WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ai dậy người Việt cày cấy?

(Trình bày tại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 17-4-2011 tại Mississauga, Ontario, Canada )

Cấy lúa

 

 

1.-  SỬ LIỆU XƯA

Hậu Hán thư (Hou Han shu) là sách do Phạm Diệp hay Phạm Việp (Fan Ye) (398-445) viết vào thế kỷ thứ 5 về đời nhà Hậu Hán (25-220) bên Trung Quốc, trong đó có nhiều đoạn liên hệ đến lịch sử cổ Việt.  Theo Hậu Hán thư:  “Tục Cửu Chân làm nghề săn bắn chứ không biết dùng bò để cày.  Dân thường phải mua lúa Giao Chỉ mỗi lần bị thiếu thốn. [Nhâm] Diên bèn truyền đúc các thứ điền khí dạy cho họ khẩn ruộng, ruộng đất trù mật, mỗi năm một rộng thêm; trăm họ được đầy đủ.” (Nguyễn Phương trích dịch, Việt Nam thời khai sinh, Huế: Phòng Nghiên cứu Sử, Viện Đại Học, 1965, tt.  186-187.)  Cửu Chân, châu thổ sông Mã, cùng với Giao Chỉ, châu thổ sông Hồng, là địa bàn sinh sống của người cổ Việt.

Nhâm Diên, người huyện Uyển, thuộc Nam Dương (Trung Quốc), làm thái thú Cửu Chân (từ năm ất dậu (25), đến năm kỷ sửu (29), thì được gọi về Trung Quốc.  Ông được các bộ cổ sử Trung Quốc ca tụng là người đã dạy cho dân Việt biết cách dùng lưỡi cày bằng sắt (điền khí) để cày ruộng.

Dựa vào tài liệu của Trung Quốc, các sách xưa của người Việt đều viết gần giống như trên.  Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ  Liên viết vào thế kỷ 15, trình bày sự kiện Nhâm Diên như sau: “Diên là người Uyển.  Tục người Cửu Chân chỉ làm nghề đánh cá, đi săn, không biết cày cấy.  Diên mới dạy dân khai khẩn ruộng đất, hàng năm cày trồng, trăm họ no đủ.” (Bản dịch của Nxb. Khoa học Xã hội Hà Nội: 1993, tập 1, tr. 155.)  Khâm định Việt sử thông giám cương mục vào thế kỷ 19, viết tương tự như thế. (Tiền biên, quyển thứ 2).

Cho đến đầu thế kỷ 20, Trần Trọng Kim cũng nói rằng: “Bấy giờ dân quận ấy chỉ làm nghề chài lưới và săn bắn, chứ không biết cày cấy làm ruộng nương.  Nhâm Diên mới dạy dân dùng cày bừa mà khai khẩn ruộng đất, bởi vậy chẳng bao lâu mà quận ấy có đủ thóc gạo ăn.” (Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Sài Gòn: Nxb. Tân Việt in lần thứ bảy, 1964, tr. 46.)

Những sử liệu nầy đều xuất phát từ nguồn sử liệu Trung Quốc, hay nói cụ thể là từ Hậu Hán thư. Mục đích của Hậu Hán thư nhằm kể công khai hóa của người Trung Quốc đối với người Việt, trong khi thực tế hoàn toàn trái ngược, vì một việc rất đơn giản: Ruộng lúa ở Việt Nam chúng ta là ruộng lúa nước, tức lúa gạo, trong khi ruộng lúa ở vùng châu thổ Hoàng Hà (Trung Quốc), nơi quần tụ của người Hán, là ruộng lúa khô, trồng lúa mỳ, lúa mạch và kê.

Ngay cả tài liệu cổ sử Trung Quốc cũng xác định ruộng lúa cổ Việt là ruộng lúa nước. Theo sách Giao Châu ngoại vực ký, [viết khoảng giữa đời Tấn (265-420), Trung Quốc] thì:  “Hồi xưa, chưa có quận huyện, thì Lạc điền tùy theo thủy triều lên xuống mà cày cấy.  Người cày ruộng ấy gọi là Lạc dân, người cai quản dân gọi là Lạc vương, người phó là Lạc tướng, đều có ấn bằng đồng và dải sắc xanh làm huy hiệu…”( Lê Tắc, An Nam chí lược [chữ Nho], Huế: Uỷ Ban Phiên Dịch Sử Liệu Việt Nam, Viện Đại Học, 1961, tr. 39.)   Tùy theo thủy triều lên xuống mà cày cấy là ruộng lúa nước.  Trong khi đó, người Trung Quốc xưa ở vùng Hoàng Hà trồng lúa mì và lúa mạch trên ruộng khô, làm sao giỏi kỹ thuật trồng lúa gạo ở ruộng nước hơn người Việt, mà dạy người Việt?

2. SỬ LIỆU NGÀY NAY

Trong sách Ancient China (1967), tác giả Edward H. Schafer viết rằng: “Thuật trồng lúa gạo và thuần hóa gia súc chắc chắn [Trung Quốc] đã tiếp thu từ các sắc dân tầm thường ở miền nam xa xôi hẻo lánh [nam Man].” (Nguyên văn: “The art of cultivating rice and domesticating cattle were doubtless adopted from the despised races of the remote south.”) ( Edward H. Schafer, Ancient China, New York: Time-Life Books, 1967, tr. 16.)   Cũng theo tài liệu nầy, Khổng Tử (551-479 TCN) chưa ăn cơm, và “sống chủ yếu bằng loại bánh làm bằng kê”. (Confucius have subsisted chiefly on millet cakes.), Khổng Tử cũng chưa biết uống trà (Cofucius never tasted tea…), vì gạo và trà đều xuất phát từ phương Nam. (Edward H. Schafer, sđd. tt. 16, 37, 38.)

Những tài liệu nghiên cứu mới, phát hiện rằng tại vùng Mê Linh (Vĩnh Phúc, Phú Thọ ngày nay) quận Giao Chỉ (châu thổ Hồng Hà), người ta tìm thấy những bộ xương trâu đã có mặt tại đây khoảng 2000 năm trước Công nguyên (TCN), và hai lưỡi cày bằng đồng theo mô thức Đông Sơn (thế kỷ thứ 5 TCN đến thế kỷ 1 SCN) dùng cho trâu cày. (Keith Weller Taylor, The Birth of Vietnam [Việt Nam khai sinh], University of California Press, 1983, tr. 35.)

Những tài liệu nầy cho thấy dân Lạc Việt đã biết làm ruộng lúa nước và đã biết sử dụng điền khí (bằng đồng) trước khi người Trung Quốc đến xâm lăng. Lúc đó, dân Lạc Việt dùng lưỡi cày bằng đồng vì đồ đồng là nghề luyện kim của dân Lạc Việt (vốn nổi tiếng về trống đồng), và nhất là đồ sắt bị hạn chế, do việc bà Lữ hậu nhà Hán đã ra lệnh cấm xuất cảng sắt xuống phía nam Trung Quốc từ năm 183 TCN. (Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản dịch tập 1 của Nxb. Giáo Dục, Hà Nội, 1998, tr. 92.)

Ngày nay, kết quả khảo cứu của các học giả Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc và cả Việt Nam đều xác nhận rằng trung tâm đầu tiên của nền văn minh lúa nước trên thế giới là Đông Nam Á, rồi từ đó lan truyền đi khắp thế giới.  Cũng theo các tác giả trên, tâm điểm của trung tâm văn minh lúa nước ở Đông Nam Á chính là khu vực Hòa Bình ở Bắc Việt Nam. (Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. TpHCM, 1997, tt. 75-86.)  Hòa Bình nằm trên vùng uốn khúc của sông Đà đổ về sông Hồng, gần huyện Mê Linh (tức Phú Thọ, Vĩnh Phúc), quận Giao Chỉ thời cổ Việt, nơi phát tích của Hai Bà Trưng.

Như thế, rõ ràng Nhâm Diên không phải là người khai tâm dân Việt dùng điền khí để cày cấy như Hậu Hán thư đã viết và các bộ sử khác chép theo. Người cổ Việt đã biết sử dụng điền khí trước khi Nhâm Diên đến cai trị Cửu Chân.  Phải chăng Nhâm Diên, thái thú Cửu Chân, tức vùng châu thổ sông Mã, nơi có trung tâm trống đồng Đông Sơn (Thanh Hóa), chứng kiến dân chúng địa phương đã cày cấy bằng lưỡi cày bằng đồng theo mô thức Đông Sơn, rồi báo cáo như trên để lập công với triều đình Trung Quốc?

Trước khi kết thúc câu chuyện, xin mọi người lưu ý đến một kinh nghiệm rất tầm thường, tầm thưòng đến nỗi chúng ta quên lưu ý:  Trong các tuồng tích cổ xưa hay phim kiếm hiệp Trung Quốc, gọi nôm na là truyện Tàu mà chúng ta đã đọc hay xem, hầu như ít có hoặc không có cảnh ăn cơm.  Lý do đơn giản vì như đã trình bày ở trên, ngày xưa, người Tàu không trồng lúa gạo, không có gạo để mà  ăn, mà chỉ trồng lúa mì, lúa mạch và kê mà thôi.  Về sau, người Tàu học cách trồng lúa gạo từ phương Nam.  Trong truyện Thủy hử chẳng hạn, các hảo hán Lương Sơn Bạc thường vào tửu quán, gọi vài cân thịt, vài cân rượu, và thêm bánh bao chứ không có ai gọi vài thố cơm. (Bánh bao làm bằng lúa mỳ nhân thịt.  Trong Thủy hử có đoạn mô tả một hắc điếm chuyên bắt cóc khách trọ lấy thịt làm nhân bánh bao.)

Ví dụ đơn giản nầy đủ cho thấy thời xa xưa người Tàu ở vùng Hoàng Hà chưa biết trồng lúa gạo và không dính líu gì đến việc trồng lúa gạo của người cổ Việt.  Vì vậy không thể có chuyện người Tàu dạy người Việt trồng lúa gạo. Câu chuyện người Tàu dạy người Việt trồng lúa gạo là một huyền thoại nhằm đề cao người Tàu khai hóa người Việt là một chuyện không thật.  Người Việt tự khám phá cách trồng lúa gạo, cung ứng thực phẩm cho chính mình, và truyền lên phía Bắc cho người Tàu. Rõ  ràng là  như  thế.

(Toronto, 17-4-2011)

© Trần Gia Phụng

© Đàn Chim Việt

 

11 Phản hồi cho “Ai dậy người Việt cày cấy?”

  1. kinhky says:

    Một đều rất đơn giãn không cần dài dòng,so với Trung quốc từ nghìn xưa cho đến nay.Việt nam luôn luôn là nước nhược tiễu sát nách Trung quốc,giã sữ việt Nam không khéo léo thì cũng không được tồn tại cho đến bây giờ…mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn với láng giềng khỗng lồ TQ nhưng vẫn có hy vọng còn hơn không,phãi không.
    Trân trọng

  2. Tùng says:

    Tren trang Wikipedia ho viet the nay:
    Thần Nông (chữ Hán phồn thể: 神農, giản thể: 神农, bính âm: Shénnóng), còn được gọi là Viêm Đế (炎帝) hay Ngũ Cốc Tiên Đế (phồn thể: 五穀先帝, giản thể: 五谷先帝, bính âm: Wǔgǔ xiāndì), là một vị vua huyền thoại của các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, một trong Tam Hoàng và được xem là một anh hùng văn hóa Trung Hoa. Theo truyền thuyết, Thần Nông sống cách đây khoảng 5.000 năm và là người đã dạy dân nghề làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đã làm lễ Tịch Điền (còn gọi là lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi gặt hái, thu hoạch mùa màng) hoặc Hạ Điền (lễ tổ chức trước khi gieo trồng), cũng như nghề làm thuốc trị bệnh, cho nên trong dân gian có câu Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc (tức Thần Nông dạy dân trồng ngũ cốc). Theo truyền thuyết phương nam thì Thần Nông là tổ tiên năm đời của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân và Âu Cơ được coi là tổ tiên của người Việt.
    Chẳng biết thực hư ra sao!

  3. lotxac says:

    Hãy để cho con; cháu chúng ta có một cuộc sống yên ổn; lành mạnh,và lớn lên một nền văn-hóa Tây Phương không lệ thuộc vào bất cứ một chế thể VIETNAM hay TÀU nào.
    Vietnam là quá khứ đã qua; vì ta đã bị giặc phương BẮC XÂM-LƯỢC từ ngày 30 tháng 04 năm 1975.
    con cháu của chúng tôi; do tôi huấn dạy: ĐỪNG BAO GIỜ NGHE BẤT CỨ NGƯỜI VIỆT NAM NÀO QUA MỸ TUYÊN TRUYỀN và hãy ngăn chận chúng lại như là một EVIL EXIST .

    • hoang pham says:

      chắc ông bạn bị nhồi sọ lâu năm nên thấy cái gì không đi theo “lề phải” thì goị là tuyên truyền phản động
      xưa rồi chú em
      “VN qua Mỷ ” = Việt Kiều tại Mỷ không lên tiếng thì cái đám cha chú việt cộng tha hồ mà đàn áp “dạy dổ giáo huấn” người dân trong nước
      Ở nước ngoài thì goị là khủng bố tinh thần chứ không phaỉ giáo huấn
      Lotxac có ý nghĩ rất là phản động

  4. Anonymous says:

    Thung lũng sông Hoàng Hà được cho là cái nôi của văn minh Trung Hoa, nhưng ruộng lúa gạo không phải ở đó mà tập trung quanh Dương Tử giang (tức Trường giang). Theo tài liệu khoa học khảo cổ gần đây (năm 2007) tại thung lũng sông Dương Tử, người Trung Hoa đã biết trồng lúa nước ít nhất 2000 năm TCN ["Wild and domesticated forms of rice (Oryza sp.) in early agriculture at Qingpu, lower Yangtze, China: evidence from phytoliths"; Journal of Archaeological Science, Vol 34:12, 2007, pp 2101-2108]. Người Đại Hàn cũng biết trồng lúa nước cùng khoản thời gian đó ["Agricultural origins in the Korean Peninsula"; Antiquity, Vol 77:295, 2003, pp 87–95]. Nếu nói người Việt dạy cho người TQ cách trồng lúa nước, chắc là họ cũng dạy cho người Đại Hàn ?? Thời Xuân Thu Chiến Quốc (700-200 TCN), phía nam Trường giang là các nước Sở, Ngô, Việt, người dân các xứ này đều biết trồng lúa nước.

    Tôi không phủ nhận nghi vấn của ông Trần Gia Phụng là chính đáng. Chẳng có gì làm bằng chứng thái thú Nhâm Diên dạy dân Cửu Chân trồng lúa. Tuy nhiên tôi thấy hơi quá sự thật nếu cho rằng: “Người Việt tự khám phá cách trồng lúa gạo, cung ứng thực phẩm cho chính mình, và truyền lên phía Bắc cho người Tàu.” Tại sao không dừng lại ở chổ “tự khám phá và cung ứng cho chính mình”? Chúng ta chê sử TQ tự khen mình và bẻ cong sự thật, vậy chúng ta cũng đừng nên lập luận giống như họ khi không có bằng chứng rõ ràng.

  5. Lữ Út says:

    Nếu đúng như vậy thì phải viết bài phản bác lại bài này Agricultural Avance by Yandi Shennongshi and Human Ancient Rice Culture

  6. Võ hưng Thanh says:

    Dân tộc là sự quần tụ và phát triển, mở rộng dần ra của những người vốn cùng nguồn gốc hay huyết thống. Địa bàn đó là địa bản địa lý, sự phát triển đó là sự phát triển lịch sử và xã hội. Mọi sự phát triển như thế đều luôn luôn khách quan, tự có, nếu không có sự can thiệp, đô hộ từ nước ngoài, tức các xã hội khác vảo. Lịch sử giống như dòng chảy tự nhiên. Khi có sự can thiệp không tự nhiên vào, rồi cho rằng “nhờ” yếu tố ngoại lai đó, nó mới được như thế này, như thế khác. Đó thật quả là lý luận kiều kể công, kiêu ngụy biện, kiểu cả vú lấp miệng em. Dân cổ của ta ở vùng lúa nước, trước sau gì cũng phải biết kỹ thuật trồng cấy lúa nước, đó là nguyên lý tiến hóa tự nhiên của con người, của xã hội. Giả dụ người Trung quốc đến đô hộ ta, rồi bảo nhờ họ ta mới có cái này, có cái khác. Điều đó với người Pháp trước kia cũng vậy. Tức anh nhảy lên đầu người ta, không cho người ta đi đứng tự do được, rồi bảo nhờ có tao ngồi trên đầu mày nên mới dạy cho mày biết cách bò được. Thật quả là gian luận và nhảm nhí hết sức. Cho nên, có những sách sử tin được, còn có những sách sử chưa chắc đã tin được. Một dân tộc thông minh như dân tộc VN, đâu có thể nào dễ dàng tin nhảm như kiểu đó được. Biết thì phải đi theo sự suy xét, nếu không có sự suy xét, tất nhiên mọi cái biết đều trở thành vô ích và mù quáng.

    VHT

  7. vn says:

    Có bằng cớ loài người đã di dân từ châu Phi qua bán đảo Arab và Ấn độ đến Đông Nam Á trước khi đến Trung hoa. Mời qúi vị vào website này để biết thêm: http://www.bradshawfoundation.com/journey/
    Nền văn minh Đông nam Á có trước Trung Hoa.

    • Lữ Út says:

      Theo tôi biết website .com có tính cách thương mại.Để đọc tài liệu có tính cách nghiêm túc về human migration nên vào web của National Geographic Society tìm mục GenoProject mà đọc. Xin để ý đến Mitochondria DNA m122 : là tổ tiên của the first rice farmer, một bài dịch về m122 có đăng trong web khoahoc.net.
      Thuật ngữ Đông Nam Á dùng để chỉ một vùng rông lớn từ Đông Ấn đến Philippine và từ Nam sông Dương Tử xuống Indonesia. Cũng tưởng nên ghi chú rằng cách nay 4000 ngàn năm đồng bằng châu thổ sông Hồng vẫn ngập trong nước biền. Nếu có dịp thăm Vịnh Hạ Long nên để ý đến nóc của hang động sẽ thấy vết gợn sóng do nước biển để lại.
      Trong việc nghiên cứu cuộc Đông tiến của lòai người các nhà khoa học chỉ chú trong vào con đường tơ lụa qua sa mạc Gobi mà ít chú trọng đến con đường tơ lụa / trà/ ngựa dọc theo cao nguyên Assam, Nhà Nguyên khi xóa sổ Nước Đại lý đã cố tìm cách khai thác con đường này nhưng thất bại, trong thế chiến 2 Sir Stillwell đã mở đường từ Ấn nối Vân Nam bằng lữ đoàn nổi tiếng Marauder, nay TC đã mở xa lộ tiếng là promote du lich đến thung lũng huyền thọai Sangri La nhưng thực chất là để bành trường về tiểu lục địa Ấn.
      Điền,Nam Chiếu là tiền thân của Đại Lý, trong đó Nam Chiếu có biên cương đến tận Sơn Tây Bắc Việt, Có thể nào Lý Thái Tổ có gốc là thuộc dân Nam Chiếu hay chăng.
      Còn nữa không thấy nhà nhân chủng học nào tìm sâu vào nguồn gốc Mường tộc dù ai cũng biết tự điển tiếng Việt đầu tiên dựa rất nhiều vào tiếng Mường.
      Câu hỏi vấn vương trong đầu tôi là tại sao vùng Vân Nam vẫn bị ngay sử Việt cố tình tránh nhắc, nơi mà những mỏ đồng được khai thác thương mại ,( ngay cả những mỏ đồng ở Tây Bắc VN hồi nhà Nguyễn cũng được khai thác bởi người Hoa ) vậy việc cho rằng văn hóa Đông Sơn là khởi điểm cho vùng ĐNA có gì không hợp lý lắm.

  8. Xuân Ðỗ says:

    Bài nói chuyện ngắn, gọn nhưng rất thuyết phục. Các anh Ðại Hán “con trời” cũng hiểu rằng các “tiểu quốc” chung quanh Trung Quốc (nước chinh giữa, cái rốn vũ trụ, như các anh tự tôn), cũng rất thông minh, chỉ tội vì tiểu quốc, chứ trong quá khứ của lịch sử cũng đã ghi lại cho các anh những bài học chiến trận đích đáng, để đời. Quá khứ nhắc nhỡ cho hiện tại, tương lai.
    Ðiều quí hơn cả là tương nhượng, kính trọng nhau để sống trong hòa bình, thương yêu trong tình nhân loại, chia sẻ nhau các hiểu biết để sống trên đời mà thôi.
    Hoan hô Nhà Nghiên Cứu Sử Học TGP.

  9. walla says:

    “Tục Cửu Chân làm nghề săn bắn chứ không biết dùng bò để cày. Dân thường phải mua lúa Giao Chỉ mỗi lần bị thiếu thốn. [Nhâm] Diên bèn truyền đúc các thứ điền khí dạy cho họ khẩn ruộng, ruộng đất trù mật, mỗi năm một rộng thêm; trăm họ được đầy đủ.” Câu trên chi ra Nhamdiên chi truyen day kythuat cua Giaochi cho dan Cuuchan; vay that su nguoi day tronglua cho nguoiviet Cuuchan la nguoiviet Giaochi thong qua chidao cua thaithu Nhamdien.

Leave a Reply to kinhky