WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

GS. Hoàng Tụy: Chỗ nghẽn lớn nhất trong phát triển là giáo dục

Cỗ máy Giáo Dục già nua tiếp tục vận hành

Một thế kỷ nay chưa bao giờ vai trò then chốt của Giáo dục (GD) trong sự phát triển của dân tộc ta nổi rõ như lúc này. Chỉ trong vòng 1 thế hệ mà những bước tiến khổng lồ của khoa học và công nghệ đã mang đến cho cuộc sống trên hành tinh những đổi thay sâu sắc hơn cả hàng trăm năm. Trong bối cảnh ấy GD càng quan trọng thiết yếu hơn bao giờ hết cho bất cứ xã hội nào, kể cả những xã hội tân tiến nhất.

GS Hoàng Tụy. Ảnh: tuanvn

Việt Nam không là một ngoại lệ. Nên dù trước mắt kinh tế có khó khăn bức bách bao nhiêu cũng không cho phép chúng ta một phút được lơ là các vấn đề GD. Chừng nào GD còn yếu kém tụt hậu như hiện nay thì dẫu có tăng trưởng kinh tế giữ được tốc độ 7-8%, thậm chí 10% năm chăng nữa đất nước cũng vẫn mãi mãi lẹt đẹt sau thiên hạ.

Muốn tăng trưởng kinh tế bền vững, muốn chuyển hướng phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu mà để GD yếu kém thì chỉ là nói suông. Ông Lý Quang Diệu từng khuyên chúng ta: Thắng trong GD thì mới thắng trong kinh tế. Gần đây ông Đại sứ Hoa Kỳ sau nhiệm kỳ công tác ở VN cũng nhận xét thách thức lớn nhất của VN hiện nay là GD. Không phải họ hù doạ chúng ta, cũng chẳng phải họ cung cấp cho chúng ta thông tin gì mới mẻ tân kỳ. Họ chỉ nói cho ta biết một điều mà từ nhiều năm rồi, ngay chuyên gia trong nước đã có không ít lời cảnh báo tương tự. Chẳng qua Bụt nhà không thiêng thì mới cầu tới Bụt ngoài.

Cho nên dù nhiều người đã nói nhiều lần rồi tôi cũng xin nhắc lại lần nữa: Chỗ nghẽn lớn nhất trong phát triển hiện nay của xã hội ta là GD. Và vì vậy cải cách GD mạnh mẽ, toàn diện và triệt để là mệnh lệnh cuộc sống. Càng chần chừ, càng trì hoãn càng trả giá đắt, và không loại trừ đến một lúc nào đó sẽ là quá trễ như đã từng xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới.

Cách đây 15 năm từng có Nghị quyết lịch sử của Hội Nghị TƯ II, khoá 8, xem phát triển GD, khoa học là quốc sách hàng đầu. Nhưng 10 năm sau đó, TTCP đã phải thẳng thắn thừa nhận chúng ta chưa thành công trong 2 lĩnh vực nêu trên. Chưa bao giờ GD chạy theo thành tích dễ dãi được quảng cáo ầm ĩ thiếu trung thực lại ngốn nhiều công sức, tiền của mà hiệu quả thấp như 5 năm qua.

May thay, sự kiện Ngô Bảo Châu đã tạo một cú hích, ít nhất về nhận thức. Đáng mừng là lần đầu tiên sau nhiều năm chờ đợi, người dân đã được nghe TT long trọng tuyên bố cần 1 cuộc CCGD mạnh mẽ, toàn diện, triệt để, để chấn hưng đất nước.

Tuy nhiên cho đến giờ phút này, nghĩa là gần nửa năm trời sau tuyên bố mạnh mẽ của TT tình hình vẫn im ắng. Một chủ trương đúng đắn có ý nghĩa then chốt chiến lược đến như vậy, lại đã rơi vào im lặng khó hiểu (!). Tôi thật sự lo lắng khi thấy cỗ máy GD già nua cổ lỗ vẫn tiếp tục vận hành ì ạch, chưa thấy tín hiệu gì sẽ có thay đổi.

Đến hẹn lại lên, cả nước lại chuẩn bị lao vào thi cử với biết bao tốn kém, lo âu, để rồi như mọi năm hàng chục vạn học sinh sau 12 năm đèn sách bị ném bơ vơ ra đời, không nghề nghiệp, cùng với hàng vạn sinh viên sau 3,4 năm ĐH vẫn bỡ ngỡ ngay cả với những việc làm rất thông thường mà ở các nước khác chỉ đòi hỏi một học vấn trung cấp.

Hệ thống và tư duy… thiếu hệ thống

GD là 1 hệ thống phức tạp, theo nghĩa khoa học của từ này. Lãnh đạo, quản lý GD mà thiếu tư duy hệ thống, thiếu một tầm nhìn chiến lược bao quát thì chỉ có sa vào sự vụ, nay thế này mai thế khác. “Đổi mới” liên miên nhưng vụn vặt, chắp vá, không nhất quán, rốt cục tiêu tốn nhiều công sức tiền của mà kết quả chỉ làm rối thêm một hệ thống GD vốn đã già nua, thường xuyên trục trặc.

Muốn tăng trưởng kinh tế bền vững, muốn chuyển hướng phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu mà để GD yếu kém thì chỉ là nói suông. Ông Lý Quang Diệu từng khuyên chúng ta: Thắng trong GD thì mới thắng trong kinh tế. Gần đây ông Đại sứ Hoa Kỳ sau nhiệm kỳ công tác ở VN cũng nhận xét thách thức lớn nhất của VN hiện nay là GD. Không phải họ cung cấp cho chúng ta thông tin gì mới mẻ tân kỳ. Họ chỉ nói cho ta biết một điều mà từ nhiều năm rồi, ngay chuyên gia trong nước đã có không ít   lời cảnh báo tương tự.

Không đâu cần 4 chữ cần kiệm liêm chính hơn lĩnh vực GD. Cũng không đâu cần tư duy phê phán, cần tự do, sáng tạo hơn ở đây. Một nền GD đã thiếu vắng các đức tính cơ bản ấy sớm muộn cũng lâm vào bế tắc. Khi ấy những điều chỉnh cục bộ theo kiểu đổi mới từng việc vụn vặt như vừa qua không những không có tác dụng mà còn làm kéo dài thêm tình trạng trì trệ. Lúc này lối ra duy nhất cho GD là cải tạo cấu trúc, xây dựng lại từ gốc, thay đổi cả thiết kế hệ thống. Chỉ có như thế mới mong cứu GD thoát ra khỏi khủng hoảng triền miên.

Không đi sâu vào những việc quản lý cụ thể, tôi chỉ xin nêu một số vấn đề ở tầm chiến lược về chất lượng GD. Dù bảo thủ đến đâu, dù thoát ly thực tế đến đâu, ai cũng phải công nhận chất lượng GD của ta quá thấp. Thấp như thế nào và làm gì để nâng cao chất lượng thì lại có nhiều cách nhìn, phiến diện, sa vào chi tiết vụn vặt không thực chất.

Thứ nhất là chuyện học và thi. Năm nào bàn chuyện này cũng có nhiều đề xuất cải tiến nhưng càng bàn càng rối mà chưa thấy hướng ra đúng đắn. Học thì cứ miệt mài nhồi nhét nhiều thứ vô bổ, nhưng lại bỏ qua nhiều điều cần thiết trong đời sống hiện đại. Thi thì mãi vẫn một kiểu thi cổ lỗ, biến thành khổ dịch cho học sinh nhưng là cơ hội kinh doanh, làm tiền cho một số người. Đặc biệt thi tốt nghiệp nặng nề không chỉ cho học sinh, mà cho cả xã hội.

Tuy đã có không ít hội nghị bàn thảo về cải tiến phương pháp giảng dạy, cho đến nay GD của chúng ta chủ yếu vẫn chỉ là dạy trên lớp, thầy đọc, trò ghi và bám sát sách giáo khoa. Trong khi đó, với cách nhìn toàn cục có thể thấy rõ cốt lõi của chuyện học và thi ở chỗ khác.

Đã sang thế kỷ 21 nhưng GD của ta vẫn giữ nhiều quan niệm cổ hủ như thời phong kiến nho giáo, nặng tính giáo điều kinh kệ. Phương Tây đã có thể nhanh chóng bước lên giai đoạn phát triển văn minh công nghiệp hiện đại trong khi Phương Đông còn ngủ dài trong văn minh nông nghiệp chính là nhờ họ đã sớm thế tục hoá GD. Thiết nghĩ một giải pháp tương tự cũng cần nghiên cứu cho nhà trường Việt Nam để bước vào kinh tế tri thức thời nay.

Thứ hai là chuyện đào tạo theo nhu cầu xã hội. Các doanh nghiệp thường phàn nàn gặp nhiều khó khăn khi tuyển nhân lực cần thiết vì trình độ, năng lực thực tế của sinh viên do các trường đào tạo ra quá thấp so với yêu cầu của họ. Trong khi đó, hàng năm có hàng chục vạn học sinh, sinh viên ra trường không tìm được việc làm thích hợp.

Mặc cho khẩu hiệu “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”, và một số biện pháp đổi mới quản lý GD, chất lượng đào tạo vẫn giẫm chân tại chỗ từ hàng chục năm nay. Quá nhiều trường đào tạo về kinh tế, tài chính, kế toán, ngân hàng, v.v. nhưng rất ít trường về công nghệ, kỹ thuật, khoa học. Quá nhiều đại học, cao đẳng kém chất lượng, nhưng rất ít trung cấp kỹ thuật. Cơ cấu đào tạo khiến trong nước rất thiếu công nhân lành nghề, rất thiếu cán bộ kỹ thuật trung cấp giỏi, nhưng thừa kỹ sư, cán bộ quản lý tồi.

Không lạ gì có nhà đầu tư nước ngoài từng nhận xét: Chúng ta nói nhiều về công nghiệp hoá nhưng ngay một chiếc đinh vít cũng chưa có nơi nào trong nước làm được đúng chuẩn quốc tế. Công nghiệp phụ trợ không phát triển nổi, muốn làm ra sản phẩm công nghệ gì tinh vi đôi chút cũng phải nhập phần lớn linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian. Rốt cục chỉ lắp ráp là chính thì bao giờ mới xây dựng được công nghiệp hiện đại.

Sự thể đến mức chuyên gia Nhật đã khuyến cáo: Vận mệnh ngành công nghiệp phụ trợ VN không chỉ ảnh hưởng đến tương lai phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng đến địa vị chính trị của VN trong khu vực Đông Nam Á. Mà với cơ cấu đào tạo nhân lực như hệ thống GD hiện nay thì không cách nào phát triển công nghiệp phụ trợ.

Cho nên có nhìn rộng ra cả nền kinh tế mới thấy vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội không chỉ là cải tiến khâu đào tạo ở cấp ĐH hay CĐ mà phải cải tổ cơ cấu hệ thống GD.

Thứ ba là xây dựng ĐH. Vị trí và tính chất của GDĐH trong sự phát triển của các quốc gia ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với cách đây vài thập kỷ. Nói GD là thách thức lớn nhất cho đất nước hiện nay thì trước hết đó là GD ĐH. Trong một thế giới toàn cầu hóa, xây dựng ĐH tất nhiên phải hướng tới và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế trong mọi lĩnh vực.

Trong khi đó, từ việc đào tạo tiến sĩ, việc tuyển chọn giáo sư, đánh giá các công trình khoa học, các nhà khoa học, các trường ĐH, đến nay chúng ta vẫn giữ nhiều tiêu chuẩn riêng… chẳng giống ai. Mặc dù đã trải qua mấy chục năm trời xây dựng, ĐH của ta vẫn còn ngổn ngang rất nhiều vấn đề, đòi hỏi không chỉ phải đổi mới mà phải thay đổi tận gốc- từ chiến lược phát triển cho đến cách thực hiện chiến lược.

Trong đó việc xây dựng các ĐH tiến lên đẳng cấp quốc tế đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng, trước hết là về quan niệm. Nếu không kịp thời khắc phục thì căn bệnh thành tích phô trương cộng với tính vô trách nhiệm ở đây sẽ gây lãng phí lớn, làm chậm lại thay vì thúc đẩy quá trình tiến lên hiện đại theo tinh thần khai sáng.

Cuối cùng nhưng then chốt nhất, là chính sách đối với đội ngũ giáo chức. Không có khâu quản lý nào thể hiện rõ hơn quyết tâm chấn hưng GD bằng chính sách đối với nhà giáo. Thế nhưng hiếm có nơi nào trên thế giới và cũng hiếm có thời nào trên đất nước ta người thầy mặc dù bị đối xử bất công vẫn tận tuỵ gắn bó với nghề như trong mấy chục năm nay.

Khi nói điều này không phải tôi không biết những gương xấu trong ngành, những con sâu làm rầu nồi canh. Nhưng số đó vẫn là số ít, nếu đặt trong hoàn cảnh xã hội và điều kiện làm việc khó khăn của tất cả nhà giáo chúng ta.

Vĩ thanh

Kinh nghiệm hơn 30 năm qua đã cho thấy hầu hết mọi căn bệnh tàn phá GD đều có nguồn gốc ít nhiều ở cái cách bỏ mặc rồi khuyến khích nhà giáo tự bương chải để kiếm sống mà làm nghề, trong một môi trường đòi hỏi họ phải toàn tâm toàn ý mới làm tốt được nhiệm vụ.

Vậy nên giải quyết “cái u” nầy là điều kiện tiên quyết mở đường cho GD (và khoa học) thật sự trở thành quốc sách hàng đầu. Tuy nhiên cũng phải cắt u một cách an toàn vì nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Cải cách GD mạnh mẽ, toàn diện, triệt để chính là giải pháp cứu nguy cho GD.

Nguồn: GS Hoàng Tụy, tuanvn

39 Phản hồi cho “GS. Hoàng Tụy: Chỗ nghẽn lớn nhất trong phát triển là giáo dục”

  1. Dan Oan says:

    Hay dem 15 ten trong Bo Chinh Tri ra ma ” dau to ” De cho dan chung biet the nao la
    Dau Tranh Giai Cap .

  2. Nguyen Trung says:

    Con rong^` Viet nam neu co’ giao’ duc tu do, se~ cat^’ cao kinh te^’ cua? no’ hon 100 lan^` hien nay. Ca? mot^. the^’ he^. thanh nien^, va` nhieu the^’ he^. nua~, se ~bi. bo? do?.

  3. Anonymous says:

    “Không lạ gì có nhà đầu tư nước ngoài từng nhận xét: Chúng ta nói nhiều về công nghiệp hoá nhưng ngay một chiếc đinh vít cũng chưa có nơi nào trong nước làm được đúng chuẩn quốc tế. Công nghiệp phụ trợ không phát triển nổi, muốn làm ra sản phẩm công nghệ gì tinh vi đôi chút cũng phải nhập phần lớn linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian. Rốt cục chỉ lắp ráp là chính thì bao giờ mới xây dựng được công nghiệp hiện đại.”

    Lý do không sản xuất được linh kiện đúng tiêu chuẩn quốc tế là vì chổ sản xuất không đủ lương tâm nghề nghiệp, bòn rút chất liệu, làm ra hàng không đậu kiểm tra thì làm sao khách hàng tin tưởng mà dùng ?? Chỉ nói suông cải cách giáo dục mà trong khi bộ máy cầm quyền từ chính trị cho đến giám đốc nhà máy cũng không có được suy nghĩ ích lợi chung công nhân và công dân của mình, thì có thêm vài chục năm kiến thức khoa học cũng vô ích !!

  4. He Thong Sai Lam says:

    Bac Hoang Tuy , tuy la mot nha Toan hoc nhung tri thong minh va long dung cam khong bang bac Nguyen van An nhi!
    Hay noi huych toet voi nhau rang: cai loi lon nhat la cai chu nghia CS kinh tom bac Tuy a!

  5. nguyenha says:

    Chủ-tịch HCM dã hình thành một nền giáo-dục cực kỳ Phản-dộng trên Dất-nước VN!! Chính Ông dã
    dem”tính”Dảng vào trong giáo dục,chính Ông dã ngợi ca “Hồng”hơn “Chuyên”,chính Ông dã xem Giáo-dục là công cụ phục vụ cho Dảng,và cũng chính ông tôn thờ Lãnh-tụ Mao,người xem trí-thức thua cục phân…Nói tóm lại Chủ-tịch HCM là thủ-phạm dã biến Giáo-dục thành trường huấn luyện băng-dảng!
    Bạn dừng ngạc nhiên về lời kết luận nầy,vì một khi Giáo dục không còn mang tính Nhân-bản nữa,
    thì thực chất nó là “trại huấn luyện”.Vậy muốn thực hiện một nền Giáo-dục nhân-bản chỉ còn một dường lối duy nhất là loại bỏ “thần tượng” HCM ra khỏi nền Giáo-Dục VN.Chừng nào khẩu hiệu
    “học tập noi gương Bác Hồ”còn treo ở lớp học,thì những tệ nạn học dường vẩn tiếp diễn,con tàu
    Giáo-dục VN vẩn tiếp tục về nơi vô-dịnh!!

  6. tui đó says:

    Bác Hoàng Tuỵ đọc bài này khi nhận giải thưởng Phan Chu Trinh từ tay bà Nguyễn Thị Bình, cựu bộ trưởng Giáo dục, Ngoại giao, phó chủ tịch nước. Bà Bình củng tự cho mình là cháu của Phan Chu Trinh, và đã vào Đảng từ lâu. Vì bà Bình có quá khứ phục vụ cho Mặt trận giải phóng miền Nam và quá khứ phục vụ cho chính quyền và đảng Cộng sản trong thời gian dài, tui thấy Bác Hoàng Tuỵ đã đọc bài cho bọn điếc nghe.

    Vô ích, bác Hoàng Tuỵ biết rõ là như vậy. Nhưng nhận giải Phan Chu Trinh thì vẫn cứ nhận. Và đọc một bài diễn văn một cách vô ích thì vẫn cứ đọc.

  7. Phan BA says:

    Tôi thật ngán mấy trí thức việt cộng tới cổ! đúng là loại trí thức không bằng cục phân. Mấy mươi năm bị đám người vô học ‘lãnh đạo’, thỉnh thoảng mở miệng cóc lảm nhãm vài lời vô thưởng, vô phạt.
    Văn hoá, giáo dục vẫn đi xuống hố.

    Ông này được nhận giải Phan Chu Trinh, thật là hổ thẹn cho ông PCT. Tôi nghĩ ông đã sống quá già rồi, bây giờ có thể chỉ mặt họ nói rõ ràng được rồi. Học cái trí thức của ông Phan, của người ta, mà không lảm nhảm nữa!

  8. LeQuocTrinh says:

    Bác Hoàng Tuỵ thân mến,

    Hoàn toàn đồng ý với bác rằng hệ thống Giáo Dục trong chế độ CS chuyên chính đã bị nghẽn từ hơn 60 năm qua, kéo dài duy trì cho đến ngày hôm nay và còn tiếp tục cho mai sau. Một chế độ sinh ra với tư tưởng “vô sản chuyên chính” tiêu diệt trù dập trí thức thì làm sao coi trọng giáo dục cho được. Những con người lãnh đạo chỉ biết sử dụng mánh khoé, bịp bợm, tuyên truyền láo khoét, lừa gạt quần chúng để bám víu vào quyền lực thống trị, thì họ đâu thể nào nhường chỗ cho trí thức, họ đâu dám cởi trói cho Giáo Dục.

    Bác đã từng sinh ra, được đào tạo trong chế độ này thì hẳn là bác hiểu rõ bản chất của chế độ này hơn ai hết. Dẫu cho có 10 ông toán học giỏi ngang Ngô Bảo Châu cũng không thể nào lay chuyển được tình thế, ngày nào mà ĐCS và tập đoàn lãnh đạo đó còn tại vị.

    Thiết nghĩ, không có đa nguyên, đa đảng, không có dân chủ tự do thì không thể nào cải tổ được một hệ thống giáo dục mục nát, phản khoa học. Dân Trí là sức mạnh tổng thể của toàn dân, không thể nào đặt lên vai một vài cá nhân dầu rằng tài trí hơn người.

  9. Võ Hưng Thanh says:

    GIÁO DỤC

    Chuyện giáo dục vẫn xưa như trái đất
    Tự ngàn năm người đã biết nhiều rồi
    Vì con người phải cần luôn hiểu biết
    Giáo dục nhằm để tri thức luôn khơi

    Nên giáo dục phải tự do dân chủ
    Không kẹp kềm hệ thống kiểu trò chơi
    Không ý hệ mà như trời mở rộng
    Chỉ thế thôi mới giáo dục tuyệt vời

    Song thực tế nhiều nơi sao nghĩ khác
    Biến con người thành một món đồ chơi
    Như công cụ để tuân theo quyền thế
    Buộc con người rơi vào chỗ chơi vơi

    Thật quá lẽ con người là mục đích
    Không có chi lại cao quá con người
    Đời trần thế mọi người đều bình đẳng
    Đâu có người ngồi lên cả đầu ai

    Nên giáo dục phải cần luôn nhân bản
    Khách quan thôi và khoa học muôn đời
    Vì cảm tính là chôn vùi giáo dục
    Vì chủ quan là bế tắt cuộc đời

    Nói như thế ai là người trách nhiệm
    Trách nhiệm đây quả trách nhiệm để đời
    Trách nhiệm đó còn lưu theo lịch sử
    Nếu cả gan làm giáo dục trò chơi

    Con người tốt cuộc đời luôn mới tốt
    Cá nhân hay thì xã hội khỏi tồi
    Nguyên lai ấy có đâu ngoài giáo dục
    Đừng coi thường giỡn mặt giống trò chơi

    Nghiêm chỉnh thế tại sao thành gò bó
    Thành một chiều như dòng nước trôi xuôi
    Ngưng trệ đấy giống ao tù nước đọng
    Thế làm sao còn giải phóng con người

    Con người quý là con người giải phóng
    Đời tự do chẳng phụ thuộc vào ai
    Đời dân chủ không cong lưng quỳ gối
    Tri thức thôi và khoa học vạn đời !

    VHT
    (26/3/2011)

    • Không thấy mấy anh chỉ làm KHOA HỌC « chay »hay KỸ THUẬT « chay » (KHOA HỌC không LƯƠNG TÂM chỉ là sự hủy họai TÂM HỒN.. .. ) lên tiếng về vụ án Cù Huy Hà Vũ !

      Các HÈN ĐẠI NHÂN mạt nhược tiều tụy bệnh họan này giống như bọn sĩ tử bọn đồ gàn dưới THỜI BẮC THUỘC hay THỜI THUỘC ĐỊA khác một cái duy nhất là bọnTHÁI THÚ thực dân bây giờ là THỰC DÂN KIỂU MỚI NGƯỜI VỊT DA VÀNG mà bọn ĐẠI HÁN nuôi béo và nuôi mập bằng TÀ THUYẾT Tam Đồng + 16 chữ dzàng + 4 DỐT !

  10. noileo says:

    GS. Hoàng Tụy: Chỗ nghẽn lớn nhất trong phát triển là giáo dục

    “Chỗ nghẽn lớn nhất trong phát triển là giáo dục” và chỗ nghẽn lớn nhẩt trong giáo dục là giáo dục theo đuòng lối xã hội chủ nghiã Hồ chí Minh & TRường Chinh & Phạm Văn Đồng đần độn u tối & phản giáo dục & phi nhân & gian dối & một chiều & hiếp dâm lịch sử & phản quốc & phản dân tộc, vẫn “truớc sau như một” suốt trên 65 năm qua…

Leave a Reply to Nguyễn Hữu Viện