WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thơ với người là một, đọc thơ thấy người

Thơ với người là một. Đọc thơ thấy người (tức tác giả và thời đại nhà thơ đã sống và nói tới) và thơ của Tố Hữu muốn phân tích bình luận thì phải chia ra nhiều giai đoạn mới có thể đánh giá một cách khách quan về nhà thơ này.

Trước tiên về những bài thơ trước năm 1945 thì thơ của Tố Hữu mang âm hưởng của nền thơ ca lãng mạn thời đó nên có nhiều bài thơ rất hay để lại dấu ấn cho đời khó phai như: Cô gái sông Hương là một trong những bài thơ được bạn đọc thời đó và nay vẫn yêu quý.

Nhưng tới những năm 1945 trở về sau này thì thơ Tố Hữu là thơ của cách mạng vì chính ông là một nhà cộng sản (nói chính xác là hạt giống đỏ Cộng sản) nên bất luận bài ông viết gì cũng đều toát lên hơi cách mạng chống đế quốc và mong kiến lập một nhà nước Việt nam dân chủ Cộng hòa. Cho nên thơ lúc này là cổ động cách mạng, ngoài ra các yêu tố nội dung và tư tưởng khác ngoài tính cách mạng, tính cộng sản đều không còn nữa nhưng được xào nấu tài tình bằng nghệ thuật điêu luyện của người quá giỏi thơ. Vì vậy tính cổ động cách mạng có giá trị lớn nếu xét theo tiêu chuẩn cách mạng. Vì lẽ đó khi cách mạng đã thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời thì thơ ông đến đây hết nguồn cảm hứng để viết vì cảnh đời, xã hội không còn đứng như lý tưởng và suy nghĩ của ông đã ấp ủ lúc thanh niên bước vào đời làm cách mạng. Đến lúc này ông làm bài thơ nào cũng gượng gạo và gò bó nên thực sự không còn được bạn đọc yêu quý nữa. Chỉ có điều ngày đó các nhà xuất bản phải đăng vì ông đã là lãnh tụ của Đảng và nhà nước rồi, hay hay không hay cũng phải đăng và theo đó còn có cả bao nhiêu nhà phê bình ăn theo nữa, tha hồ phân tích, thỏa sức ca ngợi, xào xáo cho thơm nhưng khổ thay thơ chỉ sống được vài ngày là chìm nghỉm chẳng ai còn nhớ nữa, chẳng thể sống hơn được với thời gian. Như tượng ông Mao xưa với người Trung quốc là thiêng liêng mà nay tại Hải Nam họ cũng phá bỏ đang gây ra tranh luận ghê gớm. Tượng ông Lê-nin hay Sadam Hoetsen cũng vậy nó đâu có sống mãi với thời gian vì đó đơn giản chỉ là để cổ võ chính trị. Nếu nhà tạc tượng hay điêu khắc mà tạc hình Phật hay đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát hay Phật Di-Lặc như ở Trung Quốc hay Hồng Kông hiện nay thì có phải để tiếng mãi muôn đời không? Đây là do cái đức và phúc của người làm nghệ thuật quyết định lên.

Quay lại vấn đề thơ Tố-Hữu tôi thấy tác dụng thơ ông rất lớn với cổ vũ cách mạng hơn là tác dụng với văn học nước nhà và có một thời ngay những người như chúng tôi cũng đều say mê thơ ông, nhưng nay cũng quên bởi ngổn ngộn các vấn đề khác lấn áp nó, nhưng thơ Nguyễn Du hay Nguyễn Bính thì lại chẳng thể quên. Vì thế rất dễ hiểu là tại sao khi nhà thơ Tố Hữu ông bỏ sự nghiệp làm thơ chuyển sang làm vị thủ tướng chính phủ ông đã lại không thành công nốt cả ở thơ mới giai đoạn này và cả sự nghiệp lãnh đạo của mình vì thơ và sự lãnh đạo của ông đều là quanh quẩn với cái vòng bao cấp mà khiến cho người dân đói khổ, kinh tế đất nước kiệt quệ. Chỉ khi có Nguyễn Văn Linh với phong trào đổi mới thì mới có sự hồi sinh trở lại. Thơ và con người là một là như vậy.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim.

Nếu đánh giá công bằng thì Tố Hữu là nhà thơ lớn của cách mạng Việt Nam còn nếu nói ông là nhà thơ lớn của Việt Nam thì còn cần phải chờ thêm một vài chục năm nữa, khi thế hệ của con người sống trong bao cấp có ảnh hưởng thơ ông dần mất đi, thế hệ mai sau Việt Nam có nhắc và yêu quý thơ ông hay không mới có thể kết luận công bằng được. Nguyễn Bính hay Xuân Diệu không phải là nhà thơ bao cấp nên đánh giá về các nhà thơ này dễ hơn có phải vậy không? Họ thực là nhà thơ lớn của Việt Nam rồi.

Một tác phẩn hay là tác phẩm đó phải sống mãi với thời gian như thơ Nguyễn Du, Thơ Nguyễn Bính, thơ Xuân Diệu v.v… đó là chân lý mà nhà thơ đi mãi chẳng nhận ra, đúng như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã viết;

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt

Trên đôi vai ta hai vòng Nhật, Nguyệt

Dọi suốt trăm năm một cõi đi về.

Đó chẳng phải là đi về với bản tính chân tâm của chính mình phải không các bạn? Hai vòng Nhật Nguyệt chính là Nguyệt Quang Bồ-Tát và Nhật-Quang Bồ-Tát mà cha ông ta gọi đó là quỷ thần hai vai luôn chứng minh cho việc làm thiện hay ác của chúng ta, của chính ta.

Tôi không là nhà phê bình văn học nên góp ý vài lời bâng quơ. Xin bạn đọc lấy làm tiêu khiển nhé.

Ngày 15 tháng 3 năm 2011.

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

33 Phản hồi cho “Thơ với người là một, đọc thơ thấy người”

  1. Mặc cho những người đã từng làm tay sai cho Mỹ xâm lược Việt nam nói gì thì Tố Hữu vẫn là nhà thơ lớn của Việt nam. Thơ của ông và các nhà thơ nhà văn khác đã làm vũ khí chống giặc hiệu quả nhất. còn ở miền Nam lúc đó đang thời chiến tranh mà ” khóc với sầu” hay ” Mai anh đi rồi em có buồn không em” rên rỉ cho nên khiến những kẻ cầm súng phi nghĩa càng thêm ảo não thua trận là đúng tôi. Nay tức và sân hận quá nên nói láo. Nên biết Thơ Tố Hữu vẫn có hàng triệu người yêu quý và thuộc lòng. Tôi đồng ý với ông Nguyễn Hoàng Hà là Tố Hữu là nhà thơ cách mạng lớn, thế là được rồi và vì có những con người như thế mà Mỹ cút, Ngụy nhào. Tất nhiên không phải bài nào cũng hay, nhưng đa số là hay còn nhiều kẻ muốn thơ ướt và khóc nỉ non thì xin cứ khóc. Còn thơ Tố Hữu là thơ cỗ vũ cho giải phóng đất nước nên thơ anh có thép.
    Riêng chúng tôi thì tố Hữu đã đi vào lịch sử văn thơ nước nhà như một người chiến sỹ ưu tú nhất. Ông chỉ không thành công khi làm lãnh đạo kinh tế mà thôi.
    Trần Nhật Nam

    • nt says:

      “Tất nhiên không phải bài nào cũng hay, nhưng đa số là hay còn nhiều kẻ muốn thơ ướt và khóc nỉ non thì xin cứ khóc”

      Có phải là thương thuê khóc mướng cho evil empire Nga Sô. Sau 36 cai trị thì toàn dân VN
      biết thơ TH là công cụ của ai.

  2. vohoan says:

    Thơ cổ vủ cho ” cách mạng ” là thơ tuyên truyền. Dùng thơ để tuyên truyền cho môt cái gì đó gọi là “cách mạng ” thì không cò là thơ nửa.Nên dùng môt từ khác thì phải hơn

  3. Lý Nhân Bản says:

    Xin hãy đọc bài thơ này cuả Tố Hữu để biết “thơ” Tố Hữu thế nào và người Tố Hữu thế nào.

    “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
    Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong
    Cho đảng bền lâu,
    Thờ Mao chủ Tịch,
    thờ Sít-ta-lin bất diệt.”

    Đây là bài thơ làm cổ động việc giết người trong Cải Cách Ruộng Đất.
    Nếu nói thơ là người thì con người cuả THữu đã được cộng sản rèn luyện để hô hào giết người không gớm tay và nhất là giết dân mình để phục vụ đảng và Mao, Stalin!

    Cũng không thể gọi THữu là “nhà thơ lớn cách mạng Việt Nam” mà phải nói thơ Tố Hữu là cái loa tuyên truyền cuả cộng sản. Chỉ có thế, và chỉ có thế mà thôi.

    THữu khi nằm trong hệ thống cai trị cuả cộng sản đã ra sức đàn áp văn nghệ sĩ không nương tay. Bao nhiêu đời sống cuả con người đã bị vùi dập dưới sự tàn bạo cuả THữu.

    Một nhà thơ lớn không có cái khí sắt máu và và cái tâm tàn bạo.

    Nghệ thuật thường được chia làm 2 khuynh hướng: Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh. Ở đây thơ THữu không vì nghệ thuật (vì mang tính tuyên truyền), cũng không vì nhân sinh (mà còn hại nhân sinh nữa) mà chỉ vì đảng cộng sản và sự tàn bạo không còn nhân tính cuả họ!

    Tôi cho rằng Tố Hữu không xứng đáng có tên trong thi đàn Việt Nam.

  4. Khinh Binh says:

    Người Việt vẫn còn nhiều người mù mà mất cả khứu giác. Đống cứt chình ình mà chẳng thấy dơ, không ngửi ra mùi thúi , cứ bàn hươu tán vượn. Phí!

  5. hongha123 says:

    Thằng này là một con quỉ đội lốt người !

  6. bui tom says:

    Tố Hữu vì miếng ăn và bả lợi danh đã bán linh hồn cho ác quỹ, và dần dà biến thành ác quỹ thể hiện trong lời thơ tràn đầy sắt máu.
    Đó là công cải tạo tư tưỡng, và cách trồng người (quỷ) của Bác Hồ và Đãng Cộng Sản mà đến nay vẩn còn di hại đến toàn dân tộc Việt.

  7. lotxac says:

    Những kẻ xu-thời như Tố Hữu chỉ là những tên xua nịnh một đời để sống bòn theo chiều hướng. Có người cho rằng Tố Hữu là kẻ biết sống theo thời như những tên THÁI-GIÁM của thời VUA CHÚA ở Tàu; chấp nhận thiến DÁI để theo VUA sống; mà cứu được họ haǹg của THÁI GÍAM vào tìm việc làm.
    Tố Hữu cũng thế: Một tên theo ĐÓM ĂN TÀN không hơn không kém. Bạn chẳng có gì để bàn đến nó; một tên vô-lại; xem THƠ biết người… Tố Hữu.

  8. Sigma says:

    Ong nay lam ve` chu tho gi (hoi Bac TO HAI)
    Song lam toan dieu ac , chet roi co ai them nhac toi nua dau!!!

  9. thanhthuyen says:

    thơ nịnh bợ

  10. HOÀNG says:

    Thơ Tố Hữu chỉ có CS đọc là hiểu và khen hay. Người không CS không thể nhá nỗi, phải nói đọc thơ ông mà rỡn tóc gấy, sắt máu và tàn ác, người ta liên tưởng cái cảnh đổ máu của CCRĐ giết bao dân lành. Đọc thơ ông người ta cảm tưởng ông đang chấm ngòi viết vào lọ mực máu để viết nên những câu thơ ấy. Lại có những bài thơ hết sức tức cười đọc nghe thật …hề như bài viết ca ngợi Stalin, hoặc ca ngợi bác Hồ.Nói chung thơ ông diễn tả cái bản chất dã man, hiếu sát của chế độ CS.

Leave a Reply to HOÀNG