏ ngụy biện là làm ngược lại những thủ pháp mà nhà ngụy biện đã sử dụng.”

    Phương pháp bác bỏ ngụy biện đề ra xem có vẻ giản dị nhưng trong thực tế thì không phải lúc nào cũng bác bỏ ngụy biện được. Khi kẻ ngụy biện có súng và chính quyền trong tay thì việc bác bỏ ngụy biện có thể gây nguy hiểm cho người bác bỏ.

    Bác bỏ ngụy biện của kẻ có súng thì kẻ đó sẽ nói: “Mày phản động hả?”. Thế là người định bác bỏ sợ hãi lại phải a dua nói theo lời ngụy biện.

    Kẻ đi ngụy biện lại có thể đặt ra luật để chống bác bỏ ngụy biện. Luật này kết án những người bác bỏ ngụy biện cái tội xâm phạm lợi ích của nhà nước XHCN, âm mưu lật đổ chính quyền…

    Đó là loại ngụy biện thứ 3: ngụy biện dựa vào sức mạnh.

    Toàn bộ cuộc cách mạng vô sản phát xuất từ Nga, do Lê Nin và đảng Bôn Sê Vích phát động rồi lan sang Trung Quốc, Việt Nam được xây dựng trên loại ngụy biện dựa vào sức mạnh. Nói cách khác, các đảng CS dùng tuyên truyền dối trá và bạo lực để xây dựng và bảo vệ chế độ. Từ chỗ có bạo lực thì có thể áp dụng tất cả mọi loại ngụy biện nêu ra trong bài mà quần chúng không dám hé miệng phản đối.

  2. Võ Trang says:

    Tôi chú ý đến bài viết này vì theo diễn dịch, đây là 1 bài bảng giáo khoa chính quy, được giảng dạy tại đại học như là 1 giáo án, nghĩa là không sợ bị buộc tội phản động…

    Như vậy thì từ 1 khảo sát về tiến hóa của loài vật (Darwin) đến những mâu thuẩn của lực lượng sản xuất trong cuộc cách mạng kỷ nghệ của tư bản từ cuối thế kỷ 18, Karl Marx đã đặt để cho cả 1 sự phát triễn của loài người trong tương lai (nghĩa là chưa thể chứng minh được sự hiện thực của nó) thì đây là loại ngụy biện gì?

    Từ 1 mớ lý thuyết ấy, những đệ tử của Marx đã biến nó thành 1 chân lý (chứ không phải là 1 định đề) và bắt mọi người phải tuân theo thì đây là loại nguỵ biện gì?

    Và từ niềm tin ấy – 1 thứ tôn giáo nhưng vô thần – họ sẵn sàng xữ dụng tất cả bạo lực có trong tay để thủ tiêu tất cả mầm mống đối kháng thì đây là loại ngụy biện gì?

    Các em sinh viên ở Việt-Nam có thể hỏi thầy khi học đến đoạn nầy để hiểu thêm lý thuyết Mac-Lenin nhé. Đừng sợ. Các em đang học mà.

    • Ý NGÀN says:

      TỪ DARWIN ĐẾN MARX

      Trước khi có thuyết Darwin, ý niệm tiến hóa trong thế giới tự nhiên chưa được hệ thống hóa một cách đầy đủ, chặt chẽ, cụ thể, có cơ sở, hữu lý, thuyết phục. Ông là người đầu tiên đã làm được việc đó. Nhưng ý nghĩa của Darwin chỉ mô tả khách quan, đưa ra bằng chứng thuyết phục mà không có kết luận nào mang tính ức đoán toàn diện và chủ quan duy nhất về ý nghĩa của quy luật tiến hóa khách quan cả.

      Trong khi đó Marx căn cứ vào Darwin một phần và Hegel một phần khác để đưa ra kết luận ức đoán của mình về “dấu tranh giai cấp” trong lịch sử xã hội loài người. Sự khái quát hóa của Marx ở đây mang tính suy diễn kiểu loại suy tức suy luận tương tự. Nó thực sự là một ức đoán diễn dịch không có cơ sở đầy đủ hay khách quan tuyệt đối mà chỉ suy đoãn bừa theo thị hiếu và ngẫu hứng nhất thời, thiếu hẳn luận cứ khoa học bao quát, sâu xa hay đầy đủ.

      Bởi vậy khi Marx thân hành mang cuốn “Tư bản luận” của mình đến nhà Darwin để tặng ông này Darwin không thèm tiếp và không thèm nhận sách. Lý do vì trong thâm tâm Darwin không thừa nhận tính chất ý nghĩa hay giá trị khoa học khách quan của nó !

      Marx chủ trương sự mâu thuẫn trong quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là động lực của tiến hóa kinh tế xã hội và có nền tảng từ đấu tranh giai cấp rõ ràng là sự suy đoán bừa bãi, nông cạn, hời hợt, bề ngoài, áp đặt tùy tiện vì bất chấp yếu tố phát triển khoa học kỹ thuật là do sự tiến triển của trí thông minh và nghiên cứu các lý thuyết khoa của chính con người là một tiền đề quyết định nhất không thể thiếu.

      Nên nói tóm lại, học thuyết Mác từ lý thuyết đến thực hành chỉ là một thị hiếu, một phong trào ăn theo, một giải quyết quyền lợi phe nhóm, bè phái riêng tư, một quan điểm kinh tế xã hội thiển cận, nhất thời, cực đoan, bế tắt, chủ quan, bạo lực, mà không phải một tính cách khoa học thật sự vô tư, khách quan, chân chính như kiểu quan điểm lý thuyết tiến hóa đầy tính nghiêm túc và giá trị của Darwin !

      DẶM NGÀN
      (07/01/15)

  3. ĐỈNH NGÀN says:

    CHÍNH BIỆN VÀ NGỤY BIỆN !

    Có ai đó đã đưa lên mạng đoạn trích ngắn trong sách của Phạm Đình Nghiệm (Nhập môn Logic học. Nxb. ĐHQG TP. HCM, 2008, tr. 86-91) nói về sự ngụy biện.

    Chủ đề thì tốt và cần thiết, chỉ có điều người viết sách này chỉ mới nói một cách lơ mơ kiểu giáo khoa thư cho học trò học mà chưa tinh tường đào sâu hay chủ động được vấn đề. Đây cũng chỉ mới là kiểu sao qua chép lại các tài liệu đã có đâu đó mà chính tác giả chưa thật sự động não hay khám phá gì được vấn đề.

    Thật ra ngụy biện không mang ý nghĩa hay vai trò gì trong khoa học và đời sống, vì tính cách của nó chỉ là tiêu cực và phản diện, do vậy cũng ít được nhiều người nhấn mạnh tới. Chỉ có chính biện mới là ý nghĩa đúng đắn. Bởi chính biện là biện luận khoa học, biện luận lô-gích để hầu đi đến chân lý hay kết luận khách quan, chính đáng và chính xác.

    Ngụy biện không có bất kỳ ý nghĩa hay giá trị đúng đắn, nghiêm túc nào vì nó sai, nó phản chân lý, phản lô-gích thế thôi. Có dài dòng lắm về mặt tiêu cực của nó cũng chẳng cần thiết gì mà chỉ làm cho rối thêm sự nhận thức, rối thêm vấn đề. Bởi ý nghĩa của ngụy biện chỉ là mục đích chủ quan do nhận thức yếu kém, nhầm lẫn hoặc vô tình hay cố ý. Ngụy biện do vô tình vì non kém nhận thức, lý luận có thể tha thứ được vì nó không chủ ý xuyên tạc sự thật. Trong khi đó ngụy biện do cố ý chỉ là sự ngụy trá, lừa gạt người khác, rất tai hại, không thể tha thứ được.

    Có nghĩa chân lý khoa học chỉ có thể là duy nhất, chân lý khách quan cũng vậy, bởi vậy luôn luôn chỉ có chỗ đứng cho chính biện, không có chỗ đứng cho ngụy biện. Khái niệm “ngụy” đã nói lên điều giả dối, bất chính của nó rồi. Nguồn gốc của mọi ngụy biện hoặc là do non kém về lý luận, nhận thức, hoặc là do cố tình lừa mị, mê hoặc người khác. Tức nó hoặc do hiểu biết ngây thơ hay do mưu mẹo cáo già để nhằm dụ hoặc người khác, nên nó cũng không thật sự được khoa học quan tâm đến. Bởi lẽ ngụy biện chỉ thuyết phục được những người nhận thức kém, lý lẽ non nớt hơn, còn không thể mê hoặc được những người có lập luận cao, hiểu biết hơn, hoặc có ý thức nghiêm túc.

    Chẳng hạn lập luận của chính Marx trong bản thân học thuyết của ông ta chỉ là một hệ thống đầy ngụy biện, nhưng những người xu nịnh hay có lý luận thấp kém hay hiểu biết ít ỏi cứ suy tôn là “đỉnh cao trí tuệ loài người” ! Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản khách quan để làm sáng tỏ về điều đó :

    1/ Marx lấy ý niệm “biện chứng” trong hệ thống duy tâm của nhà triết học duy tâm Hegel chuyển thành “biện chứng duy vật” trong hệ thống duy vật của mình, đó là ngụy biện, vì đem râu ông nọ cắm cằm bà kia, chỉ là điều xuyên tạc thựco tế khách quan.

    2/ Khái niệm “mâu thuẫn” trong Hegel thật sự chỉ tồn tại trong nhận thức nói chung, Marx chuyển thành mâu thuẫn cốt lõi trong vật chất và xã hội (tức lịch sử) theo quan điểm của ông ta, đó là sự ngụy biện ghê gớm nhất. Cho nên cuốn Tư bản luận của ông ta chỉ là kiểu xuyên tạc chế độ kinh tế thị trường khách quan, bêu rếu xã hội tư sản và tư bản, theo kiểu gọt chân cho vừa giầy, cho phù hợp với lý luận “biện chứng” hoàn toàn giả tạo của ông ta.

    3/ Công thức “tiền đề – phản đề – hợp đề” kiểu sơ đồ hóa, máy móc hóa giả tạo ý niệm biện chứng của Hegel, mà chính cả Hegel đã chối bỏ, đã bị Marx lấp liếm, ngụy biện để tạo thành ý nghĩa của “năm hình thái xã hội”, “hạ tầng cơ sở, thượng tầng kiến trúc”, “xã hội CS nguyên thủy”, “xã hội CS khoa học”, “chuyên chính vô sản”, “đấu tranh giai cấp”, “phá bỏ tư hữu”, “kinh tế kế hoạch và tập trung hóa, hợp tác hóa”, “sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân” v.v… và v.v… đều chỉ là những sự ngụy biện to lớn của Marx mà chính mọi người cộng sản từ xưa đến nay chẳng bao giờ thấy được.

    4/ Xã hội loài người nguyên thủy bị Marx phịa thành “xã hội cộng sản nguyên thủy”, đó là sự ngụy biện về ý niệm. Bởi nội hàm xã hội nguyên thủy không hề chứa đựng nội hàm “tài sản” vì chưa tồn tại thì làm gì có luận điệu “cộng sản nguyên thủy”. Đó là điều mà mọi sách giáo khoa của các nước CS từ xưa đến nay đều rập khuôn một chiều nói sai bét về mặt ý nghĩa khoa học xã hội.

    5/ “Xã hội CSKH” cũng là sự ngụy biện. Bởi khoa học phải là điều gì đã được kiểm chứng khách quan, xác thực sau khi có lập luận đúng đắn, chính xác về nhận thức lý thuyết. Đàng này chỉ do Marx quá mê tín vào quy luật “biện chứng” của Hegel rồi ức đoán, phóng đại xã hội tương lai không cần kiểm chứng, chỉ nói phứa phừa, cường điệu giả tạo, rồi tự mệnh danh đó là “khoa học”. Nên chính danh nghĩa “khoa học” này làm mọi người CS tin như điếu đổ, cố gắng phấn đấu và cưỡng hành để thực hiện chính điều mộng tưởng ảo vọng đó.

    6/ Marx lý luận xã hội và lịch sử theo cách trừu tượng tuyệt đối, tức tư biện thuần túy, bất chấp thực tế khách quan là tâm lý tự nhiên của cá nhân con người và xã hội, bất chấp mọi thực tại lịch sử khách quan của xã hội trong đó kể cả yếu tố khoa học kỹ thuật và văn hóa của loài người phát triển không ngừng. Do vậy mọi lý luận của Marx đều thành kiểu lý luận ảo, phản thực tế, phản khách quan khoa học, phản nhân văn, phản lịch sử, phản xã hội đưa lại moị hậu quả tai hại phản nhân loại, là do tính cách sai trái trong mọi cách nhận thức và lý luận ngụy biện tối đa của học thuyết Marx !

    ĐẠI NGÀN
    (06/01/15)

  4. nguenha says:

    Nhận định và lý giải hoàn toàn đúng về Ngụy biện. Như thế ,từ ngày Thiếu tá Hồ Quanq(HCM) về nước
    Việt ,thì mọi lý luận và suy tư của người VN “chìm đắm”trong ngụy biện! Những năm 1945-1947 và cho
    đến sau nầy người Cán binhCS trấn áp tư-duy của người Dân ,vỏn vẹn chỉ có câu ;” Tập thể sáng suốt
    hơn cá thể”, Tập thể chính là Đảng ta ! Bởi thế chúng ta không ngạc nhiên, khi đại biểu Quốc Hội toàn những tên Vô Học (thời xưa) và nay củng thế,nhưng ở một dạng khác. CS chỉ cần “Số đông” còn “trí tuệ” đả có Đảng ! Cái chế độ Tập thể mà người CS ấp ủ ,chính là cái chế độ Đại-ngụy -biện- Cực kỳ Phản động! Thưa bà con./

Leave a Reply to Võ Trang