WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trung quốc thi hành sách lược của Tần Thuỷ Hoàng

trong quan hệ với các nước lân bang và Thế giới

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN -Trung Quốc ngày 29/10/2010. Ảnh tư liệu REUTERS/Na Son Nguyen/Pool

Trung quốc thi hành sách lược của Tần Thuỷ Hoàng trong quan hệ với các nước lân bang và Thế giới. Thế giới ít biết đến chuyện những nhà hoạch định chiến lược của Trung Quốc thường áp dụng những sách lược của các bậc tiền bối Trung Hoa xưa vào hoạch định các chính sách hôm nay và đều thành công.

Người ta đã từng chứng kiến các nhà hoạch định chính sách thời ông Mao áp dụng đó là sách lược “Phô yếu ẩn mạnh” kết hợp với sách lược “Nhẫn nhục nhu hoà để chờ thời phản công” mà khẩu hiệu xưa chính là “quân tử trả thù mười năm không muộn.” Từ chính sách này Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo Trung Quốc sau đó, nhất là dưới thời Đặng tiểu Bình đã thi hành sách lược hoà hoãn bắt tay với Mỹ trong cuộc mặc cả lớn để có Thông cáo chung Thượng hải được ký kết giữa Mỹ và Trung Quốc cuối năm 1975 mà kết quả là Mỹ đã cho Trung Quốc được hưởng “ưu đãi tối huệ quốc” buôn bán vào Mỹ, đổi lại họ dạy kẻ thù của Mỹ là Việt nam một bài học, đó là tấn công xuống phía Nam. Kết quả là dù phải mất 500 ngàn sinh mạng người lính vô tội trong cuộc chinh phạt này nhưng đổi lại có được một nền kinh tế đại nhẩy vọt, tăng trưởng như lên đồng, để rồi hôm nay đã đem về cho đất nước họ với ngân sách dự trữ tài chính khổng lồ là 600 ngản tỷ đôla và một Trung Quốc đại công trường, xí  nghiệp của Thế giới với đủ các sản phẩm từ những cái kim, quần áo đến ti-vi, các hàng điện tử, ô tô và tên lửa, máy bay, tầu thuỷ với giá rất mềm nên dù chất lượng có yếu kém hơn rất nhiều nhưng hợp với túi tiền người tiêu dùng nên đầy sức cạnh tranh Mỹ và thế giới phương Tây. Nay là lúc Trung Quốc thực thi nâng cao chất lượng sản phẩm để lấn át các nước vốn có truyền thống sản xuất các mặt hàng này.

Kinh tế thì là vậy nhưng Trung Quốc đã khéo léo dùng kinh tế để làm đòn bẩy về chính trị và tăng cường vị thế ngày càng mạnh của mình trên thế giới. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, quân sự cổ lỗ nay đã vươn lên là cường quốc kinh tế đứng hàng thứ hai và đang rút ngắn lại khoảng cách với nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ. Đến lúc này, đối tượng mà họ đang nhắm tới chính là Mỹ. Từ máy bay, tầu chiến loại thường nay tiến đến máy bay, tầu chiến tàng hình và điều khiển qua Sentanit với khoa học chiến tranh hiện đại, các dàn hoả tiễn tàng hình xuyên lục địa đối hãm đối biển kể cả hạ vệ tinh trên không gian.

Chính sách của họ lúc này chính là “tiền trảm chi hậu trảm thầu” có nghĩa là cắt tay chân, các rễ nhỏ trước khi đốn gốc chặt đầu kẻ thù. Kế hoạch mà  họ nhắm đến chính là tung các khoản đầu tư kinh tế mạnh hay viện trợ để vừa chiếm thị trường các nước lân bang vừa tước đi ảnh hưởng của Hoa Kỳ hay các quốc gia khác đối với nước nào mà họ nhắm đến.

Thí dụ như Lào và Campuchia, Thái Lan, Indonexia để cắt tay Mỹ và cả Việt Nam  vốn là các quốc gia có ảnh hưởng truyền thống với những quốc gia này. Con đường tầu hoả và xa lộ từ Thượng Hải, Thẩm Quyến xuyên qua Lào, Campuchia, Indonexia, Malaixia, Singapo đã chứng minh hùng hồn điều này. Hiện nay Trung Quốc đang tiến tới lập các công ty sản xuất hỏa tiễn với Indonexia để lôi kéo quốc gia này xa dời ảnh hưởng ngày càng tăng của Hoa Kỳ. Chúng ta nên nhớ Indonexia là chủ tịch khối Aisian năm nay và có vị trí chiến lược ở khu vực Đông Nam Á. Để thắt chặt hơn nữa sự phụ thuộc của các quốc gia này vào Trung Quốc, với Lào họ viện trợ không hoàn lại hàng năm là 20 triệu đô la và tung hàng tỷ đô la vào xây các công trình kinh tế lớn như đập thuỷ điện và xây dựng. Còn Campuchia ngoài số tiền hàng chục triệu đô la viện trợ không hoàn lại, Trung Quốc  đã tân trang toàn bộ quân phục, vũ khí cá nhân cho quân đội nước này và nhận đào tạo các sỹ quan và cán bộ cao cấp cho hai nước nói trên. Tháng 10 vừa rồi, Trung Quốc cam kết ủng hộ công trình xây dựng tuyến đường sắt trị giá 600 triệu đô la giữa Phnompenh và Việt Nam. Tuyến đường này sẽ giúp cho Trung Quốc tiến được một bước quan trọng trong việc hòa nhập toàn bộ Đông Nam Á, kể cả Singapore ở xa tận phía Nam, vào mạng lưới xe lửa của họ. Trên khắp Cam Bốt, hàng chục công ty quốc doanh Trung Quốc đang xây dựng 8 đập thủy điện, bao gồm đập thủy điện khổng lồ với công suất 246 megawatt trên sông Tatay ở Koh Kong. Tổng số chi phí cho các con đập sẽ vượt mức 1 tỷ đô la. Theo ông Cheam Yeap, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân Dân Cam Bốt đang cầm quyền, tổng cộng Cam Bốt đang nợ Trung Quốc 4 tỷ đô la. “Khả năng (Trung Quốc) chiếm quyền kiểm soát là điều không thể tránh khỏi”,  Lak Chee Meng, thông tín viên kỳ cựu của báo Sin Chew Daily tại Phnompenh đã nhận định như vậy.

Sin Chew Daily là một trong 4 nhật báo Hoa Ngữ tại Cam Bốt, phục vụ cho 300.000 độc giả người Khmer gốc Hoa và thêm khoảng 250.000 người nhập cư đến từ Trung Quốc bao gồm di dân và các nhà kinh doanh. “Cam Bốt ngả vào Trung Quốc với vòng tay mở rộng. Đó là cách thức trước đây Mỹ dùng để giành quyền kiểm soát các láng giềng. Địa lý chính trị là như vậy”.

Tuy nhìn bên ngoài thì người ta vẫn tưởng là Trung Quốc hào hiệp tung tiền phát chẩn cho các nước đàn em nghèo khó nhưng thực ra không phải như vậy mà qua quan hệ đầu tư kinh tế, dựa vào thế mạnh về vốn họ đã bành trướng các công ty, xí nghiệp của Trung Quốc ra nước ngoài một cách dễ dàng và đại thành công, đó là khi kinh tế Trung Quốc tràn vào Campuchia thì kinh tế hai nước mỗi năm buôn bán đạt mức 2 tỷ đô-la nhưng hàng hoá của Campuchia và Trung Quốc chỉ đạt 200 triệu mỗi năm. Như vậy thâm thủng mậu dịch là 1 tỷ 800 triệu đô la. Còn Lào thì con số còn thậm tệ hơn nhiều. Cán cân thương mại hàng năm là 2 tỷ 500 triệu nhưng hàng hoá của Lào vào Trung Quốc chỉ là 200 triệu mà phần lớn là gỗ quý và nông sản. Thâm thủng là trên 2 tỷ đô la. Lào và Campuchia vì những món lợi trước mắt đã dần xa Việt Nam xích gần lại dưới bàn tay điều khiển của thầy phù thủy Trung quốc hơn.

Việt Nam thì con số thương mại báo chí đưa ra năm 2010 là 40 tỷ đô la, trong khi đó hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc là 7 đến 10 tỷ, còn bên kia là 30 tỷ nghiêng về phía Trung Quốc. Như vậy Trung Quốc đã dùng “mỡ cá để rán cá” và càng buôn bán với Trung Quốc thì cán cân thương mại càng thâm thủng mạnh hơn. Trong khi đó người ta thấy tổng kim ngạch buôn bán giữa Hoa Kỳ và Việt Nam năm 2010 là trên 20 tỷ đô la và cán cân thương mại Việt Nam vào Mỹ là 17, 5 tỷ đô la. Như vậy rõ ràng kinh tế Việt Nam phát triển là do quan hệ với Mỹ và các nước khác chứ không hề đi lên từ quan hệ với Trung Quốc, trái lại chỉ thâm thủng nặng nề hơn mà thôi. Nếu không duy trì quan hệ buôn bán với Hoa Kỳ và châu Âu thì kinh tế Việt Nam sẽ lại quay về thời kỳ bao cấp khi xưa không hề sai khác và không thể trông vào sự viện trợ của ông bạn láng giềng này.

Trung Quốc biết ảnh hưởng của Việt Nam rất lớn với khối Asian và là một vật cản hiệu quả sự bành trướng về biển Đông của họ nên đang có xu hướng uyển chuyển hơn trong việc vận động Việt Nam đi đến ký kết về một hiệp ước biển để giải quyết rốt ráo, phá đi rào cản cuối cùng để làm ông chủ biển Đông. Mọi người đang hồi hộp chờ đợi người hùng Mỹ sẽ làm gì để phá thế trận Trung Quốc đã và đang miệt mài làm nhằm cô lập và cắt đi mọi ảnh hưởng truyền thống của Hoa Kỳ tại khu vực quan trọng này.

Tư duy Đông phương nghe lướt qua thì nhẹ nhàng và thâm thuý nhưng khi đi sâu vào trong thực tế mà Trung Quốc áp dụng mới thấy thật là thâm hiểm không như mọi người cứ nghĩ chỉ là “cổ sơ và thâm thuý nhu hoà.” Người ta đã nhìn thấy họ đang chuyển sách lược từ “lấy nhu chống cương” nay lấy cả “nhu và cương chống cương”, đó là sách lược của hảo hán Trung Hoa trên sân khấu chính trị thế giới.

Ngày 19 tháng 4 năm 2011.

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

 

 

 

10 Phản hồi cho “Trung quốc thi hành sách lược của Tần Thuỷ Hoàng”

  1. Trung quốc có sách lược hay dùng cách gây sức ép để buộc đàn em phải hành động theo ý của mình điều khiển qua viện trợ kinh tế và quân sự. Xưa Việt nam đã là một nạn nhân của chính sách này và nay là Bắc Triều tiên. Tôi cho rằng những nhận xét của bạn đọc đều chính xác.
    Còn Mỹ thì chuyên nhìn vào tài nguyên của các nước khác và gây chiến tranh. Họ xúi giục dân nổi loạn. Bình thường thì họ giả nhân giả nghĩa làm bạn, khi không được như ý là giật dây làm loạn ngay. Bài học ở I rắc, Libya là những chứng minh hùng hồn nhất. Đã thế,lại chơi bài cấm vận và lôi kéo cả bầu đoàn thê tử các nước châu Âu tham gia. Vì thế, bác Triều tiên, Cu ba là nạn nhân của các chính sách này. Nhưng nhiều khi cấm vận lại có tác dụng phản ngược. Như Bắc Triều tiên càng cấm vận họ càng phải sản xuất vũ khí để bán, càng giỏi về chế tạo hỏa tiễn và thầu ngầm để bán ra thị trường và phòng vệ đất nước. Không chừng họ cho Mỹ bài học lớn chẳng khác gì bài học từ Việt nam.
    Trung quốc, Mỹ đều là những kẻ có lịch sử tồi tệ nhất gây ra bao thảm họa cho nhân loại. Cho nên, Việt nam giờ họ không tin cả hai nước này nhưng chơi kiểu lá mặt lá trái trắng trợn như hiện nay là liên minh với Trung quốc mà mới đây 2 tháng vẫn phản đối Trung quốc chiếm đảo biển của mình và được Mỹ ủng hộ. Đó là kiểu quan hệ không lịch sự, không đúng với thuàn phong mỹ tục người Việt nam chúng ta xưa nay.
    Trần Hoài Nam

  2. Quan hệ Việt nam và Mỹ chỉ như bà già và kẻ cướp gặp nhau mà thôi. Chẳng qua chỉ là lợi dụng lẫn nhau chứ không phải là thực tâm. Mỹ thì một mặt muốn quan hệ với Việt nam để chặt tay, cô lập Tung quốc nhưng lại muốn có dịp là lật đổ nhà nước cộng sản này. Còn Việt nam thì lợi dụng Mỹ để phát triển kinh tế cho các quan làm giầu nhanh và là cân bằng thế lực để phòng Trung quốc chơi mình. Nhưng lại sợ Mỹ lật đổ nên nay quan chức giầu có cả rồi thì họ sẵn sàng dù thà mất đảo, mất biển còn hơn bị lật đổ là hết cả tiền của nhà cửa và có khi mất cả mạng nên họ sẵn lòng theo Trung quốc.
    Đó là bức tranh thật về quan hệ Mỹ Việt.
    Còn Trung quốc quan hệ với Mycungx vậy, sợ cuộc cách mạng Hoa lài nên nay sẵn sàng thương thuyết với Việt nam để cô lập Mỹ và sẵn sàng giáng trả Mỹ nếu như bị Mỹ cản mũi. Nhưng trước tiên họ sẽ dùng Bắc Triều tiên đàn em để chơi Mỹ rồi mới can thiệp trực tiếp đối đầu với Mỹ cũng giống như xưa dùng Việt nam là người lính xung kích chơi Mỹ vậy. Nay Việt nam khôn không đương đầu trực diện với Mỹ như Trung quốc mong muốn, nhưng không liên minh như Mỹ mong muốn. Mỹ làm gì lại là chuyện cần phải lý giải đúng như các bạn đọc đã góp ý. Theo chúng tôi đây là bài báo rất khách quan không nghiêng về bên nào mà nói lên sự thật.
    Nguyễn Mạnh Hùng

    • nvtncs says:

      Nations have no permanent friends and no permanent enemies. Only permanent interests.

  3. nvtncs says:

    Xin được giới thiệu một bài phân tích về tình hình Cộng SảnTrung Quốc, Google dịch: ( Bài chính bằng Anh ngữ ở sau )
    ————————————-

    Biên tập viên lưu ý: “Jaime của Trung Quốc” là một cột hàng tuần về xã hội Trung Quốc và chính trị. Jaime FlorCruz đã sống và làm việc tại Trung Quốc kể từ năm 1971. Ông nghiên cứu lịch sử Trung Quốc tại Đại học Bắc Kinh (1977-1981) và từng là phóng viên của tạp chí TIME Bắc Kinh và là trưởng phòng (1982-2000).

    Bắc Kinh, Trung Quốc (CNN) – Trong một cuộc họp bàn tròn với các cố vấn của chính phủ và các nhà nghiên cứu của một chính phủ chạy nghĩ rằng xe tăng vào ngày 14, Thủ tướng Ôn Gia Bảo ra lệnh cấm chúng để lắng nghe tiếng nói của người dân và chuyển tiếp các trung thực với các nhà lãnh đạo hàng đầu.

    Wen gọi để nói sự thật ra vào thời khi các nhà chức trách Trung Quốc đang làm tròn lên bất đồng chính kiến ​​và còi-muzzling máy thổi. Một mâu thuẫn?

    Các nhà phân tích nói rằng tuyên bố của Wen được thiết kế để chống lại chủ nghĩa hoài nghi công cộng và để cảnh báo các quan chức chống lại nói dối hoặc pandering để up cao hơn. Những người khác cho thấy nó chỉ có thể là một phần của quản lý khủng hoảng của Bắc Kinh.

    Bình luận hàng ngày của một người giải thích rằng kháng cáo của Wen là có nghĩa là để gợi ra những đánh giá chính xác tình hình như vậy chính quyền có thể đối phó với vấn đề hiệu quả. “Tôi không nghĩ rằng đó là trái ngược với chiến dịch đàn áp của đảng về dissents”, ông Wenfang Tang, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Ohio. “Wen đang cố gắng để thúc đẩy tính hợp pháp của các bên, ít nhất là trên bề mặt, trong khi các bất đồng chính kiến ​​muốn tiêu diệt nó.”
    Trung Quốc gọi ra Hoa Kỳ về nhân quyền
    Tôn kính nghệ sĩ Trung Quốc mang nhãn hiệu hình sự
    Đàn áp bất đồng chính kiến ​​ở Trung Quốc

    Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nhìn thấy chính quyền cộng sản tại Georgia, Ukraine và Kyrgyzstan quét bởi bất ổn chính trị gọi là “cuộc cách mạng màu”. Bắc Kinh cũng đã theo dõi chế độ độc tài ở Trung Đông và Bắc Phi lật đổ bởi cuộc nổi dậy nổi. Sự sụp đổ của các chế độ này đã gây ra bóng ma của một Trung Quốc “cách mạng hoa nhài.”

    Điều đó dường như không có khả năng – được nêu ra. Hơn 30 năm sau cái chết của Mao Chủ tịch, các chế độ cộng sản đã xây dựng một trong những thành công nhất của chính phủ độc tài trên thế giới, cung cấp hai con số tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn giữ một bên của nó nắm.

    Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc lo sợ dịch luan (hỗn loạn). “Họ không tự mãn”, một quan chức Đảng Cộng sản đã về hưu, người đã từ chối để được xác định. “Họ có thể không đồng ý về cách thức và phương tiện nhưng họ đồng ý về một mục tiêu mà chính phủ chống các hành vi sẽ được nipped ở chồi ở tất cả các chi phí họ làm. Không quan tâm những gì người khác và các quốc gia sẽ nói.”

    Họ có lý do tốt để băn khoăn. Các nước này đang phải vật lộn với lạm phát cao, tham nhũng đặc hữu, mối quan tâm ngày càng tăng và ô nhiễm một khoảng cách rộng giữa người giàu và người nghèo. Họ lo ngại bùng phát xung đột sắc tộc tại Tây Tạng và Tân Cương, có kinh nghiệm vụ bạo loạn đẫm máu trên đường phố trong năm 2008 và 2009, tương ứng.

    Lãnh đạo Trung Quốc đã cố gắng để giảm bớt áp lực. “Tính toán của họ là nếu chính phủ có thể giữ cho nền kinh tế đang tăng trưởng và công ăn việc làm và tiền lương ngày càng tăng, tính hợp pháp của ĐCSTQ sẽ được duy trì,” nói rằng Trung Quốc-watcher Drew Thompson. “Nhưng những thách thức của phát triển bất công xã hội, thiệt hại về môi trường và duy trì tăng trưởng kinh tế cao sẽ tiếp tục ám ảnh các nhà lãnh đạo.”

    Để tránh riêng của mình “cách mạng hoa nhài,” Bắc Kinh đang thực hiện các biện pháp để công ty có quan điểm bất đồng trong nụ nip này. Cảnh sát đã bắt giữ điểm số của các nhà đối kháng, bao gồm cả luật sư và các nghệ sĩ Ai Weiwei nổi bật. Khối kiểm duyệt Internet và các trang web mạng xã hội như YouTube, Facebook và Twitter. Đồng thời, lãnh đạo Trung Quốc cố gắng để dự án một cảm giác bình tĩnh và bình thường. Bên trong nội bộ nói rằng chiến thuật này được gọi là neijin waisong – “. Bên trong chặt, xuất hiện lỏng lẻo từ bên ngoài”
    tính toán của họ là nếu (Bắc Kinh) có thể giữ cho nền kinh tế đang phát triển … tính hợp pháp của ĐCSTQ sẽ được duy trì
    - Drew Thompson, Trung tâm Nixon
    CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

    Trung Quốc
    Bắc Kinh
    Chính sách nhân quyền
    Ôn Gia Bảo

    Tại buổi họp báo vào cuối kỳ họp hàng năm của cơ quan lập pháp của Trung Quốc tháng trước, tôi yêu cầu Thủ tướng Ôn nếu ông nghĩ rằng cải cách chính trị đã được khẩn cấp cần thiết để lãnh đạo tốt hơn có thể giải quyết khiếu nại của người dân và ngăn chặn bất ổn xã hội. Các giải pháp, ông trả lời, đã được cải cách chính trị – nhưng đó là dần dần cải cách và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. “Nó không phải dễ dàng để theo đuổi chuyển dịch cơ cấu chính trị ở một đất nước 1,3 tỷ dân,” ông nói. “Nó cần phải diễn ra một cách có trật tự, dưới sự lãnh đạo của đảng.” Wen nói thêm: “Hiện nay, tôi nghĩ rằng các mối nguy hiểm lớn nhất nằm ở tham nhũng, và loại bỏ nơi sinh sản của tham nhũng nhu cầu cải cách hệ thống và cấu trúc.”

    Thủ tướng Ôn không nhất thiết phải thúc đẩy cải cách cấp tiến chính trị, các nhà phân tích nói. Thay vào đó, nói rằng Đảng Cộng sản chính thức nghỉ hưu “, ông ủng hộ sự minh bạch và trách nhiệm để giải quyết vấn đề hiệu quả, tránh tình trạng hỗn loạn và củng cố sự lãnh đạo của Đảng.”

    Wen nói của những người ngưỡng mộ ông là một nhà cải cách hàng đầu. Tuy nhiên, ông nghe như một tiếng nói đơn độc giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc. Ngô Bang Quốc, Chủ tịch quốc hội Trung Quốc và số 2 trong hệ thống phân cấp của đảng, tháng ba loại trừ khả năng của một nền dân chủ đa đảng ở Trung Quốc.

    Giáo sư Wenfang Tang: “Câu hỏi đặt ra là liệu Wen nỗ lực để thúc đẩy bên trong của bên dân chủ sẽ có một tràn giao ảnh hưởng chính trị đối lập bên ngoài bên phong cách của ông là khác nhau từ Hồ Cẩm Đào và kỹ khác Ông là tình cảm và vô cùng phổ biến,.. thích xuất hiện trước máy ảnh và âm thanh tạo ra cắn. ”

    Một số nhà quan sát tự hỏi, nếu Wen tuyên chỉ là một phần của một “cảnh sát tốt, xấu cảnh sát” câu đố, với Wen chơi các nhà lãnh đạo có đầu óc cải cách và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chơi lót cứng.

    Nhưng có thể có một lý do khác tại sao các Wen 69 tuổi, cảm thấy tự do hơn để nói ra trong những tháng gần đây. hai ông kỳ năm năm sẽ kết thúc vào tháng ba năm 2013, sau đó ông dự kiến ​​sẽ đi vào quỹ hưu trí bán.

  4. Nguyễn Mãi Quốc says:

    Thời xưa, VN bị Tàu cai trị phải cống nạp phẩm vật hằng năm, chọn người tài, mỹ nữ đem dâng hiến cho đủ số yêu cầu. Ngày nay, CSVN phải đem toàn bộ số tiền lợi tức thu được khi xuất cảng sang Mỹ, Âu Châu nộp cho quan Tàu. Đem gái Việt sang Tàu không kể số để làm gái, đem dân sang ngoại quốc để làm nô lệ, kiếm tiền về đem nộp cho Tàu. Vừa mới đây, lại ký kết nhượng thêm cho Tàu biển đảo, đất đai gì nữa mà toàn dân không ai được quyền biết rõ bọn CSVN đã dâng bán những gì.

    Trong việc ngoại giao với lân bang, thì đã ngu dốt nghe theo lời dụ dỗ của Tàu, ký tên rút bỏ quyền phủ quyết trên dòng sông Mê Kông vào năm 1995, để đến bây giờ Tàu và Thái Lan xúi Lào xây đập thủy điện để phá vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long của VN, mà ngậm miệng nuốt nhục đek dám làm gì. Đâu phải VN cứ theo năn nỉ hay kềm giữ Lào mãi được?????

    Quản lý đất nước thì ngu muội, ngoại giao với quốc tế thì lòi cái đuôi Vô học dốt nát tham lam, đối với dân chúng VN thì lại tàn ác hung bạo. Tại sao chúng ta, những con dân VN lại chịu khoanh tay ngồi yên nhìn đất nước bị một lũ lưu manh vô học đá cá lăn dưa lãnh đạo như thế này????? Vận nước mạt rồi là tại tất cả chúng ta, không chừa một ai. Trí thức càng cao, học vấn hiểu biết càng nhiều, mà không dám làm gì cả để chung tay góp sức đạp đổ bạo quyền CSVN, thì tội càng lớn, thưa quý vị!!!!

  5. Việt nam đã và đang tiến hành ngoại giao kiểu lá mặt lá trái không giữ chữ tín. Hai chục năm qua bị Trung quốc chiếm đảo biển và Mỹ là quốc gia sát cánh để bảo vệ chủ quyền cho Việt nam, thế mà bỗng chốc trở mặt thì thật không hay chút nào. Việt nam nên biết là nếu Mỹ quay mặt đi thì không những 50 tỷ đô la mỗi năm thu về do buốn bán với Mỹ và châu Âu sẽ mất và nếu bị cấm vận Việt kiều không gửi tiền về nữa là hết hơi ngay. Tôi tin là Mỹ không để cho Việt nam lập lại bài vỡ lòng Trung quốc đã làm.
    Hãy tin là như vậy và hãy chờ. Chuyến đi tới đây của thứ trưởng ngoại giao Mỹ sẽ nói lên điều này.
    Trần Quốc Khánh

  6. quy hoang says:

    Bài này nên dịch sang tiếng Anh gửi đến báo của Mỹ biết đâu sẽ tốt

  7. Cu Tý says:

    1.
    Trước viện trợ sau thầu trọn gói,
    Kià Hoàng Trường đỏ chói máu Hồng,
    Biển Ðông xương Lạc bềnh bồng.
    Non dời biển lấn xót lòng bởi sao.
    Thân Câu Tiễn đớn đau phải chiụ.
    Kiếp Tây Thi bận bịu tình lang.
    Ngậm đào chỉ mận nhặt khoan,
    Cành Nam chùm gởi dọn đàng hồng mao.

    2.
    Trước viện trợ sau thầu trọn gói,
    Nợ ai gieo nên hỏi vì sao.
    Trương bườm lướt gió hùng hào,
    Co giò phóng tới lọt ào ngoài khơi.
    Trận Phong Thần Sấm Trời chuyển động,
    Khắp Biển Ðông gầm rống kình ngư.
    Chim bay cá lượn đặt ngừ,
    Thiên la địa võng quyết trừ hung tinh.

    3.
    Trước viện trợ sau thầu trọn gói,
    Hoa tường leo trổ ngói nóc nhà.
    Hoa Lài thoang thoảng loang ra,
    Hoa xa mời gọi đậm đà kỳ hương.
    Giọng đào nương du dương Mười Sáu,
    Bốn Tốt bày hau háu lông tơ.
    Bướm hoa đua lượn dật dờ,
    Giấc nồng hồ điệp sao ngờ chiêm bao.

    4.
    Trước viện trợ sau thầu trọn gói,
    Kiếp phong trần tôi mọi vì sao.
    Tô hồ trét phấn làm màu,
    Quên tình đoạn nghiã cớ sao phũ phàng.
    Chia rồi họp tan đàn rã nghé,
    Muốn độc quyền chia rẽ rắc gieo.
    Buá liềm nên lắm nạn eo,
    Mác Lê lổi đạo chiụ nghèo lâu năm.

    XÀ ÐẦU LONG VỸ sao lầm !!!

  8. Đúng như vậy! Bài viết thật tuyệt vời đã nêu đúng bản chất của Trung quốc đầy tham vọng và nham hiểm. Việt nam nếu không tỉnh táo để Trung quốc du ngủ thì sẽ thất bại. Vì sao? Vì kính tế Trung quốc nay giầu có thế mà họ vẫn cần làm ăn quan hệ với Mỹ và châu Âu, còn kinh tế Việt nam hỏi có gì? Mới chỉ giầu mấy ông lãnh đạo còn nền kinh tế hầu như là ăn đong. Quỹ dự trữ trước đây là 40 tỷ nay chỉ còn 2 đến 3 tỷ đô la vừa đủ nhập hàng trong 3 tuần là hết. Nếu đi đêm với Trung quốc chông slại Mỹ thì tất nhiên Mỹ sẽ thay đổi quan hệ và mỗi năm khoản thu về 30 tỷ đô từ Mỹ và cũng chừng đó ở châu Âu là kinh tế Việt nam chết “bất đắc kỳ tử”.
    Việt nam định lợi dụng Mỹ làm cán cân thăng bằng quyền lực của Trung quốc nhưng nay đi quá xa, ảnh hưởng đến quyền lợi của Hoa kỳ và thế giới về biển Đông cà hàng hải quốc tế. Như thế khi cần thì kêu gọi họ, khi được Trung quốc ve vãn thì quay mặt đi, lại còn chắp nanh cho giặc. Hỏi kiểu quan hệ lá mặt lá trái này thì ai muốn chơi? Mỹ đã mất quá nhiều tiền của tâm huyết để tổ chức các hội nghị quốc tế tại Việt nam và các nước để bênh vực Việt nam về chủ quyền đảo biển. Nay quay mặt đi như vậy là không đẹp. Chắc chắn Mỹ và châu Âu sẽ phải xem xét lại đường lối ngoại giao của mình với Việt nam.
    Hãy chờ xem. Tôi cho rằng bài báo này của ông Hoàng Hà mới chỉ dừng là đưa ra các dẫn chứng về chính sách ngoại giao xảo quyệt của Trung quốc. Nhưng bạn đọc muốn ông cống hiến viết về các chính sách đối ngoại của Việt nam nhưng ông tránh né. Tuy vậy đây là bài viết hay và thật bổ ích. Tôi cho rằng ông Hoàng Hà là người viết báo hơn là bình luận về các diễn biến thời sự. Xin cảm ơn ông và Báo Đàn Chim Việt.
    Lâm Thao, Phú thọ 21 tháng 4 năm 2011.
    Trần Thái Hà

  9. Võ Hưng Thanh says:

    Các nước sống cùng chung trong một khu vực cũng chẳng khác gì những đình cùng sống chung trong một thôn xóm hay ngôi làng, hoặc ở kề cận nhau, và đều cùng nằm trên một xã, đó tức là thế giới. Tất nhiên, sống gần lâu năm, đều biết tính cách của nhau cả. Mỗi nhà đều có thể có những việc nội bộ riêng, tùy theo thời điểm cụ thể, có khi thoáng qua, có khi kéo dài. Nhưng các cái riêng đó, nói chung vẫn không quan trọng bằng chuyện phải chung đụng nhau bên ngoài, giống như các cá nhân ở cạnh nhau, hay các gia đình ở cạnh nhau, cũng thế. Chuyên lân lý là chuyện luôn quan trọng, bởi nhiều khi khó tránh xung đột lớn với nhau xảy ra, hay chỉ là chuyện bắt gà bẻ bí nhỏ nhặt, hoặc là điều dòm dỏ cái nọ cái kia, hay kể cả sự trấn áp nhau việc này việc khác. Các điều đó rất dễ có, nếu tất cả đều không bị chi phối bởi một trật tự chung nào đó. Có nghĩa nó vẫn hay thường xảy ra bình thường lắm. Nên mọi cái an toàn trong thôn xóm vẫn khó để có thể xem thường được. Đó là điều hiển nhiên khôn hồn thì ai nấy lo, chớ có tin chắc vào anh hàng xóm, để nhiều khi sẽ xảy ra điều khó xử, hoặc có điều giở quẻ nào đó hiểm nghèo, thì dám chắc kẻ ỷ y sẽ bị lãnh đủ. Đó cũng là kinh nghiệm giao du trong xã hội, mà rất nhiều khi đều có các bài học đắt giá, không thể nào sửa sai hay quên đi được. VN ờ gần ông TQ, cả ngàn đời nay cũng đều biết tính nhau hết cả rồi. Cài gì thì dễ thay đổi, chứ tâm lý riêng, hay bụng dạ con người thường ít khi thay đổi lắm. Cho dù hoàn cảnh có khi đã đổi khác, song những cái ý ngầm riêng nào đó, thì lắm lúc cũng khó mà biến chuyển được. Người xưa có nói cẩn tắc vô ưu, là ý nghĩa như vậy. Tự mỗi nước, nếu chủ quan không lo trước, nếu không biết nhìn xa thấy rộng, mà cứ mãi mơ màng, để có ngày cái ông hàng xóm nào đó lớn mạnh lên, và nổi điên khùng bắt nạt, thì khi ấy mới quả thật là ngậm đắng nuốt cay. Sông núi có thể dễ dời, còn lòng người thì khó chuyển, điều giản dị ấy thì ai cũng đã biết hết rồi. Nhất là có những tâm lý vốn đã thuộc về dân tộc tính, thì quả thật khó mà đổi được. Tất nhiên, chung sống hòa bình trong lân lý là điều tốt, nhưng phòng xa thì vẫn phải luôn luôn tốt hơn. Vì biết chừng đâu một ông hàng xóm xấu bụng nào đó, một khí nổi tính xấu lên, lúc đó người khác quả sẽ bị động, cũng như mọi tính toán đã trễ thời rồi, chỉ đều thật rất tai hại, và hậu quả tất cũng sẽ rất khó lường. Mọi cái khôn của những thế hệ đi trước luôn đều là điều may cho các thế hệ đến sau. Cho nên có khi chỉ từng sa chân một lần, mà lắm lúc càng khó gượng trở lại được. Nói chung, đó vốn cũng chỉ là những ý nghĩa thường tình của cuộc đời. Người đời mà, khó có ai tính được chữ ngờ. Quá tin gái, hay quá tin vào hàng xóm, rồi một ngày cũng rất có thể phải đều mắc mõm như nhau. Câu chuyện thường tình như thế, có mấy ai mà lại không biết, chỉ trừ có những người quá cả tin, hay mê ly về điều gì đó quá nông nổi hay quá mù quáng mà thôi.

    VHT

Leave a Reply to quy hoang