WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hôm nay mùng 8 tháng 3

 

« Hôm nay, mùng 8 tháng3

Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi .

Nếu bà còn nói lôi thôi,

Thì tôi giặt nốt hộ tôi cái quần » ( Tú Sót )

pol_pl_Bukiet-roz-1928_1

Có nhiều người than phiền phụ nữ có Ngày Quóc tế Phụ nữ, có nhiều tổ chức tranh đấu cho quyền lợi người phụ nữ, trong lúc đó, cho tới thời đại @ này, vẫn chưa có một ngày dành cho cánh đàn ông, vẫn chưa có một tổ chức nào đứng ra lo tranh đấu cho quyền lợi của đàn ông . Đàn ông trước sau vẫn cô đơn . Phải chăng Ngọc Hoàng Thượng Đế đã muốn vậy ? Nếu không, tại sao có ngày thiếu nhi, ngày bô lão, ngày cây cỏ, ngày môi trường, ….cả ngày dành cho súc vật, những hội bảo vê súc vật ?

Nhưng cũng đừng quên khi người phụ nữ ngày nay có được ngày quốc tế phụ nữ, họ đã tranh đấu liên tục từ sau Cách mạng Nhơn quyền và Dân quyền Pháp, họ đã đổ không biết bao nhiêu máu và nước mắt . Còn các ông ? Các ông xưa nay vẫn luôn luôn là nguyên nhân của bao nhiêu đau khổ của người phụ nữ .

«… Bao nhiêu đau khổ của trần gian

Trời đã dành riêng để tặng nàng … »

Nguyễn Bính

 

Những ngày tháng đáng nhớ

Để tự giải phóng thân phận người phụ nữ khỏi kìm kẹp xã hội do đàn ông tổ chức và điều hành, năm 1910, người phụ nữ tổ chức một Hội nghị phụ nữ đưa ra đề nghị thiết lập một Ngày Quốc tế Phụ nữ và đề nghị đã đươc Hội nghị tán thành .

Ý niệm sơ khởi về Nữ quyền đã có, tháng 3 năm 1911, hằng triệu phụ nữ Âu châu đồng loạt xuống đường biểu tình để đòi hỏi phải có một ngày quốc tế phụ nữ .

Qua hai năm sau, ý tưởng về một ngày quốc tế phụ nữ thắm nhuần, ngày 3 tháng 8, phụ nữ Nga âm thầm tổ chức những buổi họp mặt bí mật để chuẩn bị ráo riết những ngày tranh đấu sắp tới .

Ngày 8 tháng 3 năm 1914, phụ nữ biểu tình rầm rộ đòi quyền bầu cử ở Đức . Liền năm sau, phụ nữ ở Oslo, Na-uy (Norvège) hô hào đòi thực hiện nữ quyền và hòa bình .

Năm 1917, để chuẩn bị cướp chánh quyền mùa thu, Lénine đã phải ban hành ngày mùng 8 tháng 3 làm ngày phụ nữ để xoa dịu phong trào nữ công nhân biểu tình ở Saint Peter Strasbourg đòi quyền bầu cử, cải thiện điều kiện làm việc, quyền nam-nữ bình đẳng, .. . Những cuộc biểu tình của phụ nữ đã bắt đầu thật sự làm rung chuyển xã hội âu châu trong những năm đầu thế kỷ trước .

Năm 1946, ngày pụ nữ đươc đem ra thảo luận ở các quốc gia Đông Âu .

Phải đợi tới năm 1977, Tổ chức Liên hệp Quốc mới chánh thức ban hành Ngày mùng 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Và năm 1982, Pháp chánh thức nhìn nhận ngày mùng 8 tháng 3 là Ngày Quốc tế Phụ nữ của Pháp .

Như vậy từ đầu thế kỷ XX, người phụ nữ của các quốc gia họp nhau lại để tranh đấu bảo vệ những quyền lợi của họ mà trước đây họ không hưởng đươc, cả những quyền tự nhiên như quyền được làm một con người . Trước đó, nhận thấy phong trào tranh đấu ôn hòa quá chậm chạp, một số phụ nữ ở Anh đã đi học võ thuật nhựt bổn để dấn thân tranh đấu trực diện với đàn ông, những người nắm quyền chánh trị mà người phụ nữ bị lệ thuộc và nạn nhân .

Đã có Ngày 8 tháng 3, nhưng người ta muốn ngày này có nguồn gốc xa xôi hơn nữa . Lịch sử phải dẩn trở vế ngày nữ công nhân ngành dệt ở Huê kỳ biểu tình năm 1857 . Nhưng sau cùng mối liên hệ này không được thừa nhận .

Thân phận người Phụ nữ

Ông James Flynn, người Tân-Tây-lan, chuyên trắc nghiệm chỉ số thông minh (IQ = Intelligence Quote) công bố kết quả khảo sát của ông là phụ nữ Tây Âu, Huê kỳ, Úc và Tân-Tây-lan có chỉ số thông minh cao hơn đàn ông, tuy sự thông minh của dân chúng ở những nơi này đều tăng trong gân đây . Đây là điều ghi nhận được ở người phụ nữ từ sau hơn 100 năm nay . Theo ông người phụ nữ ngày nay thông minh vượt hẳn nam giới vì đời sống văn minh khoa học hiên đại đã bắt buộc mọi người phải vận dụng tối ta khả năng tinh thần của mình để đối phó với cuộc sống mà tiềm năng ở người phụ nữa phong phú hơn, sức hoạt động cũng mạnh và bền bỉ hơn . Khi có điều kiện phát triển, họ phát triển mạnh .

Vậy mà ngày nay, có hơn 60 % nữ sinh viên nhưng trong các xí nghiệp lớn, Chánh phủ, Quốc Hội, …số phụ nữ vẫn kém hơn đàn ông, làm việc cùng ngành nghề, mức lương và sự thăng tiến vẫn còn thắp hơn và chậm hơn đàn ông tuy luật pháp đã qui đinh sự bình đẳng nam-nữ .

Thân phận người phụ nữ ở các xứ hồi giáo lại còn vô cùng thảm hại . Riêng ở Việt Nam, từ khi có cộng sản cai trị, người phụ nữ, cả thiếu nữ bắt đầu bị con buôn cộng sản, thi hành chánh sách xóa đói giảm nghèo, tổ chức bán ra nước ngoài làm mải dăm hoặc ở đợ với mức lương không đủ sống .

Trước kia, ngay dưới thời quân chủ cực thịnh, địa vị người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội được luật pháp bảo đảm tối thiểu về đời sống vật chất và tinh thần . Thí dụ, trong quan hệ với chồng, sau 3 tháng cưới về, người chồng không làm tròn bổn phận, người vợ có quyền đề xuất ly hôn . Điều này hoàn toàn khác hẳn với Tàu tuy Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Tàu . Hơn nữa, còn mới mẻ hơn cả đối với Âu châu thời đó .

Vậy người phụ nữ ngày nay nhìn ngưòi đàn ông Việt Nam như thế nào? Chắc chắn họ chỉ thấy đàn ông cầm quyền ở Việt nam làm mọi cách giữ chế độ độc tài giúp họ vừa bán nuớc, vừa cướp bốc có thật nhiều tiền bạc để hưởng thụ chớ không hề biết nghĩ tới xây dựng đất nước, cải thiện đời sống dân chúng . Như vậy họ có đáng bị đàn bà khinh bỉ không ?

Tại sao phải tới hơn nửa thế kỷ sau mới có Ngày Mùng 8 Tháng 3?

Thật vậy địa vị người phụ nữ về mặt nhân quyền được cải thiện quá chậm . Cuộc Cách mạng Pháp 1789 mang ý nghĩa lịch sử là cuộc Cách mạnh Nhơn quyền và Dân quyền mà lại hoàn toàn bỏ quên thân phận người phụ nữ, tuy họ chiếm hơn phân nửa nhơn loại .

Thế lực truyền thống lớn mạnh, quyền lợi của nam giới cầm quyền, thành kiến đối với phụ nữ hình thành hàng ngàn năm do văn hóa Cơ đốc giáo, đã làm cho vấn đề phục hồi địa vị phụ nữ không thể dễ dàng .

Trong cuộc tranh luận về địa vị phụ nữ, tuy cũng có phái chủ trương nam-nữ bình đẳng, nhưng lực lượng lại quá yếu. Cũng có một số người đồng ý nam-nữ bình đẳng trên nguyên tắc, nhưng lại nhấn mạnh sự khác biệt giữa nam-nữ về mặt sinh lý, tâm lý và khí chất, tức là tính chất bổ sung cho nhau . Hơn nữa về mặt quyền lợi, người chồng đã là đại diện gia đình rồi, không đủ sao ? Đây là cái cớ và lý lẽ tốt nhất để tiếp tục duy trì sự bất bình đẳng nam-nữ . Lập luận nam trọng nữ khinh tiếp tục cho rằng phụ nữ so với nam giới có sự khác biệt không thể khắc phục được và qua việc quá nhấn mạnh và khuếch đại sự khác biệt đó đã tạo thành chỗ dựa bền vững cho sự bất bình đẳng nam-nữ trong đời sống xã hội, cả về chính trị .

Vì người phụ nữ không đứng ra làm cách mạng mà chỉ là người thừa hưởng cuộc đại cách mạng . Mặc dầu Cách mạng Pháp đã giải phóng người Do Thái, hủy bỏ chế độ nô lệ da đen, …

Cuối cùng, Bộ luật Dân sự của Napoléon lấy danh nghĩa nam- nữ cần thiết bổ sung cho nhau đã cho phép sự bất bình đẳng về giới tính . Đối với nam giới, nó là quyền lợi ; đối với phụ nữ, nó là nghĩa vụ . Napoléon chủ trương phụ nữ phải phục tùng chồng .

Bộ luật quy định: “Chồng phải bảo vệ vợ mình, vợ phải tuân theo chồng mình” (điều 213), “ vợ có nghĩa vụ sống chung với chồng và phải theo chồng tới nơi cư trú mà người chồng cho là thích hợp ; chồng có trách nhiệm tiếp nhận vợ mình và có nghĩa vụ cung cấp nhu cầu sống cho vợ mình tùy theo khả năng và địa vị ” (điều 214).

Chưa được chồng đồng ý thì vợ không có quyền cho tặng, chuyển nhượng, thế chấp và thu nhận . Đây không gì khác hơn là thứ “ phu xướng phụ tùy ” .

Những qui định bất bình đẳng trong Bộ luật Napoléon mãi đến năm 1938 và 1942 mới thay đổi .

Vài vần thơ về Ngày Mùng 8 Tháng 3

Cứ mỗi năm tới ngày mùng 8 tháng 3, nhiều người nhắc tới bài thơ « Hôm nay mùng 8 tháng 3, Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi … » của Tú Sót mà ít người biết về nhà thơ trào phúng này . Nhưng với nhiều bản khác nhau, tuy nội dung không xa nhau lắm .

Tú Sót tên thật là Châu Thành, sanh năm 1930 tại Nghệ An . Năm 6, 7 tuổi, ông bắt đầu học chữ nho, sau đó mới học quốc ngữ . Lớn lên, ông tham gia chống thực dân pháp .

Ông lấy hiệu « Tú Sót » vì muốn nói mình chỉ là kẻ còn sót lại sau các tiền bối Tú Xương, Tú Mở .

Bài thơ trên có tựa là « 8-3 muôn năm » được làm trong những năm 80 của thề kỷ trước . Thơ của ông được tập trung lại thành một quyển nhan đề « Gà trống đẻ » (Thanh niên, Hà nôi, 1989) gồm nhiều bài dưới nhiều dạng khác nhau, như tứ tuyệt, lục bát, thất ngôn, thơ đố vui và được xuất bản . Đoc thơ của ông, người ta có cảm tưởng như ông mong ước có dịp làm cho mọi người ai cũng có được một tiếng cười trong sáng .

Về thơ Tú Sót, có một giai thoại khá lý thú . “ Có một năm, đúng ngày mùng 8 tháng 3, nhà thơ Trịnh Thanh Sơn, bạn của ông, đi uống rượu với bạn bè đến khuya mới về . Vợ làm cơm, có nhiều món ăn ngon, ngồi đợi .

Thấy chồng về, đã muộn lại còn say lướt khướt, bà vợ tỏ ý không vui, mặt cứ nặng như chì…. Thanh Sơn liền đứng giữa nhà, đọc oang oang một bài thơ của Tú Sót, không hiểu sao lúc đó, bài thơ lại nhập tâm đến như thế :

 

“ Hôm nay mùng 8 tháng 3,

Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi

Tôi phần bà một đĩa xôi .

Sợ bà xấu bụng, tôi xơi hộ bà ! ”.

Bà vợ nghe ông chồng say đọc xong bài thơ, cười ngặt nghẽo . Hú vía ! Tú Sót đã một phen cứu bạn thoát khỏi thảm nạn sư tử Hà đông ”.

Thơ của Tú Sót diển tả cái hay, cái tình, cái hài hước rất tự nhiên mà đủ làm cho người đọc thấy hình ảnh một người chồng hiểu và biết ơn vợ . Rất nhiều thế hệ đã mê thơ của ông . Họ mê đến mức họ đã không ngại “ phỏng thơ ” Tú Sót để đưa ra nhiều dị bản mà ai đọc qua cũng không giử được khỏi cười . Thí dụ như bài thơ sau đây mô tả tâm cảnh « xốn xang » của chị em phụ nữ trong Ngày Quốc tế Phụ nữ ở Miền Bắc xã hội chủ nghĩa trước 30/04/75 :

« Hôm nay mùng 8 tháng 3

Chị em phụ nữ đi ra đi vào

Hãy xem bất cứ nhà nào

Chị em rỗi việc cũng vào cũng ra .

Thật là ngứa mắt chúng ta

Nhưng thôi cứ để họ ra, họ vào.

Không thì “cửa sắt” họ rào,

Anh em đố được “ đi vào, đi ra »

© Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

 

 

11 Phản hồi cho “Hôm nay mùng 8 tháng 3”

  1. Lão Ngoan Đồng says:

    thơ Bút Tre

    HÔM NAY MỒNG TÁM THÁNG BA
    CHỊ EM PHỤ NỮ RA SÂN ĐÁNH CẦU
    LÔNG BAY PHẦN PHẬT TRÊN ĐẦU CÁC ÔNG

  2. Tran Vinh says:

    Bí ẩn gì đằng sau vấn đề BBT DCV không cho đăng lá thư ngày 29/2/2106 tố cáo bọn Cộng sản Hà nội đàn áp nữ luật sư Lê Thị Công Nhân ?!

    BBT: Không đăng được vì nó quá dài so với 1 ý kiến. Nếu muốn bạn có thể để lại 1 đường link

  3. Bútnưasắc says:

    Mừng ngày mồng Tám tháng Ba
    Chị em phụ nữ đảng ta xuất càng
    Đài Loan,Tàu,Mã,Nam Hàn
    Thị Trường Kinh té lan tràn bán trôn

  4. Khổng Đức Thiên Tâm says:

    Nhân dịp mồng tám tháng ba, cô sinh viên Thục Anh năm thứ nhất thuộc Cao Đẳng Kinh Thánh Canada đã soạn một bài : 8 có 3 không của hai người phụ nữ khác nhau. Xin qúi bạn đọc giả cùng tham khảo.
    Vì không hy vọng được đăng vào trang chính, nên xin gửi ké theo Cỏ May cũng trong Chủ Đề Người Nữ.

    HẠNH PHÚC MỒNG TÁM THÁNG BA

    Hôm nay là ngày 8 tháng 3, chắc hẳn giới nữ chúng ta sẽ nhận được rất nhiều lời chúc về nhan sắc siêu đẹp, tiền bạc dư dật, tài ba lừng lẫy và danh vọng cao sang.

    Những lời chúc đó không sai, nhưng trổi hơn cả, Khải Tượng xin gửi tới các bạn nữ lời chúc thiêng liêng, để vươn tận đến thiên đàng rồi định cư và tồn tại vĩnh hằng.

    Nhiều người nữ trong đó có cả tôi đã từng mù quáng đi tìm hạnh phúc ảo, thứ hạnh phúc tạm bợ, thuộc về thế gian, nhìn nó hào nhoáng, đẹp mắt, nhưng nó cũng chóng vánh biến mất như bông hoa sớm nở tối tàn.

    Thật đớn đau thay nó đã để lại những vết thương trong trái tim chúng ta không bao giờ lành lặn.
    Sắc đẹp đó! Tiền tài ư? Địa vị và Danh vọng, là thứ hạnh phúc không bền lâu.

    Làm thế nào để chúng ta nhận được nguồn hạnh phúc thiêng liêng chất ngất niềm vui, chan chứa niềm tin yêu hy vọng, rồi chính nó xuyên qua các tầng trời, bước vào nơi vô tận?

    Đây là hạnh phúc thật!
    Khải Tượng cùng các bạn nữ mồng tám tháng ba hãy ra tay tìm kiếm nhé!
    Nào giới nữ chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện để Thần Linh Thánh Chúa tác động và cảm hóa tâm linh chúng ta thông hiểu qua quy tắc: 8 có 3 không

    A- 8 CÓ:
    Đối với quy tắc này, chúng ta cùng nhau đến với Giăng 20:10-18.
    Đây là phân đoạn Kinh Thánh viết về Ma-ri Ma-đơ-len – người nữ được Chúa hiện ra đầu tiên trên thế giới.
    Vậy điều gì đã khiến bà được Chúa Giê-xu hiện ra?
    Bạn có muốn được Chúa hiện ra giống Ma-ri Ma-đơ-len và tận hưởng niềm hạnh phúc thiêng liêng đến từ nơi Chúa không?
    Chúng ta cùng học tập tấm gương Ma-ri Ma-đơ-len 8 điều sau nhé:

    1- Khóc
    “Song Ma-ri đứng bên ngoài, gần mộ, mà khóc. Người vừa khóc, vừa cúi xuống dòm trong mộ,” – Giăng 20:11

    2- Yêu và kiên nhẫn
    “thấy hai vị thiên sứ mặc áo trắng, một vị ngồi đằng đầu, một vị ngồi đằng chân, chỗ xác Đức Chúa Jêsus đã nằm. Hai thiên sứ hỏi: Hỡi đàn bà kia, sao ngươi khóc? Người thưa rằng: Vì người ta đã dời Chúa tôi đi, không biết để Ngài ở đâu.” – Giăng 20:12-13

    3- Chúa hiện ra
    “Vừa nói xong người xây lại thấy Đức Chúa Jêsus tại đó; nhưng chẳng biết ấy là Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa Jêsus hỏi người rằng: Hỡi đàn bà kia, sao ngươi khóc? Ngươi tìm ai? Người ngỡ rằng đó là kẻ làm vườn bèn nói rằng: Hỡi chúa, ví thật ngươi là kẻ đã đem Ngài đi, xin nói cho ta biết ngươi để Ngài đâu, thì ta sẽ đến mà lấy.” – Giăng 20:14-15

    4- Mừng vui khôn xiết
    “Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hỡi Ma-ri, Ma-ri bèn xây lại, lấy tiếng Hê-bơ-rơ mà thưa rằng: Ra-bu-ni (nghĩa là thầy)!” – Giăng 20:16

    5- Nhìn thấy Chúa
    “Đức Chúa Jêsus phán rằng: Chớ rờ đến ta; vì ta chưa lên cùng Cha!” Giăng 20:17

    6- Nghe Chúa phán
    “ Nhưng hãy đi đến cùng anh em ta, nói rằng ta lên cùng Cha ta và Cha các ngươi, cùng Đức Chúa Trời ta và Đức Chúa Trời các ngươi.” – Giăng 20:17

    7- Đi báo các môn đồ đã nhìn và nghe Chúa phán bảo
    “Ma-ri Ma-đơ-len đi rao bảo cho môn đồ rằng mình đã thấy Chúa, và Ngài đã phán cùng mình những điều đó.” – Giăng 20:18

    8- Quỳ gối thờ lạy Ngài
    Ma Thi Ơ 28:9 “Nầy, Đức Chúa Jêsus gặp hai người đàn bà đó, thì phán rằng: Mừng các ngươi! Hai người cùng đến gần ôm chân Ngài, và thờ lạy Ngài.”
    Ma-ri Ma-đơ-len, một người phụ nữ với một quá khứ đầy tội lỗi nhưng cũng là người phụ nữ đầu tiên được Chúa hiện ra. Không phải vì bà có sắc đẹp, có nhiều tiền hay có địa vị, danh vọng cao quý mà vì chính tâm hồn tan vỡ của bà đặt trọn niềm tin lớn lao, tình yêu chân thành và hy vọng tràn đầy nơi Chúa với 8 biểu hiện trên mà Chúa Giê-xu đã hiện ra với bà. Một người nữ đáng kính và đáng học tập phải không các bạn!?

    Bạn nắm được quy tắc 8 có rồi chứ?
    Nào bây giờ chúng ta hãy cùng đến với quy tắc 3 không nhé!

    B- 3 KHÔNG
    Với quy tắc này chúng ta cũng đến với một người nữ trong Kinh Thánh nhưng là người nữ đầu tiên bị Sa-tan cám dỗ đó chính là Ê-va trong Sáng Thế Ký 3:1-7

    1- Không nói chuyện với rắn
    “Trong các loài thú đồng mà Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu đã làm nên, có con rắn là giống thông minh hơn hết. Nó nói với người nữ rằng: Này! Thiên Chúa có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao?
    Người nữ đáp cùng con rắn: Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn,” – Sáng Thế Ký 3:1-2

    2- Không nghe con rắn
    “nhưng về trái của cây mọc giữa vườn, Thiên Chúa có phán rằng: Các ngươi chẳng được ăn đến, các ngươi cũng chẳng được đụng đến, để các ngươi không chết.
    Rắn nói với người nữ rằng: Các ngươi chẳng chết đâu;
    nhưng Thiên Chúa biết rằng, trong ngày các ngươi ăn nó, mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ như Thiên Chúa, biết điều thiện và điều ác.” – Sáng Thế Ký 3:3-5

    3- Không làm theo ý rắn
    “Người nữ thấy cây ấy trái ăn ngon, lại đẹp mắt, là cây đáng chuộng vì để mở trí khôn, thì hái trái, ăn, rồi cũng trao cho chồng gần mình, chồng cũng ăn.
    Kế đó, mắt của họ đều mở ra, họ biết rằng họ trần truồng. Họ kết lá cây vả làm thành khố.” – Sáng Thế Ký 3: 6-7

    Bạn biết hậu quả Ê-va đã để lại cho chúng ta là chiến tranh, bệnh tật, nghèo khổ và đói khát khi đã nói chuyện, nghe và làm theo lời con rắn đúng không?

    Với quy tắc 8 có 3 không này, Khải Tượng cầu chúc tất cả con cái Chúa đặc biệt là phái nữ sẽ nhận được những giá trị cho riêng mình, đó là thuộc lòng và áp dụng 8 CÓ và 3 KHÔNG.

    P/s: Cám ơn Chúa, cám ơn thầy giúp tôi hiểu lời Chúa mỗi ngày, cám ơn các bạn đã đọc bài viết này.

  5. nguyễn thi cỏ may says:

    Xin thưa lại :

    Đã viết sai tên thành phố phía bắc của Nga Saunt Peterstrasbourg vì trong lúc viết lại nghĩ tới Strasbourg, tên thành phố của Alsace, Pháp, mà không thấy .
    Kính mong quí vị độc giả lượng giải cho sự lẩm cẩm này .
    Xin cảm tạ vị độc giả Cỏ Voi, tức Cỏ Vĩ đại, đã sẳn lòng nêu lỗi của người viết để có dịp tạ lỗi .
    Trân trọng,

    ntcm

    • Thạch Đạt Lang says:

      @NT Cỏ May!

      Thưa tác giả!

      Hình như tác giả viết sai lần thứ hai. Không có thành phố nào ở Nga tên là Saunt Peterstrasbourg, chỉ có Saint Petersburg, viết theo tiếng Pháp là Saint Péterbourg.

      Thạch Đạt Lang

  6. Cỏ Voi says:

    Liệu bà Cỏ May có vấn đề về thần kinh hay không ? khi bà ấy viết : “Năm 1917, để chuẩn bị cướp chánh quyền mùa thu, Lénine đã phải ban hành ngày mùng 8 tháng 3 làm ngày phụ nữ để xoa dịu phong trào nữ công nhân biểu tình ở Saint Peter Strasbourg đòi quyền bầu cử, cải thiện điều kiện làm việc, quyền nam-nữ bình đẳng, .. . “.
    Cứ theo đoạn viết này thì lúc đó Lê nin “chuẩn bị cướp chánh quyền mùa thu”, tức là ông ta chưa có quyền hành gì, vậy tại sao ông ta lại có thể ban hành ngay mùng tám tháng 3 làm ngày phụ nữ để “xoa dịu …”. Hay là ngược lại ông ta đã tận dụng ngày 08.03 để kêu gọi phụ nữ đi biểu tình, tham gia đấu tranh lật đổ Sa hoàng ?
    Còn nữa ,Strasbourg là một thành phố của Pháp, vậy mà bà ta “đẻ” ra cái thành phố “liên minh Nga Pháp ” là Saint Peter Strasbourg” theo trí tưởng tượng, hay là vì dốt ? Bà Cỏ may ơi, bà ở Pháp mà chưa đến Strasbourg bao giờ hay sao mà lại tưởng nó ở bên Nga? Nói thì có thể sai cũng được , nhưng viết thì từ nay bà nên cẩn thận kẻo người đọc coi thường bà đấy. Bà đừng tưởng mình là nhất, thường thôi, xoàng là khác.

    • Thanh Hà says:

      Bạn thân mến, thành phố Saint Petersburg tức là Petrograd là thủ đô của thời Sa Hoàng. Lenin lúc đó chưa nắm được chính quyền, nhưng từ Thụy sĩ, nơi ông ta sống lưu vong vẫn âm thâm điều hành các cuộc đình công, biểu tình của công nhân nữ và lấy ngày 08.03.1917 là ngày khởi sự cuộc đình công lớn nhất với 90.000 người tham dự rồi lan rộng dẫn tới cuộc cách mạng Nga vào mùa thu tháng 10, lật đổ hoàn toàn ách thống trị độc tài của Sa Hoàng. Còn Strasbourg là thành phố lớn của Pháp.
      Có thể chị ấy viết được chưa hết chữ mà mẫu chữ có sẵn nhẩy ra, chỉ cần chạm nhẹ là nó gắn tự động vào. Nhưng kể cả sai do vội vã, thiết nghĩ mình góp ý không cần thiết phải chỉ trích kiểu như bạn. Thóa mạ người khác là “Bà đừng tưởng mình là nhất, thường thôi, xoàng là khác.” liệu bạn có khá hơn không?

      • Cỏ Voi says:

        Hơn là cái chắc. Tôi không thể lẩm cẩm, lẫn lộn lung tung như thế được. Trắng thành đen, đen thành trắng, lộn sòng lịch sử, đảo ngược thời gian và ngô nghê về tri thức. Lê nin chưa cầm quyền mà lại muốn có ngày mùng 8 tháng ba, và tệ hại hơn nữa là không phải để đấu tranh lật đổ Sa Hoàng mà lại là để “xoa dịu” phong trào đấu tranh của phụ nữ chống Sa Hoàng, thế hóa ra ông ta là quan của Sa hoàng à ? không thể tưởng tượng được.
        Bà Cỏ May quá coi thường người đọc và quá cẩu thả bừa bãi, tự hạ thấp giá trị của mình khi cố tỏ ra cho mọi người là mình hiểu biết, biết được tý gì là cứ “tương ra một đống” hầm bà làng như vậy. Đã không chịu nhận lỗi lại còn đổ tại “tin học” (… mẫu chữ có sẵn nhẩy ra, chỉ cần chạm nhẹ là nó gắn tự động vào), thôi thì tại tin học và cẩu thả nên có Sain Peter Strassbourg, còn sai lầm về ông Lê nin với ngày 8 tháng ba thì tại cái gì ? không thấy nói đến ? Thiết nghĩ bà hãy tự trả lời mình.
        Còn bà Thanh Hà này có phải là Cỏ May hay không thì ai cũng hiểu, sao lúc này bà khôn thế, giỏi thế?

  7. tom Le says:

    Mừng ngày mùng tám tháng ba
    Đàn ông nằm dưới đàn bà nằm trên :-)

  8. Tiến sĩ VC says:

    “Ngày 8 tháng 3″ là ngày “Nhiều chuyện” hay ngày “Ngồi lê đôi mách”

Phản hồi