WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sự đàn áp ở Trung Quốc đang mất đi tính hiệu quả và dân chúng đang phẫn nộ

By Gordon G. Chang 4/25/2011

Đặng Lũy chuyển ngữ

16 tháng Tư là ngày kỷ niệm 20 năm, ngày bắt đầu của cuộc nỗi dậy mùa xuân tại Bắc Kinh.

Ảnh: foxnews

20 mươi năm trước, tại thủ đô Bắc Kinh, Thượng Hải và khoảng chừng 370 thành phố khác, người dân Trung Quốc đã đổ ra các đường phố để tiếc thương cho cái chết của vị lãnh tụ cải cách Hồ Diệu Bang và đồng thời yêu cầu lãnh đạo đương quyền phải thay đổi đường lối cai trị. Đảng cộng sản sau những bất đồng về phương cách để đối phó với phong trào quần chúng chống đối, đã ra lệnh cho quân đội bắn chết những người biểu tình tay không tấc sắt.

Tại Bắc Kinh, quân đoàn thiện chiến 27  tiến vào trung tâm của thủ đô, giết chết cả hàng trăm và có thể là cả hàng ngàn người dân thường trú, công nhân và sinh viên. Người dân Trung Quốc gọi sự kiện này bằng mật hiệu “64” cách gọi vắn tắt cho thảm trạng xảy ra vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Còn với những người ngoại quốc thì họ gọi đó là cuộc “thảm sát Thiên An Môn”.

“Chúng ta không sợ đổ máu” Chủ tịch Đặng Tiểu Bình lúc ấy đã nói như thế. Ông ấy đã ra cái lệnh dẹp loạn giết người nhằm dạy cho dân chúng một bài học về sự tuân phục. Tuy nhiên những vị lãnh đạo kế thừa đuờng lối của ông như Giang Trạch Dân, hay Hồ Cẩm Đào lại áp dụng một biện pháp khác.

Những vị lãnh đạo Trung Quốc ngày nay, khi bị buộc phải nói về sự kiện Thiên An Môn thì họ gọi chuyện tắm máu này là “vụ việc 1989” và đa phần vụ việc này đã bị cấm đoán trên các diễn đàn quốc gia. Sách vở không được nhắc tới, thầy giáo không được dạy, các phương tiện truyền thông đều làm lơ về cái đêm kinh hoàng đó. Các trang mạng phải xóa bỏ các chủ đề liên quan tới chuyện thảm sát, trang tìm kiếm nội địa ngăn chận những bài viết về Thiên An Môn.

Kết quả của chính sách kiểm soát chặc chẽ này của chính phủ là những người trẻ của Trung Quốc đã không học được bài học của họ Đặng.  Bằng chứng là vào năm 1996 chúng tôi có một người bạn là người Thượng Hải, tên là Minh  cô ấy độ khỏang chừng trên 20 tuổi đã tỏ vẻ không tin khi lần đầu cô biết về sự kiện “thảm sát Thiên An Môn”.

Trong bữa cơm tối, câu chuyện bi thảm ấy đã được nhắc đến bên cạnh những đối đáp qua lại bình thường giữa vợ tôi, cô ta và Chris người bạn trai của cô.  Chúng tôi lấy làm kinh ngạc rằng một người đang sống ở trong một thành phố lớn của Trung Quốc  mà lại chưa bao giờ nghe vào năm 1989 về một  phong trào chống đối rộng rãi toàn quốc hay về một cuộc thảm sát kinh hoàng tại Bắc Kinh theo sau đó. Đồng thời đối với những người lớn tuổi hơn, họ đã dần quên cái đêm kinh hoàng “64”. Vào mùa xuân năm 2009, khi tôi có dịp nói chuyện với một thân chủ của tôi tại văn phòng của ông ấy ở tháp Thượng Hải, ông ấy  lưu ý là “Không ai còn sợ hãi chính quyền nữa” khi nói về những đổi thay của người Trung Quốc trong hai thập kỷ nay.

Bắc kinh ngày nay đang ở trong tình trạng tiến thối lưỡng nan. Những người lãnh đạo muốn  xuất hiện như những người cách tân, nhưng như thế thì họ phải che đậy câu chuyện “Thiên An Môn”. Thế nhưng đậy lại chuyện “Thiên An Môn” còn nguy hiểm cho chế độ hơn là để cho tính chất tàn bạo của sự kiện bùng vỡ. Tại sao? Nhà báo Nicholas, Kristof người đã cùng với vợ là bà Sheryl Wu Dunn người đã đoạt giải Pulitzer về phóng sự “Thiên An Môn”  nói  rằng. Người dân Trung Quốc không xuống đường khi họ nỗi giận, mà họ chỉ làm như thế khi biết rằng họ sẽ không bị khó dễ. Sự sợ hãi ngày nay đã nguôi ngoai có nghĩa là bài học quan trọng “Thiên An Môn” mà đảng cộng sản sẽ áp dụng bạo lực giết người hàng loạt trên mức độ rộng lớn đã không còn công hiệu.

Như thế, sự áp chế đã vượt ra ngoài khả năng của đảng cộng sản. Các vị lãnh đạo tối cao chắc chắn đang cố gắng thắt chặc kiểm soát hơn và thắt chặc giới hạn về đường lối chính trị. Tuy nhiên sự áp chế đối với một Trung Quốc tiến bộ đang mất dần ảnh hưởng. Và chính sự mất ảnh hưởng đó là một yếu tố quan trọng làm thay đổi  cách suy nghĩ của người Trung Quốc đang xảy ra: Họ đang phẫn nộ.

Năm 2009 theo Perry Link của trường đại học California tại Riverside đã có hơn 230,000 cuộc biểu tình tại Trung Quốc. Con số đó vượt xa 127,000 vụ theo báo cáo của năm 2008 và 90,000 vụ cho những năm về trước. Con số về những cuộc biểu tình trên có thể không chính xác lắm, tuy nhiên rõ ràng  đó là những chứng cớ của  một xã hội không bình ổn ở cuối nữa thập kỷ. Xã hội đó đang hiện hữu những xáo trộn, bất an.

Gần đây, các phong trào chống đối đang nổi lên không phải vì điều kiện sống của họ quá tệ mà trong nhiều cách nhìn thật ra họ lại có điều kiện sống tương đối khá. Nhưng chính vì sự sợ hãi đã bớt đi trong cách nghĩ về chính quyền như tại các quốc gia tiên tiến khác.  Một nhà khoa học chính trị có tiếng tăm là  Samuel Huntington một lần đã viết ”Thật thế, một xã hội tân tiến sẽ sản sinh bình ổn, nhưng sự tân tiến hóa sẽ đẻ ra bất ổn”.

Thật không có gì ngạc nhiên khi trật tự xã hội của Trung Quốc đang lay chuyển, và cho đến hôm nay những chứng cứ của sự rạn nứt là điều không còn là lầm lẫn. Nhiều nhà phân tích cho rằng cuộc bắt bớ và bỏ tù nghệ sỹ, phê bình gia Ngãi Vị Vị ngày 3 tháng 4 là một điều không có lợi cho đảng cộng sản, mà lại còn tạo thêm nhiều chống đối với chính sách hơn, nghĩ như thế là đúng. Tuy nhiên những nhà lãnh đạo lại cảm thấy rõ ràng rằng là họ không có chọn lựa nào khác, nếu họ không bỏ tù ông Ái thì họ sẽ không còn khả năng để bao vây những nhà chống đối trong dân chúng. Theo cách nghĩ đó họ cũng đúng luôn.

Nói một cách tóm gọn, đảng cộng sản đã không còn cơ hội rộng rãi để thao túng. Giống như Ben Ali ở Tunisia và Mubarak ở Egypt, Hồ Cẩm Đào đã không còn lợi thế. Không có phương cách nào khả dĩ để áp đặt trật tự bởi vì hầu hết người Trung Quốc đều nhận ra rằng chế độ độc đảng đã không còn phù hợp với xã hội hiện đại. Chúng ta có thể nghĩ rằng lãnh đạo Bắc Kinh đã quá tay với Ngãi Vị Vị, nhưng họ biết rằng xứ sở của họ đang biến động như thế nào.

Tại thời điểm này, giống như năm 1989, bất kỳ một sự kiện nào cũng có thể gây ra một cuộc chống đối khổng lồ tại Trung Quốc. Và cũng tại thời điểm này không giống như năm 1989, hệ thống chính trị yếu kém sẽ không đủ khả năng dùng một bạo lực hùng hậu để bảo vệ vị thế của nó.  Những người lãnh đạo đương quyền không có thế đứng để ra lệnh một cuộc tàn sát tập thể và quân đội cũng sẽ không tuân lệnh để thừa hành một công việc  tàn ác như thế.

Thiên An Môn, 22 năm sau chúng ta sẽ chứng kiến một sự thay đổi lớn của trung Quốc.

© Đàn Chim Việt – Bản tiếng Việt

Nguồn:
http://www.foxnews.com

1 Phản hồi cho “Sự đàn áp ở Trung Quốc đang mất đi tính hiệu quả và dân chúng đang phẫn nộ”

  1. Triệu Bảo says:

    Người ta đã bớt sợ hãi, Đó là thay đổi có ý nghĩa, nhưng số đông giới trẻ có vẻ như không biết gì về vụ TAM và đang bằng lòng lao vào hoạt động kinh tế. Các cuộc biểu tình phần lớn xuất phát từ các vùng nông thôn bất bình sự bất công, nghèo đói kiểu “dân oan” ở VN nên thiếu sức thu hút đa số quần chúng. Nếu thực sự họ không còn sợ hãi và thực sự muốn thay đổi chế độ thì cuộc Cách Mạng Hoa Lài đã xảy ra. Nhưng chúng ta vẫn chưa thấy!
    Đâu là nguyên nhân?

Phản hồi