WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giữa than hồng & củi nỏ

Có những nhà sư quên tụng kinh
Ngồi bàn thế sự khóc điêu linh
Tâm thiền bỗng hoá hình gươm dựng
Dưới bóng trăng soi điệu chém kình

Nguyễn Mậu Lâm

Trong vài trang sổ tay trước, khi đề cập đến vấn đề “Gươm Giáo & Tôn Giáo,” tôi có ghi lại một mẩu đối thoại (ngăn) ngắn – như sau:

- Thưa cha con muốn xưng tội.
- …
- Trước năm 75, có mấy nguời cán bộ cộng sản nằm vùng bị truy lùng đến xin tá túc, và con có chứa họ dưới hầm nhà …
- Giúp đỡ tha nhân khi họ kêu cứu trong lúc bị hiểm nguy không phải là một cái tội.
- Nhưng thưa cha…
- Con cứ yên tâm ra về. Ðiều con làm hoàn toàn hợp với tinh thần bác ái của Chúa Ky Tô và văn hoá của dân tộc Việt. “Thương người như thể thương thân. Rét thời cho mặc, đói thời cho ăn”. Gia Huấn Ca cũng có dậy như vậy. Chúng ta không thể vì chính kiến hay lòng thù hận mà bỏ người ta đói khát trong cơn hoạn nạn; hoặc tệ hơn nữa là tố giác những kẻ ở bước đường cùng.
- Thưa vâng nhưng thưa …
- Cha hiểu …đó không phải lỗi của con. Nếu những kẻ được cứu giúp trong cơn hoạn nạn, sau này, trở mặt, lấy ân báo oán hoặc lại tiếp tục con đường tà đạo thì đó là tội lỗi của họ…
- Dạ vâng nhưng điều khiến con áy náy là…
- Là gì nữa?
- Là vì họ… vẫn còn dưới hầm nhà…
- Con nói sao?
- Thưa cha, qúi vị cán bộ cộng sản trốn dưới hầm nhà con vẫn còn sống ở dưới đó cho mãi đến bây giờ.
- Ối, Giê Su Ma…lậy Chúa tôi! Sao lại thế, hả con?
- Vì con vẫn chưa cho họ biết là cách mạng … đã thành công!
- Nhưng… sao… sao… con lại … lại … đãng trí đến như thế được?
- Tại con rút kinh nghiệm hồi kháng chiến chống Tây. Thuở ấy, bố con cũng chứa cán bộ cộng sản trong nhà; sau này, chính những nguời này đã “dàn dựng” để “nhân dân” mang ông cụ ra … đấu tố cho đến chết! Bởi vậy nên con sợ…
- Kể thì cũng như nuôi rắn trong nhà, đáng sợ thật chứ chả phải chuyện đùa!
- Xin cha giúp con…
- Thôi thế này con ạ, về lấy xi măng lấp luôn cái hầm nhà lại cho… xong! Ðỡ được đứa nào hay đứa đó. Tội nghiệt này, xin Chúa nhân từ chứng giám, ta xin chịu thay con.
- Con xin lĩnh ý cha; tuy nhiên, việc làm này, cũng xin Chúa nhân từ chứng giám (“I am more than happy to do that…”), con làm thì con chịu, không liên hệ gì đến cha hoặc bất cứ ai.

Bốn câu thơ dẫn thượng được trích từ tác phẩm Nổi Lửa của thi sĩ Nguyễn Mậu Lâm, trong nhóm Tao Ðàn Sông Hàn, ở Việt Nam. Còn câu chuyện vui qúi vị vừa đọc, và đọc rồi có người dám khóc (vì buồn) là “phóng tác” của kẻ đang viết những dòng chữ này.

Cả hai đều được tác thành, nghĩa là không có thật. Nó chỉ phản ảnh (rất thật) tâm tư và “nguyện vọng” của giới tu sĩ Công Giáo và Phật Giáo ở Việt Nam, cùng tín đồ của họ, từ nhiều thập niên qua!

Nói vậy (chớ) Ban Dân Vận Trung Ương, Ban Tôn Giáo Chính Phủ, và đám Công An Tôn Giáo đã liên kết chặt chẽ, và làm việc hữu hiệu (tới) cỡ nào mà lòng người căm hận tới độ (sư sãi muốn cầm gươm, và cha cố thì sẵn sàng chôn sống cán bộ) như vậy? Câu trả lời có thể tìm được, qua bài tường thuật (“Buổi Lễ Kỷ Niệm 64 Năm Đức Huỳnh Giáo Chủ Thọ Nạn”) của phóng viên  Tường An, nghe được qua RFA, vào hôm 29 tháng 3 năm 2011:

Ngày đại lễ năm nay được tổ chức ở nhà ông Trần Nguyên Hưởn, Hội trưởng Hội PGHH tại An Giang, tuy nhiên buổi lễ đã không được diễn ra được như dự định, ông Hưởn cho biết lý do:

“Cái vấn đề mà cuộc lễ 25 tháng 2 ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH thọ nạn Đốc vàng, tất cả anh em đồng đạo các nơi không về được bởi vì khu vực, vị trí làm lễ cách 8 cây số là bến đò, bến phà, tất cả dòng sông khoảng 1.000 công an, 1 tiểu đoàn cơ động và tất cả những người khác đi đều bị ngăn sông cấm chợ hết đó. Vị trí làm lễ được 20 người mà thôi! Những người dự lễ là những người phải đi trốn từ ban đêm hay là phải đi trước cuộc lễ 4-5 ngày mới có thể lọt vào vị trí làm lễ được.”

Ông Hà văn Di Hồ, Trưởng đoàn Thanh Niên PGHH Thuần Túy (PGHHTT) Yêu Nước ở An Giang cũng tìm cách đến tham dự buổi lễ nhưng cũng bị ngăn cấm:

“Từ ngày 18 âm lịch tới nay là không cho tôi đi ra khỏi nhà, nói là lệnh của chủ tịch xã nhưng mà không thấy cái lệnh. Nhà của tôi hiện thời bây giờ là còn khoảng 100 công an, còn hồi sáng này là khoảng 300 công an. Bữa 21 tôi qua nhà ông Trần Nguyên Hưởn chuẩn bị để làm lễ, khoảng chừng 100 công an cơ động chận tôi lại, chửi bới và hành hung.

Cách hành xử của lực lượng công an tỉnh An Giang, nói nào ngay, vẫn có thể được mô tả như là rất văn minh (và vô cùng có văn hoá) nếu so sánh với đồng đội của họ – ở Tây Nguyên – theo như tường trình của HRW, xem được vào hôm 30 tháng 3 năm 2011:

Trong vài tháng gần đây, các buổi lễ cưỡng ép tín đồ Hà Mòn bỏ đạo và kiểm điểm trước dân được tổ chức ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk. Tại những buổi lễ này, tín đồ bị buộc thú nhận lỗi lầm và ký cam kết từ bỏ cái gọi là “tà đạo.”

“Những người dân Tây Nguyên có nhu cầu thờ phượng tại các nhà thờ tại gia độc lập đối mặt với nguy cơ bị hạ nhục trước đông người, bị bạo hành, bắt giữ, thậm chí bị xử tù.”

Việc thờ phượng hay lễ lậy (suông) thay cho tín ngưỡng, và niềm tin, vào đời sống tâm linh, khách quan mà nói, được hoàn toàn tự do (và “rất sôi động”) nơi những thành phố lớn – theo đúng như nguyên văn lời của  ông Nguyễn Thanh Xuân, Phó Ban Tôn Giáo Chính Phủ:

Đời sống các tôn giáo Việt Nam năm 2010 diễn ra rất sôi động, các tôn giáo đã tổ chức nhiều lễ lớn Trong năm qua, các tôn giáo đã có đường hướng chung của mình, Phật giáo có đường hướng đạo pháp dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Công giáo là sống phúc âm giữa lòng dân tộc; đạo Tin lành là sống phúc âm phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc; đạo Cao Đài có đường hướng nước vinh, đạo sáng… Năm 2010, có trên 18.700 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng và trên 2.800 người đã tốt nghiệp, hoàn thành các khóa bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành. “

Thiệt: nghe mà thấy đã tai, cứ răm rắp và qui củ (y) như sinh hoạt trong trại lính, hay trong trường Đảng Trung Ương Nguyễn Ái Quốc – ở Hà Nội – vậy! Tình trạng lạc quan này – tiếc thay – không kéo dài luôn, và cũng không kéo dài lâu. Bước qua năm 2011, tình hình (ngó bộ) lộn xộn và lung tung thấy rõ – theo đánh giá của một nhân vật chức sắc có thẩm quyền hơn, ông Nguyễn Thiện Nhân:

Qua thực tế làm việc tại các địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố có hướng dẫn về chế độ gặp gỡ thường xuyên của lãnh đạo tỉnh, thành phố với chức sắc tôn giáo trên địa bàn. Ngay trong quý I này, cần tổ chức cuộc gặp gỡ với người đứng đầu các tôn giáo, giúp họ nắm bắt được tình hình đất nước, các biện pháp điều hành ổn định kinh tế, an sinh xã hội của Chính phủ, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, để đồng lòng cùng đất nước vượt qua khó khăn, không nghe bên ngoài xúi giục.”

Ngài Phó Thủ Tướng sợ qúi vị chức sắc tôn giáo hoang khi chưa nắm được tình hình. Nắm được tình hình rồi thì  … tình hình rất hoang mang – theo như nhận định của tác giả Trần Phong Vũ “bàn ra” như sau:

Ba chữ Quý I này, chỉ thời gian 3 tháng từ tháng 01 đến hết tháng 3-2011 trùng hợp với thời gian xảy ra cuộc Cách Mạng Hoa Lài đánh dấu bằng cái chết qua ngọn đuốc thân xác của Mohamed Bouazizi ở Tunisia ngày 17-01, tiếp theo là sự cáo chung của chế độ độc tài Mubarack sau 18 ngày vùng lên của quần chúng Ai Cập, và hiện nay là những ngày giờ định mệnh của Muammar Gaddafi ở Libia cùng những cuộc xuống đường liên tiếp của dân chúng tại nhiều quốc gia trong vùng và đang có cơ lây lan qua các xứ sở độc tài thuộc các lục địa khác, bao gồm cả Á châu, trong đó có Trung Cộng, Bắc Hàn và Việt Nam.

Cuộc Cách Mạng Hoa Lài, ở Bắc Phi, xẩy ra cùng với cơn “bão giá” ở Việt Nam. Từ Sài Gòn, nhà báo Tạ Phong Tần cho biết: tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2011, dù tất cả vật giá đều lên ào ạt – như sóng thần – giá bánh mì vẫn ổn định (y) như cũ, không tăng một xu, chỉ có hình dạng và kích thước là đổi khác chút đỉnh. Nó ngắn bớt (cỡ) hai phần.

Bây giờ đã bước sang tháng 4. Bánh mì Sài Gòn (chắc) sắp ngắn thêm khoảng hai phần nữa. Khác với Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc, bánh mì là thứ chỉ có thể “hưởng” được khi cầm trong tay và nhai trong miệng. Bánh mì không thể tiếp tục ngắn mãi đến mức không còn chỗ để mà cầm, và không còn gì để nhai.

Nhà đương cuộc Hà Nội cũng không thể tiếp tục kìm giữ cả một dân tộc (với hàng trăm triệu người) sống mãi trong cùng quẫn, và phẫn uất bằng những khẩu hiệu ấm no (suông) hay bằng lực lượng công an hung hãn (quá mức cần thiết) mà họ đang có. Giữa đống than hồng và những thanh củi nỏ mà cấm đoán giáo dân hành lễ, ép buộc họ phải bỏ đạo, đánh chết người chỉ vì không đội mũ bảo hiểm, và mang người công dân ra kết án cả chục năm tù mà không có bằng chứng buộc tội là cách hành xử (vô cùng) ngu xuẩn.

Người cộng sản Việt Nam đã thành công hai lần (vào năm 2001 và 2004) trong việc trấn áp sự nổi dậy của những người dân thiểu số, ở Cao Nguyên. Họ có rất ít hy vọng, và cơ may, khi những biến động (tương tự) diễn ra tại những đô thị lớn – ở đồng bằng – nơi mà phẩm chất của đời sống mỗi ngày một thêm tồi tệ, và hố phân cách giàu/nghèo càng lúc càng thêm sâu rộng.

Đã đến lúc mà nhà đương cuộc Hà Nội buộc phải trả lại quyền tự do tín ngưỡng cho người dân Việt, trả lại giáo dục cho học đường, trả nghị trường cho quốc hội, trả lại đất đai cho nông dân, trả lại quân đội cho đất nước, trả lại công đoàn cho công nhân, trả lại toà án cho pháp luật, trả lại bút viết cho ký giả, trả lại những sinh hoạt tập thể cho xã hội công dân …và xóa dần vai trò của mình, để tự biến mất vào trong quần chúng – trước khi quá muộn.

Than hồng đã sẵn, chỉ cần vài que lửa nhỏ. Và củi nỏ ở Việt Nam thì (ôi thôi) có bao giờ mà thiếu.

© Tưởng Năng Tiến

© Đàn Chim Việt

 

 

3 Phản hồi cho “Giữa than hồng & củi nỏ”

  1. Tiger says:

    Chào bác Cường !
    Tiger chỉ là Hậu Sinh ! Nhưng hơi bị lệch lạc trong cái tư tưởng ! Bác Tưỡng Năng Tiến là nhà Phiếm
    Luận ! Bác ấy viết cái gì thì khi mình đọc phải suy nghĩ lại ! Tiger la người Công Giáo ! Nhưng trong
    Giáo Lý Công Giáo không có điều lệ nào cấm Giáo Dân tham gia chính trị ! Ngay cả Đức Giáo Hoàng
    John Paul đệ Nhị cũng tham gia vào việc lật đỗ Cộng Sãn Đông Âu mà ! Chỉ một lời Ngài nói khi về
    thăm lại quê hương của Ngài , BALAN , ” CÁC CON ĐỪNG SỢ ! ” Một lời rất đơn giãn mà sao làm
    các chiến sỉ của Công Đoàn ” Đoàn Kết Balan ” lại có thễ bỏ cả mạng sống đễ đi biểu tình ! ? !
    Vì họ biết , sau lưng họ là có Đức Thánh Cha ủng hộ ! Đừng bao giờ nói ” Tôn giáo 0 làm Chính Trị ”
    Tôn Giáo là 1 phần RẤT quan trọng trong Chính Trị và Xã Hội ! Nghĩ lại đi Lão Ngoan Đồng ! Không
    hiễu thấu đáo giáo lý của phái TOÀN CHÂN ! Coi chừng Tẩu Hoả Nhập Ma đó ! Đừng có chơi bậy
    ANH CÔ rồi chạy làng nửa nghen cha !

  2. NgunhấtXứ says:

    Rất thú vị khi đọc bài viết này, đây cũng là sự ước ao của nhiều người, chỉ mong bọn Cộng sản đừng lì lợm cứng đầu như Gaddafi thì sẽ có nhiều máu đổ của nhân dân oan uổng. Nhưng có cuộc cách mạng nào không có hy sinh?. Tùy vào cường độ chống trả của Công An và bọn nô dịch chế độ.
    Bốn tỷ đô la không bằng hai bao cao su xài rồi: xin giải thích.
    Vinashin bọn chúng chia nhau 4 tỷ đô la rồi phán “không một ai sẽ bị xử phạt”.
    Bắt TS Luật Cù Hà Huy Vũ với cớ hai bao cao su đã xử dụng, sau đó xử ông ta 7 năm tù và 3 năm quản chế. Té ra chẵng là hai bao cao su xài rối còn “đắt” hơn 4 tỷ đô la?. Hahaha. Độc tài là như thế!

  3. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Nói nghiêm chỉnh với nhau nhé Tưởng tiên sinh,

    Một khi anh không thể làm tròn trách vụ của người tu sĩ Phật giáo hay Kitô giáo theo như giáo luật hay chủ trương của tôn giáo mình, theo tôi tốt nhất CỞI ÁO TU mà dấn thân vào đời.
    Anh không thể vừa là ông sư vừa giết người, hay ăn mặn uống rượu, nói chung sinh hoạt như người thế tục.

    Không ai cấm anh cởi áo tu làm chuyện yêu nước thương dân như người bình thường, như đi lính cầm súng đánh giặc. Nhưng xin đừng nhân danh tôn giáo làm chuyện đi ngược lại với chủ trương đường lối của đạo mình.
    Cũng không ai cấm anh song việc lớn lại khoác áo tu tập tiếp.

    Nói tóm lại, phân biệt cho rõ việc đạo việc thế tục.

    Bên Catholic họ cấm không cho tu sĩ làm chính trị, cho nên cái ông linh mục chi đó xứ Taihiti phải cởi áo dòng khi lên làm tổng thống. Ông Nguyễn Ngọc Lan cởi áo chùng thâm lấy vợ sinh con. Về điểm này tôi phục sự đàng hoàng của ông Lan. Các nước phương Tây văn minh tiên tiến ngày nay buộc chính quyền phải là nhà nước thế tục, không nhập nhằng như trong thế giới Ả Rập, tu sĩ mà quyền hành quá cha chính trị gia thứ thiệt, đạo Hồi ngồi xổm lên mọi thứ.

    Chắc hẳn Tưởng tiên sinh còn nhớ rõ cái họa tôn giáo thời Việt Nam Cộng hòa chứ ! Nhà chùa và nhà Chúa tanh hôi mùi danh lợi phát lợm giọng, nên dân gian có câu vè rằng : Nhất đĩ nhì sư tam cha tứ tướng !
    Làm me Mỹ số dách chứng tỏ đạo lý suy đồi trong xã hội ta (chả khác gì các chị me Tây Tư Hồng Ba Tí ở Hà Nội thập niên 40), tu sĩ Phật và catho lộng hành ra sao khỏi bàn thêm, còn các anh đảng kaki thay nhau đảo chánh chỉnh lý làm trò “chó nhảy bàn độc”, cho nên cuối cùng thua CS cạn láng là thế !

    Tạm thời ý kiến ý cọt cuối tuần cho dzui một chút nhé Tưởng tổng tài.

    Lão Ngoan Đồng

Leave a Reply to Tiger