WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tình “đồng chí” của người cộng sản

nguyen-tan-dung-rutTrong văn chương (bình dân) Việt Nam có câu ca dao: – Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra thành mười.

Hồi còn mài đũng quần ở trường trung học Nguyễn Trãi, đường Phan Đình Phùng, Sài Gòn, ông thầy dạy Việt văn năm đệ ngũ (lớp 8) đã ra đề trong bài thi đệ nhất lục cá nguyệt là bình giảng câu ca dao trên.

Thật ra bình giảng câu ca dao nói trên cũng chẳng có gì khó để phải “động não“, đại khái nó cũng giống như câu:

- Yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ti, họ hàng. Hay là:

- Khi yêu củ ấu cũng tròn, khi ghét bồ hòn cũng méo.

Nhưng tui vốn là kẻ mê chơi hơn ham học, suốt ngày chỉ mê đánh đáo, quật bông vụ, bắn bi… cho nên văn dốt, vũ dát (di hại luôn đến ngày hôm nay), bài thi chỉ được 9/20 điểm, nôm na là dưới trung bình.

Tui không nhớ rõ ràng, hồi đó với trí óc non nớt, kém hiểu biết, tui đã viết lời bình giảng ra răng mà ông thầy phê là: – Ý nghèo, lời văn lủng củng.

May mà đệ nhị lục cá nguyệt gỡ gạc được 12/20 điểm, dù cuối năm phê vào học bạ, thầy Việt Văn cũng ghi chú: – Học kém, hay nghịch ngầm – tui không bị “đớp-bồ“ ở lại lớp năm đệ ngũ, và (cũng may) nhờ phước đức ông bà để lại, tui đã vượt thoát ra được nước ngoài sau khi nếm mùi (thiên đường) cộng sản được vài năm lẻ bóng, hồn tơi tả.

Nếu (không may) còn ở trong nước thì với trình độ học vấn, văn hóa của họ Thạch tui, chỉ có con đường đi làm công an như trung tá Vũ Văn Hiển phó công an phường 6, quận 3, Sài Gòn, đánh đập người già, phụ nữ, trẻ em và ví tự do là con c…, hoặc làm dư luận viên như Trần Nhật Quang, Hoàng Thị Nhật Lệ… kiếm cơm chứ công sở, xí nghiệp, hãng xưởng, chợ búa… nào dám nhận?

Mỗi năm, kỹ sư, bác sĩ, tiến sĩ… tốt nghiệp, ra trường ở Việt Nam với thứ hạng Summa Cum Laude còn thất nghiệp lền khên cả chục ngàn người, không thấy sao?

Hơn 50 năm đã trôi qua, câu ca dao trên ngỡ rằng đã quên đi ai ngờ nó lại về (trong đầu họ Thạch tui). Nó về trong một một bối cảnh không lấy gì làm (hồ hởi) phấn khởi trước hiện tình của đất nước cho lắm.

Nó lại về vì ông Tổng Trọng, biệt danh Trọng (lú) quyết định dứt điểm anh Ba Ếch trước thời hạn.

Thay vì chờ Ba Ếch bàn giao chức vụ thủ tướng đúng thời điểm khi hết nhiệm kỳ vào giữa tháng 07-2016, Tổng Trọng sốt ruột nên tìm đủ mọi cách để bắt đồng chí Ba Ếch (thân thương và kính mến) phải bàn giao chức vụ Thủ tướng vào đầu tháng 4.2016.

Có nghĩa là Trọng Lú quyết định bổ trái cau 6 miếng ra thành 10. Ai nói ông Trọng lú lẫn? Ông khôn thấy mụ nội, ông chỉ giả vờ lú thôi. Hơn thế nữa, ông còn là một người biết nuốt nhục, chờ thời, ông chỉ thua Câu Tiễn một sợi tóc.

Trong hội nghị trung ương 6 khóa XI, năm 2012, ông Trọng muốn nuốt trọn trái cau nhưng không giành được con dao bổ cau trên tay Ba Dũng, nên ông nghẹn ngào, nức nở, nỉ non phát biểu trước các đại biểu và gọi Ba Dũng là một đồng chí (đồng chí X).

Giờ đây, qua kỳ họp hội nghị trung ương 14, ông Trọng đại thắng mùa Đông ”Dân chủ đến thế là cùng“, ông cười ha hả, hí hửng, hồ hởi, hả hê khi hạ bệ được ba Dũng, ông không còn gọi Ba Dũng là đồng chí X nữa, ông đã trả được cái hận không dám gọi thẳng tên Ba Dũng.

Tuy nhiên, chưa vừa lòng với chiến thắng lẫy lừng, le lói, lẫm liệt lẫn lố lăng, gần như tuyệt đối với 99,96% phiếu bầu vào chức vụ “Tổng Bí“, ông Trọng không muốn thấy khuôn mặt buồn bã, bi ai, bệu bạo, bành bạnh đầy thiểu não của Ba Ếch trong những lần họp sắp tới. Ông tìm cách chặt đẹp, dứt điểm Ba Dũng, sớm chứng nào hay chừng đó.

Ông tìm cách vận động quốc hội, thậm thụt đầu này, lén lút đầu kia, vừa thúc đẩy, vừa uy hiếp, vừa thọc, vừa đâm, vừa châm, vừa chích các đại biểu (bù nhìn) hay còn gọi là nghị gật, tìm cách loại bỏ Ba Ếch trước thời hạn bàn giao chức vụ hơn 3 tháng. Để làm gì?

Nhiều người trách Trọng Lú là kẻ tiểu nhân, tiếp tục đánh người khi họ đã ngã ngựa. Điều này không đúng. Nếu thấu hiểu được nỗi đau tê tái, tím ruột, tím gan của ông Trọng trong kỳ họp hội nghị trung ương 6 khóa 11, năm 2012 người ta sẽ thông cảm (và thông cổ) cho ông.

Ngày nào còn thấy mặt Ba Ếch trên chính trường, Trọng Lú còn nực gà lắm lắm. Ngoài ra, đố ai kiếm được người cộng sản quân tử, bởi nếu là người quân tử thì không thể trở thành người cộng sản.

Hơn thế nữa, tháng 5 sắp tới đây, Tổng thống Mỹ, Barack Obama sẽ qua thăm Việt Nam. Chương trình thăm viếng, nghị sự chưa biết có những gì, bàn bạc, ký kết cái chi chi, nhưng chỉ nghĩ đến cái bản mặt Ba Dũng (sẽ) vồn vã, vênh váo, vẻ vang đón tiếp Obama, là Trọng Lú đã thấy lửa giận phừng phừng, ruột gan lộn tùng phèo, ăn không ngon, ngủ không yên, áp huyết tăng ào ào.

Phải ngăn chận ngay chuyện này lại chứ không thì bị tai biến mạch máu não hay đứng tim mà đi đứt thì Ô hô! Ai tai!

Ngoài ra, biết đâu vì muốn trả thù Trọng Lú chơi ép, tìm cách bắt mình từ bỏ quyền hành sớm, hoặc (có thể) do nổi hứng bất tử, Ba Dũng dám ký kết (lạng quạng) một cái văn kiện nào đó, một hiệp ước liên minh quân sự Việt Nam-Mỹ chẳng hạn, thì bỏ bú cả lũ. Trọng Lú và bộ sậu sẽ ăn nói làm sao với quan thầy Tập Cận Bình?

Phải dứt điểm Ba Dũng trong đầu tháng 4 năm nay thôi. Không còn con đường nào khác để có thể ăn ngon, ngủ yên, không bị giật mình, thức dậy (nghe mưa) nửa đêm với Lệ Quyên.

Thế thì tình đồng chí, đồng rận của những người cộng sản để đâu?

Thật ra, nói đến tình đồng chí của người cộng sản VN lẫn cộng sản quốc tế thì nó nhiêu khê lắm lắm. Nó dài như chuyện dư luận viên vậy, có kể đến 1001 đêm cộng với chuyện Ali Baba và 40 tên cướp cũng chưa chắc đã hết chuyện.

Thôi thì chỉ xin nhắc (sơ) qua một vài chuyện (nổi bật) trong lịch sử đảng CSVN từ ngày thành lập tới nay. Chuyện cau 6 không bổ ra thành 10 mà đem bằm cho nát cho vui cửa, vui nhà chút đỉnh.

Đó là những chuyện mà đảng viên CSVN từ “lão thành cắt mạng“ đến “tân tòng“, hầu hết đều biết như “bác“ Hồ tặng Dương Bạch Mai chai nước ngọt (hay bia) trong giờ nghỉ giải lao ngày họp cuối cùng của kỳ họp thứ 8, quốc hội khóa 2 tháng 04 năm 1964.

Uống xong chai nước, ông Dương Bạch Mai không còn cơ hội để phát biểu tiếp, thêm một lời nào nữa. Trước đó trong phiên họp, Dương Bạch Mai đã có những phát biểu phản đối đường lối, chính sách cai trị rập khuôn theo Mao Trạch Đông của Hồ Chí Minh.

Cái chết của Dương Bạch Mai giữa nghị trường và cái chết đầy bí ẩn của Nguyễn Chí Thanh sau khi được diện kiến và dùng cơm (thân mật) với “bác“, trước khi lên đường vào Nam chỉ là 2 trong số rất nhiều những cái chết không có lời giải đáp của các cán bộ cao cấp chung quanh Hồ chí Minh như Hà Huy Tập, Lâm Đức Thụ, Trần Đăng Ninh…

Đó là những chuyện xa xôi, xẩy ra từ thế kỷ trước. Hai chuyện mới đây là cái chết đầy bí ẩn của trung tướng công an Phạm Quý Ngọ và của trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh, thiết nghĩ (cũng) không cần nhắc lại chi tiết làm chi, bài viết chỉ muốn nói đến cái tình (thương yêu) đồng chí của người cộng sản.

Câu ca dao nói đến trong bài, do đó nên sửa lại (chút đỉnh) cho nó phù hợp hơn:

Đồng chí… cau sáu bổ ba

Đồng rận… đem bắn chẳng tha thằng nào.

© Thạch Đạt Lang

© Đàn Chim Việt

 

80 Phản hồi cho “Tình “đồng chí” của người cộng sản”

  1. Thiến Heo says:

    Chỉ tiêu VC thực hiện lập căn cước công dân dân tộc Kinh đến năm 2020 phải hoàn tất.

    Thẻ Căn Cước Công Dân của VC bắt đầu cấp cho người VN từ đầu năm 2016 đến hết 2020 là phải xong.
    Nội dung và hình thức, màu sắc của thẻ này giống thẻ Cư Dân Thân Phận Chứng của TC đến 95% .

    Thẻ VC:

    Họ và tên khai sinh:
    Họ và tên gọi khác:
    Ngày tháng năm sinh:
    Dân Tôc.:
    Giới Tính:
    Nơi thường trú:

    Thẻ TC:

    Tính danh:
    Tính biệt:
    Xuất sinh:
    Dân Tộc:
    Trú chỉ:

    So sánh hình thức và nội dung căn cước VC, căn cước TC, sự giống nhau đến 95% kể cả màu sắc. Dĩ nhiên, khi người Viêt. ghi phần dân tộc, đại đa số sẽ ghi là dân tộc Kinh. Cái này sẽ giống hoàn toàn với thẻ căn cước dân tộc Kinh gốc Việt tại TQ !

    Thẻ Căn Cước Công Dân của VC
    http://tinhhoa.net/nhung-diem-moi-trong-5-luat-sua-doi-co-hieu-luc-tu-1-1-2016.html

    Thẻ Cư Dân Thân Phận Chứng của TC
    https://en.wikipedia.org/wiki/Resident_Identity_Card

    • laivănmạnh says:

      Cc chĩ là phàn ls lich đơ n giản về thông tin của một cá nhân như hình ảnh ,tên họ ,nơi sinh ,địa chỉ . Néu so sanh vói c/c các nước thì nước nào cũng vậy ,đơn giản hơn hay thêm vào một hai chi tiết đẻ làm rỏ cá nhân đó ,nhưng căn bản vẫn là hình ,tên họ nới sinh va địa chỉ.C/c Mỹ xác nhận thêm giói tính ,chiều cao,màu tóc cân năng và màu mắt . Có nước ghi dấu tich dặc biệt (như sẹo dưới mí mắt)…
      Trước khi làm c/c phải khai lý lich trong đó.thời 54 có cả ghi tôn giáo ,ghi săc tộc kinh (VN) thương (miền cao nguyên TP). Mỹ cũng lý lịch có ghi tôn giáo .sắc tộc nhung về tôn giáo có thể không ghi.
      Thẻ c/c vnch:
      Tên họ Lai văn Mạnh
      ngày sinh 30/4/2016 tại Phú Nhuân /Saigon)(có thể ghi SG cũng đủ)
      Cha :Lai văn Khỏe
      Me :Hoàng Thị
      ….
      Do đó chử kinh là chĩ người VN sống ở kinh thành (đồng bằng ) và thượng (6 săc dân) ở miền cao nguyên trung phần. Thời VNCH chính phủ lập Bộ Sắc tộc lo cho dân cao nguyên do một Bộ trưỡng người thượng năm giử (Ông cuối cùng là Nay Luett)
      Đẻ dành lấy người Thượng nên chính phủ tạo mọi điều kiện tốt cho họ đẻ tránh họ nổi loạn (Fulro) hay theo VC…
      Phạm Duy có bài hát về kinh thượng một nhà lấy sự tich bà Au Cơ và Lạc Long Quân lay nhau đẻ 100 trưng,nở 100 con. Sau đó LLQ đem 50 con lên núi .Au cơ dem 50 con về hướng biển…Đay là bài hát hay.
      Vây nếu Kinh được các nhà bác học trên ĐCV này giãi thích thì rỏ ràng VNCH cũng theo Tàu mẹ nó rồi (đâu phải VC không đâu hé!)
      Thật ra kinh là KINH DÔ<KINH THÀNH là nơi đô hội ,văn minh mà thôi ! (vvm)

  2. Austin Pham says:

    Hoàng mới vào thành phố Nguyễn Sinh Coong để nghỉ hưu nên chưa biết…đi chơi gì mây đó nghen!
    Tụi Mỹ còn thua xa cái văn hóa làng Lồn của ta. Nhắc tới tiếng Hán Việt thì mình lại nhớ mấy chị em…hộ lý của “bác” mà dân miền nam quen mồm gọi là “đĩ quốc doanh”. Trời! “sinh hoạt tập thể” nữa chứ!
    Tên của quan chức Thái Lan mà phe ta phiên âm ra nghe thiệt là,,,hứng. Má ơi! Xổm Xoẹt Kẹt Xụ Ra Nôn kìa! Bửa nào lỡ xỉn cho…Cụ Xẹt Dzô Nồn là ôm bầu ngay. Rõ ràng là bọn phản động cố tình chơi “Bác” mờ!
    Đúng là dân tộc…kinh!
    Hề…hề.

  3. Thiến Heo says:

    Từ Hán trong chế độ và trong văn học VNCH trước 75

    Những ai học tân nhạc Tây phương đều phải biết 7 notes căn bản do re mi fa sol la si . Từ ký âm căn bản đó người ta có thể hát ca, chơi đàn, và sáng tác âm nhạc, ca khúc . Cái nầy cũng tương tự như người học chữ Nho (Hán Tự) . Một khi anh đã có căn bản về sụ8 cấu thành chữ Nho . Anh đọc và viết được khá khá, tự nhiên anh sẽ giống như người nghệ sĩ có khả năng sáng tác được.

    Điều này giải thích 1 phần khá lớn sự hiện diện từ gốc Hán trong tiếng Việt . Nếu anh xem Tàu là Thái Sơn Bắc Đẩu thì đương nhie6n tiếng Việt của anh sẽ dần dần có giọng … Tàu . Nếu anh học văn hoá Tàu nhưng có tinh thần Việt hùng mạnh thì tự nhien tiếng Việt sẽ có khuynh hướng độc lập với tiếng Tàu. Nó cũng giống như 2 người nhạc sĩ VN cùng học nhạc như nhau, nhưng 1 anh sáng tác air Tàu 1 anh sáng tác air Việt thế thôi . Nó tuỳ vào “tư duy” của anh. Người làm sao chiêm bao làm vậy.

    Hỏi rằng thời VNCH tiếng Việt có từ gốc Hán hay không ? Dĩ nhiên là phải có. Có từ thời Nguyễn Du viết thơ lục bát kia chứ. Tuy nhiên, thời VNCH không có ông Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Nhân Huyện. Thời VNCH chỉ có ông Quận Trưởng thui người ui. Thời VNCH chẳng bao giờ có anh Chiến Sĩ Du Kích Giải Phóng Quân. VNCH chỉ có anh lính Nghĩa Quân và Địa Phương Quân thui người ui !

    Vấn đề ở đây là: nếu anh sang TQ và nói Chủ Tịch Huyện thì người Tàu biết ngay hảo hảo lớ vì cùng phe “ta”. Nếu anh nói ông Quận Trưởng Hành Chánh thì anh Tàu “mình” … ngọng ú ớ ngay. Hả ? Nị nói kí rì ? Hà hà hà ! Khác nhau chổ đó !

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Xin được đồng ý hoàn toàn với lý luận của Thiến Heo :-) !

      Tàu và Ấn Độ là một trong những cái nôi của văn minh văn hoá nhân loại. Rất nhiều nước ở Châu Á chiu ảnh hưởng của hai nước này.
      Nhật Bản, Triều Tiên (aka Đại Hàn bao gồm cả hai nước Nam và Bắc Hàn / Triều Tiên), Mông Cổ, Việt Nam, Tây Tạng … chịu ảnh hưởng sâu đậm của Tàu (hơn là Ấn Độ) từ ngàn xưa (chẳng hạn đạo Phật theo trường phái Đại Thừa). Tuy nhiên tổ tiên mỗi quốc gia, dân tộc lại cố bảo tồn và phát triển đặc thù riêng mình, nên mới không bị đồng hoá vào Tàu, dù các lânh đạo Tàu từ cổ xưa đến nay vẫn chủ trương bá quyền để Hán hoá lân bang bằng sự xâm lấn dưới nhiều hình thức, từ quân sự đến áp lực chính trị, văn hoá, kinh tế …

      Phải thừa nhận là phương Tây trong quá trình thực dân hoá thời trước đã cố dành dựt các nước trên về mình, nên ít nhiều giúp cho các nước ở Đông Á bứt ra khỏi sự lệ thuộc Tàu.
      Riêng nước ta rất may mắn nhờ các giáo sĩ đạo Gia-Tô (Kitô giáo) Tây phương, nên đã sáng tạo ra chữ viết riêng, sau này gọi là chữ quốc ngữ, dựa hoàn toàn theo mẫu tự La-Tinh.
      Thực dân Pháp cũng bó buộc triều đình Huế bãi bỏ lối học từ chương theo Tàu, để hoàn toàn theo đường lối giáo dục khoa hoc phương Tây rất thực dụng trong đời sống. Trong đó đang kể có Tây Y thay cho Đông y (bao gồm Trung Y và Nam y tức y học cổ truyền của Tàu và của Ta), và các môn học thuật tân tiến khác (mỹ thuật, công chánh, luật, toán & đại số, vật lý &, hoá học, khảo cổ, dân tộc học …)
      Họ tổ chức lại hành chánh trong xã hội ta vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm tổ chức theo Tàu, cũng như phát triển đất nước ta trên rất nhiều phương diện theo lối phương Tây. Chẳng hạn về mặt hạ tầng cơ sở là hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hang không, đường thuỷ với các kho, phi trường, bến cảng, bến phà … trên bình diện toàn quốc khá hoàn chỉnh.
      Nói tóm lại, bên cạnh cái tội lớn xâm lăng và bóc lột dân ta tận xương tuỷ, công lớn của thực dân Pháp là giúp cho ta bứt khỏi ảnh hưởng của anh bạn tham lam phương Bắc luôn luôn tìm cách xâm lăng và đồng hoá ta. (xin nói thêm là Thực dân Pháp cho đặt cột mốc biên cương giữa VN với các lân bang, trong chiều hướng có lợi cho VN. bởi họ đang dùng VN làm bàn đạp để bung ra ở Đông Á. Phú Quốc thuộc hẳn về ta; Hoàng và Trường Sa đang còn tranh chấp cũng thuộc về ta …)

      Nhưng từ khi đảng Cộng Sản xuất hiện và đưới danh nghĩa đánh đuổi thực dân (Pháp) phong kiến rồi đế quốc (Mỹ) lại đem nước và dân tộc ta quay trở lại lệ thuộc Tàu. Sự lệ thuộc này ngày một sâu đậm như Thiến Heo dẫn chừng một vài thí dụ cụ thể trước mắt.
      Thực ra sự lệ thuộc này còn ghê gớm hơn nữa, bởi nó ăn sâu vào trong tâm tư nguyện vọng của tầng lập lãnh đạo CS Ta (kiểu như Hồ bảo với đàn em đại khái là: Các ông Lê ông Mao đã nói hết những gì tôi muốn nõi; hay Lê Duẫn tuyên bố với đàn em: Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc …)
      Điều quốc nhục rõ ràng nhất là lãnh đạo V+ cứ phải sang triều kiến lãnh đạo T+ để xin chỉ thị trước các việc trọng đại. Và cố tình làm ngơ cho T+ lấn chiếm ở biên giới và biển Đông, cũng như hoành hành như chống không người trên dòng sông Mekong nơi thượng nguồn !

      Ngắn gọn, còn CS tức V+ thi nguy cơ HOÁ TÀU (Chinezation) càng lớn hơn bao giờ hết !

      Kết, PHẢI THỦ TIÊU CS BẰNG MỌI GIÁ, DÙ PHẢI SỬ DỤNG BẠO LỰC CÁCH MẠNG !

  4. Lại Mạnh Cường says:

    RIÊNG TĂNG “còm-sĩ” MINH PHƯƠNG :-) !

    Nhân đây vui miệng xin phép bàn ngang tán dọc ngoài để về phát triển văn học nghệ thuật, tức trò chơi với các con chữ, thời Cộng Sản.

    Tôi nghĩ tinh thần ái quốc cực đoan, cũng như tư tưởng độc tài độc đoán kiểu CS sẽ giam hãm tư duy tư tưởng con người ta vào một không gian cố định, hệ quả tạo ra nhiều điều không hay không tốt, nếu không muốn nói là xấu xa, dơ bẩn.

    Chúng ta không vì chống tư tường và hành vi bá quyền bành trướng của bọn cầm quyền nước Tàu mà thẳng tay loại bỏ ảnh hưởng của văn minh văn hóa Tàu lên nước và dân mình.
    Chúng ta đã cười to khi thấy Mao và đồng chí của hắn phá bỏ di sản văn hóa văn minh của ông cha chúng để lại, không lẽ ta cũng bắt chước mà không thèm học, khảo sát văn minh văn hóa Tàu vốn thấm đẫm vào nước và dân minh từ nhiều ngàn năm qua. Chúng đâu có tội tình gì mà chúng ta phải nã đại pháo vào!
    Chúng ta đau xót vô vàn khi phải chứng kiến Việt Cộng chịu ảnh hưởng ngoại lai nặng nề, bê nguyên si hệ tư tưởng không tưởng và vô nhân Mác-Lê vào áp dụng ở xứ mình trong nhiều thập niên qua. Hệ quả làm hư hỏng toàn bộ đất nước và con người Việt như ngày hôm nay.

    Những tư tưởng và hành động bài ngoại lỗi thời mang nặng tính giáo điều, duy ý chí kiểu thời phong kiến, hay thời độc tài sẽ kìm hãm sự phát triển và tiến bộ của một quốc gia, một dân tộc. Khuynh hướng của thời đại mới chính là HÒA BÌNH VÀ HỘI NHẬP, QUA CỘNG TÁC VÀ TRAO ĐỔI THÂN THIỆN ĐỂ CÁC BÊN CÙNG CÓ LỢI.

    Ta thấy rõ nước Nhật phát triển thật nhanh ở cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, do họ thức tỉnh tìm mọi cách hòa nhập thân thiện với phương Tây. Rất tiếc sau đó do một số đụng chạm quyền lợi họ đã thay đổi thái độ, từ thân thiện hợp tác sang cạnh tranh thù nghịch với lân bang như Trung Hoa, rồi với các cường quốc phương Tây, nhất là với Mỹ, nên lãnh đủ mọi hậu quả xấu trong Thế chiến Hai. Nhưng rồi họ đã tỉnh ngộ; cũng như nhờ sự tận tình kềm kẹp và trợ giúp của Mỹ, họ lại trở thành một siêu cường kinh tế thay vì một siêu cường quân sự như thời quân phiệt ngự trị trên quyền lực.

    Việt Nam thời CS lấy làm hãnh diện là một cường quốc quân sự sau khi đânh thắng Mỹ và VNCH, thống nhât đất nước. Nhưng đánh đổi lại là biến đắt nước thành nghèo đói, bị cô lập với thế giới bên ngoài qua cầm vận, lao vào Chiến tranh Đông Dương Ba không lối thoát.
    Gọi là cường quốc quân sự cho oai, chứ hoàn toàn lệ thuộc vào nước ngoài, chủ yếu là Liên Sô cũ. Văn hóa cũng vẫn nô dịch với Tàu là chính yếu. Cứ rà soát lại các sinh hoạt và tác phẩm văn hóa và nghệ thuật thời đó ta thấy ngay ảnh hưởng của văn hóa Tàu đỏ thấm đẫm từ A đến Z. Đơn giản vì chính trị được coi là chủ soái và văn nghệ sĩ chỉ là các cô đầu, ả đào sẵn sàng làm vui lòng các ông chủ đỏ.

    Nhà văn gốc quân đội là đại tá Nguyễn Minh Châu từng than vãn trong thời Đ.M. (đổi mới) vào cuối thập niên 80: “Văn chương gì mà muốn viết một câu trung phải vội vã viết ngay một câu nịnh” ! Và cả bọn đã đồng ý cho đó là thời kỳ văn học PHẢI ĐẠO, tức phải làm vui lòng lãnh đạo, không được nói ngược lại với lãnh đạo (hiện nay gọi là viết văn theo “lề phải” !)
    Cũng Nguyễn Minh Châu kể lại: Có một nhà văn đàn anh nâng chén rượu giữa đám đàn em mà rằng: “Tao còn sống, còn cầm bút đến ngày hôm nay là nhờ biết sợ” ! Nguyến Minh Châu ám chỉ nhà văn Nguyễn Tuân, kẻ được mang danh là rất ngông, chả biết sợ ai trên đời này.

    Chính Nguyễn Minh Châu tự đánh giá là mình và các đồng liêu HÈN khi cứ phải chơi trò cút bắt, tung hứng khi viết nửa thật nửa nịnh lấy lòng lãnh đạo: “Hèn, hèn chứ ? Nhà văn nước mình trong tâm can ai mà chẳng thấy mình hèn? Cái SƠ nó làm mình HÈN”.

    Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc qua đó đã nhận xét: Cái sợ thuộc phạm trù tâm lý. Cái hèn thuộc phạm trủ đạo đức. Đáng nói nhất là cái sợ ấy, cái hèn ấy đã tác hại nghiêm trọng lên GIÁ TRỊ VĂN HỌC: MỘT PHẠM TRÙ THẨM MỸ !

    Hệ quả đau lòng là sau một vài thập niên cầm quyền CS đào tao ra một lớp người sử dụng tiếng mẹ đẻ KHÔNG GIỐNG AI, đồng thời các tác phẩm văn chương theo đánh giá của Phạm Thị Hoài là chứa toàn HƯ CẤU THẬT, HIỆN THỰC GIẢ !

    (trích)
    Khác với giai đoạn trước, hư cấu và hiện thực đến đây hoàn toàn đồng bộ, văn chương và thực tế thành cặp song sinh, nhiễm thói quen của nhau, đau lẫn bệnh của nhau. Không phải nghệ thuật gồng lên với những công thức và giáo điều, mà hiện thực đã làm mẫu trước. Không phải nhà văn cố tình bày đặt ra một thế giới giả tạo, mà chính thế giới bên ngoài trang sách đã giả tạo tiên phong. Lỗi duy nhất của hư cấu là không giữ được bất kì một khoảng cách nào với cái hiện thực ấy. Là trung thành với cái giả, chân thành tùy tòng cái ngụy. Anh bộ đội, chị nông dân, bác công nhân trong sách chỉ cố gắng nói đúng như những anh, chị, bác như thế thường phát ngôn trong thực tế. Họ trở thành gương sáng của xã hội trước khi ùa vào làm anh hùng trong truyện, không phải những con tốt đen bị đấm mà là lực lượng của một tập thể hùng hậu, đầy ý thức về sứ mệnh với lịch sử, vai trò với nhân loại và vị trí với thế giới của mình. Họ thôi làm dân chúng để thành nhân dân. Không có gì xảy ra trên thế gian này khiến họ ngạc nhiên và mất khả năng bình luận. Ở những vùng hẻo lánh nhất, không biết sông nhà chảy qua đâu về đâu, song người ta biết rõ ba dòng thác cách mạng thế giới, biết sản lượng thép ra lò ở Liên Xô, biết trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mĩ (3) và biết mọi công dân ưu tú nhất của hành tinh trái đất đều mơ sáng mai thức dậy thành người Việt Nam. Miệng mình có bao nhiêu cái răng sâu chẳng rõ, nhưng người ta nắm vững bệnh án trầm kha của con bệnh tư bản. Tình hình quốc tế luôn thuận lợi, đúng như mong muốn, đôi khi khó khăn cũng là tất yếu để khắc phục thành công. Thế giới đã khổng lồ hơn xưa, đặt lên lòng bàn tay không vừa, nhưng đủ gói gọn trong cuộc họp hàng tuần, thừa ra thì vợ chồng bàn nốt trong nhà trước ca sinh hoạt. Chưa bao giờ người Việt tự tin và thấu hiểu cái thế giới trước đó không lâu còn liệt họ vào diện bán khai như vậy. Thế giới quan duy vật lịch sử cắt nghĩa tất cả, không để ngỏ một kết luận nào. Vật đổi, sao dời, Jane Fonda là bạn rồi Jane Fonda là thù, đều trong quy luật tiến hoá của lịch sử. Chưa bao giờ ngôn ngữ chính trị đi vào lời ăn tiếng nói của quần chúng như thế. Không phải văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa bị chính trị hoá, nó chỉ bị một hiện thực chính trị hoá đô hộ, khẩu hiệu chào năm mới trong thơ Tố Hữu chỉ cố cho khỏi chênh với khẩu hiệu kẻ vôi bên ngoài mà thôi. Song đâu là ngọn, đâu là gốc, một lúc nào đó ai còn đặt câu hỏi. Hiện thực giả hoá thân vào hư cấu thật. Văn chương gán những sơ đồ rành mạch của tư duy đen trắng cho cuộc đời và cuộc đời bỏ những tâm tình thẳng thớm của mô hình thiện ác lên mặt giấy. Sự giản lược (4) diễn ra đồng loạt ở mọi bình diện. Cái hiện hữu dựa vào cái không hiện hữu, cái bịa mô phỏng chính xác cái có thật, phân biệt chân và ngụy trở nên thừa.
    (hết trích)

    Kết luận, xin có lời ai điểu cho văn hoc hiện thực xã hội chủ nghĩa thời bao cấp, nay được thay thế bằng văn học hiện thực chợ trời theo định hướng xã nghĩa cũ !

    • Hoàng - TP Hồ Chí Minh says:

      Không ai dại dột, ngu dốt đến độ “thẳng tay loại bỏ ảnh hưởng của văn minh, văn hóa Tàu (cũng như văn minh, văn hóa của nhân loại) lên nước và dân mình”. Ngược lại, phải tiếp thu văn minh, văn hóa của Tàu cũng như của nhân loại. Nhưng tiếp thu phải có chọn lọc, có những cái là văn minh, văn hóa của Tàu cũng như của nhân loại nhưng không hoặc chưa phù hợp với Việt Nam thì không hoặc chưa thể áp dụng cho Việt Nam. Ví dụ: “Văn hóa” trần truồng, dù là trần truồng ở những nơi quy định; “văn hóa’ tự do sở hữu súng đạn như ở Mỹ…
      Ờ, mà hình như họ Lại là họ của ba Tàu thì phải?

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Hoàng thành Hồ ơi,

        Ở Việt Nam không ít người Việt gốc Tàu, gốc Chàm, gốc Miên, gốc các dân tộc thiểu số khác (Pháp, Mỹ, Anh, Hoà Lan …,), nghĩa là lung tung gốc.
        Nhưng họ vẫn tự nhận là người Việt, yêu dân và nước Việt không kém ai ! Như thế có gì khác biệt với người Việt chính gốc, aka người Kinh !

        Ngược lại có những người mang họ Việt, như họ Nguyễn, trong đó có Nguyến Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng …, họ Lê như Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu … , nhưng thuộc loại bán nước cầu vinh như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc.

        Thực sự giờ đây có ai dám vỗ ngực xưng tên cho mình là người Việt thuần chủng; cũng nnư khẳng định chỉ có người Viêt mang họ Viêt là yêu nước chân chính thôi.

        Bàn ngoài lề, Hoàng có vẻ hãnh diện cư ngụ ở thành phố mang tên (xác ướp) Người, nên thấy cần phải đính kèm theo để vinh danh cái xác ướp đó. Lần sau nên đổi thành Hoàng Sài Gòn cho đúng điệu nhớ :-) !

      • Trần Tưởng says:

        Hehe …. Đang nói chiện chữ nghĩa ,chạy qua nói chiện “dzăn hoá” hồi nào
        dậy trời . Đang bàn loạn chuyện bên Tàu ,Hán hoá ,chạy qua chuyện “văn hoá
        ở truồng ” ,”văn hoá tự do súng đạn ” tuốt bên xứ Mẽo ,cái vù .

        Ở dưới cái đỉnh cao trí tuệ của Đảng ta ,chữ “văn hóa” có nhiều nghiã lắm,
        như “văn hoá váy “,”văn hóa thịt chó”, “văn hoá trấn lột” … Khi ra ngoài nước,
        có thêm nhiều thứ nữa : “văn hoá cắp vặt”,”văn hoá cầm nhầm” ….
        Thứ “văn hoá” mà Hoàng -TP Hồ muốn nói ,mang cái nghiã nào đây ?

      • Lý Chính Luận says:

        “hình như họ Lại là họ của ba Tàu thì phải?”
        Một câu tự hỏi thật vô duyên trơ trẽn!
        Có ai ca tụng lòng yêu nước của cụ Phan Thanh Giản và những đại tướng khai quốc công thần của Viêt Nam, như các tướng Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên, Mạc Cửu vv… rồi quay ra hỏi: Mấy vị này hình như là người Tàu thì phải” không?

      • laivămạnh says:

        “hình như họ Lại là họ của ba Tàu thì phải?”
        Có lẻ không phải. Hình như đây là họ của một sắc tộc miền thượng du Bắc Việt gần vói Tàu .Một họ có học .làm quan cho Pháp như Ông Vi văn Định (nổi tiêng vì giàu có ?) hay Vòng A Sáng (SQQLVNCH)…
        vv…và vv…
        VN là dân Bách Việt từ Tàu đi xuống phương Nam và đ/c tại đây ,có cả 100 họ ,Thế nào không có họ Tàu kia chứ? (lvm)

      • Trần Tưởng says:

        Họ nào của người Việt, cũng có một nhóm dân Tầu trùng họ với mình cả .
        Hổng lẽ dân Việt phải đổi thành họ Hồng Bàng hết ráo trọi ?

      • Tudo.com says:

        @Lão Ngoan Đồng:
        “Lần sau nên đổi thành Hoàng Sài Gòn cho đúng điệu nhớ :-) !”

        No, no and no.
        Em cực lực và cực. . . khổ phản đối ông Thầy. Bởi vì đổi như vậy nó tốn. . .chè tốn xôi mà không. . .quớt!

        Muốn đổi hiệu quả, đích danh phải là. . . Hoàng Chính Mi !

        Hì hì, lâu lâu sửa . . .lưng ông Thầy chút xíu, đừng. . . bộp tay nhé?

  5. Thiến Heo says:

    Vấn đề không phải là tiếng Việt có hay không có chữ gốc Hán. Vấn đề là anh có độc lập có chủ quyền được bao nhiêu ?

    Người Việt hiện nay dù muốn dù không phải chấp nhận trên giấy trắng mực đen dân VN là dân tộc Kinh . Nên nhớ, dân tộc Kinh ở đây là dân tộc Kinh TQ được chính HCM du nhập vào VN từ sau 1958. Trong giấy CMND của người Việt hiện tại, vô hình chung đã mặc nhiên xem mình la dân thiểu số của TQ . Từ căn bản này, tất ca/ mọi lĩnh vực khác như giáo dục, văn hoá, trang trí, lễ hội, ngôn ngữ đều có chiều hướng theo Tàu cộng là chuyện đương nhiên. TQ đã chính trị hoá vấn đề dân tộc học đồng thời dùng sức mạnh cưởng bức người Việt qua hình thức hành chánh một cách khéo léo, dĩ nhiên là “thông qua” chính quyền VC !

    京族,中国人口较少的民族之一。历史上自称“京”,他称“越”。1958年定名为京族。
    Kinh Tộc, là một dân tộc thiểu số của TQ. Lịch sử lâu đời gọi là “Kinh”, (dân VN) gọi là “Việt”. Năm 1958 (chính phủ TQ) quyết định tên gọi là Kinh Tộc.

    Nguồn từ website nhà nước TQ: http://www.zwbk.org/MyLemmaShow.aspx?lid=1048

    • Hoàng - TP Hồ Chí Minh says:

      Ông bạn nói trật lất!
      Đa số người Việt nhận mình là dân tộc Kinh có từ hàng ngàn năm trước chứ không phải mới có từ năm 1958 do ông Hồ Chí Minh du nhập từ TQ như bạn nói. Nếu nói như bạn thì ông Hồ Chí Minh đã có công tạo ra cả một dân tộc Kinh chiếm đến 85% dân số Việt Nam hay sao. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87t
      Còn dân tộc Kinh ở TQ hiện nay chính là người Kinh ở Việt Nam di dân lên phía Bắc ở một số tỉnh thuộc Nam TQ từ cách đây khoảng 500 năm.
      Vào khoảng thế kỷ 16, có một số người Việt di cư lên phía bắc lập nghiệp ở vùng Trường Bình – Bạch Long. Vùng đất đó ngày xưa thuộc thuộc Đại Việt, nhưng theo Công ước Pháp-Thanh ký năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh TQ thì Trường Bình – Bạch Long bị sáp nhập vào nước TQ. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Kinh_(Trung_Qu%E1%BB%91c)

      Sở dĩ người Việt đa số tự nhận là dân tộc Kinh là có cơ sở từ Kinh Dương Vương.
      Kinh Dương Vương, là nhân vật truyền thuyết Việt Nam, tương truyền ông là thủy tổ dân tộc Việt. Dã sử chép Kinh Dương Vương húy là Lộc Tục, là người hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên vào năm Nhâm Tuất (~2879 Tr.CN), đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, đóng đô ở Hồng Lĩnh (nay là Ngàn Hống, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), sau đó dời đô ra Ao Việt (Việt Trì). Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Lạc Long Quân.
      Kinh Dương Vương có thể là danh hiệu đời sau truy tặng cho một tù trưởng bộ lạc đã góp công vào việc thống nhất tộc người Lạc Việt, có thể là tù trưởng bộ lạc Văn Lang trước Hùng Vương. Sự nghiệp của ông được tiếp nối bởi Lạc Long Quân và Hùng Vương đời thứ nhất. Niên đại của Kinh Dương Vương là trước thế kỷ VII TCN bởi theo các bằng chứng khảo cổ học thì nhà nước đầu tiên Văn Lang được thành lập vào thế kỷ VII TCN.
      https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_D%C6%B0%C6%A1ng_V%C6%B0%C6%A1ng

    • Thiến Heo says:

      Kinh Dương Vương: 涇陽王 Kinh là một tên họ. Kinh Tộc: 京族, Kinh ở đây là sắc tộc.

      Rất tiếc là hai chữ Kinh này cách nhau … 8 cây số, chả dây mơ rễ má gì nhau cả. Nó cũng dễ hiểu như “đại cục” và “đá cục” dzậy.

      Kinh Tộc 京族 là do chính phủ TQ chính thức công nhận dân tộc thiểu số của họ vào năm 1958. Dĩ nhiên người Kinh TQ có gốc là người Việt. Vấn đề là tại sao người Việt Nam phải ghi vào giấy CMND là dân tộc Kinh (Kinh Tộc) theo chiều ngược là nhóm dân thiểu số của TQ (?).

      Người Tàu sống ở VN về mặt hành chánh cũng đựơc coi là dân VN thiểu số . Như vậy người TQ không lẽ lại ghi vào giấy tờ của họ phần dân tộc là Tàu ?

    • Kimkiến says:

      VNCH có dân tộc KINH là ân tộc Việt ở dưới đông bằng .Do đao không phải kinh là do HCM du nhập từ tàu .Kinh đây có lẻ là kinh thành ,kinh đô ,có nghĩa là dân Việt nam ở kinh thành. .Còn gọi là dân miền xuôi !
      Dan Kinh là dân coi như vân minh hơn ,khác với dân miền cao ,gọi là dân thượng,gị là ắc tộc (VNCH có Bộ Sắc Tộc lo cho Dân Thượng do một nguwoii Thương đứng đầu bộ này).
      VN có 65 hay 66 sắc tộc .(HCM lúc ở hang Pakbo sống với dân thượng ,Bà Nông thị Xuân cũng là dân thượng ,người sắc tộc ?)…VC goi là người “dân tộc”. Chữ này cũng có vẻ hói lạ nhưng vì muốn lấy lòng nguoi thương (du) về phe Hồ đẻ len loi vào những bãn làng miền cao dể hoạt động cắt-mạng cho dẻ mà thôi !.
      Do đó dân tộc ở trên các vùng cao là NGƯỜI thượng .Còn dân Việt văn minh hơn ở đồng bằng thì gọi là NGƯỜI kinh’
      Phạm Duy có bài hát” kinh thương một nhà” kể sự tich mẹ Au Có đẻ trăm trưng nở trăm con ,50 theo me xuống biển (dân tộc kinh) 50 thoe cha lên núi (dân tộc thượng ).(ý nghĩa là kinh thượng gì cũng là người VN /cũng đẻ xoa dịu người Thượng .
      Bài hát rất hay .Nó cổ vỏ cho sự hòa hợp kinh thương một nhà đẻ dành số người thượng về phe QG. Người dân thượng lúc đó ,phần nhiều nhà giàu đều có học và có kẻ làm quan cho Pháp (nói tiếng Pháp rất giỏi) đi linh cho Tây và sau đó chuyễn qua VNCH ,có nhiều sq chuyên nghiệp…
      Người VN trước 75 nói Kinh Thượng là hình dung ra được ai là kinh ai là thượng .
      Và theo thiển ý kinh thượng chĩ đơn giãn có nghĩa như vậy thôi .Không có gì khác hơn ,các “học giã” ạ!’
      (kk)

  6. ôngtựthú says:

    NH Lê có viết là học sinh và thầy giáo chĩ cần học và dạy khoãng 5.000 chử hán việt đẻ không dùng sai là được. Thật ra thì trong giao tiếp hằng ngày trên báo chí trong các sách viết bằng tiếng Việt những chử hán thông dụng đã được xử dụng như chử Việt thuần túy thì cũng đũ đẻ hiểu đẻ dùng một cách chính xác. Nó là chử Hán được Việt hóa gióng như tiếng Anh có 3,000 chủ lấy từ tiếng pháp đồng nghĩa vói tiếng pháp và 3,000 chử khác cũng tiếng Pháp nhưng nghĩa hơi khác hay khác hẳn .Ngoài ra cũng mươn nhiều tiếng nước khác ,nhất là la tinh…(như dénonciation (P) denunciation (anh)).
    Đây chẳng có gì lạ . Đó là sự pha trộn ngôn ngữ nhất là thời buổi thế giới giao tiếp vói nhau thông thương vói nhau như hiện nay (chử phở ,con gái ,nước mắm,chả giò đã thành ngôn ngử của hầu như toàn thế giới).Cho nên không phải vn bị hán hóa mà đó là ngôn ngữ Hán bị VN hóa thì đúng hơn . …
    Người miền Nam dùng một số từ trong điều kiện nhất định nào đó ,đúng nơi đúng chổ ,chớ không dùng tràn lan như người cộng sản miền Bắc. Nhất là trong văn viết nghiêm túc như triết học ,khoa học…(khác vói văn nói).
    Do đó bài viết như bài Thạch khoai Lang đây chẳng có gì phải thắc mắc vì không có gì khó hiểu .Nó quá tầm thường trong một đề tài cũng rất củ…Và bởi có thể vì lý do đó mà ĐCV loại bài viết về ngôn ngữ của TĐL ,một đề tài dã có nhiều người viết ,nhàm chán …Có nhiều tác giã lại phê bình những chử mà vnch cũng dùng rất thường ,chứng tỏ không là người sống trong môi trường vnch ,sinh sau đẻ muộn khiến người đọc trong sưốt cuộc đời sống vói vnvh phải nhăn mặt…Có lẻ sau các bài viết ca ngợi và bênh vực cho cộng sản theo bọn quậy (5 tên quậy nhất ,trong đó có ĐVA và Lão Móc )nên mới chọn những đề tài củ này viết Và…MP thì lại có dịp “chê” vnch….
    Thạch tiên sinh vẫn là thạch khoai lang (red rock potato)!
    (OTT)

  7. Thạch Đạt Lang says:

    Thưa ông/bà Minh Phương!

    Bài viết này không có mục đích nói về chuyện Hán hóa hay không. Tuy nhiên ông nên nhớ rằng, dù muốn dù không văn hóa VN bị ảnh hưởng của Tàu rất nhiều.

    Việt Nam Cộng Hòa chỉ mới độc lập từ năm 1954. Các nhà lãnh đạo đất nước trong ngành giáo dục miền Nam thập niên 60 đều bị ảnh hường văn hóa Tàu ít nhiều, đo đó ngôn ngữ dùng không thể tránh được việc có từ Hán Việt. Thuở tôi vào trung học thập niên 60, còn học cả Hán văn nữa, mỗi tuần một giờ, học để biết, không phải học để trở thành nô lệ..

    Dường như đến khoảng năm 1965-1966, Hán văn không còn được dạy và đến khoảng đầu thập niên 70, hệ thống giáo dục đã cải tổ, không còn gọi các lớp trung học là đệ thất, đệ lục…nữa mà gọi là lớp 6, lớp 7…Đó là những cố gắng làm trong sáng tiếng Việt của chính quyền miền Nam, nhưng không phải một sớm, một chiều mà thay đổi hết đước.

    Đồng ý với ông/bà, dùng từ thuần Việt thì hay hơn, nhưng muốn xét chế độ bị Hán hóa nhiều ít, cần xét lại toàn bộ chính sách giáo dục, chế độ cai trị. Xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa là chuyện bất khả. Còn nói đến sự trong sáng của tiếng Việt thì đọc sách, báo Việt cộng ngày hôm nay, biết nó trong sáng như thế nào, xin miễn đem ra bàn thảo nơi đây.

    Tôi đã viết một bài về đề tài này với tựa đề Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt gửi ban biên tập, tiếc rằng không được phổ biến cho ông/bà rõ.

    Thạch Đạt Lang

    • Người qua đường says:

      Này ông Thạc Đạt lang ơi, hơi đâu ông đi chấp những đứa những có cái tên cúng cơm cũng là chữ Hán chuyển qua, mà lại bàn loạn lạc đề. Bài của Ông nói về tình đồng chí của đám CS, như thế, theo tôi thì nếu phê bình hay thêm ý kiến cũng nên chú trọng vào đề tài này mà “phát“( thay vì nói chính xác là phát biểu!) …lung tung, chứ tự nhiên bỏ đề tài lại quẹo qua 1 bên đi “nhột“ chuyện Hán Hóa hay không Hán Hoá thì hoàn toàn là tào lao, nếu không muốn nói là … đi lầm đường và lạc lối ??
      Nhưng sẵn có ngài Minh Phương , là nhà giáo huấn ngành kỹ thuật nói về hán hóa và thuần Việt trong lối dùng chữ, thì cũng thêm tí ý kiến ,mặc dù tôi cũng không phải nhà “Ngôn Ngữ học“ như Minh Phương thanh minh và cũng không phải nhà giáo đi gõ đầu trẻ như ngài minh phương.
      Ngôn Ngữ, dù của bất cứ dân tộc nào, trong vùng văn hóa nào, đều có chung nguồn gốc là do “thói quen“: Người ta quen và đồng ý dùng 1 tiếng gọi, và 1 ký hiệu, tức chữ viết nào đó để chỉ 1 vật hay sự vật nào, rồi dần dần phong phú và hệ thống hóa thành ngôn ngữ.
      Và cũng xin nhắc lại, bất cứ ngôn ngữ, và cả văn hóa nào khi phát triển đếu có trao đổi, hấp thụ những gì của ngôn ngữ và văn hóa khác. Đó là 1 quy luật phát triển của Ngôn Ngữ và Văn Hóa ở bất cứ nơi nào ( ngoại trừ mấy sắc dân sống cô lập 100% trong rừng rậm ở Nam Mỹ hay Borneo).
      Nhất là vào thời buổi bây giờ, sư trao đổi về văn hóa có thể nói là nó xẩy ra hàng ngày ở tất cả các nơi trên thế giới, thì việc mượng từ ngữ ngoại lai để diễn tả 1 thứ gì mà mình không có hay chưa có tên gọi chính thức ,là chuyện rất bình thường. Như 1 bạn ở đây nói về dùng computer bên Hòa Lan chẳng hạn. Thậm chí vì điều hành quốc gia ,còn dùng nguyên cà ngôn ngữ ngoại lai làm ngôn ngữ chính thức, như tiếng Anh chẳng hạn, ở Ân Độ, Singapore, Mã Lai…vvvv..,là ngôn ngữ chính thức!!
      Dĩ nhiên nếu 1 nước đã có ngôn ngữ, như VN thì không cần phải làm vậy. Nhưng ai cũng biết Chữ viết VN chính thức trước đây là Chữ Nôm và chữ Hán, chữ nôm dùng cơ sở chữ Hán khi viết để “đánh vần“ chữ Việt. Cho đến khi người Pháp đến VN, và phát triển ra chữ Quốc Ngữ ngày nay, vì sự tiện dụng và chính xác trong cách ghi âm tiếng Việt, nên người Việt đã bỏ chữ Nôm chuyển qua chữ Quốc Ngữ, đó là Chữ Viết, vậy thì Thuần Việt hay Hán hóa ở chỗ nào !! Còn về tiếng nói, thì có những thứ mà trong ngôn ngữ bản xứ không có tên gọi hay cách gọi, nên khi tiếp xúc với văn hóa khác mà trong đó có những “món“ mà mình không có thì mượn về sử dụng, đó là 1 việc làm bình thường và Cần Thiết để phong phú ngôn ngữ và văn hóa mình. VN thì cũng vậy thôi, chả có gì là lạ. Nhưng nếu có những thứ đã được thu nạp và được người xử dụng, nghĩa là người dân, chuyển hóa thành tiếng của mình dù dưới hình thức nào, mà được mọi người công nhận và sử dụng chung để trao đổi, thì những từ ngữ đó trở thành tiếng của xứ đó, chữ Hán hay những từ ngữ Hán Việt thì cũng thế thôi. Điều quan trọng là : Ngoại trừ những Từ Ngữ cần mức chính xách cho đồng nhất , như trong khoa học, kỹ thuật …vv… thì chính quyền hay đám cầm quyền không nên xía vào việc “thông dụng“ của những từ ngữ, đó hoàn toàn là do sự lựa chọn của người sử dụng : Nhà văn( giới trí thức) hay người dân thường trong sinh hoạt hàng ngày …vv…..
      Vì thế ngoài những từ ngữ chuyên môn, thì cùng 1 vật hay sự việc, trong ngôn ngữ hàng ngày, cả trong văn chương, người ta có khi có nhiều tiếng gọi khác nhau, quan trọng là người nghe(có nói thì phài có nghe!) hiều được là đủ, và cũng vì thế ngôn ngữ thêm phong phú, đa dạng : Mẹ, bu, má, mẫu thân, thân mẫu …vv… đều chính xác cả. Chỉ có những chính quyền độc tài mới bắt mọi người phải dùng cùng 1 từ ngữ “chính xác“ như nhau trong sinh hoạt hàng ngày. Thời Lenin như thế, Hitler cũng thế, Stalin cũng vậy, mao trạch đông cũng rứa và ….vv….. Đồng nhất từ ngữ , làm cho ngôn ngữ nghèo nàn và Lạc hậu, nhất là những cái đồng nhất đó lại không rõ ràng, tối nghĩa và đần độn. Thí dụ thì ai cũng biết, cứ cầm 1 tờ báo Vc ra đọc là rõ !
      Trờ lại vấn đề Hán Hoá. Việc hấp thụ Văn Hóa từ Trung Hoa( văn hóa Hán) là 1 sự thật của lịch sử, không thế chối cãi, như thế nếu trong ngôn ngữ, văn hóa Việt dùng nhiều ý niệm, cách gọi theo hán văn cũng chả lạ gì. Chuyện đó không quan trọng , vì đó là hình thức, quan trọng là nội dung, trong khi mình dùng những chữ cho là Hán đó ,có dùng đúng hay không, và trong lời nói có đệm những tiếng Hán đó ,có nội dung như thế nào, chính xác hay tào lao, láo khoét …cái đó mới quan trọng.
      Và cũng xin góp ý, về chử Hán trong Văn Hóa, ngôn Ngữ, chữ viết … vv …. chữ Việt ngày nay dùng chữ hán đâu nhiều bằng tiếng Nhật, chữ Nhật, hay chữ Đại Hàn. Nhưng có ai nói thủ đô Đông Kinh là tên gọi Mất Gốc hay không ? và , nếu gọi là Tokyo thì cũng rất đúng, Có ai nói TT Phác Cận Huệ ( chữ viết hán 100%), là vọng ngoại, hán hóa không ? chắc đến VC cũng cảm thấy ngượng mồm nếu nói như thế !!Dùng chữ nước ngoài trong tiếng Việt thì đâu chỉ chữ Hán, tiếng Pháp và tiếng Anh, tiếng Ấn độ , tiếng Nhật, tiếng Đại hàn ..vv… trong tiếng Việt cũng nhiều vô số kể, nhưng ai dám nói như thế là Pháp Hóa, Mỹ Hóa, Ấn độ hóa ?? Chữ hán mà người Nhật viết và dùng theo lối của Ngôn Ngữ Nhật ,thì là Tiếng Nhật, trong tiếng Đại Hàn thì là tiếng Đại Hàn, và ở VN cũng thế chữ Hán( Hán Việt) dùng theo lối tiếng Việt thì là Tiếng Việt !!
      Xin đơn cử 1 thí dụ điển hình : Thủ Tục, chữ này 100% là từ chữ Hán, nhưng người Trung Hoa, khi vừa tiếp xúc với chữ này là ngớ ngẩn, không hiểu là gì! Vì đó là Tiếng Nhật, người Nhật đã dùng chữ Thủ Tục để chỉ trình tự, quá trình làm 1việc gì từ đấu đến đuôi đúng cách. Rồi chữ này truyền vào VN, qua những vị tiền bồi của Phong Trào Đông Du, chứ không phải từ Trung Hoa, nên ta thấy, chữ là chữ Hán ,nhưng cách dùng là theo lối Nhật ,thì phải nói là chữ đó là chữ Nhật-Việt mới đúng. Đừng nghĩ đó chỉ là 1 vài chữ, có cả 1 kho tàng chử Hán Nhật như thế được VN hấp thụ, nhất là về phương diện Chính trị, quân sư, khoa học, ..vv… đều mượn rất nhiều từ tiếng Nhật. Người Nhật cho đến ngày hôm nay vẫn viết Chữ Hán và gọi là Kanji( hán tự), nhưng có ai lại đi thắc mắc chuyện đó, đám dân trung hoa qua du lịch bên Nhật, nhìn bàn hiệu, chỉ dẫn…vv.. chữ nào cũng biết, nhưng chả hiểu nghĩa là gì, vì chữ Hán ở đó đã Nhật Hoá( Hán nhật), đâu có thằng nào kể cả dân Nhật nói mình dùng Hán tự như thế là sai ?? Cũng như chữ la.-Tinh dó thằng pháp dùng thì là tiếng Pháp, do Đức dùng thì là tiếng Đức… và xin đưa 1 thí dụ. Phi Cảng ,hay Phi Trường , là 1 chữ hán 100%, nhưng lại là tiếng Việt , và nếu đưa cho 1 ông Tầu đọc 2 chữ đó họ cũng rớ đầu chả hiểu gì, rồi Xuất cảng ,Nhập cảng,(đồ)Phụ Tùng, Căn Cước..vv… đừng nói chữ hán , ngay cả chữ Pháp mà Việt hóa thì đố thằng tây nó hiểu : Xanh Xít dít đui, đồng Xu, xe Ba-Gác, Bù Loong, rông-đền, Trật Búa Xúc Sên, đổ Xăng, Cà-lê, Mỏ Lết, và người Việt Nam chính hiệu 100% gọi xe Hông-Đa chứ không phải Honda(đọc là Hốn-đà) như Nhật nó gọi !! Và ngon lành nhất là Xe Bờ-Rô (Peugeot), đó thằng Tây nào dám nói là lấy từ tiếng tây ???
      Nhưng không ai ( Nhật, tây, Mỹ….)lại nói là VN nói sai), ngược lại nó làm phong phú tiếng Việt.
      Riêng về cách gọi các lớp học từ tiểu học đến đệ nhất, có gì là sai ?? đó là Tiếng Việt ! Người Việt gọi như thế, làm gì mà bắt quàng qua đúng hay sai ? Đây là Tiếng gọi được ấn định rõ ràng, bằng tiếng Việt, và ai cũng sử dụng như thế, để chính danh, sao lại là sai ?? Sau này vì gọi thế, nó bất tiện trong việc giao thiệp với nước khác, thì đổi lại là từ lới 1, 2 ,3 …vv.. thì cũng là đúng ! Vì đó là những tiếng gọi chính thức ,phải được ấn định cho đồng nhất, như kiểu gọi Oxygen là Oxy, Hydrogen là Hyro, Acid là Acid vậy, chỉ là để chính danh mà thôi ! Mấy ai đi nói những cái đó , theo kiều“ đúng sai“ là …Sai bao giờ ??
      Nhưng ,nếu có 1 từ ngữ thường dùng, mà xưa nay ai cũng dùng như thế để chỉ 1 thứ gì đó, mà nay thằng chính quyền bảo là phải gọi cách khác cho …“ yêu nước“ thì là sai xuống ấm phủ luôn !!
      Ngày xưa, người Miền bắc gọi Bánh tây, ở trong nam gọi Bánh mì, khí bắc di cư vô nam, 2 danh từ đó được người sử dụng ( cả bắc lẫn nam) lựa chọn, và khi người ta thấy gọi Bánh mì là hợp lý hơn thì mọi người dều dùng chữ Bánh Mì. Vì bánh tây, có nghe chướng tai quá ! Rồi người nam gọi Xe máy, trong khi người Bắc gọi là xe đạp, sau đó người miền nam tất cả đều gọi là xe đạp ,cũng ví nó hợp lý hơn: Và Bắc gọi dây Xích người Nam gọi là dây Sên, tất cả đều học từ thằng Tây, nên ở Saigon ngày xưa, sên và xích nhào lộn nhau, chả ai thắc mắc là phải gọi là xích hay sên, miển ai cũng hiều là được, có tờ báo viết là xích, có ông trong radio kêu là sên, đề huề, !
      Nhưng cái Tay lái xe đạp thì không còn gọi là Guidon nữa, vì đã có tiếng Việt thay thế cũng rất đúng, xe hơi là xe hơi chứ không còn là Ôtô con hay mẹ gì cả, dép vỏ xe là dép vỏ xe, sao lại dép lốp …vv… rất nhiều thí dụ . Điều quan trọng và then chốt nhất ở đây , đó là do sự lựa chọn của người sử dụng những từ ngữ đó, chứ chính quyền tuyệt đối không nhúng tay vào, tức là không dùng Quyền Lực để xâm phạm Văn Hóa. và sự lựa chọn đó hoàn toàn theo sự thực dụng chứ khộng có ý đồ chính trị chính em gì cả !!
      Như bậy bạ lại là khi người ta cứ nhè Xe Hơi thì lại cứ dùng chữ Ô-Tô, ruột xe đạp mà cứ ù lỳ là Săm-Đe để tỏ ra là chính xác lập trường ,văn hóa hơn người, và thì mới đúng là thứ vô văn hóa !!
      Những thứ đó , đúng là cặn bã, nên bỏ ngoài tai !!
      Vài điều củng Thạch Đạt Lang xứ tui !!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        haahahahhhaaa cám ơn thật nhiều,
        nhất là phần Việt hóa các từ ngữ Hán-Nhật

        Bạn có cách viết thật hấp dẫn, đó là viết lòng vòng
        ba điều bốn chuyện, y chang như cụ Vương Hồng Sển.

        Tôi rất thích lối viết chân chất đậm nét Nam Kỳ như rứa đó
        Đọc rất khoái mắt trong từng con chữ, từng hàng, từng đoạn
        Bởi trong đó chứa cả một vùng trời kỷ niệm, lẫn kiến thức tổng quát.

        Mong được đọc thêm những “bình loạn” thật dễ thương và hay cực như thế.

      • Lan says:

        Dạ, xin… báo cáo… Cái bánh tây có thật, ông anh lớn cháu có lần khoe là đã được nếm thử ngày xa xưa. Cái mỏ lết vẫn còn. Cái cốc thì đã vào thùng rác, giờ chỉ còn cái ly sang trọng. Cái bát vẫn nằm chung với cái chén nhưng ít ̣khi được đem ra xài. Cái bi đông hồi nhỏ đi học hay mang theo giờ không còn nữa… Nói chuyện cái nghề giáo thì cháu nghĩ trong nước hiện nay không còn bao nhiêu thầy, chỉ còn thằng là nhiều. Từ buổi thằng bác nó xúi đám nông nô ăn cứt gà, nhiều giá trị truyền thống đã bị đảo ngược. Thầy bà gì nữa khi làm những chuyện nhồi sọ tuyên truyền lừa gạt nhảm nhí, nhất là với đám trẻ con chưa có trí khôn. Một thiên chức bỗng trở thành một thứ nghề hạ tiện. Đây chỉ là ý kiến của cháu, người đã ngồi ghế hai mái trường. Việt Nam Cộng Hoà có một thứ mà các đồng chí Bắc cộng có lẽ sẽ chẳng bao giờ… nắm được. Đó là tự do tư tưởng. Điều này sẽ đưa tới tự do học thuật… Những chuyện chữ nghiã nọ kia nếu chẳng vì cái ngày tháng Tư khốn nạn thì tự nhiên sẽ ̣đâu vào đó theo thời gian.

      • Trần Tưởng says:

        Bánh tây ,theo “ngôn ngữ” miền Nam,là một thứ bánh khác (bánh bích quy)
        Dân miền Nam hình như ít xài chữ “Tây” hơn dân Bắc . Có lẽ ảnh hưởng
        tinh thần của cụ Đồ Chiểu chăng ? Chuối Tây, rượu Tây … chẳng khi nào được
        để lên bàn thờ .
        “Chia rượu lạt ,gặm bánh mì …” -Văn tế …-Đồ Chiểu.

        Dân miền Bắc xài chữ Tây thả cửa : Dầu tây ,thùng sắt tây ,ô tây,giầy
        tây … panh ,săm,lốp, bác ét, ….

      • 7RôThầyGòn says:

        Người Bắc gọi bánh mì là bánh tây (Lan có lẻ người Bắc 9 nút nhưng sinh trong Nam ?),Người Nam gọi bánh mỳ .Nhưng cái bánh mỳ baguette (ba-ghét) (bánh mỳ dài ,it bột ,ăn nóng rất dòn và ngon /Các chợ VN có bán nhưng họ làm bánh mỳ có vẻ “mập hơn ” hồi xưa /”vẫn goi là bánh mì ba-ghét”Cai tô ,cái bát thì bây giờ Nam Bắc gì cũng hiểu .Nhưng tại sao ít đem ra xài ? Nghĩa là chử Bát không dùng nữa hay cái bát không dùng nữa? Tùy khách Bắc thì goi bát phở ,nam thì gọi tô phở …Chữ “rổ chén bát” vẫn dùng …Nghĩa là tùy theo người muốn gọi gì thì gọi (người Bắc dù là vào Nam 54 vẫn dung tiếng bát ,vì quen miệng …Đó là sụ giàu mạnh của ngôn ngử mà có nhà văn di cư ở đây đã phê bình cuỗn tự diển VN do Hà nội xuất bản VÌ NÓ đã coi tiếng Trung và tiếng Nam là tiếng địa phương ., Chĩ có tiéng Bắc là chính danh . Có kiêu hãnh đó nên Trọng lú đã tuyên bố một cách “rất kỳ thị ” Chĩ có người Bắc mới làm được TBT chăng ?
        Điều này cũng nói tại sao LNĐ có cái com dưới (trên) đay ,khen phản hồi của “người qua đường” Rất Bắc Kỳ (bề trên) !
        (7rtg)

      • Người qua đường says:

        Tôi xin thành tật cám ơn những góp ý của tất cả quí vị. Nhất là lời khen của Ông „Lão Ngoan Đồng“.
        Vì ở dưới các ý kiến của quí vị không có chỗ đến bấm „ Reply“ ,nrrn xin phép bấm tiếp và phần reply của tôi!!
        Thật ra, tôi là chính gốc Bắc Kỳ 54, đi tầu há mồm vào nam từ lúc mới biết đánh vần…, và lớn lên ở Saigon. Có thể nói là đám: Xương Bắc Thịt Nam… Do cái không khí, nhất là về Văn Hoa, ở VNCH hồi đó rất là tự do, cởi mởi, nên đặc biệt ở đất Saigon-Chợlớn-Gia Định, có 1 thứ „tiếng nói“ rất là ….. Saigon : Bắc-Trung –Nam trộn loạn sà ngầu, kể cả đệm thêm tiếng Hoa(Quảng Đông, tiều, phước kiến …vv…) ở Chợ Lớn( xí lắc léo mồ tổ!! Xín xái bồ lái bồ khử!), không có ai thắc mắc, bắt bẻ hay đặt nghi vấn, sài như thế có phải tiếng Việt …chính gốc hay không !! Bánh dầy ăn với giò lụa hay chả lụa cũng OK ! đám bắc kỳ( tôi nói thế hoàn toàn không phải là phân biệt hay miệt thị địa phương, dân Saigon rất vui tính, đặc biệt biết Tự Trào, nghe ai nói mình là Bắc kỳ thì cười ha,ha…khoái chí !), ở Bàn Cờ, Khánh Hội thì ngày lễ người ta „gói và rán Nem“, còn các xóm khác thì nói là chiên chả giò… không ai thắc mắc chuyện đó, ra đường Hàm Nghi, ở những hàng bán bánh mì giò chả, người ta vẫn mua vài „Lạng“ giò ăn vói „bánh Mì! ( mấy bà Bắc gọi 100gramm vẫn cứ là lạng, nhưng khác với khi cân vàng hay thuốc bắc !!) rồi vào Vĩnh Sanh Hòa, nhâm nhi vài chén theo kiểu bắc hay nhậu ba sợi theo kiểu nam tất cả đều vui vẻ ha hả cười ….
        Vỉ thế, hồi đó, những người từ Saigon đi đến các nơi khác, vừa mở miệng ( mồm!) là dân ở đó nhận ra ngay : mày là dân saigon !! ,về Hố Nai, Dốc Mơ, cái sắn..vv… dù nói giọng Bắc, nhưng : Cậu từ Saigon đến đấy à ?, Về Long An, Mỹ tho …Thầy hai là dân Saigòn hả !! Về Rạch Giá thì : A Hia ở Saigon dìa chơi ??
        Các chính quyền từ trung ương đến địa phương, thôn ấp, không có ai mà ngu si, cà trớn( bát nháo) lại đi bắt người dân nói theo lối cán bộ „nhà nước“ dù đó là lối nói từ TT Diệm hay TT Thiệu– Ổng nói sao thì kệ ổng ,tui nói theo kiểu Tía má tui dạy từ nhỏ ! Ngoại trừ cái căn cước thì nhất định phải nói là Căn Cước, để ai cũng biết là cái tờ giấy gì !!! Vì thế tiếng Việt Nam thời đó rất phong phú, da dạng và do đó người dân không bị „đần độn hóa“ như con vẹt, kiểu như ngày nay!!
        Thật ra ,tôi không phản đối nếu có ai mà bây giờ gọi đôi dép lốp, vì đó là lựa chọn cá nhân của họ, nhưng nếu nói ra mà không ai hiểu hay phải „vẽ hình“ ra thì người khác mới hiểu, thì chi bằng dùng chữ nào mà người nghe(đa số) đều hiểu : Đép vỏ xe, hay dép râu có phải là tốt hơn không ? Còn những người ở từng địa phương mà dùng tiếng địa phương của họ để nói chuyện thậm chí viết văn ,thì đó là 1 việc làm rất đáng khuyến khích, viết về dân Rạch Giá ,Cà Mau, mà cứ dùng, anh, chị, chú, bác …. đâu thân thiết bằng : Hia,số, chệt., pệ ….vv… làm người đọc có cảm tưởng đang đứng giữa ngay vùng đất đó! Dĩ nhiên thi viết chính tả thì khác !!….. Nói cái Rổ đan lớn chi bằng gọi Cần-Xé, bác Lái Thuyền chi bằng Tài-Công, gọi xì-Thẩu nghe bình dân , êm tai hơn Ông Chủ( tiệm hay quán).
        Chỉ mấy thằng ngu, thất học, và bá đạo thì mới bắt mọi người phải viết, nói, cùng 1 Kiểu, đến cà các Ông Vua Chúa phong kiến xưa cũng không làm thế !! Lại phải thí dụ : Cứ cầm những tờ báo VC đọc hay nghe đài VC, thì rõ, trăm cây viết, ngàn cái miệng nói 1 thứ như nhau, nghe nó đần đần lào làm sao ấy ! ( không phải tôi chống cộng cực đoan, mà thật tình là chúng nó ngu dốt như thế ! đến nhổ nước miếng, hay hỉ mũi cũng phải „ chính xác lập trường , thống nhất Tư Tưởng“ !!!!!!!!)
        Riêng về tiếng Hán Nhật, thực tế ra, chúng ta dùng rất nhiều những chữ như thế, đến độ không còn biết xuất xứ là từ Nhật nữa : Điện Thoại, Điện tín, Chủ Nghĩa, đường sắt dịch từ chữ Thiết Lộ (Hán Nhật), Danh từ, động từ…, Tế bào, Nguyên tố, Câu Lạc Bộ, ….vv…. nhiều vô kể ! Một số được truyền vào VN khi có Phong Trào Đông Du ( Các cụ : Phan Bội Châu, Cường Để, Nguyễn Hải Thần, kể cà Trần Trọng Kim ….vv….) một số qua trung gian Trung Hoa ( không phải TC !!).
        Ngay cả chữ “Hóa” trong : Hán Hóa, Hợp Thức Hóa, đơn giản hóa, cơ khí hóa ….vv… đếu là lối dùng chữ Hán theo ngữ pháp Nhật !!
        Ngược lại có 1 chữ Hán Việt, cũng được người Hoa dùng khắp thế giới : Siêu Thị ( Supermerket). Thường dùng đến độ họ không còn biết là từ tiếng Việt, được dùng lần đầu tiên vào năm 1965-66 là : Siêu Thị Nguyễn Du ở Saigon !!( cũng là 1 trong những siêu thị đầu tiên ở Đông Nam Á và Á Châu ( ngoại trừ Nhật!).
        Ngày nay, cả thế giớ đều dủng chữ : Pho( phở), Banh Mi Thit ( Bán Mì Thịt), chả có thằng tây đen nào đi thắc mắc : sao không dung tiếng Thuần Tây Đen ta, mà phải dùng chi thứ tiếng VN lạ hoắc ???
        Phải không ??
        Vấn đề hoàn toàn do chọn lựa của người sử dụng từ ngữ đó , chả có ông chính quyền nào lại ngu dốt (như băng chúng …. nó !) đi xía vào cái chuyện không phải bổn phận và hiểu biết của mình !!
        Vài hang góp ý thêm với quý vị !!
        Cước chú: Mắt kém ,tay run ,nên có nhiều lỗi chính tả , do gõ trật nút, xin quí vị lượng thứ .

      • 7rôthầygòn says:

        Cái Rổ thì nhỏ hơn cái thúng (thuyền thúng ),Cái thúng nhỏ thì gọi lái mủng.Cái rá thì có lổ nho. Cái mẹt (trẹt) thì phẳng và nhỏ (trẹt) cái nia thì lớn hơn cái mẹt. Cái nia lớn dùng phơi (lúa,vv và vv),
        Còn cái cần xé (hinh như chĩ trong Nam mới có ) cao và có quai đẻ xách lớn và sâu gâp mấy lần cái thúng .Nó có gần như hình trụ nhưng vong tren lơn gấp 2 vòng tròn dươi. Một cái cần xé có thể đựng một bao gạo 100kgs…
        Viết đẻ đính chánh về “cái rổ lớn KHÔNG phải là cái Cần Xé ”
        Hiện sau này người ta không đan bằng tre các thư đó mà làm bằng plastic.. Hiện ở Mỹ nhà VN náo cũng có rổ rá bằng nhựa…Và năm 75 cb miền Bắc khi đi phép về Bắc đều tìm mua rổ rá bằng plastic (nhựa) đẻ về Bắc dùng . Họ mua cả lưới thau gàu chén bát bừng nylon vì “đẹp”"bền lắm !”….(7rtg)

      • Tudo.com says:

        @Người qua đường:

        Đọc qua hai bài của NQĐ và những danh từ địa phương mà ông nhớ và liệt kê ra làm tôi có cảm tưởng như nghe. . .Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc đang kể chuyện.

        Nhưng khi độc đoạn nầy: ( không phải tôi chống cộng cực đoan, mà thật tình là chúng nó ngu dốt như thế ! đến nhổ nước miếng, hay hỉ mũi cũng phải „ chính xác lập trường , thống nhất Tư Tưởng“ !!!!!!!!). . .
        . . . xong, tui nghĩ chuyện nhỏ như vậy mà còn “chính xác lập trường” như thế, cho nên tưởng tượng khi các đồng chí ấy đi thăm “lăng bác” hay các bà vợ các đồng chí ấy khi gặp “bác” để “tư vấn” thì còn chính xác. . . mục tiêu biết cỡ nào nữa mà tả?

        Bởi dzậy, chèn ơi, mấy ảnh đấm ngực đùng đùng tự hỏi “bác cháu ta” anh hùng hay. . . anh khùng!?

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Bác Người qua đường càng viết càng hay “tợn” :-) !
      Bác làm tôi nhớ nhiều đến miền Nam thân thương ngày xưa
      Sau 1975 tôi đi công tác và tìm đường vượt biên, nên biết thêm sinh hoạt
      của dân miệt lục tỉnh, bao gồm nhiều sắc dân với phong tục tập quán thật hay.
      Tôi cũng là dân Bắc kỳ “chín nút”, chút xíu nữa là “sinh Bắc tử Nam” nếu như ….
      Giờ xin nhận nơi này làm quê hương, bởi quá dễ thương với người Việt tị nạn CS

  8. tèo says:

    Đọc xong phản hồi của Minh Phương tôi nghĩ MP. không là người của VNCH hoặc là g/v ngành kỹ thuật của vnch .Có lẻ Ông ta dạy kỹ thuật thực hành cho trường kỹ thuật của cs .là CB CS nên mói có nhân xét là vnch Hán Hóa.Một điễm nữa là trong bài Viết của TĐL chẳng có gì lạ ,mới và với giọng văn bình thường ,khoe chút kiến thức chẳng có gì gọi là dùng nhiều tiếng hán đến nỏi bài văn thành hán hóa hay thành “văn bác học”,đọc không hay khó hiểu cả .
    Thực ra MP chĩ muốn nói là VNCH Hán hóa hơn (?) cả VC vậy mà cú phê bình VC dùng hán (đại khái) ví dụ như hộ khẩu,(làm /đi/khẩn trương /quản lý (đời em),đại táo ,tiểu táo ….và MP đi vào giáo dục (vì xưng là g/v kỹ thuật)
    - Ở bậc tiểu học, VNCH gọi lộn ngược các lớp theo kiểu Trung Quốc: Lớp 1 hiện nay họ gọi là lớp 5, lớp (trich)
    Ơ Bậc tiêu học trước 54 và sau đó 01 vài năm (không nhớ rỏ) nền GD VN theo cht Pháp ,sau hoán chuyễn qua VN nên tên gọi các lớp học theo cách đặt tên của THDQ..
    Pháp bậc tiêu họ có 6 lớp : lớp đồng ấu (enfantin)lớp dự bị (préparatoire) .lớp ba (elementaire) lớp Nhì (moyen) và lớp Nhất (supérieur) (như vây là có 3 lớp dùng tiếng Việt)
    Trung học có 2 cấp trung học .Cập I TH là Đệ Thất Đêlục (theo thứ tự từ lớp nhỏ lên dần )…tới lớp Đệ tứ xong Phần TH cấp !/2 (Đệ nhất cấp ) và sau đó tiếp tục lến đến tam đệnhị (tú tài 1 )đênhất (tú tài 2) theo đúng cht trình của Pháp . Theo ttoi nghĩ cũng chẳng lấy làm lạ vì người đứng đầu cũng như các g/s hiêu trưỡng trước 54đều do Pháp đào tạo .Muốn dịch ra tiếng Việt phải “tham khảo ” tiếng TH ,vậy thôi . Sau này VNCH cũng đổi theo Pháp ,dùng số đẻ chỉ các lớp học từ thấp tới cao và bỏ kỳ thi tú tài 1 hay theo Mỹ thi bằng a,b,c (bài thi trắc nghiệm).
    Dùng Đệ Thất Hạm Đôi hay cũng gọi là ham đọi 7 (hay gội các đội tàu thư 7 ) thì cái nào hay hơn ? Thế chiến 2 hay đê nhị thế chiến cũng vậy (trong các sách sử thường tác giã viết gọn hơn Thế chiên I hoặc thế chiên II )Ai dúng sao cũng được ,Và Ai cũng hiểu . Các từ dich tên các nước như Pháp ,Anh Ý Dức Nhật….đều do các nhà Nho ,các nhà CM ,các nhà Truyền giáo dã dùng và đã phổ biến rộng rri ,dân ai cũng hiểu . Không cần phải uốn lưởi đọc Ôt-tờ ra-lia hay Uda…(đôi khi người đọc còn không
    hiểu)
    Có nhũng chư nếu dùng tiếng Việt có vẻ thô tục (nôm na cha mách qué?)như nhà ĩa ,nhà đái hay nhà đẻ ,nhà đỉ…hay nêu nếu viết vụ cưỡng hiếp hãm hiếp thành vụ đ…bậy thì thật thô tục !Cấc bộ phận đàn Ông đàn bà ,hay vọ chồng ăn nằm vói nhau cũng không thể nào dùng tiếng Việt đẻ viết được…
    ” Nhưng tôi thiết nghĩ, dùng từ Hán Việt không có gì sai. ” Quã đung nhua vậy .Và Mp biết như vậy thì phản hồi bài viết như trên không phải là tụ mình dặt v/đ đẻ thảo luận . hay đẻ bênh vuực.VC dùng từ hán không đúng cách đúng chổ ,tràn lan hay ca ngói cái trong sáng của tiếng Việt mà PVĐ nhắc tới như nhà ỉa nhà đái nhà đẻ hay linh gái ,linh nước (thủy?) đánh bộ.,máy bay lên thẳng …?
    Cùng những chử Hán đó cách dùng của miền Bắc và miền Nam khác nhau . Nó không như người nữ Nông dân miền Bắ c đang cấy lúa ,răng đen được hỏi đá trả lời là “đòng chí nói rất là có NÔ DÍC ạ !”
    Kết luận chử TH trên đoi khi có tiếng việt thay thế nhưng quá dài hay quá thô tục, ngoài ra dân chúng đã quen đã nghe đã hiểu nên họ cũng khi nói khi viết bật ra tự nhiên.
    Tác giả phản hòi còn nói là dùng hán việt nên chọn lọc thì tôi nghĩ là VNCH du\ùng đã thành tiếng Vn ,ngôn ngử VN (như nước pháp lấy chử latin , tiếng Anh lấy một số chử tiếng pháp thành ngôn ngữ của mình ,Như vậy người Pháp không lệ thuộc vào dân nói tiếng la tinh và Anh Mỹ không lệ thuộc Pháp.
    Nhất là các từ về kỹ thuật khoa học triết học tiếng Việt không đũ chử đẻ dùng . Như khi có computeur ,tiếng pháp phải dùng tiếng Mỹ ,mặc dù họ có đặt chử mói,nhưng người xử dụng computeur vẩn dùng từ của tiếng anh .
    (t)

  9. Austin Pham says:

    Minh Phương không thể tiếp tục dùng cây chuối để làm thước đo… chân lý như vậy. Bản chất của ngôn ngữ không phải dùng để đánh giá vấn đề “lệ thuộc” của một quốc gia, mà nguyên thủy, nó là một phương tiện dùng để truyền đạt tư tưởng , khái niệm, sự kiện mọi mặt giữa những con người chung một quần thể. Nói xa thì Phương sẽ khó hiểu, mình sẽ cho bạn ví dụ gần cở…cây đinh để Phương và các bạn giáo sư của trường đại học Tôn Đức Thắng tự mở mắt. Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng…Sì là 3 ngôn ngữ quốc tế đều có gốc từ chữ La Tin, mà La Tin xuất phát từ Hy Lạp và sau đó được sửa đổi bởi các đế chế La Mã. Vậy thì dân Anh, Pháp và…Sì đều phụ thuộc vào dân Greek và Ý hay sao? Kế tiếp, Nhật bản là quốc gia xài bộ chữ Kanji đến 70%, mà Kanji là bộ chữ của Trung quốc. Theo Phương thì Nhật bị lệ thuộc hay “hán hóa” gì từ võ lâm trung nguyên nào? Tiếng việt là tiếng việt, cho dù ở buổi giao thời người ta còn bị hạn chế bởi vốn từ vựng phổ thông ở từng miền, bởi sự lựa chọn giữa việc tôn trọng cái “khái niệm mới” hay sẽ mượn ý, và cũng có thể là do sự tồn tại của những từ hán việt đã phổ thông từ lâu mà người ta không thể một sớm một chiều thay thế. Cho nên vấn đề là thời gian, và đây:

    Tên gọi năm lớp bậc tiểu học

    trước 1971
    sau 1971
    lớp năm
    lớp một
    lớp tư
    lớp hai
    lớp ba
    lớp ba
    lớp nhì
    lớp tư
    lớp nhất
    lớp năm
    Tên các lớp bậc trung học đệ nhất cấp
    lớp đệ thất
    lớp sáu
    lớp đệ lục
    lớp bảy
    lớp đệ ngũ
    lớp tám
    lớp đệ tứ
    lớp chín
    Tên các lớp trung học đệ nhị cấp
    lớp đệ tam
    lớp mười
    lớp đệ nhị
    lớp 11
    lớp đệ nhất
    lớp 12

    Tóm lại, sự mào đầu mang tính trật búa của Phương được dân có “trình độ kỷ thuật” gọi là misconception. Nên nhớ, conceptions luôn là nỗi ám ảnh của các trí thức cộng sản bởi vì họ không bao giờ có trường lớp bài bản.
    P/S Vào năm 1958 thì Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận lãnh hải của Trung cộng bằng chữ thuần việt có chọn lọc phải không? Tung hỏa mù mà làm gì hở…Phương?
    Hề…hề.

  10. Minh Phương says:

    Tác giả Thạch Đạt Lang viết: “Hồi còn mài đũng quần ở trường trung học Nguyễn Trãi, đường Phan Đình Phùng, Sài Gòn, ông thầy dạy Việt văn năm đệ ngũ (lớp 8)…”. Đọc câu tác giả Thạch Đạt Lang viết và nhớ lại cách dùng từ Hán Việt tràn lan thời VNCH, tôi rất ngạc nhiên là VNCH chống Hán hóa nói chung và chống Trung Cộng nói riêng, rất mạnh. Vậy nhưng chính VNCH lại bị Hán hóa rất nặng, đơn cử là nó thể hiện rất rõ ở chỗ VNCH rất sính dùng từ Hán Việt, trong lúc đó tiếng Việt có đủ từ thuần Việt tương đương để thay thế từ Hán Việt.
    Ví dụ:
    + Trong ngành giáo dục:
    - Ở bậc tiểu học, VNCH gọi lộn ngược các lớp theo kiểu Trung Quốc: Lớp 1 hiện nay họ gọi là lớp 5, lớp 2 họ gọi là lớp tư, lớp 4 họ gọi là lớp nhì, lớp 5 họ gọi là lớp nhất.
    - Ở bậc trung học, VNCH không gọi Cấp 2 (nay là Trung học cơ sở), Cấp 3 (nay là Trung học phổ thông) mà họ gọi Cấp 2 là Đệ nhất cấp, Cấp 3 là Đệ nhị cấp.
    - Các lớp ở Cấp 2 (nay là Trung học cơ sở), VNCH không gọi theo thứ tự lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9 mà lại gọi lớp Đệ thất (lớp 6), lớp Đệ lục (lớp 7), lớp Đệ ngũ (lớp 8), lớp Đệ tứ (lớp 9).
    - Các lớp ở Cấp 3 (nay là Trung học phổ thông), VNCH không gọi theo thứ tự lớp 10, lớp 11, lớp 12 mà lại gọi lớp Đệ tam (lớp 10), lớp Đệ nhị (lớp 11, học xong lớp Đệ nhị thì thi Tú tài 1 hoặc còn gọi Tú tài bán phần), lớp Đệ nhất (lớp 12, học xong lớp Đệ nhất thì thi Tú tài 2 hoặc còn gọi Tú tài toàn phần).
    + Không riêng trong ngành giáo dục, tất cả các ngành, nghề, các lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội, kinh tế, quân sự, ngoại giao, thơ văn, nghệ thuật, vân vân… VNCH dùng tràn lan từ Hán Việt. Ví dụ: Hạm đội 7 – VNCH gọi là Đệ thất hạm đội, chiến tranh thế giới lần thứ 2 – VNCH gọi là Đệ nhị thế chiến. Tên các quốc gia thì VNCH thường phiên âm từ tiếng Trung Quốc: Canada (phát âm tiếng Việt: Ca-na-đa) – VNCH gọi là Gia Nã Đại, Hungary (phát âm tiếng Việt: Hung-ga-ri) – VNCH gọi là Hung Gia Lợi, Australia (phát âm tiếng Việt: Ô-xtrây-li-a, gọi tắt là Úc) – VNCH gọi là Úc Đại Lợi, Philippines (phát âm tiếng Việt: Phi-líp-pin) – VNCH gọi là Phi Luật Tân). Vân vân và vân vân…

    Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học mà chỉ là một người giảng dạy một ngành kỹ thuật đã nghỉ hưu, nên không có trình độ chuyên sâu về ngôn ngữ. Nhưng tôi thiết nghĩ, dùng từ Hán Việt không có gì sai. Nhưng khi tiếng Việt đã có từ ngữ tương đương để thay thế từ Hán Việt nói riêng và từ nước ngoài nói chung mà không sai nghĩa hoặc giảm đi ý nghĩa của từ thì nên dùng từ thuần Việt vẫn tốt hơn. Dùng từ thuần Việt vừa dễ hiểu cho lớp trẻ, vừa góp phần giữ gìn sự trong sáng và sự phát triển của tiếng Việt, lại thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Hơn nữa, chống Hán hóa thì ngay trong việc sử dụng từ Hán Việt cũng nên có chọn lọc. Đó là, chỉ dùng từ Hán Việt khi tiếng Việt không có từ tương đương, hoặc khi dùng từ thuần Việt sẽ không trang trọng bằng từ Hán Việt.

    • Austin Pham says:

      Minh Phương không thể tiếp tục dùng cây chuối để làm thước đo… chân lý như vậy. Bản chất của ngôn ngữ không phải dùng để đánh giá vấn đề “lệ thuộc” của một quốc gia, mà nguyên thủy, nó là một phương tiện dùng để truyền đạt tư tưởng , khái niệm, sự kiện mọi mặt giữa những con người chung một quần thể. Nói xa thì Phương sẽ khó hiểu, mình sẽ cho bạn ví dụ gần cở…cây đinh để Phương và các bạn giáo sư của trường đại học Tôn Đức Thắng tự mở mắt. Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng…Sì là 3 ngôn ngữ quốc tế đều có gốc từ chữ La Tin, mà La Tin xuất phát từ Hy Lạp và sau đó được sửa đổi bởi các đế chế La Mã. Vậy thì dân Anh, Pháp và…Sì đều phụ thuộc vào Greek và Ý hay sao? Kế tiếp, Nhật bản là quốc gia xài bộ chữ Kanji đến 70%, mà Kanji là bộ chữ của Trung quốc. Theo Phương thì Nhật bị lệ thuộc hay “hán hóa” gì từ võ lâm trung nguyên nào? Tiếng việt là tiếng việt, cho dù ở buổi giao thời người ta còn bị hạn chế bởi vốn từ vựng phổ thông ở từng miền, bởi sự lựa chọn giữa việc tôn trọng cái “khái niệm mới” hay sẽ mượn ý, và cũng có thể là do sự tồn tại của những từ hán việt đã phổ thông từ lâu mà người ta không thể một sớm một chiều thay thế. Cho nên vấn đề là thời gian, và đây:

      Tên gọi năm lớp bậc tiểu học

      trước 1971
      sau 1971
      lớp năm
      lớp một
      lớp tư
      lớp hai
      lớp ba
      lớp ba
      lớp nhì
      lớp tư
      lớp nhất
      lớp năm
      Tên các lớp bậc trung học đệ nhất cấp
      lớp đệ thất
      lớp sáu
      lớp đệ lục
      lớp bảy
      lớp đệ ngũ
      lớp tám
      lớp đệ tứ
      lớp chín
      Tên các lớp trung học đệ nhị cấp
      lớp đệ tam
      lớp mười
      lớp đệ nhị
      lớp 11
      lớp đệ nhất
      lớp 12

      Tóm lại, sự mào đầu mang tính trật búa của Phương được dân có “trình độ kỷ thuật” gọi là misconception. Nên nhớ, conceptions luôn là nỗi ám ảnh của các trí thức cộng sản bởi vì họ không bao giờ có trường lớp bài bản.
      P/S Vào năm 1958 thì Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận lãnh hải của Trung cộng bằng chữ thuần việt có chọn lọc phải không? Tung hỏa mù mà làm gì hở…Phương?
      Hề…hề.

    • Lại Mạnh Cường says:

      Tôi không đồng ý với nhận định của ông / bà Minh Phương (MP) nhất định phải Việt hoá 100% bằng cách loại bỏ hết những từ ngữ Hán Việt một khi ta có từ ngữ tương đương Việt ngữ tức tiếng Việt.
      Nói thực chuyện này khó lắm, bởi tôi nghĩ số lượng từ ngữ Hán Việt chiếm khá nhiều trong ngữ vựng (vocabulary).
      Chính MP còn sử dụng từ ngữ Hán Việt một cách vô thức rất nhiều. Thí dụ nước Tàu lại viết là Trung Quốc; hay Hán hoá thay cho Tàu hoá ….

      1/
      Trước hết tôi thấy chỉ có người CS mới triệt để thi hành cái gọi là “nôm na hoá” tiếng Việt, khi họ cố tình gọi là Nhà Trắng, Lầu Năm Góc, Lính thuỷ đánh bộ, tên lửa, nhà nước …. nhưng lại ngang nhiên gọi người lính của họ là anh/chú bộ đội, còn phía địch là Nguỵ quân nguỵ quyền; rồi Phủ Chủ tịch mà sao không gọi là nơi làm việc/ nhà ông đầu nước; vẫn cứ chủ tịch nước, chủ tịch/ bí thư đảng vân vân và vân vân

      2/
      Tôi còn thấy người phương Tây có một số nước tiếng và chữ viết nước họ (Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha …) có nguồn gốc từ các cổ ngữ Hy Lạp và La Tinh, họ vấn giữ nguyên. Thâm chí các danh từ khoa học vẫn căn cứ theo các cổ ngữ trên.

      3/
      Tôi ở Hoà Lan gần ba chục năm, tôi thấy họ có một số từ ngữ mượn từ tiếng nước ngoài, như Anh và Pháp, họ vẫn giữ nguyên, và vẫn dùng song song với tiếng riêng của họ (thực ra cũng mượn từ tiếng Đức đó thôi). Thí dụ họ làm giầu tiếng nước họ qua sử dụng đủ loại chữ xuất phát từ các nguồn khác nhau: auto, wagen; bagage, spullen; hospitaal, ziekenhuis, gasthuis ….
      Họ bào cần làm giầu ngôn ngữ xứ họ ! Theo tôi rất đúng và rất khôn ngoan sáng suốt.

      Họ còn giữ nguyên một số từ ngữ mới. Thí dụ computer, chip, bệnh AIDS, mobile phone … mà không cố chuyển thành tiếng riêng xứ mình. Bởi lẽ thiên hạ ai cũng biết chúng là cái chi chi, không cần mất công và thì giờ giải thích dài dông, lôi thôi nữa.

      4/
      Tóm lại, cái gì hay ta cứ tiếp tục sử dụng, hay ít ra giứ lại làm vốn, làm kỷ niệm để biết sự phát triển tiếng nước mình ra sao ! Cũng như từ đó phăng lần ra quá khứ.
      Nói thiệt tôi rất thích thú khi đọc những bài khảo cứu rất gía trị của học giả Vương Hồng Sển khi ông bào là bàn tào lao trong tác phẩm “Sài Gòn tả pí lù” !

      Nói thêm một chút là chúng ta chống Tàu ở các điểm xấu xí, đệ nhất hạng là cái chủ trương và hành động bá quyền, bành trướng (hegemonism) ở Đông Á của lãnh đạo nước Tàu từ ngàn xưa tới nay, nhưng ta không chống dân Tàu, văn hoá và văn minh Tàu. Cái gì hay ta học, cái gì dở ta chê và loại bỏ thẳng tay.
      Với phương Tây cũng thế. Ngắn gọn là học có chọn lọc kỹ càng, không thành kiến, thiên vị !

      TB:
      Phiên âm theo cách người Cộng Sản khi gọi tên các địa danh như nước, tỉnh thành, địa phương … vẫn chưa “nhất quán”, tức thống nhất, cho nên vẫn lâm cảnh “dở khóc dở cười”.

      Thí dụ phiên âm kiểu họ nhưng vẫn tiếp tục phải giữ lại từ ngứ Hán Việt ở nhiều trường hợp. Thí dụ: Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga, Ba Lan, Tiệp, Hung ….
      Hay Mạc Tư Khoa, Hán Thành, Bình Nhưỡng, Hàn quốc, Bắc Hàn, rồi Bắc Kinh, Quảng Châu, nói khác toàn bộ địa danh các tỉnh thành phố … của nước Tàu (sao không gọi tên các nơi này như từng gọi địa danh ở nước Nhật hay ở bán đảo Triều Tiên nhỉ)

      Phiên âm dựa theo tiêu chuẩn nào đây. Tiếng Anh, tiếng Pháp phổ thông hay tiếng nước họ. Chẳng hạn Việt + thay vì gọi là Mễ-Tây-Cơ hay Mexico lại gọi là Mê-Hi-Cô, và lý luận đó là tiếng bản xứ (Tây Ban Nha), tương tự Ác-Hen-Ti-Na thay cho Á-Căn-Đình = Argentina …
      Như thế rất khó viết ra sao ở tiếng các nước có mẫu tự khác mẫu tự La Tinh, cụ thể tiếng Ả Rập, tiếng Tàu, tiếng Hy Lạp … Mac Tư Khoa phải phiên thành Mockba (Móc-Ba ?), thủ đô Ba Lan thành Vác-Xa-Va ….
      Nhìn chung rất rắc rối, không đơn giản tí nào cả. Phải chi CS sau khi thống nhất đất nước chú trọng lập ra một hàn lâm viện về ngôn ngữ học thì nay có thể có một đường lối cụ thể rõ ràng và đứng đắn hơn, không sô bồ hỗn tạp như hiện nay. Các nước văn minh tiến bộ người ta đều có viện hàm lâm về đủ ngành nghê đấy.

      • UncleFox says:

        _”Phải chi CS sau khi thống nhất đất nước chú trọng lập ra một hàn lâm viện về ngôn ngữ học thì nay có thể có một đường lối cụ thể rõ ràng và đứng đắn hơn, không sô bồ hỗn tạp như hiện nay …” …

        Thực là hú vía ! Cũng may là mấy anh Ngố làng Ba Đình không lập ra Ngôn Ngữ Hàn Lâm Viện … không thì với cái dốt kinh niên cộng thêm tính tự cao tự đại thì tiếng Việt ta nó còn thê thảm hơn nhiều .

        Thế nào là :

        _ bệnh gút, (gout)
        _Cộng Hoà Séc (Czech Republic)
        _Ai-len (Ireland)
        _Vi-rút ( virus, phát âm theo tiếng Anh hay tiếng Pháp … đều sai ) .

        Tuy nhiên, đấy chỉ là những chuyện lẻ tẻ . Nhưng đến chữ “conculating” mà dám phiên âm ra thành “con-cu-lây-tinh” thì mới thực là đã “vượt nguõng” đỉnh cao trí tuệ loài người !

      • Tudo.com says:

        @Lại Mạnh Cường: ” Các nước văn minh tiến bộ người ta đều có viện hàm lâm về đủ ngành nghê đấy.”

        Bác sĩ ơi, tụi tư bản nó bày đặc hàn lâm, hàn điện, hàn. . .gió đá vậy chứ nó không có các nhà chuyên môn. . .bản lề như “đảng ta” đâu.

        Trước hết,
        Doctor nghĩ coi trên thế giới nước nào mà có nhà “bán lúa giống” như bác Hồ ?
        Kế đến, nhà ” vặn bù loon học” như bác Tôn Đức Thắng ?
        Rồi, nhà “cạo mủ học” Lê Duẩn?
        Riêng nhà “thiến heo học” Đỗ Mười thì vang danh chứ đâu có. . .xoàng, phải không?
        Đặc biệt, “thợ chít học” biệt danh 3x thì. . .ô hô,a ha, ông rành qúa dzồi!

        Còn Doctor muốn. . .khám phá thêm thế nào là nhà ” múa súng học”, xin vui lòng hỏi anh. . . Tonydo của tui.

        Thấy “nhân tài” nước ta chưa?

    • Tran Vinh says:

      Này đồng chí Minh Phương :

      *Ngôn ngữ Cộng sản Hà nội: Xưởng đẻ, bú mồm, nhà ỉa, v…v…

      *Ngôn ngữ chư hầu Bắc Kinh: Đại trà, đăng ký , hiển thị , khẩn trương , nghệ nhân , quản lý, tham quan , tranh thủ , tư liệu , đáp án , hiển thị , sơ hữu , trọng thị , siêu tốc , tiếp thị, hữu nghị ….

      *Thời chống Pháp, trên tờ truyền đơn do tổng bí thư Cộng sản Việt Minh Trường Chinh ký tên có đoạn viết :

      ỦY BAN HÀNH CHÍNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
      NĂM THỨ VII
      TỔNG THƯ KÝ ĐẢNG LAO ĐỘNG VN
      SỐ: 284/LĐ ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC

      … Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào , ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc “. ( Trích )

      Trong cuốn sách được in năm 1997 và tái bản năm 2000 với tiêu đề tạm dịch sang tiếng Việt:
      “Mao chủ tịch của tôi” bởi nhà Xuất bản Trung ương Trung quốc , có ghi : “Mao chủ tịch đánh giá việc Việt Minh đã từng muốn dùng tiếng Trung Quốc thay cho chữ quốc ngữ Việt Nam là một hành động cho thấy trước sau gì Việt Nam sẽ thuộc về chúng ta, ít nhất là về văn hóa”.

    • Trần Tưởng says:

      Má ơi ! Hổng ngờ cái mái trường XHCN đào tạo chỉ rặt một lũ dốt nát như tay
      Minh Phương này . Ấy thế mà lại lên giọng dậy đời nưã ,mới chán .

      1/. Không phân biệt được sự khác nhau giữa số thứ tự và số đếm .
      Nhất ,nhì ,ba ,tư … đệ thất ,lục ,ngũ …. : là những chữ số thứ tự . Một ,hai ,ba,bốn
      là số đếm . Hạng nhất dĩ nhiên là ngon hơn hạng nhì ,ba ,tư …. Chả có gì là “ngược ngạo ”
      cả .
      2/. Ngôn ngữ của một dân tộc nào cũng đều có những tiếng vay mượn của thiên
      hạ . Ngôn ngữ cuả Âu ,Mỹ toàn là chữ có gốc La Tinh, Hy lạp …. Chôm của thiên hạ về
      xài ,mục đích thêm sáng nghiã ,làm giàu cho ngôn ngữ mình , chớ không phải xài tràng
      giang đại hải, chỗ nào cũng xài “vô tư” ,xài một cách “hoành tráng ” được.
      Chữ Việt có gốc Hán Việt thường dùng trong trừơng hợp trịnh trọng ,quan
      trọng ,hay để nhấn mạnh . Người ta viết :”chào mừng quan khách” ,chả có ai viết :”Chào
      mừng bà con cô bác ” cả.
      Khi dùng chữ hán việt ,người ta cố gắng không xài kiểu ba rọi như khỉ rừng
      xanh, dốt hay nói chữ như : lính thủy đánh bộ ,sao không xài lính nước đánh bộ . Hạm
      đội bẩy ,sao không xài : Cụm tàu chiến số bẩy ???

      Lần sau viết tiếp , nói chuyện hổng ngang chình độ,chán thí mẹ

    • Tudo.com says:

      @Minh Phương:

      Việt Nam bị ảnh hưởng văn hoá Tàu cả ngàn năm, Pháp thì khoảng một trăm năm cho nên khi VNCH mới thành lập, nhiều đường xá ở Saigòn vẫn còn tên Tây thì vấn đề Hán Việt là chuyện đương nhiên. Vã lại lúc đó VNCH rất bận rộn lo tổ chức kinh tế, đời sống cho dân, nhất là làm sao có thể chống lại bọn xâm lược Cộng Sản Bắc Việt được Nga Tàu viện trợ đủ loại Vũ khí giết người tối tân.
      Nhưng khi CSVN đã chiếm quyền cai trị toàn cõi VN hơn 40 năm qua, lúc nào miệng cũng nói độc lập, bản sắc dân tộc, chống ngoại lai, nhưng hệ thống tổ chức hành chánh, kinh tế giống hệt Tàu là sao?
      Và những chữ được VC dùng trân trọng như: Chủ Tịch, Tổng Bí Thư, Tỉnh Uỷ, Công An, Quan Hệ. . . Dư Luận Viên là cái gì?

      Là người quan tâm đến tiếng Việt trong sáng, giáo sư Minh Phương có thể đề nghị nhà cầm quyền VC thay những tiếng như:
      Bệnh Viện, thành Xưởng Đẻ ?
      Trường Học, thành Trại Nhét Chữ Nghĩa, nếu trường kỷ thuật thì Trại Chỉ Bảo Vặn Bù Loon?
      Cơ sỡ mại dâm, thành Chổ. . .”Bốn Làn” ?
      Phủ chủ tịch, thành Chuồng làm việc của tên đứng đầu nước?
      Biệt thự tổng Bí thư, thành chuồng của tên đầu đảng nghe. . .trong sáng hơn?

    • nguyenha says:

      Chuyện thật! Vào đầu năm 1990,tại đại hội Nhà văn ở Hanoi,trong đó tôi có một người bạn đi dự về kể : Khi bàn tới “thuật ngữ” dùng trong viết văn,hội nghị đề nghị nên Việt-Nam -hóa 100% theo cáh của “Bác Hồ”. Ví dụ “máy bay trực thăng ” thành “máy bay lên thẳng”. Nhưng có vị hỏi: “thế thì “máy bay phản lực ” chẳng lẽ gọi :”máy bay thụt-lùi !!” .Cả hội nghị xòa cười,rồi tiết mục nầy cho qua .Là hậu sinh, “ngu nhất” là bàn về Ngôn ngữ dân tộc,trong lúc những thứ đó ,đả trở thành Máu-thịt của Tổ tiên. Chỉ có HCM và con cháu của Hắn mới làm như vậy ./

Phản hồi