WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việt Nam cần có vũ khí nguyên tử

Vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam với những bằng chứng địa lý, lịch sử … phù hợp công pháp quốc tế không thể chối cãi được nhưng Trung Quốc ỷ thế nước lớn vẫn lấn lướt ức hiếp một cách rất càn bậy. Không chỉ bắn giết nhiều binh sỹ, ngư phủ, cư dân Việt Nam, họ còn gây áp lực buộc các công ty nước ngoài hủy bỏ giao kèo tìm kiếm dầu khí ngoài khơi Việt Nam (Công ty BP của Anh năm 2007, Công ty ExxonMobil của Hoa Kỳ năm 2008)

Tháng tư năm 2009 và tháng tư năm 2010 họ ngược ngạo ra lệnh cấm ngư dân Việt Nam đánh cá trên Biển Đông từ 15 tháng 5 đến hết tháng 8.

Tháng 12 năm 2007, họ ban hành quyết định thành lập thành phố hành chánh cấp huyện Tam Sa gồm ba quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa (Macclesfield Bank) và Trường Sa đặt trực thuộc tỉnh Hải Nam là tỉnh mới được thành lập năm 1988, sau khi tách ra khỏi tỉnh Quảng Đông.

Không chỉ ức hiếp Việt Nam, năm 2007 vệ tinh thương mại của Anh còn khám phá một căn cứ tàu ngầm của Trung Quốc tại Yulin ở cực nam đảo Hải Nam. Căn cứ này có khả năng đồn trú một hạm đội lớn, có hầm trú ẩn cho tàu ngầm nguyên tử và cầu tàu cho mẫu hạm, giúp hải quân Trung Quốc hoạt động trong vùng Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Tháng ba năm 2009, Trung Quốc cho tàu ngăn cản hoạt động “dò đáy biển” của chiếc USS Impeccable của Hoa Kỳ ngoài hải phận quốc tế tại một nơi cách bờ đảo Hải Nam 104 km về phía nam.

Tháng ba và tháng tư 2010, Trung Quốc cho thao dượt hải quân trong vùng Đông Nam Á xuống tận phía đông eo biển Malacca và thực tập oanh tạc các mục tiêu ngoài biển trong vùng Trường Sa. Mục đích của Trung Quốc là nới rộng hoạt động của hải quân ra vùng biển Nhật Bản, biển Phi Luật Tân, biển Indonesia gồm cả quần đảo Marianas và Palau sát với đảo Guam.

Đầu tháng 8 vừa qua họ lại mở cuộc tâp trận hải quân trên quy mô rộng lớn được báo chí Trung Quốc tuyên bố là quan trọng chưa từng thấy từ ngày thành lập quân đội Trung Quốc.

Sau cuộc tập trận hải quân có bắn đạn thật ngoài khơi Biển Đông, từ ngày 3 tháng 8 năm 2010 Trung Quốc lại mở cuộc tập trận kéo dài 5 ngày ở Hà Nam và Sơn Đông với 12 000 binh lính, hàng trăm máy bay thuộc 7 loại khác nhau tham gia bên cạnh các đơn vị pháo cao xạ và tên lửa phòng không.

Cuối tháng 7 vừa qua, Trung Quốc vừa thiết lập một căn cứ tên lửa mới tại Thiều Quan – Quảng Đông với các hỏa tiễn đạn đạo DF-21C và hỏa tiễn hành trình tầm xa CJ-10 có tầm bắn hơn 2.000 km, có thể vươn tới tận quần đảo Trường Sa và các cứ điểm Đông Nam Á.

Ngày 21 tháng 7 năm 2010, mạng “tiexue.net” thuộc hệ thống báo chí Trung Quốc, trong mục “Diễn đàn hải quân” đăng một bài viết nêu mấy khuyến nghị sau:

Một - Chính phủ phải tôn cao bãi ngầm Tăng Mẫu làm cho nó nổi hẳn trên mặt nước và xây dựng căn cứ quân sự và căn cứ không quân tại đó.

Hai – Thành lập liên minh khống chế Biển Đông với Đài Loan.

Ba – Khoét sâu mâu thuẫn giữa mấy nước ASEAN để họ kiềm chế, chống đối lẫn nhau trong vấn đề Biển Đông.

Bốn – Đầu tư mạnh vào các hoạt động dụ dỗ, mua chuộc các chính đảng và tổ chức thân Trung Quốc tại Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, ngầm ủng hộ họ nắm và giữ chính quyền, kịp thời giúp đỡ họ về mọi mặt để đặt cơ sở nội ứng.

Năm – Thường xuyên cử quân hạm đi tuần tra, thị uy tại Biển Đông, tiến hành tâm lý chiến, cũng như đe dọa quân sự với mấy nước có liên quan.

Sáu – Vừa đàm phán vừa làm tốt việc chuẩn bị chiến tranh, nắm cả hai tay và cả hai tay đều phải cứng rắn trên vấn đề chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, quyết không mơ hồ.

Lòng tham vô độ đã đẩy nhà cầm quyền Trung Quốc trâng tráo đến mức tháng 5 năm 2009 họ ngang nhiên cho công bố một bản đồ có hình cái lưỡi bò liếm gần hết Biển Đông, nói là vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc. Tháng 3 năm nay, Cui Tiankai, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nhắn nhe với hai quan chức cấp cao Mỹ viếng thăm Bắc Kinh rằng: Trung Quốc hiện xếp các tuyên bố chủ quyền đối với 1,3 triệu km2 vùng Biển Đông thuộc loại “quyền lợi then chốt”. Trước đây Trung Quốc đã xem Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương là những vùng có “quyền lợi then chốt” với nghĩa là vùng Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ.

Sự trâng tráo tột độ này không chỉ khiến toàn dân Việt Nam muốn thét lên giận dữ (trừ một vài quan chức lãnh đạo ĐCSVN nào đó) mà đến cả Hoa Kỳ cũng phải lên tiếng.

Đối đáp lời kêu gào “quyền lợi then chốt” của Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng thẳng thừng tuyên bố: Tự do hàng hải trên Biển Đông là quyền thuộc “lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ”. “Hoa Kỳ xem việc tự do lưu thông, tự do lui tới và sự tôn trọng luật lệ quốc tế trên Biển Đông phù hợp với quyền lợi của Hoa Kỳ”, là nguyên văn lời bà ngoại trưởng Hoa Kỳ phát đi từ Hà Nội, trên Diễn đàn Khu vực Asean.

Khi được hỏi về quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Asean cho hiện tại và tương lai, bà Hillary Clinton còn rành rọt hơn:

“Tại Hội nghị các Bộ trưởng Asean năm ngoái, tôi đã thông báo Hoa Kỳ trở lại Đông Nam Á và đã cam kết sẽ làm việc với các nước Asean để nâng cao lợi ích và các giá trị mà chúng ta chia sẻ. Kể từ đó, chúng ta đã đạt được nhiều tiến triển và hôm nay tôi xin nhắc lại rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc với từng nước thành viên Asean để thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các quốc gia

Và, thế là, ngày 8 tháng 8 năm 2010 chiếc USS George Washington đã thăm Việt Nam. Đây là một siêu hàng không mẫu hạm hạt nhân lớn và hiện đại bậc nhất của Hoa Kỳ và thế giới, trọng tải 100.000 tấn, có thể mang theo đoàn thủy thủ 6.250 người cùng khoảng 80 phi cơ, bao gồm các chiến đấu cơ phản lực FA-18, phi cơ cảnh báo sớm trên không và chiếc E-2C Hawkeye .

Hai ngày sau, mới hôm qua, khu trục hạm USS John McCain lại vừa đến Việt Nam để xúc tiến các “hoạt động luyện tập và trao đổi văn hóa”.

Rõ ràng, không chỉ “Chính quyền Obama đã chuẩn bị sẵn sàng để đưa mối bang giao Việt-Mỹ vào giai đoạn mới” mà bà ngoại trưởng Hillary Clinton còn cặn kẽ hơn: “Chúng tôi quan niệm rằng không những mối quan hệ này phải xứng đáng với tầm quan trọng của nó, hơn thế nữa, nó là một phần của chiến lược nhằm củng cố sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương”.

Tháng tư vừa qua tổng thống Obama đã mời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự hội nghị thượng đỉnh về an toàn nguyên tử (Nuclear Security Summit) tại Washington. Càng nức lòng hơn khi người ta đọc thấy trên tờ “Wall Sreet Journal” ra ngày 3 tháng 8 năm 2010, ký giả Jay Solomon loan báo rằng bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang cùng Việt Nam tiến hành các thủ tục cần thiết để Việt Nam có thể tinh chế chất Uranium.

(Ai cũng biết nhân nguyên tử của Uranium 238 (U-238) ở trạng thái ít cân bằng nên nếu được bắn bằng một trung hòa tử có tốc độ thích hợp có thể bị vỡ và tạo thành phản ứng dây chuyền tỏa ra một khối năng lượng khổng lồ gây hiện tượng nổ trong vũ khí nguyên tử. Trong thiên nhiên thường chỉ có U-235 có nhân rất vững không thể bị bắn vỡ. U-238 thường chỉ chiếm 1 phần 140 trong Uran thiên nhiên. Kỹ thuật tinh chế và khoa học tính toán để có được một khối lượng U-238 tới hạn cần thiết cho việc sản xuất vũ khí nguyên tử là một bí mật bị ngăn cấm phổ biến).

Tin trên làm Trung Quốc hốt hoảng. Theo China Daily, ông Li QingGong, phó tổng thư ký Hội đồng Trung Quốc về Nghiên cứu Chính sách An ninh Quốc gia, tuyên bố: Chúng ta không thể làm ngơ trước tình hình này!”

Ông Đằng Kiến Quần, phó chủ tịch Hiệp hội Kiểm soát và Giải trừ Vũ khí của Trung Quốc, thì phân bì: “Hoa Kỳ có chính sách không công bằng đối với các quốc gia khác nhau. Là nước chủ trương và kêu gọi các nước khác phi hạt nhân hóa nhưng Mỹ đã xem thường dư luận bằng việc thỏa thuận với Việt Nam khi cho phép nước này làm giàu Uranium”.

Thật vậy, cả chính quyền Obama lẫn chính quyền George W. Bush đều đã từng đòi hỏi các quốc gia mong muốn có được sự hợp tác của Hoa Kỳ trong việc phát triển kỹ nghệ hạt nhân phải tuân thủ một điều kiện quan trọng: Các quốc gia này phải từ bỏ quyền tinh lọc Uranium. Điều kiện trên được áp dụng trong các hiệp ước hợp tác hạt nhân mà Tổng thống Obama đã ký kết với các Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) và Jordan.

Tuy nhiên, theo lời của giới chức trách Mỹ, Bộ Ngoại giao đang đưa ra một chuẩn mực khác dành cho Hà Nội vì các chính giới ngoại giao cho rằng rủi ro phổ biến hạt nhân tại Trung Đông lớn hơn tại Á Châu. Một chức trách Mỹ cho biết: “Vì chúng tôi đặc biệt quan ngại về tình hình Iran và vì những mối đe doạ chạy đua võ trang hạt nhân tại Trung Đông, chúng tôi tin tưởng rằng thoả thuận giữa Hoa Kỳ và UAE là một khuôn mẫu cho mọi thoả thuận trong khu vực này”, nhưng “Những quan ngại như trên không đặt ra với châu Á. Tuỳ theo thực trạng của từng khu vực và của từng quốc gia, chúng tôi sẽ tiếp cận vấn đề một cách thích hợp”.

Theo nguồn tin AFP, hai phụ tá quốc hội Mỹ nắm chắc diễn biến thảo luận, cho biết, chính quyền của Tổng thống Obama đã kết luận rằng nhiều khả năng “Không thuyết phục nổi Việt Nam nhất trí với một cam kết không làm giàu nhiên liệu theo cách thức mà UAE đã ký kết với Hoa Kỳ”.

Ông Đằng Kiến Quần tố cáo: “Hoa Kỳ thách đố uy tín của chính mình và gây xáo trộn trật tự thế giới hiện tại” nhưng mạng Sify của Ấn Độ cho rằng “Hợp tác Mỹ – Việt về hạt nhân có thể gây bất ổn định (chỉ) cho Trung Quốc” và diễn giải: đây không phải là lần đầu tiên Washington không quan tâm đến quy định quốc tế về kiểm soát hạt nhân. Năm 2008, Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận hợp tác công nghệ hạt nhân với Ấn Độ mặc dù New Delhi không ký kết vào Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, một điều kiện cần thiết để được chuyển giao công nghệ. Tương tự như vậy, được trợ giúp của Mỹ, Việt Nam sẽ được phép tinh lọc uranium trên lãnh thổ của mình.

Không biết rồi Mỹ có giúp Việt Nam chế tạo vũ khí nguyên tử hay không? Nhưng nghĩ rằng Việt Nam cần có vũ khí nguyên tử.

Việt Nam cần vũ khí nguyên tử chắc chắn không để đối chọi với bất cứ ai.

Việt Nam có vũ khí nguyên tử cũng không nhằm nã vào Trung Quốc mà để mong được nắm tay Trung Quốc thân ái, bình đẳng (nhưng khiêm nhường), thể theo đường lối:  “Việt Nam muốn bảo toàn lãnh thổ và lãnh hải tay phải phải nắm Hoa Kỳ, tay trái phải nắm Trung Quốc”.

Hà Nội 11 tháng 8 năm 2010

Nguyễn Thanh Giang

Số nhà 6 - Tập thể Địa Vật lý Máy bay                                                                               

Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội                                                                                              

Điện thoại: ( 04 ) 35 534 370

© Nguyễn Thanh Giang 

© Đàn Chim Việt

6 Phản hồi cho “Việt Nam cần có vũ khí nguyên tử”

  1. tnt says:

    Lam` tho hay ma` khong thay o^ng Vien^. tap hop lai thanh` mot tuyen^? tap.
    (Tòa soạn: Mời bạn vào VPS Keys tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí)

  2. TRUONG Đ. TRUNG says:

    Có hai điểm cần bàn trong nhận định của ông Nguyễn Thanh Giang:

    1.-Cũng như nhiều người khác, ông Giang đã quá quan tâm đến khiá cạnh quân sự, mà không lưu tâm đến khía cạnh kinh tế trong mối quan hệ tay ba Mỹ-Việt-Trung.

    Thật ra, nếu thật sự Mỹ muốn có quan hệ hợp tác chiến lược với ViệtNam để duy trì Biển Đông và ĐNA nói chung trong hoà bình và ổn định thì Mỹ phải có những cam kết chính thức về một sự hợp tác toàn diện theo đó, ngoài lãnh vực quân sự ra, sự hợp tác kinh tế phải được xem là then chốt. Bởi vì trong quan hệ tay ba hiện nay, kinh tế là lãnh vực đã khiến Việt Nam bị Trung Quốc kìm chế mạnh mẽ nhất. Bề ngoài thì có vẻ như Việt Nam bị TQ uy hiếp về phương diện quân sự; nhưng thực chất thì chính nền kinh tế yếu kém của VN đã khiến cho giới lãnh đạo Hà Nội khiếp sợ TQ, và chưa dám đi hẳn với Mỹ. Không riêng VN, mà cả khối ASEAN, kế từ sau khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997 đều bị cuốn hút dần vào quỹ đạo kinh tế của TQ. Việc hình thành khu tự do mậu dịch ASEAN-TQ khởi sự từ năm nay là một bằng chứng.

    Vì vậy trong trường kỳ (long term), kinh tế là nền tảng cho sự độc lập và vẹn toàn lãnh thổ của VN. Phía người Mỹ, để chứng tỏ thiện chí thật sự, trong quan hệ với VN, không chỉ đổi thay tượng trưng về chính sách ngoại giao, mà nên có đường lối kinh tế mới thật sự mang tính chất hợp tác, quan trọng nhất là trong lãnh vực đầu tư và mậu dịch. Trước đây trong quá trình gia nhập WTO, Mỹ và nhiều nước khác, có cả TQ, trong nhóm Working Party, đã đặt ra nhiều đòi hỏi nghiệt ngã cho VN; chẳng hạn đòi cắt giảm thuế quan đối với hàng nông sản xuống rất thấp ( dưới 25%, trong lúc Thái Lan, Philippines, được hưởng đến 35-36%), hoặc nhiều đòi hỏi economic liberalization có tác hại cho nền kỹ nghệ nhẹ còn non yếu của VN, hoặc về lãnh vực đầu tư VN cũng bị ép phải bỏ điều khoản local consent là điều khoản thông thường cho các nước đang phát triển để bảo vệ kỹ nghệ nội địa. Rõ ràng chính sách đó của Mỹ đối với VN thật sự chưa phải là hợp tác, mà chỉ càng thúc đẩy VN rơi vào quỹ đạo kinh tế của TQ, trở thành một sân sau kinh tế, cung cấp nguyên liệu cho TQ nhanh hơn thôi.

    Bản thân người VN chúng ta cũng phải ý thức rằng việc duy trì sự độc lập và vẹn toàn lãnh thổ của mình bên cạnh mối đe doạ ngàn đời Bắc Phương đòi hỏi VN, trước hết phải độc lập về kinh tế và văn hoá. Cho đến nay xã hội VN đang đi dần vào con đường vong bản về cả hai lãnh vực đó, và đó là nguy cơ dẩn đến diệt vong. Lâu nay giới lãnh đạo Hà Nội cứ lấy những số liệu phát triển kinh tế bề ngoài để khoe khoang sự ” lãnh đạo tài tình ” của Đảng. Thực chất thì chỉ là một nền kinh tế lấy việc bán tài nguyên thiên nhiên và sức lao động rẽ mạt để nuôi thân, không hơn không kém. Đó là nền kinh tế lấy việc xuất cảng (xuất khẩu) làm động lực (export-driven economy); nghĩa là phụ thuộc vào việc bán ra cho nước ngoài, không xuất khẩu được thì ” ngõm”. Nhưng VN xuất cảng được gì ngoài dầu thô, than đá, hải sản và hàng gia công may mặc ? Không khác gì anh nhà nghèo vụng về không biết làm gì để kiếm cơm, cứ xoay ra bán dần gia sản cha ông để lại để sống ! Đó là thực trạng kinh tế VN, là thực chất sự ” lãnh đạo tài tình của Đảng “.

    2.-Điểm thứ hai là việc VN nên có bom nguyên tử. Về điều này thì e rằng ông Giang hơi vội vàng. Bởi vì việc chuyển từ năng lượng hạt nhân hoà bình sang chế tạo bom nguyên tử là cả một chặng đường rất dài, đòi hỏi không chỉ trình độ kỹ thuật mà cả cơ sở hạ tầng và kinh tế với vốn liếng lớn lao mới làm được. Nếu cơ sở kinh tế không vững mà ôm đồm làm bom thì chỉ còn cách phải hy sinh hàng triệu người trong cảnh chết đói như Bắc Hàn mà thôi!

    Chưa hết, đi liền với việc có bom nguyên tử, cần có phương tiện ném hoặc bắn bom đi (delivery means), nghĩa là phải có phi cơ hoặc phi đạn tầm xa đủ sức để phóng bom đi, và những phương tiện vật chất kỹ thuật khác phục vụ cho các phi cơ hay phi đạn đó nữa!

    Với năng lực kinh tế của VN hiện nay thì chắc chắn là sẽ còn lâu lắm, cho dù Mỹ có thực tâm viện trợ để giúp VN chế tạo bom nguyên tử đi nữa, có thể sẽ mất hàng 10-20 năm mới xong; nghĩa là nhanh lắm thì đến năm 2020-2030 VN mới có bom và phương tiện để phóng bom đi, giả dụ là qua đến Bắc Kinh! Nhưng vì ở sát nách TQ, nên TQ có thể theo dõi chặt chẻ tiến độ và vị trí chế tạo bom của VN, nếu áp lực VN ngưng chế bom không được, TQ với khả năng quân sự hiện nay chỉ cần bất ngờ không kích phá huỷ toàn bộ cơ sở chế tạo bom của VN là xong.

    Điểm cuối cùng là giá trị quân sự của bom nguyên tử. Từ sau hai quả bom ném xuống Nhật năm 1945 đến nay, chưa hề có một cuộc chiến nào trên thế giới dùng đến bom nguyên tử cả. Lâu nay người ta chỉ đem bom đó ra hù doạ nhau chơi thôi, chứ chưa một ai-bất kỳ nước lớn, nước nhỏ- dám dùng đến nó; ngay cả như anh Do Thái hiếu chiến số một thế giới. Câu hỏi rất đơn giản, giả dụ bây giời VN có bom nguyên tử, và TQ đưa hải quân lấn chiếm thêm một số đảo nữa ở Hoàng Sa, Trường Sa hay Bạch Long Vỹ, liệu VN có dám ngay lập tức dùng bom ném xuống Quảng Đông hay Quảng Tây không ? E rằng không!

    Bom nguyên tử, cho đến nay, chỉ có một giá trị duy nhất; đó là ngăn ngừa bằng cách làm nản lòng (deterrence) đối phương về một cuộc xâm chiếm lớn trên quy mô toàn diện lãnh thổ. Thế thôi ! Với giá trị như vậy thì nói ví dụ cho dù TQ có đột ngột đưa quân qua đánh phá vài vùng biên giới của VN rồi kéo về thì tuy VN có bom trong tay chưa chắc đã dám quyết định dùng đến nó ngay.

    Vậy thì việc có bom nguyên tử mang lại lợi ích quốc phòng bao nhiêu cho VN trong khi phải tiêu tốn hàng trăm tỉ dollars vào đó, làm kìm hảm sự phát triển kinh tế-xã hội và lãnh nhận nhiều hậu quả ngoại giao tai hại đối với các lân quốc ?

    Thiết nghĩ, cần cân nhắc kỹ càng hơn, không nên khinh xuất!
    Tất nhiên, việc Mỹ can dự nhiều hơn vào tình hình Biển Đông và ĐNA là một điều tốt, rất đáng mầng cho hoà bình và ổn định ở Biển Đông và ĐNA. Nhưng người VN chúng ta cần khôn khéo khai thác chính sách đó của Mỹ cho quyền lợi tối thượng của Tổ Quốc. Nền tảng của mọi nền quốc phòng là kinh tế, và nền tảng của kinh tế là con người và văn hoá. Đảng CSVN từ 1975 cho đến nay đã và đang đẩy VN đi vào con đường suy đồi cả về kinh tế lẫn văn hoá, là thủ phạm của sự mất dần nền độc lập của xứ sở. VN không cần bom nguyên tử mà cần một cuộc cách mạng chính trị để phục hồi văn hoá và kinh tế, để từ đó có tất cả, kể cả sức mạnh quốc phòng để sống bên cạnh người khổng lồ TQ.

    Kính,

  3. DO NGHE says:

    TAU phu nuoc LON dan DONG
    Muu THAM chuoc DOC dung trong coi NGUOI
    THIEN THU dinh phan TAI TROI
    Gian manh quy ke phai LOI MAT RA
    Nho cho TRAM HO MOT NHA
    Ham OAN AI DO? buong tha ANH HUNG?
    Nguyen TU OI nguyen TU DUNG!
    Nam HAN, NHAT, AN, cung chung LAP TRUONG
    Nhieu DIEU phu lay GIA GUONG
    TAU phu TRUEN KIEP chang THUONG DAN MINH

  4. D.Nhật Lệ says:

    Từ lâu,tôi vẫn có thiện cảm với những trí thức như Ts.NTGiang qua nhiều bài viết của ông,dù tôi không
    đồng ý với ông ở một vài điểm nhưng tôi thực sự bất đồng ý kiến với ông qua bài viết này.
    Đây chỉ là đòn “rung cây nhát khỉ” hay Mỹ cho mượn oai hùm rung nhát khỉ,chứ thực chất không có gì.
    Chỉ khi nào nước ta có thể chế dân chủ thì may ra có thể chế tạo bom nguyên tử để đe dọa Tàu,còn nay thì rất nguy hiểm.Nguyên tử như con dao mà người xử dụng như nắm đàng lưỡi,trong khi nguồn
    nhân lực nước ta ở lãnh vực này hầu như là con số không,chưa được đào tạo đúng bài bản.Như thế
    thì lợi bất cập hại.
    Hơn nữa,lao đầu vào việc chế bom nguyên tử là tạo thêm gánh nặng chạy đua vũ trang trong tương
    quan với các nước khu vực,thì lấy đâu tài chính để phí phạm như vậy được trong khi phải ưu tiên cho những công trình chủ yếu khác về giáo dục,giao thông,môi trường v.v.

  5. ngan nam thang long says:

    My den roi My di . My ban roi My thu !. Thay doi la chuyen di nhien thoi. Nguoi VN phai tu lo lay than cua minh. Chi co may thang ngu moi MAI MAI dua vao thang khac cho su song con cua minh. Bon Anh, Phap , AN, DO, Pakistan, Isreal khong day dot dau chi dua vao su bao ve cua My. Chi co dan Nhat/Duc thua tran WWII thi phai danh chiu thoi !! Trong hoan canh DIA LY va CHINH TRI cua VN, ngu lam moi khong nghi ta can vu khi nguyen tu lau dai.!

  6. Nhà nước VNCS đã có những bước đột phá về quân sự với Mỹ để làm giảm bớt áp lực của THCS, rất đáng hoan nghênh và rất cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, và lợi ích chung các nước Á Châu và thế giới, nhất là cho đất nước VN…Nếu nhà nước VNCS đi thêm những bước đột phá nữa về luật pháp, công lý, tôn giáo, nhân quyền…thì không những toàn dân VN trong và ngoài nước sẽ ủng hộ hết mình nhà nước VNCS, mà cả thế giới sẽ thật sự khâm phục và ủng hộ nhà nước VNCS vệ mọi mặt, và không cần phái có “chiến tranh nóng”, những nước CS còn sót lại trên thế giới sẽ tan rã, và THCS sẽ có thể bị vỡ ra từng mảnh như Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ độc lập, Hồng Kông, Ma Cao, Quảng Đông, Quảng Tây tự trị…Việt Nam sẽ trở thành một nước như lịch sử dân tộc đã chứng minh là không một sức mạnh quân sự nào có thể thắng được dân tộc Việt Nam bất khuất…Hi vọng nhà nước VNCS sẽ không bỏ lỡ cơ hội “ngàn năm một thuở” để chiến thắng bộ máy quân sự THCS mà ngay chính hầu hết dân chúng Trung Hoa trong và ngoài nước đều muốn lật đổ nó để thiết lập một đất nước Trung Hoa thật sự Tự Do, Dân Chủ…

Leave a Reply to TRUONG Đ. TRUNG