WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thơ với người là một, đọc thơ thấy người

Thơ với người là một. Đọc thơ thấy người (tức tác giả và thời đại nhà thơ đã sống và nói tới) và thơ của Tố Hữu muốn phân tích bình luận thì phải chia ra nhiều giai đoạn mới có thể đánh giá một cách khách quan về nhà thơ này.

Trước tiên về những bài thơ trước năm 1945 thì thơ của Tố Hữu mang âm hưởng của nền thơ ca lãng mạn thời đó nên có nhiều bài thơ rất hay để lại dấu ấn cho đời khó phai như: Cô gái sông Hương là một trong những bài thơ được bạn đọc thời đó và nay vẫn yêu quý.

Nhưng tới những năm 1945 trở về sau này thì thơ Tố Hữu là thơ của cách mạng vì chính ông là một nhà cộng sản (nói chính xác là hạt giống đỏ Cộng sản) nên bất luận bài ông viết gì cũng đều toát lên hơi cách mạng chống đế quốc và mong kiến lập một nhà nước Việt nam dân chủ Cộng hòa. Cho nên thơ lúc này là cổ động cách mạng, ngoài ra các yêu tố nội dung và tư tưởng khác ngoài tính cách mạng, tính cộng sản đều không còn nữa nhưng được xào nấu tài tình bằng nghệ thuật điêu luyện của người quá giỏi thơ. Vì vậy tính cổ động cách mạng có giá trị lớn nếu xét theo tiêu chuẩn cách mạng. Vì lẽ đó khi cách mạng đã thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời thì thơ ông đến đây hết nguồn cảm hứng để viết vì cảnh đời, xã hội không còn đứng như lý tưởng và suy nghĩ của ông đã ấp ủ lúc thanh niên bước vào đời làm cách mạng. Đến lúc này ông làm bài thơ nào cũng gượng gạo và gò bó nên thực sự không còn được bạn đọc yêu quý nữa. Chỉ có điều ngày đó các nhà xuất bản phải đăng vì ông đã là lãnh tụ của Đảng và nhà nước rồi, hay hay không hay cũng phải đăng và theo đó còn có cả bao nhiêu nhà phê bình ăn theo nữa, tha hồ phân tích, thỏa sức ca ngợi, xào xáo cho thơm nhưng khổ thay thơ chỉ sống được vài ngày là chìm nghỉm chẳng ai còn nhớ nữa, chẳng thể sống hơn được với thời gian. Như tượng ông Mao xưa với người Trung quốc là thiêng liêng mà nay tại Hải Nam họ cũng phá bỏ đang gây ra tranh luận ghê gớm. Tượng ông Lê-nin hay Sadam Hoetsen cũng vậy nó đâu có sống mãi với thời gian vì đó đơn giản chỉ là để cổ võ chính trị. Nếu nhà tạc tượng hay điêu khắc mà tạc hình Phật hay đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát hay Phật Di-Lặc như ở Trung Quốc hay Hồng Kông hiện nay thì có phải để tiếng mãi muôn đời không? Đây là do cái đức và phúc của người làm nghệ thuật quyết định lên.

Quay lại vấn đề thơ Tố-Hữu tôi thấy tác dụng thơ ông rất lớn với cổ vũ cách mạng hơn là tác dụng với văn học nước nhà và có một thời ngay những người như chúng tôi cũng đều say mê thơ ông, nhưng nay cũng quên bởi ngổn ngộn các vấn đề khác lấn áp nó, nhưng thơ Nguyễn Du hay Nguyễn Bính thì lại chẳng thể quên. Vì thế rất dễ hiểu là tại sao khi nhà thơ Tố Hữu ông bỏ sự nghiệp làm thơ chuyển sang làm vị thủ tướng chính phủ ông đã lại không thành công nốt cả ở thơ mới giai đoạn này và cả sự nghiệp lãnh đạo của mình vì thơ và sự lãnh đạo của ông đều là quanh quẩn với cái vòng bao cấp mà khiến cho người dân đói khổ, kinh tế đất nước kiệt quệ. Chỉ khi có Nguyễn Văn Linh với phong trào đổi mới thì mới có sự hồi sinh trở lại. Thơ và con người là một là như vậy.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim.

Nếu đánh giá công bằng thì Tố Hữu là nhà thơ lớn của cách mạng Việt Nam còn nếu nói ông là nhà thơ lớn của Việt Nam thì còn cần phải chờ thêm một vài chục năm nữa, khi thế hệ của con người sống trong bao cấp có ảnh hưởng thơ ông dần mất đi, thế hệ mai sau Việt Nam có nhắc và yêu quý thơ ông hay không mới có thể kết luận công bằng được. Nguyễn Bính hay Xuân Diệu không phải là nhà thơ bao cấp nên đánh giá về các nhà thơ này dễ hơn có phải vậy không? Họ thực là nhà thơ lớn của Việt Nam rồi.

Một tác phẩn hay là tác phẩm đó phải sống mãi với thời gian như thơ Nguyễn Du, Thơ Nguyễn Bính, thơ Xuân Diệu v.v… đó là chân lý mà nhà thơ đi mãi chẳng nhận ra, đúng như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã viết;

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt

Trên đôi vai ta hai vòng Nhật, Nguyệt

Dọi suốt trăm năm một cõi đi về.

Đó chẳng phải là đi về với bản tính chân tâm của chính mình phải không các bạn? Hai vòng Nhật Nguyệt chính là Nguyệt Quang Bồ-Tát và Nhật-Quang Bồ-Tát mà cha ông ta gọi đó là quỷ thần hai vai luôn chứng minh cho việc làm thiện hay ác của chúng ta, của chính ta.

Tôi không là nhà phê bình văn học nên góp ý vài lời bâng quơ. Xin bạn đọc lấy làm tiêu khiển nhé.

Ngày 15 tháng 3 năm 2011.

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

33 Phản hồi cho “Thơ với người là một, đọc thơ thấy người”

  1. Chúng tôi là giáo viên văn tại thành phố Hải phòng xin có ý kiến về thơ Tố Hữu như sau:
    Trước tiên chúng tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định đánh giá của ông Nguyễn Hoàng Hà. Đúng nhà thơ Tố Hữu là nhà thơ cách mạng hàng đầu của Việt nam đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước chống thực dân Pháp và Mỹ. Ông là một nhà thơ yêu nước. Đánh giá thơ ông phải chia làm ba thời kỳ:
    1, Trước cách mạng tức là thơ trước năm 1945 về trước.
    2, Thời kỳ ông ảnh hưởng và hòa nhập vào dòng thơ cách mạng
    3, Thơ thời kỳ hòa bình lập lai.
    Hai thời gian đầu thơ Tố Hữu thành công và có thêt nói rất được giới tri thức và nhân dân yêu quý.
    Nhưng giai đoạn thứ 3 là giai đoạn hòa bình lập lại thơ ông không còn phong độ vì ảnh hưởng của những hủng hoảng kinh tế bao cấp, dân nghèo, khổ nên họ không còn tha thiết với thơ ông nữa và chính ông cũng đã thấy vai trò lãnh đạo của Đảng về kinh tế không còn thành công và thậm chí kìm hãm sự đi lên.
    Nói tóm lại ông là nhà thơ cách mạng hngf đảucua Việt nam và ảnh hưởng của thơ ông rất rộng lớn và đáng kính trọng.
    Còn những ý kiến của một số nhỏ quý vị là những người đã có dính tay vào máu làm tay sai cho Pháp, Mỹ gây bao tội ác chống lại đất nước mình, nay ở nước ngoài lại nói lời láo lếu thì là điều chúng ta không ngạc nhiên. Chúng ta không cần để ý đến họ.
    Chúng tôi mong Việt nam hôm nay trong cuộc chống bành trướng Trung quốc, bảo vệ đảo biển của mình cần phải có nhiều nhà thơ trẻ như Tố Hữu và Chế Lan Viên, Xuân Diệu hơn để cổ vũ nhân dân ta chống giặc.
    Trân trọng:
    Ngô Thị Lan Anh

  2. Lê Dân Việt says:

    Trả lời bạn Nguyên Công Thành và Trần Đức Hùng,

    Có thể với kiến thức văn học của hai bạn có được thì hai bạn coi Tố Hữu là một nhà thơ, tôi tôn trọng sự hiểu biết của hai bạn. Nhưng, đối với những người khác thì Tố Hữu chỉ là một anh thợ ghép vần chữ theo thơ để hô hào chém giết, xu nịnh lãnh tụ CS một cách vô liêm sỉ. Tôi nghĩ ngay cả các con của Tố Hữu khi đọc bài khóc Stalin, Lenin …thì họ cũng phải ngượng thay cho ông Tố Hữu chứ đừng nói đến những người khác. Bởi vì, chắc các bạn đã biết Stalin đã bị loài người tiến bộ ngay cả những người Nga chân chính cũng kết tội hắn là tội đồ của nhân loại, mà ông Tố Hữu lại thương ông ta hơn cả cha mẹ sinh thành ra ông ta thì có phải đúng là “thơ là người” của Tố Hữu hay không?

  3. Le Nguyen says:

    Chào bạn Võ Hưng Thanh,
    Theo bài chủ, Nguyễn Hoàng Hà viết…”đúng như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã viết;

    Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt

    Trên đôi vai ta hai vòng Nhật, Nguyệt

    Dọi suốt trăm năm một cõi đi về.”
    Bạn nên cẩn trọng ! Đó là lời trích dẫn từ” ca từ” của một trong nhiều bài nhạc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn . Nó không phải là thơ của Tố Hữu.
    Nhận thấy bạn có sức viết khá mạnh , nhanh và hơi “máu”. Thiết nghĩ nếu bạn , có thể được ,nên giảm “bớt chữ” , tập trung vào ý , xa hơn nữa là tư tưởng , nhất định sẽ thành công . Thân .

    • Vó Hưng Thanh says:

      LỒI CẢM TẠ

      Ai chẳng từng trên đường đi không vấp
      Vấp một lần cũng khôn mãi về sau
      Dù hòn cụi nhỏ to, hoặc cành cây khô cũng thế
      Có nhiều khi vô ý cũng té nhào
      Hay hay lắm vấp thì ai cũng thấy
      Bởi vì tay hươi loạn giữa không trung
      Ai chẳng vấp có khi vì vội vả
      Mắt nhìn gà hóa cút giữa ruộng đồng
      Hay hay lắm có người cười thông cảm
      Chẳng trách ta còn khuyến thiện hay không
      Cám ơn lắm một người chưa quen biết
      Bằng hơi thơ như nước chảy, một tấm lòng !

      VHT

  4. Có mấy ông bình thơ Tố Hữu một nhà thơ yêu nước lại đem tâm bán nước ra bình thì hỏi bình để làm gì? Thơ của quý vị là thơ thua trận, là thơ tay sai và cuối cùng là thơ của lưu vong. Nay sân hận bình luận nói càn. Các ông không thấy tác dụng và ảnh hưởng của Thơ Tố Hữu đã đi vào đời sống và đã nở hoa kết trái. Đất nước đã độc lập, thống nhất, Pháp thua, Mỹ cút và những đứa bán nước phải chạy dài. Cho nên các vị là kẻ thua trận nay nói còn có ý nghĩa gì? Có tư cách gì? Tôi đồng ý với tác giả Hoàng Hà đã nhận định Thơ với người là một nhưng đọc bài của ông tôi thấy ông nói đúng chỉ một nửa mà thôi.

  5. Các vị thua trận sân hận bắt đầu nói láo không biết ngượng mồn. Thơ Tố Hữu đã vượt thời gian để chúng minh là bất hủ. vì sao? Vì thơ ông gắn liền với sự nghiệp giải phóng của đất nước, đánh đuổi thực dân Pháp và tống cổ đến quốc Mỹ và bè lũ tai sai.Cho nên các quý vị có nói thế nào thì cả nước vẫn yêu quý thơ của ông. Chúng tôi là học sinh, sinh viên nghe các vị nói, bình thơ mà ngứa cả lỗ tai.
    Các vị có làm thơ được không? Làm cho con bò nó nghe. Thơ với thẩn đều khóc với sầu, như đưa đám. Đã vậy còn khoe.
    Thơ không có nhựa sống, không lý tưởng nên thua trận là phải thôi. Nay ở nước ngoài sống rỗi hơi nói càn.
    Hãy nhớ rằng thơ Tố Hữu vẫn luôn cùng đất nước và nhân dân Việt nam vào cuộc chiến chống Trung quốc tới đây để bảo vệ chủ quyền đảo biển của Việt nam. Nếu không có những người làm thơ như anh thì đất nước này vĩnh viễn làm nô lệ cho thực dân Pháp lâu rồi.
    Trần Đức Hùng ( sinh viên khoa Luật)

  6. ĐĂNG says:

    Mời các bạn sang bình luận 2 bài viết về 2 tác phẩm DỊ HƯƠNG và HỘI THỀ.

Phản hồi