WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

7 năm tù và 3 năm quản chế cho TS Cù Huy Hà Vũ

Phiên tòa diễn ra chóng vánh, nhanh tới mức, chúng tôi hứa với bạn đọc sẽ cập nhật tin tức về phiên xử, nhưng chưa kịp cập nhật gì thì bản án đã được tuyên.

7 năm tù giam, 3 năm quản chế, đúng như yêu cầu Viện Kiểm sát.

Theo tin từ trang Anh Ba Sàm, cuối giờ buổi làm việc sáng, lúc 11h30, sau khi nghe đọc cáo trạng, trước khi bắt đầu vào phần tranh tụng, cả 4 luật sư của TS Luật Cù Huy Hà Vũ đã tuyên bố ngưng tham gia, do những đòi hỏi của họ liên quan tới điều 214 Bộ luật Tố tụng Hình sự, yêu cầu Tòa cung cấp cho ông Vũ tất cả 10 tài liệu liên quan tới cáo trạng nhằm buộc tội ông Vũ, để các LS thẩm vấn ông, nhưng đã không được Tòa chấp nhận.

Nhiều tình tiết khác thường đã xảy ra, như việc Tòa yêu cầu LS Trần Vũ Hải ra khỏi phòng xét xử sau khi ông  cố “hòa giải” bằng đề nghị có thể tòa chỉ cần cung cấp các tài liệu cho ông Vũ thôi, chứ không cần công bố cũng được nhưng tòa vẫn không chấp nhận; rồi sau đó các LS cũng đã tự động ngưng tham gia vì họ cùng ông Vũ cũng đồng ý với giải pháp của LS Hải đưa ra, nhưng tòa vẫn không chấp nhận.

Tiến sỹ Hà Vũ không được Tòa cho phép nói. Bản án tuyên chóng vánh 30 phút sau giờ nghỉ trưa.

Điều 214 luật Tố tụng hình sự quy định:

Việc trình bày, công bố các tài liệu của vụ án và nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức

Nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức về những tình tiết của vụ án do đại diện của cơ quan, tổ chức đó trình bày; trong trường hợp không có đại diện của cơ quan, tổ chức đó tham dự thì Hội đồng xét xử công bố nhận xét, báo cáo tại phiên tòa.

Các tài liệu đã có trong hồ sơ vụ án hoặc mới đưa ra khi xét hỏi đều phải được công bố tại phiên tòa.

Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa có quyền nhận xét về những tài liệu đó và hỏi thêm những vấn đề có liên quan.


Đọc bài phỏng vấn luật sư Dương Hà ngay sau phiên xử.

 


35 Phản hồi cho “7 năm tù và 3 năm quản chế cho TS Cù Huy Hà Vũ”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    CẦN NÓI THÊM VỀ VỤ ÁN CÙ HUY HÀ VŨ

    Vụ án Cù Huy Hà Vũ là vụ án chính trị, có nghĩa nó liên quan đến toàn xã hội, đến mọi người, đến dự luận nói chung, nên bất cứ người có trình độ hiểu biết tối thiểu nào đó không thể không nói đến hoặc đều có quyền nói đến. Tuy nhiên, những việc nói đến này đã xảy ra suốt cả tháng này, tại nhiều chỗ, nhiều nơi, dưới nhiều tính cách và ý hướng khác nhau, cho nên ở đây chỉ gọi là nói thêm, vì không nói thêm cũng chẳng phải gọi được có chi là thiếu cả. Tất nhiên vụ án như vậy ở đây rõ ràng có thể xem xét được ở cả mặt pháp lý, mặt xã hội, và mặt chính trị. Mặt pháp lý tức là mặt tố tụng thuần túy. Mặt xã hội là mặt dư luận chung hay công luận đánh giá về nhiều khía cạnh. Mặt chính trị tức là mặt nguyên tắc chỉ đạo hay cơ sở quyền lực tổng quát nhất mà nhất thiết vụ án không thể nào thoát ra khỏi được.
    Mặt pháp lý, trước hết là mặt thẩm quyền xét xử của tòa án, mặt các điều luật hình sự quy định, mặt về mặt thủ tục tố tụng, và cuối cùng là mặt kết quả của bản án. Các điều này tất nhiên trước hết có liên quan đến bản thân các hành vi đã có của ông Vũ, liên quan đến lời tự biện hộ của bị cáo trước tòa, cuối cùng có liên quan đến ý nghĩa của lời nói và việc làm của các luật sư bênh vực, bảo vệ trước tòa cho ông. Tất nhiên, ngoài hồ sơ vụ án ra, chính lời tự bảo vệ của ông Vũ vẫn mang ý nghĩa hàng đầu nhất. Bởi điều này nó nói lên ý thức, mục đích, cũng như tính cách cùng cơ sở các việc làm đã có của ông. Do vậy, trước tiên cần xem xét đến lời tự biện hộ của ông Vũ trước nhất. Lời tự biện hộ này tất nhiên đã có trong hồ sơ, có thể được ông Vũ đọc trước phiên xử, và nó cũng đã được đăng công khai trên các phương tiện truyền thông nào đó.
    Ở nội dung này, ông Vũ đã khẳng định ông không phạm tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN như Viện kiểm sát nhân thành phố Hà Nội cáo buộc, với các lý do theo ông viện ra là :
    - Quyền lực Nhà nước là thống nhất, chỉ có một chủ nhân duy nhất chung là Nhân dân thực hiện các quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp.
    – Phải có chế độ “đa đảng” tại Việt Nam để tránh tình trạng chính quyền địa phương hiện nay ở hầu hết các tỉnh có thể lạm dụng luật pháp.
    - Ông không gây thiệt hại cho Nhà nước, vì Nhà nước không hề có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại để được tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn dân sự.
    - Ông không hề có hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước, vì tuyên truyền là “vận động mọi người làm theo”, thế nhưng trong các bài viết, trả lời phỏng vấn của ông, ông chỉ nêu lên quan điểm của cá nhân của mình về các vấn đề mà chính cá nhân ông quan tâm.
    - Các bài viết, trả lời phỏng vấn của ông không hề có nội dung chống phá Nhà nước, vì tất cả chúng không hề có nội dung chống lại bất kỳ nội dung nào của Nhà nước đã được Hiến pháp định nghĩa.
    - Tất cả các bài viết, trả lời phỏng vấn của ông là quyết liệt bảo vệ Nhà nước với các nội dung đã được Hiến pháp xác định, bằng cách chống lại các hành vi xâm hại Nhà nước từ phía nhà cầm quyền.
    - Cơ quan có thẩm quyền liên quan đã cố ý biến những quan điểm của ông về đảng Cộng sản VN, về chủ nghĩa Mác – Lê Nin, về “đa đảng” thành tội phạm. Ông chỉ nói “phải đa đảng mới chống được lạm quyền”.
    - Những quan điểm của ông về đảng Cộng sản VN, về chủ nghĩa Mác – Lê nin, về đa đảng không phải là tội phạm, với những lý do : Bất cứ đảng phái nào cũng đều không phải là Nhà nước, nên những quan điểm của ông về đảng Cộng sản VN không thể cho là hành vi chống Nhà nước. Chủ nghĩa Mác – Lê Nin cũng không phải là Nhà nước. Đa đảng cũng không phải là Nhà nước. Nên theo ông, buộc ông “tội tuyên truyền chống Nhà nước” là hoàn toàn phi lý, khác nào “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
    - Các cơ quan chức năng cố ý biến việc ông thực hiện quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được Hiến pháp bảo hộ, thành tội phạm. Việc đó theo ông là hoàn toàn phi pháp, bởi vì không ai có quyền lấy kiến nghị của công dân gửi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm làm chứng cứ buộc tội công dân đó, bởi kiến nghị là quyền của công dân, được luật pháp bảo hộ tại điều 53 HP.
    - Các cơ chức năng cố ý biến việc ông tố giác tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng thành ra tội phạm.
    - Các cơ quan chức năng cố ý biến việc ông thực hiện quyền tự do ngôn luận, quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp, được Hiến pháp và Công ước quốc tế về các quyền về dân sự và chính trị 1966 bảo hộ, thành ra tội phạm.
    - Các cơ quan chức năng cố ý biến việc ông thực hiện “quyền được thông tin” được Hiến pháp bảo hộ, thành ra tội phạm. Trước hết, phải khẳng định rằng ông không “làm ra” các tài liệu này.
    - Việc quy kết ông phạm tội do đã có hành vi “tàng trữ” các tài liệu là hoàn toàn trái với “quyền được thông tin” của công dân được Hiến pháp bảo hộ, và do đó là hành vi xâm phạm Hiến pháp. Nói cách khác, với “quyền được thông tin” của công dân được Hiến pháp bảo hộ, ông có quyền được tìm kiếm, lưu trữ bất cứ thông tin, tài liệu nào mà ông quan tâm, huống hồ là những thông tin, tài liệu có liên quan đến ông, mà không thể bị ai khác can thiệp.
    - Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội truy nã tư tưởng ông, là điều mà pháp luật nghiêm cấm.
    - Có thể ví những bài viết, bài phỏng vấn của ông nói trên, giống như cái thai còn trong bụng mẹ. Nên khi chưa ra đời, cái thai đó không thể bị quy kết là gây nguy hiểm cho xã hội. Do đó, buộc cái thai phải ra khỏi lòng mẹ mà không có sự đồng ý của người mẹ, chỉ có thể là tội ác. Cũng như vậy, việc Các cơ quan chức năng cưỡng đoạt những tài liệu lưu trữ trong máy vi tính xách tay mà ông sử dụng để quy kết tội ông đã làm ra các tài liệu ấy, chỉ có thể là hành vi tội ác.
    Kết luận, ông Cù Huy Hà Vũ yêu cầu Hội đồng Xét xử tuyên tông không phạm tội “tuyên truyền chống Nhà nước” và ngay lập tức trả tự do cho ông.
    Thế nhưng, cuối cùng bản án vẫn tuyên phạt bị cáo Vũ 07 năm tù và quản chế tại địa phương 03 năm về tội tuyên truyền chống Nhà nước. Cũng cần nói mức đề nghị của Viện Kiểm sát cho bị cáo Vũ là từ bảy đến chín năm tù. Tuy trước phiên tòa bị cáo Vũ không thừa nhận hành vi phạm tội. Tuy nhiên, tòa cho rằng xét tài liệu, chứng cứ và lời khai trong quá trình điều tra, có đủ cơ sở kết luận bị cáo đã phạm tội. Nhưng xét gia đình bị cáo có công nên tòa đã giảm nhẹ một phần hình phạt và kết quả đã tuyên mức án như trên. Có nghĩa quan điểm tự trình bày của bị cáo Vũ và quan điểm luận tội cũng như xét xử và quyết định bản án của tòa, đã chưa có được cơ sở hay mẫu số chung nhất định, ít ra cũng ở nhiều điểm cụ thể nào đó. Chẳng hạn, mục đích của hành vi là điều khác, nhưng kỹ thuật thể hiện cũng như phương cách và phương pháp thể hiện, có thể lại là một ý nghĩa khác. Đây thường là điều mà nói chung người ta dễ dàng ít có sự thống nhất nhau. Nên chi ở đây, phần còn lại của bị cáo Vũ theo quy định của luật tố tụng, có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày để tòa phúc thẩm xét lại bản án. Đây là nguyên tắc bắt buộc phải thừa nhận, không thể bất kỳ ai kể cả các chính phủ nước ngoài có quyền can thiệp vào. Bởi vì, với các lập luận mà bị cáo Vũ nêu ra như trên, tòa phúc thẩm sẽ xem xét lại nhằm kết luận tòa sơ thẩm có xử đúng luật, đúng khách quan hay không. Nếu không đúng ở những mặt nào đó, bản án mới có thể bị hủy hay thay đổi mức án, không thể còn con đường nào khác.
    Cho nên tranh luận một vụ án tại phiên xử, đó là trách nhiệm chính của Viện Công tố và các luật sư, ở đâu cũng vậy, thời nào cũng vậy. Chuyên ông nói gà, bà nói vịt vẫn luôn có thể xảy ra. Nhưng Hội đồng xét xử vẫn là người ngồi ở giữa, nghe cả hai bên để quyết định, đó là nguyên tắc pháp lý bất di bất dịch. Ở đây chưa nói tới ý nghĩa chính trị và ý nghĩa xã hội. Bởi trước tòa, vấn đề chính yếu chỉ có thể luôn luôn là ý nghĩa pháp lý và các điều luật quy định. Nếu chỉ muốn tranh luận thuần túy về chính trị và xã hội, anh có thể đi nơi khác, việc ấy không hoàn toàn được quyết định trước tòa. Có nghĩa, anh không thừa nhận pháp lý thì không có căn cớ gì để chịu bị đem ra xử. Còn nếu đã chấp nhận được đem ra xử, tất nhiên phải quy thuộc pháp lý quy định, lúc nào và thời nào cũng thế. Tòa án thật sự chỉ làm trách vụ và quyền hạn chuyên môn được giao, còn thẩm quyền chính trị can thiệp vào có hay không lại là chuyện khác. Nếu quả thật có thể tìm ra được chứng cứ về điều đó, đó cũng chính là lý do để kháng án.
    Nên các luật sư cũng vậy, tại phiên tòa chỉ có thể tranh cãi theo luật mà không thể tranh cãi theo lý. Bởi vì cái lý thì vô cùng đa đoan, phức tạp vô hạn. Còn các điều luật luôn hoàn toàn rõ ràng, cụ thể, các thẩm phán không thể đi ra ngoài được đó. Bởi thế nếu thấy phiên xử vi phạm tố tụng, các luật sư có thể xin ngưng phiên xử. Điều này do tòa quyết định có ngưng hay không, vì đó là quyền hạn cuối cùng của chủ tọa phiên tòa. Nếu tòa không ngưng, các luật sư phải ngồi lại và biện hộ đến cuối phiên xử. Bỏ nửa chừng để phản đối là không hợp lý, không ích lợi, và như thế có sự dẫm chân giữa thái độ chính trị và thái độ pháp lý, là điều thật sự không thích đáng như trên kia đã nói. Có nghĩa, trước tòa chỉ có thể tranh luận nhau về quan điểm pháp luật mà không thể tranh luận nhau hoàn toàn về mặt xã hội hay chính trị nói chung. Đây là điều có thể những người không rành pháp luật cho là hoàn toàn phi lý. Nhưng ý nghĩa khách quan thật sự nó vẫn phải luôn luôn như vậy, cho dù chế độ hay nhà nước, hay thời kỳ nào cũng thế.
    Cũng cần nói thêm, ngày 05-4, người phát ngôn Nhà nước Việt Nam đã trả lời trên báo chí nhằm phản đối lời tuyên bố có liên quan đến phiên tòa xét xử bị cáo Cù Huy Hà Vũ ngày 04-4 của quyền phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa kỳ. Điều này hoàn toàn tự nhiên, bởi vì trong tính cách những nhà nước cùng độc lập nhau trên thế giới, tức dầu nhà nước đó thế nào, nhưng thuộc về các quốc gia độc lập, cũng không thể tuyệt đối bị lệ thuộc vào nhà nước của các quốc gia khác. Tất nhiên vẫn có thể có áp lực, có sự tham khảo về các mặt ích lợi hay tế nhị nào đó, nhưng mọi vụ án đều vẫn phải theo đúng nguyên lý tố tụng về mặt luật pháp của nước đó, không thể vì bất cứ lẽ gì để có thể vi phạm được chính nguyên lý nền tảng này. Cho nên không bất kỳ các quốc gia lớn nào trên thế giới có thể tuyệt đối ảnh hường theo nguyên tắc đến pháp luật Việt Nam hiện tại, cho dù đó là Hoa kỳ, Nga, hay Trung quốc cũng vậy. Bởi vì muốn gì đi nữa, trước hết phải thay đổi các quy định của điều luật rồi mới nói đến ý nghĩa của xét xử được. Còn khi điều luật chưa thay đổi, chỉ có thể chờ phiên phúc thẩm, mới có thể rút được mức án của Cù Huy Hà Vũ xuống, hay ngay cả khi bản án đã ổn định, cũng chỉ có Chủ tịch nước mới có quyền xem xét lại bản án theo đề nghị của Quốc hội hoặc Tòa án nhân dân tối cao hiện nay mà thôi.
    Vả chăng, người phát ngôn của Nhà nước Việt Nam cũng nói “Các quyền tự do, dân chủ của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, được quy định rõ trong Hiến pháp, và trong các văn bản pháp luật khác, được tôn trọng và thực thi trên thực tế”. Có thể suy ra để hiểu được rằng khi người nào đó bị truy tố đưa ra xét xử, có nghĩa người đó phạm vào điều luật cụ thể quy định, mà không phải phạm vào nguyên tắc pháp lý về quyền tự do, dân chủ, quyền tự do ngôn luận đã được pháp luật nói chung quy định. Cho nên, tôi cũng biết một người, trước những vấn đề quá bức xúc cần lên tiếng nào đó, với tính chất là một công dân cũng như một người có nhận thức, hiểu biết, thường người đó hay thận trọng viết gửi cho một số bạn bè thân hữu xem trước, để xem trong vòng phổ biến hạn chế như vậy, có ai phản ứng gì không. Sau đó mới gửi đến một vài tờ báo chính thức có uy tín trong nước, để coi như làm bằng, xem có đăng hay không đăng, rồi cuối cùng mới dám đưa lên mạng, để cho mọi người đều có thể cùng đọc, phê phán hay chia sẻ. Ấy sự thận trọng cần thiết bắt buộc nó là như thế. Nó không quá bạo phổi, hay không có hơi vượt tuyến như kiểu của TS. luật Cù Huy Hà Vũ. Và đây cũng chỉ là một kinh nghiệm ngoài lề, nhằm nói chơi cho biết vậy thôi.

    LSTS. VÕ HƯNG THANH
    (Sg, 06/4/2011)

Leave a Reply to Võ Hưng Thanh