WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thơ với người là một, đọc thơ thấy người

Thơ với người là một. Đọc thơ thấy người (tức tác giả và thời đại nhà thơ đã sống và nói tới) và thơ của Tố Hữu muốn phân tích bình luận thì phải chia ra nhiều giai đoạn mới có thể đánh giá một cách khách quan về nhà thơ này.

Trước tiên về những bài thơ trước năm 1945 thì thơ của Tố Hữu mang âm hưởng của nền thơ ca lãng mạn thời đó nên có nhiều bài thơ rất hay để lại dấu ấn cho đời khó phai như: Cô gái sông Hương là một trong những bài thơ được bạn đọc thời đó và nay vẫn yêu quý.

Nhưng tới những năm 1945 trở về sau này thì thơ Tố Hữu là thơ của cách mạng vì chính ông là một nhà cộng sản (nói chính xác là hạt giống đỏ Cộng sản) nên bất luận bài ông viết gì cũng đều toát lên hơi cách mạng chống đế quốc và mong kiến lập một nhà nước Việt nam dân chủ Cộng hòa. Cho nên thơ lúc này là cổ động cách mạng, ngoài ra các yêu tố nội dung và tư tưởng khác ngoài tính cách mạng, tính cộng sản đều không còn nữa nhưng được xào nấu tài tình bằng nghệ thuật điêu luyện của người quá giỏi thơ. Vì vậy tính cổ động cách mạng có giá trị lớn nếu xét theo tiêu chuẩn cách mạng. Vì lẽ đó khi cách mạng đã thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời thì thơ ông đến đây hết nguồn cảm hứng để viết vì cảnh đời, xã hội không còn đứng như lý tưởng và suy nghĩ của ông đã ấp ủ lúc thanh niên bước vào đời làm cách mạng. Đến lúc này ông làm bài thơ nào cũng gượng gạo và gò bó nên thực sự không còn được bạn đọc yêu quý nữa. Chỉ có điều ngày đó các nhà xuất bản phải đăng vì ông đã là lãnh tụ của Đảng và nhà nước rồi, hay hay không hay cũng phải đăng và theo đó còn có cả bao nhiêu nhà phê bình ăn theo nữa, tha hồ phân tích, thỏa sức ca ngợi, xào xáo cho thơm nhưng khổ thay thơ chỉ sống được vài ngày là chìm nghỉm chẳng ai còn nhớ nữa, chẳng thể sống hơn được với thời gian. Như tượng ông Mao xưa với người Trung quốc là thiêng liêng mà nay tại Hải Nam họ cũng phá bỏ đang gây ra tranh luận ghê gớm. Tượng ông Lê-nin hay Sadam Hoetsen cũng vậy nó đâu có sống mãi với thời gian vì đó đơn giản chỉ là để cổ võ chính trị. Nếu nhà tạc tượng hay điêu khắc mà tạc hình Phật hay đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát hay Phật Di-Lặc như ở Trung Quốc hay Hồng Kông hiện nay thì có phải để tiếng mãi muôn đời không? Đây là do cái đức và phúc của người làm nghệ thuật quyết định lên.

Quay lại vấn đề thơ Tố-Hữu tôi thấy tác dụng thơ ông rất lớn với cổ vũ cách mạng hơn là tác dụng với văn học nước nhà và có một thời ngay những người như chúng tôi cũng đều say mê thơ ông, nhưng nay cũng quên bởi ngổn ngộn các vấn đề khác lấn áp nó, nhưng thơ Nguyễn Du hay Nguyễn Bính thì lại chẳng thể quên. Vì thế rất dễ hiểu là tại sao khi nhà thơ Tố Hữu ông bỏ sự nghiệp làm thơ chuyển sang làm vị thủ tướng chính phủ ông đã lại không thành công nốt cả ở thơ mới giai đoạn này và cả sự nghiệp lãnh đạo của mình vì thơ và sự lãnh đạo của ông đều là quanh quẩn với cái vòng bao cấp mà khiến cho người dân đói khổ, kinh tế đất nước kiệt quệ. Chỉ khi có Nguyễn Văn Linh với phong trào đổi mới thì mới có sự hồi sinh trở lại. Thơ và con người là một là như vậy.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim.

Nếu đánh giá công bằng thì Tố Hữu là nhà thơ lớn của cách mạng Việt Nam còn nếu nói ông là nhà thơ lớn của Việt Nam thì còn cần phải chờ thêm một vài chục năm nữa, khi thế hệ của con người sống trong bao cấp có ảnh hưởng thơ ông dần mất đi, thế hệ mai sau Việt Nam có nhắc và yêu quý thơ ông hay không mới có thể kết luận công bằng được. Nguyễn Bính hay Xuân Diệu không phải là nhà thơ bao cấp nên đánh giá về các nhà thơ này dễ hơn có phải vậy không? Họ thực là nhà thơ lớn của Việt Nam rồi.

Một tác phẩn hay là tác phẩm đó phải sống mãi với thời gian như thơ Nguyễn Du, Thơ Nguyễn Bính, thơ Xuân Diệu v.v… đó là chân lý mà nhà thơ đi mãi chẳng nhận ra, đúng như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã viết;

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt

Trên đôi vai ta hai vòng Nhật, Nguyệt

Dọi suốt trăm năm một cõi đi về.

Đó chẳng phải là đi về với bản tính chân tâm của chính mình phải không các bạn? Hai vòng Nhật Nguyệt chính là Nguyệt Quang Bồ-Tát và Nhật-Quang Bồ-Tát mà cha ông ta gọi đó là quỷ thần hai vai luôn chứng minh cho việc làm thiện hay ác của chúng ta, của chính ta.

Tôi không là nhà phê bình văn học nên góp ý vài lời bâng quơ. Xin bạn đọc lấy làm tiêu khiển nhé.

Ngày 15 tháng 3 năm 2011.

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

33 Phản hồi cho “Thơ với người là một, đọc thơ thấy người”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Có bạn chê bai Tố Hữu không có tư cách làm người khi trù dập những nhà thơ xuất sắc như Hoàng Cầm,Trần Dần,Lê Đạt,ngay cả cháu ruột ông là nhà thơ Phùng Quán v.v.Thật ra,sở dĩ thế là vì những
    nhà thơ trên dám phê phán thơ TH.qúa dở.Nhân vì nhóm Nhân văn Giai phẩm có các nhà thơ đó,cho nên TH.cùng với Lê Duẫn,Lê Đức Thọ chụp mũ nhóm trên “phản động” rồi trả thù họ cực kỳ bỉ ổi.
    Sau này,thơ TH.còn bị nhà văn Xuân Sách chê dở qua bài thơ có 2 câu sau đây :
    Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
    máu ở chiến trường,thơ ở đây !
    Còn nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân thì lên án thơ TH.thiếu chất người (nhân loại).
    Như thế mà có người còn hằn học (theo điều kiện của tuyên truyền nhồi sọ VC.) là bọn tay sai bán
    nước khinh bỉ cách làm thơ của TH.chỉ vì họ thua trận trời ạ ! Sự hằn học theo thói quen này cũng
    chứng tỏ VC.đã thành công trong việc tẩy não trong mục đích ngu dân cho đến nay.Than ôi !
    (Anh bạn Lê Dân Việt ơi,cô KL.nếu vào Internet thì chỉ đọc những gì VC.tuyên truyền bịp bợm,hòng
    được thăng quan tiến chức,chứ nâng cao kiến thức thì cần gì,chỉ tổ…rách việc ! )

  2. HẰNG says:

    Gửi bà Kim Loan. Cái kẻ có tội và phải sám hối chính là cái GÃ được tâng bốc NGƯỜI CHA GIÀ DÂN TỘC đấy bà ạ. Nhờ CHA mà HS-TS trở thành TAM SA của TÀU !! Hậu duệ của CHA bước tiếp con đường HÈN HẠ dời CỘT BIÊN GIỚI, bán rừng, bán biển, bán tài nguyên, ngư dân mất biển, đất Tây Nguyên dành phần cho con cháu TÀU sinh sống, khai thác phá họai môi trường VN, dân Tây Nguyên đứng xa nhìn cho …đở đói !! Thằng nào làm TAY SAI, ĐẦY TỚ cho TÀU mà đất nước ra nông nỗi !! Bạn là dân mà chủ quyền VN đang nằm trong tay thằng TÀU mà cũng không biết nhục, trách sao nó khinh bỉ cái dân VN NGU từ tên lãnh đạo to đầu là THẰNG HỒ cho tới dân ( tôi chỉ nói đến cái thứ dân tự nhận là SV như bạn Kim Loan ) nó mang CỜ TỔ QUỐC ra làm cái SỊP cho phụ nữ TQ !!! Cái khỏan ” được” hạ nhục quốc thể này có cần được vinh danh không ??? Biết cái thân phận mình đừng động chạm tới VNCH,người ta chửi không kịp vuốt mặt !!
    cái bài” Xịt Ta Lin, Xịt Ta Lin” gì gì đấy đọc là thấy xấu hổ vì nó thể hiện cái ngu cái hèn của chế độ. Thơ TH cần gì phải binh luận.

  3. Nguyen Nguyet Anh says:

    Viết một bài để mọi ngườin thưởng lãm. Đừng theo đóm ăn tàn ý kiến, ý ruồi anh mệt lắm Viện ơi!

    • Nguyen Nguyet Anh !

      Chủ trương của tớ trên cả 2 ĐÀN CHIM VIỆT là không bao giờ làm tác giả bài chính !

      Nhưng là NGƯỜI GÓP Ý KIẾN (không phải còm sĩ (!) với BÍ DANH BÍ SỐ hèn nhát mà tớ là tên thật Ngưười thật địa chỉ thật ! ) dùng những dẫn cứng PHẢN BIỆN lại tất cả !

      1 CHỐNG TẤT CẢ !

      TỪ chóp bu chế độ tàn ác ĐẾN VỊT KIÙ đốn mạt hay cả những tên CÒM SĨ dơ bẩn như Nguyen Nguyet Anh !!

      bằng chứng cớ hẳn hoi và PHẢN BIỆN rất rõ ràng trong MỌI ĐỀ TÀI !

  4. nt says:

    Để phản hồi với t/g tôi xin trích 1 đoạn từ (BBT: đề nghị bạn không dẫn link, chúng tôi không kiểm soát được link dẫn và trong nhiều trường hợp chúng có virus)

    “Và rồi đến đầu năm 1975 cuộc đổi đời còn đột ngột, còn sâu xa hơn nữa. Đến đây kết thúc một thời kỳ ở Miền Nam, về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Cả cái xã hội ở Miền Nam từ sau 1975, cả nếp sống vật chất lẫn tinh thần ở đây sau 1975 không còn giữ được mấy tí của ngày trước. Rụp một cái: báo chí, sách vở, ca xướng, kịch tuồng, tranh vẽ… nhất nhất đều đổi chiều.”

    “Cho nên có thể nói thời kỳ văn học 1954-1975 khởi đầu và chấm dứt không có chuyển tiếp. Hiếm có thời kỳ văn học nào trong lịch sử được qui định giữa những thời điểm dứt khoát như thế. Giữa hai thời điểm dứt khoát, tại Miền Nam một nền văn học thành hình thật nhanh, phát triển tưng bừng và vội vã, rồi bị vùi dập một cách tức tưởi. Nền văn học ấy có nhiều nét đặc sắc về phẩm cũng như về lượng, rất quí báu đối với bất cứ ai muốn tìm hiểu về đời sống của dân tộc Việt Nam trong thời hiện đại.”

    Đây là thiển ý của tôi, Võ Phiến là nhà Văn lớn của Miền Nam, nhờ các bậc văn nhân xét lại.

  5. vohoan says:

    TỐ HƯỦ đả làm ông trở thành một thi hào nhưng rồi ông củng làm ông trở thành một thi sởi

  6. Chúng em là sinh viên đang theo học tại tp Hồ Chí Minh thấy các quý cô bác xưa làm tay sai cho Mỹ giết hại dân mình thấy nhà thơ yêu nước giỏi như ông Tố Hữu mà nói xấu là không nên. Các cô bác đã có tội theo giặc theo đạo lý đất nước khoan hồng không muốn nói lại thì thôi, mình có tội không sám hối lại còn nói lời không tốt, sân hận với người có công vì nước. Còn nói về sự nghiệp thơ ông Tố Hữu thì hỏi còn ai sánh bằng khi cùng thế hệ với ông ngoài Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính. Còn lại là những nhà thơ thợ kèn đám ma ( kiểu nhạc sếu) than thân trách phận, ỉ a sầu muộn phiền não chẳng có ích gì. Đất nước khi có chiến tranh, có ngoại xâm thì phải cần có nhà thơ như Tố Hữu hay Chế Lan Viên để làm thơ đánh giặc chứ khóc và tham sống sợ chết thì ai ra trận? Chế độ Việt nam Cộng hòa thua trận ngoài lý tưởng không có vì phục vụ cho ngoại xâm, ngoài ra cũng vì không có nhà thơ chiến đấu, chỉ có đội ca kèn khóc than như các bác các cô đã góp ý là rất đúng. Cho nên thua trận là phải.
    Với chúng em, nhà Tố Tố Hữu là nhà thơ lớn vì dân vì nước và đầy nghệ thuật nhưng đó là nghệ thuật chân chính.
    Còn các cô các bác nói gì thì cái đó là tùy nhưng các bác có tuổi ăn nói nên có chừng mực để chúng em và các cháu còn tôn trọng noi gương.
    Trần Thị Kim Loan

    • Trần Thị Kim Loan !

      Ông Cụ tôi lỡ theo Kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1978 thì giác ngộ …. và buồn mà chết đó !

      Chính những tên đồ tể như Tố Hữu , HCM nên ngày nay bà con trong Nước còn khổ mãi vì chúng là MÁY CÁI đẻ ra hàng triệu máy con HÚT MÁU Dân lành bán Nước đó !

      Đất Nước nay gần như mất vào tay giặc TÀU phần tội đồ không nhỏ là Tố Hữu , HCM và đồng bọn !

      • Le Nguyen says:

        Chào bạn Nguyễn Hữu Viện ,

        Người đọc thấy bạn rất “sính ” thơ ,đây là cơ hội để bạn khẳng định” bản lĩnh “thơ của chính mình . Không nên bàn đến ,nói tới hoặc đi ra ngoài phạm vi cái được Kim Loan,Trần Thế Trung , Hoàng Quốc Quân ,Trần Nhật Nam gọi là ,” Tố Hữu nhà thơ lớn, nhà thơ cách mạng !?”

        Không cần bạn phải tìm đọc lại những cái được gọi là ” thơ Tố Hữu “.Tất cả chất liệu tiêu biểu ,điển hình của “thơ Tố Hữu “đã có đầy đủ trong các comments của bài chủ ” Thơ Với Người Là Một , Đọc Thơ Thấy Người “này.

        Hãy tranh luận vui vẽ , tương kính lẫn nhau, xa hơn nữa là cho “đối thủ ” tâm phục khẩu phục. Chúc bạn thành công .

    • Lê Dân Việt says:

      Cô Trần Thi Kim Loan à,

      Tôi không thể tưởng tượng nổi, một người như cô có khả năng tiếp cận internet mà còn phát biểu như thế này. Thật đáng tiếc. Nếu cô là cô Nông Thị Xuân bị ông Hồ ăn ngủ với có một đứa con ( tên Vũ Trung -con nuôi của ông Vũ Kỳ cựu thư ký của ông Hồ- hiện đang sống tại Hà nội), rồi cô đòi có danh phận vợ chồng, mà bị ông Hồ sai người đem đi giết qua một tai nạn xe, thì cô nghĩ sao? Đấy đạo đức của ông Hồ là như vậy. Cô còn muốn học theo gương ông Hồ nữa hay không? Nếu cô muốn tìm hiểu về ông Hồ là người như thế nào, cô cứ vào Google rồi đánh vào mục tìm kiếm ba chữ Hồ Chí Minh thì cô có đầy đủ những nhận xet về ông Hồ.

      Tố Hữu là tay nịnh thần vô liêm sỉ. Ông ta chỉ là một thợ thơ, mượn thơ để đeo đuổi tham vọng chính trị cá nhân. Thơ của ông ta chẳng xứng đáng một chút nào về phương diện nghệ thuật, ngoài cái thuật ghép vần chữ để hô hào khẩu hiệu sát máu, xu ninh lãnh tụ cộng sản một cách bỉ ổi vô liêm sỉ, ngay cả ông ta có đội mồ sống dậy đọc lại những bài thơ của ông ta viết chắc cũng tủi hổ với chính ông ta.

      Cô nói rằng quân cán chính VNCH là tay sai cho Mỹ, giết hại đồng bào thì cô đã sai hoàn toàn. Chính ông Hồ và đảng CSVN đã tự nguyện làm tay sai cho đế quốc Cộng Sản Nga-Tầu, rước voi về rầy mả tổ, gây nên cảnh nồi da xáo thịt trong xuốt cuộc chiến từ 1945 đến 1975. Rồi bây giờ chính những người CSVN, kẻ đã từng hô hào “đánh Mỹ cho đến ngưòi Việt nam cuối cùng” thì bây giờ lại phải qụy lụy, lậy lục Mỹ trở lại để chống Tầu cứu Đảng, cô không điều này hay sao?

      Phàm làm người thì phải nhận biết đúng sai, phải quấy, đừng làm điềi gì trái ngược với lương tri tối thiểu của một con người, để rồi sau này suy nghĩ lại thì lại tự phỉ nhổ vào chính mình như Tố Hữu đã làm. Cô chắc còn trẻ, hy vọng cô nhận chân được giá trị cuộc sống cho cô trong tương lai.

  7. Thơ và văn học cùngla vũ khí khi cần thiết để cổ vũ nhân dân chiến đấu chống ngoại xâm. Như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng đã nói:
    Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
    Đâm mấy thằng gian bút chẳng tòe.
    Thơ Tố Hữu và nhiều nhà thơ khác cũng là như vậy, nó có chất thếp, nhà thơ đã nói rõ:
    Nay ở trong thơ nên có thép
    Nhà thơ cũng phải biết xung phong
    Hay để cổ vũ nhân dân vào cuộc trường chinh vĩ đại thắng Pháp và Mỹ, nhà thơ đã kêu gọi thanh niên như sau:
    Đi bạn ơi đi cả cuộc đời
    Của ta đâu của chỉ ta đâu?
    Đã vay dòng máu thơm thiên cổ,
    Phải trả cho ta mạch giống nòi
    Trả hết không cần tiếc mảy may
    Trả ngay không hẹn khất dầy mai
    Nước non rên xiết trong xiềng xích
    Đang giục ta ra giữa chiến đài….
    Chính vì thế, thơ Tố Hữu là thơ kháng chiến, thơ cách mạng, thơ yêu nước cho nên bọn bán nước không hiểu được nên phải thua chạy là lẽ đương nhiên. Ai cần họ phải yêu quý anh? Chỉ biết nhân dân và đất nước vẫn yêu anh.
    Nay nếu có một Tố Hữu cho bảo vệ Hoàng sa và Trường sa thì tuyệt biết bao nhiêu? Nhưng nhà thơ nay ít ai có tài năng như Tố Hữu hay co lòng yêu nước như anh để mà làm việc này. Tôi thấy nếu có vị Việt kiều nào giỏi thơ văn và giầu lòng yêu nước xin hayxung phong ra Trường sa Hoàng sa sống với Bộ đội ở đó làm thơ và chiến đấu xem sao? Thật ra chỉ toàn bọn nói láo và khoe khoang rỗng tuếch mà thôi. Bọn người xưa “khóc với sầu” còn nay “khóc với hận” và luôn vô tích sự.
    Trần Thế Trung.

  8. Quyên says:

    Bác Lý Nhân Bản viết quá đúng . Hoan Hô.

  9. serenata says:

    tố hữu ( xin không viết hoa tên riêng) là 1 kẻ vô lương, vô đạo, vong bản bẩn thỉu nhứt trong lịch sử văn học VN thế kỹ 20

  10. Thơ Tố Hữu một thời để đầu gường bao thế hệ trẻ Việt nam, thơ anh có chất thép lại có tình yêu đất nước nên ai đọc cũng thấy lòng mình như được thôi thúc cầm súng vì đất nước. Còn thơ anh có phải là thơ ” khóc với sầu” đâu mà phải bàn? Nếu các bài thơ lúc đó ở miền Nam mà có vài tay kèn và trống đám ma thì thật là hay cho đưa đám hơn là thơ kháng chiến. Khi đất nước thống nhất thì thơ lại phải chuyển hướng về tình yêu, về xây dựng v.v… Cho nên đánh giá thơ Tố Hữu là phải gắn thơ anh với chặng đường cách mạng đã đi qua để chiến thắng kẻ thù xâm lược và lũ bán mình cho giặc rầy xéo đất nước mình. Cho nên tôi không ngạc nhiên khi có những kẻ theo giặc, thua trận nay ghét anh và chửi anh.
    Tôi hoàn toàn đống ý với nhận định của anh Hoàng hà chỉ ở điều ông Tố Hữu không giỏi lãnh đạo kinh tế vì cơ cấu như thế là quá sai, nhà thơ đem làm lãnh đạo kinh tế thì không giỏi là phải rồi. Ngay giờ ông Nguyễn Tấn Dũng cũng vậy, vốn là người lính học kinh tế kiểu hàm thụ cấp tốc nay lãnh đạo kinh tế đất nước nên kinh tế đi xuống là đúng thôi. Sao không đề bạt những nhà kinh tế thực thụ? Đất nước mình không đi lên được là vì vậy.
    Cuối cùng thì Tố Hữu đã đi vào lịch sử Thơ văn Việt nam và gắn bó với những ngày hào húng chống Pháp và chống Mỹ.Đó là điều dù kẻ có ghét anh cũng phải câm miệng.
    Thua thì nói láo, đó là điều xưa nay vẫn vậy. Cong văn thơ miền Nam thời chiến tranh thì rõ ràng nó hợp với và đi đôi với tiếng kèn đám ma hơn là thơ vì sự nghiệp cứu nước. Cho nên, những bài thơ, những bài hát hay để đời của Trịnh Công Sơn thời đó được thanh niên, sinh viên và đông đảo người Việt nam yêu quý trâng trọng, cả nước say sưa hát là vậy, thế mà nhiều kẻ hôm nay cũng chửi và cho là không ra gì. Đó là điều dễ hiểu. “Đàn bầu đem gẩy tai trâu”.
    Tôi cho là đề tài này thật hay và chắc chắn sẽ càng gay cấn hơn đây. Mà lạ chúng tôi cứ nghĩ ông Nguyễn Hoàng Hà giỏi viết chuyện thời sự, thế mà nay lại thấy ông bình thơ sắc xảo ghê. Chúng tôi nghĩ chắc là Báo Đàn Chim Việt đắt khách viếng thăm là đúng. Vì báo có toàn những cây bút cừ khôi như vậy.
    Trân trọng:
    Hoàng Quốc Quân

Leave a Reply to nt