WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc chiến Mậu Thân trên toàn lãnh thổ VNCH

 

Cuộc tổng tấn công của CS nhân dịp Tết Mậu Thân (1968) diễn ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), từ Quảng Trị đến Bạc Liêu, sớm nhất tại Quảng Nam và Nha Trang, vào đêm giao thừa ở Nam Việt Nam (NVN) tức đêm 29 rạng 30-1-1968, và rút lui trễ nhất tại Huế vào ngày 25-2-1968. Như vậy cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân của CS diễn ra trong gần một tháng. Trong suốt tháng nầy, CS tấn công 44 địa điểm tại các thị trấn, tỉnh lỵ và thành phố trên toàn miền NVN.

1.- VÙNG I CHIẾN THUẬT

Vùng I Chiến thuật (CT) gồm các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Ngãi. Cuộc chiến tại Quảng trị và Thừa Thiên sẽ trình bày sau.

Nowy obraz (4)

Tại tỉnh Quảng Nam, vào khoảng giao thừa, tức tối 29 rạng 30-1-1968, CS pháo kích trại định cư Trà Kiệu ở phía nam thành phố Đà Nẵng khoảng 30 cây số, bắn vào phi trường Non Nước (một phi trường quân sự nhỏ gần Ngũ Hành Sơn, và Đà Nẵng, bên sông Hàn) và bắn vào phi trường Đà Nẵng.

Sau 3 giờ sáng mồng 1 Tết (30-1-1968), CS đột nhập bộ Tư lệnh QĐ I ở Đà Nẵng. Các đợt tấn công nầy đều bị đẩy lui. Cộng sản xách động dân chúng tập họp trước chùa Tỉnh hội Phật giáo Đà Nẵng (đường Ông Ích Khiêm) để biểu tình, liền bị dẹp yên.

Cũng sau 3 giờ sáng mồng 1 Tết, CS tấn công thị xã Hội An, nhưng quân VNCH được các đại đội Đại Hàn và Hoa Kỳ trợ lực, đến giải tỏa ngay.

Cũng trong ngày mồng 1 Tết, cộng quân pháo kích vào bộ chỉ huy Trung đoàn 51 Bộ Binh ở gần Vĩnh Điện trên quốc lộ 1, giữa Đà Nẵng và Hội An, và tối hôm đó, CS tấn công tiền đồn quân lực VNCH trên đèo Hải Vân (thuộc quận Hòa Vang, Quảng Nam), nhưng bị đẩy lui.

Tại tỉnh Quảng Tín, trước đây là phần phía Nam của tỉnh Quảng Nam tách ra, từ 4 giờ sáng mồng 2 Tết (31-1-1968), cộng quân đồng loạt pháo kích các đơn vị quân sự, hành chánh tỉnh lỵ Tam Kỳ và vùng phụ cận, tung 4 tiểu đoàn từ nhiều mặt tấn công Tòa hành chánh và Tiểu khu Quảng Tín, nhưng thất bại trong ngày hôm đó.

Quảng Ngãi là nơi đóng bản doanh bộ Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh thuộc Quân đoàn I. Được tin quân CS tấn công các nơi khác vào sáng mồng 1 Tết (30-1-1968), nên Sư đoàn 2 BB chuẩn bị phòng thủ cẩn thận. Lúc 4 giờ sáng mồng 2 Tết (1-2-1968), CS bắt đầu pháo kích, rồi xung phong tấn công các cứ điểm hành chánh và quân sự Quảng Ngãi. Sư đoàn 2 BB sử dụng thiết vận xa đẩy lui các đợt tấn công của CS. Tuy nhiên, bộ đội CS xâm nhập được vào lao xá, thả trên 500 tù nhân. Gần sáng, phi cơ can thiệp kịp thời, quân CS phải rút lui.

2.- VÙNG II CHIẾN THUẬT

Vùng II CT gồm các tỉnh duyên hải Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh cao nguyên là Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Darlac, Quảng Đức,Tuyên Đức (Đà Lạt), Lâm Đồng.

Tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) là nơi chính quyền VNCH bắt được 10 cán bộ CS ngày 29-1-1968 (30 tháng Chạp đinh mùi) trong đó có một tỉnh ủy viên CS cùng nhiều tài liệu quan trọng báo hiệu CS sẽ tổng tấn công trong dịp Tết.

Sáng hôm sau (30-1-1968 tức mồng 1 Tết) khoảng sau 4 giờ, quân CS tấn công Khu 22 An ninh Quân đội, giải thoát những người bị bắt, chiếm ty Thông tin và Đài phát thanh Quy Nhơn. Tiểu khu Bình Định phối hợp cùng Sư đoàn Mãnh Hổ (Nam Hàn) phản công và ngày 3-2-1968, quân CS hoàn toàn rút khỏi thị xã Quy Nhơn.

Đêm mồng 1 Tết, quân CS pháo kích và sau đó tấn công thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, nhưng bị đẩy lui trong ngày mồng 2 Tết.

Tại Nha Trang, hơn nửa giờ sau giao thừa (qua sáng 30-1-1968), quân CS pháo kích vào Trường Hải Quân, nhưng bị máy bay Không đoàn 62 chận đứng. Đến 2 giờ sáng, CS tấn công cùng một lúc vào Đài phát thanh, Tiểu khu và Tòa hành chánh tỉnh Khánh Hòa, Bộ chỉ huy 5 Tiếp vận, và Tiểu đoàn Truyền tin 651.

Bộ đội cộng sản không tấn công vào bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt đặt tại Nha Trang. Tư lệnh LLĐB là chỉ huy trưởng Yếu khu kiêm quân trấn trưởng Nha Trang, nắm vững tình hình, và tổ chức phản công hữu hiệu. Tối mồng 2 Tết (31-1-1968), sau một cuộc ác chiến, CS rút lui. Hai bên đều thiệt hại nặng. Quân VNCH và Đồng minh tiếp tục tảo thanh vùng phụ cận Nha Trang.

Phía nam tỉnh Khánh Hòa là tỉnh Ninh Thuận, hoàn toàn vô sự trong Tết Mậu Thân. Thị xã Phan Thiết, tỉnh lỵ tỉnh Bình Thuận, bị tấn công nhiều đợt. Quân CS tấn công đợt đầu từ mồng 1 (30-1-1968) đến mồng 7 Tết (5-2-1968). Đợt thứ hai, quân CS tấn công tối 17 rạng 18-2 và bị đẩy lui ngày 20-2. Sau đó, CS còn tấn công Phan Thiết hai lần, nhưng cuối cùng hoàn toàn bị đẩy lui ngày 12-3-1968.
Dãy Trường Sơn và cao nguyên Nam Trung phần với rừng núi bạt ngàn là nơi CS hoạt động mạnh mẽ. Lực lượng VNCH và Hoa Kỳ đóng quân ở một số thị trấn trên các cao nguyên.

Nowy obraz (5)

Tại tỉnh Kontum, bộ đội CS tấn công thành phố Kontum bốn lần: Rạng sáng mồng 1, tối mồng 1, rạng sáng mồng 3 và rạng sáng mồng 4. Qua ngày mồng 5, CS rút lui.

Tại thị trấn Tân Cảnh, phía bắc và cách Kontum 50 km trên quốc lộ 14, CS tấn công từ 2 giờ sáng mồng 1 Tết (30-1-1968), nhưng bị đẩy lui ngay trong ngày mồng 1.

Pleiku, nơi Quân đoàn II VNCH đóng bản doanh, giữ một vị trí chiến lược quan trọng. Pleiku nằm về phía nam Kontum trên quốc lộ 14, và phía bắc Ban Mê Thuột cũng trên quốc lộ 14. Nếu theo quốc lộ 19 về phía đông là Quy Nhơn và theo quốc lộ 7-B về đông nam là Phú Bổn (Cheo Reo), Củng Sơn, Tuy Hòa.

Một tiểu đoàn CS tấn công Pleiku vào ban ngày, lúc 9G. sáng mồng 1 Tết, nên bị Thiết giáp VNCH loại ngay trong ngày. Sáng mồng 4 Tết, hai trung đoàn CS tấn công Pleiku lần thứ hai, bị phi cơ VNCH và Mỹ đánh đuổi cũng ngay trong ngày. Quân cộng sản thất bại nặng tại Pleiku, phải rút lui.

Ban Mê Thuột là tỉnh lỵ tỉnh Darlac. Darlac nằm về phía nam của Pleiku và Phú Bổn, phía bắc của Quảng Đức và Tuyên Đức. Khoảng 1G.35 sáng mồng 1 Tết, CS tung khoảng 3,500 quân tấn công cùng một lúc các căn cứ quân sự và cơ sở hành chánh Ban Mê Thuột, nhưng bị quân đội VNCH chận đứng. Cộng sản tiếp tục xâm nhập trong ngày mồng 2, nhưng cuối cùng phải rút lui hoàn toàn vào ngày mồng 6 Tết. Thiệt hại hai bên tại đây: CS 924 chết, 143 bị bắt trong khi VNCH 148 chết, 22 mất tích.

Lực lượng CS tấn công thành phố du lịch Đà Lạt, tỉnh lỵ của tỉnh Tuyên Đức khá trễ, vào lúc 1G.45 sáng mồng 4 Tết (2-2-1968), chiếm Biệt điện (Bảo Đại), Đài phát tuyến, Khu chợ Hòa Bình. Ngày 9-2-1968, Liên đoàn 2 Biệt Động Quân được gởi tới Đà Lạt, nhanh chóng giải tỏa Đà Lạt. Các thị trấn thuộc các tỉnh Lâm Đồng, Phú Bổn và Quảng Đức không bị tấn công.

3.- VÙNG III CHIẾN THUẬT

Cuộc chiến tại thủ đô Sài Gòn sẽ trình bày sau. Có lẽ để hỗ trợ cho cuộc tấn công Sài Gòn, cộng quân đưa hai trung đoàn đánh ba cứ điểm quan trọng ở Biên Hòa: phi trường, Bộ tư lệnh Quân đoàn III – Vùng III Chiến thuật, và trại Frenzel Jones (tức căn cứ Long Bình, tổng kho hậu cần của quân đội Mỹ).

Trận đánh bắt đầu lúc 3 G. sáng mồng 2 Tết (31-1-1968). Quân CS pháo kích rồi vượt rào kẽm gai, tràn vào phi trường Biên Hòa. Trực thăng VNCH phản công; quân CS rút lui.

Đồng thời với cuộc tấn công phi trường Biên Hòa, quân CS tấn công Bộ chỉ huy QĐ III, nhưng bị kháng cự mạnh mẽ, phải bỏ trốn vào nhà dân.

Bộ đội CS còn tấn công trại Frenzel Jones (căn cứ Long Bình) thuộc Lữ đoàn 199 Mỹ, nhằm hỗ trợ cho toán đặc công lẽn vào phá hủy kho đạn khổng lồ nầy. Tuy nhiên, toán đặc công CS bị phát giác. Phi cơ và chiến xa nhanh chóng đẩy lui cuộc tấn công của CS.

Ngày hôm sau, mồng 3 Tết (1-2-1968), liên quân Việt Mỹ mở cuộc tảo thanh chung quanh thành phố Biên Hòa, ổn định tình hình. Tổng kết, CS tử thương 527 người và 40 bị bắt. (Khối Quân Sử Phòng 5 Bộ Tổng Than Mưu, Cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa của Việt Cộng Mậu Thân 1968, Sài Gòn: 1968, tr. 340.)

Bộ đội CS còn tấn công một vài địa điểm gần Biên Hòa trong dịp Tết như Xuân Lộc thuộc Long Khánh (Bộ tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ Binh), Tân Uyên thuộc Bình Dương và tấn công lực lượng Úc ở Bà Rịa. Trễ hơn, cộng sản đánh Tây Ninh ngày 6-2-1968 và Long An ngày 8-2-1968.

4.- VÙNG IV CHIẾN THUẬT

Vùng IV Chiến Thuật gồm 14 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhưng trong dịp Tết Mậu Thân, CS tấn công mạnh ở ba tỉnh Kiến Hòa (Bến Tre), Vĩnh Long và Phong Dinh (Cần Thơ).

Tại Kiến Hòa, quân CS đột nhập vào thành phố Bến Tre rạng sáng mồng 3 Tết (1-2-1968), bao vây các khu quân sự và chiếm các khu dân sự. Sau đó, khoảng 4G. sáng, CS pháo kích vào Tòa hành chánh tỉnh, Bộ chỉ huy Trung đoàn 10/SĐ 7 BB và vị trí pháo binh ở Sân vận động. Trong ngày mồng 3, các cứ điểm quân sự đã đẩy lui CS nhanh chóng. Do việc CS chiếm nhà dân để chiến đấu, tử thủ trong khu dân sự, nên khi liên quân Việt Mỹ tảo thanh CS, 90 thường dân bị chết, và 50% nhà cửa dân chúng bị hư hại nặng.(Cuộc tổng công kích…, tr. 344.)

Cộng sản trốn trong khu dân sự, vì vậy việc đánh nhau diễn ra trong khu dân sự. Đáng lẽ phải kết án hành động của CS cố tình lấy dân làm bia đỡ đạn, trong buổi thuyết giảng ngày 25-9-2001 tại nhà thờ Riverside Church, New York, trước một cử tọa đông đảo cả ngàn người Mỹ, sư Nhất Hạnh lại nói rằng Không quân Hoa Kỳ đã thả bom tiêu diệt 300,000 ngôi nhà tại Bến Tre. (Nguyên văn: “When we learned of the bombing of the Bentre village in Vietnam, where 300,000 homes were destroyed …”) (Nhật báo Người Việt, Orange County, California, ngày 16-10-2001.) Lúc đó, dân số thành phố Bến Tre khoảng 80,000 người. Không biết thầy Nhất Hạnh lấy ở đâu ra con số 300,000 ngôi nhà? Việc thầy Nhất Hạnh nói không đúng sự thật ảnh hưởng rất tai hại với người Tây phương. Ví dụ: Báo Maclean’s, Canada, số ngày 24-9-2012, tr. 28, đăng bài “Trudeau’s Big Leap”, tác giả Peter Newman viết rằng để cứu tỉnh Bến Tre, Mỹ đã phải “destroyed it to save it”. Đây là kết quả nguồn tin sai lạc từ thầy Nhất Hạnh.

Cộng sản sử dụng ba tiểu đoàn tấn công Vĩnh Long hai lần vào đầu năm Mậu Thân. Lần đầu lúc 3G. sáng mồng 2 Tết (31-1-1968), CS đánh khám đường (để giải thoát tù binh), Tòa hành chánh tỉnh, phi trường và khu vực Bến Đá – Nhà lồng chợ. Cộng sản bị đẩy lui và thiệt hại nhiều, nhất là tại phi trường. Riêng tại khu vực khám đường và Nhà lồng chợ, CS trốn trong dân chúng, mãi đến mồng 6 Tết (4-2-1968) mới bị đẩy lui hoàn toàn. Nhà lồng chợ bị CS đốt cháy. Mười ngày sau (14-2-1968), CS trở lui tấn công Vĩnh Long lần thứ hai và bị đánh đuổi hoàn toàn ngày 17-2-1968.

Thủ phủ của Vùng IV CT và là tỉnh lỵ tỉnh Phong Dinh là Cần Thơ. Lúc 3G. sáng mồng 2 Tết (31-1-1968), tiểu đoàn Tây Đô 303 CS tấn công Bộ tư lệnh QĐ IV (gần trường Trung học Phan Thanh Giản) và trại Truyền tin QĐ. Trong khi đó, tiểu đoàn U Minh CS tấn công Đài phát thanh, khu Đại học.

Trong ngày mồng 2 Tết, hai bên đánh nhau giành từng căn nhà. Đêm mồng 2, CS tạm thời rút quân. Ngày mồng 6 Tết (4-2-1968), CS tái xuất hiện, chiếm khu Đại học. Phi cơ oanh kích gây thiệt hại nặng cho khu vực nầy. Cuộc giải tỏa ở Cần Thơ cho đến tháng 4-1968 mới chấm dứt.

KẾT LUẬN

Tuy CS lợi dụng dịp hưu chiến nhân lễ Tết cổ truyền của dân tộc, bất ngờ mở cuộc tấn công trên một mặt trận rộng lớn, nhưng Quân đội VNCH khắp nước đã phản ứng kịp thời và có nơi được quân đội Đồng minh giúp đỡ, đã đẩy lui nhanh chóng các lực lượng CS. Có hai nơi chiến trận kéo dài và gây thiệt hại nặng là Sài Gòn và Huế. (Còn tiếp bài 4: Cuộc chiến ở Sài Gòn.)

(Toronto, 20-3-2016)

© Trần Gia Phụng

© Đàn Chim Việt

(Xem các bài khác của tác giả)

18 Phản hồi cho “Cuộc chiến Mậu Thân trên toàn lãnh thổ VNCH”

  1. Mậu thân says:

    Nhờ có mậu thân mà mẽo chán vnch chạy, vnch chán sống ngủm, mấy người có dính líu được vèo vèo quy mã, yên chuyện trên 40 năm rồi.

    • Quang Phan says:

      Dư luận viên Mậu thân nay thành thật thú nhận Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là lũ “mèo mù vớ được cá rán”, là thứ ” chuột sa chĩnh gạo” chẳng có tài chi sất, nhờ may mắn- phong trào phản chiến lên cao sau trận Mậu Thân- Mỹ rút khỏi sự can thiệp ở Việt Nam, cắt quân viên cho miền Nam mà thôn tính được Việt Nam Cộng Hoà .

    • Tien Ngu says:

      Kiếm cái gì mới mới hát đi em. Cứ nà…vẹt hoài.

      Cò mồi như em vậy thì chán chết. Đời nào mới lên lon phó phòng, em?

  2. Vinh says:

    Nhờ có chiến dịch Mậu thân 1968 mới có toàn thắng 30/4/1975.

    • Tien Ngu says:

      Rồi sau cái toàn thắng là lòi cái láo…
      Làm con của Tàu Cộng, dân đói thấy mẹ trên 10 năm.
      Vừa đói vừa…dốt, bị dạy láo liên tù tì cho đến nay.
      Nhờ đổi mới theo VNCH, mới bớt đói chút đỉnh, nhưng cái láo đã thành tật. Khó bỏ…

    • Quang Phan says:

      Dư luận viên Vinh nay thành thật thú nhận Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là lũ “mèo mù vớ được cá rán”, là thứ ” chuột sa chĩnh gạo” chẳng có tài chi sất, nhờ may mắn- phong trào phản chiến lên cao sau trận Mậu Thân- Mỹ rút khỏi sự can thiệp ở Việt Nam, cắt quân viên cho miền Nam mà thôn tính được Việt Nam Cộng Hoà .

    • Tudo.com says:

      @Vinh:(Nhờ có chiến dịch Mậu thân 1968 mới có toàn thắng 30/4/1975.)

      Lý giải đó nó chính xác đến độ. . . chính xác chết của hằng ngàn ngàn dân vô tội, chính xác chết của hằng chục ngàn Cộng quân đã tô lên cuộc chiến thắng xăm lược miền Nam đầy máu và nước mắt, làm cho dân Mỹ ghê tỡm cuộc chiến mà Hồ Chí Minh chủ trương chống Mỹ cứu nước Tàu.

  3. van nguyen says:

    Tết mậu thân ở tỉnh Kiến Hòa. lính tráng “ngụy” lớp được đi phép , lớp dù về nhà ăn tết với gia đình,( hưu chiến 3 ngày mà!) có lẻ cở 50% quân số. Quân trực chiến rất ít ỏi, còn mấy ông Việt cộng thì trời ơi ! đâu có phải là năm, ba “zu kít” lẻ tẻ đâu? bên kia sông , họ đông như kiến có khi cả trung đoàn chứ chẳng chơi! đánh lén người ta , quân số đông gấp bội. được chỉ huy bởi nhưng “thiên tài” quân sự vậy mà các xác chết của “liệt xỉ” trôi đầy sông Bến tre, nắm dài trên đương Phan Thanh Giản, chung quanh dinh tỉnh trưởng, tòa hành chánh, khu vực chợ dài xuống cầu Cá lóc…hì hì lính “Ngụy” đánh giặc đâu có dở phải không? thưc tế là như thế có phải không Ba Đào?

  4. Haile says:

    “Sau 3 giờ sáng Mồng một Tết (30-1-1968) CS tấn-công Thị-xã Hội-An. Nhưng QLVNCH đựơc các Đại đội Đại-Hàn và Hoa-Kỳ trợ lực đến giãi tỏa ngay ” (???) Tôi là Quân-nhân đang nghĩ Tết cùng gia-đình tai Hội-An. Đơn-vi của tôi là Biệt-Khu Quảng-Đà đồn trú tai Hội-An đã giãi-thể. Nên chới với khi Việt cọng tân công. Nhanh-chóng tôi khống-chế được kinh-hoàng và lập-tức vào ngay Tiểu-đoàn 102 Công-binh trinh-diện Đại-Ứng Tiểu-đoàn-trưởng cùng Ông chiến đâu chống trả lực-lượng Việt-cọng chiếm lĩnh Trai-gia-binh Tiểu-khu làm bàn đạp tiến-công đánh chiếm Tiểu-đoàn 102 Công-binh để tiến đánh Dinh Tỉnh-trưởng Lê-trí-Tín và Đại-tá Tư-lênh Biệt-khu Nguyễn-Duy-Hinh còn tá túc ở đó. Sau nhiều giờ chiến-đấu Việt-cọng không chiếm được Tiểu-đoàn 102 Công-binh còn tổn-thất nặng nề tử-thi Việt-cọng la-liệt ngổn-ngang. Sáng ra tình-hình dã lắng dịu. Việt-cọng tên nào còn sống thi đã tẩu thoát bởi Giao-liên cơ-sở vc nằm vùng cất dấu trong quần-chúng (hầm bí mật). Mỹ và Đồng-minh Đại-Hàn án-binh bất-động thi hành nghiêm-chỉnh. Kể cả không yểm (soi sáng và oanh-kích) Mỹ cũng tư chối yêu-càu của Tiêu-khu Quảng-Nam……. Sự thật còn phủ-phàn hơn. Muốn biết đề viết chính-xác. Thiếu-tướng Nguyễn-Duy-Hinh và Đại-Tá Lê-Trí-Tin, Thiếu-ta Lương Tham-mưu-trưởng cũng như Đaị-úy Ứng Tiểu-đoàn-trưởng Tiểu-đoàn 102 Công-binh còn sống cả đó mà !

  5. Quang Phan says:

    “sư Nhất Hạnh lại nói rằng Không quân Hoa Kỳ đã thả bom tiêu diệt 300,000 ngôi nhà tại Bến Tre.” – Trích .

    Sơn Tùng : Ngày 11.9.2001, khủng bố Hồi giáo tấn công nước Mỹ, chỉ hai tuần sau, Ông Nhất Hạnh được các nhóm thiên tả ở Mỹ đưa sang New York để rao giảng hoà bình. Tại một nơi chỉ cách “ground zero” vài khu phố, nơi thân xác gần 3,000 người vô tội bị chôn vùi cùng với tất cả những gì của hai toà nhà chọc trời Trung tâm Mậu Dịch Thế Giới sụp đổ còn âm ỉ cháy, Ông Thích Nhất Hạnh đã lên tiếng tố cáo tội ác của người Mỹ, trong đó có câu chuyện về vụ được gọi là “phi cơ Mỹ bỏ bom hủy diệt thành phố Bến Tre với 300,000 thường dân” trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968. Bài rao giảng này cũng được thuê đăng với giá quảng cáo 50,000 Mỹ kim trên tờ New York Times.

    Bài rao giảng này cùng với câu chuyện bịa đặt trắng trợn đã gặp phản ứng mạnh tại những cộng đồng người Việt ở Mỹ.

    Chuyện phải san bằng Bến Tre thành bình địa để cứu Bến Tre trong Tết Mậu Thân là chuyện “có thật.” Vì nó do “một thiếu tá Mỹ” (vô danh) nói ra và do phóng viên Peter Arnett của AP “độc quyền khui ra”.

    Chuyện ném bom san bằng cả một thành phố với 300,000 dân cư mà không ai hay biết (!) đến nỗi phải nhờ một “thiếu tá Mỹ” (vô danh) “tiết lộ” để phóng viên Peter Arnett “độc quyền khui ra” với nhà sư Nhất Hạnh !

    Còn Peter Arnett thì ai theo dõi báo chí đều biết là một nhà báo thiên tả nổi tiếng trong thời Chiến tranh Việt Nam chuyên bịa đặt những tin có hại cho quân đội Mỹ, về sau đã cấu kết với một số người khác dựng đứng ra câu chuyện “Thung Lũng Tử Thần” trên CNN, vu cáo biệt kích Mỹ dùng hơi độc giết tù binh tại Nam Lào. Trước phản ứng mạnh của quân đội Mỹ với những bằng chứng hiển nhiên, CNN đã phải hủy bỏ bộ phim “tài liệu” láo khoét, cáo lỗi với quân đội Mỹ và sa thải các thủ phạm, trong đó có Peter Arnett.

  6. Quang Phan says:

    “sư Nhất Hạnh lại nói rằng Không quân Hoa Kỳ đã thả bom tiêu diệt 300,000 ngôi nhà tại Bến Tre.” – Trích .

    Saigonecho: Ngày 11 tháng 9 năm 2001 là ngày mà Hoa Kỳ và cả Thế giới sửng sốt và đau thương vì khủng bố đã dùng phương tiện của chính người Mỹ đánh sập toà tháp đôi tại New York khiến trên 3000 người bị chết thảm . Ngày 25-9-2001, ông Nhất Hạnh đến kêu gọi hoà giải với những tên khủng bố, lại còn quảng cáo rùm beng trên tờ New York Times số ra ngày 25-9-2001; trong đó có đăng câu trả lời của ông do ký giả Anne A Simpkinson hỏi, ông nói: Trong vụ Mậu Thân 1968, chỉ có vài tên du kích bắn vu vơ, lập tức Mỹ đem bom tới dội, tàn phá thành phố Bến Tre làm hư hại 300,000 căn nhà.

    Sự thật thì trong vụ Mậu Thân 68, vào lúc 3 giờ sáng ngày mồng 3 Tết âm lịch , VC đã huy động 2000 lính chiến đấu gồm 2 tiểu đoàn tân lập 3 và 4, hai đại đội địa phương, nhiều trung đội du kích và dân quân tấn công thị xã Trúc Giang của tỉnh Bến Tre. Hai tiểu đoàn 3 và 4 của trung đoàn 10 BB đã đẩy lui được VC ở khu vực Toà Hành Chánh, Bản Doanh Trung đoàn và bệnh viện thị xã. Các khu vực thương mãi, VC vẫn chiếm giử các cao ốc.

    Đến chiều , hai tiểu đoàn thuộc lử đoàn 2 bộ binh Hoa Kỳ tăng viện.

    Vào ngày mồng 4 tết, VC bỏ chạy để lại trận địa 300 xác . Phía thuờng dân có 90 người chết và 50% nhà cửa bị hư hại. Khu chợ thị xã Trúc Giang bị hủy hoại hoàn toàn. Thế nhưng Nhất Hạnh đã ăn gian, nói dối với báo chí quốc tế với dụng ý bôi nhọ quân đội Mỹ và quân lực VNCH.

  7. Minh Đức says:

    Trích: “sư Nhất Hạnh lại nói rằng Không quân Hoa Kỳ đã thả bom tiêu diệt 300,000 ngôi nhà tại Bến Tre.”

    Chuyện này do người tường thuật lại sai và người đọc bài của người tường thuật đã hiểu sai. Nguyên dó có lẽ là một đại úy Mỹ nói rằng đã chiếm lại được thành phố Bến Tre nhưng nhiều nhà cửa bị hư hại. Ông ta muốn nói đáng tiếc là để chiếm lại được thành phố thì phải đánh nhau làm cho thành phố bị hư hại. Người tường thuật thì nói như là Mỹ cố tình dùng cách phá hủy thành phố để tiêu diệt CS.

    • vybui says:

      Trang quảng cáo cuả sư ông Nhất Hạnh được đăng trên tờ The New York Times dù với mục đích nào, “câu view” cho cuộc “giảng đạo” cuả ông ta (kinh nghiệm bản thân về sự kiềm chế giận dữ), hay mang ý đồ nà đó cuả một tay cựu phản chiến thì cũng hoàn toàn …SAI SỰ THẬT. Chỉ mới “nghe nói” (do tin cuả báo chí phản chiến Mỹ, họ xuyên tạc lời nói cuả những giới chức quân đội Mỹ, những người từng trực tiếp tham dự trận Tết Mậu Thân tại Bến Tre), mà đã hàm hồ tung ra, nhắc lại thì theo nhà Phật, tội đó là tội gì, không phải là VỌNG NGÔN, hay NÓI LÁO thì gọi là gì cho chính xác?

      Bùi Kha, một thành viên cuả nhóm Giao Điểm đã có một bài “chữa cháy” cho Thầy đấy chứ, nhưng càng chữa, càng …cháy!

      Ô/bà Minh Đức và quý độc giả nào quan tâm đến chuyện này, xin mời đọc bài báo cuả tờ Việt Báo ở Quận Cam do cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải điều hành, đăng ngày 15/10/ 2001 tường thuật cuộc họp báo cuả Hội Ký giả Việt Nam Hải Ngoại về những phát ngôn “xuyên tạc” cuả sư ông Nhất Hạnh, ngày 14/10/2001 để rõ thực hư ra sao:

      https:/vietbao.com/a 51377/quan-cam-hop-bao-ve-loi-noi-hoa-thuong-nhat-hanh.

    • tèo says:

      VC ập vào thành phố thì bom đạn phải thả đẻ giãi tỏa bọn húng ,xa chúng ,gêt chúng diệt chúng đẻ thành phố vẫn là thành phố của phe ta. Trong chiến tranh phải chịu thiết hòi không ít thì nhiều . Đó là chuyện không thể tránh.
      Hinh như trước đây kẻ góp ý nghe nói sư Nhất Hạnh nói là 300.000 DÂN chó không là 300,000 ngôi nhà. Những người ở Bến Tre và quân đọi VNCH ở đó đều phản đối lời VỌNG NGÔN của sư NH.vì dân số lúc đó chỉ có trên dưới 100.000 người.
      Bom mới của Mỹ không như bom NT mà chĩ phá các công sự mà thôi .
      (t)

    • ABC says:

      Thời buổi internet, vào Google tìm lại sự việc không khó lắm.
      Bài thuyết giảng của Thích nhất Hạnh tại nhà thờ Riverside, Newyork, ngày 25/9/2001 được đăng lại trên Buddhism Today như sau:

      “…the city of Ben Tre, a city of three hundred thousand people, was bombarded by American aviation just because some guerillas came to the city and tried to shoot down American aircrafts. The guerillas did not succeed, and after that they went away. And the city was destroyed. And the military man who was responsible for that declared later that he had to destroy the city of Ben Tre to save it.”
      (Bến tre, thành phố có 300 ngàn dân, bị san bằng bởi không lực Hoa kỳ chỉ vì vài du kích xâm nhập bắn vào phi cơ Mỹ. Các du kích không thành công, và sau khi họ rút đi, thành phố bị (oanh tạc) phá hủy. Người quân nhân (Mỹ) có trách nhiệm trong vụ nầy sau đó tuyên bố ông ta phải phá huỷ Bến tre để mà cứu nó.)
      http://www.buddhismtoday.com/english/ethic_psy/embracing_anger.htm

      Những ai đã từng ở Bến tre thời trước 75, đều biết, đây là câu chuyện ngọa ngôn.
      -Dân số Bến Tre thời 1968 chỉ độ 100 ngàn.
      -Oanh tạc phá huỷ nguyên thành phố Bến Tre trong một trận đánh? -tôi đoán chắc, hoặc là tướng chỉ huy không lực Mỹ ở Washington , hoặc là Thích nhất Hạnh, một trong 2 người phải là đang phê thuốc lắc !

    • Người Huế says:

      Có thể nói các tăng ni của Phật giáo Ấn Quang đã mất lòng tin ở người dân. Vì họ đã có những hành động quấy rối trị an, khuynh đảo chính quyền rất có lợi cho CS. Sự mất lòng tin đến nỗi một số sư quá khích được cho là do CS cài vào giáo hội. Với phát ngôn bừa bãi như trên của ông Nhất Hạnh thì người ta có thể nghi vấn rằng Nhất Hạnh là kẻ “Ăn cơm quốc gia thờ ma CS”. Nhiều người từng trải qua thời kì tranh đấu của Phật giáo 1963 , 1966 chán chường nói rằng mình quy y Phật, quy y Pháp chứ không bao giờ quy y tăng vì bọn tăng lử này chỉ là bọn CS trá hình.

    • Tudo.com says:

      @Minh Đức: “Chuyện này do người tường thuật lại sai và người đọc bài của người tường thuật đã hiểu sai.”

      Tôi không nghĩ ông Thích Nhất Hạnh hiểu sai, mà tôi tin ông Hạnh cố ý thổi phòng “tội ác”của Mỹ. Nhưng ông ấy gian mà không ngoan, vì ông Hạnh là một người có trình độ đại học, lại được chính phủ VNCH cho đi du học nữa, ông ta thừa hiểu rằng dân số tỉnh Bến Tre phải bao nhiêu mới trú ngụ trong 300.000 căn nhà chứ, phải không?
      Đó là chưa nói, (Nguyên văn: “When we learned of the bombing of the Bentre village in Vietnam, where 300,000 homes were destroyed …”)
      Người nghe sẽ nghĩ thế nào một ngôi làng (village) ở VN có tới 300 ngàn căn nhà?

      Từ Làng Mai bên Pháp, được VC dụ cho về VN áo lộng xênh xang lập chùa, chiêu mộ đệ tử, ông Hạnh tưởng rằng kỳ sẽ là. . . Đại giáo chủ, nhưng đâu biết khi VC thấy môn phái ông ta có vẽ ảnh hưởng là chúng cho côn đồ đập đám đệ tử sặc máu mủi hết.
      Bây giờ thấy ông ta đang gài sòng mới trên nhiều thành phố Mỹ với cái tên: ” Wake Up Together “.
      Để coi trò gì nữa đây?

  8. Quang Phan says:

    Hàng loạt các sĩ quan cao cấp và trí thức Cộng sản quay về với chính nghĩa quốc gia Việt Nam Cộng Hòa trong trận Mậu Thân :

    Thượng tá Tám Hà Trần Văn Đắc – chính uỷ sư đoàn 5- và Năm Truyện – sư đoàn trưởng sư đoàn 5 – hồi chánh ngày 19 tháng 4 năm 68
    Trung tá Phan văn Xưởng và Trung Đoàn Cửu Long hôì chánh tập thể
    Trung tá Huỳnh Cự
    Trung tá Lê Xuân Chuyên
    Bác sĩ Đặng Tân – trưởng ty y tế Pleiku
    Nhà văn Xuân Vũ Bùi Quang Triết
    Nhạc sĩ Phan Thế
    Diễn viên Cao Huynh
    Mai Văn Sổ (em song sinh của Mai Văn Bộ – bộ ngoại giao Bắc Việt)
    Bùi công Tương – uỷ viên tuyên huấn tỉnh Bến Tre .

    *** Nhạc sĩ CS Tô Hải: “ Quân số cán binh cộng sản đã bị thiệt hại quá nhiều lại còn bỏ ngũ chạy sang phía Việt Nam Cộng Hòa ngày càng nhiều lên mà điển hình là thượng tá Tám Hà tức Trần văn Đắc, chính ủy tiền phương QK1, QK4; và Năm Truyện – Sư Trưởng Sư 5. Hai cán bộ cao cấp đã hồi chánh, lên đài phát thanh Saigòn chửi tụi lãnh đạo Bắc Việt nướng quân cho tham vọng «sớm đón Bác Hồ vào Nam»!

    Nguy hiểm hơn là toàn bộ các kế hoạch tiến thoái, ém quân, các hầm giấu vũ khí đạn dược đều bị lộ hết.
    CŨNG CHÍNH TRONG DỊP NÀY MÀ GIỚI VĂN NGHỆ, TRÍ THỨC CŨNG HÀNG LOẠT VỀ VỚI PHÍA QUỐC GIA!

    Đáng kể là Phan Thế, nhạc sỹ giải thưởng Nguyễn đình Chiểu và Mai văn Sổ, em ruột (hay song sinh?) của Mai Văn Bộ, đại sứ của Hà nội tại Pháp “ .

Leave a Reply to Quang Phan