WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kissinger nói về cuộc chiến Việt Nam

Kissinger người Mỹ gốc Đức và Đức gốc Do thái, sinh tại Barvaria, Đức ngày 27-5-1923, năm 1938 sang Mỹ tỵ nạn khi Đức Quốc Xã khủng bố và bài Do Thái dữ dội. Cậu và và gia đình sinh sống tại New York, xong trung học tại đây, Kissinger lên đại học City College of the New York , học kế toán. Năm 1943 bị động viên vào quân đội, phục vụ tại Sư đoàn bộ binh 84, sau được người bạn gốc Đức đưa sang ngành tình báo Sư đoàn, lên trung sĩ. Chiến tranh kết thúc, năm 1946 Kissinger được giao nhiệm vụ truy lùng các đảng viên Quốc xã còn lẩn trốn. Năm 1950 đậu BA tại Harvard College, năm 1952 đậu MA (Cao học) và năm 1954 đậu Ph.D (Tiến sĩ) tại Harvard university. Ông ở lai làm phụ giáo tại Đại học Havard, năm 1975 viết một cuốn sách nói về vũ khí nguyên tử. Năm 1962 ông trở thành giáo sư thực thụ  Harvard.

Henry Kissinger và Lê Đức Thọ. Ảnh On the net

 

 

Từ năm 1956 tới 1968 nhà tỷ phú Nelson Rockefeller mướn Kissinger soạn thảo các dự án cho ông. Qua lời mời của Cabot Lodge, Kissinger sang thăm Việt nam năm 1965, 1966. Ngày 19-8-1966 ông  viết bài nhận định đầu tiên về Việt Nam trên tạp chí Look, ông cho biết cuộc chiến Việt Nam khó kết thúc bằng chiến thắng quân sự mà cần thương thuyết tìm hòa bình. Năm 1968 Kissinger trở thành chính trị gia nổi tiếng, khi Nixon đang tranh cử Tổng thống với Humphrey, Kissinger được mời làm cố vấn trong ban cố vấn của Nixon về bang giao quốc tế. Một tháng sau khi Nixon đắc cử Tổng thống, Kissinger được mời làm cố vấn an ninh quốc gia, từ một người lính trơn năm 1943 ông đã trở thành cố vấn Tổng thống và sau đó bộ trưởng  ngọai giao. Ông là người nổi bật trong chính sách ngoại giao Mỹ từ 1969-1977, trong thời gian này, Kissinger mở màn cho chính sách hòa hoãn (détente) với Nga sô, mở đầu bang giao với  Trung Cộng và giữ vai trò chính trong tại cuộc hòa đàm Ba lê.

Với tư cách cố vấn Tổng thống, ông mở màn cho chính sách hòa hoãn với CS Nga,  đàm phán về tài giảm binh bị và hiệp ước chống đầu đạn nguyên tử với Brezhnev, Tổng bí Thư Nga Sô. Kissinger sang Trung Cộng hai lần tháng 7 và tháng 10-1971 để sửa soạn cho cuộc hội họp thượng đỉnh giữa Nixon, Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông năm 1972, để hai siêu cường thiết lập bang giao, chấm dứt 23 năm thù nghịch. Kết quả của bang giao là một liên minh chiến lược ngầm chống Nga của Mỹ và Trung Cộng, nhưng hai bên chỉ thực sự có liên hệ ngọai giao từ 1979 vì vụ Watergate làm chính phủ Mỹ bối rối và vì Mỹ vẫn công nhận Đài Loan.

Nixon đắc cử Tổng thống cuối 1968 vì lời hứa đi tìm hòa bình trong danh dự và chấm dứt cuộc chiến Việt Nam. Ông đưa ra chính sách Việt Nam hóa chiến tranh để người Mỹ rút dần, VNCH tự vệ chống CSBV và VC. Kisinger đóng vai trò then chốt trong kế hoạch oanh tạc tại Miên để ngăn chận những cuộc tấn công của CS vào VNCH từ Miên và ngăn chận địch dùng đường mòn Hồ Chí Minh để tiếp viện, cuộc hành quân vượt biên giới Miên năm 1970 và những cuộc oanh tạc mở rộng xứ chùa tháp giúp Lonol vì biết Khmer đỏ đang thắng thế.

Hòa đàm Paris bắt đầu từ 10-5-1968 do Harriman đại diện Mỹ và Xuân Thủy đại diện Hà Nội khai mạc. Từ tháng 5 cho tới tháng 10 cuộc hòa đàm dậm chân tại chỗ vì  Hà Nội đòi Mỹ phải ngưng oanh tạc toàn diện miền Bắc VN, ngày 31-10-1968 TT Johnson chấp nhận yêu cầu của BV, khi ấy cuộc đàm phán mới thực sự bắt đầu. Năm 1969 Nixon đắc cử nhậm chức Tổng thống, Cabot Lodge thay thế Harriman. Việc thương thuyết thực ra không đạt được trên bàn hội nghị nhưng do đi đêm (secret negotiations) giữa Kissinger và trùm Cộng Sản BV Lê Đức Thọ bắt đầu từ 4-8-1969. Suốt ba năm liên tiếp, Thọ yêu cầu Mỹ loại bỏ Nguyễn Văn Thiệu, Kissinger và Nixon không chấp nhận.

Một tiến triển, khai thông lớn vào ngày 8-10-1972, chiến dịch Nguyễn Huệ hành quân sang Miên khiến CSBV mất tinh thần, họ càng lo sợ bị cô lập khi Nixon đã  hòa hoãn được với Nga và Trung Cộng, hai siêu cường đã yểm trợ cho Hà Nội. Trong một cuộc thương thuyết với Kissinger, Lê Đức Thọ không đòi hỏi phải lật đổ Nguyễn Văn Thiệu và hai chính phủ VNCH và chính phủ lâm thời Cộng  Hòa Miền Nam Việt Nam sẽ đi đến thỏa thuận. Trong vòng mười ngày mật đàm đi tới bản dự thảo Hiệp định, Kissinger vui mừng họp báo cho biết hòa bình đã ở trong tầm tay.

Chính phủ Sài Gòn không hay biết gì về mật đàm giữa Mỹ và CSBV, khi được tiến sĩ  Kissinger cho thấy bản dự thảo, TT Thiệu vô cùng bất mãn với Hoa Kỳ, đòi thay đổi nhiều khoản và tuyên bố trên  đài phát thanh, truyền hình chỉ trích bản dự thảo còn tệ hơn trước. Phía Hà nội cũng bất mãn cho rằng Kissinger đã đánh lừa họ. Số tử vong của Mỹ lên cao khiến phong trào phản chiến càng mạnh hơn, đầu năm 1973 Nixon bị Quốc hội, cử tri áp lực phải rút quân về nước và ông cũng ép buộc VNCH phải ký hiệp định dù không được sửa chữa, đúng là “dùi đánh đục, đục đánh gỗ”. Nixon cam kết với chính phủ Sài gòn sẽ tiếp tục yểm trợ miền Nam khi BV vi phạm Hiệp định. Giáng sinh 1972, Nixon cho oanh tạc BV dữ dội để họ phải trở lại bàn hội nghị và cũng để trấn an TT Thiệu yên tâm, cuối cùng Thiệu phải ký. Ngày 23-1-1973 Kissinger và Lê Đức Thọ thỏa thuận bản dự thảo đã được đã được soạn từ ba tháng trước. Hiệp định được chính thức ký kết ngày 27-1-1973 tại khách sạn Majestic, Paris. Đại diện hai bên gồm Cabot Lodge, Trần Văn Lắm, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Bình .

Ngày 9-8-1974 Nixon từ chức vì vụ Watergate, 9 tháng sau VNCH sụp đổ vào ngày 30-4-1975,  ông Thiệu từ chức, lên án Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh.

* * *

Gần đây cựu ngọai trưởng Kissinger nói chuyện trong một cuộc hội thảo tại Bộ ngoại giao Mỹ về lịch sử sự can thiệp của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á. Bộ ngọai giao cũng đã cho ấn hành nhiều bài tường trình dựa trên hồ sơ giải mật về những quyết định của Hoa Kỳ tại VN trong mấy năm cuối cùng của cuộc chiến .

Kissinger cho rằng phần lớn thất bại ở Việt Nam do chúng ta (người Mỹ) gây ra cho chính mình, trước hết ta đã đánh giá quá thấp sự kiên trì lỳ lợm của các nhà lãnh đạo CS Hà Nội. Ông đánh giá cuôc chiến một cách bi quan, nó kết thúc bằng cảnh Sài Gòn thất thủ ô nhục, ông ta than vãn cho những nỗi niềm đau khổ của lớp thế hệ Mỹ trong khi cuộc chiến kéo dài. Kissinger nói trọng tâm  chính sách Hoa Kỳ hồi ấy là để bảo vệ sự sống còn của miền Nam VN đã thất bại, Người Mỹ đã  không khuất phục được kẻ thù, Hoa Kỳ muốn đàm phán nhưng Hà Nội chỉ muốn chiến thắng.

Những bất đồng quan điểm về sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam đã ảnh hưởng đến tinh thần của chính sách ngọai giao và rồi ảnh hưởng đến cả nước Mỹ. Ông nói đối với tôi, bi kịch của cuộc chiến tranh VN không phải chỉ có bất đồng ý kiến, điều đó không thể tránh được nhưng người Mỹ đã hết còn tin tưởng nhau trong cuộc chiến. Tôi cho là tất cả sự thất bại ở VN do chính chúng ta tạo nên. Tôi mong có một chung cục khác hơn là cảnh chúng ta xâu xé nhau tan nát.

Cựu ngọai trưởng khen Cộng Sản Hà Nội đã quyết tâm theo đuổi mục tiêu thống nhất hai miền Nam Bắc, họ đã đánh bại thực dân Pháp năm 1954, các sử gia cũng kết luận như thế. Ông trích lời nhà quân sử John Prados, tác giả cuốn  “Việt Nam, Lịch Sử Cuộc Chiến Tranh Không Thể Thắng Được 1945-1975” và nói miền Bắc đã có mục tiêu rõ ràng – thống nhất đất nước- và niềm tin tuyệt đối vào chủ trương ấy.

Kissinger khen Lê Đức Thọ, người đi đêm với ông trong những năm hòa đàm là người khôn khéo thi hành đường lối của Hà Nội để thắng Mỹ, ông nói Thọ đã mổ xẻ chúng ta y như một nhà giải phẫu với đường dao thật khéo. Ngày 10-12-1973 Kissinger và Lê Đức Thọ được giải Nobel hòa bình cho việc ký Hiệp định Paris 12 tháng trước đó, Kissinger nhận giải, ông nói tôi muối mặt nhận giải (he accepted the award “with humility”), Thọ từ chối, ông nói với Kissinger chiến tranh vẫn còn tiếp diễn. Hiệp định Paris là lối thoát cho Hoa Kỳ rút chân ra khỏi Việt Nam khiến miền Nam VN bị nguy cơ CS xâm lăng.

Kissinger nói chúng ta  biết đó là một hiệp định nguy hiểm, bấp bênh và cuộc chiến không thực sự chấm dứt nhưng Hoa Thịnh Đốn tin tưởng  miền Nam VN có thể đẩy lui cuộc xâm lăng của CS.

Cựu bộ trưởng cho biết đàm phán với Thọ thật là vất vả, nếu không phải nói chuyện với hắn thì đỡ khổ.

* * *

Người Mỹ vẫn thường tổ chức những buổi hội thảo nhìn lại quá khứ, cuộc chiến tranh Việt Nam đã để lại cho họ nhiều ám ảnh chua cay, chưa bao giờ đất nước bị phân hóa chia rẽ đến thế, nhất là những năm đầu thập niên 70, họ đã cắn xé nhau tan nát vì bất đồng chính kiến bất đồng quan điểm. Không riêng gì Kissinger, nay nhiều người Mỹ đã thẳng thắn nhìn nhận Hoa Kỳ thất bại, thua cuộc, tháo chạy nhục nhã vào những ngày cuối tháng 4-1975. Hình ảnh ông Đại sứ và những người Mỹ cuối cùng vội vã lên trực thăng trên nóc tòa cao ốc làm hoen ố danh dự, thể diện  của một siêu cường, nhưng Quốc hội phản chiến  và những người chống chính phủ đã chấp nhận sự nhục nhã vì quyền lợi của nước Mỹ.  Nhận xét của cựu ngọai trưởng về nguyên do sự thất bại cũng không có gì mới lạ, nhiều người nói họ bại trận vì cuộc chiến tại đất nhà (war at home) chứ không phải tại chiến trường, người Mỹ  đã tạo ra chiến bại cho chính họ, có điều là nay Kissinger đã thẳng thắn nhìn vào sự thật.

Sự can thiệp của người Mỹ vào Việt Nam có hai giai đọan rõ rệt: thứ nhất từ 1965-1968 dưới nhiệm kỳ Tổng thống Johnson và thứ hai từ 1969 tới những năm đầu thập niên 70 dưới nhiệm kỳ Tổng thống Nixon. Ngược dòng lịch sử, năm 1965 là thời kỳ cao điểm của thuyết Domino, cụ thể là  nếu mất Việt Nam sẽ kéo theo nhiều nước tại Đông Nam Á sụp đổ như trong ván cờ domino. Năm 1965 tình hình chiến sự tại miền Nam VN vô cùng bi đát, tính trung bình mỗi tuần mất một tiểu đoàn và một quận, trong vòng 6 tháng VNCH sẽ bị rơi vào tay CS nếu không có sự can thiệp của người Mỹ. Được sự ủng hộ của lưỡng viện quốc hội và 78% dân Mỹ, TT Johnson không còn con đường nào khác hơn là đổ quân vào miền nam VN để cứu nguy sự sống còn của người bạn đồng minh.

Cuộc chiến ngày càng mở rộng, Johnson được quốc hội ủng hộ cho tăng quân đều đều hàng năm từ 184,300 người năm 1965…và mấy năm sau 1968 lên tới 536,100 người. Phong trào phản chiến ngày  một lên cao, trong hai năm đầu 1965, 66 tuy có chống đối số người ủng hộ chính phủ còn cao khoảng 61%, 51% nhưng tỷ lệ ủng hộ ngày một giảm dần cho tới Tết Mậu thân 1968 thì tụt thang nhanh chóng chỉ còn 30%. Năm 1968 đánh dấu một khúc quành bi thảm cho số phận của VNCH, mặc dù trận Tết Mậu Thân là  chiến thắng quân sự lớn của VNCH và đồng minh nhưng niềm tin tưởng của người dân Mỹ vào chính phủ không còn, họ chống đối dữ dội hơn trước gấp bội phần đòi chính phủ phải đem quân về nước, tìm hòa bình vì trước mắt không biết bao giờ mới chiến tranh mới chấm dứt.

Nixon khi tranh cử hứa sẽ tìm hòa bình trong danh dự và đem quân về nước, nhậm chức 1969 ông thực hiện lời hứa đó, có nghĩa là rút bỏ VNCH và Đông Dương. Nixon gặp quá nhiều khó khăn trắc trở gấp bội lần Johnson, chính phủ phải đương đầu với cuộc chiến tại đất nhà đi vào giai đoạn bạo động, đổ máu, bắn giết nhau giữa sinh viên cảnh sát, quân đội…  Chính phủ Johnson còn có thực quyền giải quyết cuộc chiến nhưng Nixon không có thẩm quyền là bao, ông đã được cử tri, quốc hội giao trọng trách tìm hòa bình trong danh dự, bỏ VN mà đối với Nixon, việc bỏ rơi đồng minh là điều bất nhẫn nó khiến cho sự hy sinh của 58 ngàn lính Mỹ trở thành vô nghĩa. Mặc dù nỗ lực bằng mọi cách để cứu nguy sự sống còn của miền nam VN nhưng Nixon không thể quay ngược bánh xe lịch sử khi mà phong trào phản chiến đã nắm được quốc hội, đã tước đoạt mọi thẩm quyền của ông.

Marshall McLuhan, nhà văn, giáo sư Gia Nã Đại đã nói về truyền thông trong chiến tranh Việt Nam như sau:

“Truyền hình đã mang những cảnh chiến tranh tàn bạo tới căn phòng khách ấm cúng. Việt Nam thua từ trong những căn phòng ấm cúng ở Hoa Kỳ chứ không phải tại mặt trận bên Việt Nam”

The Media:Vietnam war, Vietnamwar.net

Thật vậy, nước Mỹ thua trận vì cái máy truyền hình , thập niên 50, chỉ có 9% dân Mỹ có TV nhưng sang thập niên 60, những năm chiến tranh VN nóng bỏng 1966, 67, 68 số người xử dụng TV đã tăng lên 93%.  Phim ảnh diễn tả cuộc chiến đã gây xúc động cho người dân Mỹ, phong trào phản chiến lan mạnh ở Mỹ lúc này vì đây là lần đầu tiên chiến tranh đã được giới truyền thông đưa vào quảng đại quần chúng và lần đầu tiên tin tức chiến sự đã không bị kiểm duyệt. Các phóng viên, nhiếp ảnh gia tự do lấy tin chiến sự bên VN về nước phổ biến rộng rãi, đài truyền hình quay phim đem về chiếu những cảnh bắn giết, đốt nhà khiến cho người dân ghê tởm cuộc chiến.

Điều tai hại là nhiều phóng viên, nhà làm phim đã xuyên tạc cuộc chiến, đầu  độc thanh niên, đổ dầu vào lửa, họ làm giầu vì chiến tranh, hốt bạc nhờ những bản tin đem về từ chiến trường xa xăm bên kia trái đất. Họ loan tin quân đội Hoa Kỳ mất chính nghĩa, tàn ác giết cả trẻ con, hãm hiếp phụ nữ… thậm chí sau khi chiến tranh, cựu chiến binh về nước bị người dân, giới trẻ phỉ nhổ là đồ sát nhân, gian ác, tất cả chỉ là hậu quả của thông tin do những phóng viên, ký giả tán tận lương tâm vô trách nhiệm.

Kissinger khen các nhà lãnh đạo BV lì lợm, kiên trì nhưng nếu không có phản chiến họ có lì lợm được hay không? Các nhà lãnh đạo CSBV theo đuổi chiến lược cố đấm ăn xôi phần lớn họ trông thấy phong trào chống đối ngày càng lớn mạnh, họ sẵn sàng đẩy thanh niên vào chỗ chết để hỗ trợ cho phong trào phản chiến, BV đặt  nhiều  hy vọng vào phản chiến. Nixon nói nhóm phản chiến đã nối giáo cho giặc, tại Hòa đàm Paris, BV nắm được “cái tẩy” của hành pháp Mỹ đang suy yếu vì bị cử tri, quốc hội gây áp lực. Họ biết vậy nên ngày càng gây khó dễ, không chịu đàm phán nghiêm chỉnh hoặc phá thối hòa đàm, đôi khi Thọ chửi bới Kissinger hỗn hào mà ông ta phải nhịn nhục để mong sớm ký Hiệp định.  Tháng 12 -1972, BV tưởng bở, hy vọng Quốc hội sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh đem quân về nước nên Lê Đức Thọ đã bỏ không thèm họp Hội nghị. Nixon cũng chẳng phải tay vừa, ông  đã thẳng tay trừng trị BV bằng trận đòn B-52  suốt mười ngày cuối năm 1972  để bắt Hà Nội phải trở lại bàn hội nghị.

Tình hình cuối năm 1972, CSBV bị thảm bại sau trận mùa hè đỏ lửa, từ 500 đến 700 xe tăng bị bắn hạ, từ 70 ngàn cho tới 100 ngàn cán binh bị tử thương. VNCH thắng nhưng khi ký Hiệp định Paris lại như thua nguyên do TT Nixon phải nhượng bộ BV vì sự thúc ép của Quốc hội phản chiến và cử tri Mỹ, họ sẵn sàng ra luật chấm dứt chiến tranh, hy sinh Đông Dương để đánh đổi lấy 580 người tù binh còn bị BV giam giữ nếu việc ký kết không thành, nếu VNCH gây trở ngại.

Nguyễn Đức Phương đã nhận xét:

“Người Mỹ ký hiệp định Ba Lê với mục đích rút ra khỏi vũng lầy VN đồng thời trao đổi tù binh Mỹ. Quyền lợi chính của miền Nam không được chú trọng đến. Một chuyên viên về du kích chiến, Sir R. Thompson, khi thảo luận về việc ký kết hiệp định Ba Lê đã viết “ Sự sống còn của miền Nam VN bị đe doạ chỉ vì để tránh cho nước Mỹ khỏi phải cấu xé nhau tan nát. Một điều trái ngược ở đây là miền Bắc VN bị bắt buộc phải ngồi vào bàn hội nghị tại Ba Lê không phải để tự cứu họ mà  là để cứu nước Mỹ” Vì lý do vừa kể nên mặc dù có quá nhiều khuyết điểm, hiệp định Ba Lê vẫn phải được phê chuẩn với bất cứ giá nào”

Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 811

Theo TT Nixon, sau Hiệp định Paris đầu năm 1973 miền Nam mạnh hơn miền Bắc lý do BV bị thiệt hại nặng trong cuộc tổng tấn công mùa hè đỏ lửa và trận oanh tạc của B-52 dịp Giáng sinh đã phá hủy nhiều kho hàng, cơ sở quân sự tại Hà Nội Hải phòng, nhưng sau đó CS quốc tế tiếp tục viện trợ dồi dào cho BV, ngược lại Quốc hội Mỹ cắt giảm viện trợ miền Nam nên cán cân lực lượng đã hoàn toàn đảo ngược. Sự sụp đổ của VNCH là điều không thể tránh khỏi.

Cựu ngọai trưởng ca ngợi quyết tâm thống nhất hai miền Nam Bắc của Hà Nội, họ đã đánh bại người Pháp 1954 để theo đuổi mục tiêu thống nhất và tin tưởng tuyệt đối vào tinh thần ấy. Nếu nói họ hạ quyết tâm thống nhất hai miền vì lòng yêu nước thì chỉ để nói cho vui thôi chứ thực ra vì cái bao tử. Miền  Bắc đất chật dân đông, đồng bằng Bắc Việt cằn cỗi vì đã xưa cũ, sản lượng lúa gạo không đủ nuôi số dân quá đông, ngược lại miền Nam đồng bằng sông Cửu Long phì nhiêu, cá tôm dồi dào, dân cư thưa thớt đã được coi là vựa lúa. Trước 1954, miền Nam vẫn thường phải chở lúa gạo tiếp tế cho miền Bắc vì như đã nói trên sản lượng lúa gạo tại đây không đủ nuôi dân, sau Hiệp định Genève 1954 miền Bắc phải nhập cảng lúa gạo của Miến Điện. Năm 1957 Thủ Tướng BV Phạm Văn Đồng gửi văn thư cho ông Ngô Đình Diệm xin hiệp thương hai miền, văn thư rất trịnh trọng “Kính Thưa Tổng Thống….”  Nhưng bị ông Diệm từ chối thẳng thừng nên Hà nội phải quay ra dùng quân sự để thôn tính  miền Nam, sống chết cũng phải chiếm được vựa lúa miền Nam.

Từ sau 1975 cho đến nay, mức sống tại miền Nam vẫn cao hơn miền Bắc nhiều, kinh tế miền Nam VN vẫn là đầu  tầu  cho cả nước về mọi mặt: sản xuất lúa gạo, khai thác dầu khí, đầu tư của nước ngoài, hàng xuất khẩu, tiền gửi về từ khúc ruột ngàn dặm… Đó là lý do tại sao Hà Nội phải theo đuổi mục tiêu thống nhất đến cùng, họ đã nướng một triệu quân để chiếm cho được kho tài nguyên phong phú của miền Nam VN.

Thống nhất hai miền Nam Bắc là điều ắt phải làm nhưng có nhiều cách để thống nhất trong hòa bình, bằng ngọai giao, kinh tế, chính trị…tại sao chúng ta phải chém giết nhau, phải làm đổ máu hàng mấy triệu người khiến đất nước tan hoang lạc hậu cả nửa thế kỷ ? Tôi nghĩ có lẽ người Mỹ họ lịch sự, giả vờ ca ngợi mục tiêu thống nhất của CSVN cho vui thôi chứ trong lòng họ không thể nào dấu nổi sự khinh bỉ ghê tởm cho sự lì lợm cố đấm ăn xôi của những người CS da vàng.

Kissinger than thở Lê Đức Thọ gây nhiều khó khăn bực tức cho ông, theo Nixon sở dĩ Thọ hỗn hào chửi mắng Kissinger vì thấy hành pháp lâm vào thế yếu, bị Quốc hội và cử tri phản đối ầm ĩ. Đại diện BV thừa cơ nước đục thả câu, lợi dụng khi hành pháp bị lập pháp gây áp lực, chống đối nên càng kéo dài đàm phán không chịu ký kết để buộc Mỹ phải nhượng bộ tại bàn hội nghị.

Cựu ngoại trưởng nói ông đã thấy Hiệp định Paris nguy hiểm bấp bênh cho miền Nam VN và cuộc chiến không thực sự chấm dứt, nhưng Hoa Thịnh Đốn tin tưởng miền Nam VN có thể đẩy lui sự  xâm lăng của CS. Sự tin tưởng của  chính phủ Mỹ vào khả năng tự vệ của miền Nam VN là điều giả dối, chỉ là câu nói an ủi cho người bạn đồng minh vì như chúng ta đều đã thấy hỏa lực của CS bao giờ cũng mạnh hơn miền Nam qua nhiều trận thử thách. CS quốc tế đã viện trợ quân sự cho đàn em nhiều hơn Mỹ cho VNCH cả về phẩm lẫn lượng, năm 1968 trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu thân, vũ khí cá nhân cũng như cộng đồng của cán binh CS toàn là những thứ ác ôn, hiện đại trong khi quân đội miền Nam VN vẫn còn dùng súng đạn từ thời Thế chiến Thứ hai .

Người Mỹ đã đánh giá thấp khả năng viện trợ của Nga sô Trung Cộng và trên thực tế ta thấy một trong những lý do chính khiến cuộc chiến thất bại vì Hoa Kỳ đã không chạy đua kịp với khối CS quốc tế về viện trợ quân sự cho đồng minh của mình. Năm 1965 trung bình một tuần VNCH mất một quận và một tiểu đoàn lý do viện trợ quân sự của Mỹ cho miền Nam thua viện trợ của CS quốc tế cho đàn em của họ. Hỏa lực của miền Nam không đủ để tự vệ và đẩy lui các cuộc tấn công của VC. Trong trận tổng  tấn công mùa hè đỏ lửa 1972, nếu không được sự yểm trợ  của máy bay chiến lược B-52  thì VNCH khó mà bảo vệ  được An Lộc, Kontum và và chiếm lại được Quảng Trị, không lực Mỹ đã duy trì cán cân lực lượng và VNCH vẫn còn một cơ hội tốt để sống còn. Nhất là giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến VN, Quốc hội Mỹ cắt xén viện trợ cho VNCH đến xương tủy trong khi đó Hà Nội vẫn nhận đầy đủ hàng viện trợ quân sự của Nga Sô, Trung Cộng và ngày sụp đổ 30-4-1975 là bằng chứng cụ thể rõ ràng nhất cho sự viện trợ yếu kém của Hoa Kỳ.

Ngân khoản viện trợ quân sự cho VN được Hành pháp Mỹ đưa ra Quốc hội bàn luận, cắt xén, cò kè bớt một thêm hai trong khi các nước CS Nga Sô Trung Cộng vẫn yên lặng viện trợ ồ ạt cho BV đủ lọai vũ khí tối tân. Trên thực tế viện trợ quân sự của CS quốc tế cho BV để đánh nhau với Mỹ chứ không phải để đánh VNCH. Viện trợ của CS quốc tế cho đàn em toàn những vũ khí tối tân như hỏa tiễn tầm nhiệt, xe tăng hiện đại, đại bác có tầm viễn xạ tối đa 30 cây số… trong khi Hoa Kỳ viện trợ cho miền nam những vũ khí cũ secondhand, không đủ đương đầu với hỏa lực địch. Người Mỹ la làng kêu than  cuộc chiến VN quá tốn kém, từ đầu chí cuối mấy trăm tỷ  đô la…  nhưng họ không biết rằng CS quốc tế chi viện cho BV nhiều hơn Mỹ mà ta không nghe thấy ở họ một lời than  thở.

CSBV có nhiều thuận lợi hơn miền nam VN trong việc xin viện trợ vì Đảng CS tại Nga và Trung Cộng toàn quyền trong chính sách yểm trợ cho các nước thuộc quĩ đạo của họ, muốn viện trợ bao nhiêu cũng được, người dân, quốc hội bù nhìn không ai dám hé răng. Ngược lại VNCH mỗi lần xin viện trợ quân sự phải cử người sang Mỹ vận động đi tới đi lui, Chính phủ không thực sự có quyền chi viện mà phải thông qua sự cứu xét của Quốc Hội, thường là bị cắt xén, nhất là giai đoạn cuối của cuộc chiến, họ cắt giảm đến độ vào tháng tư 1975, quân đội VNCH chỉ còn đạn đủ đánh trong hai tuần lễ (Cao Văn Viên, Những Ngày Cuối của VNCH, trang 92).

Một trong những nguyên nhân thất bại của Mỹ là họ quí trọng sinh mạng con người quá đáng, CSBV rất nhậy bén về nội tình nước Mỹ, họ biết rõ tâm lý anh nhà giầu sợ chết, biết cái “tẩy” tham sinh úy tử của Mỹ. Anh nghèo đói không sợ chết nên họ sẵn sàng chấp nhận tỷ lệ lấy 16 cán binh đổi một lính Mỹ để đẩy mạnh phản chiến, trong những năm 1966, 67, 68… Hà Nội chỉ thị cho cán binh phải giết cho nhiều lính Mỹ để tạo chống đối tại ngay đất nước họ y như tại Pháp thập niên 50 thời chiến tranh Đông Dương.

Cho tới 1968 số tử vong của người Mỹ tại VN là 31 ngàn người chết tại mặt trận (killed in action, battle dead) và khoảng 4 ngàn  người chết vì những lý do khác như tai nạn, chết đuối, tự sát, bệnh tật.. tổng cộng năm 1968 khoảng 35 ngàn lính Mỹ chết tại miền nam VN. Suốt bốn năm chiến tranh mới chết có vài chục ngàn người nhưng tại hậu phương nước Mỹ đã có bao nhiêu người khóc than, la làng cho cả thế giới biết trong khi riêng trận tấn công mùa hè đỏ lửa năm 1972 có khoảng 70 ngàn lính BV tử thương, thiệt hại VNCH bằng một nửa, tại trận Stalingrad năm 1942 có tới 500 ngàn (hay nửa triệu) lính Nga tử trận nhưng họ yên lặng chẳng hề than vãn.

Đã sợ chết nhưng lại muốn làm trùm thế giới! mới chết có gần 60 ngàn người trong một cuộc chiến dài mà người Mỹ đã cho là một bi kịch lớn, kêu khóc từ mấy chục năm qua, làm sao họ có thể đương đầu với một cuộc chiến tranh nguyên tử làm chết hàng triệu người? Nếu Hoa Kỳ viện trợ quân sự đầy đủ cho VNCH họ đã không cần phải đem quân vào miền nam để gây ra phản chiến làm sụp đổ cả Đông Dương.

Truyền thông phản chiến Mỹ trong thời chiến tranh đã chế nhạo quân đội VNCH hèn nhát, họ nói lính Mỹ lùng và diệt địch (search and destroy) còn lính miền nam VN thì lùng và tránh địch (search and avoid), họ đăng những hình ảnh lính VNCH bám càng máy bay trực thăng tháo chạy trong trận Hạ Lào để chế nhạo đồng minh hèn nhát. Nhưng thực tế cho thấy ai đã tham sinh úy tử?

Mặc dù cộng tác mật thiết với nhau nhưng trên thực tế lập trường của TT Nixon và người phụ tá Kissinger của ông có nhiều tương phản. Cựu bộ trưởng ngọai giao cho rằng nước Mỹ đã quá lý tưởng để đặt chính sách dân chủ hóa VN của mình trên quyền lợi quốc gia, ông chủ trương phải quay về với quyền lợi của nước Mỹ, hòa hoãn với đối phương, bỏ Đông Dương. Nixon cho rằng nếu bỏ rơi VNCH thì sự hy sinh của 58 ngàn lính Mỹ để bảo vệ miền nam VN sẽ trở thành vô nghĩa. Khi ký Hiệp định ông đã dự trù hai kế hoạch để giữ miền nam VN, trước hết viện trợ quân sự đầy đủ cho VNCH, và sau đó dùng sức mạnh của không lực Mỹ để trừng trị BV nếu mở cuộc xâm lăng miền Nam VN, nhưng Quốc hội phản chiến đã phá hỏng tất cả hai kế hoạch hoạch khiến ông không còn quyền hành gì để đối phó với CSBV.

Nixon không thể quay ngược bánh xe lịch sử khi gió đã đổi chiều, thuyết Domino không còn giá trị. Người Mỹ đã quá chán ghét cuộc chiến Đông Dương, họ chấm dứt sự xung đột này chính là để chấm dứt cuộc chiến tại đất nhà, chấm dứt cảnh cắn xé nhau dữ dội từ bao năm qua.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

———————————————————–

Tham Khảo

http://www.armytimes.com/news/2010/09/ap-kissinger-on-vietnam-failures-092910/

Kissinger: Vietnam failures our own fault

By Robert Burns – The Associated Press

Posted : Wednesday Sep 29, 2010 18:11

en.wikipedia.org/wiki/

Henry_Kissinger

http://en.wikipedia.org/wiki/Paris_Peace_Accords

Paris Peace Accords

Richard Nixon:No More Vietnams, Arbor House, New York 1985.

English.illinois.edu/maps/vietnam/antiwar.html: Mark Barringer: The Anti-war Movement in the United States.

Radical times: The antiwar Movement of the 1960s, Politic and the Antiwar Movement.

Answer.com: Vietnam Antiwar Movement

Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war

Google: Research at the National Archives, Statistical information about casualties of the Vietnam war.

The Word Almanac Of The Viet Nam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985

Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006

Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.

Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography, 2003.

Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh, 2005.

Ngô Quang Trưởng: Trận Chiến Trong Mùa Phục Sinh Năm 1972, Trung Tâm Quân Sử Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, bản dịch của Kiều Công Cự, xuất bản 2007

Đoàn Thêm: Những Ngày Chưa Quên, Quyển Thượng (1939-1954), Quyển Hạ (1954-

1963), Xuân Thu 2000.

 

 

29 Phản hồi cho “Kissinger nói về cuộc chiến Việt Nam”

  1. Nguyễn Mãi Quốc says:

    Ông Tristan ơi!!! “…TT Diệm cũng đã không thi hành Hiệp Định Geneva 1954 và từ chối hiệp thương với Bắc Việt Cộng trong một giải pháp chính trị để thống nhất đất nước qua cuộc tổng tuyển cử…” là vì miền Nam VN đâu có thò bút vào ký kết cái văn kiện chia đôi đất nước đó????? Chỉ có bọn VC ở miền Bắc như Hồ chí minh, theo lệnh của Mao, Chu ân Lai, muốn chia đôi đất nước VN để đoạt quyền, chứ không một người dân VN nào lại muốn làm chuyện đó cả. Tại sao bao nhiêu nước bị trị được trả lại Độc Lập không tốn một viên đạn, giọt máu, còn VN thì lại máu sông xương núi?????? Những hiểu biết sai lầm này có ghi trong mấy cuốn sử(rác rưởi) dạy cho bọn học sinh ở Mỹ, cho nên mới có chuyện này!!!! Xin ông làm ơn đọc thêm nhiều sách vở sau này của các bậc tiền bối có viết và in ra ở hải ngoại này để correct điều trên nhé!!! Ngoài ra, những điều khác ông viết ra, thì cũng là tốt cả!!

    • Võ Hưng Thanh says:

      NGẪU CẢM

      Cuộc lịch sử rất nhiều khi uẩn khúc
      Mới xem vào nào dễ biết gì đâu
      Người trong cuộc rành sáu câu vọng cổ
      Kẻ ngoài biên chỉ có nói tầm phào
      Ai trong cuộc tự lòng mình biết hết
      Kẻ vòng ngoài thì vốn chỉ lao chao
      Nhưng đời mà, khi vòng trong chết hết
      Kẻ vòng ngoài mới leo được vào trong
      Khi ấy lại trong ngoài cùng tái diễn
      Chỉ có đời mệt lã với phờ râu !

      VHT

  2. Viet Nguyen says:

    Nỗi Buồn Chiến Tranh – Hoàng Hữu Phước Với Chuyện Tình Tự Kể

    Hoang Huu Phuoc, MIB

    Sài Gòn, Giáng Sinh 1973

    Tôi không thích nghe giọng nữ Huế vì sức cuốn hút Liêu Trai của giọng nữ Huế cứ làm tôi phải nhớ lại một chuyện tình không thể nào quên.

    Người con gái Huế ấy học chung lớp 11 với tôi. Đó không là người yêu đầu đời, mà tôi cũng không biết ai là người đầu tiên vì tôi nhớ lúc học Lớp Nhì (nay là lớp 4) tôi đã mê say đắm đuối một cô bé Sài Gòn bụ bẫm học lớp 3 tên Lê Thị Cẩm Hà là con gái út của bác Lâm Tấn Tài, đồng nghiệp với Ba tôi tại Tổng Hành Dinh Air Vietnam Sài Gòn, đến độ đi học về là lên giường nằm ôm ấp chiếc gối mơ đó là Cẩm Hà, làm Má tôi thường xuyên cúng vái do tưởng con mình vì “bô giai” nên các … vong nữ đeo theo ám bịnh; còn Lớp Đệ Tứ (tức lớp 9) khuấy động toàn trường Nguyễn Bá Tòng Gia Định vì cùng Mai Trâm con gái một bác sĩ người Bắc Công Giáo Di Cư họ Đinh kết thành một đôi uyên ương làm linh mục hiệu trưởng Đinh Ngọc Lễ phải xách roi đe dọa mách bố mẹ nếu còn tiếp tục nói chuyện yêu đương và viết thơ tình qua lại trong trường làm hai trẻ thơ ngây khiếp sợ nghiêm túc nép vào khuôn phép không dám nói chuyện trong trường mà đến …Vườn Tao Đàn sau giờ tan học ngồi trên thảm cỏ quấn qu‎ýt hôn nhau suốt mấy tiếng đồng hồ không nói lời nào vì đã thề thốt với Cha; và Lớp Đệ Tam (tức lớp 10) bị lạc lối giữa Đặng Thị Lan Chi lém lỉnh con gái nhà tỷ phú kinh doanh vàng bạc khu Trương Minh Giảng Quận 3 (sau này mới biết đó là cơ sở kinh tài của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam) và Bùi Kim Hiếu giòng họ kỹ nghệ gia Việt Kiều ở Pháp Quốc, cho đến khi gặp chính người con gái Huế ấy là người thuộc gia đình sĩ quan cao cấp Cộng Hòa và người duy nhất mà khi tôi viết những giòng chữ này vẫn nhớ như in từng khóe mắt, làn môi, giọng nói, tiếng cười, dù sẽ không bao giờ nhắc lại tên của nàng.

    Người ta thường nói chỉ cần nhìn người vợ hay người yêu của một người đàn ông là biết người đàn ông ấy có người mẹ hoàn hảo hay không, vì rằng thường thì người mẹ là người phụ nữ đầu tiên và gần gũi nhiều nhất với một cậu bé từ lúc là một hài nhi vừa ngậm vú Mẹ vừa ngước nhìn Mẹ nên nếu đó là người mẹ tốt đẹp, dịu dàng, hết mực thương yêu chăm sóc vỗ về đứa con của mình thì bảo đảm sau này người đàn ông ấy sẽ dễ dàng bị cuốn hút từ vô thức bởi bất kỳ người phụ nữ nào có gương mặt và vóc dáng giống mẹ của mình. Tôi là một trong những đứa hài nhi được người đời cho là may mắn ấy, vì tôi yêu cô gái Huế ngay từ hôm tựu trường lớp Đệ Nhị (lớp 11) với tình yêu sét đánh mà sau này nghĩ lại tôi mới nghiệm ra rằng nàng xinh đẹp như Má tôi với dáng cao, đầy đặn, khỏe mạnh, tươi tắn, trắng trẻo, dịu dàng, phúc hậu. Đối với tôi, các cô người mẫu hay hoa hậu thời nay là những người … suy dinh dưỡng nên tôi chẳng bao giờ xem trình diễn thời trang hay thi hoa hậu, nên vợ tôi hoặc đi một mình hoặc đi xem cùng chị hay em gái hoặc ở nhà xem trực tiếp truyền hình – may mà mỗi thành viên gia đình tôi có một máy tivi riêng. Người đẹp phải là người như miêu tả Thần Vệ Nữ trong các bức họa thời Trung Cổ và Phục Hưng, tức có vóc dáng khỏe mạnh sung mãn hứa hẹn sinh sản thật nhiều những đứa con khỏe mạnh – vì thích có nhiều con, tôi từ lúc học lớp 10 đã làm danh sách đặt tên trước cho những 6 trai và 6 gái.

    Nàng – tất nhiên – luôn cực kỳ hấp dẫn với tà áo dài trắng nữ sinh. Cho đến một ngày định mệnh mùa Giáng Sinh năm 1973 xa xưa ấy khi tan học về sớm do thi Đệ Nhất Tam Cá Nguyệt (nôm na là thi Học Kỳ 1) nàng mời tôi về nhà ở gần đấy. Đôi trẻ đạp xe song song, tôi gầy gò cao lêu nghêu 1m70 trên chiếc xe đạp nữ sườn thấp màu đỏ, vận sơ mi trắng, quần ka-ki xanh dương, giày Bata trắng, nàng Vệ Nữ trên chiếc xe đạp mini mới tinh màu hồng, áo dài trắng, quần dài trắng, giày trắng sandal đế bằng – để đừng cao thêm vì đã hơn 1m65 rồi và vì phải thấp hơn tôi mới xứng đôi vừa lứa nép bóng tùng quân.

    Lúc ở một mình nơi phòng khách tôi thấy có những bức hình chụp đen trắng thật to treo ở những nơi trang trọng trên các bức tường, với người sĩ quan nghiêm nghị đẹp trai hoặc bắt tay với hoặc đứng cạnh người vận veston xám là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Khi bước ra với bộ áo đầm hồng nhạt, nàng như một nàng tiên Tây Phương (vì tiên Á Đông suy dinh dưỡng như hình in trên hộp bánh Trung Thu). Qua lời giới thiệu của nàng, tôi được biết vị sĩ quan chụp hình chung với Tổng Thống Thiệu là anh ruột lúc ấy đang là Tỉnh Trưởng Tỉnh xxxxx ở Miền Trung, còn vị sĩ quan lớn tuổi chụp riêng là Bố của nàng, một sĩ quan cao cấp trấn nhậm ở vùng xxxxx chiến thuật. Đột nhiên có tiếng động ở cửa buồng và tôi vụt thấy một phụ nữ lớn tuổi, gầy gò, mặc áo sư ni xám nhạt, đầu cạo trọc, dường như đã đứng theo dõi tôi từ lâu sau tấm màn chuỗi hạt xanh lá cây, và biến mất khi bị tôi bắt gặp. Em ơi là em, sao em lại ngây thơ đến thế! Tôi nào phải vị linh mục hay cha xứ mà em lại thật lòng với giọng trầm buồn ưu uất kể cho tôi biết đó là Mẹ của em, rằng Mẹ đã cạo đầu vào chùa ăn chay trường để cầu mong Cha em bớt tội vì trong một chuyến đi thăm Cha cách đó một hai năm, Mẹ thấy doanh trại Cha bốc mùi hôi thối và Cha giải thích là Cha đã cho mổ bụng vất lên nóc trại những gan và mật của tất cả các tù binh Việt Cộng bị trọng thương mà quân lính của Cha bắt được trong những cuộc hành quân, vừa xem gan bọn Việt Cộng to đến đâu mà dám chống Mỹ, vừa giúp duy trì tinh thần hăng say “Sát Cộng” trong đơn vị tác chiến của Cha. Mẹ kinh hãi khóc lạy xin Cha dừng tay tàn ác, để đức lại cho em là đứa con gái duy nhất và là đứa con út của gia đình, nhưng Cha em quát mắng, cấm Mẹ từ nay không được bước chân đến tiền đồn khóc lóc làm nhụt chí chiến đấu của chiến sĩ, lại dám vái lạy tứ phương hương linh cộng sản siêu thoát. Mẹ trở về Sài Gòn quy y tam bảo. Hôm đó mẹ em mới từ chùa về thăm đứa con gái cưng mà mẹ đã bỏ lại ở Sài Gòn một mình đi học chốn Sài Thành, và bà núp sau tấm màn nhìn ngắm người bạn trai tên Hữu Phước của em chắc để cầu nguyện Trời Phật điều gì đó tốt đẹp cho đời em như cái tên người bạn trai ấy.

    Em ơi là em, sao em lại kể anh nghe câu chuyện khủng khiếp ấy! Ba Má anh dạy anh không được tham nhũng, không được ăn hối lộ, phải trọng nghĩa khinh tài, phải giúp người giúp đời, phải làm đủ thứ điều tốt, nhưng trong tất cả các lời dạy bảo ấy còn có mệnh đề quan trọng và khắc nghiệt rằng “con trai nhờ phước của Mẹ, con gái nhờ đức của Cha”, rằng phải sống đàng hoàng để con trai và con gái của mình hưởng đức và hưởng phước, rằng cũng vì vậy mà phải né tránh lập gia đình với con trai và con gái kẻ ác nhân thất đức vì cuộc đời đôi lứa về sau gánh quả báo sẽ chẳng ra chi.

    Tôi ra về, hôm ấy đi lạc đường vì lòng bấn loạn, và không bao giờ đến nhà nàng nữa. Trong lớp, tôi tránh mặt nàng, vài tháng sau qua năm Đệ Nhất (lớp 12) nàng u buồn, héo hắt, không còn đầy đặn tươi tắn như Vệ Nữ trước kia, có lẽ nàng cho rằng chàng trưởng lớp sĩ khí hào hùng thích làm thơ và vẽ tranh tặng nàng ắt đã bị mê hoặc bởi hoa khôi Lý Quỳnh Hoa đẹp hơn cả diễn viên điện ảnh Catherine Jetta-Jones sau này, vì Quỳnh Hoa đã khiến từ thầy giáo già đến học trò trẻ ai cũng đều say đắm, và vì Hoa là con gái duy nhất của một nhà tài phiệt mà ngôi nhà mặt tiền đường Tự Do (nay là Đồng Khởi) làm ngay cả đám học sinh hippy giàu có trong lớp cũng phải như nhà quê khi rón rén đi thang máy Otis lên quầy bar phòng nàng ở tầng hai, vì dù họ là con cái tướng tá, đi học có sĩ quan lái đoàn đoàn xe Jeep đưa đến trường mà nhà họ còn chưa có thang máy thế kia. Nàng đâu biết là tôi chỉ đến nhà Hoa mỗi một lần vì lịch sự, và ngay khi nàng bỏ trường ra đi mãi mãi, tôi cũng bẻ cọ, vất giá vẽ, để các túyp màu khô cứng với thời gian.

    Tiếng xích sắt các chiến xa Liên Xô T-54 rít trên đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) truy đuổi tàn quân Việt Nam Cộng Hòa đang vừa vất bỏ quân phục vừa tháo chạy bộ về Miền Tây nhằm nhập đoàn với cánh quân nào đó còn tử thủ ở khu vực Châu Thổ Sông Cửu Long, cùng tiếng súng AK đanh gọn chát chúa làm tôi lo lắng cho nàng. Lữ Phương Anh cho tôi hay rằng một tuần trước ngày 30/4/1975, gia đình Lý Quỳnh Hoa rời khỏi Sài Gòn sau khi hai trực thăng có lẽ đã bị bắn hạ hai tuần trước đó cùng với hàng chục lính Biệt Kích Dù do gia đình thuê bay ra Buôn Ma Thuột bí mật tìm đón nhà tài phiệt đang bị kẹt khi thăm đồn điền. Tôi phone vài người bạn thân trong lớp và nghe những nội dung khủng khiếp như “tớ sẽ tử thủ với Bố tớ”, “mầy học giỏi hơn tụi tao, con gái ai cũng mê mày, chạy liền qua Mỹ đi Phước, tương lai mầy ở bên đó”, “ông vô Tân Sơn Nhất liền đi ba má tui nói giao em gái tui cho ông đưa qua Mỹ làm chồng nó”, “bạn làm ơn làm phước vô nhà mình ăn nằm liền với hai đứa em gái mình chứ mình mà tự sát rồi thì tụi nó cũng bị Việt Cộng hãm hiếp à”, “tôi vừa kiếm được một khẩu súng nhỏ của Ý, sẽ tìm cách trốn vô rừng lo kế phục quốc”, và “vĩnh biệt Phước, bạn hiền”. Và một tuần sau ngày 30/4/1975, tôi nghe tin một số bạn nam và bạn nữ học chung lớp tôi đã bị cha và anh của họ khi thất thủ từ các mặt trận giả dạng thường dân chạy bộ về đến Sài Gòn do không thể chen chân vào Tòa Đại Sứ Mỹ đã hoặc dùng súng hoặc dùng thuốc độc giết sạch người thân rồi tự sát. Cục Tâm Lý Chiến / Chiến Tranh Chính Trị Việt Nam Cộng Hòa vì muốn quân Cộng Hòa chiến đấu tử thủ (để lãnh đạo các cấp kịp thời gian đào tẩu) đã tung tin hù dọa rằng Cộng sản sẽ có cuộc tắm máu tất cả quân nhân Cộng Hòa, hãm hiếp vợ cùng con gái họ rồi bắt làm “hộ lý” tức…phục vụ sinh lý cho bộ đội Cộng sản, không ngờ chỉ khiến quân đội Cộng hòa khiếp đảm vất súng bỏ chạy tán loạn, và nhiều sĩ quan giết sạch gia đình mình, tự gây ra bao cảnh tang thương, làm tôi không còn bất kỳ người bạn học thân thiết thời trung học nào còn sống trên đời. Tôi lo lắng không biết viên sĩ quan cao cấp thích mổ bụng ăn gan treo phơi mật Việt Cộng có đã kịp đưa hai mẹ con nàng thoát chạy ra biển Đông Hải lên Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ; không biết hai viên sĩ quan ấy có như những sĩ quan là Bố các bạn học nam và nữ khác của tôi: chạy về Sài Gòn dùng súng giết sạch gia đình rồi tự sát; không biết hai viên sĩ quan ấy đã đền tội trên đường tháo chạy, còn hai mẹ con nàng phải hoặc tự động vượt biên, tự động chạy về Miền Tây theo dòng người hoảng loạn, hay đã cùng nhau dắt díu vào trao thân nơi cửa Phật, sớm tối kinh kệ đền tội lỗi của cha, anh; và không biết nàng có quay về nương náu Huế Hương Giang.

    Thời gian đã qua lâu gần 36 năm. Những lần ra Huế công tác, tôi tránh tất cả các chuyến tham quan và không chịu đến các cảnh chùa, chỉ biết cắm đầu làm việc rồi đi ngay ra Phi Trường Phú Bài hoặc bảo xe chở đến Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quang (Đèo Hải Vân) viện cớ ngoạn cảnh rồi vào luôn Đà Nẵng đáp máy bay về Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ vì sợ nhìn thấy nàng hay nàng nhìn thấy nơi cửa Phật tôn nghiêm. Viết câu chuyện tình tự kể này để thấm thía nỗi buồn chiến tranh và sự kinh hoàng của chiến tranh. Người ta có bức ảnh và đoạn phim tướng Nguyễn Ngọc Loan của quân đội Việt Nam Cộng Hòa giơ khẩu Colt bắn vào thái dương chiến sĩ cộng sản tù binh Bảy Lốp đang bị trói thúc ké, và lên án hành vi mất nhân tính của vị sĩ quan cao cấp ấy của quân đội Cộng Hòa, người lẽ ra phải biết thế nào là cư xử đúng đối với một tù binh chiến tranh theo công ước quốc tế mà Mỹ hay rêu rao và Phương Tây văn minh thường xưng tụng. Người ta chỉ có những câu chuyện chốn ngục tù do các tù binh Cộng sản còn sống sót và được cách mạng giải thoát kể lại. Nhưng người ta không có bức ảnh nào về việc moi gan mật của Việt Cộng ném đầy trên nóc doanh trại của một sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa cũng như chẳng một tù binh Cộng Sản nào còn sống sau khi bị moi gan mật kể lại, để biết cái kinh khủng của sự thật kinh hoàng hơn việc xử tử cán binh Bảy Lốp, để những kẻ chống Cộng điên loạn ở hải ngoại phải xấu hổ và bọn trẻ ranh điên rồ ở Việt Nam phải câm miệng két, không tiếp tục nhơi lại những luận điệu chống Cộng. Sự thật đó chẳng ai biết vì những cựu quân nhân trong trung đoàn ấy chẳng dại gì kể lại để bị cách mạng liệt vào loại “có nợ máu với nhân dân”, còn các chỉ huy cao cấp của họ được Mỹ cứu thoát chẳng dại gì kể lại để còn giữ thể diện rằng mình vẫn còn là con người để tiếp tục huy động vốn USD của kiều bào nhẹ dạ rồi hò hét chống Cộng đầy khí thế ở hải ngoại. Song, không ai biết cũng chẳng hề chi, vì hãy để những chiến sĩ vô danh được yên nghĩ trong k‎ý ức những cha mẹ liệt sĩ, thay vì để họ đớn đau biết con họ không hy sinh trên chiến trường mà bị quân thù mổ bụng moi gan, còn thây bị vứt làm thức ăn gia súc không bao giờ tìm ra dù chỉ một lóng xương để còn có được một nấm mồ.

    Như một chứng nhân lẻ loi, tôi chỉ tự an ủi rằng vị sĩ quan tàn ác thích moi gan mật tù binh Việt Cộng ấy đã có một người vợ hiền đức và một đứa con gái út thánh thiện thơ ngây, những người đã khổ đau và kinh hãi trước những hành động thú tính dã man của hắn. Nếu nàng vẫn còn sống trên cõi đời này và các bạn học chung lớp của tôi và nàng có đọc bài viết này và biết nàng ở đâu để kể lại cho nàng, tôi mong nàng sẽ hiểu cho tôi khi đã không thể vượt qua cơn chấn động trước sự thật quá đỗi kinh hoàng, và biết là “xxxxx ơi, anh chưa bao giờ không nhớ đến em”.

    …Một niềm yêu lận đận
    Một lòng tin bơ vơ
    Nghe tim chừ buốt lạnh

    Kỷ niệm bỗng xa mờ…

    Thôi lại về lặng lẽ

    Nhặt lá của mùa xưa

    Phơi trong lòng nắng hạ

    Sưởi cho ngày đông mưa! (*)

    … Ai cũng có nỗi niềm

    Chỉ là không bày tỏ

    Đôi khi gửi vào gió

    Thổi hạt buồn bay xa (**)

    Ghi chú:

    • Nguyễn Mãi Quốc says:

      Hà hà hà!!! chuyện dỏm và xạo thế mà cũng là chuyện!!! Đọc sơ qua là biết ngay do bọn Văn nô hạng bét xịa ra rồi thêm tí mùi…..nước mắm cho mùi mẫn lâm ly bi đát kiểu cải lương, xưa rồi Diễm ơi!!!!

      Này nhé, chuyện “mổ gan, mật, VC ném lên nóc trại đến thối um lên” rõ là xạo, vì không hề có một sĩ quan oai hùng nào của Quân Đội VNCH lại được phép làm những hành vi man rợ ấy. Các anh sĩ quan VNCH đều có học ít nhất là Tú Tài, chứ có đâu dốt nát như mấy anh sĩ quan VC???? Hơn nữa, cấp trên của cha “cô em xứ Huế” chắc chắn là bỏ tù ông ta chứ để yên sao?? Bao nhiêu tù binh VC khi được trao trả về Bắc đã xin chiêu hồi, số đi về thì mập ú trắng tươi, so với đám tù binh VNCH bị bọn VC bắt và trả về sau khi bị hành hạ đánh đập bỏ đói???

      Nói chung là chuyện phịa của em chưa đáng ba xu, cần phải có trình độ cỡ như Trần Bạch Đằng viết truyện “Ván Bài Lật Ngửa” thì mới đáng được ba xu. Các em xứ Huế cũ thì ai cũng biết vụ thảm sát Tết Mậu Thân và cuộc sống đất nước VN khốn nạn ra sao từ sau ngày “phỏng giá….i” chắc chắn nếu cho các em một điều ước, thì điều ước đó là cho các em được sống lại những ngày yên bình cắp sách đến trường dưới sự che chở của các anh lính oai hùng VNCH ngày nào!!!

    • Phan Nguyen says:

      Cần phải xem lại ngày tháng của bài viết ở đầu trang và năm tháng được nhắc nhở sau đó. Tay cứ đập vào mồm là thế nào? Nói chung là có chất thơ và…mìn, có khá hơn kiểu tuyên truyền lộ liểu ngày trước.

    • Hồng Phạm says:

      Gã HHP này thật tình là 1 tên thất phu trơ trẽn nhứt.Đặt 1 câu chuyện không có thật, bôi nhọ 1 quân đội đã tan hàng không còn để có thể kiện gã ra tòa về tội vu cáo. Loại người hèn hạ vô lương… tội nghiệp những đứa bé phải gọi gã bằng cha

      • HẢI says:

        Thông cảm cho hắn ta ăn lương viết bậy cho vừa lòng chủ !

  3. vuxuanmoi....rợ..... says:

    Nghị Viện ( Lưởng viện Quốc Hội ) và thành phần Tư bản Mỷ đều vì….quyền lợi đảng phái,phe nhóm mà thôi. Người dân Mỷ chịu nhiều chua cay…khốn cực…!!!! vì bọn Tư bản và bọn cầm quyền thuộc Hai đảng : Dân Chủ và Cộng Hòa….. . Đả qua,hiện tại sẻ đến…nhửng mưu-mô xảo trá của : Mỷ phải bị đào thải….,đưa nước Mỷ đến chổ lụng bại;;;;!!!vì tội lổi của bọn Tư bản quyền lực gây ra….. . Ngày 30 tháng Tư năm 1975 là……đau thương của nhửng người dân chơn chất thiệt thà…..cả tin vào ” Bọn làm chánh trị của VNCH và Mỷ “.

  4. nguyenha says:

    Dã nói thì nói cho hết.Kissinger dã nói”nếu nói họ(CS) thống nhất Dất Nước vì lòng yêu nước,là nói cho vui,chứ thực ra vì bao-tử.”Chiến thắng không vì lòng yêu nước,vậy chiến thắng dó là gì???câu trẫ lời dành cho các bạn….!!(dó là Kissinger nói chứ không phải tôi dâu nhe!)..Vâng dúng Kissinger là môt tên “xảo-Quyệt”,nhìn tóc quăn của hắn thì biết,bởi thế mới có câu:ngưu tìm ngưu,mã tìm mã.Hắn nhận xét một thằng ăn cướp, chắc chắn chính xác hơn nhận xét một kẻ lương thiện.Nhân mùa 30/4,tôi kể một câu chuyện thật xẩy ra trên vĩa hè phố Saigòn mà tôi dược mắt thấy tai nghe:Một anh bộ-dội cụ Hồ ghé lại một quán vĩa hè mua con Búp-bê,làm thân thiện với bà bán hàng,tuôỉ kha khá,gọi bà là Mẹ,hỏi bà có mấy con,bà trả lời có 3 cô,chú cán bộ nói:sao mấy cô không giúp Mẹ,bà bán hàng trã lời cho di ở hết,chú CB lại bảo
    sao lại cho di ở với tư-bản,bà bán hàng trã lời môt cách dứt khóat:di ở với bọn nhà giàu còn có
    miếng cơm,miếng cá mà ăn,chứ di ở với nhà nghèo thì chỉ có củ sắn,củ khoai!! Chú CB vôi vàng quay di,miệng nói lẩm bẩm(tôi nghe rõ):dồ phản dộng.!! Dúng như vây cả hai Miền Nam-Bắc dều tay sai cho ngọai bang,có diều Miền Nam dược tiếp cận với Thế-Giới Tự-Do,do dó “có da có thịt”,còn
    Miền Bắc thì CS,nhìn Hanoi những năm tháng trước 1975 thì biết! Khi Cs thắng miền Nam,khi các nước”anh em”còn nhiều,tha hồ mà”nổ”,nay còn lại dăm ba nước “què quặc”sống nhờ vào”hầu bao”
    tư-bản(xin dừng nói Mỹ nợ Tàu,mà bé cái nhầm),ngay cả nền kinh-tế của Tàu dược khấm khá chính là nhờ bơ-thừa,sửa cặn của tư-bản,hay nói khác hơn nền kinh tế tiêu xài của Mỹ!!Chủ nghĩa CS chỉ còn lại hồn ma,xác quỷ mà thôi.36 năm nhìn lại,không gì bằng dọc lại câu thơ Phùng-Quán:
    –”30 năm,có tên tuổi dổ bê-tông,
    phút chốc thành vụn nát.
    –30 năm báo lại dăng Trần-Dần,Phùng-Quán…
    Tóm lại:chiến thắng(kháng chiến) lâu rồi ,khiến chán thôi!!

  5. LÃO GIA và HỘI LƯU VONG --- CALI , USA says:

    Đại diện cho Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ , Giỏi – Khôn và Xảo quyệt như Kissinger , mà rốt cuộc cũng phải thú nhận thốt lên -nhận Sai lầm và Khâm phục CSVN . Nữa là nói chi đến Thiệu -Kỳ và đám tàn quân bại trận chỉ dẻo võ mồm nơi nao ?

  6. Vũ thiện Tâm says:

    Thắng thì đã được gì? Và thua thì đã được gì? Chúng ta cần phải suy nghĩ cho kỹ các nước khác đến giúp mình cũng vì quyền lợi của đất nước họ mà thôi. Chỉ cần suy nghĩ thật là giản dị có khi nào mình đi ra đường mà tự nhiên có người đến cho mình tiền, cho quà hay giúp mình việc này, việc nọ không? Trên ‘trường quốc tế’ cũng tương tự. Chẳng có ông Nga, ông Mỹ, ông Tầu, ông Nhật, ông Cuba, ông Đại hàn nào tự nhiên đến nước mình để giúp mình mà không nghĩ đến ‘lợi’ cho họ.
    Tưởng rằng mình khôn mà hóa ra mình dại. Tưởng rằng dại hóa ra khôn. Kết cuộc là khôn qúa cũng chết và dại quá cũng chết. Biết ‘sống’ thì sẽ sống.

  7. Đoàn Trung says:

    Nếu không có những nhận định và phân tích từ những nguồn tài liệu mật được bạch hóa thì người VN chúng ta trước 1975 không đủ trình đô nhận biết chính tri,( và dĩ nhiên là trong đó có các vị lãnh đạo Đệ Nhị CH) để tham gia vào việc xếp đặt bàn cờ của Thế Giới hoặc ít ra là hiểu được những mưu đồ của các nước lớn (trong đó có HOA KỲ) và từ đó cho toàn dân biết ,mở rộng dân trí, và tạo sự tín nhiệm của toàn dân, nếu sáng suốt thì từ khi bị ký hiệp định PARIS 1973 Chính phủ VNCH phải có nhiều bài phân tích, hướng dẫn cho dân VN thấy cái nguy cơ mất nước trên báo chí hoặc Đài Phát Thanh hoặc TV và tìm mọi cách huy động lòng yêu nước từ dân. Nếu được như vậy thì người Mỹ đã không đến độ múa gậy vườn hoang để làm mất chính nghĩa bảo vệ Tự do của VNCH. Đây là một bài học đau đớn và đắt giá cho người VN. Vậy phải nghiên cứu kỹ lợi và hại của mình và cuả người khi cần quyết định và cần nhất là phải thật sự đặt quyền lợi Quốc Gia lên trên hết.

  8. Sigma says:

    Mot thang Do thai dan don nhung nham hiem va ban tien.
    O nha toi , toi treo 1 tam hinh 3D cua thang nay voi 1con dao dam ngay vao mom no.
    Bon Do thai thi luon ban tien va ich ky.

  9. tudo says:

    Sự khác biệt trong chính sách và đối trọng về chính trị giữa giới lãnh đạo Mỹ và CSVN trong cuôc chiến trước năm 75 (và ngay cả bây giờ cho dù đã hòa hoãn với nhau) chỉ là góc cạnh và cái nhìn về con người. Người CSVN bất kể đến tính mạng và tiền đồ dân tộc, sẵn sàng mang tất cả giá trị nhân bản và cuộc sống con người VN để thõa mãn ý đồ chính trị của mình trong sách lược nhuộm đỏ toàn cầu. Chính đấy người CSVN lỳ lợm và ”anh hùng” hơn người Mỹ. Tính lỳ lợm này đang để lại một di hại lớn chưa từng có trong lịch sử VN.

  10. Vũ duy Giang says:

    CSVN đã long trọng vinh danh Ngô bảo Châu được giải Fields(so là giải Nobel về Toán học,để tuyên truyền tuy là”răng đen,mã tấu”,nhưng họ biết trọng đãi”trí thức”), nhưng tại sao CSVN không vinh danh Lê đức Thọ là người VN đầu tiên được giải thường Nobel,dù Thọ từ chối,chớ không như Do Thái Kissinger đã”sơi tái”cả triệu Đô của giải này! Tuy vậy,tại 1 hội thảo IISS gần đây,Kissinger đã thú thật là bị Lê đức Thọ “nắm nũi dẫn đi”(hay bị lừa) từ đầu hội nghị Paris! Như vậy 1 người VN vẫn khôn hơn 1 người Do Thái !!

    • Vũ duy Giang không khác gì Kissinger, bị VC nắm nũi dẫn đi”(hay bị lừa) trong nhiều lần phát biểu ý kiến. VDG chưa thấu hiểu giòng cách mạng hiện đại, nghĩa là con cọp Tàu nay đủ sức để nuốt con chồn huyênh hoang VC. Tàu chưa quyết định nuốt con chồn kia vì còn nghiên cứu cách đánh,đánh làm sao cho bọn VC chạy tán loạn, đạp nhau chết nhục nhã hơn thời VNCH. Không biết VDG có vui và hạnh phúc không khi lịch sử ngày 30 tháng tư năm xưa tái diễn.?

    • Nguyen V N says:

      Bạn Vu duy Giang vẫn chưa hiểu ra là CSVN trong dụng nhân tài NBC hay là bỏ tiền mua chuôc môt người trẻ được Giải toán hoc (làm sao mà sánh đươc Giải Nobel khoa học), trẻ nhưng ngạo mạn tham vọng trèo cao nên nhận tiền dơ dáy củ các tên cươp CSVN.

      Còn CSVN không cho Lê đuc Thọ nhận Giải Nobel Hoà bình vì BIẾT TRƯƠC là chúng ký giấy với Mỹ thôn tính miền Nam 2 năm sau.

      Kissinger làm thơ ngây chạy tội bán Đồng Minh mua tù binh Mỹ..
      Đó là chuyện củ còn chuyện hiên tại là CSVN đang liếm đít Mỹ lạy xin cứu vơt trước TC doạ nạt.
      Và toàn dân đang đứng chung cùng môt khối Đứng lên Lật đổ CSVN.

      NGuyen VN

    • Vũ duy Giang says:

      Trả lời chung 2 ông Ngủ-Yên Hi.En và Ngủ-yên VN: con cọp Tầu cũng chỉ như con”cọp giấy” (mà khi xưa Mao trạch Đông đặt tên cho”đế quốc”Mỹ),chỉ biết”dương oai,diễu võ”,nhưng đã phải”cúi đầu,phủ phục”bà Hilary Clinton ở Hà nội!Hi-en phải học để biết rằng”lịch sử có thể tái diễn,nhưng dưới hình thức khác”,như NẾU 30 tháng tư”tái diễn”thì có thể là”VK chạy toán loạn,đạp nhau…” theo theo sấm truyền thì:”Nguyễn đi,rồi Nguyễn lại về”…VN !!! Có cả ông Nguyễn VN chưa biết là KHÔNG có Giải Nobel KHOA HỌC,mà chỉ có về Y học,Vật lý,Hóa học,và Kinh tế học thôi! Và đợi xem CSVN “tránh”vỏ dưa TQ”, sẽ có trượt ngã trên”vỏ dừa HK”, như VNCH ngày 30 tháng 4,1975 hay không?

Leave a Reply to Hồng Phạm