WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tạo được đồng thuận chung, một thách đố khó vượt qua?

Làm sao để đồng thuận?

Ngày xưa, tại một thung lũng nọ có một làng khoảng 1000 dân cư. Một con đường độc đạo giúp dân cư ra khỏi thung lũng chẳng may bị một tảng đá khổng lồ từ trên núi lăn xuống, chắn ngang giữa đường khiến việc giao thông bị trở ngại. Tảng đá rất to nên dân làng dự đoán phải 500 người hợp lực lại cùng một lúc mới đẩy được ra khỏi con đường.

Trong làng có hàng chục nhóm thân hữu, nhóm nào cũng hạ quyết tâm dẹp bỏ cho bằng được tảng đá ấy. Có nhóm khoảng 50 người, có nhóm 100, có nhóm tới 200. Tuần nào cũng có một nhóm xung phong ra đẩy hòn đá. Nhưng chẳng nhóm nào đủ 500 người để có thể làm tảng đá di chuyển. Suốt ba mươi mấy năm qua, dân làng cứ hì hục liên tục hết năm này tháng nọ, cố gắng đẩy tảng đá ra khỏi con đường, nhưng tảng đá vẫn cứ nằm đó, không chịu rời đi.

Cả làng, ai cũng biết chỉ cần 500 người hợp lại cùng một lúc là đẩy được hòn đá ra. Dân làng có đến cả 1000 người nên có dư tiềm năng làm chuyện ấy. Nhưng chưa bao giờ dân làng tụ được đủ số người để làm. Các nhóm thân hữu tuy nhiều nhưng rất rời rạc: chẳng nhóm nào đông tới 500 mà cũng chẳng nhóm nào chấp nhận liên kết hay hợp tác với các nhóm khác để có đủ con số ấy.

Họ không hợp tác với nhau do bất đồng ý kiến: nhóm này chủ trương đẩy tảng đá qua phải, nhóm khác muốn đẩy qua trái, nhóm khác nữa đòi đẩy tới một vị trí khác. Nhóm này muốn dùng phương cách này, nhóm kia muốn dùng phương cách khác; nhóm này muốn đẩy vào giờ này, nhóm khác đòi vào giờ khác… Các nhóm đều thấy: chỉ bằng cách hợp tác với nhau mới có thể làm nổi việc ấy. Nhưng chẳng nhóm nào chấp nhận cùng hợp tác với nhóm khác. Có những nhóm chỉ muốn dành vinh dự đẩy được tảng đá ra cho riêng mình, không chấp nhận chia sẻ vinh dự ấy với nhóm nào khác. Có những nhóm đòi phải làm theo phương hướng hay cách thức của mình, nhóm nào muốn hợp tác với họ thì phải làm theo cách thức của họ, theo sự chỉ đạo của họ; nhưng có nhóm nào chấp nhận làm theo phương cách của nhóm khác đâu! Ngay trong cùng một nhóm, có những người tuyên bố: “Hễ có ông A hay có chị B thì không có tôi”.

Suốt ba mươi mấy năm qua, các nhóm cứ thay phiên nhau ra đẩy tảng đá theo hướng và cách của mình, nhưng than ôi, tảng đá vẫn cứ sừng sững ở đó, gây không biết bao nhiêu khó khăn cho dân làng.

Dân làng trên thật đáng thương, nhưng cũng đáng tội! Chỉ cần ba bốn nhóm thân hữu liên kết với nhau là có dư người để đẩy bay tảng đá đi. Liên kết được với nhau thì chỉ một vài ngày là dẹp xong tảng đá, đâu phải để đến mấy chục năm mà không xong?! Việc đẩy tảng đá qua trái hay qua phải, làm theo cách này hay cách kia, nào phải chuyện quan trọng? Điều quan trọng là cùng đồng thuận với nhau theo một hướng nào đó, giờ nào đó, cách nào đó. Giả như đồng thuận được với nhau theo hướng dở nhất, cách dở nhất hay giờ bất thuận lợi nhất mà liên kết được với nhau và đẩy được tảng đá đi thì vẫn tốt và khôn ngoan gấp trăm lần việc đòi cho được mọi người phải theo hướng mà mình cho là hay nhất, để rồi cuối cùng chẳng làm được gì!

Hễ cùng đồng thuận được với nhau thì việc gì cũng xong, khó mấy cũng thành. Người xưa nói: “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn”. Trái lại, không đồng thuận với nhau thì việc dù nhỏ cũng khó thành. Đông người nhiều nhóm mà không đồng thuận được với nhau thì không bằng ít người ít nhóm mà đồng thuận. Nên vấn đề chính yếu nhất chính là sự đồng thuận.

Nhưng Trời sinh con người “bá nhân bá tánh”, mỗi người nghĩ một cách, mỗi người quan niệm một kiểu, làm sao đồng thuận được? Nhất là ai cũng cho tư tưởng mình là hay nhất, ý kiến mình là  tuyệt vời nhất, ít ai muốn chấp nhận ý kiến người khác, làm sao đồng thuận bây giờ? Đó là vấn đề muôn thuở của con người.

Trước sự khác biệt ý kiến như vậy, trong lịch sử, ta thấy có hai phương cách chính để đạt được sự đồng thuận:

1) Phương cách độc tài: Tiêu biểu của phương cách này là câu: “Lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng”, “Lẽ phải và quyền lực ở trên đầu súng”. Theo đó, người hoặc phe nào mạnh thì dùng sức mạnh hay bạo lực để ép buộc người khác phải theo ý của mình. Ai không theo sẽ bị trù dập, loại trừ, hoặc bị tiêu diệt. Đồng thuận theo kiểu này là đồng thuận giả tạo, vì mọi người dù trong lòng không đồng thuận cũng phải tỏ ra mình đồng thuận vì sợ hãi.

2) Phương cách dân chủ: Tinh thần của phương cách này là “Đa số thắng thiểu số”, hay “Thiểu số phục tùng đa số”. Theo phương cách này, mọi người đều được tự do phát biểu ý kiến, nhưng chỉ một vài ý kiến có đông người phát biểu nhất được tuyển ra để mọi người bỏ phiếu chọn. Ý kiến nào được hơn một nửa số người chọn thì được coi là ý kiến chung. Nhờ vậy mọi người đều vui vẻ chấp hành.

Hai phương cách này, phương cách nào cũng có ưu và nhược điểm của nó. Nhưng cho tới nay, sau hàng nghìn năm được thử nghiệm trong lịch sử, phương cách dân chủ có ưu điểm vượt trội hẳn phương cách kia. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chọn phương cách dân chủ để đạt được sự đồng thuận chung. Chỉ còn một số rất ít quốc gia vẫn còn theo phương cách độc tài. Những quốc gia này hầu hết bị tụt hậu, đói khổ, tệ hại nhất là nhân quyền bị chà đạp. Nếu có phát triển được về kinh tế như Trung cộng thì số người hưởng được thành quả sự phát triển ấy chỉ là một thiểu số rất nhỏ so với đại đa số dân chúng đều nghèo khổ.

Trở lại câu chuyện tảng đá chắn đường tại thung lũng kia, ta thấy các nhóm không có khả năng liên kết với nhau, không tạo được sự đồng thuận chung theo phương cách dân chủ để cùng hợp tác với nhau đẩy tảng đá ra khỏi con đường. Điều đó có nghĩa: chính họ chưa có tinh thần dân chủ, không biết tạo sự đồng thuận bằng phương cách dân chủ. Như thế, làm sao họ làm cho mọi người có tinh thần dân chủ được? Làm sao họ xây dựng được một xã hội dân chủ? Làm sao họ lãnh đạo được xã hội trong tinh thần dân chủ? Nếu có lãnh đạo, thì thể chế thích hợp nhất mà họ sẽ áp dụng hẳn nhiên phải là một chế độ độc tài.

Vì thế, quả là một thách đố lớn lao đối với những nhóm người cùng quyết tâm xây dựng một xã hội dân chủ nhưng lại không tạo được sự đồng thuận với nhau theo phương cách dân chủ để có thể liên kết hay hợp tác với nhau? Việc tương đối dễ mà làm còn không được, nói gì đến việc khó hơn? Dân làng không mấy tin tưởng hay kỳ vọng vào các nhóm thân hữu này, họ có lý của họ! Phải chăng quyết tâm hay ước muốn của các nhóm thân hữu kia chỉ là… ảo tưởng?

Houston, 30/3/2011

© Nguyễn Chính Kết

8 Phản hồi cho “Tạo được đồng thuận chung, một thách đố khó vượt qua?”

  1. Ban Mai says:

    Đừng nói đâu xa, nick A phê phán, dạy dỗ bá tánh thì không sao nhưng nếu bị nick B phản pháo thì i như là có chiến tranh, dù chẳng ai biết ai! 36 năm qua dân tình oán thán tại sao CSVN chẳng những tồn tại mà càng ngày càng bất chấp trắng trợn hơn? Tại óan CS thì cao ngập đầu nhưng chia rẽ! CS biết nếu người VN đòan kết thì họ sẽ bị tiêu diệt cho nên họ chủ trương thọc gậy bánh xe vào bất cứ tổ chức nào manh nha chống họ và, “giáo dục” tính ích kỷ, nên chụp giựt thì giỏi còn chuyện quốc gia thì mặc kệ! Đạo luật “cấm khiếu kiện tập thể” là điển hình! Thiên tai kinh hòang và thái độ của người Nhật là bài học vô cùng quí cho mỗi chúng ta nếu vẫn còn thao thức về vận nước! Trước khi chê trách ai xin vui lòng nhìn lại chính bản thân mình! Nick nào trên diễn đàn nầy bị sỉ vả te tua mà vẫn nhã nhặn cảm ơn là bước khởi đầu!

  2. Nguyen V N says:

    Cám on tác giả nhắc đến chữ ĐÒNG THUẬN hay Đoàn Kết chúng ta sực nhớ là đất nuoc ta đã bị chia cắt hơn 60 năm rồi mà ngày hôm nay lòng dân vặn còn chia cắt. Trận chiến Đỏ vàng trên cá diễn đàn dang hời gay cấn lại. Đồng thuận là một câu hỏi khó, vì dân tộc chưa ỳ thức đưọc là không Đoàn kết CSVN vì đồng thuận duới BỘ chính trị, đồng thuận trong Tham nhung, dàn áp dể cố nắm quyền một cách bất hợp pháp và CHÚNG ĐÃ và ĐANG THẮNG chúng ta.

    Chúng ta chưa ý thức đưoc cái gai , hòn đá là trong chính con tim chúng ta, Dçại đa sớ trong chúng ta không có đủ Tình thuơng dân tộc và giống nòi không có đưoc ý niệm thế nào là Yêu nưóc và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thồ.

    Tôi không thích chữ Liên minh vì trong quá khứ, mọi liên minh đều thất bại và LM làm trở ngại cho mọi hoạt đong vì các thành phần lo sap hạng trong LM nhiều hơn là tranh dâu cho lý tưỏng, một kién ngh’ị kêu gọi với hằng tram chữ ký không đi đến dâu và không có tác dụng nào cho QN.
    Lại thêm cái gai lớn là cạnh tranh HN QN,cờ đỏ cờ Vàng.

    Muốn thoá qua vòng lẫn quãn này chúng ta hảy mạnh dạn vì QUYỀN LỢI tối thưong của dân tộc mà đúng CHUNG MỘT MAT TRẬN Đoàn kết nội ngoại và không phân biệt thành phần đảng phái hay tôn giáo lấy hai diều ĐỒNG THUẬN căn bảntổng h’ợo đuoc toàn dân đó là:

    TỰ DO DÂN CHỦ và CHỐNG NGOẠI XÂM (Tàu)
    Mat trận chung Đoàn kết Dân tộc và Tình thuơng Giống nòi chúng ta phải thông cảm bao dung siết tay mọi ngưòi anh em xoá bỏ khác biẽt nhỏ,màu cờ và xoá bỏ THÙ CỦ để xây dựng một tương lai mới với MỘT lá cờ CHUNG cho Dân tộc, Một lá cờ mà anh em vcùng mẹ VN đều có mat trong nó..

    Theo tôi chỉ có bat đầu Cuộc cách mạng Đoàn kêt trong Tình thương và quyết cùng con tim, mâèu cờ để CỨU NƯOC. Nêu Kami QN nghĩ ra Mật trân Đoàn kêt là cần thiét thì KTS Nguyễ tường Thinh 8 nam trưóc đã kêu gọi ta phải đứng chung trong:
    Mat trận Đoàn kết cho TD DC và Chông ngoại xâm và cùng chung Màu cờ là ĐIỀU KIỆN THống nhất lòng dân hầu thành công trong cách mạng Dân chủ.

    Đó là kết quả của sự ĐỒNG THUẬN cho dân tộc. CHúng tôi long KHôi 8604 nênvận dộng cho Mat trân chung này nếu muốn tập hợpo đuoc toàn dân. tôi tin các Bloggers HN và QN, các Đảng viên bô đôi PHẢN TỈNH sẽ theo ta
    Kính
    Nguyen V N

  3. nvtncs says:

    Thưa quý vị,

    Cũng như quý vị đã biết, ở Mỹ có 3 khối chính trị lớn:

    - Đảng Cộnh Hoà
    - Đảng Dân Chủ
    - Khối Độc Lập ( Independent )

    Một trăm người Mỹ, một trăm ý kiến. Nhưng dù 1000 ý kiến chăng nữa, đến ngày bầu cử, chỉ cỏ 3 ứng cử viên chính cho mỗi địa vị.

    Người Mỹ, bất cứ khuynh hướng chính trị nào, cũng có ý thức xã hội, tổ quốc và môi trường ( environment ) và về những đề tài đó, họ đều đồng ý, nói chung chung. Chẳng hạn, về vấn đề quốc phòng hay ngoại giao, nói chung, chung, họ đồng thuận và nếu không đồng, cũng chỉ trên phương diện trình độ.

    Trong nước, trong sự đối sử với nhau, họ có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đứng trước người ngoại quốc, trước một sự đe dọa ngoại quốc, vì quyền lợi quốc gia, họ trăm người như một, và họ quên họ là cộng hòa hay dân chủ mà chỉ nhớ họ là người Hoa Kỳ; gặp nhau ở ngoại quốc, vui vẻ, vồn vã, thăm hỏi quê ở bang nào.

    Dân họ, đại đa số, có tôn giáo; tôn giáo dẫn hướng nếu không phải là kềm kẹp về luân lý, nên tương đối, họ trung thực hơn.

    Quan niệm tự do của họ khá hay ở chỗ họ tôn trọng quyền phát biểu ý kiến của từng người dù ý kiến đó sai lầm, dù nghịch lý, dù làm nhiều người bực tức.

    Người Việt mình thì phần đông, không có tôn giáo, tuy ai cũng nhận rằng mình theo đạo Phật, mạnh ai nấy sống. Vì quan niệm xã hội của mình rất yếu, trái lại chữ TÔI rất mạnh.

    Cứ nghe các ông trí thức khoe tiến sĩ này, tiến sĩ kia trong khi tình trạng nước nát như tương, mà tôi không khỏi cười ra nước mắt.

    Họ cận thị nên không nhìn thấy rằng nếu không duy trì xã hội thì TÔI không có chỗ mà đứng.

    Hiện giờ họ nói rằng họ ở xứ tự do, nhưng họ quên rằng cái tự do này, là do công của người ngoại quốc xây dựng và ban cho họ, trọng khi trong nước họ, họ không xây nổi tự do cho dân họ.

    Cứ lấy một thí dụ nhỏ ngay trong diễn đàn này, đã bao nhiêu đ/g có vẻ khó chịu khi thấy ông Nguyễn Hữu Viện góp ý kiến “hơi” nhiều. Thưa, quyền viết ý là quyền tự do căn bản, sơ đẳng của ông Viện; đ/g nào không thích, xin cứ nhẩy qua ( skip his comments ) ý kiến của ông NHV. Nhỡ có đ/g khác ( trong đó không có tôi ) thích đọc những gì ông Viện viết thì sao? Họ không được đọc ý của ông NHV là một sự mất mát, một điều phiền cho họ.

  4. Phong than says:

    Hay dep ngay cai goi la XHCN di !! Dung vi cai thanh tich chong Phap danh My ma ke cong nua !
    Lich su se sang trang va nghien nat nhung ( chuong ngai vat ) khong con phu hop voi y dan va da tien trien cua nhan loai nua ! Xin dung co niu keo va ru ngu nhung bai viet ( dong thuan va hoa giai )
    nua no khong con ( gia tri ) gi nua roi . Tui nhuc va dau kho may chuc nam nay roi , niu keo de lam kho nhau them thoi ! Hay can dam va tu bo dut khoat di !

  5. Tân Phong says:

    „Đồng thuận“ để làm gì?

    Tôi nghĩ rằng bàn về vấn đề gì cũng cần cụ thể; Bàn về „đồng thuận“ cũng phải như thế.
    Nói rằng „có 2 phương cách chính để đạt đạt được sự đồng thuận“ là „phương cách độc tài“ và „phương cách dân chủ“ thì thật chưa nêu rõ (không muốn viết là „chưa nắm được“) bản chất vấn đề! Thực ra, 2 cung cách đó (độc tài và dân chủ) là cách thức quản lý xã hội phục vụ tồn tại và phát triển trong đó cái thứ nhất thích hợp trong chiến tranh phục vụ việc tập trung sức lực giải quyết vấn đề sống còn của cộng đồng, trong khi cái thứ hai (dân chủ đa nguyên) là điều kiện để phát triển xã hội toàn diện về kinh tế, văn hóa, chính trị, etc.
    „Đồng thuận“ mang tính chất tư tưởng, lý tưởng nhằm giải quyết một vấn đề của xã hội. Cho nên thường nói: Cần „đồng thuận“ trong việc A, B, hoặc C để nhẳm giải quyết (LÀM) cái gì đó.

    • Hoài An says:

      Đồng ý với bạn đọc Tân Phong!

      Bàn về chữ “đồng thuận” nghe mơ mồ quá! Chỉ có hai cách để đạt đồng thuận là:
      Độc tài như CSVN = Đồng thuận bằng họng súng, kẻ nào bất đồng thì quẳng vô nhà tù!
      Dân chủ Tự do = Đồng thuận qua biểu quyết, hoặc bằng lá phiếu!

      Với độc tài cộng sản thì có thể có “đồng thuận cao” (vì quyền lợi hoặc bị đe doạ)!
      Nhưng với Dân chủ thì từ 70-80% đã là cao lắm rồi! Hoặc đạt được 55% thì cũng đã là thành công!

  6. Trung Kiên says:

    Trích…”Ngay trong cùng một nhóm, có những người tuyên bố: “Hễ có ông A hay có chị B thì không có tôi”!

    –> Chữ “TÔI” quá nặng, và chỉ đấu tranh khi chữ “TÔI” được tô đậm, vinh danh! Những thành phần như thế không phải vì Cộng Đồng, chẳng vì Xã Hội hay Tổ Quốc mà chỉ vì chữ “TÔI”…Hãy quên họ đi, kể như vứt vào sọt rác!

    Làm sao có thể đồng thuận?

    Khó lắm đấy ông ạ! Một gia đình chỉ có năm bảy người cũng không dễ đồng thuận, nói gì đến xã hội hay một quốc gia! Đấy cũng chính là môi trường cho độc tài sinh sôi nẩy nở?

    Nếu Gaddafi chịu trao quyền lực lại cho dân chúng Libya một cách vui vẻ, thì có lẽ ông ta sẽ được cả thế giới ca ngợi, nhưng bây giờ thì trễ rồi!!!

  7. Fan cha Ly says:

    Loa, loa, hoi con dan nuoc Viet, hay nghe loi cha Ly “Neu dan chu ma loan nhu Thai Lan thi tha cu de Cong san lanh dao”

Leave a Reply to Hoài An