WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mỹ vẫn tiếp tục lãnh đạo thế giới

Simon Johnson
Phạm Nguyên Trường dịch

Các báo cáo về cái chết của sức mạnh Mỹ thường bị phóng đại rất nhiều. Trong những năm 1950, Liên Xô được cho là đã vượt qua Mỹ; hiện nay, Liên Xô đã không còn. Trong những năm 1980, Nhật Bản đã được coi là sắp sửa vượt mặt Mỹ; hiện nay, sau hơn hai thập kỷ trì trệ, không có ai nghĩ đến kịch bản này một cách nghiêm túc nữa. Và trong những năm 1990, liên minh tiền tệ được coi là có khả năng đưa châu Âu lên vị trí nổi bật hơn; hiện nay, các nền kinh tế châu Âu thường xuyên trở thành đầu đề của báo chí thế giới, nhưng không phải theo khía cạnh tốt.

Eocnom_1367027551
Bây giờ đến lượt Trung Quốc. Cho đến gần đây, nhiều người cho rằng Trung Quốc đã sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo thế giới, đấy là nói nếu nước này chưa thực sự giữ vai trò như thế. Hôm nay, những nghi ngờ về triển vọng trong dài hạn của nền kinh tế Trung Quốc đang làm náo động thị trường chứng khoán trên toàn thế giới (trong đó có cả thị trường Mỹ).

Những vấn đề của Trung Quốc và chính sách kinh tế của nước này, trong đó có biện pháp quản lý tỷ giá hối đoái, cần phải được xem xét một cách nghiêm túc. Nhưng Trung Quốc không lãnh đạo thế giới và cũng sẽ không làm được chuyện đó trong tương lai gần. Vẫn chi có Mỹ mới đủ khả năng lãnh đạo thế giới – tin hay không thì cũng thế.

Trung Quốc, như một siêu cường thế giới được xem xét một cách nghiêm túc nhất trong tác phẩm thuộc hàng sest-seller Eclipse: Living in the Shadow of China’s Economic Dominance (tạm dịch: Nhật thực: Sống dưới cái bóng của nền kinh tế Trung Quốc) của Arvind Subramanian, xuất bản năm 2011. (Tác giả hiện là cố vấn trưởng về kinh tế ở Bộ Tài chính Ấn Độ, và tôi là đồng nghiệp và đôi khi các đồng tác giả với ông ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.)

Người ta hy vọng rằng chính phủ Ấn Độ sẽ chú ý đến báo cáo của Subramanian về cách thức Trung Quốc tăng trưởng thông qua xuất khẩu hàng hóa chế tạo và cải thiện năng suất lao động trong những lĩnh vực liên quan. Trung Quốc đã hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu – sản xuất tất cả hàng hóa cho các công ty khác – trên quy mô mà trước đây không ai có thể tưởng tượng được và các nhà quản lý Trung Quốc đã học được những biện pháp để làm ra sản phẩm tốt hơn.

Nhưng những kinh nghiệm khác của Trung Quốc thì không được tốt như thế. Trong những năm 2000, Trung Quốc có những khoản thặng dư tài khoản vãng lai rất lớn và đã tích lũy được khoản dự trữ ngoại tệ cực kỳ lớn – trong đó, những khoản nợ của kho bạc Mỹ đã là mấy ngàn tỷ USD. Mặc dù trên giấy thì đây là khoản tiền làm người ta choáng váng, nhưng khoản dự trữ lớn như thế thực chất là vô dụng. Nếu Trung Quốc bán tài sản của họ ở Mỹ, đồng USD sẽ yếu đi và các công ty Mỹ sẽ dễ xuất khẩu và dễ cạnh tranh với hàng nhập khẩu hơn.

Nhưng những lo lắng của người Mỹ về việc đang bị người ta qua mặt thì không phải là mới. Cuối những năm 1980, nhiều người đã tỏ ra lo lắng khi một công ty Nhật Bản mua New York City’s Rockefeller Center. Nhìn lại, đó là một trong những sự kiện lớn nhưng không gây ra bất kỳ hậu quả nào của thế kỷ XX. Tương tự như vậy, người Mỹ rất có thể sẽ nhìn lại khoản tiền mà chính phủ Mỹ nợ Trung Quốc và chỉ đơn giản là nhún vai.

Vấn đề lớn hơn là chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. Trong một thời gian dài, Trung Quốc ngăn không để đồng nhân dân tệ bị định giá quá cao – và đây là chính sách tốt, như công trình nghiên cứu của Subramanian khẳng định. Nhưng trong những năm 2000, Trung Quốc đã đi quá xa. Vì những lý do đó vẫn còn đang được tranh luận, đồng nhân dân tệ bị đánh giá quá thấp; kim ngạch xuất khẩu lớn hơn hẳn nhập khẩu và thặng dư tài khoản vãng lai đạt hơn 10% GDP. Đáng lẽ để cho đồng nhân dân tệ được đánh giá cao hơn, giảm dần sự phụ thuộc vào xuất khẩu, các nhà chức trách Trung Quốc lại thích tích lũy dự trữ ngoại hối (những khoản nợ của Kho bạc Mỹ).

Bây giờ Trung Quốc phải tìm biện pháp duy trì tăng trưởng trong khi nhu cầu của thế giới giảm. Quay lại tỷ giá hối đoái được định giá thấp một cách đáng kể gần như chắc chắn sẽ kích hoạt phản ứng của quốc tế, trong đó có phản ứng của quốc hội Mỹ. Nhưng đột ngột chuyển sang tăng trưởng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước là việc không dễ dàng. Trung Quốc sẽ không sụp đổ (đây không phải là Liên Xô) và nước này cũng khó có khả năng rơi vào tình trạng trì trệ theo kiểu Nhật Bản. Nhưng Trung Quốc đang già đi nhanh chóng – và có thể trở thành già nua trước khi trở nên giàu có.

Thập niên nào cũng có những người dự đoán sự cáo chung của quyền lực Mỹ. Và có một số lý do để lo ngại – đặc biệt là khi một số chính khách Mỹ không thừa nhận bản chất của vai trò toàn cầu của Mỹ. Ví dụ, 70 năm trước đây, Mỹ đã dựng lên hệ thống thương mại và tiền tệ của thế giới, nhưng bây giờ các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội không chịu hỗ trợ cho những thay đổi ở IMF – trong đó có những cải cách nhạy cảm mà hầu như tất cả các nước khác đều ủng hộ.

Tuy nhiên, Mỹ hiện đang thúc đẩy tự do thương mại hơn nữa giữa các nước khu vực Thái Bình Dương và giảm đáng kể những rào cản thương mại với châu Âu. Nếu Mỹ có những quy tắc đúng – ủng hộ những công dân bình thường, chứ không phải là ủng hộ những tập đoàn tự tung tự tác – những sáng kiến trong lĩnh vực thương mại của nước này sẽ tạo ra những đóng góp lớn cho tăng trưởng toàn cầu và sự thịnh vượng của chính mình.

Tương tự như vậy, trong lĩnh vực chính sách tiền tệ, vấn đề lớn đối với thế giới trong những năm tới là khi nào thì Cục dự trữ liên bang (FED) sẽ tăng lãi suất và tăng bao nhiêu. Khi các quan chức trong lĩnh vực tiền tệ tập trung về dự hội nghị Jackson Hole hàng năm, họ sẽ xem xét rất nhiều nhân tố có liên quan của nền kinh tế thế giới. Nhưng Ủy ban thị trường mở liên bang (Federal Open Market Committee), tức là cơ quan đưa ra chính sách, sẽ thay đổi lãi suất dựa gần như hoàn toàn vào cách hiểu của họ về tình hình kinh tế Mỹ. Một lần nữa, những nước khác trên thế giới sẽ phản ứng với biện pháp mà Mỹ đưa ra.

———————————————————

Simon Johnson, một cựu kinh tế trưởng của IMF, giáo sư tại MIT Sloan, cộng tác viên cao cấp ở Peterson Institute for International Economics, và đồng sáng lập blog The Baseline Scenario hàng đầu về kinh tế học. Ông là đồng tác giả, cùng James Kwak, cuốn White House Burning: The Founding Fathers, Our National Debt, and Why It Matters to You.

Nguồn: project-syndicate.org

Bản tiếng Việt: Blog Phạm Nguyên Trường

248 Phản hồi cho “Mỹ vẫn tiếp tục lãnh đạo thế giới”

  1. Thái Hà says:

    EU bất ngờ quay ngoắt thái độ với Nga không nghe Mỹ cô lập Nga.
    14:38, Thứ Sáu, 20/11/2015 (GMT+7)
    – Theo báo Đức: Sau hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ tuần này, người đứng đầu Uỷ ban Châu Âu – ông Jean-Claude Juncker đã bất ngờ đưa ra đề xuất khôi phục lại quan hệ kinh tế giữa Nga với Liên minh Châu Âu (EU).
    Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu – ông Jean-Claude Juncker và Tổng thống Nga Putin
    Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu – ông Jean-Claude Juncker và Tổng thống Nga Putin
    “Chúng ta phải nỗ lực để có được một mối quan hệ thực tế với Nga”, ông Juncker phát biểu trong một sự kiện diễn ra ở Passau, Đức. Ông này nhấn mạnh, “chúng ta không thể tiếp tục như hiện tại”, ám chỉ đến mối quan hệ ngày một xấu đi giữa Nga và EU vì cuộc chiến trừng phạt gây thương tổn cho cả hai.
    Theo lời Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Juncker, quyết định tăng cường sự hợp tác giữa Nga và EU nên được quyết định bởi chính giới lãnh đạo Châu Âu và cả giới chính khách ở thủ đô Washington – những người đã tìm cách cô lập Nga vì cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
    Ông Juncker kiên quyết giữ vững lập trường nói trên của mình. Sau hội nghị thượng đỉnh G20 tuần này, ông Juncker đã đích thân viết một bức thư gửi Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó ông bày tỏ sự ủng hộ cho mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn, gắn bó hơn giữa Liên minh Châu Âu với Liên minh Kinh tế Á-Âu do Nga dẫn đầu.

    “Quyết định về việc thúc đẩy con đường như vậy nằm trong tay của các nước thành viên và điều này nên được tiến hành đồng bộ với việc thực hiện thoả thuận Minsk”, ông Juncker đã viết như vậy trong bức thư của mình.

    Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu cũng bày tỏ sự lấy làm tiếc về việc những sự sắp xếp như nói trên “đã không thể tiến triển trong suốt năm qua”.
    Ông Juncker cho hay, ông đã yêu cầu cố vấn ngoại giao của ông – Richard Szostak tập trung vào lĩnh vực hợp tác kinh tế. “Tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng, Uỷ ban Châu Âu sẽ là đối tác có ích trong tiến trình này”, ông Juncker khẳng định.
    “Ý tưởng đối thoại giữa EU và Liên minh Kinh tế Á-Âu – đó là một ý tưởng lâu dài, và nó được đưa ra bởi phía Nga, bởi đây là điều cần thiết để xây dựng các mối quan hệ kinh tế và thương mại”, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay.
    Ông Peskov cũng nói thêm rằng, việc gắn vấn đề thiết lập mối quan hệ thương mại gắn bó hơn với các thoả thuận Minsk “là không liên quan và hầu như không thể” dựa trên thực tế rằng Kiev không mấy quan tâm đến việc thực hiện lệnh ngừng bắn Minsk.
    Mỹ, EU cùng với các đồng minh liên tục đổ lỗi, cáo buộc cho Moscow đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, kích động cuộc xung đột ở miền đông nam Ukraine. Bất chấp việc Nga liên tục lên tiếng bác bỏ những cáo buộc trên, phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Nhiều trong số này là những biện pháp trừng phạt đang gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga khi nó nhằm vào các ngành then chốt như ngân hàng, năng lượng và quốc phòng. Ngoài Mỹ, EU, một loạt nước khác gồm Australia, Canada, Na-uy, Ukraine… đều tham gia vào chính sách trừng phạt Nga.
    Đáp lại, Moscow cũng đáp trả bằng cách áp dụng một gói biện pháp trừng phạt nhằm vào tất cả các nước đang tham gia chiến dịch trừng phạt Nga. Lệnh trừng phạt của Nga là lệnh cấm nhập khẩu rau quả, thịt, cá, hải sản và các sản phẩm từ sữa có nguồn gốc từ những nước đang trừng phạt Nga.
    Kểt quả là cả hai bên đều bị tổn thất từ cuộc chiến trừng phạt nói trên. Nếu như nền kinh tế Nga lao đao vì đòn trừng phạt của phương Tây thì bản thân nhiều quốc gia Châu Âu cũng đang “ngấm đòn đau” từ chính các biện pháp trừng phạt mà họ áp đặt lên Nga cũng như từ các đòn trả đũa của Moscow.
    Trong bối cảnh như vậy, nhiều nước thành viên của Liên minh Châu Âu đang có xu hướng muốn hàn gắn, khôi phục lại quan hệ với Nga để tránh phải tiếp tục hứng chịu những tổn thất gây ra từ cuộc chiến trừng phạt.Như vậy đây là dấu hiệu cho thấy Mỹ đã hết thời bắt các quốc gia châu Âu cúi đầu theo lệnh mình.

  2. Phạm Bình says:

    Nếu chú Sam buông tay thì thế giới đã hòa bình, các chú không phải chạy tỵ nạn ngồi xếp hàng nhận đồ ăn nữa hay vất vưởng như hôm nay.

  3. Nguyen Hung says:

    Không quân Nga thiếu khả năng dự chiến ở Syria

    Một trong những tờ báo hàng đầu nước Mỹ, tờ USAToday, số ra ngày 25/10/15, đưa tin gần 1/3 số oanh tạc cơ và 1/2 số phi cơ chuyên chở mà Putin phái sang Syria để hỗ trợ tổng thống Bashar Assad đã bị nằm ụ . Lý do là vì người Nga thiếu kinh nghiệm dự chiến ở sa mạc .

    Cựu trung tướng không quân Hoa kỳ David Deptula phát biểu rằng khả năng sẵn sàng dự chiến của không lực Hoa kỳ là trên 90 phần trăm . Kể từ hồi Chiến Tranh Vùng Vịnh đến nay, họ đã bay rất nhiều phi vụ ở Iraq , Afghanistan, và bắt đầu từ năm ngoái , tấn công bọn ISIS ở Syria và Iraq . Vì vậy, ông không ngạc nhiên khi thấy khả năng dự chiến của Nga chỉ ở mức 70 phần trăm .

  4. Nguyen Hung says:

    Obama và Putin bàn kế hoạch giải quyết xung đột Syria, quyết diệt IS
    06:12 16-11-2015

    Tổng thống Obama và Tổng thống Putin đã thảo luận về các nỗ lực giải quyết xung đột ở Syria, đồng thời bàn kế hoạch tiêu diệt IS trong một cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 hôm 15.11.

    Cuộc gặp kéo dài 35 phút giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng nhiệm Nga Vladimir Putin diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Antalya, thành phố nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ.

    Hai nguyên thủ quốc gia gặp nhau tại một địa điểm không được định sẵn. Hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ ngồi đối diện nhau giữa một bàn nhỏ. Hai ông ngả về phía trước khi trò chuyện, hãng thông tấn Nga mô tả. Cố vấn an ninh Mỹ, bà Susan Rice, cùng một người có thể là thông dịch viên cũng tham dự cuộc gặp gỡ.

    Quan chức Mỹ cho hay, hai tổng thống đã thảo luận “mang tính xây dựng” về các nỗ lực nhằm giải quyết xung đột tại Syria. Đây được coi là sự kiện “phá băng” trong mối quan hệ giữa hai nước kể từ khi Moscow thực hiện chiến dịch không kích Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria, theo AFP.
    Vài giờ trước đó, ông Obama và Putin bắt tay khi họ chụp ảnh chung cùng các nhà lãnh đạo 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vụ tấn công khủng bố liên hoàn ở Paris, Pháp hôm 13.11 ảnh hưởng lớn tới hội nghị.

    Trong khi đó, Reuters dẫn lời một quan chức Nhà Trắng nói hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ đã thảo luận về nỗ lực tìm ra giải pháp chính trị cho tình hình xung đột ở Syria, vấn đề vốn trở nên cấp bách hơn sau vụ khủng bố ở Paris.

    “Tổng thống Obama và Tổng thống Putin đã đồng thuận về sự cần thiết của một giai đoạn chuyển tiếp chính trị do Syria dẫn đầu, bao gồm những cuộc đàm phán giữa chính phủ Damascus với phe đối lập Syria, cũng như việc thực thi ngừng bắn”, quan chức Mỹ nói.

    Thiên Hà (theo Mic)

  5. UncleFox says:

    Các đồng chí Lam Thao và Nguyễn thị Lan thân mến,
    Cũng như các đồng chí, tôi nhận thấy Putin là một chiến lược gia đại tài . Những gì Obama không làm nổi thì đều được Putin giải quyết “dùm”, y như một tên đầy tớ tận trung tận lực lo cho chủ vậy .
    Này nhé, kho vũ khí hoá học của Syria nếu nhỡ rơi vào tay bọn Hồi giáo khủng bố thì tai hại biết nhường nào . Obama đang bó tay chấm cơm thì Putin nhảy ra buộc al_Assad phải giao nộp đưa đi phá huỷ …
    Trong khi Tây phương và Mỹ lo ngại vì sự trỗi dậy của Nga thì đùng mọt^. cái, Putin chơi trò “annex” Crimea làm tốn tiêu mất mấy tram tỷ ngoại tệ mà Nga dự trữ được, khiến Nga kiệt quệ làm Tây phương có cớ bao vây Nga, các nước láng giềng Nga thì liên minh chặt chẽ hơn, Putin càng đau hơn hoạn . Putin định dùng các tỉnh phản loan ở miền đông Ukaine làm vùng trái đệm giữa Nga và NATO, và giấc mộng này giờ cũng sắp tan thành mây khói .
    Mỹ và Tây Phương không chấp nhận al-Assad, đang loay hoay tìm phương thức không tốn bạc, chẳng tổn binh thì may sao có đồng chí Putin nhảy vào đề nghị đá đít al-Assad trong vòng 18 tháng . Ôi, còn gì sung sướng hơn cho TT Obama .
    Một tên đầy tớ “năng nổ” và hữu dụng như thế mà Mỹ và Tây Phương không tiếp đón “trọng thị” thì coi đâu được Tuy nhiên, “trọng thị” thì có mà ca`- rốt khen thưởng đâu chả thấy, và cái chày vồ thì vẫn treo ngay trước mõm Lão Mặt Ngựa … là thế nào vậy kìa !

    • Nguyen Hung says:

      Dlợnv cho rằng Mỹ không phải là siêu cường, vậy tại sao tổng bí thư Nguyễn phú Trọng lại cầu khẩn Obama giúp trong vấn đề Biển Đông ?! Tại sao không bay sang Moscow ? Dlợnv ngu hay Nguyễn phú Trọng lú ?

  6. tonydo says:

    Nước nào đáng mặt anh tài thay thế đế quốc Mỹ làm “Sen Đầm” quốc tế trong hoàn cảnh hiện nay?”
    Bố bảo anh nào dám liều mình nhận cái nhiệm vụ nhức nhối này!

    Nếu Chú Sam buông tay, về sống thảnh thơi một mình, thế giới sẽ loạn cào cào ngay sáng mai. Khi chúng ta vừa ngủ dậy, bom đạn, khói lửa sẽ mịt mù bao phủ khắp năm châu.
    Dân chúng nhốn nháo, chạy lung tung, đói kém tràn lan khắp mọi vùng trái đất..

    Thế cho nên:
    Theo lẽ thường, thế giới nên chia nhau nộp tiền “mãi lộ” cho Hiệp Chủng Quốc mới phải nhẽ.
    Kính!

  7. Diệu Bình says:

    Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn Lam Thao và bạn Lan và xin đưa ra bài báo như chứng minh sự kết thúc vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ. Đây là bài báo mới nhất đang gây sóng.
    Nga và phương Tây đồng ý lộ trình hòa bình tại Syria
    Gạt qua bất đồng, cùng nhau thỏa hiệp để chống IS là khẩu hiệu chung hiện nay của các lãnh đạo phương Tây khi tiếp xúc với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra tại thành phố Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ.
    Trong sự thỏa hiệp đó, có sự thỏa hiệp về tiến trình chuyển tiếp chính trị tại Syria để đi đến giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng, nhằm tập trung nguồn lực quân sự cho cuộc chiến chống IS.
    Hội nghị Vienna lần thứ hai về Syria hôm 14/11 đã đi đến kết quả là các nước phương Tây đã đồng ý với bản kế hoạch của Nga về lộ trình chính trị để đi đến tiến hành các cuộc bầu cử mới ở Syria trong vòng 2 năm, mặc dù vẫn còn khác biệt trong một số vấn đề.
    Trong một tuyên bố chung, các quốc gia dự hội nghị, bao gồm Arập Xêút, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và 5 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã vạch ra kế hoạch các cuộc nói chuyện chính thức giữa Chính phủ Syria và các nhóm phiến quân sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2016. Tuyên bố chung không nêu rõ các nhóm phiến quân đối lập này sẽ được chọn lọc như thế nào, nhưng tuyên bố có đưa ra một số tiêu chí, như phải cam kết ủng hộ một Syria “không chia rẽ” và duy trì nguyên vẹn các định chế nhà nước Syria. Và thỏa thuận về danh sách các nhóm đối lập được thừa nhận và các nhóm nào được xem là khủng bố cũng chưa đạt được.
    Tuy nhiên, phát biểu tại cuộc họp báo sau hội nghị, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói, Jordan sẽ giám sát tiến trình xác định nhóm nào được xem là khủng bố để gạt ra, không cho tham gia tiến trình chính trị. Tiến trình chọn lựa này sẽ phải hoàn tất trước khi tiến trình đàm phán chính trị giữa các nhóm đối lập với Chính phủ Syria chính thức bắt đầu vào đầu tháng 1/2016.
    Sự đồng thuận theo kế hoạch hòa bình do Nga đề xuất một phần là do lợi thế của bản kế hoạch là trong đó nước Nga đã đưa ra sẵn một số nhượng bộ quan trọng có thể chấp nhận được, giúp cho việc triển khai giải pháp hòa bình cho Syria được diễn ra nhanh hơn, không phân tâm, phân tán ý kiến đề xuất.
    Mặt khác, cũng cần đề cập một biến cố bất ngờ xen ngang hội nghị: Đó là vụ tấn công khủng bố đẫm máu của IS tại thủ đô Paris, Pháp, làm chết 129 người, hơn 250 người bị thương xảy ra tối hôm “thứ Sáu ngày 13″! Vụ tấn công, dù trực tiếp hay gián tiếp, đã có tác động nhất định đến hội nghị.
    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Hội nghị Vienna lần thứ hai về Syria hôm 14/11.
    Theo Reuters, vụ tấn công ở Paris đã làm cho các nước tham gia hội nghị chuyển trọng tâm đàm phán từ việc cân nhắc các nhóm nào được xem là đối lập, các nhóm nào là khủng bố, sang tập trung vào phương án quân sự để đánh bại IS. Tuy vẫn còn khác biệt về một số vấn đề, như vấn đề vai trò của ông Bashar al-Assad ở Syria trong tương lai, nhưng do tác động của vụ tấn công đó là việc các Bộ trưởng Ngoại giao Nga và Mỹ đã gạt sang một bên các bất đồng lâu nay giữa 2 nước để cùng nhau hướng đến vấn đề chung lớn nhất hiện nay là IS.
    Ông Kerry cũng đồng ý với kế hoạch của Nga trong đó có nêu rõ, lệnh ngừng bắn tại Syria sẽ chỉ áp dụng cho các nhóm phiến quân đối lập với chính phủ của Tổng thống Assad, không áp dụng với IS, vì sự thật thì không thể có sự dừng lại trong cuộc chiến chống IS hiện nay, nhất là sau vụ tấn công máy bay 7K9268 của Nga và vụ tấn công đẫm máu ở Paris.
    Ngoài ra, cũng do tác động từ vụ khủng bố của IS tại Paris, Arập Xêút và Iran, hai nước ủng hộ các phe phái Syria ở hai chiến tuyến khác nhau và kình chống nhau trong nhiều vấn đề ở khu vực Trung Đông, cũng tạm thời gạt bỏ bất đồng, mâu thuẫn để cùng lên án hành động khủng bố và cùng đồng ý kế hoạch hòa bình cho Syria để tập trung cho cuộc chiến đánh IS.
    Sau thỏa thuận tại Vienna hôm 14/11, Nga và Mỹ tiếp tục có thêm động thái “hòa giải” tại Hội nghị Thượng đỉnh các quốc gia phát triển và mới nổi (G20). Trong cuộc gặp bên lề hội nghị hôm 15/11 tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã nhất trí với nhau rằng Liên Hiệp Quốc sẽ làm trung gian các cuộc đàm phán giữa Chính phủ Syria với các nhóm phiến quân đối lập sau khi một lệnh ngừng bắn được triển khai. Hai bên đã không nhắc lại những vấn đề còn khác biệt giữa hai nước trong bối cảnh khủng bố đang trở thành trọng tâm chú ý toàn cầu hiện nay.
    Ngày 16/11, đến lượt Thủ tướng Anh David Cameron cũng đã gặp Tổng thống Nga Putin trong một tiếng đồng hồ để thảo luận những vấn đề tương tự. Theo các quan chức Anh, Thủ tướng Cameron đã tập trung thảo luận với Tổng thống Putin về tiến trình hòa bình cho Syria, bên cạnh đó là mối đe dọa khủng bố của IS và chiến lược quân sự chống IS tại Syria và Iraq.
    Phát biểu trên chương trình Radio 4 của Đài BBC, ông Cameron cũng đã tuyên bố: “Chúng ta có thể thỏa hiệp với Nga để chấm dứt nội chiến Syria”. Ông Cameron nhấn mạnh rằng, tất cả các bên đều thấy cần thiết phải chấm dứt xung đột tại Syria. Ông cho rằng cần phải tìm giải pháp cho khác biệt lớn nhất giữa phương Tây và Nga xung quanh vấn đề “Assad đi hay ở”.
    Tổng thống Nga Putin khẳng định, phải để cho người dân Syria chọn lựa người lãnh đạo họ trong cuộc bầu cử, còn Mỹ, Anh, Pháp và Arập Xêút chỉ đồng ý cho ông Assad tạm tiếp tục nắm quyền trong giai đoạn chuyển tiếp mà thôi.

    IS đang khiến cho nhu cầu chấm dứt nội chiến Syria càng trở nên cấp thiết hơn. Tuy nhiên, yêu cầu mà ông Cameron đặt ra là Tổng thống Nga Putin cùng lúc phải phối hợp với phương Tây đẩy IS ra khỏi miền Bắc Syria và mang lại một chính phủ mới ở Syria vừa không hợp lý, vừa dư thừa, vì cả hai việc nước Nga đều đã và đang tiến hành. Vấn đề bây giờ là phải ưu tiên cho việc nào và trọng tâm cần nhất hiện nay là gì. Sau vụ tấn công khủng bố tại Paris, có lẽ không nói ai cũng hiểu rằng phương Tây và Nga sẽ cùng phối hợp.
    Hôm 16/11, ngay trước khi gặp Thủ tướng Anh Cameron, Tổng thống Nga Putin đã nói: “Những sự kiện bi thảm vừa xảy ra ở Pháp cho thấy chúng ta nên cùng phối hợp để ngăn chặn khủng bố”.
    Như vậy vai trò lãnh đạo của Mỹ đã mờ nhạt không nói là đã đi đến chấm hết và OBama hết nhiệm kỳ tổng thống với kết quả bẽ bàng nhất.

  8. Lam Thao says:

    Bằng chiến dịch quân sự hiệu quả ở Syria, Nga khiến Tổng thống Hoa Kỳ phải xấu hổi và buộc ông ta suy nghĩ về thái độ nghiêm túc hơn với cuộc đấu tranh chống “Nhà nước Hồi giáo” (IS), – đó là nhận xét trên tờ Washington Times.
    Lầu Năm Góc đã quyết định oanh tạc vào những chủ thể khai thác dầu mỏ lớn của IS, nơi quan trọng hơn cả và khó thay đổi thiết bị. Bằng cách như vậy, cơ quan quân sự Hoa Kỳ dự định chặn đà sản xuất dầu tại những khu mỏ hiện nằm dưới sự kiểm soát của bọn khủng bố. Tác giả bài báo trên Washington Times nhấn mạnh sự kỳ quặc từ thực tế là chỉ đến bây giờ Washington mới có vẻ nghiêm túc thực hiện việc triệt phá nguồn thu nhập chính của IS, mặc dù đã một năm trôi qua kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố dự định “làm suy yếu và tiêu diệt” nhóm khủng bố.
    “Tôi đã làm rõ rằng chúng tôi sẽ săn tìm các phần tử khủng bố, những kẻ đe dọa đất nước chúng ta, bất kể chúng ở đâu. Điều đó có nghĩa là tôi sẽ không trù trừ dềnh dàng với biện pháp chống IS ở Syria cũng như ở Iraq”, — tác giả bài báo dẫn lời ông Obama.
    Như nhận xét của tờ báo, thực tế trì hoãn hành động như vậy có thể gắn với việc nhiệm kỳ Tổng thống của Barack Obama sắp kết thúc, và ông ta cố tình rời chức vụ mà để lại “mớ hỗn độn” cho người kế nhiệm. Nhưng cũng có thể giải thích quyết định mới của Lầu Năm Góc là bởi sự can thiệp của Nga vào xung đột Syria. Matxcơva đã khiến Chính phủ Hoa Kỳ không còn lựa chọn nào khác, ngoại trừ chí ít cũng phải có hành động nào đó. Bởi nếu không thì thói hai mặt giả dối và thất bại của đảng Dân chủ khi thi hành chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sẽ càng trở nên rõ ràng, — Cuối cùng là Mỹ đã đánh mất vai trò lãnh đạo thế giới của mình và mờ nhạt như người không có hồn-tác giả bài viết trên Washington Times kết luận.

  9. Đến hôm nay thì nhận định này đã tan vỡ như mây khói và cả thế giới đã chế nhạo và lên án Mỹ về chính sách hai mặt của mình đối với IS và là nguyên nhân để chúng khủng bố ở Pháp vừa qua. Hình ảnh ông Putin càng tỏa sáng. Xin các bạn đọc bài báo mới này thì thấy rõ điều này:
    Cú lật ngược thế cờ ngoạn mục của Putin

    Tại hội nghị G20 ở Brisbane năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin phải chịu sự “ghẻ lạnh” của các nhà lãnh đạo phương Tây. Nhưng giờ đây, ông đã chứng tỏ họ phải cần mình.

    TIN BÀI KHÁC:

    Vạch mặt tổ chức khủng bố tàn ác hơn cả IS
    Liệu Mỹ, Nga có liên minh chống IS?
    Sự thật về người nước ngoài xin tiền ở nhà ga

    Đó là nhận định trong một bài viết của Simon Tisdal, nhà bình luận của báo The Guardian về các vấn đề ngoại giao.
    Putin, Obama, van co, lat nguoc, ngoan muc, IS, Syria, ngoai giao
    Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Reuters)
    Theo tác giả Simon Tisdal, cách đây 12 tháng, Tổng thống Nga là một mục tiêu bị công kích tại hội nghị G20 ở Brisbane. Các nhà lãnh đạo phương Tây thi nhau lên án ông can thiệp quân sự vào Ukraina và sáp nhập bán đảo Crưm.
    Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Putin sẽ bị cô lập trên toàn thế giới; Thủ tướng Anh David Cameron nói ông không tin nhà lãnh đạo Nga; Thủ tướng Canada khi đó, Stephen Harper, nói huỵch toẹt: “Ra khỏi Ukraina đi”.
    Phản ứng một cách giận dữ trước một loạt đòn cấm vận nhằm vào Nga, Putin tuyên bố các nhà lãnh đạo phương Tây “hồ đồ” và đang khiến cho các vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi trừng phạt Moscow.
    Tuy nhiên, chỉ trích nhằm vào người đứng đầu điện Kremlin vẫn không giảm và ông đã rời hội nghị sớm.
    Cho đến hội nghị G20 năm nay ở Thổ Nhĩ Kỳ, dường như mọi thứ đã thay đổi. Putin trở thành nhân vật trung tâm và Hoa kỳ trở nên mờ nhạt và hoàn toàn hết vai trò lãnh đạo thế giới.
    Ông sôi nổi trao đổi với Obama và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice. Ông cũng có các cuộc đối thoại tích cực với Thủ tướng Anh Cameron và nhiều nhà lãnh đạo khác. Không còn bị tẩy chay và lên án nữa, ông trở thành người mà ai cũng muốn gặp.
    Mấu chốt lật ngược thế cờ này không có gì bí mật. Bị nhà nước Hồi giáo (IS) tấn công táo tợn, sa lầy vào một cuộc khủng hoảng di cư và đang tuyệt vọng tìm câu trả lời cho cuộc chiến ở Syria, các nhà lãnh đạo phương Tây – được Obama hậu thuẫn – đã phải đi đến một kết luận dù khá khiên cưỡng: Họ cần Nga.
    Phát biểu sau loạt vụ khủng bố tàn khốc ở Paris tối ngày 13/11, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã kêu gọi một liên minh quốc tế mới và đa dạng chống lại IS. “Chúng ta phải tính đến hậu quả của tình hình ở Syria, ông nói. “Chúng ta cần tất cả mọi người để tiêu diệt Daesh [IS], trong đó có người Nga. Không thể có hai liên minh ở Syria”.
    Tổng thống Pháp đương nhiệm Francois Hollande đã nhắc lại lời kêu gọi của người tiền nhiệm về một hành động quân sự quốc tế thống nhất phối hợp với Nga khi phát biểu trước Quốc hội Pháp ngày 16/11.
    Thủ tướng Anh Cameron cũng có lập trường tương tự. Ông kêu gọi Putin tập trung hỏa lực Nga vào các mục tiêu IS, và tuyên bố Anh sẵn sàng thỏa hiệp về một thỏa thuận hòa bình chung và một giai đoạn chuyển giao ở Syria.
    Nhà Trắng thông báo hai ông Obama và Putin đã nhất trí cần phải có một “sự chuyển giao chính trị do người Syria làm chủ và dẫn dắt, theo sau các cuộc đàm phán hòa bình do Liên Hợp Quốc làm trung gian giữa chính phủ và phe đối lập Syria, cùng một thỏa thuận ngừng bắn”.
    Đây rõ ràng là một cú hat-trick ngoại giao đối với Putin.
    Trước tiên, ông khiến phương Tây phải công nhận rằng, các lực lượng quân sự của Nga có một vai trò chính đáng ở Syria, trao đổi cam kết sẽ hợp tác với liên quân do Mỹ dẫn đầu và không nổ súng vào “những người tốt”.
    Điều này làm đảo ngược hoàn toàn quan điểm lúc đầu của Mỹ, rằng sự can thiệp quân sự của Moscow là không được chào đón và “rồi sẽ thất bại”.
    Nhận thức mới hiện nay còn mang lại cho Putin một sức mạnh chính trị mà ông cần ở bên trong nước Nga, sau khi Moscow thừa nhận, dù khá muộn, rằng máy bay Nga bị rơi từ bầu trời Sinai, Ai Cập, là do một quả bom của IS.
    Ngày 17/11, Putin tuyên bố tăng cường các hoạt động chiến đấu của Nga, và ông ngay lập tức giữ lời, cho phóng tên lửa hành trình và điều máy bay ném bom tầm xa tấn công IS.
    “Chúng tôi sẽ truy lùng chúng (IS) ở bất cứ nơi nào chúng ẩn náu. Chúng tôi sẽ tìm kiếm chúng ở mọi ngõ ngách trên hành tinh và trừng phạt chúng”, ông khẳng định.
    Cả Obama và Cameron đã buộc phải chấp nhận Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể tiếp tục nắm quyền, có thể trong khoảng thời gian 18 tháng diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình do Liên Hợp Quốc giám sát, như ông Putin đề xuất. Cho tới gần đây, các nhà lãnh đạo Ảrập và phương Tây vẫn khăng khăng đòi Assad phải ra đi.
    Cameron thậm chí còn cam kết các lợi ích chiến lược của Nga ở Syria – bao gồm các căn cứ hải quân và không quân của nước này ở Địa Trung Hải – sẽ được công nhận hoàn toàn và được bảo vệ bởi bất kỳ thỏa thuận nào – đúng như một mục tiêu chủ chốt khác mà Putin theo đuổi.
    Không chỉ có vậy, Nga dường như còn thành công trong việc giành được sự chấp nhận ngầm về tình hình thực tế ở Ukraina. Dù sao thì cuộc chiến ở miền đông nước này cũng đã giảm nhiệt sau các thỏa thuận được ký ở Minsk (Belarus). Nhưng Nga vẫn cương quyết kiểm soát Crưm và việc Moscow sáp nhập bán đảo này có vẻ đã an bài.
    Các quan chức cho rằng, ông Obama đã nêu ra vấn đề Ukraina với ông Putin tại cuộc gặp G20. Nhưng việc trao trả lại Crưm không được đem ra thảo luận. Kết luận chắc chắn là ván cờ đã nghiêng về Putin và Crưm giờ đây đã hoàn toàn tuột khỏi tay Kiev.
    Nhưng sẽ sai lầm nếu hiểu đây là một sự phục hồi của Nga. Nước này vẫn bị cấm vận và đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế nghiêm trọng, một phần do giá dầu xuống thấp.
    Tuy nhiên, đánh giá của nhiều người Mỹ rằng, Putin là một chiến lược gia yếu kém giờ đây đang có vẻ bị chứng minh ngược lại. Sự can thiệp của Nga thay vì làm ông suy yếu thì lại đang đưa nước Nga trở lại vị trí của mình trong cuộc đàm phán.
    Và không còn là tâm điểm bị chỉ trích nữa, Putin giờ đây đã trở thành người dẫn dắt ngoại giao.

    • Nguyen Hung says:

      Kinh tế Nga lún sâu vào suy thoái, tăng trưởng âm 4,3%
      19/10/2015 18:22 GMT+7

      TTO – Ngày 19-10, chính quyền Nga thừa nhận nền kinh tế nước này tăng trưởng âm 4,3% trong quý 3-2015 do giá dầu thô sụt giảm và cấm vận phương Tây.

      Theo AFP, Thứ trưởng Kinh tế Nga Alexei Vedev cho biết GDP quý 3 sụt 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính tổng chín tháng đầu năm, kinh tế Nga sụt giảm 3,8%.

      Điện Kremlin dự báo trong cả năm 2015, nền kinh tế Nga sẽ suy thoái 3,9% trước khi phục hồi dần và đạt mức tăng trưởng yếu 0,7% vào năm 2016.

      Trước đó Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính kinh tế Nga sẽ sụt 3,8% trong năm 2015. Tuy nhiên GDP có thể âm tới 4,3% cả năm nếu giá dầu tiếp tục duy trì ở mức dưới 50 USD/thùng từ nay đến hết năm. WB cũng cho rằng Nga sẽ không thể quay trở lại với tăng trưởng vào năm 2016 mà sẽ tiếp tục giảm sút 0,6%.

      Giá đồng rúp Nga cũng đang tiếp tục giảm, hiện ở mức 1 USD đổi được 61,47 rúp, khiến áp lực lạm phát càng gia tăng. Mới đây ba hãng xếp hạng tín dụng lớn cũng lên tiếng cảnh báo Nga rằng tài chính của nước này đang ngày càng xấu đi nhanh chóng.

      Hãng S&P cho biết thâm hụt ngân sách của chính phủ Nga sẽ tăng lên 4,4% GDP trong năm nay. Trước đó Điện Kremlin đã cam kết chi 40 tỷ USD để giải cứu hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, hoàn toàn không có dấu hiệu nào cho thấy giá dầu sẽ tăng trở lại khi nguồn cung quốc tế đang tràn ngập.

      Theo Ngân hàng Trung ương Nga, nếu giá dầu tiếp tục giảm GDP nước này có thể sụt tới 5% trong năm 2016. Trong khi đó, chính phủ Nga vẫn tiếp tục tăng chi tiêu quân sự lên gần mức 5% GDP. Trong năm 2014, chi tiêu quốc phòng Nga tăng 8,1% lên tới 84 tỷ USD.

      Một số nhà ngoại giao Nga tiếp lộ chiến tranh ở Syria đang ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách nước này. Các quả tên lửa hành trình là rất đắt đỏ, chi phí triển khai quân sự ở nước ngoài cũng rất tốn kém. Điện Kremlin vẫn sẽ tăng chi tiêu quốc phòng thêm 15% trong năm nay.

      Hiện tỷ lệ người nghèo ở Nga tăng lên đến 15,1%, tương đương 21,7 triệu người. Ở một số khu vưc tại Nga, hơn 35% dân số sống trong cảnh nghèo. WB cho biết tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với người nghèo do giá thực phẩm tại Nga tăng vọt sau khi chính phủ cấm nhập khẩu thực phẩm phương Tây.

      Theo báo Telegraph, chính phủ Nga có kế hoạch cắt giảm nhập khẩu ồ ạt ở 20 ngành trọng yếu trong vòng năm năm tới, từ công nghiệp nặng, điện, xe hơi, hóa chất cho đến thực phẩm.

      NGUYỆT PHƯƠNG

  10. Nguyen Hung says:

    “Hải quân Trung Quốc không thể đối đầu với một tàu chiến uy lực như USS Lassen “ – Giáo sư Carl Thayer
    BBC- 29/10/2015

    Nhà nghiên cứu Việt Nam lâu năm từ Australia, Giáo sư Carl Thayer nói với trang Zing rằng “Mỹ sẽ tiếp tục điều tàu đến gần những khu vực mà Trung Quốc đang chiếm đóng” trong thời gian tới .

    Và bình luận thêm: “Sau một thời gian dài, cuối cùng Mỹ đã thực sự hành động để khẳng định quyền tự do hàng hải … bằng việc triển khai tàu chiến, tàu USS Lassen vốn là tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường.

    “Trong lần tuần tra này, tàu Lassen đi vào vùng 12 hải lý quanh đá Xu Bi và Vành Khăn nhằm khẳng định rằng, theo luật pháp quốc tế, những đảo nhân tạo bồi đắp từ các đảo đá ngầm sẽ không được hưởng vùng hàng hải xung quanh nó.”

    Khi được hỏi về các máy ba do thám đi cùng USS Lassen, ông Thayer nói:

    “Hải quân Trung Quốc không thể đối đầu với một tàu chiến uy lực như USS Lassen.

    “Việc Mỹ cũng điều thêm máy bay do thám P-8A là nhằm giúp chỉ huy trên tàu Lasssen và các chỉ huy hải quân khác có bức tranh toàn cảnh về những nỗ lực đáp trả của Trung Quốc.”

    Ông Thayer cũng nói “Trung Quốc sẽ chủ yếu phản đối bằng lời nói, thông qua Bộ Ngoại giao nước này hoặc từ liên lạc vô tuyến từ các đảo nhân tạo.”

    “Trung Quốc cũng có thể phản đối bằng việc cử tàu Hải cảnh hoặc thậm chí cả tàu cá. Tuy nhiên, các tàu này chủ yếu chỉ phục vụ mục đích tuyên truyền của Bắc Kinh,” Giáo sư Thayer nói.

Phản hồi