WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Công Bằng: Nghĩ gì về bản thông điệp Liên bang của ông OBama?

oil-price-fall

Sáng 21/1 theo giờ Hà Nội, Tổng thống Mỹ Obama đã đọc Thông điệp Liên bang trước lưỡng viện quốc hội. Ông khẳng định Mỹ đã bước sang trang mới sau cuộc đại suy thoái năm 2009. Tổng thống Obama tuyên bố Mỹ đã bước sang trang mới và ông khẳng định chính Hoa Kỳ là nước vững mạnh và đoàn kết với các đồng minh của mình, trong khi Nga đang bị cô lập và gặp nhiều khó khăn về kinh tế.

Sau bài thông điệp Liên bang của tổng thống Mỹ Obama đầu năm này các nhà lãnh đạo các quốc gia và các chính trị gia trên thế giới đã thấy ông Obama như tự vẽ bức ảnh tự sướng của mình. Nhìn vào đó người ta thấy hiện lên hình ảnh người thợ săn OBama đã huy động một loạt bạn săn để đi săn gấu Nga ở rừng Taiga và rồi dõi theo cuộc săn đó người ta thấy người thợ săn khi gặp được gấu Nga đã hoảng hốt bối rối bắn không chết nó, mà chỉ vào chân nó, con gấu lực lượng đuổi theo ông thợ săn hoảng loạn đã bắn vào chân mình và bắn cả vào cả bạn săn của mình. Đây là bức chân dung thật sinh động đã được bài diễn văn của vị tổng thống Mỹ đưa ra khi nói Hoa kỳ đã làm

Người ta nhìn lại các đòn mà ông OBama đã làm và kết quả của nó ra sao để nhận xét.

Suốt mấy tháng qua từ khi Hoa kỳ ra lệnh trừng phạt cấm vận Nga và hối thúc các nước dồng minh châu Âu phải tham gia thì đến nay thần chú này của ông OBama đã hết thiêng, không còn khiển binh điều tướng được nữa. Các nước châu Âu từ chỗ ban đầu lắng nghe Hoa kỳ đồng loạt tung đòn để trừng phạt gấu Nga nhưng cuối cùng kết quả đã bị chính viên đạn của chủ thợ săn bắn vào chân mình mà cay đắng nhận ra rằng lệnh trừng phạt này là phạt tiếp theo nhưng họ đã không hành động mà phớt lờ. Bởi vì sao? Vì họ biết con gấu Nga không chỉ có hủ mật mà nó còn dồi dào các món ăn khác là cá hồi, hạt dẻ, và các trái cây ngon mà rừng Taiga đem lại tuy không ngon như mật nhưng giá trị là nuôi sống nó qua ngày đông giá lạnh để khi mật kia dù có vơi đến mua xuân lại đầy mà hưởng thụ.

Xăng dầu khí đốt là để dụ cho mật của gấu Nga, các loại thức ăn khác như cá hồi, hoa quả phong phú của rừng Taiga là ngụ cho các nghành kinh tế khác đem lại cho nền kinh tế Nga. Mật ong tuy quan trọng với gấu Nga nhưng chỉ chiếm 37 đến 40 % giá trị kinh tế còn là các ngành kinh tế khác đem lại. Cho nên, những người thợ săn tham gia không giết được gấu mà chủ săn khi tâm thần không tự chủ được, hoảng loạn đã tự bắn phải chân mình và nã đạn vào bạn mình.

Từ đó mặc dù Hoa kỳ kêu gọi các bạn săn lên đạn ra các đòn tiếp theo phớt lờ nay đi đến không còn nghe mà tự động làm theo ý mình với sự thống nhất cao là muốn bình thường quan hệ trở lại với Nga trên khắp mọi phương diện.

Như trận bóng đá, mở màn Mỹ và phương Tây gây áp đảo ông Putin nhưng không phải vì chiến lược giỏi mà vì giá dầu xuống thấp khiến kinh tế Nga chao đảo, đồng Rube bị mất giá nghiêm trọng nhưng cùng lúc đó nó cũng giáng đòn chí mạng vào nền kinh tế Mỹ và các quốc gia châu Âu vốn đầu tư quá lớn vào sản xuất và buôn bán dầu lửa như Anh, Hà lan, và cả các nước Dầu hỏa Trung đông và Nam Mỹ. Càng kéo dài cuộc chơi này thì kinh tế các nước tham gia cùng Mỹ này bắt đầu bị ngấm đòn, ngoài các nước chuyên sống bằng khai thác và đầu cơ Dầu hỏa đã nói ở trên thì châu Âu do đa phần vốn buôn bán sâu vào thị trường béo bở Nga như Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha v.v…Tất cả các quốc gia này đã bị gấu Nga phản đòn mạnh. Họ đã bị ông Putin phản đòn bằng cách tương ứng, những quốc gia tham gia tích cực nhất theo Mỹ trừng phạt nga cũng bị Nga tuyên bố cấm xuất khẩu hàng vào Nga. Chỉ mới hơn 3 tháng Đức và Pháp, Ý đã phải kêu thất thanh tổn thất là vô cùng lớn lên tới 3, 4 chục tỷ Euro, các nước Đông Âu theo lệnh Mỹ còn bị thiệt hại nặng nề hơn vì nền kinh tế vốn đã èo ọt lại phụ thuộc vào xuất khẩu vào Nga, khi bị Nga trừng phạt thì không còn đủ sức mà lớn tiếng được nữa. Trong số này các nước khôn ngoan hơn cả là Áo, Thụy sỹ và Hungaria v.v… đã quyết định quay trở lại quan hệ bình thường với Nga nên kinh tế của họ không thiệt hại nhiều mà trái lại nhiều doanh nghiệp các nước cùng với hàng loạt công ty Trung quốc, Việt nam, Ân độ ồ ạt tìm chỗ đứng, thế nơi các công ty Mỹ và câu Âu phải bỏ ra đi.

Còn tác giả đưa ra lệnh cấm vận-ông chủ đoàn thợ săn thì sao?

Cuộc chiến giá dầu khiến một số doanh nghiệp Mỹ nếm mùi trái đắng đầu tiên, và kinh tế Mỹ ngay lập tức đã chứng tỏ không có sức chống đỡ như nước Nga, trong khi các nước OPEC đang cắn răng chịu đựng những thiệt hại to lớn, còn Nga và không ít các nước nhỏ khác đã bị dính đòn choáng váng ban đầu.

Trước tiên Công ty Dầu đá phiến Mỹ bị dính đòn nặng và chóng váng rồi đi đến phá sản đầu tiên.

Theo Hãng tin Reuters, tuần qua, một công ty khai thác dầu mỏ đá phiến và khí đốt của Mỹ – WBH Energy – đã nộp đơn phá sản và có thể trở thành doanh nghiệp dầu mỏ đầu tiên của Mỹ rơi vào tình trạng này từ khi giá dầu sụt giảm 60% cách đây 6 tháng.

WBH Energy có quy mô khá nhỏ, trụ sở tại Texas, đã buộc phải niêm yết tài sản và món nợ trị giá chục triệu USD trong đơn xin bảo hộ phá sản tại Tòa án Phá sản bang miền Tây Texas vào chủ nhật tuần trước. Đây được xem là bước đường cùng đối với một doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dầu khí đá phiến. Với các công ty lớn, khả năng chịu đựng tốt hơn. Tuy nhiên, WBH Energy phá sản đã dấy lên mối lo ngại về việc các hãng khác, nếu không rời bỏ cuộc chơi cũng phải chịu lỗ nặng do giá dầu sụt giảm trên toàn thế giới.

Để rót vào khai thác dầu khí đá phiến, các công ty của Mỹ đã vay hơn 200 tỷ USD từ nhà băng và trái phiếu trên các thị trường tài chính như Wall Street và London.

Theo Wall Street Journal, nợ của các DN này tăng lên thêm hơn 55% kể từ năm 2010 nhưng doanh thu tăng rất chậm. Một điều chắc chắn là, doanh thu sẽ còn giảm trong năm 2014 và có thể cả 2015, khi giá dầu đã xuống mức thấp 6 năm qua, dưới 50 USD/thùng.

Hàng trăm tỷ USD của các DN Mỹ đang bị chôn chân trong các khoản đầu tư có tương lai khá mờ mịt khi một số nước chủ chốt trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) âm thầm bắt tay nhau và dường như muốn dầu giảm giá càng nhanh càng tốt, “xuống 20 USD/thùng cũng không giảm sản lượng” nhằm kìm hãm ngành khai thác dầu khí đá phiến Mỹ và giữ thị phần trên thị trường thế giới.

Cuộc chiến dầu khí đang căng thẳng hơn bao giờ hết. Theo hãng tin RT, nhiều DN khai thác dầu khí đá phiến Bắc Mỹ cần phải bán dầu trong khoảng từ 60-100 USD/thùng để hòa vốn. Để tránh phá sản, việc sáp nhập đã được đề cập tới như trường hợp hai ông lớn Baker Hughes và Halliburton. Các kế hoạch đầu tư vào dầu khí đá phiến cũng được điều chỉnh lại theo hướng giảm mạnh.

Tất nhiên, cuộc chiến này kìm hãm sự phát triển về công nghệ khai thác dầu khí đá phiến và sự cạnh tranh trong lĩnh vực dầu khí nói chung. Nhiều nền kinh tế rơi vào tình cảnh lao đao. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều nhiều chính trị gia lo ngại bởi với họ, sự phức tạp của thế giới ngày nay còn có nhiều điều đáng sợ hơn.

Ngoài ra lện cấm nhập khẩu thịt bò, các hàng thực phẩm và lương thực, hoa quả từ Mỹ cũng bị đình đốn khiến các chủ doanh nghiệp này đang lâm vào tình trạng bên mé bờ phá sản, nếu kéo dài thì cũng phải bị kết liễu. Như vậy đúng như nhận định của thủ tướng Áo là “những ai tham gia lệnh trừng phạt Nga là lấy đá tự đập chân mình.”

Nhiều quốc gia khác cũng kiệt quệ cùng Mỹ và Nga.

Như VNMedia đăng tin của các báo chí phương tây thì “trong khi đó, tại các quốc gia khác, kể cả một số nước thuộc OPEC, Nga cũng kiệt quệ vì giá dầu giảm.

Theo ước tính của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), giá dầu giảm xuống mức thấp như hiện nay sẽ khiến 12 nước thành viên OPEC thiệt hại khoảng 257 tỷ USD thu ngân sách trong năm 2015.

Với 4 nước Trung Đông chủ chốt của OPEC (Arab Saudi, Iran, Iraq, Kuwait), dự trữ ngoại hối lên tới gần nghìn tỷ USD có thể giúp họ chống lại cơn bão giá dầu giảm nhưng thiệt hại lại nặng nề hơn, chỉ riêng Arab Saudi đã là 250 tỷ đô-la. I-ran cũng là 50 tỷ đô-la, các nước Irac và Kuwai cũng phải là như vậy. Càng nước có nền kinh tế phụ thuộc vào dầu lửa thì thiệt hại càng lớn hơn. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều quốc gia khác cũng thuộc tổ chức này cũng lao đao như Lybia (vốn lún sâu vào chiến sự), hay Venezuela (chìm trong khủng khoảng kinh tế)…

Theo báo chí đăng tin, hãng tin Bloomberg nhận định, khả năng phá sản của Venezuela đã lên mức cao nhất thế giới, 93%, khi mà trái phiếu nước này xuống mức thấp nhất 16 năm qua. Với tình hình này, Venezuela có thể vỡ nợ trong vòng 5 năm tới. Người dân Venezuela điêu đứng và vẫn chịu cảnh xếp hàng nhận trợ cấp từ nhiều tháng nay.

Nga thiệt hại lên đến 150 tỷ đô-la, có thể thấy, trong cuộc chiến giá dầu lần này, Mỹ đã đứt tay, Saudi Arabia xót ruột nhìn dòng tiền chảy về co lại chỉ bằng phần nửa so với trước. Song, vấn đề đó dường như chưa ảnh hưởng tới quyết định của Saudi Arabia. Trong suốt một tháng rưỡi qua, đại diện Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab (UAE) và Kuwait đều luôn nhấn mạnh OPEC sẽ không giảm sản lượng. Saudi Arabia thậm chí còn cho biết nếu các nước cắt giảm, Saudi Arabia sẽ tăng sản lượng khai thác.

Trong cuộc chiến này, Saudi Arabia là nước cùng chung tác giả với Mỹ gây ra tình trạng này và dường như họ đang tới gần được mục đích của mình, nhưng chính họ cũng đã là người làm kìm hãm sức mạnh dầu khí đá phiến của Mỹ để giữ thị phần. Như vậy Iran, Syria cùng các nước sản xuất dầu lửa trước mắt thiệt hại nhưng sau đó là có lợi vì giá cả đã hạ gục công ty của Mỹ, giờ không ai có thể ngăn chân họ trong cuộc chơi vàng đen này, Nga cũng là như vậy. Giá dầu giảm cũng tiềm ẩn các nguy cơ khác như sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc – đối thủ chính của Mỹ trong tương lai; sự rạn nứt trong nội bộ OPEC; sự chia rẽ trong khối EU về vấn đề Nga sau những đối đầu Đông – Tây… Những cái bắt tay của Venezuale với Trung Quốc, những tiếng kêu gọi của các thành viên OPEC giảm sản lượng và những lời kêu than mệt mỏi, thiệt thòi của một vài ông lớn EU trong cuộc đối đầu Nga – Mỹ… cho thấy, cuộc chiến dầu khí đã lên tới hồi gay cấn và nay họ không chỉ ca thán mà còn giạn tức Mỹ đã làm khổ họ. Tin mới nhất do Mỹ công bố thì giá dầu xuống thấp khiến công ty dầu phiến của Mỹ vừa tuyên bố phá sản. Như vậy công ty Mỹ đã thiệt hại 200 tỷ đô la. Như vậy giá dầu chẳng không chỉ làm cho Nga bị thiệt hại mà Mỹ cũng trên bờ phá sản. ”

Dư luận quốc tế cho rằng Mỹ nay không còn nói lớn được và chưa qua các cơn suy thoái kinh tế vì đang ngấm đòn bắn chân mình như nói ở trên, người ta cho rằng bài diễn văn thông điệp đầu năm của ông OBama chỉ là lời kiếm phiếu cho đảng dân chủ trong cuộc bầu cử sắp tới mà thôi. Người ta biết rằng kinh tế Mỹ phụ thuộc rất lớn hơn cả Nga vào dầu lửa cho nên lệnh cấm vận Nga, giảm giá dầu cho đến hôm nay đã làm cho kinh tế cả Mỹ, Nga và cả thế giới bị chao đảo, mức đà tăng trưởng vị phạt cụt và thậm chí đi xuống. Vì thế, các nước châu Âu bỏ súng nay nhanh chóng đã bắt đầu buôn bán trở lại với Nga bằng cả hai kênh chính thức theo Liên hiệp châu Âu và kênh riêng của từng nước với Nga. Riêng ba nước Phần-lan, Na-uy, Đan-mạch thì tuyên bó thẳng thừng là quan hệ gắn bó với Nga toàn diện và đặc biệt là khai thác dầu ở Bắc cực.

Như vậy lệnh cấm vận chỉ còn Mỹ, Canada, Anh là duy trì và trong đó các quốc gia này không dễ quan hệ thuận lợi trở lại với thị trương Nga vì mất chỗ đứng tại thị trường béo bở này khi các công ty mới của các nước đã nhanh chân vào thế chỗ. Người ta thấy, dù vẫn đang là đồng minh với Mỹ trong cuộc đối đầu với Nga, tuy nhiên, nhiều tín hiệu cho thấy EU đang tìm kiếm cơ hội riêng để nối lại các mối quan hệ Nga và Tổng thống Vladimir Putin nhằm giảm những ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế của cả hai bên.

Các quốc gia châu Âu soi lại các lệnh trừng phạt và bắt đầu quan hệ trở lại với Nga mà không cần tuyên bố vì sợ Mỹ tức giận vì mất mặt.

Theo Bloomberg, Liên minh châu Âu (EU) trong buổi họp đầu năm hôm 20/1 chưa có thay đổi đối với các lệnh trừng phạt lên Nga nhưng bắt đầu tìm kiếm cơ hội để cải thiện các mối quan hệ theo hướng tốt đẹp hơn với điện Kremlin của Tổng thống Vladimir Putin.

Theo tinh thần chung, tổ chức này đang xem xét một mối quan hệ thương mại với Nga và sẽ làm việc với nước này về các vấn đề toàn cầu, bất chấp còn nhiều nghi ngờ rằng hợp tác với Nga để giải quyết các xung đột khu vực sẽ có kết quả ngay lập tức.

Bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của EU cho biết, dựa trên tình hình tại Ukraine, các cuộc đối thoại chính trị và sự hợp tác với Nga về vấn đề Trung Đông, vấn đề chống khủng bố… sẽ nhanh chóng được kích hoạt.

“Khởi động thảo luận chiến lược không có nghĩa là thay đổi các mối quan hệ với Nga. Không có bình thường hóa ngay, không có quan hệ về thương mại như bình thường”, bà Mogherini chia sẻ trên Bloomberg.

Hiện tại, EU đang áp dụng các lệnh trừng phạt lên Nga, bao gồm: đóng băng các dòng tiền và tài sản của khối này vào Nga và cấm cấp visa cho những công dân Nga có liên quan tới vụ việc sáp nhập Crimea. Ba luật trừng phạt liên quan tới Nga sẽ hết hiệu lực trong khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 7 và sẽ được gia hạn thêm một năm nếu được sự đồng thuận của 28 thành viên.

Trong khi chờ quyết định cuối cùng của lãnh đạo các thành viên, bộ trưởng ngoại giao các nước EU đã bắt đầu thảo luận về mối quan hệ lâu dài với Nga. Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz thúc giục một chiến lược “quan hệ dài hạn và bền vững với Nga”. Trong khi đó, ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia-Margallo cho rằng EU phải “phân biệt một cách rất rõ ràng” các lệnh trừng phạt Nga về vấn đề Crimea và các lệnh trừng phạt ở mức độ rộng lớn hơn về kinh tế đối với Nga về những ảnh hưởng của nước này trong cuộc xung đột tại phía Đông Ukraine. Trước đó, một số nguồn tin cho biết, bảy nước châu Âu ủng hộ dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga, bao gồm: Áo, Hungary, Italy, Síp, Slovakia, Pháp và Séc. Còn theo Tiếng nói nước Nga, gần một nửa thành viên EU ủng hộ việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.

Theo WSJ, EU có thể sẽ co lại một cách đáng kể các lệnh trừng phạt Nga và tái đàm phán với Nga về các vấn đề từ du lịch không cần visa cho tới sự hợp tác về kinh tế, hợp tác về cuộc khủng hoảng ở Libya, Syria và Iraq… nếu có những biến chuyển trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Nhiều ý kiến được thể hiện trên văn bản gần đây cũng cho thấy, các thành viên EU tin rằng đây là thời điểm để hướng tới đối thoại chứ không phải là gây áp lực hơn nữa lên Nga. Đại diện châu Âu hôm 20/1 cũng cho biết, Nga có thể tiếp tục nhập khẩu những loại thực phẩm đã bị cấm nhập từ EU nhưng từ chối cho biết loại thực phẩm nào sẽ được tái phê duyệt. Trong khi đó người ta đã thấy bóng dáng các công ty châu Âu đã xuất hiện ngày càng nhiều ở Nga hòng tìm lại chỗ đứng đã mất của mình.

Các đồng minh đã thấy ông thợ săn đã bắt đầu buông súng và làm động tác vuốt ve gấu. Các nước đã nhìn thấy rõ ngay Hoa kỳ đã phá rào khi đã quyết định cho các công ty quốc phòng của mình mua các động cơ tên lửa đẩy của Nga giá trị hợp đồng có thể là 1 tỷ đô-la. Và con gấu Nga đã đồng ý bán.

Bảo vệ lợi ích vẫn là trên hết.

Trong vài tháng gần đây, sự phân hóa trong nội bộ EU về quan hệ với Nga trở nên ngày càng rõ ràng hơn. Sự suy sụp về kinh tế và nguy cơ về một cuộc khủng hoảng kinh tế mới trong khu vực đã khiến không ít các thành viên suy xét lại.

Đầu tiên phải nói tới việc NATO bất ngờ muốn nối lại liên lạc với Nga. Các lãnh đạo của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bất ngờ đưa ra kế hoạch thiết lập lại liên lạc với lãnh đạo quân đội Nga.

Hãng Reuters dẫn lời Tướng Philip Breedlove – chỉ huy quân đội NATO cho biết: “Chúng tôi đã nói rất là nhiều về vấn đề thiết lập lại việc liên lạc như thế nào và thực tế là truyền thông với những lãnh đạo cấp cao bên phía quân đội Nga thực sự quan trọng”.

Tướng Breedlove nói thêm rằng, ông vẫn duy trì liên lạc với Tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng của lực lượng vũ trang Nga sau khi Nga sáp nhập Crưm vào tháng Ba năm ngoái.

“Chúng tôi đang thiết lập lại việc này, chúng tôi đã trao đổi với các lãnh đạo cấp cao về các cách thức… chúng tôi sẽ nối lại liên lạc với ông Valery [Gerasimov]”- Tướng Breedlove nói.

Hồi tháng Tư năm ngoái, Moscow đã triệu hồi đại diện quân đội của Nga tại NATO, sau khi NATO ngừng hợp tác dân sự và quân sự với Nga, do khủng hoảng tại Ukraina. Kể từ sau đó, NATO thúc đẩy hợp tác với Ukraina, đồng thời tăng cường hiện diện tại khu vực Baltic, trong khi Nga cũng liên tục tập trận và thúc đẩy hoạt động quân sự đối ứng với các động thái của NATO trong khu vực.

Đầu tháng 12/2014, Tổng thống Pháp Francois Hollande trở thành lãnh đạo phương Tây đầu tiên đến thăm Nga kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine diễn ra hồi đầu năm. Cho dù chỉ là cuộc ghé qua trên đường về từ chuyến công du Kazakhstan và chặng dừng chân này không nằm trong lịch trình nhưng nó cũng khiến nhiều người hy vọng một sự tan băng trong quan hệ hai bên. Trong tuần đầu năm mới 2015, ông Hollande cũng đã thừa nhận cuộc khủng hoảng ở Nga không phải là điều tốt đẹp cho châu Âu. Vị tổng thống Pháp cho rằng, ông Putin dường như không mong muốn chiếm giữ miền Đông Ukraine mà có lẽ chỉ muốn duy trì sự ảnh hưởng của Nga lên người láng giềng lâu năm và đưa nước này tránh xa khỏi NATO.

Tổng thống Pháp cũng đã ghi nhận những tích cực của Nga để giải quyết vấn đề Ukraine và cho rằng đã đến lúc cộng đồng quốc tế dỡ bỏ những lệnh cấm vận kinh tế với Nga. Những tuyên bố của ông Hollande được đưa ra trong bối cảnh ông cam kết sẽ tái thiết nền kinh tế Pháp vào năm 2015 với nỗ lực đưa tăng trưởng GDP từ mức sát 0 lên 1%. Trước đó, hàng loạt các thành viên EU cũng đã lên tiếng về việc không cần thiết phải tiếp tục trừng phạt Nga. Nhiều quốc gia cho biết họ đã quá mệt mỏi trong cuộc tranh đấu giữa Nga và Mỹ. Ngay cả Đức, Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel hôm 4/1 cũng bày tỏ lo ngại những tác động xấu từ sự ốm yếu của kinh tế Nga sẽ lan sang EU. Ông Sigmar nhấn mạnh rằng trừng phạt kinh tế Nga không phải với mục đích làm Nga suy yếu, sụp đổ mà để góp phần giải quyết các vấn đề của Ukraine.

Trước các lệnh trừng phạt, ga đã rơi vào tình trạng suy kiệt kinh tế, thiếu vốn, thiếu hàng hóa, đồng Rúp tụt giảm, dự trữ sụp mạnh… Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nền kinh tế EU vốn đang ốm yếu lại càng khó khăn hơn bởi chính những lệnh trừng phạt Nga và hành động trả đũa của điện Kremlin.

Trong một động thái mới nhất, ECB dự tính triển khai các biện pháp kích thích kinh tế trị giá 1.300 tỷ đồng để ngăn eurozone rơi vào trạng thái giảm phát. Với Ukraine, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, EU có thể sẽ ngừng hậu thuẫn cho Ukraine bởi những cam kết cải cách không được thúc đẩy nhanh chóng. Nhiều thành viên EU dường như đang bày tỏ quan điểm rõ ràng hơn về cuộc đối đầu Đông – Tây trong bối cảnh EU chịu thiệt nặng nề, còn nhiều quốc gia khác lại hưởng lợi. Vấn đề cốt lõi trong các quan hệ quốc tế xưa nay vẫn là lợi ích. Trong khi đó, Nga vẫn là một thực thế, vẫn là hàng xóm của EU và không thể biến mất hay thay đổi vị trí địa lý được.

Bên kia đại dương phù thủy Trung quốc đang tranh thủ thời cơ Mỹ Nga bận cuộc chiến để hô thần chú, mua tay bắt quyết hút cát, xây kè đổ bê tông tạo các sân bay, các pháo đâì kiên cố ngăn không cho Mỹ quay lại gây ảnh hưởng ở Đông Năm châu Á. Phù thủy chơi trò vừa an ủi động viên người đàn em là yên tâm chúng tôi muốn quan hệ lành giềng tin cậy lẫn nhau và khẩu hiệu 4 tốt mà mười sáu chữ vàng vẫn có hiệu lực thiêng liêng, còn mặt kia phù thủy phớt lờ sự lo lắng và phản đối của Việt nam, phù thủy cứ làm đấy làm gì ta được? Ta sẽ lấy hết những gì ta muốn và cái lưỡi bò sẽ còn phình to hớn nếu ta muốn! Người ta thấy chỉ khi nào Mỹ và Việt nam cùng chống trả phù thủy thì mới hy vọng làm phép bùa của vị này mất hết tác dụng mà thôi. Mỹ dù mạnh đến đâu lực bất tòng tâm sao có thể một lúc hai tay bắn súng vào gấu Nga còn tay kia chém phù thủy? Người ta cũng thấy Việt nam chỉ chạy vòng quanh, than phiền khẳng định chủ quyền trong khi phù thủy thì cứ hô thần chú rồi nuốt đảo biển và lập sân bay và phù phép mạnh hơn lên như coi chẳng thấy có một vị hàng xóm nhỏ bé này trong mắt. Phù thủy nay vừa không bỏ giàn khoan lớn mà còn xây đắp đảo rộng ra thành pháp đài kiên cố để nuốt biển đảo nhiều hơn, thách thức cả Hoa kỳ và tất nhiên cả Việt nam và các quốc gia đông Nam Á.

Người ta nhìn lại bức ảnh tự sướng mà tổng thông Obama đã vẽ ra tại thông điệp liên bang đầu năm thì đa số đã ghi nhận ông OBama không cười hân hoan mà trái lại môi mím chặt, khuôn mặt tái xanh mệt mỏi và chán chường. Phải chăng ông OBama lại một lần nữa thua đau trước một Putin đầy tự tin và quả quyết và giầu kinh nghiệm đã được công chúng Nga yêu quý ông hơn?

Cuộc săn đã đến hồi phải kết thúc chưa chúng ta phải chờ xem vào những ngày tới đây. Nhưng súng vẫn đầy đạn mà trước gấu trắng đang nếm mật trên bàn tay vãm vỡ không ai dám lên nòng để bắn tiếp vì sợ gấu vả những cú trời giáng chăng?

Ngày 22 tháng 1 năm 2015.

© Nguyễn Công Bằng

© Đàn Chim Việt

 

102 Phản hồi cho “Nguyễn Công Bằng: Nghĩ gì về bản thông điệp Liên bang của ông OBama?”

  1. Thế Hanh says:

    Các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ và cả đảng Cộng hòa đã khuyên ông OBâm không nên vì muốn tỏ ra ghen tỵ với uy tín của ông Putin mà đem số tiền lớn hàng tỷ đô la chi vào việc thuê các báo chí quốc tế, các nhân vật ở châu Âu để hạ bệ uy tín Putin mà cuối cùng tiền mất ma uy tín của ông Putin càng lên cao hơn.
    Xin đọc bài báo sau đây:
    Sau khi Mỹ và phương Tây tung đòn định hạ bệ ông Putin bằng đòn trừng phạt kinh tế thì lại là kẻ giúp ông ta củng cố địa vị và tăng uy tín của mình. Bài báo này sẽ chứng minh điều này. Thật đáng thương thay cho OBama uy tín giảm đến mức không ai muốn nhắc đến ông ta. Thật là đứa trẻ con đứng bên cạnh một Putin hùng mạnh.
    Xin các bạn đọc bài báo mới nhất này đăng trên báo Tiệp khác và Đức, Anh:
    Nga càng bị “đánh”, ông Putin càng nổi tiếng
    Cập nhật lúc: 10h42″ | 21/04/2015
    (VnMedia) – Những đòn trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga không những không đạt được mục đích mà còn góp phần làm tăng uy tín và sự nổi tiếng cho Tổng thống Vladimir Putin, Nhà lãnh đạo Czech Milos Zeman hôm qua (20/4) đã nhận định như vậy.
    Ảnh minh họa Tổng thống Putin
    “Các đòn trừng phạt đó thực tế chẳng có tác dụng”, ông Zeman thừa nhận tại một diễn đàn kinh tế ở Prague.
    Những biện pháp trừng phạt đang làm củng cố thêm huyền thoại về một pháo đài bị bao vây – Nga. Điều đó giúp làm gia tăng uy tín cho Tổng thống Vladimir Putin trong lòng những người dân Nga”, ông Zeman đã nói như vậy.
    Theo Nhà lãnh đạo Czech, người Nga xem các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào nước họ là một nỗ lực nhằm phân biệt đối xử với Nga.

    Trong cuộc hỏi-đáp hàng năm với người dân Nga vừa diễn ra hồi tuần trước, Tổng thống Putin đã tuyên bố đầy thách thức rằng, chính sách trừng phạt nhằm vào Nga là “vô cảm và chẳng có tác dụng gì”.
    Kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng lên, Tổng thống Putin nhanh chóng trở thành mục tiêu đổ lỗi, chỉ trích và lên của phương Tây. Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) cho rằng, chính Nga đã kích động, gây ra cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng và cuộc xung đột đẫm máu ở miền đông Ukraine. Phương Tây đã dùng đủ mọi cách để thuyết phục, dọa nạt ông Putin nhằm bắt ông phải thay đổi lập trường đối với cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine . Tuy nhiên, bất chấp áp lực dồn vây tứ phía, ông chủ điện Kremlin vẫn kiên quyết giữ vững lập trường của mình.
    Một trong những đòn được xem là lợi hại nhất của phương Tây là việc tung ra các đòn trừng phạt gây đau đớn cho nền kinh tế của Nga. Phương Tây tin rằng, việc nhằm vào nền kinh tế của Nga, gây tổn hại cho nền kinh tế Nga từ đó gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến từng người dân Nga sẽ có thể giúp họ hạ gục chính quyền của Tổng thống Putin. Theo lẽ thông thường, phương Tây có lý khi tin rằng, khi nền kinh tế gặp khó khăn, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng tì hhọ đương nhiên phải quay sang gây sức ép với chính quyền và Nhà lãnh đạo của họ. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra với ông Putin.
    Trong suốt thời gian qua, khi phương Tây liên tiếp áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga thì cũng là thời điểm người ta chứng kiến tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Putin liên tục cán các mốc kỷ lục.
    Người dân Nga không đổ lỗi cho Tổng thống Putin về sự chao đảo của nền kinh tế và về cuộc sống khó khăn hơn của họ. Thay vào đó, người dân Nga hướng sự chỉ trích đến phương Tây. Họ tin rằng, Mỹ và các đồng minh đang tìm cách o ép, bao vây nước họ. Trong bối cảnh như vậy, tinh thần dân tộc của người dân Nga sẽ được đẩy lên cao. Họ có xu hướng đoàn kết lại để bảo vệ đất nước và bảo vệ Tổng thống Putin.
    Đúng như thừa nhận của Nhà lãnh đạo Czech, các biện pháp trừng phạt của phương Tây không những chẳng gây hại được ông Putin mà lại làm lợi cho ông này.
    Uy tín và sự nổi tiếng của Tổng thống Putin tiếp tục lên cao
    Một trong dấu hiệu thể hiện rõ nhất về sự nổi tiếng ngày một gia tăng của Tổng thống Putin là việc ông vừa được độc giả của tạp chí danh tiếng Time của Mỹ bình chọn là người có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Phát ngôn viên của ông chủ điện Kremlin cho rằng, sự lựa chọn trên là bằng chứng về sự nổi tiếng và uy tín khắp toàn cầu của ông Putin.
    Tổng thống Putin, 62 tuổi, đã đứng đầu danh sách được bầu chọn với 6,95% số phiếu, đánh bật ngôi sao nhạc pop Hàn Quốc Lee Chae-rin còn được biết đến là CL xuống vị trí số 2, tạp chí TIME hôm qua đưa tin.
    Nữ ca sĩ Rihanna, Lady Gaga và Taylor Swift đứng trong top 5 trong khi Đạt Lai Lạt Ma, Giáo hoàng Francis và nhà hoạt động nhân quyền Malala Yousafzai đứng trong top 10.

    Cuộc thăm dò dư luận trên mạng đã hỏi độc giả từ hồi cuối tháng 3 về việc họ nghĩ ai là nhân vật “đã làm thay đổi thế giới trong năm qua, cả theo chiều hướng tốt hơn hay xấu đi”. Cuộc thăm dò kết thúc vào ngày 10/4 sau khi thu thập các lá phiếu từ Twitter, Facebook và website của tờ TIME.
    Tạp chí TIME không công bố có bao nhiêu người tham gia cuộc thăm dò dư luận. Tuy nhiên, có hơn một nửa lá phiếu đến từ các độc giả ở Mỹ, Canada và Anh. Theo TIME, cuộc thăm dò họ vừa tiến hành là để giúp độc giả có tiếng nói trước khi ban biên tập tạp chí công bố danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới vào cuối tuần này.
    Phát ngôn viên của Tổng thống Putin – ông Dmitry Peskov cho biết, ông không ngạc nhiên về kết quả bầu chọn của độc giả trên tờ TIME. “Việc Tổng thống Putin là một trong những chính khách nổi tiếng nhất, uy tín nhất và được tôn trọng nhất thế giới là một sự thực rõ ràng. Nhiều ấn phẩm đã ghi nhân vị trí dẫn đầu của ông ấy”, ông Peskov cho hay.
    Nga trở thành trung tâm thu hút sự chú ý trên chính trường thế giới trong năm qua sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea và cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Nhiều người đổ lỗi cho Tổng thống Putin về cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng cũng như việc mối quan hệ giữa Nga và phương Tây lao dốc không phanh, xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Bất chấp điều đó, tỉ lệ ủng hộ ông Putin ở nước Nga vẫn rất cao.
    Theo kết quả cuộc thăm dò của Trung tâm Levada hồi tháng 2, tỉ lệ ủng hộ ông Putin đạt mức 86% bất chấp thực trạng Nga đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế vì các biện pháp trừng phạt của phương Tây và vì giá dầu sụt giảm.

  2. Mỹ nhục nhã khi bị Iran làm nhục.
    Máy bay Iran “cà khịa” trực thăng Mỹ [01.04.2015 16:19]
    Xem hình
    Ảnh minh hoạ
    Một máy bay trinh sát của quân đội Iran đã tiến sát một trực thăng có vũ trang của hải quân Mỹ trong vòng 45m trên Vịnh Ba Tư, CNN cho hay.Vụ việc trên làm dấy lên lo ngại rằng, các chỉ huy hàng đầu của Iran có thể không kiểm soát được các lực lượng địa phương.
    Sự kiện trên xảy ra trong tháng 3, song không được công bố rộng rãi, khiến giới chức quân sự Mỹ lo lắng vì cách hành xử thiếu an toàn này có thể gây ra sự việc nghiêm trọng hơn.
    Ngoài ra, vụ việc cũng khiến các chỉ huy Mỹ bất ngờ, vì vài tháng gần đây lực lượng Iran đã tiến hành các cuộc diễn tập và chiến dịch trong vùng một cách rất chuyên nghiệp, một quan chức quân sự Mỹ nói với CNN.
    “Chúng tôi cho rằng, sự việc trên xuất phát từ một mệnh lệnh cấp địa phương”, quan chức này nói.
    Vụ máy bay Iran áp sát trực thăng Mỹ xảy ra trong bối cảnh Mỹ và các cường quốc khác trên thế giới gặp gỡ đại diện của Iran tại Thụy Sĩ, để bàn bạc về một thỏa thuận giới hạn chương trình hạt nhân của Tehran.
    Quan chức Mỹ cho hay, chiếc trực thăng MH-60R được vũ trang của hải quân Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Carl Vinson để đi tuần tra theo thông lệ trong không phận quốc tế thì bị một máy bay trinh sát không người lái của Iran là Y-12 tiến sát.
    Máy bay của Iran bay qua trực thăng Mỹ hai lần, tiến gần trực thăng Mỹ trong vòng 45m trước khi bỏ đi.
    Theo quan chức trên, trực thăng Mỹ bỏ qua một cách thận trọng và bay đi theo một cách có thể đoán biết trước, để phía Iran không có lý do để hiểu sai ý định của trực thăng Mỹ.
    Trong thời điểm chạm trán, trực thăng của hải quân Mỹ vẫn liên lạc với tàu song giữa trực thăng và máy bay của Iran không liên lạc và không phát đạn nào được bắn ra.
    Hải quân Mỹ đã chụp ảnh sự kiện trên song không công bố.
    Loại máy bay trinh sát của Iran trong vụ chạm trán vừa qua thường hoạt động ở vùng Vịnh vài lần một tháng.
    Tuy nhiên, sau sự việc gần đây, tình báo hải quân Mỹ không thấy nó xuất hiện lại trong hai tuần liền. Điều này dẫn tới kết luận rằng, vụ việc có thể do một chỉ huy địa phương ra lệnh và người này sau đó đã bị cấp cao hơn khiển trách.

  3. Tổng thống Obama gây nguy hại cho nước Mỹ hơn tổng thống Nga Putin.
    6:54 PM, 30/03/2015 FACEBOOK VIẾT BÌNH LUẬN BẢN IN
    Khảo sát của Reuters cho thấy, những người được hỏi đánh giá mối đe dọa cận kề mà tổng thống Obama tạo ra cho nước Mỹ lớn hơn tổng thống Nga Putin.
    1/3 thành viên đảng Cộng hòa cho rằng Tổng thống Barack Obama đặt ra mối đe dọa cận kề với nước Mỹ hơn là người đồng cấp của Nga hay Syria.
    Theo một cuộc thăm dò trực tuyến của Reuters trong tháng này, 2.809 người Mỹ đã tham gia đánh giá mức độ đe dọa với nước Mỹ của các quốc gia, các tổ chức và cá nhân theo thang điểm từ 1 đến 5. Trong đó 1 là không có mối đe dọa nào và 5 nghĩa là mối đe dọa sắp xảy ra.
    Kết quả cuộc thăm dò cho thấy, 34% thành viên đảng Cộng hòa cho rằng tổng thống Obama đang đặt mối đe dọa cận kề với nước Mỹ hơn cả tổng thống Nga V.Putin là 25% và tổng thống Syria Assad là 23%.
    Các chính phủ phương Tây cáo buộc ông Putin có liên quan trong việc gây nên cuộc xung đột ở Ukraina và cáo buộc ông Assad sử dụng khí clo và bom thùng nhằm vào chính các công dân của mình.
    “Với mức độ phân cực trong nền chính trị Mỹ, đây là kết quả không mấy ngạc nhiên”, nhà xã hội học đồng thời là tác giả cuốn sách “The Culture of Fear: Why Americans are afraid of the wrong things” (tạm dịch: Văn hóa của nỗi sợ hãi: Tại sao người Mỹ sợ những điều sai trái”), Barry Glassner cho biết.
    Cuộc khảo sát Ipsos được tiến hành trong khoảng thời gian từ 16.3 đến 24.3, có sự tham gia của 1083 thành viên đảng Dân chủ và 1059 thành viên đảng Cộng hòa.
    Cũng theo kết quả khảo sát, 27% thành viên đảng Cộng hòa cho rằng đảng Dân chủ là mối đe dọa cận kề với nước Mỹ. Trong khi đó, 22% thành viên đảng Dân chủ nhận định đảng Cộng hòa mới là mối nguy hại với đất nước.
    Những người tham gia cuộc thăm dò bày tỏ quan ngại nhiều nhất về mối đe dọa từ nguy cơ các vụ tấn công khủng bố. Trong đó 58% người được hỏi lo ngại về hiểm họa từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và tỷ lệ lo ngại với tổ chức al-Qaida là 43%.
    Bên cạnh đó, 34% cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là mối đe dọa với nước Mỹ, và nguy cơ từ nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei là 27%.
    Nguy cơ các cuộc tấn công mạng được 39% số người thăm dò lựa chọn và mối nguy hại từ nạn buôn bán ma túy khiến 1/3 cố người được hỏi quan ngại.
    Đảng Dân chủ bày tỏ lo ngại nhiều hơn về tình hình biến đổi khí hâu, với 33% thành viên cho rằng, mức độ nóng lên toàn cầu là mối đe dọa sắp xảy ra. Trong khi đó 27% thành viên đảng Cộng hòa cho rằng biến đổi khí hậu hoàn toàn không phải mối đe dọa tiềm tàng với nước Mỹ.
    Qua đây thấy nước Mỹ đang mất đi niềm tin và sự thông nhất và hố ngăn cách của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ cùng sự bất mãn của người dân về mọi vấn đề trong đó có tệ phân biệt chủng tộc sẽ là nguyên nhân gây ra tan vỡ của hiệp chủng quốc này vào một ngày không xa, Đó là nhận ddihj của nhiều người Mỹ.
    Bản thông điệp liên bang của ông Obama đã thiếu trang này.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Nghe em cò mồi dư luận viên này liên tục thay tên đổi…nick, hát láo lia lịa mà…chán mớ đời…

      Không hiểu có em VN không cs nào nghe theo không?

      Mỗi năm Cộng láo chi tiền cho cái nghề dư luận viên cò mồi khá đậm, thành ra cũng có người VN vì tiền mà tâm hồn thành…láo…

      Thiệt là…tội cho đời…

  4. Những đòn trừng phạt kinh tế Nga sẽ không còn dấu ấn nữa khi Nga tham gia vào ngân hàng mới do Trung quốc khởi xướng.
    Phó Thủ tướng Nga Igor Shuvalov đã tuyên bố Nga sẽ tham gia Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn đầu. Hiện ngân hàng này đã có 30 nước thành viên sáng lập, và dự kiến con số này còn gia tăng trước khi hết hạn đăng ký vào 31/3.
    Phó Thủ tướng Nga Igor Shuvalov. (Ảnh:
    Phó Thủ tướng Nga Igor Shuvalov. (Ảnh: Russia Insider)
    Hãng thông tấn AFP ngày 28/3 đã dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Igor Shuvalov cho biết “Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định Nga sẽ tham gia vào Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng. Tuyên bố trên được ông Shuvalov đưa ra tại diễn đàn châu Á Bác Ngao 2015 tại Hải Nam, Trung Quốc.
    Phó thủ tướng Shuvalov cũng hoan nghênh sáng kiến vành đai kinh tế “con đường tơ lụa” của Bắc Kinh và cho biết Nga sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc “để tạo ra thêm nhiều cơ hội kinh tế” cho cả hai nước.
    Theo AFP, những năm gần đây Mátxcơva đang xây dựng mối quan hệ gần gũi với Bắc Kinh, và xu hướng này đã được đấy mạnh sau khi quan hệ Nga-phương Tây đóng băng sau khủng hoảng Ukraine.
    Ngân hàng AIIB, được Bắc Kinh khởi xướng vào tháng 12/2015, bị Washington xem là đối trọng của Ngân hàng thế giới (WB) do Mỹ dẫn đầu. Lo ngại này của Washington dường như đang trở thành sự thật khi các đồng minh của Mỹ lần lượt tuyên bố sẽ tham gia ngân hàng được Bắc Kinh đề xuất này.
    Hiện Đức, Pháp, Italia, và Hàn Quốc đã tuyên bố gia nhập AIIB, còn Anh đã được chính thức chấp thuận trở thành thành viên sáng lập của AIIB.
    Nếu quốc gia nào tham gia trong ngân hàng này thì Mỹ coi như bất lực về đòn trừng phạt kinh tế, ví dụ như Bắc Triều tiên, Cu ba. Giờ mỹ sẽ phải cô đơn một mình một chợ và đàn em sẽ bỏ rơi ông anh bất hảo này.

  5. Trần Thu says:

    Ukraine có nguy cơ không được nhận thêm cứu trợ nếu không trả nợ 3 tỷ cho Nga. Mỹ buồn từ từ.
    Thứ bảy, 28/03/2015, 02:23 (GMT+7)
    Ngày 26-3, người phát ngôn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) William Murray cảnh báo nếu Ukraine không trả khoản nợ 3 tỷ USD cho Nga trong năm nay, IMF có thể phải ngừng chương trình cứu trợ dành cho Kiev.
    Ông Murray cho biết, IMF có chính sách không cho vay đối với những quốc gia không có khả năng thanh toán một khoản nợ trong khu vực nhà nước. Khoản tiền 3 tỷ USD mà Mátxcơva cho chính quyền Kiev trước đây vay trong năm 2010 là thuộc một quỹ phúc lợi nhà nước của Nga, do vậy nó được coi là nợ nhà nước.
    Cùng lúc này, phương Tây đang cân nhắc trì hoãn cung cấp cho Ukraine hàng tỷ USD do lo ngại những khoản tiền hỗ trợ này có thể bị tham nhũng. Nghị viện châu Âu (EP) ngày 25-3 đã thông qua cam kết của Liên minh châu Âu (EU) cho Ukraine vay 1,8 tỷ EUR nhằm giúp quốc gia này bù đắp thâm hụt cán cân thanh toán ngắn hạn. Để được hưởng khoản vay này, Kiev phải cam kết thực hiện thỏa thuận giữa hai bên về chương trình cải cách do EU đặt ra nhằm chấn chỉnh những yếu kém cơ bản gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách hiện nay ở Ukraine.
    Bình luận: Chắc chắn chính phủ Ucraina lại sang Mỹ xin tiền mới đánh tiếp được nếu không họ sẽ giơ cờ tráng, họ thua tức là Mỹ thua.
    - See more at: http://www.sggp.org.vn/thegioi/2015/3/379173/#sthash.oMC1RmUO.dpuf

  6. Một ký giả Mỹ thừa nhận, trò trừng phạt, dọa nạt của Mỹ đã không làm gì được Nga, lại bị cả thế giới mất lòng tin và ác cảm.
    Học giả Mỹ: Cả thế giới ác cảm với Washington
    Nhà chính luận Patrick Buchanan viết trên The American Conservative rằng, dư luận thế giới coi Mỹ như một đất nước “không ngừng kiếm cớ bắt bẻ, moi móc các quốc gia không đáp ứng tiêu chuẩn dân chủ Hoa Kỳ, tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ các dân tộc không hề đe dọa Mỹ”.
    Theo ông, một trong những lý do mà Washington bị ghét bỏ là do Hoa Kỳ đang sử dụng chiến thuật từ thời Chiến tranh Lạnh để chống lại các nền dân dân chủ không theo đường lối của mình, đầu tư vào các “tiến trình bầu cử tự do” hòng loại bỏ thủ lĩnh các nước không “nghe lời” chính quyền Obama.
    Ví dụ, Thượng viện Mỹ sẽ phải làm rõ thông tin liệu có phải Bộ Ngoại giao Mỹ đã chi 350.000 USD cho tổ chức phi chính phủ OneVoice nhằm làm ông Benjamin Netanyahu – lãnh đạo một quốc gia đồng minh chủ chốt của Mỹ nhưng gần đây đã có những động thái phản ứng quyết liệt với Washington – thất bại trong cuộc bầu cử ở Israel?
    Học giả kiêm ký giả Patrick Buchanan khuyên giới ngoại giao Mỹ đừng nên huênh hoang với các cuộc “cách mạng màu” mà họ đã góp phần dựng lên ở Belgrade, Tbilisi và Kiev. Những động thái can thiệp như vậy thường dẫn đến sự rủi ro không cần thiết và gây nên sự bất bình ở các nước.
    Ông lấy ví dụ chẳng hạn như ở Ai Cập, Tổng thống nước này đã ra lệnh trục xuất nhân viên các tổ chức phi chính phủ Mỹ, Bắc Kinh cũng khẳng định 100% là chính các tổ chức phi chính phủ và các quỹ đầu tư mờ ám của Hoa Kỳ đã đứng sau hoạt động biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông.
    Ai ở Washington là người quyết định những chế độ cần thiết phải lật đổ? Cuộc khủng hoảng Ukraine làm cho câu hỏi này càng trở nên thiết thực.
    Việc kêu gọi viện trợ tài chính và vũ khí co Ucraina thì sao? Tiền như vứt vào cái thùng không đáy của bọ máy tham nhũng Kiev trong khi người dân Mỹ và châu Âu phải thắt lưng buộc bụng và ghè lưng đóng thuế. Còn cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev thì Nga sẽ có cớ đưa vũ khí hiện đại cho hai vùng ly khai tấn công Kiev và rất có thể họ sẽ tiến về thủ đô quốc gia này, quân đội nhà nước này sẽ bỏ chạy như đã thấy vừa qua và họ sẽ lập chính phủ mới thân Nga hoàn toàn. Mỹ lúc đó sẽ mất hết uy tín trước các đồng minh của mình.

    Ông Buchanan cho rằng, Tổng thống Nga Putin không hề hành động gì ở Ukraine cho tới khi chính phủ của ông Yanukovych được bầu một cách dân chủ, trung lập với Moscow bị lật đổ trong cuộc đảo chính, sự kiện được Điện Kremlin khẳng định có bàn tay hữu hình từ Mỹ (sau đó đã được Tổng thống Obama thừa nhận).
    Không chỉ riêng Nghị sĩ John McCain đã châm ngòi nổ cho đám đông trên Maidan lật đổ chế độ mà cùng góp sức còn có nữ Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland. Bản thân bà này cũng công nhận Hoa Kỳ đã chi tới năm tỷ USD để định hướng Ukraine về phía phương Tây, kể từ năm 1991.

    • củ chuối (từ... vườn) says:

      Lại thêm thông tin củ chuối của Hương Giang từ Ucraina

      Buchanan là một trong nhiều tay viết diễn văn cho Richard Nixon trước đây. Là người cực hữu, kỳ thị da đen và Mễ, có lần làm ứng viên tổng thống trong đảng Cộng Hòa nhưng không được phiếu đề cử (delegate) nào. Buchanan có giọng nói khàn khàn khó chơi lắm, nhưng viết văn rất bay bướm mạch lạc dù tư tưởng rất bảo thủ. (Nếu muốn đọc thêm về Buchanan xin vào http://www.buchanan.org).

      Buchanan chủ trương rằng kẻ thù của Mỹ là Tàu và ISIS, cho nên Mỹ nên tạm hòa hõan với Nga để đánh hai kẻ thù trên vì Putin không đáng lo. Khi còn trẻ Buchanan từng tháp tùng Nixon qua gặp Brezhnev nên tự cho rằng mình là tiếng nói có thẩm quyền về Nga. Buchanan ghét cay đắng lão Obama và bất cứ Obama làm gì thì Buchanan… chửi. Chuyện về Nga cũng thế. Đừng tưởng bở Buchanan binh vực Putin. Ngày xưa Saddam Hussein cũng tưởng bở tương tự. Thấy Clinton thắng Bush, Hussein tưởng bở kẻ thù của Bush thì chắc nó… thương mình nên tụ họp đệ tử reo hò rút súng bắn tùm lum ăn mừng chiến thắng của Clinton. Ai dè chỉ vài tuần sau Clinton cho Iraq ăn trên chục trái hỏa tiễn cruise missiles vì dám… vọng động.

      Chả lẽ Buchanan lại là cái phao cho Putin và đám đệ tử ngu dại ở Hà Lội?

  7. Phương Tây tạm ngừng cấp hàng tỉ USD hỗ trợ tài chính cho Ukraine vì lo ngại các khoản tiền này rơi vào chiếc “túi không đáy” do tham nhũng.
    Hiện Ukraine đang chuẩn bị cho một hội nghị các nhà tài trợ ở Ukraine, dự kiến diễn ra ngày 28-4. Tuy nhiên, quan chức Liên hiệp châu Âu (EU) chính phủ các nước phương Tây hàng đầu và các định chế tài chính lớn nói rằng muốn gặp nhau ở Kiev vào cuối năm 2015 để chính quyền Kiev có thêm thời gian đưa ra kế hoạch phân bổ tài chính cụ thể và hiệu quả hơn.
    Tình hình tại điểm dân cư Shirokino gần thành phố Mariupol thuộc tỉnh Donetsk được cho là thảm họa. Ảnh: THE MOSCOW TIMES
    Một nguồn tin chính phủ Ukraine cho biết cơ quan chức năng vẫn đang chuẩn bị cho một cuộc họp vào tháng 4. “Thế nhưng, chúng tôi cũng biết một số người trong EU muốn trì hoãn đến cuối năm nay” – nguồn tin nói. Theo một quan chức EU, các nền kinh tế lớn như Đức và Mỹ muốn cam kết cung cấp các khoản cho vay dài hạn hàng tỉ USD song họ muốn biết tiền của họ sẽ được sử dụng như thế nào.
    Về tình hình ở Ukraine, ngày 26-3, Cấp phó phụ trách Phái bộ giám sát đặc biệt (SMM) của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), ông Alexander Hug, gọi tình hình tại điểm dân cư Shirokino gần thành phố Mariupol thuộc tỉnh Donetsk là thảm họa, sau khi ngôi làng này liên tục bị quân đội Ukraine bắn phá. “Nhóm của chúng tôi không thấy một tòa nhà nào không bị trúng đạn” – ông Alexander Hug nói.
    Nhiều nhà kinh tế châu Âu đã tuyên bố thẳng thừng là tiền đưa vào Ucraina phải khẳng định là vứt vào thùng không đấy và không bao giờ đòi lại được. Nếu xác định được như vậy thì hãy đưa cho họ đi, còn dân nước bạn thì lại phải tằn tiện thắt lưng buộc bụng đấy.

  8. Thạch Đạt Lang says:

    Thư ngỏ gửi hai ông Nguyễn Công Bằng ( Nguyễn Bạch Đằng ), Nguyễn Hoàng Hà!

    Thưa hai ông!
    Trước nhất xin tự giới thiệu, tôi là một độc giả thường xuyên trên Danchimviet.infos.com, thỉnh thoảng cũng có viết bài gửi đăng trên tờ báo online này với bút hiệu Thạch Đạt Lang, những bài tôi viết có bài được đăng, có bài không.
    Những bài không được đăng chắc do tôi viết dở, dở từ nội dung, ý nghèo đến lời văn luộm thuộm, lủng củng…,các bài được đăng cũng chưa chắc đã hay nhưng có lẽ phù hợp với chủ trương của ban biên tập nên may mắn được…ra mắt độc giả.
    Dù được „lên mạng“ ( Chữ của chị Mạc Việt Hồng khi trả lời email của tôi về bài viết ) hay không thì khi viết về những sự kiện quan trọng xẩy ra trong xã hội, những lời phát biểu, tuyên bố của những nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các nước…, dù là độc tài hay dân chủ, tôi luôn luôn tôn trọng nguyên tắc phải trích dẫn nguồn hoặc tài liệu tham khảo.
    Để làm gì? Để cho độc giả dễ kiểm chứng những điều mình viết.
    Những điều được viết trong bài của tôi đó có thể đúng, có thể sai, chưa chắc đáng tin… nhưng không ai có thể trách tôi là viết tầm bậy, tào lao, viết láo lếu, tưởng tượng những chuyện không có rồi…thủ dâm chính trị, tự sướng với những điều huyển hoặc…Độc giả chỉ có thể kết luận những nguồn, tài liệu tham khảo trích dẫn không đúng.
    Điều đó các ông có thể kiểm chứng khi tìm đọc lại tất cả những bài viết của tôi được đăng trên diễn đàn này.

    Trở lại mục đích chính của lá thư này.

    Những ngày vừa qua, tôi thấy trên danchimvietinfos.com xuất hiện liên tục những bài bỉnh luận của ông Nguyễn Công Bằng nói về tình hình Ucrania, về bán đảo Crimea…
    Căn cứ vào những gì ông viết với cách hành văn rõ ràng, mạch lạc, tôi tin ông Nguyễn Công Bằng, Nguyễn Hoàng Hà là ký giả hoặc phóng viên hay biên tập viên có học, có trình độ chuyên môn, được đào tạo theo hệ „ chính quy „ tức là tốt nghiệp trường đại học về báo chí, viết có ăn lương, lương của ai thì không biết, chứ không là một kẻ viết tài tử, amateur như tôi, chỉ tốn cơm nhà, quà vợ.

    Tuy nhiên. xin các ông chớ vội mừng quá sớm vì lời khen của tôi. Văn các ông mạch lạc, rõ ràng nhưng không trong sáng. Không trong sáng vì những lý do tôi sẽ trình bày sau đây:
    Lý do thứ nhất là các ông thiếu hẳn phẩm chất của một ký giả, một biên tập viên. Phẩm chất đó ngay cả một người viết tài tử như tôi cũng phải tôn trọng, đó là nguyên tắc khi tổng hợp, biên tập một bài viết thì phải trích dẫn nguồn, tài liệu… để chứng minh sự việc mình viết ra là có. Nếu không bài viết sẽ trở thành vô giá trị.
    Đọc tất cả các bài viết của hai ông, tôi không hề thấy trưng dẫn môt tài liệu, một nguồn tin nào để qua đó độc giả có thể kiểm chứng những điều các ông viết.
    Thí dụ trong bài Nghĩ Gi Về Bản Thông Điệp Liên Bang Của Ông Obama, ông Nguyễn Công Bắng viết như sau:
    „Các đồng minh đã thấy ông thợ săn đã bắt đầu buông súng và làm động tác vuốt ve gấu. Các nước đã nhìn thấy rõ ngay Hoa kỳ đã phá rào khi đã quyết định cho các công ty quốc phòng của mình mua các động cơ tên lửa đẩy của Nga giá trị hợp đồng có thể là 1 tỷ đô-la. Và con gấu Nga đã đồng ý bán. „
    Ông không cho biết ông lấy tin từ đâu, báo nào, tin tức trên truyền hình, truyền thanh ngày tháng nào, giờ nào…Ai có thể kiểm chứng được những điều ông viết là có hay do ông tưởng tượng ra?
    Khi viết bình luận, nếu người viết chủ quan, nhận định sự việc theo cảm tính của mình, bài viết sẽ mất đi tính cách trung thực, độc giả dễ dàng bị thiên kiến người viết chi phối nếu tin theo bài viết. Tiếc thay, điều này khó xẩy ra vì ngày nay với internet, người ta dễ dàng kiểm chứng tin tức.

    Lý do thứ hai là cách dùng chữ, hành văn của các ông cho thấy sự hận thù, căm ghét đối với nước Mỹ và Châu Âu. Vì lý do nào các ông căm thù thì tôi không biết, đó cũng là chuyện riêng của các ông, các ông có quyền, tôi không bàn tới.
    Tôi chỉ muốn nói đến chuyện hai ông nịnh bợ, xun xoe nâng bi Putin và nước Nga môt cách quá lố, vô liêm sỉ, không biết xấu hổ. Nước Nga, Putin đã làm gì có ích lợi cho dân tộc, đất nước Việt Nam hay chỉ tuồn vũ khí, quân trang, quân dụng, thiết bị chiến tranh…để bành trướng chủ nghĩa cộng sản đem đến thảm họa cho dân tộc ngày hôm nay?
    Chủ nghĩa cộng sản đã hoàn toàn sụp đổ, các nước theo cộng sản giờ chỉ còn lại Bắc Hàn, Cuba. Cuba đang trên đường cải cách thể chế để bang giao lại với Mỹ hầu đưa đất nước ra khỏi vũng lầy nghèo đói. Còn Bắc Hàn thì đang thà chết chứ… không chịu hi sinh chủ nghĩa CS.
    Trung cộng, Việt Nam cũng không còn theo chế độ CS mà đã biến thể thành một nhà nước độc tài Mafia, trong khi Nga chuyển sang chế độ độc tài phát xít.
    Tôi không biết các ông hiện sống ở đâu, nhưng dù sống ở đâu đi nữa, nếu còn là người Việt Nam, còn quan tâm đến những vấn nạn của đất nước, chắc các ông phải thấy rằng nguyên nhân của sự tụt hậu toàn diện Việt Nam ngày hôm nay là do chế độ cộng sản độc tài gây ra.
    Thay vì viết những bài về tình hình, những diễn biến thời cuộc liên quan đến vận mệnh dân tộc, đất nước đang có nguy cơ bị Hán hóa ( nếu ông ở trong nước ) hoặc những vấn đề liên quan đến cộng đồng nơi mình sinh sống ( nếu ông sống ở hải ngoại ) thì các ông lại đi viết bình luận để đề cao một tên cựu trung tá KGB tham quyền cố vị, tìm đủ mọi cách từ gian lận bầu cử đến thay đổi hiến pháp để bám chặt vào quyền lực.
    Việc nịnh bợ, nâng bi một chế độ độc tài như nước Nga, một tên phát xít như Putin sẽ mang lại lợi lộc gì cho cá nhân các ông, cho đất nước, dân tộc Việt Nam? Hay ông cũng như ông Nguyễn Hoàng Hà , các dư luận viên thay tên đổi họ xoành xoạch ( như ông Hồ Chí Minh ) hi vọng rằng qua những bài viết của ông và những lời bình của Nguyễn Thị Trang Nhung, Hai Lúa, Thanh Thiên, Thái Hà, Việt Kiều ở Mỹ, Người Nhìn Từ Xa…Nga và Putin sẽ quay trở lại giúp cho chế độ CSVN tiếp tục đứng vững?
    Nếu đúng thế thì ông, ông Nguyễn Hoàng Hà , các dư luận viên quả thật ngây thơ, hi vọng hão huyền. Sữ sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới, bắt đầu từ trong cái nôi của nó là Moscow, lan qua các nước Đông Âu, Đức không làm cho các ông sáng mắt ra ư? Bản thân Putin còn đang vừa đéo vừa run thì giúp ai được nữa?

    So sánh những bài viết của ông và của Nguyễn Hoàng Hà trước đây, ý kiến các DLV nói trên, tôi tin 2 người là một và cũng là các DLV đổi tên liên tục. Nhưng là một, hai hay nhiều người cũng không quan trọng, quan trọng là những gì ông và Nguyễn Hoàng Hà, cùng đám Dư luận viên viết ra. Ý và lời văn giống hệt như nhau, y như báo Nhân Dân trong nước vậy.
    Tôi không biết ông, ông Nguyễn Hoàng Hà, các Dư luận viên có coi phim The Manchurian Candidate với Denzel Washington. Liev Schreiber chưa? Nếu chưa thì nên tìm coi, còn rồi thì tôi có thể nói ông, Nguyễn Hoàng Hà, các dư luận viên Nguyễn Thị Trang Nhung, Hai Lúa, Thanh Thiên, Thái Hà, Việt Kiều Ở Mỹ…giống hệt như các nhân vật Bennett Marco (Denzel Washington), Raymond Shaw (Liev Schreiber), Jeffrey Wright (Al Mevin) trong phim, được gắn một cái chip vào trong óc và cứ thế làm theo lệnh như Robot khi được sai khiến, lập lại như những con vẹt những lời nói đã được học thuộc lòng.
    Cuối cùng hai nhân vật chính Ben Marco, Raymond Shaw cũng được giải thoát khi Ben Marco tình cờ phát giác ra mình bị gắn chíp vào trong người. Ben Marco báo cho Raymond Shaw biết và tìm cách lấy ra con chip gắn trong người Raymond. Sau khi gặp nhau trong ngày bầu cử tổng thống mà Raymond Shaw sẽ là phó tổng thống khi đắc cử, hai người quyết định, Ben Marco sẽ bắn chết Raymond, sau đó Ben sẽ tự tử để chấm dứt sự lệ thuộc của họ vào những kẻ chủ mưu.
    Qua những gì ông viết trong bài này và những bài trước, tôi có thể khẳng định ông, ông Nguyễn Hoàng Hà và các dư luận viên cũng đã được chế độ CSVN gắn chíp vào người.
    Đây là loại chip vô hình, không mùi vị, không màu sắc, không cần các sensor, mạch điện, được hình thành qua những năm tháng tuyên truyền, nhồi sọ vào đầu óc các ông từ khi các ông còn nhỏ bé, ngây thơ.
    Những bài hát kích động thù hắn, bắn giết, những chương trình giáo dục sắt máu, dùng xác người, xe tăng, đại pháo, máy bay…cho những bài học về toán lúc còn ấu thơ khiến các ông cũng như những người cộng sản khác trở nên vô cảm, vô cảm không những với kẻ thù mà còn vô cảm cả với bạn bè, đồng chí, gia đình, dân tộc…nói chung là với nhân loại.
    Sự vô cảm này khiến các ông luôn cổ võ, hoan hô những hành động bạo lực của những kẻ bất tài, tham quyền, cố vị có đầu óc bệnh hoạn như Putin, thích gây chiến tranh, chết chóc để che dấu yếu kém của mình.
    Ông và Nguyễn Hoàng Hà cùng các dư luận viên nếu đầu óc còn „động não“ được chút nào thì cứ nghĩ lại xem, có đúng không? Nếu không đúng, ông hãy cho tôi biết đất nước nào trên thế giới có những bài toán cộng trừ bằng xác người và chiến cụ bị hủy diệt trong chương trình giáo dục, ngoại trừ các nước cộng sản, điển hình là CHXHCN Việt Nam?
    Một điều khác nữa tôi muốn nói với ông, ông hãy nhìn lại người Việt tị nạn ở khắp nơi trên thế giới. Các nước Tây Âu, Mỹ đã giúp đỡ họ hội nhập vào đời sống nơi họ nhập cư như thế nào? Từ chuyện giúp đỡ tài chánh ban đầu, tìm chỗ cư ngụ, đào tạo nghề nghiệp, đến bảo hiểm y tế, giáo dục con cái…đem so sánh với những gì „con gấu“ Nga và Putin đã làm cho người Việt bên Nga ra sao?
    Hơn 20 năm, kể từ khi người Việt tị nạn đầu tiên đặt chân lên Cộng Hòa Liên Bang Đức đến đầu thập niên 90, Tây Đức (cũ) không hề có một vụ án tội phạm nào mang tính cách có tổ chức ( crime organisation ). Những chuyện phạm pháp, giết người hàng loạt có tổ chức trên nước Đức chỉ xẩy ra sau khi bức tường ô nhục Berlin sụp đổ mà cao điểm là giữa thập niên 90 đến đầu thế kỷ 21, đồng thời chỉ xẩy ra trên vùng đất Đông Đức cũ như Leipzig, Dresden, Ost Berlin…,thủ phạm cũng như nạn nhân đều là người Việt miền Bắc đến từ Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình…
    Trở lại chuyện chính tôi muốn nói. Nếu ông sống ở một trong các nước Tây Âu như Đức, Pháp, Hòa Lan, Ý…thì ông quả thật đã đánh mất lòng tự trọng, không biết nhục khi viết những lời ca tụng Putin và con gấu Nga. Ông không cám ơn nước chủ nhà đã cho ông chỗ trú ngụ, học hành, việc làm lại còn mạt sát, chửi bới họ bằng những lời lẽ sống sượng của kẻ ăn cháo đái bát.
    Đó là trên bình diện quốc tế, về phương diện quốc gia, nếu ông sống ở Đức ( điều tôi tin ) ông có nhận thấy từ ngày bức tường Berlin sụp đổ, 60.000 khách thợ mà đa số ra đi từ miền Bắc đã ở lại luôn trên nước Đức thống nhất, đã gây ra biết bao nhiêu là vấn nạn cho chính quyền Đức và các nước lân cận, từ chuyện thanh toán, giết hại nhau hàng loạt giữa những băng đảng Quảng Bình, Nghệ An, Hải Phòng…vì buôn bán thuốc lá lậu, tranh giành ảnh hưởng, vùng kiểm soát, đưa người nhập cảnh trái phép, trồng cần sa…từ đầu thập niên 90 kéo dài đến nay.
    Hầu hết những kẻ bị bắt, dính líu đến các vụ phạm pháp bị phát giác đều có gốc gác miền Bắc Việt Nam, sinh ra, lớn lên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, được đảng cộng sản VN giáo dục, đào tạo.
    Nói như thế không có nghĩa là tất cả người dân sinh ra, lớn lên ở miền Bắc đều trở thành những kẻ gian dối, lọc lừa, vô nhân tính. Tôi đã gặp rất nhiều những thanh thiếu niên sinh trưởng ngoài Bắc rất hiền lành, chân thật, lễ phép.
    Trở lại những việc xẩy ra trong thời gian mấy năm gần đây, từ chuyện buôn vàng, chuyển tiền lậu đến các vụ ăn cắp hàng hóa bên Nhật dính dáng đến cả con ông, cháu cha các nhân vật chóp bu của chế độ nói lên cái chính sách giáo dục „Chung thân chi kế mặc như thụ nhân“ của ông Hồ và ĐCSVN đã gặt hái thành công rực rỡ. Chỉ tôi nghiệp cho người dân VN lương thiện cầm thông hành đi ra nước ngoài luôn bị khinh rẻ, xa lánh.
    Mới nhất đây là những chuyện khôi phục nền văn hóa sắt máu, bạo lực của chế độ CS vào dịp tết Ất Mùi. Đó là chuyện làm sống lại lễ hội chém lợn tại làng Ném Thượng, lễ hội đập đầu trâu tại xã Hương Nha, Tam Nông, Phú Thọ nhằm mục đích giáo dục, kích động bạo lực để bảo vệ chế độ cộng sản.
    Đó chính là lý do mà đến giờ phút này tôi thấy rằng ông vẫn tiếp tục cổ võ cho bạo lực của Putin và Nga với hi vọng đảng CSVN sẽ được „Con gấu Nga“ hà hơi, tiếp sức sống thêm được lâu chừng nào hay chừng đó, nhưng thử hỏi liệu các bài viết của ông, ông Nguyễn Hoàng Hà, ý kiến của các DLV có được người Nga nào ghé mắt xem đến rồi báo cáo cho Putin để hắn ghi điểm cho các ông và trợ giúp CSVN tiếp tục đứng vững?

    Tôi còn nhiều điều muốn nói thêm với ông nhưng quả thật thấy mệt mỏi, chán chường. Mệt mỏi, chán chường vì tôi biết thật khó lòng nói chuyện với một người cộng sản bởi bản chất lì lợm, ăn gian, nói dối, tàn ác, nham hiểm, lật lọng… của họ. Lịch sử đã chứng minh rằng người CS luôn lấy chiến tranh làm cứu cánh cho cuộc sống, không có chiến tranh họ không thể tồn tại.
    Các ông hãy đọc lại lịch sử thế giới từ 1945 trở về sau, khi thế chiến thứ hai chấm dứt. Hãy nhìn lại xem con gấu Nga và chế độ cộng sản Liên xô đã làm gì ích lợi cho toàn thế giới hay chỉ là thủ phạm xúi dục gây bất ổn toàn cầu từ việc chiếm đóng Đông Âu, các nước vùng Baltic…, giật dây chiến tranh Nam-Bắc Việt Nam, đến Afghanistan…? Trong khi đó các nước bại trận như Đức, Nhật được Mỹ giúp đỡ sau chiến tranh thế giới thứ II đã trở lại thành cường quốc trong một thời gian khoảng 20 năm.
    Cần gì nhìn đâu xa, các ông cứ so sánh Đông và Tây Đức trước năm 1989 thì thấy ngay ai là bạn, ai là thù của dân tộc Đức, Đông Đức từ 1945 đến 1989 đã phát triển ra sao so với Tây Đức?
    Tôi không mong ông thức tỉnh trở lại thành một người Việt Nam chân chính, một người biết yêu thương dân tộc, đất nước, biết xót xa trước nổi khổ của những người dân mất đất, mất nhà trong những vụ cưỡng chế, biết những nỗi đau bất tận của những gia đình có thân nhân bị tra tấn, giết chết trong các đồn cộng an, biết thông cảm những nỗi đọa đầy của những tù nhân lương tâm vì tranh đấu cho quyền tự do, dân chủ mà phải ngồi tù nhiều năm dài, vì biết điều đó sẽ không bao giờ xẩy ra.
    Tôi chỉ mong ông bớt trơ trẽn, xun xoe nâng bi Putin và con gấu Nga đi, bởi những bài viết của ông không có ích lợi gì cho đất nước, dân tộc Việt Nam hay cho bất cứ cộng đồng NVHN nào ở khắp nơi trên thế giới về bất cứ phương diện gì.
    Đừng quên rằng cả thế giới đang nhìn Nga như một kẻ xâm lược và cũng đừng quên rằng ngoài nước Mỹ ra sẽ không có một quốc gia nào trên thế giới đủ khả năng, sức mạnh, điều kiện để có thể giúp Việt Nam tránh được Bắc thuộc lần thứ ba.

    Thạch Đạt Lang

    • Vũ Thiện Tâm says:

      Cám ơn ông Thạch Đạt Lang đã viết một cách chính xác và rất hay để trả lời cho (hai người tuy hai mà là một, tuy một mà là hai, NHH và NBD). Không còn gì hay hơn nữa cho những người bẻ cong ngòi bút, hay gọi là ‘lính viết thuê’. Những người có học mà không có suy nghĩ. Trách sao đất nước VN tôi càng ngày càng thụt lùi so với năm châu. Cám ơn ông.

  9. Nga xây dựng kinh tế tự chủ: “Mỹ không dại gì ép Nga…”
    Nếu bế quan toả cảng, nước Nga vẫn sống đến hàng trăm năm, trong khi Mỹ và các nước khác làm vậy thì họ sẽ “chết” trước.
    Sức đề kháng bất ngờ của kinh tế Nga
    TS Nguyễn Cảnh Toàn, Trung tâm nghiên cứu Nga và SNG (Viện Nghiên cứu châu Âu) khẳng định như vậy khi trao đổi với Đất Việt về việc nước Nga đi theo con đường kinh tế tự chủ trong bối cảnh Mỹ và phương Tây đang tiến hành các biện pháp trừng phạt lên Moscow.
    Nước Nga sẽ ngày càng mạnh lên
    Theo TS Nguyễn Cảnh Toàn, nguyên nhân sâu xa của các biện pháp trả đũa về kinh tế mà Mỹ và phương Tây đã và đang áp đặt lên Nga xuất phát từ bài toán lợi ích của nước Mỹ.
    “Mỹ không hài lòng khi Nga cản đường lợi ích của mình. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ mang tham vọng một mình nước này bá chủ thế giới và Washington không ngờ sau 15 năm cầm quyền, Putin đã đưa nước Nga trở lại vị thế gần như trước, thậm chí có nhiều mặt vượt thời kỳ Liên Xô.
    Điều đó ảnh hưởng đến quyền lợi của Mỹ, Mỹ không còn là kẻ một mình một chợ nữa. Bởi vậy, Mỹ không bao giờ muốn Nga mạnh bằng hoặc hơn mình. Muốn phá thế phát triển của Nga thì chọc ngay vào nách Nga và Ukraine là vị trí tốt nhất. Đây là vấn đề địa chính trị, là bài toán lợi ích của nước Mỹ chứ không phải Nga xâm lược Ukraine. Đất nước Nga rộng lớn, bằng 1/6 diện tích thế giới, họ còn có hơn 1 triệu km2 ở Bắc Cực nên Nga không cần làm điều đó”, ông chỉ rõ.
    Nước Nga đang hướng đến nền kinh tế tự chủ để đối phó với đòn trừng phạt của phương Tây
    Việc Nga xây dựng đường lối kinh tế độc lập, tự chủ, theo TS Nguyễn Cảnh Toàn, chính là để bớt phụ thuộc vào Mỹ và phương Tây về khoa học, kỹ thuật, nông sản… Muốn vậy, Nga phải cải cách cơ cấu kinh tế để không phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng và nguyên liệu, thay vào đó đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm kết tinh trí tuệ, có hàm lượng chất xám cao.
    “Một nền kinh tế nếu chỉ lấy nguyên liệu, năng lượng ra xuất khẩu thì khi các nước không mua nữa hoặc giá dầu giảm lập tức sẽ lâm vào khó khăn. Nga đang động viên tất cả, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp phát triển lên. Cần phải lưu ý rằng tự chủ ở đây không có nghĩa là đóng cửa, bế quan toả cảng, mặc dù nếu nước Nga có đóng cửa, không buôn bán giao thương, không chơi với ai thì nước Nga vẫn sống đến hàng trăm năm. Còn nếu Mỹ và các nước khác bế quan toả cảng thì họ sẽ “chết” trước”.
    Vị chuyên gia về nước Nga khẳng định, Moscow đang đi theo một đường lối đúng đắn khi tăng cường phát triển nội lực, tăng cường tiêu dùng trong nước, ít phụ thuộc vào nước ngoài nhưng vẫn sẵn sàng chìa tay hợp tác.
    “Nền khoa học cơ bản của Nga chỉ thua Mỹ. Nga hoàn toàn làm được tất cả, nhưng trong quan hệ quốc tế không phải lúc nào cũng thẳng thừng với nhau. Ví dụ, trong thương vụ tàu Mistral, Pháp không giao tàu thì Nga vẫn có thể đóng được tàu tốt hơn, rẻ hơn. Vệ tinh, tên lửa vũ trụ phức tạp, hiện đại hơn nhiều Nga còn làm được huống chi là tàu chiến. Nga chẳng đóng đuôi tàu Mistral rồi sắp tới đóng tàu sân bay thứ hai đó thôi? Nhưng tại sao họ lại chỉ tuyên bố vài câu rồi im lặng? Ấy là vì họ muốn giữ thể diện cho Pháp. Tàu Mistral không phải là một thứ gì quá kinh khủng nhưng người Pháp đã phát minh ra nó và bản quyền thuộc về họ”.
    Bởi vậy, TS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng, người Mỹ dù sợ nhất Nga nhưng không dại gì mà ép Nga.
    “Mỹ không dại gì ép Nga đến mức để nước này liên kết với Trung Quốc. Một khi Nga-Trung thành đồng minh chiến lược thì Mỹ sẽ “chết”. Trong hai ba thập kỷ nữa, quan hệ Nga-Mỹ có thể cải thiện và Nga sẽ không yếu đi, trái lại ngày càng mạnh lên, còn Mỹ thậm chí có thể yếu đi”.
    Lệnh trừng phạt không có tác dụng với Nga
    Theo TS Nguyễn Cảnh Toàn, khi Nga tiến tới nền kinh tế tự chủ thì những nước chậm thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ tiếp tục phải xếp hàng sang Nga.
    Ông dẫn câu chuyện Ba Lan kêu gọi người dân nước này ăn táo sau khi Nga cấm hoàn toàn nhập khẩu táo từ Ba Lan (Ba Lan là thành viên của EU). Theo đó, Ba Lan là một nước sản xuất táo lớn nhất thế giới, với sản lượng hơn 4 triệu tấn/năm. Nông dân Ba Lan chủ yếu sống bằng nghề trồng táo, và táo cũng là nguồn thu ngoại tệ chính cho đất nước nông nghiệp này. Trước đây, Nga là thị trường nhập khẩu táo chính của Ba Lan, chiếm tới gần 60% sản lượng táo xuất khẩu của nước này.
    Tuy nhiên từ cuối năm 2014, cùng với các biện pháp trừng phạt kinh tế của EU, Nga đã cấm nhập táo từ Ba Lan. Điều này đã đẩy việc tiêu thụ táo của Ba Lan vào tình cảnh vô cùng khốn khó. Để cứu người trồng táo, Chính phủ Ba Lan đã kêu gọi người dân tăng cường tiêu thụ táo, coi nó như một phần của phong trào “lòng yêu nước trái cây”. Thậm chí, uống rượu táo và ăn táo đã trở thành “nghĩa vụ yêu nước” đối với người dân Ba Lan. Tuy nhiên giải pháp như vậy chỉ là tạm thời, không thể kéo dài.
    Tương tự, 60% sản phẩm công nghiệp quốc phòng của Ukraine xuất khẩu sang Nga, giờ đây khi Nga ngừng nhập nước này bị rơi vào thế khó bởi các sản phẩm quốc phòng Ukraine muốn xuất khẩu sang các nước phương Tây buộc phải chuyển sang tiêu chuẩn NATO. Muốn làm được điều này phải cải tạo hạ tầng cơ sở, đòi phải một số tiền không lồ, Ukraine lấy ở đâu ra?
    Với người Nga, ông Toàn cho rằng, khi cải tạo cơ cấu kinh tế, chắc chắn cũng sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn bởi “muốn xây dựng kinh tế mạnh, khoa học kỹ thuật phải là ngọn cờ tiên phong. Nga phát triển khoa học công nghệ nhưng vẫn chưa đủ, phải nhập khẩu mà đối tác không bán, Nga sẽ bị đẩy vào thế khó. Hay người Nga vốn có thói quen dùng hàng hoá nhập khẩu, giờ phải tự sản xuất nên đòi hỏi phải có thời gian”.
    Tuy nhiên, TS Nguyễn Cảnh Toàn khẳng định nước Nga sẽ làm được và khi đó, nước Nga sẽ càng mạnh lên.
    “Nga dù khó khăn nhưng vẫn đầu tư 600 tỷ USD để phát triển quân sự đến năm 2020. Kế hoạch này không hề thay đổi trước và sau trừng phạt. Thứ nữa, Nga có nguồn dự trữ ngoại tệ rất mạnh, trên 500 tỷ USD. Nga đã linh hoạt chuyển hướng đề phòng Ukraine và EU không mua năng lượng, thay vì “dòng chảy phương Nam” Nga xây dựng “dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” khiến một loạt nước cuống lên. Chưa hết, Nga còn cả thị trường rộng lớn phía Đông với hợp đồng khí đốt 400 tỷ USD với Trung Quốc, chưa kể các nước Nhật, Hàn, Triều Tiên…”.
    Bởi vậy, một lần nữa, ông Toàn khẳng định, lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây không có tác dụng, nước Nga không chết, tín nhiệm của người dân đối với Tổng thống Putin ngày càng tăng.
    “Nga có sức sống kỳ lạ. Nếu chỉ nhìn những cái thông thường thì không thể hiểu được nước Nga”, ông kết luận.
    Cuối cùng là Mỹ đã thua và nếu đem quân hay trang bị vũ khí sát thương cho nước này thì chắc chắn Nga sẽ đưa vũ khí hiện đại cho quân ly khai miền Đông giải phóng Ucraina và bắt cả cố vấn sỹ quan Mỹ. Điều này Mỹ và phương tây thừa hiểu.
    Nguyễn Phước Long

    • UncleFox says:

      _”Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ mang tham vọng một mình nước này bá chủ thế giới và Washington không ngờ sau 15 năm cầm quyền, Putin đã đưa nước Nga trở lại vị thế gần như trước, thậm chí có nhiều mặt vượt thời kỳ Liên Xô” …(Nguyễn Cảnh Toàn)

      15 năm cầm quyền, nếu không nhờ giá dầu hoả và khí đốt tăng cao thì dân Nga do Putin lãnh đạo chắc đã ăn tuyết cầm hơi rồi .

      _“Nền khoa học cơ bản của Nga chỉ thua Mỹ . Nga hoàn toàn làm được tất cả, nhưng trong quan hệ quốc tế không phải lúc nào cũng thẳng thừng với nhạu . Ví dụ, trong thương vụ tàu Mistral, Pháp không giao tàu thì Nga vẫn có thể đóng được tàu tốt hơn, rẻ hơn” (NCT)

      Ối giời ơi ! Nếu đóng được tầu tốt hơn, lại rẻ hơn mà lại bỏ ngoại tệ ra đi mua cái vừa xấu vừa đắt thì chỉ có Putin và tiến sĩ Nguyễn Cảnh toàn là ngu hơn cả mấy anh trong đảng Cộng Phỉ nhà mình nữa đấy nhá !

      _”Nền khoa học cơ bản của Nga chỉ thua Mỵ Nga hoàn toàn làm được tất cả” (NCT)

      Vâng, cái “khoa học cơ bản” chế tạo vũ khí giết người htì Nga giỏi lắm . Còn chế tạo những sản phẩm phục vụ nhân sinh thì người Nga đã sáng chế được những gì cống hiến cho nhân loại ? Có mặt hàng nào “đến từ” (sic) Nga đưa ra cạnh tranh với thế giới như điện thoại, TV của Samsung, máy giặt của Maytag, Whirpools, xe hơi của Toyota, BMW, Ford, Hyundai, PC của Sony, Apple ? Đừng nói chi đến máy bay dân sự như Boeing, AirBus …
      Tiến Sĩ Nguyễn Cảnh Bằng và đám Cò Mạng “hồ hởi” với đồng chí Putin lắm lắm . Nhưng trí thức và những “đại gia” Nga họ không có máu lạc quan cuồng sảng kiểu các đồng chí nên cứ tiếp tục nháo nhào cắp mũ mang tiền của và chất xám ra ngoại quốc, mặc cho Putin goà thét van xin họ mang tiền của quay trở lại “tổ cút”, họ vẫn … “đéo” thèm nghe !

      • Hải Bằng says:

        Trờì ơi ông UncleFox! Dư Luận Viên hay Trí Thức Xã Hội Chủ Nghĩa thì cũng đều như nhau, ăm cơm đảng thì làm sao viết “lệch dòng” của Ban Tuyên Giáo? Huống hồ chi Nga và Tầu đều là thầy của họ.

    • củ chuối says:

      TS Nguyễn Cảnh Toàn cung cấp tòan thông tin củ chuối.

      1. Anh trung sĩ Tòan nói rằng nếu Mỹ bế quan tỏa cảng thì chết.

      Câu hỏi đặt ra là tại sao nước Mỹ lại phải bế quan tỏa cảng để rồi chết trước Nga trong khi đang làm trùm thiên hạ? Anh Tòan đặt một giả thiết ngu đần rồi thông thái trả lời thật ngon lành. Mike Tyson khỏe thiệt, nhưng nếu nó tự…. nín thở 5 phút thì nó sẽ chết.

      2. Anh Toàn bào chữa rằng tại Mỹ gây hấn với Nga cho nên Nga mới “phải” xâm lăng Ukraine. Gớm, anh cứ làm như nước Nga hiền không bằng. Từ xưa tới giờ Nga đem xe tăng xâm lăng bao nhiêu nước rồi, không nhớ à?

      3. Chẳng có bào chữa nào ngu hơn “Nga không cần xâm lăng nước khác vì Nga có đất rộng hàng triệu cây số vuông ở…bắc cực.” Đúng rồi, chính vì đa số đất đai của Nga là tuyết, không dùng được, cho nên mới phải đánh qua phía tây.

      4. Anh Tòan nói: “Nga phải cải cách cơ cấu kinh tế để không phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng và nguyên liệu, thay vào đó đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm kết tinh trí tuệ, có hàm lượng chất xám cao.”

      Ôi giời ơi, ai mà không muốn được thế, nhưng vấn đề là có làm được hay không. Nên nhớ Nga có 140 triệu dân, và GDP là 2100 tỷ đô la, chỉ nhiều hơn GDP của tiểu bang California một chút. Nhưng California chỉ cần có 39 triệu dân là tạo ra tài sản ngang ngửa với 140 triệu người Nga. Muốn thành công phải có method đúng. Method tầm bậy thì chỉ ăn… củ chuối.

      5. Anh Toàn cho biết“Lệnh trừng phạt không có tác dụng với Nga.”

      Anh Toàn chỉ nói phét. Trong 2 năm qua Nga đã bay hết 200 tỷ trong kho dự trữ quốc gia rồi. Trong cuộc đấu lực giữa Mỹ và Nga lại đem thí dụ Ba Lan bán táo để chứng minh Mỹ và Tây Âu bị thiệt thì đúng là vớ vẩn. Tổng sản lượng Mỹ là 17000 tỷ. Tổng sản lượng của EU là 18000 tỷ. Hai bên cộng lại là 35000 tỷ. Của Nga là 2100 tỷ, bằng 6% của Mỹ+EU. Nếu chuyện phong tỏa kinh tế gây ra thiệt hại mỗi bên là 1000 tỷ, thì Mỹ và Âu Châu chỉ thiệt hại 3.5% trong khi Nga thiệt hại 50%. Cho nên đừng đem táo Ba Lan ra nói phét là lệnh trừng phạt không có tác dụng với Nga.

      6. Anh Toàn nói: “Nga dù khó khăn nhưng vẫn đầu tư 600 tỷ USD để phát triển quân sự đến năm 2020.”

      Anh ta không biết chương trình chế tạo chiến đấu cơ đời thứ 5 của Nga đã phải đình trệ lại rồi. Nhưng thôi, Nga cứ bỏ tiền ra chế tạo võ khi đi, thay vì đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu, an sinh xã hội, vì đó là điều Mỹ mong. Một nước có GDP là 2000 tỷ mà trong năm năm đầu tư 600 tỷ tức là hơn 5% GDP mỗi năm vào phát triển quân sự thì đúng là tự sát, y chang Liên Xô trước đây

      7. Nga không có có dự trữ ngoại tệ trên 500 tỷ USD như trung sĩ Toàn nói phét. Cách đây 2 năm thì có hơn 460 tỷ, đến giờ chỉ còn 300 tỷ vì phải bơm đô la mua lại ruble kẻo nó thành giấy lộn. Nga có thể còn số vàng trị giá 400 tỷ trong kho dự trữ. Và hai năm nữa thì sẽ xài hết 300 tỷ USD và EURO dự trữ. Số ngoại tệ này không lớn, chỉ bằng Hong Kong nhưng chắc lớn hơn Mỹ (vì Mỹ có 2 cái máy in tiền nằm ở DC và Fort Worth, in đô la nhanh lắm nên không cần để dành)

      Nhưng trung sĩ Toàn không dám nói gì về chuyện trong 10 năm qua, giới nhà giàu Nga đã lén lút hoặc công khai chuyển 150 tỷ đô la qua London, tương đương nửa số tiền trong kho dự trữ. Và hiện giờ thì mỗi năm họ chuyển khoảng 15 tỉ qua London. Không biết tài phiệt Nga chuyển sang Mỹ là bao nhiêu nhưng Mỹ cứ… lờ chuyện này. Bọn nhà giàu Nga là thế, không có lòng ái quốc như tài phiệt Mỹ, Pháp, Đức. Chúng chạy làng, mặc kệ nước Nga thoi thóp rồi chúng xúi dại đám ngu dân ca ngợi Putin hết mình.

      8. Trung sĩ Toàn nói: “Chưa hết, Nga còn hợp đồng khí đốt 400 tỷ USD với Trung Quốc, chưa kể các nước Nhật, Hàn, Triều Tiên…”.

      Khi moi tài nguyên lên bán, người ta ước lượng tiền lời từ 10 tới 20 phần trăm sau khi trừ chi phí. Khi bán được 400 tỷ, tiền lời sẽ vào khỏang 40 tới 80 tỷ. Đây là số tiền bán trong nhiều chục năm, chứ đâu phải Ba Tàu đưa ngay một lúc 400 tỷ USD cho Nga xài chơi?

      8. Anh Toàn nói: “Nga sẽ không chết. Nga có sức sống kỳ lạ. Nếu chỉ nhìn những cái thông thường thì không thể hiểu được nước Nga”,

      Thật tội nghiệp. Dân tộc và đất nước Nga có tiềm năng vĩ đại, xứng đáng là siêu cường, không nhất thì cũng nhì, và phải là mẫu mực cho thiên hạ noi gương. Nhưng Nga chỉ có những lãnh tụ thiển cận chọn con đường ngu, biến nước Nga thành kẻ du côn hạng ba. Cử tưởng trung sĩ Toàn “khẳng định” chuyện gì ghê gớm, ai dè chỉ là “Nga không chết…” Xem ra trung sĩ Tòan có vẻ hạnh phúc với vai trò du côn hạng ba sống lây lất của Nga.

      9. Trung sĩ Toàn muốn khuyên răn Mỹ đừng cấm vận Nga nữa vì như thế là thiệt cho Mỹ, và cũng đừng viện trợ võ khi cho Ukraine nữa kẻo Nga xâm lăng Kiev rồi bắt cố vấn Mỹ, nhưng nói bằng tiếng Việt thì bố lão Obama cũng không đọc được.

      Tất cả khó khăn dân Nga đang lãnh chịu là do sự tính tóan liều lĩnh khôn 3 năm dại 1 giờ của Putin. Dân Nga cũng lên đồng tập thể hùa theo giấc mơ hoang tưởng của Putin. Dân Nga tuy thông minh nhưng cũng nông nổi nhẹ dạ. Có lãnh tụ giỏi thì Nga sẽ thành siêu cường thứ nhì thế giới. Có lãnh tụ ngu thì Nga chỉ khá hơn Saddam Hussein một chút.

      Putin có đôi mắt sâu hoắm, nằm thụt sâu dưới lông mày, đó là tướng đa mưu túc trí. Khuôn mặt Putin lạnh tanh, miệng cười nhưng mắt không cười, là người đa nghi và giỏi giang. Nhưng Putin có nét buồn bã, y chang Đỗ Mười, làm cả nước buồn theo vì… thiếu tiền uống vodka. Quan trọng nhất, cằm của Putin quá ngắn, là tướng có hậu vận lao đao. Đa mưu túc trí mấy chục năm qua đã tạm thành công rồi. Nhưng hậu vận xấu mà cứ tưởng mình ngon cho nên đun xai (die soon) Putin chỉ thọ thêm 2 năm nữa là hết đất.

  10. Liên hiệp châu Âu đã công bố phải rút kinh nghiệm sai lầm trong việc tiếp cận quan hệ với các nước thuộc Liên xô cũ khiến quan hệ với Nga bị tồi tệ đi vì không tính đến quan ngại về an ninh của Nga. Đây là đòn đau nữa mà châu Âu muốn nhắm tới ông OBama về bản thoong điệp sai lầm của ông ta một cách khéo léo.
    Xin hãy đọc bài báo này qua báo RFI của Pháp.
    Châu Âu xét lại chính sách lân bang sau sai lầm Ukraina
    Lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu, bà Federica Mogherini, trong buổi họp báo ngày 05/03/2015.
    REUTERS/Yves Herman
    Vào hôm 04/03/2015, Liên Hiệp Châu Âu đã khởi động việc duyệt xét lại « chính sách lân bang » của mình đối với 16 quốc gia có biên giới với Châu Âu. Chính bà Federica Mogherini, nhân vật lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu đã loan báo quyết định trên nhân một cuộc họp báo tại Bruxelles.
    Chính sách lân bang là cách thức quản lý các mối quan hệ của Liên Hiệp Châu Âu với các láng giềng khác nhau, từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở phía đông cho đến các nước xung quanh Địa Trung Hải.
    Theo thông tín viên RFI Pierre Benazet tại Bruxelles, dù không thú nhận một cách rõ ràng, nhưng việc duyệt xét lại này bắt nguồn từ việc rút tỉa kinh nghiệm sai lầm trong chính sách áp dụng với Ukraina, vốn đã động chạm đến Nga, dẫn đến cuộc chiến hiện nay.
    “Châu Âu muốn áp dụng một chính sách linh hoạt hơn, thích ứng hơn với đặc thù của từng nước, trên cơ sở một mối quan hệ bình đẳng, không chỉ tập trung vào thương mại và nhập cư, mà còn chú ý đến các vấn đề an ninh và năng lượng.
    Nhưng nói rằng cách tiếp cận dùng cho đến nay không tốt, thì đó là điều mà giới lãnh đạo Châu Âu không thừa nhận, cũng như là họ không công nhận là chính cách thức đàm phán của Liên Hiệp Châu Âu với Ukraina trước đây – bắt nguồn từ chính sách lân bang hiện hữu – đã có những tác động tiêu cực.
    Theo các quan sát viên phê phán nhất, chính các thỏa thuận với Ukraina, làm khủng hoảng bùng lên vào tháng 11/2013, là một ví dụ điển hình về cách áp dụng chính sách lân bang một cách máy móc, không chú ý đến các tác động địa chính trị, cụ thể đến quan hệ Nga-Ukraina.
    Việc duyệt lại chính sách lân bang có thể là bước đầu của tiến trình công nhận sai lầm trong quá khứ, nhưng cần phải xem là liệu điều đó có giúp phục hồi các công trình hợp tác cho đến nay thường bế tắc, chẳng hạn như với một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.”

Leave a Reply to Tien Ngu