WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mỹ chặn TQ bằng cách… chém gió?

tin-tuc-kinh-te-trung-quoc-vuot-my-2

Nhiều người đã hỏi chúng tôi, nhất là sau những buổi nói chuyện về Biển Đông trên TV: “Bao giờ Mỹ đánh Trung Quốc?” Có người còn căn dặn: “Tham vọng của Trung Quốc là bá chủ thế giới nên phải thẳng tay với chúng, chiếm được Biển Đông, chúng sẽ chiếm luôn cả Thái Bình Dương…”

Trong khi đó, ngày 21.1.2016, đài VOA của Mỹ đã phổ biến một bản tin dưới đầu đề “Năm 2030: Biển Đông sẽ thành ao nhà của Trung Quốc” với đoạn mở đầu như sau: Không còn gì để thắc mắc, tới năm 2030, Trung Quốc sẽ là một siêu cường trên thế giới và Biển Đông sẽ trở thành ‘ao nhà’ của Bắc Kinh, theo một phúc trình mới công bố của Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS tại Hoa Kỳ.” Bài báo còn cho biết: CSIS lưu ý rằng quân đội nhân dân Trung Quốc trong tương lai gần sẽ vận hành vượt xa ra ngoài phạm vi Chuỗi đảo Thứ nhất kéo dài từ Nhật Bản tới Philippines vươn ra Ấn Độ Dương.

Bài phân tích của CSIS có tên là “Asia-Pacific Rebalance 2025: Capability, Presence, and Partnerships” (dài 275 trang).

Đa số người Việt đấu tranh vẫn chưa từ bỏ được tập quán nhận định tình hình theo cảm tính (emotion), tức theo ước muốn của mình và thường bất bình mỗi khi nghe nói hay đọc một bài có nhận định trái với ước muốn của mình, mặc dầu đó là Sự Thật. Tôi nhớ lại vào tháng 4 năm 1975, khi Đà Nẵng đã mất, một nhà lãnh đạo Miền Nam vẫn còn nói với tôi: “Mỹ không bỏ Miền Nam đâu!”

Bây giờ chúng ta hãy tạm bỏ cảm tính ra ngoài, thử lắng nghe và nhìn xem, trên phương diện chiến lược và chiến thuật, Mỹ và Trung Quốc đang làm gì ở Biển Đông. Tại sao CSIS lại tiên đoán như vậy?

ĐƯỜNG LỐI CỦA MỸ VỀ BIỂN ĐÔNG

Muốn nắm vững đường lối của Mỹ ở Biển Đông, tốt hơn cả là đọc những lời phát biểu của các viên chức Mỹ nói về vấn đề này:

Hôm 4.6.2010, tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á, hay còn được biết đến với tên Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates đã tuyên bố:

“Chính sách của chúng tôi là rõ ràng: điều cốt yếu là sự ổn định, tự do hàng hải, phát triển kinh tế tự do và không bị cản trở phải được duy trì. Chúng tôi không đứng về bên nào trong bất cứ yêu sách nào về tranh chấp chủ quyền, nhưng chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực và các hành động cản trở tự do hàng hải.”

Phát biểu trước Quốc hội Úc hôm 17.7.2011, Tổng thống Barack Obama đã nói về sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Biển Đông như sau:

“Nơi đây luật pháp và quy tắc quốc tế đều được thực thi. Nơi đây thương mại và tự do hàng hải không bị cản trở. Nơi đây những cường quốc đang nổi lên đóng góp vào an ninh khu vực, và nơi đây những sự bất đồng đều được giải quyết một cách hòa bình. Đó là tương lai mà chúng tôi đang tìm kiếm…

“Chỉ đạo của tôi hết sức rõ ràng. Trong khi chúng tôi lên kế hoạch và ngân sách cho tương lai, chúng tôi sẽ dành các nguồn lực cần thiết để bảo đảm hiện diện quân sự hùng mạnh ở khu vực này. Chúng tôi sẽ giữ vững khả năng độc đáo của mình nhằm thể hiện sức mạnh và răn đe các mối đe dọa đối với hòa bình…

“Chúng tôi đã thấy Trung Quốc có thể là một đối tác từ việc giúp giảm căng thẳng trên bán đảo Triều tiên đến hỗ trợ ngăn chặn nạn phổ biến vũ khí hạt nhân. Và chúng tôi sẽ tìm kiếm thêm các cơ hội hợp tác với Bắc Kinh, bao gồm giao thiệp nhiều hơn giữa quân đội hai nước nhằm tăng cường hiểu biết và tránh [để xảy ra] các toan tính sai lầm.

“Tựu trung để chúng ta khỏi nghi ngờ gì thêm: tại Á Châu Thái Bình Dương, trong thế kỷ thứ 21, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ toàn tâm nhập cuộc.”

HÃY NGHE TRUNG QUỐC ĐÁP TRẢ

Trên tờ Nhân Dân Nhật Báo ngày 4.8.2011, nhà bình luận Zhong Sheng cảnh cáo:

“Vài quốc gia sẽ trả giá vì đánh giá sai về chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc… Bất kỳ quốc gia nào có đánh giá sai lầm chiến lược nghiêm trọng về vấn đề này chắc chắn sẽ phải trả giá cao.”

Nhân Dân Nhật báo ngày 28.9.2011 đã đưa ra lời cảnh cáo:

“Các nước Á Châu nên cảnh giác với sự nguy hiểm của cảm tưởng họ thấy rằng họ có thể ‘làm bất cứ cái gì họ muốn’ vì có sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở khu vực.”

Hôm 25.10.2011, tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc đã cảnh cáo đích danh Việt Nam và một số nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông rằng các quốc gia này “cần chuẩn bị tâm lý để nghe tiếng đại bác” nếu như vẫn tiếp tục đối chọi với Trung Quốc.

Chúng ta nhớ lại, khi còn là Phó Chủ Tịch Nước, trong cuộc viếng thăm California, Hoa Kỳ, ngày 7.6.2013, ông Tập Cận Bình, đã nói với Tổng Thống Obama: “Thái Bình Dương rộng lớn có đủ chỗ cho 2 quốc gia lớn như Mỹ và Trung Quốc”. Nói cách khác, Trung Quốc sẵn sàng chia cái bánh Biển Đông với Mỹ. Nhưng sau khi lên làm Chủ Tịch Nước rồi, Thái độ Tập Cận Bình lại đổi khác.

Trong cuộc gặp gỡ Tổng Thống Obama tại Washington vào cuối tháng 9 năm 2015, trang mạng Maritime Professional ngày 28.9.2015 cho biết Tổng Thống Barack Obama đã có các cuộc thảo luận thẳng thắn với Chủ tịch nước Trung Quốc về các cuộc tranh chấp biển trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương. Ông Tập bác bỏ cáo buộc cho rằng nước ông đang tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, nhưng một lần nữa ông khẳng định vùng biển phía Nam Trung Hoa, tức Biển Đông, đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa, và Bắc Kinh có quyền hành sử quyền hàng hải của mình tại đó. Ông Tập nói Trung Quốc có quyền xây những kiến trúc trên các bãi đá ở Trường Sa, nhưng Bắc Kinh không có ý định quân sự hoá những nơi này.

Tổng Thống Obama nói ông tin rằng Mỹ và Trung Quốc có khả năng xử lý những khác biệt quan điểm, và sự cạnh tranh giữa hai nước có tính xây dựng và tích cực.

(Xem “Trung Quốc nhất quyết ‘bám’ Biển Đông”, VOA ngày 28.9.2015)

Theo yêu cầu của Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 20.8.2015, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã công bố “Chiến lược an ninh biển Châu Á – Thái Bình Dương” (Asia Pacific Maritime Security Strategy) gồm ba phần chính: Mục tiêu, bối cảnh chiến lược và các biện pháp triển khai. Bản phúc trình cho biết:

Từ tháng 12/2013-6/2015, Trung Quốc đã bồi đắp hơn 2.900 mẫu Anh, chiếm 95% diện tích đất đai ở Trường Sa, lớn hơn gấp 17 lần tổng diện tích các bên yêu sách khác cải tạo trong vòng 40 năm qua. Đặc biệt, chỉ trong ba tháng trước thời điểm BQP Mỹ công bố APMSS, diện tích đất Trung Quốc bồi đắp tăng tới 50% từ 2.000 mẫu Anh vào tháng 5/2015. Trên cả bảy thực thể chiếm đóng, Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng mà Mỹ quan ngại nhất là mục đích quân sự như đường băng 3.000 mét ở Chữ Thập và đang dự xây một đường băng thứ hai ở Subi, cầu cảng cho tàu chiến và tàu chấp pháp neo đậu phục vụ các hoạt động dài ngày ở phía nam Biển Đông.

Trước sự lộng hành của Trung Quốc, Mỹ đã làm gì?

THUA VÕ MỒM, MỸ CHÉM GIÓ?

Trong hai ngày 9 và 10.11.2014 Bộ Quốc Phòng Mỹ và Bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã ký kết “Bản Ghi Nhớ về Sự Hiểu Biết” (Memorandum of Understanding) ấn định “Cách Ứng Xử đối với Các Cuộc Gặp Gỡ Không Báo Trước trên Biển” (Conduct for Unplanned Encounters at Sea, viết tắt là CUES) để Tàu Mỹ và Tàu Trung Quốc đừng đụng nhau trên biển khi có “sự cố bất thường” diễn ra!

Thỏa hiệp với Trung Quốc xong Mỹ mới bắt đầu Chém Gió. Vậy Chém Gió là gì?

Chém Gió vốn là một môn võ thuật trong Thiếu Lâm Tự, chữ Hán gọi là “Đoạn Phong Trảm”, nhưng Mỹ không dùng võ thuật của Tàu vì sợ bị phá, mà dùng võ thuật Chém Gió của người Việt, đại khái như sau:

Chém Gió tức là dùng vũ khí chém vào khoảng không tạo ra những tiếng vi vút, vũ khí càng bén ngọt tiếng vi vút càng lớn, nhưng chẳng gây thiệt hại hay tổn thương cho ai cả. Những người không biết võ thuật hay đang ở trong cảnh tuyệt vọng, nghe tiếng Chém Gió là cứ tưởng “thời cơ đã đến rồi”!

Từ năm 2011 đến nay Mỹ đã Chém Gió rất nhiều lần, nhưng hai lần sau đây được coi là có xảo thuật cao nhất:

1.- Kịch bản đảo Subi

Hôm 27.10.2010 tàu khu trục Mỹ USS Lassen đã thâm nhập khu vực biển có phạm vị 12 hải lý mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền tại bãi Vành Khăn và Subi ở Trường Sa.

Dân Biểu Randy Forbes nói rằng việc các tàu Mỹ đi vào trong 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông là phản ứng cần thiết dù quá chậm đối với hành vi gây bất ổn khu vực của Bắc Kinh.

Cũng trong ngày đó, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Lục Khảng đã đưa ra tuyên bố tại Bắc Kinh: “Trung Quốc cực lực bất bình và kiên quyết phản đối việc này”.

Đa số người Việt đấu tranh đều rất phấn khỏi khi đọc tin này vì cho rằng Mỹ sắp đụng đầu với Trung Quốc. Nhưng những người nắm vững Luật Biển thấy ngay rằng đây chỉ là một kịch bản do Mỹ và Trung Quốc kết hợp trình diễn để trấn an dư luận mà thôi.

Điều 17 của Luật Biển 1982 quy định rằng tàu thuyền của các quốc gia “đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”. Nói một cách tổng quát, “đi qua không gây hại” (inoffensive passage) có nghĩa là không gây thiệt hại cho hòa bình, trật tự, an ninh hay các lợi ích chính đáng của quốc gia ven biển. Theo điều 20, tàu ngầm khi đi qua lãnh hải của nước khác “phải đi nổi và phải treo cờ quốc tịch”. Tàu khu trục Mỹ USS Lassen của Mỹ khi đi qua lãnh hải của nước khác, kể cả của Trung Quốc, mà “không gây hại” thì không vi phạm Luật Biển, không có gì phải la làng.

2.- Kịch bản đảo Tri Tôn.

Hôm 30.1.2016 tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của Mỹ lại đi vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa và gọi đó là “chiến dịch tự do hàng hải” (FONOP). Nhưng Việt Nam nắm rất vững Luật Biển nên đã lật tẩy một cách khéo léo. Ngày 31.1.2016 phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Hải Bình tuyên bố: “Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải” của tàu chiến Mỹ theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.

Tóm lại, khi tàu chiến của Mỹ đi vào vùng 12 hải lý của bất cứ quốc gia nào mà “không gây hại” (inoffensive) thì không vi phạm Luật Biển, nhưng Mỹ la làng to lên như thế để Chém Gió: “Ta đang thách thức Trung Quốc đây!” Trung Quốc cũng la to để yểm trợ trò Chém Gió của Mỹ.

BIỂN ĐÔNG ĐANG ĐI VỀ ĐÂU?

Năm 2011, khi từ bỏ biện pháp Can thiệp Quân sự (Military Intervention) và chuyển qua Chiến Lược Chiến Tranh Ủy Nhiệm (Proxy War Strategy), tức xúi các lực lượng trong khu vực đối đầu với nhau, Mỹ đã tiên liệu Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông, nên đã đưa ra các tuyên bố sau đây:

1.- Mỹ không đứng về bên nào trong bất cứ yêu sách nào về tranh chấp chủ quyền.
2.- Mỹ phản đối việc sử dụng vũ lực và các hành động cản trở tự do hàng hải.
3.- Các tranh chấp phải được giải quyết theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
4.- Các cường quốc đang nổi lên (Nhật, Úc, Ấn) phải đóng góp vào an ninh trong khu vực.

Nói chuyện với BBC hôm 4.3.2016, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia bang giao quốc tế thuộc Đại học George Mason, Hoa Kỳ, cho rằng “sự can thiệp của Mỹ ở Á Châu tùy thuộc vào sự đóng góp của Á Châu, Mỹ không có làm một mình, thành ra việc cứ mong muốn Mỹ làm một mình là một điều rất sai lầm”. Nhưng “sự đóng góp của Á Châu” như thế nào?

Tại Trung Đông, Mỹ có thể áp dụng “chiến tranh ủy nhiệm” dễ dàng bằng cách kích động lòng hận thù tôn giáo như Mỹ đã làm tại VNCH năm 1963 khi muốn lật đỗ ông Ngô Đình Diệm. Mỹ vừa thả Iran ra để Iran lãnh đạo khối Shiite đối đầu một mất một còn với khối Sunni do Saudi Arabia lãnh đạo. Mỹ cũng đã bán được cho Saudi Arabia 90 tỷ USD vũ khí đủ loại.

Tại Châu Âu, Đức và Pháp đã từ chối đứng ra đối đầu bằng quân sự với Nga ở Ukraine thay Mỹ, bởi vì việc tách Ukraine ra khỏi Nga và sáp nhập vào Liên Âu chẳng những không có lợi mà còn tạo thêm gánh nặng cho Liên Âu, và làm cho Liên Âu mất khoảng 25 tỷ USD về mậu dịch với Nga mỗi năm.

Tại Thái Bình Dương, Mỹ muốn các nước trong vùng là Nhật, Úc, Ấn, Việt Nam và Philippines lãnh trách nhiệm đối đầu với Trung Quốc. Hôm thứ Tư 2.3.2016, tại New Dehli, Đô đốc Harris nói Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản cần phải “có tham vọng” bằng cách sẵn sàng thực hiện hoạt động “ở bất cứ nơi nào ngoài biển khơi và ở vùng trời phía trên đó”. Nhưng Nhật, Úc và Ấn không có tranh chấp về quyền sở hữu các đảo trên Biển Đông, còn quyền tự do hàng hãi thì chưa có đe dọa nào đòi hỏi phải hành động, do đó ba nước này đã từ chối.

Hôm 30.10.2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật là Nakatani đã xác định Tokyo không có kế hoạch tham gia vào chiến dịch của Mỹ «tuần tra bảo đảm tự do hàng hải» ở Biển Đông. Hôm 29.2.2016, Tokyo chỉ hứa sẽ cho Manila thuê khoảng 5 máy bay TC-90 cũ để quan sát. Úc đang tranh cãi về việc có tham gia tuần tra hay không. Trong chương trình Lateline của đài ABC hôm 4.3.2016 cựu Ngoại Trưởng Úc Bob Carr nói rằng “đó là một chiến lược mạo hiểm”. Nhà phân tích quốc phòng Catherine McGregor nói: “Tôi không nghĩ rằng hành động đơn phương trái với luật lệ không cần Úc phải hành động vì Úc không phải là bên trong việc tranh chấp này”. Tại Ấn Độ, ngày 11.2.2016 tờ The Times of India đưa tin Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phủ nhận thông tin nói Ấn và Mỹ đã thảo luận về vần đề tuần tra hải quân chung trong tương lai ở Biển Đông và nói “Những bản tin này chỉ là suy đoán”. Một phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ nói với Reuters rằng “New Delhi chỉ tham gia nỗ lực quân sự quốc tế dưới lá cờ của Liên Hợp Quốc.”

Với Việt Nam và Philippines, Trung Quốc chơi trò cá lớn nuốt cá bé: Đứa nào dám đối đầu với tao thì “cần chuẩn bị tâm lý để nghe tiếng đại bác” và đừng tưởng rằng “có thể ‘làm bất cứ cái gì họ muốn’ vì có sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở trong khu vực.” Việt Nam và Phi biết Trung Quốc nói là làm nên chẳng dám hó hé. Nếu Việt Nam có bị gì thì Mỹ cũng chỉ ca vài câu cải lương là xong.

Đọc bản “Chiến lược an ninh biển Châu Á – Thái Bình Dương” dài 25 trang của Bộ Quốc Phòng Mỹ mới công bố, chúng ta chưa tìm thấy có giải pháp nào có thể được coi là đáng tin cậy.

CSIS cho rằng chính sách ngăn chặn của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh không còn là quy chuẩn cho thời đại mới, và cũng không còn là chiến lược khả thi đối phó với Trung Quốc ngày nay. Mỹ cần kết hợp cả can dự (engagement), răn đe (deterrence) và trấn an (reassurance) với Trung Quốc.

Hiện nay Mỹ vẫn tiếp tục Chém Gió, nhưng đừng thấy Mỹ Chém Gió mà mừng.

Ngày 10.3.2016

© Lữ Giang

© Đàn Chim Việt

25 Phản hồi cho “Mỹ chặn TQ bằng cách… chém gió?”

  1. UncleFox says:

    _”Nhưng Việt Nam nắm rất vững Luật Biển” … (Lữ Giang)

    Vì nắm rất vững luật biển, biết chắc sẽ thua bởi cái công hàm của Phạm Văn Đồng “tán thành hải phận 12 hải lý” của Trung quốc bao gồm cả “Tây Sa, Nam Sa” …nên bọn Việt Cộng chuyên nghề bán nước chỉ dám nhai lại mỗi câu “Việt Nam có đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử bla .. bla ..” chứ đâu có dám vác đơn ra ba toà quan lớn mà kiện như Philippines …

    Ông Tú ơi ! già rồi, liếm bi nhiều quá coi chừng … mòn lưỡi !

  2. phamminh says:

    Mời xem tàu tuần duyên Argentina đánh chìm tàu đánh cá TQ hôm qua (Breaking news)

    http://www.cnn.com/2016/03/15/americas/argentina-chinese-fishing-vessel/index.html

    Nước nào cũng bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của họ, bằng mọi cách kể cả vũ lực.

    Chỉ có nước XHCNVN lúc nào cũng “quan ngại sâu sắc” rồi phát biểu vuốt đuôi cho vừa lòng nhau. Cái này ông Nguyễn Cần gọi là :Việt Nam nắm rất vững Luật Biển nên đã lật tẩy một cách khéo léo

    Bình với luận. Rõ chán !

    PM

  3. Búa Tạ khủng says:

    Chả biết ông cựu thẩm phán Nguyễn Cần muốn nói gì nữa?

    Cái tựa đề và câu kết ông viết như khẳng định; cái gì? Mỹ chặn TQ bằng cách… chém gió hả? Nè, đừng thấy Mỹ Chém Gió mà mừng (nhá)!

    Thế nhưng ông viết; “Hôm 30.1.2016 tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của Mỹ lại đi vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa và gọi đó là “chiến dịch tự do hàng hải” (FONOP). Nhưng Việt Nam nắm rất vững Luật Biển nên đã lật tẩy một cách khéo léo. Ngày 31.1.2016 phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Hải Bình tuyên bố: “Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải” của tàu chiến Mỹ theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982. Tóm lại, khi tàu chiến của Mỹ đi vào vùng 12 hải lý của bất cứ quốc gia nào mà “không gây hại” (inoffensive) thì không vi phạm Luật Biển, nhưng Mỹ la làng to lên như thế để Chém Gió: “Ta đang thách thức Trung Quốc đây!” Trung Quốc cũng la to để yểm trợ trò Chém Gió của Mỹ“.

    Mjạ, Việt Nam nắm rất vững Luật Biển mà đek dám bén mảng gần đảo Tri Tôn, cho dù cách đảo tới 15-20 hải lý! Nhưng Mỹ đã chạy sát ranh Tri Tôn chỉ cách 12 hải lý, như vậy không phải thách thức thì là gì?

    Lê Hải Bình không phải “lật tẩy” như ông Tú Gàn viết, mà vuốt đuôi để trấn an Tầu phù rằng: “Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải” của tàu chiến Mỹ theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 ” trong khi thằng Tầu la ó om xòm!

    Mỹ “chém gió” thì không sao, nhưng đạn pháo mà “chém gió” thì ông Lữ Giang phải tìm ngay chỗ nào trước mắt mà tránh đạn, nó đang rớt rất gần rồi đó!

    • Lại Mạnh Cường says:

      Còm chính xác 101 %

      Tàu + phán: vùng biển của tao. Đứa nào đi ngang phải xin phép, nếu không sẽ có chuyện !
      Tàu chiến Mọi chạy băng băng dzô íu nói tiếng nào, khiến T+ nóng mặt chửi um !
      Hoá ra toàn chém gió, nhưng xem ra Mọi chém gió hay hơn Tàu

      Ngược lai V+ iú giám làm thế, bởi T+ nó uýnh cho bỏ tàu mà chạy vể đất liền.
      Bèn đánh võ miệng kiểu Ả Q. của nhà văn Lố Tấn (thăng nào đánh tao là con tao)

      Trong khi Phi Luật Tân cho tàu cũ ủi ngay lên đảo “nằm ăn vạ”, rồi cho quân đồn trú.
      T+ tìm mọi cách bứng đi không đặng, bèn làm ngơ cho Phi chiếm giữ đảo đó luôn !

      Kết, V+ vừa ngu vừa dốt vừa nhát, lại sợ T+ như ông bà ông vải của chúng !

Phản hồi