WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tại sao cần dân chủ?

Trong cuốn Về Dân Chủ (1), Robert A. Dahl nêu lên 10 lý do để chứng minh tính chất ưu việt của các chế độ dân chủ:

  1. Nó giúp ngăn chận chính phủ trở thành độc tài và tàn bạo.
  2. Nó bảo đảm cho mọi công dân một số quyền căn bản vốn không hề có và không thể có trong các chế độ phi dân chủ.
  3. Nó cung cấp nhiều tự do cá nhân cho các công dân hơn hẳn mọi chế độ khác.
  4. Nó giúp mọi người bảo vệ được những quyền lợi căn bản của họ.
  5. Chỉ có chế độ dân chủ mới cung cấp cơ hội tối đa cho người dân thực hiện quyền tự quyết, nghĩa là được sống dưới những luật pháp do họ lựa chọn.
  6. Chỉ có chế độ dân chủ mới cung cấp cơ hội tối đa để mọi người thực hiện được những trách nhiệm đạo lý của mình.
  7. Chế độ dân chủ giúp con người được phát triển một cách hoàn chỉnh hơn hẳn mọi chế độ khác.
  8. Chỉ có chế độ dân chủ mới giúp nâng cao sự bình đẳng chính trị của mọi công dân.
  9. Các chế độ dân chủ đại biểu (representative democracy) hiện đại không hề gây chiến với nhau.
  10. Các quốc gia dân chủ có khuynh hướng giàu có hơn hẳn các quốc gia phi dân chủ.

Nói một cách tóm tắt, tính chất ưu việt của dân chủ nằm ở bốn điểm chính: bảo vệ nhân quyền, nhân đạo, hòa bình và thịnh vượng.

Chuyện dân chủ đi liền với nhân quyền – mà trọng tâm là tự do và bình đẳng – là điều dễ hiểu và dễ thấy: chúng hầu như có quan hệ nhân quả ngay từ đầu. Chính vì nhận thức được tự do và bình đẳng là những thứ quyền căn bản của con người nên một số lý thuyết gia và chính trị gia tiên phong mới nảy ra sáng kiến thiết lập các chế độ dân chủ để, trước hết, bảo vệ và phát huy những thứ quyền họ xem là căn bản ấy. Ngược lại, khi tự do và bình đẳng được tôn trọng, chế độ dân chủ lại càng được củng cố và bền vững, bất chấp mọi biến động chính trị, kể cả việc thay đổi chính phủ một cách bất ngờ.

Nhưng nhân quyền không chỉ giới hạn ở tự do và bình đẳng. Trong lãnh vực nhân quyền còn một khía cạnh khác: quyền phát triển một cách toàn diện. “Trong khi bình đẳng và tự do là những lý tưởng thiết yếu của dân chủ (theo de Tocqueville, 1835), ngày nay, việc bảo đảm cho các công dân những cơ hội tốt nhất để bộc lộ tài năng và năng lực của họ dường như là điều thiết yếu đối việc hiện thực hóa các lý tưởng ấy.” (2) Các chế độ độc tài, với mục đích tuyên truyền, thường đầu tư thật nhiều công sức và tiền bạc vào việc luyện một số “gà nòi” để biểu dương trong các cuộc thi quốc tế, từ thi học sinh giỏi đến thi thể thao; còn quần chúng thì, nói chung, hoàn toàn bị bỏ mặc. Chế độ dân chủ, ngược lại, tìm cách tạo cơ hội đồng đều, từ cơ hội giáo dục đến cơ hội lao động và kể cả cơ hội tham gia vào sinh hoạt chính trị dưới hình thức này hoặc hình thức khác, cho mọi người.

Chuyện dân chủ ngăn chận họa độc tài và tàn bạo cũng dễ thấy và dễ hiểu. Trong suốt thế kỷ 20, tất cả các vụ giết người tập thể lớn, kể cả nạn diệt chủng, chỉ xuất hiện dưới các chế độ độc tài: từ chế độ phát xít của Hitler đến chế độ cộng sản, đặc biệt dưới quyền của Stalin ở Nga, Mao Trạch Đông ở Trung Quốc và Pol Pot ở Campuchia. Mỗi bạo chúa vừa nêu đều giết chết cả hàng triệu người, thậm chí, hàng chục triệu người. Ở đây, cần lưu ý một điểm: không phải các chế độ tự do hoàn toàn vô tội. Lịch sử từng ghi nhận một số tội ác đẫm máu do nhiều quốc gia tự do và phát triển gây ra ở các thuộc địa của họ, đặc biệt từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, nói vậy, cũng cần lưu ý đến một điểm khác: dù những tội ác ấy có tàn bạo đến mấy thì chúng cũng trở thành cực kỳ nhỏ nhoi so với các tội ác do các chế độ độc tài gây nên. Không có một nhà nước thực dân hiện đại nào tàn sát vài triệu hay, thậm chí, chỉ vài trăm ngàn người như các nhà nước độc tài. Tuyệt đối không.

Mối quan hệ giữa dân chủ và thịnh vượng phức tạp và gây nhiều tranh cãi hơn. Tuy nhiên, có một vấn đề hầu như không ai không thừa nhận: trong khi không phải nước giàu có nào cũng dân chủ (như Trung Quốc hoặc các quốc gia Hồi giáo có nhiều dầu lửa ở Trung Đông), mọi quốc gia dân chủ thực sự đều giàu có. Ví dụ rõ rệt nhất là ở các quốc gia hoặc khu vực bị chia cắt trước đây hoặc hiện nay: Tây Âu giàu có gấp bội Đông Âu; Tây Đức vượt hẳn Đông Đức về mọi mặt, đặc biệt về kinh tế, và Nam Triều Tiên hiện nay được coi là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới trong khi Bắc Triều Tiên vẫn chìm ngập trong nghèo khổ với hàng triệu người lúc nào cũng đối diện với nguy cơ chết đói hoặc ít nhất, suy dinh dưỡng trầm trọng.

Mối quan hệ giữa dân chủ và hòa bình thú vị hơn. Và cũng rõ ràng hơn. Trong cuốn Về Dân Chủ, Dahl nêu lên một chi tiết rất có ý nghĩa: từ năm 1945 đến 1989 trên thế giới có tổng cộng 34 cuộc chiến tranh liên quốc gia, trong đó, không có cuộc chiến tranh nào giữa các nước thực sự dân chủ với nhau cả (tr. 57) (3). Không những không có chiến tranh, họ cũng không hề chuẩn bị hay có dấu hiệu gì chứng tỏ họ sắp sửa có chiến tranh với nhau. Tuyệt đối không.

Chiến tranh có tầm thế giới trong thế kỷ 20 chỉ xảy ra trong hai trường hợp: một, giữa các quốc gia độc tài với nhau (trường hợp này chiếm phần lớn các cuộc chiến tranh, kể cả chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia cũng như giữa Việt Nam và Trung Quốc vào cuối thập niên 1970); và hai, giữa một/nhiều quốc gia dân chủ và một/nhiều quốc gia độc tài (như thời đế quốc và trong hai cuộc chiến tranh thế giới).

Chính vì vậy, Dahl mới kết luận: thế giới càng dân chủ càng hứa hẹn sẽ hòa bình hơn.

Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

———————————————–

Chú thích:

  1. Robert A. Dahl (1998), On Democracy, New Haven: Yale University Press.
  2. Gian Vittorio Caprara, “Will Democracy Win?”, Journal of Social Issues, vol. 64, N. 3, 2008, tr. 639.
  3. Tôi nhấn mạnh chữ “dân chủ thực sự” để phân biệt với một số quốc gia có nền dân chủ mới mẻ và hạn chế thỉnh thoảng lại gây chiến với nhau, chẳng hạn, chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan năm 1947-49 và năm 1971, giữa Israel và Lebanon trong hai năm 1978 và 1982, giữa Croatia và Yugoslavia từ 1991 đến 1992, giữa Ecuador và Peru năm 1995, v.v…

2 Phản hồi cho “Tại sao cần dân chủ?”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    CHÍNH TRỊ THEO KIỂU MÁCXÍT VÀ CHÍNH TRỊ KHÔNG THEO KIỂU MÁCXIT

    Hôm nay tôi thấy cần phải viết bài này bởi tôi nghĩ đây không những một chủ đề quan trọng mang tính chất thời sự mà thực chất cũng còn mang tính lịch sử. Mang tính thời sự bởi hiện tại nó còn đang được tiếp tục đấu tranh trên lý thuyết lẫn thực tế ở nhiều nơi nhiều chỗ trên thế giới và trong nước, và mang tính lịch sử, bởi lịch sử trên thế giới và trong nước suốt thời gian cận đại và hiện đại đã từng chìm ngập và vẫn chưa thoát ra khỏi tất cả mọi vấn đề liên quan mang đậm tính chất hệ lụy thuộc về bản thân của chính chủ đề này.
    Ở đây không cần dông dài về mặt phân tích lý thuyết hay đi sâu vào định nghĩa các khái niệm, như khái niệm “chính trị”, khái niệm “mácxít”, bởi coi như cả hai khái niệm này ngày nay mọi người đã hoàn toàn biết rõ. Chỉ cần nói rằng chính trị mácxit là chính trị theo khuynh hướng, cơ sở, nền tảng, và mục đích của lý thuyết chủ nghĩa Mác. Còn chính trị phi mácxít là chính trị không theo đường hướng đó, hoặc phần lớn hầu như ngược lại. Đây là điều mà có lẽ cho tới nay còn rất nhiều người vẫn chưa quan niệm, ít ra là về bản chất chiều sâu, tức là mặt lý thuyết trừu tượng hoặc khoa học, nhất là những người bình dân, những người chỉ còn dựng lại ở mặt cảm tính về các phương diện, khía cạnh, các lớp của những thế hệ trẻ, cho dù họ ở trong hoàn cảnh xã hội ra sao, tức hiện đang thuộc về thực tế chính trị nào. Bởi thế, bài viết này là bài viết hướng tới tất cả mọi người mà không biệt đó là đâu hay ai cả.
    Muốn hiểu rõ căn cơ chính trị theo kiểu mácxít là gì, tất nhiên người ta phải đi sâu hay am tường về chủ thuyết Mác. Điều này không phải mọi người ai ai đều cũng làm được. Cho nên phần lớn nói chung đều chỉ hiểu chủ nghĩa Mác qua học tập ngắn ngày, truyền miệng, tức thuộc các lớp huấn luyện chính trị kiểu bình dân, vì chẳng ai có điều kiện thực tế để đi vào chiều sâu về mặt khoa học hay lý thuyết, trừ phi đó là những nhà nghiên cứu, những nhà khoa học, những nhà chuyên môn học thuật. Tuy nhiên, trong thực tế, chính các sự tuyên truyền mang tính chất thời sự, sự tổ chức về mặt con người và xã hội mới chính thức làm nên sức mạnh tự nhiên của chính trị mácxít mà không phải ý nghĩa chiều sâu nào về mặt khoa học hay lý thuyết, học thuật cả. Điều này tất nhiên không phải ngay từ buổi sinh thời của tác giả đưa ra lý thuyết là Các Mác, cách đây đúng 150 năm, mà nó chỉ bắt đầu hiện thực kể từ khi nhà thực hành đầu tiên lý thuyết Mác là V.I. Lenin từ lãnh đạo thành công cuộc cách mạng vô sản ở Nga năm 1917 để đi đến thiết lập nên được nhà nước xô viết liêng bang Nga hay Liên xô lúc đó.
    Nói điều này cũng có nghĩa chính trị theo kiểu mácxít là chính trị áp dụng theo mọi sách lược đã có do Lênin đề ra và đảng của Lênin theo đó thực hiện, dựa trên cơ sở, nền tảng và mục đích về các mặt của chủ thuyết Mác. Đây là cội nguồn hay căn cơ ban đầu để lan tỏa ra trên toàn thế giới kể từ lúc đó cho mãi đến ngày nay, không thay đổi về nguyên lý hay nguyên tắc, ở mọi nơi, mọi lúc, cho dầu trong thực tế tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể nó có thể được linh hoạt hay biến chuyển ra sao. Ngay cả như quá trình thực hiện cách mạng ở Trung Quốc, Việt Nam, khối Đông Âu cũ, hay bất kỳ nơi nào khác như Bắc Hàn hay Cu ba cũng đều giống nhau như thế. Đó mới chính là nội dung, ý nghĩa và mọi khía cạnh liên quan của vấn đề cần nên nói đến nhất. Nói gọn lại đó là nguyên tắc độc đảng, hay chỉ có đảng mácxít cầm quyền, áp dụng mọi cách thức tuyên truyền thống nhất và tập trung nhất, hướng đến ý nghĩa quần chúng hay bình dân nhất về mọi mặt. Đây có thể coi là ba tiêu chí lớn và nền tảng nhất không hề bao giờ thay đổi hay được phép thay đổi theo nguyên tắc của đảng Bolchevic và theo tính cách của học thuyết mácxít.
    Người ta chỉ cần thấy ra được, hiểu ra được, hay nắm vững cả ba nguyên tắc trên là hình dung ra được ý nghĩa hay tính chất của chính trị theo kiểu mácxít là sao, kể cả những người trong cuộc hay ngoài cuộc, tức đi theo nó hay không đi theo nó, và cũng từ đó để hiểu được tính chất của chính trị không đi theo kiểu mácxít là thế nào, chẳng cần gì phải bàn cãi nhiều về các mặt thực hành hay chi tiết. Đối với những người mácxít thì cái cốt lõi nhất vẫn là ý thức về chủ nghĩa hay quan điểm quốc tế vô sản dựa trên mục tiêu và nền tảng của học thuyết hay chủ nghĩa Mác. Còn chính trị theo kiểu phi mácxít là chính trị ngược lại không theo chiều hướng đó, tức chiều hướng đa đảng, đa nguyên, tự do dân chủ theo kiểu phi mácxít, tức tự do dân chủ theo kiểu “tư sản”, hoàn toàn không theo kiểu “vô sản” mà chính Mác và cả Lênin đều từng nói. Có nghĩa các kiểu đấu tranh về sau, dầu là đấu tranh nóng bằng chiến tranh, đấu tranh nguội bằng chiến tranh lạnh, hay đấu tranh theo kiểu thức hiện đại giữa hai khuynh hướng mà có người còn kêu là diễn tiến hòa bình trên toàn thế giới và trong mỗi nước có liên quan, đều tất yếu cũng không ra ngoài các tính chất đó. Nói khác đi, sau khi cách mạng tháng Mười nổ ra ở Nga năm 1917, mọi điều thực hành ở mọi nơi khác trên thế giới thực chất đều cũng chỉ là phiên bản của cùng một nguồn, cho dù người lãnh đạo có thay đổi, đảng mácxít đấu tranh cách mạng hay đảng mácxít đấu tranh thành công và lên nắm quyền có thay đổi.
    Thật ra, sau khi cách mạng tháng Mười thành công rồi Lênin bị ám sát chết, đã nổ ra cuộc đấu tranh khuynh hướng dị biệt là đệ tam và đệ tứ quốc tế, hay phái bolchevic và phái menchevic, tức phe đa số và phe thiểu số về chiều hướng cách mạng thế giới ở Liên xô lúc đó, để tiếp theo khi quyền hành đều tập trung vào Stalin thì phe đệ tứ hay phe thiểu số đã hoàn toàn bị tiêu diệt và những người đứng đầu nó còn lại cũng bị trục ra khỏi nước ngay lúc đó. Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu học thuyết Mác, hay nghiên cứu ý nghĩa lịch sử của các khuynh hướng cộng sản đệ tam hay đệ tứ là thuộc những người chuyên môn, còn nói chung những người hướng theo chủ nghĩa Mác cho tới ngày nay, như mọi người đều biết, thật sự không đi ra ngoài ba nguyên lý hay ý nghĩa và kết quả cơ bản như trên đã được phân tích, tức là sự độc đảng, sự tuyên truyền mọi mặt như là khí cụ lợi hại nhất, và sự bình dân hóa mọi mặt, như cơ sở để tạo thành sức mạnh thực tế nhất. Cả ba ý nghĩa này, tuy ở mọi phong trào cộng sản quốc tế đều được áp dụng qua lịch sử, nhưng nổi bật và mãnh liệt nhất không có nơi nào hơn Trung Quốc, Bắc Hàn như mọi người đều biết. Ở Trung Quốc có rất nhiều chiến dịch áp dụng theo kiểu trên do chính bản thân Mao Trạch Đông đưa ra, cho tới khi Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền mới thật sự chấm dứt. Tất cả những điều này đã từng làm cho khắp nơi trên thế giới đã phải sững sờ, quái lạ. Điều này cho tới nay có lẽ chỉ có CHND Triều Tiên hay Bắc Hàn là còn tiếp tục theo cách nguyên bản. Chỉ trừ Cu Ba ngày nay mới bắt đầu chuyển hướng. Riêng Khmer đỏ là một điều quá ngoại lệ. Còn Việt Nam, thì thật sự sau năm 1985, tức khi đi vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, thì cũng đã khác xưa nhiều rồi, tuy rằng ba nguyên tắc cơ bản như trên vẫn còn luôn luôn hãy còn kiên định.
    Vậy thì nói tóm lại, chính trị theo kiểu mácxít và chính trị theo kiểu phi mácxít tức không mácxít thực chất đều không đi ra ngoài sự dị biệt hay sự khác nhau hoặc đối kháng giữa ba nguyên tắc trên. Đó là nguyên tắc độc đảng mácxít cầm quyền, tính cách tuyên truyền tập trung toàn diện, tính cách bình dân hóa toàn diện. Đúng ra cũng có thể dùng một cụm từ khác để diễn tả, là chính trị theo kiểu cộng sản và chính trị không theo kiểu cộng sản. Tuy nhiên không hiểu sao khi nghe đến từ ngữ “cộng sản”, tất cả mọi người đều cảm thấy như có cái gì đó gai góc, nặng nề, không được trơn tru, thoải mái cho lắm, nên tôi đã muốn trại đi, và thế vào đó bằng chữ “mácxít”, mặc dầu về thực chất vẫn một, và hoàn toàn không sai nghĩa. Nên nói cho cùng, mọi ý nghĩa chiến tranh và mọi sự thực hành chính trị trong quá khứ, tức về mặt lịch sử đã xảy ra, đã có, ở cả hai tuyến này, trên toàn thế giới và trong từng nước, theo tôi luôn không đi ra ngoài chính ba nguyên tắc cơ bản như trên. Điều này cũng xin để cho mọi học giả nhận xét, phê phán. Còn nói một cách sâu xa hơn nữa, thì điều cốt lõi nhất là về mặt thực hiện, cũng như về mặt lý thuyết khoa học, học thuyết Mác thực sự có mang ý nghĩa hay giá trị thực chất ra sao hay không, vẫn còn là một chuyện khác nữa. Và mọi sự tranh cãi đó ở đây, không còn chỉ về mặt thuần túy thực tiển, mà lại chính là về mặt thuần túy khoa học khách quan thật sự.
    VÕ HƯNG THANH
    (Sg, 25/4/2011)

Phản hồi