WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thi ca và tư tưởng- Trường hợp điển hình trong thi ca của Tố Hữu

Bản chất chính của thi ca là diễn đạt cảm xúc, tình cảm cũng như tư tưởng. Đó là ý nghĩa tại sao thơ có thể trong hình thức trình bày, mô tả, hoặc trong hình thức gợi hình ảnh và gợi ý thức, tức cảm thức, và gợi suy nghĩ, tức duy về một đối tượng. Dĩ nhiên trong ba yếu tố càm xúc, tình cảm và tư duy, tư tưởng như thế, tùy trường hợp, tùy tác giả, có thể yếu tố này lấn lướt hoặc vượt qua hai yếu tố còn lại, hay chúng chan hòa nhau, phối hợp nhau, hoặc tiết giảm nhau, mà người đọc tất nhiên cảm nhận được, hoặc ưa thích hay không ưa thích theo thị hiếu, cảm quan riêng của mình.

Chính bởi vậy, có khi nhà thơ có khuynh hướng về tính cách này, hoặc tính cách khác như trên đã nói, và cùng tùy theo khuynh hướng, trình độ thưởng lãm của người đọc, người tiếp nhận thơ cũng lựa chọn trong tính chất này hay tính chất khác, tùy theo câu thơ, bài thơ, hay tác giả, đó chỉ là ý nghĩa cảm quan hay thị hiếu, tức có đáp ứng được tâm tư, tình cảm, cảm quan nghệ thuật, hay sự đánh giá về ý nghĩa, giá trị của hình thức và nội dung của bài thơ đưa lại cho mình hay không. Nói khác đi, thơ ngoài nội dung chuyển tải, phải có hình thức nghệ thuật đúng nghĩa, đồng thời sự gặp gỡ giữa trình độ thưởng ngoạn và trình độ sáng tác là ý nghĩa không thể nào tránh được.

Tố Hữu (1920-2002)

Trường hợp Tố Hữu, từng được gọi là nhà thơ lớn, ít ra có số đông đảo người Việt Nam hiểu như thế, một nhà thơ lớn nhất thời cận đại của lịch sử văn học đất nước, thậm chí có người hiểu như xuất sắc kiểu thiên tài, một nhà thơ tiểu biểu chi đỉnh cao của nghệ thuật thi ca của giai đoạn mới, một nhà thơ cách mạng đầu đàn và tiêu biểu nhất, nói chung giống như một nhà thơ vĩ đại, có sự nghiệp để đời khó có ai vượt qua được, sẽ còn mãi trong thời gian về mọi mặt. Thực chất, điều này ra sao, về mặt cá nhân và lịch sử, về mặt văn học nghệ thuật, về mặt ý thức tư tưởng, về mặt tư duy nhận thức, nói chung là mọi mặt đều cần nên đánh giá một cách khách quan, chính xác.

 

Thơ Tố Hữu tất nhiên có nhiều, dễ gì cũng cả đến nhiều trăm bài. Tất nhiên công bằng mà nói, bình thơ hay đánh giá thơ, hoặc văn học nghệ thuật nói chung, cần phải đưa vào trong tình huống, hoàn cảnh khách quan cụ thể của nó, tức là bối cảnh xã hội, môi trường sáng tác, tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài, đó là các yếu tố tiền đề hay tiên quyết. Nhưng nói như vậy không có nghĩa nhà thơ, nhà văn, nhà nghệ thuật chỉ hoàn toàn thụ động. Bởi yếu tố tài năng thật sự là yếu tố luôn luôn chủ động, tài năng là cái gì phát tiết từ trong, hoàn toàn không phải đến từ ngoài. Đây cũng là yếu tố để xem xét, nghiên cứu, đánh giá về thi ca, nghệ thuật nói chung, cũng hết sức quan trọng, không thua kém gì yếu tố hoàn cảnh lịch sử như trên kia đã rõ. Thế nhưng, chính yếu tố sau mới là yếu tố quyết định, bởi vì mọi giá trị, thành quả nghệ thuật có để đời hay không, có mang giá trị, ý nghĩa gì đến người đọc hay không, vẫn chính là tài năng, trong đó bao gồm cả ý thức, tư duy, hay tư tưởng của người sáng tác.

Một bài thơ điển hình, đáng nói đến nhất của nhà thơ Tố Hữu trong ý nghĩa nói trên, chính là bài thơ “Đời đời nhớ Ông …” mà tác giả sáng tác vào thời điểm tháng 3 năm 1953. Đọc bài thơ này, ngay khi vào đầu người ta thấy:

“Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!”

Đoạn thơ đầu này là song thất lục bát, thơ cổ điển Việt Nam, nhưng kế tiếp tác giả đưa vào hai từ nước ngoài giữ nguyên thể, thành ra giống thơ kiểu yết hậu. Đây là hình ảnh của một cậu thiếu niên hay nhi đồng xem ảnh. Ảnh đây tất nhiên phải là ảnh màu. Nhưng hình tượng nổi nét chính là đôi mắt hiền hậu và khóe miệng tươi cười. Song đó cũng chỉ là sự thể hiện qua ảnh, nhất là giữa đám thiếu niên nhi đồng, còn tính chất thực của người trong ảnh ra sao vẫn là chuyện khác. Vả lẽ bà mẹ lại cho cậu con còn bé của mình xem ảnh một lãnh tụ chính trị vĩ đại nước ngoài vào thời đó là một điều cũng rất hết sức đặc biệt rồi.

Đoạn kế tiếp tác giả viết :

“Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã… làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười”

Đoạn này đã chuyển qua ngôn ngữ hay suy nghĩ của người mẹ. Người mẹ nhớ lại khi con tập nói, tiếng nói đầu tiên là ngôn ngữ nước ngoài. Đây quả là điều kỳ diệu. Tập cho đứa bé Việt Nam phát âm tiết lần đầu, thay vì đơn âm tiết như vẫn có, đây lại là đa âm tiết, quả thật hết sức lạ lung, khó hiểu. Lại hình ảnh tiếng loa gọi ngoài đồng cũng khó hiểu nốt. Loa này là loa điện hay loa tay ? Một tin tức quan trọng về cái chết của lãnh tụ chính trị nước ngoài, hay của cả thế giới cách mạng đi nữa, cũng chỉ phải đăng báo hay phát trên đài là đủ, tại làm sao phải đi gọi loa ngoài đồng để phổ biến cho các nông dân, quả thật cũng là một ý quái lạ và hết biết mà nhà thơ Tố Hữu đã diễn tả.

Bởi vậy, tác giả cũng đi sâu vào giải thích về tiếng loa xé ruột, khiến cho mọi người đều cảm thấy xé lòng, nên đó cũng là ý nghĩa tại sao làng trên xóm dưới xôn xao, bởi vì như một tin tức sét đánh, bất ngờ, khiến cho tất cả mọi người nông dân trong làng khi đó đều hoàn toàn ngơ ngẩn, không ngờ bổng nhiên trời đất tối sầm lại, trời long đất lở, vì con người vĩ đại Stalin đã không còn nữa, giống như mặt trời tự nhiên đã rụng mất khi nào. Họ hoàn toàn không biết lý do làm sao, như tác giả mô tả. Biết ông ta chết nhưng không nghĩ là ông ta chết. Bởi vì ông ta là bất tử. Thế mà điều nghịch lý bất ngờ đã xảy ra. Người bất tử này đã chết. Hay ông đi đâu nhỉ? Làm sao có chuyện lạ lung như thế nhỉ? Đó là tâm trạng hoàn toàn muốn diễn đạt của nhà thơ. Ông tự đặt tấm lòng của mình vào tấm lòng của nông dân, vào tấm lòng của nhân dân, vào tấm lòng của toàn thể dân tộc Việt Nam lúc đó.

Đó là lý do tại sao khi vị lãnh tụ đó mất, đối với nhà thơ đất trời như không còn nữa. Cho nên, dù là có thương cha mẹ bao nhiêu, thương bản thân mình bao nhiêu, cũng khồng bằng lòng thương đối với một nhà lãnh đạo chính trị nước ngoài. Những cái thương trước không thể không có, nhưng cũng chỉ là một. Còn cái thương sau, không biết có thật có không, nhưng nó lại đến mười. Đây là điều rất đặc sắc trong tư duy của nhà thơ Tố Hữu. Bởi thương cha mẹ là chữ hiếu truyền thống muôn đời của dân tộc. Thương bản thân là lẽ tự nhiên trên cuộc đời này, nó là quy luật sinh học, là bản năng bao triệu năm tiến hóa tự nhiên của giống loài. Thế mà các truyền thống đạo lý đó, các quy tắc khách quan đó, vẫn không thể nào lớn hơn được ảnh hưởng chính trị, không thể nào lớn hơn được ý nghĩa và giá trị của chính trị. Quả Tố Hữu là nhà thơ có tư tưởng chính trị lớn nhất không những của lịch sử mà còn của muôn đời.

Để lý giải điều trên, tức đoạn tiếp theo, tác giả viết:

“Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có người mới có tự do tháng ngày”

Qua đoạn thơ này có thể thấy được sự so sánh về mặt tình cảm của tác giả, qua hình ảnh của người mẹ. Đó là tình yêu con, yêu nước, yêu tổ quốc cũng chỉ ngang bằng hay không hơn gì tình yêu đối với nhà lãnh tụ nước ngoài vĩ đại. Lý do tại sao, vì ngày xưa mọi người dân ta đều không có sự sống đúng nghĩa, chỉ có khô héo và quạnh hiu. Chỉ nhờ lãnh tu nước ngoài đó mà ngày nay dân ta mới có được ít nhiều vui tươi. Về hình ảnh nghệ thuật, tác giả còn sử dụng rất đạt ý tứ sự đói rách tơi bời của ngày xưa. Đói rách mà tơi bời, giống như bão tố làm cho mọi vật tơi bời. Hay, hay lắm. Lại ý thơ rất xuất sắc khi tác giả thể hiện hình ảnh cụ thể nồi cơm to là nhờ có lãnh tụ. Nồi cơm to, quả là mong ước tự nhiên của người nông dân, nhất là nông dân nghèo ở nước ta. Đó là các tình cảm dung tục, tự nhiên trong cuộc đời. Nhưng đây lại là hình ảnh của thi ca, nghệ thuật, của ngôn ngữ trau chuốt, văn chương, mà ý nồi cơm to thì thật là thiên tài trong cách diễn đạt.

Chưa hết, hình ảnh được tác giả đưa ra còn hết sức độc đáo khi nói về cùm kẹp dày vò. Cùm kẹp thì đày đọa, ở đây cùm kẹp chỉ mới dày vò, quả thật tác giả đã thi vị hóa bớt đi tính khổ ải của cùm kẹp, tức cũng là một ý nghĩa của văn chương để làm cho mọi cái gì nặng nề đều được nhẹ bớt. Thế nhưng dầu sao đi nữa, cũng nhờ lãnh tụ vĩ đại mọi người mới có được tự do trong hiện tại lúc đó, tức trong tháng ngày. Tuy nhiên tác giả quên rằng ngoài các thời kỳ ngoại xâm trong quá khứ, nhân dân ta vẫn luôn được tự do, vẫn có nền độc lập, tự cường, đâu phải chỉ chờ đến ơn mưa móc của vị lãnh tụ nước ngoài Stalin mới có được điều đó. Ngay như để thoát được ách thực dân Pháp, đã có quá trình đấu tranh xương máu và hị sinh trong suốt 80 năm của toàn dân tộc, của bao nhà yêu nước anh hùng, đâu phải chỉ nhờ có công ơn của Stalin. Cho nên, hình ảnh bà mẹ, ý tứ tác giả, quả thật có thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân của mình, chỉ tiếc tấm lòng yêu nước thương dân đó lại quá bé bỏng, bé nhỏ so với lòng yêu nhà lãnh tụ nước ngoài vĩ đại, giống như con chuột nhắt so với trái núi đồ sộ, cho nên không biết nó có còn ý nghĩa, giá trị gì không, hay thật sự bản chất tự thân của nó thực chất có tồn tại, tức có có hay không.

Lý do nhằm giải thích tổng thể các điều này, hay tổng thể chủ đề của bài thơ, tác giả viết:

“Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông! Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ông dù đã khuất không còn
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời”

Quả thật tác giả trong mong ngày mai dân có ruộng cày, ngày mai nước nhà độc lập, thì một nửa của nguyên nhân đó chính là nhờ có ơn nhà lãnh tụ nước ngoài là Stalin. Đó là thời điểm 1953, tức tác giả đang nói về tương lai, hay lúc đó điều gì tác giả mơ ước hãy còn chưa có. Đó cũng chính là hình ảnh của người mẹ nhắn nhủ đứa con, lá khi lớn lên trọn đời phải nhớ ơn chính lãnh tụ nước ngoài đó, vì là người có vai trò ý nghĩa quyết định một nửa trong việc mang lại hạnh phúc cho toàn thể nhân dân ta. Còn riêng bà mẹ thì vì thương ông ta nên cũng một lòng yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con. Tức tình yêu Stalin trong lòng bà mẹ mới tạo nên tình yêu tất cả. Yêu quê hương đất nước, yêu chồng con, đối với bà chẳng qua cũng chỉ vì, cũng phát sinh do tình cảm yêu quý Stalin. Bởi nếu không có tình yêu đó, bà mẹ cũng chẳng nguyện gì cả. Thay vì chính vế sau, các yếu tố sau quyết định vế trước, ở đây nhà thơ Tố Hữu đặt ngược lại. Tình yêu với lãnh tụ nước ngoài, với Stalin đối với ông quả thật là điều kiện tiên quyết, là tiền đề, là điều kiện nhất thiết phải có để có được mọi tình yêu khác. Đây đúng là nhà thơ vĩ đại của cả một dân tộc từng có bốn ngàn năm văn hiến.

Ngoài ra, về mặt thi pháp, nghệ thuật, ông dùng điệp ý rất khéo, vì khi lãnh tụ đã khuất thì không còn nữa. Quả thật là vô cùng xuất sắc, ý thơ vô cùng lai láng, phong phú, không thể nào nói được sự là trùng lắp. Lại một sự thi vị hóa, khi ông mất rồi nhưng chân ông mãi mãi là dấu son trên đường. Đúng là một nhà thơ giàu sức tưởng tượng có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc. Bước chân của nhà lãnh tụ chính trị vĩ đại để lại dấu son trên đường, còn đẹp hơn dấu son của gót chân son một người thục nữ. Ý nghĩa quái chiêu nữa là hình ảnh con đường, không biết đây là con đường cách mạng, con đương đời, con đường sự nghiệp bản thân, con đường làng bùn lầy đất cát của quê hương, hay còn đường đầy tuyết trắng và lạnh giá của xứ bạch dương. Quả là tâm hồn nhà thơ thật sự bay bổng, ý như kiểu diều gặp được gió, tha hồ mà vi vút, vung vít.

Nhưng không, tác giả cũng thể hiện ra được điều đó một cách cụ thể ngay liền sau đó. Ấy là con đường quê trong sáng tinh sương. Đây quả thật cũng là sức tưởng tượng phi thường và thật sự rất ghê hồn. Stalin đã qua đời đột ngột từ bên Nga, thế mà dấu chân ông lại tái hiện trên đường quê hương ta trong một sáng tinh sương mấy ngày sau đó như Tố Hữu nhìn thấy. Đó chính là hình ảnh khói hương nghi ngút xóm làng như ta nhìn thấy qua câu thơ. Còn hình ảnh thật sự khách quan trong thực tế ra sao, chỉ có những người nông dân, mọi người dân vào thời điểm đó biết. Dầu sao biệt tài hình tượng hóa hình ảnh trong thơ của Tố Hữu quả thật luôn luôn xuất sắc, thiên tài mà ai cũng biết. Lại còn hình ảnh vô cùng đau buồn khác là ngàn tay trắng  những băng tang. Điều này thực có hay không, chỉ có những nhà viết sử, những nhà chính trị lúc đó, những người nào thực tế chứng kiến lúc đó, vào thời điểm đó mới có thể mang lại cho mọi người một khẳng định hay bằng chứng chính xác được. Để cuối cùng tác giả kết luận ý nghĩa của sự nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời, giống như một bài thơ có hậu. Nối liền khúc ruột đây không phải là khúc ruột cách mạng, khúc ruột chiến đấu, khúc ruột đấu tranh chống xâm lăng, mà chỉ là khúc ruột nhớ thương, tức nhớ ơn đời đời với nhà lãnh tụ nước khác. Hình ảnh nối liền khúc ruột là hình ảnh cụ thể mà đầy ý nghĩa và hình tượng. Một khúc ruột dài trên toàn thế giới, cùng sự nhớ thương và sự nhớ ơn phủ trùm lên cả toàn thế giới. Quả là nhà lãnh tụ nhân loại vĩ đại nên mới khiến tác già nhà thơ cảm xúc ra một tác phẩm bài thơ hoàn toàn vĩ đại.

Nói tóm lại, thi ca và tư tưởng là điều luôn luôn gắn bó. Trừ trường hợp những loại thơ tình ái nhăng cuội, riêng tư, những tác phẩm thi ca mang tính cách tình cảm, càm xúc rộng lớn hơn, hay hướng về xã hội, cuộc đời nói chung đều không thể không có tư duy, tư tưởng. Ngay cả trong thi ca tình ái bình thường, cũng không phải không có tư tưởng. Song đó là tư tưởng loại thấp nhất, loại nhạt nhòa nhất, đó là các suy nghĩ, các quan điểm hay các suy tư về lứa đôi, tình ái. Đó là thứ tình cảm, thứ tư duy chỉ gần với tính thương ghét của bản thân, không bao giờ vượt qua được ranh giới nhỏ hẹp, hay hướng đến các chân trời rộng lớn hơn. Nhưng các thi ca về cảm xúc nhân văn, cuộc sống nói chung, thường không thể không có hay không thể tách ly với những tư duy, suy nghĩ, những càm quan nhận thức. Đành rằng thi ca là nghệ thuật, là cảm xúc bay bổng hay lắng đọng, nhưng trong cái ngọt ngào, đắm say của nghệ thuật, vẫn có ẩn nấp, che giấu cái gì đó cốt lõi hơn, quyết định hơn, đó là ý nghĩa của tác phẩm hay tư tưởng của bài thơ, tư tưởng đây là tư tưởng được biểu hiện về mặt cảm xúc, tình cảm.

Cho nên thơ ca và triết học, thơ ca và chính trị, thơ ca và xã hội, đời sống, vẫn là điều luôn luôn có trong bất kỳ thời đại hay quốc gia, xã hội nào. Đó là mối quan hệ giữa tư tưởng, cảm thức và thi ca như trên kia đã nói. Các nhà thơ lớn nhất của nước ta như Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Ôn Như Hầu đều luôn luôn thể hiện điều đó. Ai không từng say mê đọc tác phẩm Truyện Kiều, đọc Chinh Phụ ngâm, đọc Cung oán ngâm khúc. Cái hay ở đây không phải chỉ hình thức nghệ thuật tuyệt tác của muôn đời, tức nghệ thuật thi pháp bất tử, mà còn hay về nội dung, về ý nghĩa, tức hay về tư tưởng, nhân sinh quan, tư duy noí chung của các tác giả. Đó là những suy nghĩ về thân phận con người, về xã hội, về cuộc sống, những suy nghĩ tự mình có, những nhận thức tự mình có, mà không hề du nhập hay vay mượn một cách giả tạo, tầm thường kiểu thương vay khóc mướn. Đó là cái hồn của dân tộc thể hiện qua tình người, cái chất của dân tộc thể hiện qua tâm huyết, qua tấm lòng, qua tình cảm chân thật, qua suy nghĩ và tư duy độc lập của chính nhà thơ, không phụ thuộc vào bất cứ ai hay điều gì không phải chính là bản thân của những nhà thơ thật sự đang yêu, đáng ngưỡng phục, hâm mộ, đáng ngợi ca thật lòng, và đáng kính đó.

Nên nói cho cùng, tư tưởng, tình cảm của mọi người phải luôn là cái gì chân thực, xuất phát tự đáy lòng một cách hoàn toàn tự nhiên, trong sáng, thì điều đó mới thật sự có ý nghĩa, giá trị của bản thân mình, cho mọi người và cho xã hội. Mọi cái gì mang cách diễn kịch, vay mượn giả tạo, thường chỉ có tính thực dụng nhất thời, không thể còn mãi với thời gian, bởi nó xa lạ, không quan thiết với tình người, với tình cảm, cảm thức của mọi con người chân thực. Dĩ nhiên nhứng nhà thơ lớn có thể có tư tưởng riêng, nhưng khi ấy họ đã mang dáng dấp của những nhà triết học, nhà tư duy độc lập. Còn thông thường, những nhà thơ khác, dù vĩ đại bao nhiêu, đó vẫn chỉ là ví đại trong thơ ca, họ có thể chuyền tải tư tưởng của người khác, như tư tưởng trong các tôn giáo, các nhà tư tưởng triết học khác nhau, nhưng khi đó chúng đã trở thành tư tưởng riêng của họ, càm xúc riêng của họ, sự chia sẻ riêng của họ, sự diễn đạt hay sự vận dụng hoặc mục đích riêng của họ, đó chính là những nhà thơ. Thơ ca là nghệ thuật, nhưng nghệ thuật là gì nếu không phải là sự chắt lọc, là tinh hoa, tinh túy của lòng người, của truyền thống các dân tộc, của các bức tranh về xã hội trong ý nghĩa tinh khiết, đẹp đẽ, thu hút, hấp dẫn trong chính những sự thăng hoa của tâm hồn và tình cảm.

Sài Gòn một buổi sáng trời nắng đẹp

(15/3/2011)

© Võ Hưng Thanh

© Đàn Chim Việt

61 Phản hồi cho “Thi ca và tư tưởng- Trường hợp điển hình trong thi ca của Tố Hữu”

  1. Mai says:

    Là dòng thơ chiến tranh sắt máu, làm người ta liên tưởng đến những chiến binh BV ” được ” cùm chân vào xe tăng để không thể chọn lấy con đường sống cho mình ?? 2 bác gì đấy nói đúng, nung chí để người ta chém giết 1 cách mù quáng và chết 1 cách mù quáng. ” giết, giết, giết ,giết không ngừng nghỉ ” !!! CS cổ vũ thơ TH vì nó có lợi cho chiến tranh.vần thơ ” lên men” sự giết chóc tàn ác.Đọc những vần thơ này, con đưa cha ra luống cày mà không thấy cắn rức !! Dầu trước chiến tranh ông có vần thơ lãng mạn, nhưng người ta cũng không thể cảm nhận được vì bị dị ứng bởi những bài thơ tanh mùi máu thời chiến tranh.Nó chỉ là công cụ đắc lực của Đảng CSVN.

  2. Mai says:

    Thơ TỐ HỮU thuộc dòng thơ ĐỒ TỂ , chỉ thích hợp cho các lò mỗ heo !!! Các bác THỢ MỖ tay lăm lăm ngọn dao và miệng NHAI thơ TỐ HỮU để lấy TINH THẦN … thọc tiết ???

  3. Mặc cho những người đã từng làm tay sai cho Mỹ xâm lược Việt nam nói gì thì Tố Hữu vẫn là nhà thơ lớn của Việt nam. Thơ của ông và các nhà thơ nhà văn khác đã làm vũ khí chống giặc hiệu quả nhất. Còn ở miền Nam lúc đó đang thời chiến tranh mà ” khóc với sầu” hay ” Mai anh đi rồi em có buồn không em” rên rỉ cho nên khiến những kẻ cầm súng phi nghĩa càng thêm ảo não thua trận là đúng thôi. Nay tức và sân hận quá nên nói láo.
    Nên biết Thơ Tố Hữu vẫn có hàng triệu người yêu quý và thuộc lòng. Tôi đồng ý với ông Nguyễn Hoàng Hà là Tố Hữu là nhà thơ cách mạng lớn, thế là được rồi và vì có những con người như thế mà Mỹ cút, Ngụy nhào. Tất nhiên không phải bài nào cũng hay, nhưng đa số là hay còn nhiều kẻ muốn thơ ướt và khóc nỉ non thì xin cứ khóc. Còn thơ Tố Hữu là thơ cỗ vũ cho giải phóng đất nước nên thơ anh có thép.
    Riêng chúng tôi thì tố Hữu đã đi vào lịch sử văn thơ nước nhà như một người chiến sỹ ưu tú nhất. Ông chỉ không thành công khi làm lãnh đạo kinh tế mà thôi.
    Trần Nhật Nam.

  4. Thơ Tố Hữu một thời để đầu gường bao thế hệ trẻ Việt nam, thơ anh có chất thép lại có tình yêu đất nước nên ai đọc cũng thấy lòng mình như được thôi thúc cầm súng vì đất nước. Còn thơ anh có phải là thơ ” khóc với sầu” đâu mà phải bàn? Nếu các bài thơ lúc đó ở miền Nam mà có vài tay kèn và trống đám ma thì thật là hay cho đưa đám hơn là thơ kháng chiến. Khi đất nước thống nhất thì thơ lại phải chuyển hướng về tình yêu, về xây dựng v.v… Cho nên đánh giá thơ Tố Hữu là phải gắn thơ anh với chặng đường cách mạng đã đi qua để chiến thắng kẻ thù xâm lược và lũ bán mình cho giặc rầy xéo đất nước mình. Cho nên tôi không ngạc nhiên khi có những kẻ theo giặc, thua trận nay ghét anh và chửi anh.
    Tôi hoàn toàn đống ý với nhận định của anh Hoàng hà chỉ ở điều ông Tố Hữu không giỏi lãnh đạo kinh tế vì cơ cấu như thế là quá sai, nhà thơ đem làm lãnh đạo kinh tế thì không giỏi là phải rồi. Ngay giờ ông Nguyễn Tấn Dũng cũng vậy, vốn là người lính học kinh tế kiểu hàm thụ cấp tốc nay lãnh đạo kinh tế đất nước nên kinh tế đi xuống là đúng thôi. Sao không đề bạt những nhà kinh tế thực thụ? Đất nước mình không đi lên được là vì vậy.
    Cuối cùng thì Tố Hữu đã đi vào lịch sử Thơ văn Việt nam và gắn bó với những ngày hào húng chống Pháp và chống Mỹ.Đó là điều dù kẻ có ghét anh cũng phải câm miệng.
    Thua thì nói láo, đó là điều xưa nay vẫn vậy. Cong văn thơ miền Nam thời chiến tranh thì rõ ràng nó hợp với và đi đôi với tiếng kèn đám ma hơn là thơ vì sự nghiệp cứu nước. Cho nên, những bài thơ, những bài hát hay để đời của Trịnh Công Sơn thời đó được thanh niên, sinh viên và đông đảo người Việt nam yêu quý trâng trọng, cả nước say sưa hát là vậy, thế mà nhiều kẻ hôm nay cũng chửi và cho là không ra gì. Đó là điều dễ hiểu. “Đàn bầu đem gẩy tai trâu”.
    Tôi cho là đề tài này thật hay và chắc chắn sẽ càng gay cấn hơn đây. Mà lạ chúng tôi cứ nghĩ ông Nguyễn Hoàng Hà giỏi viết chuyện thời sự, thế mà nay lại thấy ông bình thơ sắc xảo ghê. Chúng tôi nghĩ chắc là Báo Đàn Chim Việt đắt khách viếng thăm là đúng. Vì báo có toàn những cây bút cừ khôi như vậy.
    Trân trọng:
    Hoàng Quốc Quân

    • Võ Hưng Thanh says:

      ĐÁP LẠI HOÀNG QUỐC QUÂN

      Thơ vì nước khi lòng mình vì nước
      Thơ tuyên truyền chỉ lộ vẻ tuyên truyền
      Thơ là người có làm sao giấu được
      Con tim đen như giữa gió chơi vơi
      Phải phân biệt việc đời và yêu nước
      Việc đời ngoài còn yêu nước bên trong
      Như dòng chảy cuốn theo nhiều rác rến
      Chỉ con tim mới yêu nước bền lòng
      Lòng yêu nước tự nhiên trời sinh sẳn
      Đâu cần gì chính trị với chính em
      Chính em đó anh Tư và anh Sáu
      Dạ vâng luôn là chính trị ở đời
      Nhà thơ lớn là con người nghệ sĩ
      Có làm sao mà ca hót khơi khơi
      Thi ca đó quả như mùa trái chín
      Chín vừa xong chỉ lại rụng tơi bời
      Vậy lịch sử có chi còn để lại
      Chỉ trống không văn học của một thời
      Nên tóm lại khách quan cần nghệ thuật
      Còn chủ quan chỉ nhắm lợi trên đời !

      VHT

  5. Mot Khuc Ruot says:

    Một anh cán bộ trẻ , tự giới thiệu từng du học tại Nga , Đông Đức , khi nhận biết quê hương cũa Ba tôi qua giọng nói , đã nói : ” Người Huế cũa anh sao lắm người tồi …” . Tôi không hiểu tác giả có bị điên hay không mà phê bình một bài thơ điển hình bản chất tồi , hèn hạ , phi thi ca cũa một Tố Hữu bằng những ngôn từ cường điệu , nổ …Phải chăng tác giả muốn trở thành một Tỗ hữu ??? Ngay như ông tướng ít học , nổi tiếng chửi thề Đinh Đức Thiện cũng khinh bỉ thơ Tố Hữu bằng câu nói : ” Khi nào anh ngưng làm thơ , tôi sẽ bỏ chửi thề ” . Phùng Quán , cháu cũa Tố Hữu , một nhà thơ tiêu biểu cũa Văn Nhân Giai Phẫm đã phê bình thơ cũa Tố Hữu chỉ được xếp vào loại sàng sàng , trung bình vì không mang một tư tưởng gì mới lạ .
    Thơ là gì ??? Theo tôi , thơ là những cãm xúc thực , tự nhiên mang tính lãng mạn được diễn đạt qua ngôn ngữ cũa con người như một nhà thơ đã định nghĩa : ” Thơ là mơ với gió , thơ thẫn cùng mây ” ( ??? ) . Do đó , một bài thơ thực sự phải có hồn và xác , hồn chính là cãm xúc , nguồn cãm hứng , xác chính là ngôn ngữ cũa bài thơ . Câu hỏi được đặt ra : Khi làm bài thơ ca tụng Stalin , Tố Hữu thực sự cãm hứng xuất phát từ tình yêu dành cho Stalin ??? Câu trả lời chắc chắn là không . Khi stalin bị Nikita Khruschev hạ bệ , tố khổ , Tố hữu bỏ chạy qua Trung Quốc tránh mặt và tuyệt nhiên không một tiếng bênh vực stalin và từ đó không bao giờ viết một câu thơ nào để gọi là ” Yêu , Thương ” Stalin . Một kẻ chưa bao giờ gặp mặt Stalin chứ đừng nói sống và làm việc với ông ta mà viết những câu như : ” Thương cha, thương mẹ, thương chồng Thương mình thương một, thương Ông thương mười” , lếu láo vô liêm sĩ như : ” Yêu con yêu nước yêu nòi Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu! Ngày xưa khô héo quạnh hiu Có người mới có ít nhiều vui tươi Ngày xưa đói rách tơi bời Có người mới có được nồi cơm no Ngày xưa cùm kẹp dày vò Có người mới có tự do tháng ngày” , thậm chí tận cùng cũa sự vô liêm sĩ , quái đản bịnh hoạn như : “Yêu biết mấy, nghe con tập nói Tiếng đầu lòng con gọi Stalin! ” . Trên thế giới , có một vài nhân vật cũng ca tụng Stalin nhưng khi sự thật về stalin được phơi bày , họ tự tử vì xấu hổ , vì bị ăn quả ” bịp ” cũa CS . Riêng , Tố Hữu nhà ta vẫn sống ung dung , hồn nhiên ….Thật xấu hổ , nhục nhã cho dân tộc VN vì trên đời này từ cổ chí kim không thể nào tìm ra được một Tố Hữu thứ hai . Nhục nhã hơn , VN chúng ta không những có một tố hữu mà còn những Xuân Diệu , Huy Cận ….Một câu thơ bợ đít một cách vô liêm sĩ cũa Xuân Diệu : ” Tội nhiều không dám ngẫng Trông cha già …” . Tôi nghĩ , chỉ có những con xúc vật không có tính người mới có đủ can đãm viết những câu như vậy .
    Tóm lại , Tố Hữu hoàn toàn không phải là một nhà thơ đích thực mà một tên thợ thơ . Ông ta chỉ mượn cái xác thơ một cách vô liêm sĩ , trơ trẻn để làm những bài thơ vô hồn như những hình nộm nhằm phục vụ cho những mục đích hèn hạ , bẫn thỉu cũa ông ta. Chắc chắn những bài thơ cũa ông sẽ bị lịch sữ xem như là bằng chứng về sự dối trá , lừa bịp , vô liêm sĩ , vô luân lý , vô đạo đức cũa những tên CSVN . Chắc chắn , chỉ có chế độ CS mới dung dưỡng hạng người như Tố Hữu để ông ta ngoi lên cái chức Phó Thủ Tướng .

    • Lý Nhân Bản says:

      Anh Một Khúc Ruột nói lên rất đầy đủ tính chất cuả thơ và con người Tố Hữu.

      Cám ơn anh.

    • nt says:

      Hoan hô Mot Khuc Ruot, quá hay.

    • Vo Quang Nam says:

      Hay quá.

    • Võ Hưng Thanh says:

      Người nghệ sĩ phải là người chân chính
      Luôn yêu thương và muốn tốt cho đời
      Trong nghĩa đó thơ phải là nghệ thuật
      Căng buồm lên trước biển rộng xa khơi
      Thơ đâu phải như anh lùn nhìn xuống
      Đời trên cao còn mình chỉ ơ hời
      Chỉ ngợi ca giống như trò múa rồi
      Xập xập xòe như kiểu múa lân chơi
      Nên nghệ sĩ phải luôn là nghệ sĩ
      Là nhà thơ phải cao khiết giữa đời !

      VHT

  6. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét thật khách quan của ông Nguyễn Hoàng Hà. Đúng Tố Hữu là nhà thơ cách mạng lớn nhưng chưa thể khẳng định là nhà thơ lớn Việt nam, vấn đề này còn phải cần hội văn học nghệ thuật Việt nam và hội những người Việt nam yêu thơ của người Việt ở nước ngoài ngồi lại đánh giá. Nhưng ông là nhà thơ đã đi vào lịch sử, cổ động lòng yêu nước nơi nhân dân cùng bao nhà thơ khác làm nên cách mạng thành công.
    Còn nghệ thuật thì thơ ông cũng tài ba nhưng chỉ thành công ở một số bài mà thôi.
    Xin góp lời chân tình như vậy.
    Nguyễn Hồng Loan

  7. thanhthuyen says:

    Hết chuyện rồi đi bình thơ lão T.H mất thì giờ!

  8. D.Nhật Lệ says:

    Xin nhắc ông VHT.rằng Cung oán ngâm khúc không phải của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đâu nhé,xin ông chớ
    lầm lẫn như vậy vì tác giả là Nguyễn Gia Thiều.Nếu đó là phát hiện mới của ông thì tôi không đồng ý,dù
    ông có đồng hóa tôi (cũng như những ai không hiểu về nhận định thi ca của ông ?) với dân trí thấp.Đây
    mới đúng là một PHÁT HIỆN thuộc loại…thần sầu của ông đấy nhé !
    Nữ sĩ họ Đoàn là dịch giả Chinh Phụ Ngâm nhưng có nhà nghiên cứu văn học sử lại bảo Phan Huy Ích
    mới là dịch giả.Tuy thế,tôi vẫn nghĩ dịch giả là nữ sĩ ĐTĐ.nhưng họ Đoàn hay nhất thì tôi cũng lại không đồng ý với ông vì ý thích mỗi người mỗi khác,ông ơi ! Chẳng hạn nhiều nhà phê bình văn học cho rằng
    nữ sĩ Hồ Xuân Hương mới là số một (nữ) còn cụ Nguyễn Du là đệ nhất thi sĩ (nam).

    • Vó Hưng Thanh says:

      Tôi không có thì giờ đọc lại bài của tôi viết. Nhưng nếu ông nhìn gà hóa cút thì hãy chỉ ra giúp cho tôi thấy chi tiết đó để xem tôi quả có đánh máy lộn chỗ hay không. Bởi đọc bài đáng lẽ ông phải thấy lỗi nào là lỗi kỹ thuật, ngẫu nhiên, lỗi nào là lỗi do sự dốt nát hoặc kiến thức nông cạn. Tôi không rõ ông là bà hay cậu, nhưng tên gọi nhật lệ, làm tôi nghĩ có lẽ mắt ông bị hoen mờ hàng ngày nên có thể đọc kiểu gà hóa cút như thế phải không ông hay bà. Ông viết giọng có vẻ hằn học, tôi không biết ông binh nhà thơ Tố Hữu hay chống nhà thơ Tố Hữu. Tôi thì không binh ai hay chống ai mà chỉ góp chút nhận xét chung cho xã hội, cho công luận về mặt văn học nghệ thuật một cách cần thiết và nghiêm chỉnh thế thôi cô hay cậu à.

      VHT

    • Vó Hưng Thanh says:

      Gửi ông, bà hay cô, cậu D. Nhật Lệ, cùng các bạn đọc,

      Đoạn văn tôi tra lại, viết sờ sờ thế này :

      “Cho nên thơ ca và triết học, thơ ca và chính trị, thơ ca và xã hội, đời sống, vẫn là điều luôn luôn có trong bất kỳ thời đại hay quốc gia, xã hội nào. Đó là mối quan hệ giữa tư tưởng, cảm thức và thi ca như trên kia đã nói. Các nhà thơ lớn nhất của nước ta như Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Ôn Như Hầu đều luôn luôn thể hiện điều đó. Ai không từng say mê đọc tác phẩm Truyện Kiều, đọc Chinh Phụ ngâm, đọc Cung oán ngâm khúc. Cái hay ở đây không phải chỉ hình thức nghệ thuật tuyệt tác của muôn đời, tức nghệ thuật thi pháp bất tử, mà còn hay về nội dung, về ý nghĩa, tức hay về tư tưởng, nhân sinh quan, tư duy noí chung của các tác giả. Đó là những suy nghĩ về thân phận con người, về xã hội, về cuộc sống, những suy nghĩ tự mình có, những nhận thức tự mình có, mà không hề du nhập hay vay mượn một cách giả tạo, tầm thường kiểu thương vay khóc mướn. Đó là cái hồn của dân tộc thể hiện qua tình người, cái chất của dân tộc thể hiện qua tâm huyết, qua tấm lòng, qua tình cảm chân thật, qua suy nghĩ và tư duy độc lập của chính nhà thơ, không phụ thuộc vào bất cứ ai hay điều gì không phải chính là bản thân của những nhà thơ thật sự đang yêu, đáng ngưỡng phục, hâm mộ, đáng ngợi ca thật lòng, và đáng kính đó”.

      Trong ấy có chỗ nào tôi gán chính phụ ngâm khúc là của ÔN NHƯ HẦU đâu, hay Cung oán ngân khúc là của Đoàn thị Điểm đâu. Ông hay cô D. Nhật Lệ nào đó quả nhiên không rành tiếng Việt, không biết đọc tiếng Việt, không hiểu cách đọc bản văn. Thật tiếc thay. Mặc dầu vậy, tôi cũng phải rán trả lời lại là như thế.

    • Vó Hưng Thanh says:

      Cô hay cậu D. Nhật Lệ nào đó viết :

      “Nữ sĩ họ Đoàn là dịch giả Chinh Phụ Ngâm nhưng có nhà nghiên cứu văn học sử lại bảo Phan Huy Ích mới là dịch giả. Tuy thế, tôi vẫn nghĩ dịch giả là nữ sĩ ĐTĐ.nhưng họ Đoàn hay nhất thì tôi cũng lại không đồng ý với ông vì ý thích mỗi người mỗi khác, ông ơi ! Chẳng hạn nhiều nhà phê bình văn học cho rằng nữ sĩ Hồ Xuân Hương mới là số một (nữ) còn cụ Nguyễn Du là đệ nhất thi sĩ (nam)”.

      Quả thật kiến thức văn học có vẻ như chưa đầy một cái lá mít, như người bihhf dân vẫn nõi.

      VHT

      • D.Nhật Lệ says:

        Ông VHT.ơi !
        Xin trích câu ông viết RÕ RÀNG như thế này để bạn đọc đánh giá :
        “Chính ngôn ngữ VN,mới có thể tạo nên được tác phẩm truyện Kiều của
        Nguyễn Du và tác phẩm CUNG OÁN NGÂM KHÚC của nữ sĩ Đoàn thị Điểm”.
        Bắt qủa tang ông chưởi bới tôi tầm bậy tầm bạ rồi đấy nhé ! Lần này thì ông có
        chối được nữa không trên giấy trắng mực đen hàng chữ ông viết ở trên đây.

      • Vó Hưng Thanh says:

        Khi hay đương sự Nhật Lệ nêu lên RÕ RÀNG như trên, tôi cố gắng tìm lại hết sức cẩn thận và nhiều lần trong bản thân bài viết “Thi ca và tư tưởng – trường hợp điển hình về thi ca Tố Hữu” của tôi, nhưng hoàn toàn không tìm thấy nói nào như thế. Vậy ông bà Nhật Lệ có thể nêu xuất xứ đoạn trích dẫn trên ở nơi nào để tôi xem xét phải chăng do lỗi ỷ y, cẩu thả của mình, viết vì dòng ngẫu cảm, mà chưa kịp để ý dò lại chăng ? Bởi vì việc nói sai, viết sai không quan trọng vẫn hay thường xảy ra ở bất kỳ ai trong đời sống hàng ngày. Người nghe, người đọc vẫn tinh ý biết ngay cái sai đó chỉ là hiện tượng hay bản chất. Ở đây tôi muốn nói hiện tượng về lỗi kỹ thuật có thể cảm thông, cho qua được, tha thứ được, còn cái sai về bản chất, về trình độ, là điều hoàn toàn phải cần phải có thái độ ngược lại, ông ba Nhật Lệ à !
        Bởi ai cũng biết, cách viết Reply ở đây là viết kiểu on line, viết ngay vào khung, dưới dạng chữ quá nhỏ, cái khung để viết cũng nhỏ nữa, nên mọi sự sơ sót đều có thể nhận diện hoặc hiểu ra được.

        VHT

      • D.Nhật Lệ says:

        Đúng là ông VHT.không thấy cái sai của mình mà tìm cách
        cãi chầy cãi cối rồi lên giọng dạy đời nữa trời ạ !
        Xin ông đọc góp ý của tôi ngay dưới góp ý của ông thì sẽ
        biết liền.Tôi góp ý rất nghiêm túc là “xin nhắc ông VHT…”,
        chứ có phải nặng lời gì với ông đâu,ấy thế mà ông pháo
        kích tôi “tơi bời lá rụng” (may mà “không đổ máu”) kể cũng lạ thật !
        Xin đọc sau góp ý của Đăng Lan thì sẽ có [Võ Hưng Thạnh
        says] ở dòng thứ 14-15 nhé ! Bằng chứng hẳn hoi đấy nhé,
        chỉ sợ ông xoá đi thì phiền lắm ! Mất công cãi vớ vẩn !

  9. Đăng Lan says:

    Đọc thơ Tố Hữu người ta chỉ liên tưởng đến hình ảnh anh đồ tể đang huơ búa giết người ! Trơ trẻn và hết sức …vỡ lòng là những bài thơ ca ngợi Staline. ÔI, vậy mà cũng gọi là thơ mà lại là thơ lớn nữa !! Sau 30/4/1975, thời giấy má khan hiếm, dân miền Nam mua sách báo về chỉ dùng cho ….việc khác hơn là đọc để thưởng thức. Nói chung chả có cái chi để thưởng tức cả.

  10. Vó Hưng Thanh says:

    Hay, hay lắm. Không ngờ chỉ mới một bài viết chơi về thơ Tố Hữu mà lại gây sôi nổi đến như thế. Giống như mọi người đang ngủ, bổng nhiên giật mình đánh thót thức choàng dậy. Tức hồn thơ, tình thơ, ý thơ mọi người như hoàn tàn bừng tỉnh. Đó quả là một điều hay. Bởi vì nghe đâu có người nói tâm hồn VN là tâm hồn thi ca và âm nhạc. Tâm hồn này là của toàn dân, tâm hồn tự nhiên, bản chất bẩm sinh của dân tộc mà không phải của riêng ai.
    Đó cũng là lý do tại sao nhạc tiền chiến luôn luôn bất hủ, vượt thời gian, vì nó được sản sinh ra chính bản chất và khuynh hướng thơ nhạc tự nhiên này. Trong thơ có nhạc, đó là thơ Nguyễn Du và Đoàn Thị Điểm. Nhưng trong nhạc có thơ đó chính là các nhạc sĩ Tiền chiến, như mọi người đều biết. Đó cũng là lý do tại sao nhạc mới bây giờ chỉ có đám trẻ nít, còn người của các thế hệ trước đều không kham nổi. Các thế hệ nhạc sĩ mà ai cũng mến là các thế hệ nhạc sĩ của VN nói chung trước 45, sau đó là các thế hệ nhạc sĩ của Miền Nam từ 54 cho dến 75. Theo nhiều người đó là sự thật. Đó chính là thơ nhạc giao hòa, không tìm thấy bất kỳ đâu trên thế giới nếu quả là như thế, và không tìm thấy đâu trong các thời kỳ khác trong nước. Nhưng xuất phát điểm của nó hay, đầy tính nghệ thuật tuyệt dịu, phải nói ngoài tâm hồn VN cũng chính là ngôn ngữ VN. Chính ngôn ngữ VN mới có thể tạo nên được tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du và tác phẩm Cung oán ngâm khúc của nữ sĩ tài hoa Đoàn Thị Điểm. Và đó cũng chính là nguồn cơn, suối nguồn, và bản thân của các thế hệ nhạc lãng mạn tiền chiến.

    ……………………….

    Sau đây cũng nói tiếp theo ý thơ mà tôi đã làm từ hồi còn rất trẻ, để nay đã quá già rồi, nhơ lại sau đây cho các commenter liên quan đánh giá về chất thơ trong ngôn ngữ VN thật sự phải cần có các yêu cầu đích thực như thế nào, chứ thơ lục bát không thể chỉ loàng xoàng theo kiểu vè như nhiều người từng nhận xet :

    CUỘC ĐỜI

    Cuộc đời như quán trọ
    Người đến rồi người đi
    Cuộc đời như quán trọ
    Người đi còn lại gì ….

    VHT

    THỜI GIAN

    Có ai chắp cánh thời gian
    Cho ngàn năm vẫn như ngàn mây bay
    Ai đưa ta đến chốn này
    Cho ngàn năm vẫn tháng ngày ngao du …

    VHT

Leave a Reply to Vo Quang Nam