Người Việt tại GD (Ba Lan): ‘Hãy để chúng tôi sống qua khủng hoảng’
Sau nhiều lần tụ tập phản đối, sáng nay một cuộc biểu tình chính thức của bà con tiểu thương tại trung tâm buôn bán GD đã diễn ra với sự cho phép của chính quyền quận chủ quản, Lesznowola.
Ngay từ 7 giờ sáng, cảnh sát đã chặn con đường qua lại ở cổng trung tâm này để giữ trật tự và một vài đài báo Ba Lan đã có mặt.
Trong đôi tháng trở lại đây, đã nhiều lần bà con buôn bán kéo nhau tới văn phòng GD để biểu thị sự bất bình nhưng có lẽ đây là lần thu hút được số lượng đông đảo người tham dự nhất. Khoảng 500- 700 tiểu thương với băng rôn, biểu ngữ, kèn trống ồn ào sau khi mít- tinh ngoài đường phố đã đi qua các hala buôn bán và cuối cùng tập trung trước văn phòng của tập đoàn GD.
Bên cạnh bà con người Việt, lác đác có mặt công dân của các nước khác như Trung Quốc, Thổ, Ấn Độ và Ba Lan.
‘Gái có công chồng vẫn phụ’
Ra đời từ cuối những năm 90s, ở một nơi gần như hoang vắng, không mấy ai biết đến, trung tâm Tầu đã trở nên một quần thể thương mại sầm uất không chỉ nhất Ba Lan mà còn nức tiếng ở châu Âu, thu hút khách thập phương từ nhiều quốc gia. Không phải ai khác, chính những doanh nghiệp Việt Nam thuê quầy tại đây, nhờ sự cần cù chăm chỉ và linh hoạt, sáng tạo trong buôn bán đã biến nơi hoang vu này thành trung tâm bán sỉ lớn nhất và đem lại siêu lợi nhuận cho giới chủ. Từ 1 hala đầu tiên hiện GD đã phát triển thành 6 hala và đang dự tính tiếp tục mở rộng.
Cùng với khủng hoảng kinh tế, việc xây thêm liên tục các trung tâm không chỉ trong GD mà còn ở các khu buôn bán lân cận đã làm cho việc kinh doanh ngày càng bế tắc. Quan hệ giữa giới chủ Tầu và những người thuê quầy vốn chưa bao giờ tốt đẹp nay càng trở nên tồi tệ.
Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số những người buôn bán ở quần thể này, người Việt đã đóng góp mồ hôi, sức lao động của mình để xây dựng lên một tập đoàn GD lớn mạnh như ngày nay với hàng chục triệu tiền lãi ròng hàng năm. Nhưng ngược lại, họ bị đối xử hết sức bất bình đẳng.
Do thiếu hiểu biết về pháp luật cộng với nhu cầu cấp bách về nơi buôn bán, từ nhiều năm trước, người Việt (và sau này là người Tầu, Thổ, Ấn Độ) đã ký hợp đồng thuê với quá nhiều điều khoản thiệt thòi về phía người thuê quầy. Hợp đồng không những không phù hợp với pháp luật Ba Lan mà còn chéo ngoe với chính pháp luật Tầu- một người Trung Quốc có mặt đã nhận định như vậy. Luật sư đại diện cho những người buôn bán đã vạch ra 20 điểm sai trái của bản hợp đồng.
Điển hình cho sự phi lý của hợp đồng là việc người buôn bán phải trả tiền thuê lớn hơn nhiều so với diện tích mình thực sự được sử dụng. Quầy 90m2 phải trả tiền cho 126m2, quầy 60m2 bị tính thành 78m2… với giá cao ngất ngưởng, 12 EUROS/m2. Bên cạnh đó, giá điện, nước, sưởi.v.v. thay vì tính theo biểu giá chung, những tay chủ Tầu tham lam cũng đội giá thêm lên. Mỗi lần bà con cần sang nhượng quầy đều phải trả thêm vài chục ngàn đô-la và những khoản thu bất hợp này từ nhiều năm nay có thể tới nhiều triệu.
Theo tính toán của một số người, chỉ với giá 2 – 3 Euros/ m2, tập đoàn GD đã đủ chi phí, phần còn lại là lãi ròng.
Với khoản lợi nhuận kếch xù như vậy nhưng đầu tư cho các công trình công cộng hay những tiện ích dành cho khách hàng của GD so với các trung tâm buôn bán khác lại kém xa.
Tức nước vỡ bờ
Những năm trước đây, khi việc buôn bán ‘xuôi chèo mát mái’, những khoản thu phi lý như vậy có làm bà con khó chịu nhưng chưa thực sự trở thành gánh nặng. Người Việt với bản tính xề xòa dễ dàng cho qua để được việc.
Nay, tới 80% các quầy trong quần thể này – theo ý kiến của anh B, một người buôn bán lâu năm tại GD1- đã bị thua lỗ nhiều tháng nhưng tập đoàn GD vẫn viện cớ giá điện, sưởi nhích lên và đòi tăng tiền thuê. Vẫn theo anh B, từ mấy tháng nay, mỗi tháng nhà anh bù lỗ 10.000 zua-ty (hơn 3.000 đô-la) và nếu cứ kéo dài chỉ còn có nước vợ chồng con cái kéo nhau về Việt Nam.
Đáng ra gặp lúc khó khăn, tập đoàn GD và những công ty thuê quầy ở đây phải ngồi lại với nhau để cùng bàn bạc, cùng vượt khó, nhưng trên thực tế, họ- những ông chủ Tầu – chưa bao giờ coi đám người thuê quầy ở đây như những đối tác thực sự. Sự cư xử trịch thượng, thiếu tôn trọng của họ còn thể hiện ở việc đã 5 lần 7 lượt hẹn bà con lên để giải quyết những khúc mắc quanh chuyện biểu giá thuê nhưng họ đều trốn biệt. Thay vào đó, xua những nhân viên không đủ quyền hạn trách nhiệm ra, ăn nói vòng vo nhằm làm những người buôn bán mệt mỏi, chán nản, chia rẽ.
Hôm nay, sau khi Ban quản trị GD lại lẩn trốn và từ chối tiếp các đại diện, hàng trăm người đã hò hét ném trứng vào lực lượng bảo vệ và xông lên vây kín khu văn phòng của GD.
Rút kinh nghiệm từ việc sử dụng gas trái phép trong không gian kín hồi 2 năm trước dẫn tới việc bị rắc rối với pháp luật, lần này những bảo vệ của GD tỏ ra khá kiên nhẫn và ôn hòa trước sự bừng bừng tức giận của những người biểu tình.
Có lẽ đã xảy ra xô xát giữa những người biểu tình và đội ngũ bảo vệ của GD nếu không có mặt gần như ngay lập tức chừng 30 cảnh sát với trang bị ‘tận răng’ đứng dàn hàng bên ngoài văn phòng hãng này.
Thông điệp mà những người biểu tình đưa ra là:
- Hãy để chúng tôi sống qua cuộc khủng hoảng.
- Phản đối tăng tiền thuê.
- Đòi đối xử nghiêm túc và bình đẳng trong kinh doanh.
- Trả lại các khoản tiền thuê trên diện tích khống.
- Hãy thay đổi các điều khoản sai trái trong hợp đồng.
- Tính tiền thuê trên diện tích thật.
…
Vẫn dở bài cũ, không thành viên nào trong Ban quản trị GD ra tiếp đại diện của hiệp hội buôn bán. Và mặc dù có hơn 500 giấy ủy quyền của các cá nhân và các công ty đang kinh doanh tại GD, ông Grzegorz Tasak vẫn không được luật sư của phía GD chấp nhận làm đại diện cho bà con.
Có lẽ chính họ, những tay chủ Tầu này, cũng thấy rõ vai trò lợi hại của ông Grzegorz (chồng chị Yến ở GD1), một người đàn ông nhanh nhẹn đã nhiều năm làm việc trong bộ máy nhà nước Ba Lan nên cố tình, bằng mọi cách, gạt ông ra.
Tiếp tục tranh đấu
Sau vài chục phút nói chuyện với luật sư đại diện cho GD, giới chủ lại đưa ra một thời điểm mới cho câu trả lời mà đáng ra họ đã phải có từ 2 tháng trước đây, đó là tiếp tục gặp gỡ vào ngày 9/5/2011.
Anh Vũ Duy Hiển và anh Ngô Văn Tưởng, 2 người đã tham gia tranh đấu thắng lợi cùng bà con 2 năm trước cho biết, họ sẽ cùng luật sư thảo thư gửi tới GD, kèm theo những yêu sách của bà con và chờ câu trả lời vào ngày 9/5 này.
Luật sư của GD nói, họ có thể nhượng bộ một vài điều khoản, song không rõ là những điều khoản gì, chính hay phụ, quan trọng hay không quan trọng. Điều mà bà con mong mỏi nhất vẫn là không tăng thêm tiền thuê để giúp họ cầm cự qua cuộc khủng hoảng.
Một số người có mặt tại cuộc biểu tình có vẻ nôn nóng, chán ngán với trò câu giờ của GD, không muốn chờ đợi thêm nữa và đề nghị tiếp tục ở lại biểu tình đòi GD phải trả lời ngay.
Nhưng cuộc biểu tình vẫn kết thúc vào lúc 12 giờ trưa với cam kết sẽ tiếp tục đoàn kết tranh đấu, trong thời gian GD chưa trả lời, các quầy sẽ nhất loạt không trả tiền thuê.
So với lần đầu tiên biểu tình 2 năm trước, những người buôn bán Việt Nam đã mạnh dạn và kiên quyết hơn nhiều trong việc đòi hỏi quyền lợi của mình nhưng giới chủ cũng đã rút ra cho mình những kinh nghiệm cần thiết từ lần thất bại trước kia và họ không dễ dàng nhượng bộ. Thắng hay bại phụ thuộc vào sự đoàn kết của bà con, sự mưu lược của những người tổ chức và tất nhiên, không thể không kể đến sự ủng hộ của truyền thông, đặc biệt là truyền thông Ba Lan.
© Đàn Chim Việt (Bài và ảnh)
Cập nhật: 22/4/2011: Xem bài viết và video clip trên kênh truyền hình TVN 24 tại đây
Chị Hồng, máy tôi bị hacker, mất địa chỉ của chị Hồng, tôi đã đổi địa chỉ
Chị cho tôi lại địa chỉ nhá
TĐ
Xin hỏi, nếu mọi người đồng lòng xé hợp đồng bỏ đi tìm một nơi mới gần đó để tạo ra một khu kinh doanh mới thì có “feasible” hay không? Có điều khoản nào bắt buộc bọn chủ phải giải quyết những khiếu nại hoặc xung đột pháp lý hay không? Nếu có thì các anh chị đã có đủ bằng chứng là bọn ấy không tôn trọng hợp đồng được ký kết và không có bất cứ thiện chí nào để giải quyết những việc này cho dù các anh chi bao lần nổ lực muốn đối thoại tìm phương hướng cho giải pháp. Báo chí có hình ảnh, truyền thanh truyền hình có đầy đủ thông tin bằng chứng thì sợ gì.
Mong các anh chị sớm kiếm được giải pháp.
Hôm qua không thấy ông Phạm Trung Bách có mặt ở buổi biểu tình nên bữa nay không thấy anh Viet tin fò có bài tường thuật. Lần nay không biết các bác tổ chức làm việc thế nào mà có vẻ ít đài báo ba lan đưa tin hơn lần truoc. Chắc biểu tình gần ngày lễ của BL nên dư luận và đài báo cũng ít quan tâm hơn?
CH Ba Lan – Dân chửi ngày nay mà cũng nhiều bất công như thế a ?
Nghe nói ở Châu Âu – nhất là tại Ba Lan , Đức và Đông Âu – Cộng Đồng Người Việt Nam rất mạnh , có Trí Thức , Tổ Chức và Đoàn Kết . Họ đã hoà nhập rất tốt vào xứ mình ở . Con cháu Họ – nối tiếp Ông Cha – vào trường chuyên , học giỏi hơn hẳn dân bản địa .Nhiều nhân tài người Việt đã nổi tiếng ở đây .
Mong sao Người Việt ta khắp nơi , cũng theo gương tốt như vậy . Dẹp bớt hận thù và hằn học chính trị , lừa đảo nhau đi . Quẳng gánh lo mà vui cuộc sống .
Kính BBT DCV và qúi đồng hương ở Ba Lan thân mến,
Theo tôi cần có một bài viết mang tính tổng quát hơn, để thấy rõ tương lai bất ổn ở cộng đồng người Việt buôn bán làm ăn theo kiểu tiểu thương buôn bán ở những khu chợ trời tại các nước Liên Xô cũ và Đông Âu như Ba Lan, Tiệp, Hung …
Xin cho phép tôi có một cái nhìn chủ quan như sau. Mong có sự đóng góp thêm của mọi người cho chính xác, chi tiết và thật rõ ràng hơn. Cám ơn rất nhiều.
1/
Cộng đồng người Việt hải ngoại, ở mọi nơi trên thế giới, thực ra được mau chóng hình thành và được nhiều chú ý của công luận là từ sự phá sản toàn diện của VNCH, tức sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975. Cộng đồng này mở rộng sang các nước cựu CS ở Liên Xô cũ và Đông Âu sau cuộc cách mạng Nhung vào cuối thập niên 80.
Nói thể để thấy chúng ta còn NON TRẺ so với các cộng đồng người nước ngoài ở các xứ Âu Mỹ, như cộng đồng người Tàu, Đại Hàn, Nhật, Cuba …
Vì thế chúng ta chưa có kinh nghiệm nhiều của thân phận người DI DÂN, hay TỊ NẠN !
Đó là chưa kể những chia cắt bởi vô vàn yếu tố, trong đó có sự chính trị hóa cao độ ở cộng đồng người Việt ở các nước phương Tây trong khối tư bản xưa nay.
Rồi thêm sự cố tình phá hoại của chính quyền CSVN rất mạnh mẽ vào các cộng đồng trên.
Tóm lại, hệ quả tất yếu phải trả giá là sự THIẾU ĐOÀN KẾT gắn bó, nên mọi sự đều MANH MÚN, TẢN MẠN là điều khó tránh khỏi !
Kết luận, cần thời gian để học hỏi kinh nghiệm thực tế. Nhất là, “đứt tay mới hay thuốc” ! Có đụng chạm thực tế phũ phàng như trên mới học hỏi được thật nhiều !
2/
Riêng ở các nước cựu CS theo tôi nghĩ, có một sự rất đặc thù là, khi đoạn tuyệt với các chế độ CS, họ bước sang ngay kinh tế thị trường thay cho cơ chế kinh tế chỉ huy cũ. Nhưng vì bao năm sống trong thế giới CS, từ quan đến dân chưa quen ý niệm đó ra sao trong thực tế. Cho nên chi họ rất cần một lớp người TRUNG GIAN làm con buôn, tức giới tiểu thương Việt Nam có sẵn tại chỗ, vốn là những học sinh sinh viên, thợ khách …. từ thời còn mồ ma “các nước xã hội chủ nghiã anh em” ! Những người Việt năng động, tháo vát, chịu thương chịu khó, vừa làm công nhân, học sinh sinh viên nghiên cứu sinh … nhào ra buôn bán làm ăn thật tưng bừng náo nhiệt.
Ta có thể hình dung người Việt tha hương này chả khác gì đám tiểu thương buôn bán nhỏ người Viêt gốc Tàu ở xứ ta vậy. Dân ta xưa nay có thói quen “trọng học chữ với tước vị và coi thường đến khinh rẻ nghề buôn bán, cho dù đã có câu “phi thương bất phú” !
Điều rất bất công (unfair) là chính những tiểu thương này hiện diện ở khắp nơi, họ đóng góp rất nhiều vào nền kinh tế thị trường ngay từ buổi bình minh của nền dân chủ đa nguyên ở các nước cựu CS (cũng chả khác gì tiểu thương Chệt ở xứ ta), nhưng vẫn bị khinh rẻ, xem thường ! Đám thày chú, từ cảnh sát điạ phương cho đến cấp trung ương không hề đãi ngộ họ, mà ngược lại coi họ như những con bò sữa, khi cần vắt sữa thậm chí đến cạn kiệt !
Ngược lại những người “chạy (hàng) chợ (trời)” qua những đụng chạm thực tế hàng ngày với thày chú cũng hiểu rõ hơn ai hết, sự bấp bênh làm ăn buôn bán của mình, sự bị phân biệt đối xử như đã nói … cho nên họ cũng tìm đủ mọi cách luồn lách, như dùng “sức mạnh Tiên, Phật” với sức bật của … đồng tiền mà xé toạc mọi hàng rào ngăn cản bước tiến công vũ bão của họ, cũng như lợi dụng lúc còn hỗn quan hỗn quân họ dùng đủ mọi mánh khoé, như chơi hàng giả hàng dzổm hàng lậu … tưng bừng ! Hệ quả tất yếu là càng thêm không được lòng chính quyền và là cái cớ chính đáng cho thày chú điạ phương mần tiền trắng trợn họ.
Tóm lại, một sự đấu trí giữa hai bên là chính quyền và giới buôn bán nhỏ người ngoại quốc tại các chợ trời, chứ hoàn toàn không có một cộng tác hay một thoả thuận thật sự, để được chính thức công nhận như là một trong những thành viên kinh tế có đóng góp vào sự xây dựng đất nước !
3/
Khi ngắm nghé muốn bước vào Liên Âu (LA, European Union), chính phủ các nước Đông Âu cựu CS dĩ nhiên buộc phải cơ chế hóa mọi thứ sao cho đúng tiêu chuẩn của LA, trong đó là phải tiêu diệt tận gốc hàng giả, hàng dzổm, hàng nhái, hàng lậu …
Mà xưa nay ai cũng rõ, các mặt hàng trên hiện diện đông đảo và không dứt, khó mà diệt trừ từ các khu chợ trời của người ngoại quốc nói trên.
Cũng cần kể thêm những cạnh tranh bất chính khác, từ phiá đám mafia Nga, bản xứ mới mọc ra như nấm sau này. Như ta thấy các tên chủ chợ gốc Tàu đã chèn ép dân buôn bán nhỏ ở chẳng phải tại Ba Lan, mà nhiều nơi khác nữa (kể cả ở các nước Tây Âu và Mỹ) đã dùng mọi cách nhằm lũng đoạn trục lợi. Thực tế cảnh cá lớn nuốt cá bé ở đâu cũng thế. Ở quốc gia pháp trị thì ít bị hơn thôi, chứ khi mật ít ruồi nhiều là có ngay cảnh cạnh tranh sinh tốn và “túi tham không đáy” là bản chất con người muôn thuở !
Tóm lại, chẳng riêng gì Ba Lan mà ta thấy từ nhiều năm qua ở Tiệp, Nga … những tiểu thương ngoại quốc như người Việt đã “hoàn thành nhiệm vụ lịch sử” của mình, nên đi chỗ khác chơi là qui luật tự nhiên !
Tổng kết, thương gia dù lớn hay nhỏ bản chất là những người MẠO HIỂM, nên cần có VIỄN KIẾN ! Khi thấy thời thế bất lợi thì nên rút dù càng sớm càng tốt (such as một số thành viên trong BBT DCV đã rút chân khỏi Ba Lan từ gần chục năm qua). Đợi nước đến chân mới nhảy thì quá trễ ! Cũng như hết lợi rồi hay mật ít ruồi nhiều mà cố chen chân vào thì lâm vào cảnh “trâu chậm uống nước đuc” là điều không tránh khỏi !
Cũng nên biết rõ, tranh đấu chỉ kéo dài thêm tình trạng bấp bênh hiện nay, chứ không cải thiện được gì hết để có được tương lai làm ăn buôn bán của mình thuận lợi và vững chắc hơn.
Lão Ngoan Đồng
Thưa qúi đồng hương,
Sẽ có người hỏi, tại sao VN cũng là CS và trong khi nước mình CS vẫn còn ngự trị đến giờ, mà sao người mình thích ứng với tình thế mau chóng hơn dân bản xứ ? Cũng như từng nói người Việt coi trọng học chữ hơn người Tàu chuộng việc buôn bán cơ mà !?
Thật ra ngay từ thời còn mồ ma CS ở Liên Xô và các nước Đông Âu, người Việt đã buôn bán linh tinh rồi , mặc dù chưa có chợ trời như hiện nay.
Ta (sinh viên, nghiên cứu sinh, cán bộ công nhân viên du lịch, công vụ …), mua hàng, thực ra là gom hàng, từ các cửa hàng quốc doanh ở các nước xhch anh em, từ cái nhỏ đến cái to, nhưng thường là hàng tiêu dùng, như xe đạp, phụ tùng xe đạp (bi, căm xe, yên, ghi đông, đèn …), xe gắn máy phích nước, bàn là, máy hát, tủ lạnh, quạt máy để bàn, quạt trần, ly khay, đồ chơi con nít, thực phẩm (sô-cô-la,cacao, kẹo bánh …). Rồi một ngày đẹp trời hồi hương mang bán chui để lấy lời. Thời chiến tranh và cả sau đó nhiều năm bên ta không chú trọng đến sản xuất mặt hàng tiêu dùng, mà có đi nữa thì phẩm chất rất tệ. Chưa kể tâm lý vọng ngoại của người Việt xưa nay nữa. Chẳng hạn bánh kẹo của Liên Xô nói thực chả ra cái gì cả, nhưng người mình vẫn quí như … vàng. Đến như những mẩu bánh lương khô của Tàu cộng mà cũng qúi và làm quà tặng nhau. Dân trong Nam đem quẳng cho heo chó ăn, hay lại đem bán ra ngoài chợ trời cho người vượt biên !
Ngược lại khi có dịp xuất ngoại ta lại thu mua hàng các đặc sản nội hóa, như áo khăn .. để bán cho dân bản điạ hay các thứ cần dùng như gạo, nếp, miến (bún tàu), nước mắm, măng khô … cho đồng hương của mình nơi xứ người lấy lời.
Đi sâu thử hỏi tại sao lại thế nhỉ ?
- Xin thưa đó là những LẮC LÉO của các chế độ CS ạ !
Ta đã rõ khi người Việt ở các nước xhcn anh em, họ nhận tiền của các nước này. Về VN cấm dùng tiền ngoại tiêu xài, dù là tiền của “anh em”. Cho nên phải biến ngay tiền thành hàng. Tương tự họ chỉ được phép đổi rất hạn chế một số ngoại tệ mang theo khi xuất ngoại. Muốn mang hơn để sống còn, họ lại biến thành hàng cố mà cõng cho thật nhiều !
CÁI KHÓ KHÔNG BÓ CÁI KHÔN mà ngược lại làm KHÔN VẶT NẢY NỞ, theo kiểu buôn bán mắn mung như thế đó.
Chả khác chi thời bao cấp và ngăn sông cấm chợ trên toàn quốc, nhưng người ta vẫn nhảy xe nhảy tàu hỏa … buôn hàng chuyến tưng bừng từ Nam ra Bắc và ngược lại, cũng như từ điạ phương này sang điạ phương khác. Đó là những khan hiếm giả tạo, chỉ làm lợi cho bọn kinh tế ba, tức công an kinh tế, và nhà nước CS tha hồ bóp bụng dân để cai trị. Cũng như dân cả nước ta hầu hết đều làm ăn ngoài luồng chính để cải thiện cuộc sống, cho nên lúc nào cũng nơm nớp khi thấy bộ dạng công an cảnh sát, cho dù íu có dám mưu toan lật đổ chính quyền chút nào hết. Và cái SỢ ngày một vĩ đại, phủ chụp lên toàn thân người dân toàn cõi !
Tiên nhân cha cả lò bọn CS bà con ạ.
Chúng làm TA sống khổ hơn con chó !
Thế mà khối kẻ íu biết mjạ gì mới lạ.
Cám ơn có đảng mở cửa bãi bỏ bao cấp bla bla bla.
Ai làm ra chuyện bao cấp, kinh tế chỉ huy, ngăn sông cấm chợ ….
Vâng ai coi dân như con gà con vịt con heo con trâu con bò …
Muốn buộc muốn thả lúc nào tùy thích chứ !?
HỎI NHƯNG THỰC RA AI CŨNG BIẾT RÕ TỪ ĐÂU RỒI !
Thế mà vẫn ngu si rủ nhau TỰ BƯNG TAI, BỊT MẮT, BỊT MIỆNG MÌNH và đồng hương mình !
Sắp đến đại thắng mùa xuân 1975 của CS rồi đó bà con ta ơi !
Choáng quá thể. Đéo muốn bàn thêm chuyện non chuyện nước,
cùng chuyện ta với người nữa.
Lão Ngoan Đồng
Mâm nầy dọn lên rồi, bác còn chờ gì nữa…
Nghiêm khắc mà nhìn nhận thì đông đảo bà con từ trước tới nay đã chấp nhận hợp đồng, giờ muốn thay đổi phải nhớ thay đổi tận gốc, bỏ thói xuề xòa đi. Nói chung biểu tình được là ok lắm rồi nhưng cần cố gắng vận động truyền thông hơn nữa vì tin biểu tình vẫn không phải tin nóng trong ngày, không thể chọi với tin liên quan tới nhân quyền hoặc văn hóa được