WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hòn Vọng Phu: Một tác phẩm văn học sử tuyệt đẹp

Văn chương và văn hóa Việt Nam rất đa dạng và đã sản sinh ra nhiều tác phẩm có giá trị rất cao. Tuy nhiên, về phương diện văn chương của thế giới, mới chỉ có một tác phẩm của Việt Nam được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngang tầm vóc quốc tế: Truyện Kiều của Nguyễn Du. Sự thiếu sót này, có lẽ vì chính người Việt chúng ta chưa cố gắng giới thiệu các tác phẩm khác với thế giới, mặc dù chúng ta có khá nhiều những bản trường ca nổi tiếng: Con đường Cái Quan của Phạm Duy, Hội Trùng Dương của Phạm Đình Chương và một tác phẩm lớn, mà chúng tôi muốn nói đến sau đây: Hòn Vọng Phu của Lê Thương. Cả ba tác phẩm nói trên đều từng được trình diễn nhiều lần trên các sân khấu lớn, và theo một nhận xét chủ quan, hai tác phẩm Con Đường Cái Quan và Hội Trùng Dương có vẻ “nổi” hơn Hòn Vọng Phu về khía cạnh trình diễn (được trình diễn nhiều lần với sự cộng tác của nhiều ca sĩ, diễn viên.)

b80e9323-1b16-43d1-a8c6-86c9bf6205ec

Mặc dầu thế, giá trị thực của Hòn Vọng Phu vẫn chưa được diễn giải đúng với sự gầy dựng công phu của tác giả: Nhạc Sĩ Lê Thương. Nói theo kiểu dân giã, Nhạc Sĩ Lê Thương đã mang nặng đẻ đau, sản sinh ra một đứa con tinh thần quá đẹp, quá thông minh, nhưng người đến thăm lại chỉ khen về mái tóc, về hình dáng bề ngoài, mà không để ý đến khối óc vĩ đại của đứa con đó. Vì thế, bài viết này, dù khả năng của người viết rất giới hạn, sẽ cố gắng trình bầy “một tâm hồn mênh mang, chĩu nặng ưu tư về đất nước và con người Việt Nam của nhạc sĩ Lê Thương, một triết gia, một sử gia, đã gói ghém những tri thức của ông về Văn Học Sử Việt Nam trong một tác phẩm tưởng chừng như đơn sơ đó, một tác phẩm vĩ đại cả về chiều sâu, và hình dáng bề ngoài của một bài trường ca, một trường kịch 3 tập: “Hòn Vọng Phu.” Theo thiển ý, Hòn Vọng Phu, ngoài kết cấu âm nhạc tuyệt diệu, còn là một áng văn chương bất hủ, một tài liệu về Sử dân gian phong phú và một gói ghém những ước muốn chân thành về một tương lai Việt Nam tươi đẹp.

1) Hòn Vọng Phu là một tác phẩm âm nhạc vĩ đại: Không cần nói nhiều về điểm

Này, bởi vì những lần được trình diễn, dù với một giọng đơn ca dẫn dắt một ban hợp xướng theo sau, hay trình diễn tam ca, tứ ca, hoặc với các giọng ngâm thơ trứ danh phụ họa, trường ca Hòn Vọng Phu luôn đem lại cho người thưởng ngoạn những cảm xúc rất mạnh, với âm điệu (melody) chan hòa từ những tiết tấu mang tính cách cổ điển, trữ tình, cho đến những khúc đoạn vui mạnh của âm nhạc hiện đại. Có thể nói, nếu được một giọng ca Opera thể hiện trên một sân khấu lớn, thì đây là một bản hòa tấu không thua gì các bản nhạc nổi tiếng của các nhạc sĩ vĩ đại trên thế giới, và cũng có thể nói sẽ hơn hẳn “Miss Saigon” trên sân khấu Broadway nếu cũng được các nghệ sĩ Mỹ trình diễn. Kịch bản của “Hòn Vọng Phu” thật phong phú, từ lời dẫn giải nhẹ nhàng “Lệnh Vua hành quân trống kêu dồn.. “ đến “phất phơ ngậm ngùi bay” bỗng chuyển sang một đoạn ca hùng tráng: “Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn”.. đến hết câu: “người biến thành tượng đá….ôm… con!” rồi đột nhiên, giòng nhạc bỗng rầm rộ, òa vỡ với “Ngựa phi ngoài xa hí vang trời, chiêng trống khua trăm hồi…” Từ đó mà giòng nhạc chuyển hòa âm liên tục, nhưng đặc biệt là xen kẽ những hợp âm chính, số 1, ông thỉnh thoảng dùng các hợp âm số 7 để tạo ra các âm hưởng chơi vơi, không trọn vẹn khi kết thúc một câu hay một đoạn nhạc. Những đoạn lặp lại (repetition) được dùng nhiều đã làm cho bản nhạc mang vẻ kể chuyện thong thả và kích thích người nghe lắng đọng tâm hồn mình mà nghe tiếp. Nghe ba kịch bản của trường ca này, người thưởng ngoạn sẽ thấy mỗi kịch bản mang một sắc thái riêng, không trùng lặp, cho dù dài miên man.

Nhìn chung, phương cách trình bầy của ông là pha trộn giữa những âm điệu cổ điển và nhạc dân gian cho nên âm thanh dễ thấm vào lòng khán giả như khi đang nắng hạn được tắm mát trong một dòng sông. Thật ra để nói lên được tất cả những nét đẹp của tác phẩm lớn này qua âm nhạc, phải cần đến một khối lượng phân tích rất chuyên nghiệp của các nhạc sư khác, may ra mới đầy đủ. Ở đây, với kiến thức nhỏ bé về âm nhạc, người viết chỉ xin tóm gọn một điều: Hòn Vọng Phu là một tác phẩm âm nhạc khổng lồ, một kho tàng quý báu trong văn hóa dân tộc.

2) Hòn Vọng Phu là một áng văn chương bất hủ: Nếu từng chữ, từng câu trong bản

nhạc chở nặng bao âm thanh rộn rã, thì ý nghĩa của từng chữ, từng câu đó lại mênh mang sâu sắc mà người đọc phải phân tích kỹ lưỡng mới hiểu được. Thí dụ:

Chín con long thật lớn, muốn đem tin tới nàng,
Núi ngăn không được xuống, chúng kêu ca dưới ngàn.”

Chín con rồng này là hiện thân của điều gì? Tại sao lại có 9 con long trong câu chuyện người hiền phụ trông chồng? A! Có phải 9 con long là tượng trưng cho dòng Cửu Long Giang không? Đúng thế, nhà thơ, họa sĩ Lê Thương đã vẽ ra trong trí tưởng của chúng ta hình dáng dòng sông Cửu với 9 cửa sông ở miền Nam, như 9 đứa con ngước nhìn vào Người Mẹ Việt Nam đứng tít trên những dẫy nủi cao khuất trong mây.. Những đứa con này muốn vươn tới chân người Mẹ, nhưng dẫy Trường Sơn đã cản ngăn chúng, nên hàng ngày, chúng vẫn ồn ào quậy sóng dưới ngàn,những ngọn sóng bạc đầu mang phù sa đi đắp bồi cho ruộng lúa thêm bông, mang tôm cá trở về đồng ruộng, tăng thêm sức sống cho người dân Việt, những dũng sĩ tuy chấp nhận chiến tranh, phải tung gươm đánh giặc một cách hào hùng nhưng vẫn mơ một ngày rũ áo chinh nguyên:

Đường chiều mịt mù cát bay tỏa buớc ngựa phi
Đường trường nếp tàn y hùng cường vẫn còn bay trong gió
Bóng từ xa sắp dần qua bóng chàng chập chùng vượt núi non cũ
Với hành lương độ đường
Chiếc hùng gươm danh tuớng
Dưới tà uy đếm nhịp đi vó ngựa phi
Dấn bước tang bồng giữa nơi núi rừng

Những dũng sĩ Việt Nam, dưới nét bút lãng mạn của người họa sĩ vĩ đại, đã hiện thân của mấy ngàn năm chiến đấu chống ngoại xâm, lúc nào cũng mang tâm hồn thi sĩ, bồng bềnh tóc gió, áo lượn quanh thân, nhìn ra núi sông mà lòng muôn vàn cảm kích, nợ nhà, nợ nước:

Bên nợ tình thâm, bên nợ giang san
Bên đồi ai oán, bên rừng đa đoan đón đưa bóng chàng
Đường về nước chập chùng xa
Nhiều đồi núi cheo leo
Cây với rừng rườm rà
Đường Vạn Xuyên, đường Cổ Lũy
Duyên núi sông vẫn như thắm hòa..

Điều kỳ lạ là các nốt nhạc của tác giả, tuy chỉ là những chấm phá nhỏ bé, nhưng lại có thể nói lên cả một chuỗi lịch sử hùng anh: Người chinh phu ra trận để bảo vệ sơn hà, chống bọn giặc xâm lăng, hay chống cả những quan tham, ô lại, còn người vợ hiền, muôn thuở vẫn im lặng chịu đựng sự chia ly xa cách, bình thản chờ đợi mà không mảy may kêu gào than khóc, chê trời, trách đất:

Bao nhiêu năm bồng con đứng đợi chồng về,
Bao nhiêu phen thời gian xóa phai lời thề,
Người tung hoành bên núi xa xăm,
Người mong chồng còn đứng muôn năm

Và mặc dù biết rằng việc người chinh phu trở về chỉ là mộng ảo, nhưng người thiếu phụ tượng trưng cho sự “tiết hạnh khả phong” vẫn quyết chí chờ đợi. Đó là nét đẹp độc đáo của phụ nữ Việt:

Người vọng phu trong lúc gió mưa,
Bế con đã hoài công để đứng chờ,
Người chồng đi đã bao năm chưa thấy về
Đá mòn nhưng hồn chưa mòn giấc mơ,,

Mơ chi? Chỉ là một giấc mơ đơn giản như mái nhà tranh, hai quả tim vàng. Đợi chi? Đợi ngày về của chàng, cho dù phải chờ đến hết kiếp, bởi vì đất nước luôn có chiến tranh:

Một nghìn năm vừa mới thoáng qua
Núi non nao lòng đau lòng nức nở khóc Bà
Một loài chim xứ xa bỗng nhiên vô tình
Bảo rằng: Đến lượt sơn hà chiến chinh
Non sông xuyến xao tấc lòng
tiến quân nghe ban truyền
Người đời rủ nhau mài kiếm đi viễn chinh
Dân gian thoát qua mấy lần ách tham ô quan quyền

Bên cạnh những nét sử thi, nhà văn học Lê Thương, chỉ với vài nốt nhạc, vài nhóm chữ đã cho thiên hạ thấy người Việt chúng có niềm tin vững mạnh vào đấng ông Trời, vào Thượng đế. Tác giả đã cho thấy lòng trung trinh của người phụ nữ Việt Nam đã động đến Trời, cho nên, cỏ cây, vạn vật cũng phải động lòng:

Nên núi non thương tình, kéo nhau đi thăm nàng
Nằm thành Trường Sơn vạn lý xuyên nước Nam.
Dâng lá hoa suối nguồn với muôn chim vô vàn
Bầy cảnh Nam Bắc đầy cỏ hoa
như cố khuyên nàng trở về, chớ đừng để xuân tàn,
Nhiều đồi rủ nhau kéo thành đảo xa, ra tới tận khơi ngàn…
Xem chàng về hay chưa, về hay chưa?

Đồi nào, núi nào rủ nhau kéo thành đảo xa? Chẳng qua là vì tác giả đã muốn tả cảnh non nước hữu tình, giải giang sơn gấm vóc cha ông để lại, không chỉ đất liền mà còn Hoàng Sa, Trường Sa, còn Phú Quốc… Bên cạnh bức tranh vẽ đất nước chúng ta, nhà văn học Lê Thương còn nhắc đến lẽ đời, chuyện sinh ly, tử biệt là chuyện thường tình của nhân loại:

Có ai xuôi vạn lý nhắn đôi câu giúp nàng,
Lấy cây hương thật quý, thắp lên thương tiếc chàng.
Thôi đứng đợi làm chi, thời gian có hứa mấy khi sẽ đem đến trả đúng kỳ
Những người mang mệnh biệt ly..

Cũng trong những dòng nhạc phong phú này, tác giả đã cho thấy một Việt Nam 4000 năm điêu đứng với chiến tranh, loạn lạc, kéo dài từ kiếp này qua kiếp khác:

Có đám cây trên đồi sống trong trong mơ hồ,
Ngày nào tròn trăng lại nhớ đến tích xưa..
Khi tướng quân qua đồi, kéo quân, quân theo cờ,
Đoàn cỏ cây hãy còn trẻ thơ, cho đến bây giờ đã thành đoàn cổ thụ già
Mà chờ người đi mất từ ngàn xưa,
Nàng đứng ôm con, xem chàng về hay chưa? Về hay chưa?

Thôi, nói mãi cũng không thể hết được những nét đẹp tuyệt diệu của trường ca Hòn Vọng Phu, chỉ còn kết luận về lòng tin tưởng vững mạnh của tác giả vào một tương lai tươi đẹp của đất nước qua những lời ngậm ngùi sau:

Núi đá thu reo ước mơ bao nghìn xưa
Thấy đứa con xanh ngắt nỗi hùng còn trong đó
Cầm chiếc gươm chinh phụ di truyền
Chàng bế con trao lại gươm bền
Rồi chỉ vào sơn hà biến cố
Trao nó đi gây lại cơ đồ..

Vâng, cơ đồ Việt Nam đang cần những “thanh kiếm thần thuở xưa” để tiêu diệt bọn tham quan, ô lại, đang bán đứng giang sơn cho kẻ thù truyền kiếp Bắc Phương. Những thanh kiếm của tiền nhân nhất định sẽ đánh tan bọn giặc cỏ, mặt người mà hồn quỷ. Nhất định một ngày mai tươi sáng nếu vẫn còn những bản hùng ca như Hòn Vọng Phu được hát trên giải đất này.

14 tháng 9 năm 2015

© Chu Tất Tiến

© Đàn Chim Việt

7 Phản hồi cho “Hòn Vọng Phu: Một tác phẩm văn học sử tuyệt đẹp”

  1. Nguyễn Văn says:

    “Cuối cùng theo tôi cái hay của nhạc khúc trong âm nhạc Việt Nam không so sánh được với các nước khác, đó là ca từ và tiết điệu. Ca từ ở đây là ca từ của thi ca, tiết điệu ở đây là nhạc điệu của tâm hồn người Việt. Đây là hai đặc trưng có thể nói khó có nước nào trên thế giới có được. Điều đó trước hết là do ngôn ngữ tiếng Việt và sau đó là do tâm hồn người Việt.” (Non Ngàn)

    Cảm ơn góp ý trên của Non Ngàn.
    Hòn Vọng Phu, tôi thích gọi là một tác phẩm hơn là một nhạc phẩm, vì ngoài nhạc đệm, lời nhạc vượt hẳn không gian và thời gian. Hòn Vọng Phu diễn tả khí phách hào hùng của người trai thời chinh chiến và sự thủy chung, đức hạnh của người phụ nữ đất Việt – không có hạnh phúc riêng tư khi nước nhà còn điêu linh, gianh sơn bị xâm lấn – trong bốn ngàn năm giữ nước của tiền nhân mà mỗi khi được nghe thì dòng máu dân tộc lại rần rần chạy trong huyết quản. Khó có một tác phẩm văn học giữ nước nào hay hơn để so sánh. Và với tôi, cũng như Hòn Vọng Phu, tôi không chỉ thích Phở mà còn yêu… Phở. Vẫn yêu tô Phở thuần túy hương vị VN hơn tô Phở pha chế theo khẩu vị người phương tây, dù có to lớn cỡ nào, nó cũng không thể chuyên chở được nét tinh hoa tinh khiết độc đáo như tô Phở VN, vì ăn, không chỉ để no, để bổ dưỡng, mà ăn còn để tưởng nhớ cội nguồn, nhớ quê hương, đất nước và tình tự dân tộc.
    Hòn Vọng Phu không chỉ hay, đẹp, hào hùng, mà còn vĩ đại, thể hiện nét tinh hoa độc đáo của dân tộc.

    nv

  2. TRĂNG NGÀN says:

    Cuối cùng theo tôi cái hay của nhạc khúc trong âm nhạc Việt Nam không so sánh được với các nước khác, đó là ca từ và tiết điệu. Ca từ ở đây là ca từ của thi ca, tiết điệu ở đây là nhạc điệu của tâm hồn người Việt. Đây là hai đặc trưng có thể nói khó có nước nào trên thế giới có được. Điều đó trước hết là do ngôn ngữ tiếng Việt và sau đó là do tâm hồn người Việt. Bởi nhạc phương Tây chỉ thuần túy kỹ năng, thuần túy là hòa âm phối khí, còn âm nhạc Việt thuần túy thi ca, lời và nhạc, hay ca từ là thơ và nhạc điệu cũng là thơ, chẳng khác gì Truyện Kiều và Chinh phụ ngâm khúc đều nhất thiết bàng bạc cả âm nhạc cũng như hội hóa. Đó chính là điều mà khắp nơi trên thế giới, khó nơi nào có tính chất đặc biệt vô song như thi ca và âm nhạc Việt Nam.

    ĐẠI NGÀN
    (17/9/15)

  3. NON NGÀN says:

    NHỮNG VIÊN NGỌC LẤP LÁNH
    CỦA NỀN NGHỆ THUẬT NƯỚC NHÀ

    Người Việt Nam đa tài, đặc biệt có năng khiếu và sở thích về thi ca và âm nhạc.
    Trong vườn hoa thi ca muôn sắc muôn màu của đất nước, vẫn nổi bật nhất là tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du và Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm, đây là hai trong nhiều tác phẩm thi ca xuất sắc khác của muôn đời.

    Riêng nói về âm nhạc Việt Nam cho tới nay, nó là cả một rừng nghệ thuật vô cùng đặc sắc, đa dạng phong phú với những tên tuổi lớn như Nguyễn Văn Tý, Phạm Duy, Văn Cao, Đoàn Chuẩn Từ Linh, Thẩm Oánh, Từ Phác, v.v… không thể nào kể hết. Và cái hay của họ chính là tài năng, nghệ thuật, tâm hồn, sự tự do sáng tác. Có nhiều người từ trước đến sau này nữa, đôi khi chỉ sáng tác có vài bài hay thậm chí chỉ một ca khúc duy nhất nhưng lại là kết quả trội vượt còn lại muôn đời. Trường hợp như thế không phải it.

    Nhưng quan trọng nhất trong cái hay của các nhạc khúc trong âm nhạc Việt Nam chính là làn điệu và ca từ. Làn điệu hay tiết tấu âm nhạc biểu tỏ khá đặc sắc tâm hồn của người Việt, nhất là ca từ trong các bản nhạc hay đó biểu hiện chất thơ, chất trí thức, chất lãng mạn, chất hình tượng mà trên cả thế giới chỉ có tiếng Việt là một ngôn ngữ phù hợp sâu sắc, đa dạng và phong phú nhất.

    Nếu Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm khúc là những thiên tình cả, thiên tình sử lãng mạn trong thi ca vô cùng diếm tuyệt của nước nhà, thì nhạc phẩm Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương cũng chính là trường hợp như thế trong nền âm nhạc tiền chiến của nước ta. Đây quả là một nhạc cảnh đầy đủ, duy nhất, hay nhất mà cho tới nay nước ta có được một cách hoàn hảo nhất. Đây thật sự là thiên tài và giá trị của Lê Thương mà không phải bất cứ ai cũng làm được.

    Nhưng phải kể them về âm nhạc nước ta trong thời kỳ Miền Nam trước 1975, có rất nhiều nhạc sĩ nối gót lớp đàn anh vô cùng xứng đáng và các nhạc phẩm của họ cũng hoàn toàn để đời. Họ có nhiều lắm, nhưng trong đó có thể kể vài tên tuổi mà ai cũng biết từ đó đến nay như Hoàng Nguyên, Lam Phương, Lê Trọng Nguyễn, Cung Tiến, Nguyễn Văn Đông, Lê Dinh, Thanh Sơn, Lê Hoàng Long v.v… không thể nào một lúc mà nhớ hết. Có nhiều người cũng chỉ cần có một hay hai bài để lại là đã đi vào được chiếu nhạc muôn đời của dân tộc.

    Cuối cùng theo tôi cái hay của nhạc khúc trong âm nhạc Việt Nam không so sánh được với các nước khác, đó là ca từ và tiết điệu. Ca từ ở đây là ca từ của thi ca, tiết điệu ở đây là nhạc điệu của tâm hồn người Việt. Đây là hai đặc trưng có thể nói khó có nước nào trên thế giới có được. Điều đó trước hết là do ngôn ngữ tiếng Việt và sau đó là do tâm hồn người Việt. Bởi nhạc phương Tây chỉ thuần túy kỹ năng, thuần túy là hòa âm phối khí, còn âm nhạc Việt thuần túy thi ca, lời và nhạc, hay ca từ là thơ và nhạc điệu cũng là thơ, chẳng khác gì Truyện Kiều và Chinh phụ ngâm khúc đều nhất thiết bàng bạc cả âm nhạc cũng như hội hóa. Đó c

    • Builan says:

      Noi chung là thuộc ” đĩnh thấp tri tuệ” cả !
      Không thể nào sanh với ” đĩnh cao” toàn là Tiến sĩ lam nen những tác phẩm lam nền cho DÁO DỤC thơi chó săn , chó sủa…… ( CS). “Đi trên mảnh thủy tinh & Ăn cứt gà sáp ” !
      Trí thực như chú mầy ,có trách nhiệm gì không ?
      Khor bá dơ cho vui ! Chủ yếu là ta được đọc !
      Không có chửi hỗn nghe mầy !

      • NGÀN MAI says:

        ĐỈNH CAO

        Việt Nam trí tuệ đỉnh cao
        Bị anh Các Mác lật nhào thế thôi
        Bây giờ xôi hỏng bỏng rồi
        Chỉ ngồi mà thở biết đời nào lên

        Ba lần chiến thắng Nguyên Mông
        Khi toàn Âu lục phải run ầm ầm
        Nguyễn Du nghệ thuật khơi dòng
        Trạng Trình cũng vậy tâm hồn Việt Nam

        Đoàn Thị Điểm sánh như nam
        Hồ Xuân Hương nữa đều toàn tài cao
        Còn như hiện đại thua ai
        Những nhà khoa học Việt người phải kinh

        Chẳng qua giống phận lục bình
        Gặp cơn bão tố mới lình bình trôi
        Than ôi cũng tại ông Trời
        Ngậm ngùi một thuở biết hồi nào nguôi

        MAI NGÀN
        (18/9/15)

    • MÂY NGÀN says:

      Bởi nhạc phương Tây chỉ thuần túy kỹ năng, thuần túy là hòa âm phối khí, còn âm nhạc Việt thuần túy thi ca, lời và nhạc, hay ca từ là thơ và nhạc điệu cũng là thơ, chẳng khác gì Truyện Kiều và Chinh phụ ngâm khúc đều nhất thiết bàng bạc cả âm nhạc cũng như hội hóa. Đó chính là điều mà khắp nơi trên thế giới, khó nơi nào có tính chất đặc biệt vô song như thi ca và âm nhạc Việt Nam.

      ĐẠI NGÀN
      (17/9/15)

  4. Chu Hà says:

    Nếu cho nhạc phẩm Summertime trong vở opera Porgy and Bess qua sự “biểu diễn” vô cùng thuyết phục, thuyết phục về mặt nghệ thuật thì khỏi nói rồi, mà còn là thuyết phục về mặt bản sắc rất đậm đặc chất đen của Harolyn Blackwell như sau đây,
    https://www.youtube.com/watch?v=yRS86kRtWRo&list=RDAi9vL1r2TNU&index=2
    là một nhạc phẩm có tính cách đỉnh cao, đỉnh cao không những của mọi thời đại âm nhạc mà còn là đỉnh cao của mọi thể loại âm nhạc trong nền âm nhạc Tây phương từ khi có nó từ mấy thế kỷ nay đến giờ, thì hẳn sẽ thấy ra giá trị của dân ca (folk song) vì theo tác giả (phần nhạc) của vở opera này mà bài hát Summertime nằm trong đó, George Gershwin, ông đã tái tạo, chuyển thể nó hoàn toàn từ tính cách dân gian của câu chuyện gốc, mà trong đó người ta thế nào cũng có hát dân ca, qua opera. Làm cho nó thành ra là opera theo cách thế âm nhạc truyền thống Tây phương, nhưng cơ bản nó vẫn là dân ca; chính xác hơn, theo ông, nó là folk opera. https://en.wikipedia.org/wiki/Porgy_and_Bess

    Đừng nên quên rằng là nhạc phẩm Summertime đã được du nhập vào Sài gòn có lẽ từ khoảng thập niên 1960 qua các dạng chuyển thể như pop, rock, blues, jazz…, và đã được trình diễn bởi một lô danh tài gạo cội từ Ella Fitzgerald, Louis Armstrong, cho tới Jimmy Hendrix, Janis Joplin, The Doors, và danh sách còn rất dài… Chưa kể trước giờ nó được mang ra hát rần rần bởi các thí sinh trong các chương trình truyền hình tuyển lựa ca sĩ… Nói lên như thế là để cho thấy tính cách nổi trội và phổ quát về mặt giá trị nghệ thuật của nó là như thế nào.

    Nhạc dân gian hay còn gọi là dân nhạc (folk music) đây, trong một ý nghĩa hay khía cạnh nào đó, có thể được xem như là nhạc sắc tộc. Như tính cách dân giả trong vở Porgy and Bess là có tính cách sắc tộc vì đây là nói về một câu chuyện về sắc tộc người da đen như trong chính nguyên bản văn chương của nó, nguyên bản mang cùng tên mà vở opera này dựa theo. Như bây giờ ở Việt nam, thí dụ như nhạc của dân tộc Ê đê, thì người ta gọi đó là dân ca Ê đê cũng xong, mà gọi là dân ca dân nhạc Ê đê cũng được, ai cũng hiểu; trong khi đó miền Nam trước kia, người ta gọi đó là nhạc sắc tộc, nếu tôi nhớ không lầm.

    Cũng trong một ý nghĩa hay khía cạnh nào đó, và trong một môi trường âm nhạc theo truyền thống Tây phương như ở Mỹ hay bất kỳ ở đâu, trường ca Hòn Vọng Phu của Lê Thương, nói gì thì nói, kể cả luôn nói về mặt kỹ thuật sáng tác, như biết bao nhạc của các sắc dân khác như Tàu, Nhật, Mễ… nghe vẫn còn nặng âm hưởng sắc tộc là lẽ đương nhiên. Nói một cách nôm na nhưng hoàn toàn nghiêm chỉnh, có ưa hay ghét nó, thì ở Mỹ hay nói rông̣ ra là ở trời Tây, tân nhạc Việt nam nói chung và nhạc phẩm Hòn Vọng Phu này nói riêng cũng còn nặng “mùi nước mắm”, và nếu thuận chiều với nó, tức là ưa nó, thì, cũng như nước mắm, nó trở thành ra là vô cùng quốc hồn quốc túy; và phải chăng cái tinh hoa của nó là ở chỗ đó. Nói cách khác, nếu nó là tinh hoa tinh túy thì nó cũng chỉ là tinh hoa tinh túy trong phạm vi sắc/dân tộc. Hay chí ít, mặc nhiên nó phải là như thế trước cái đã.

    Thực tế cho thấy, nước mắm ngon nào mà chả ngon. Mà một khi đã ngon thật rồi thì ta, Tây, Tàu, Ấn… gì, ai mà không khoái. Cũng thế, một nhạc phẩm dân ca dân nhạc nào, một khi đã thực sự thú vị, hay ho, thì nhạc phẩm đó cũng có cái thú vị, cái hay riêng của nó, mà bất kỳ một ai, một khi đã là dân sành điệu, thì thế nào mà lại nỡ bỏ qua, không appreciate nó ít nhiều. Thí dụ như nhạc phẩm nổi tiếng mang tên “Còn một chút gì để nhớ” phổ thơ Vũ Hữu Định của Phạm Duy, do âm hưởng của nó, có thể nói đó là một dạng nhạc sắc tộc biến thể thành tân nhạc đại chúng Việt nam. Cũng hay như hoặc có khi là còn trên cả mức bình thường.

    Biết là như thế, và đã đành là như thế, nhưng muốn nó vượt ra khỏi biên giới hay phạm vi sắc/dân tộc để làm cái công cuộc gọi là “vươn ra biển lớn”, ít nhiều hòa nhập hay hội nhập với cái gì vĩ đại và tầm cỡ như của thứ đại loại như Summertime nói trên thì trước tiên, theo tôi, chính bản thân bài hát Hòn Vọng Phu, hay ngay cả những bản trường ca khác mà tác giả bài chủ đã dẫn, như một bài của Phạm Duy và một bài của Phạm đình Chương, hoặc bất cứ một ca khúc Việt nam ngắn dài nào đó phải có cái gì thoát hay lột xác đến tận cùng cái đã, biến “nước mắm” thành “bơ sửa”, thí dụ vậy, để làm sao cho những “lỗ tai” chính yếu là Âu Tây, vốn đã “quen với ‘âm hưởng bơ sửa’”, dù có khó khăn, có hay mè nheo cách mấy đi chăng nữa cũng phải không thể không đón nhận món “bơ sửa” mới này, mà chính ra nó là nước mắm hay có gốc nước mắm, một thứ “nước mắm bơ sửa”, nếu có thể gọi như thế được, cũng như Summertime và Porgy and Bess là một folk opera. Quá siêu thực?! Quá viễn vông?! Quá không tưởng?! Có phải thế không?

    Tuy nhiên, mượn lời một doanh gia tỷ phú gốc Việt mới đây nói trên VOA tiếng Việt đại khái rằng muốn thành công trên doanh trường là phải biết biến cái không thể thành cái có thể. Và nếu nói cho cùng ra và cũng cùng theo chiều hướng tác giả bài chủ đã nêu ra thì vấn đề được đặt ra có thể sẽ là: Tại sao không như thế trong sáng tác âm nhạc chứ?

    Muốn làm được điều “không thể” đó đương nhiên là phải có người “pha chế” cho thiệt giỏi. Pha chế đây là pha chế “nước mắm”, gia giảm thêm thắt thế nào đó để biến nó thành một thứ gia vị hay một món ăn từ chỗ chỉ là quốc hồn quốc túy Việt nam thành ra là quốc tế như phở chẳng hạn thì cũng đã là mừng chán. Đương nhiên người pha chế đây là giới sáng tác, giới chuyên trị hòa âm… Bằng cách nào đó, họ làm sao mà để có thể biến Hòn Vọng Phu thành ra cực kỳ phổ biến như nhạc phẩm hip hop mang tên “Gangnam Style” của anh chàng người Hàn tên Psy năm nao thì còn thật là “thần tiên” biết là chừng nào. Dĩ nhiên đây chỉ là nói trên nguyên tắc hay trên lý thuyết mà thôi. Còn thực tế có làm được hay không thì lại là chuyện khác. Chứ còn chuyện sân khấu “hoành tráng”, hay một giọng ca đặc sệt opera, có nghĩa là một really big voice nào đi chăng nữa, hay thậm chí cứ cho luôn là cả hai đi chăng nữa, và đại khái chỉ cả hai như thế không thôi như có thể tác giả bài chủ đã có đề cập tới thì có lẽ sẽ chẳng làm nên cơm cháo gì đáng kể.

Leave a Reply to Nguyễn Văn