WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thư ngỏ gửi bạn ở Hải ngoại nhân ngày 30-4

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2011

Bạn thân mến,

Bây giờ, khi ngoài trời nắng chói chang cùng với tiếng ve sầu kêu ra rả trên rặng xà cừ trước cửa nhà tôi báo hiệu mùa hè đã đến. Nó làm cho tôi chợt nhớ đến ngày 30/4, ngày mà cách đây 36 năm lực lượng quân đội VNCH đã buộc phải buông súng đầu hàng lực lượng quân đội của những người cộng sản, để cho đất nước ta thống nhất sau hơn 20 năm chia cắt. Ngày đó người ta bảo, nó đã làm cho hàng triệu gia đình vui vì chiến tranh chấm dứt và nó cũng là ngày nhiều triệu gia đình buồn vì họ ở tâm trạng những kẻ thua trận.

Với những người thuộc phe thắng trận, thì niềm vui của họ cũng dần phai nhạt, để nhường chỗ cho nhưng lo toan của cuôc sống thường ngày của mình. Những nghi lễ trọng thể, rầm rộ của chính quyền nhà nước bây giờ hình như cũng dần mai một, như họ cũng đã muốn quên đi vết thương lòng của những người phía bên kia. Nhưng ngược lại, với các bạn, những người thua trận thì hình như không thể quên được nỗi hận thù của mình. Tới mức ngày này được nâng tới mức là ngày quốc hận của những người từng sống hay phục vụ trong chế độ VNCH, điều này họ thường nhắc lại mỗi khi ngày 30/4 gần đến.

Bạn mến,

Người xưa thường nói “Giận quá thì mất khôn”, đó là họ chỉ nói tới sự giận dữ, chứ huống chi là nỗi hận thù. Khi mà nỗi hận này của các bạn, cũng vì bản thân đã bị mất nhà cửa, ruộng vườn, công danh sự nghiệp, nhiều người còn mất cả người vợ yêu quý của mình cho kẻ chiến thắng. Cũng có lẽ vì nỗi hận này, đã làm các bạn tỏ ra đã mất khôn, chính vì thế mà công cuộc vận động cho nền dân chủ của Việt nam hôm nay của cộng đồng người Việt nam ở Hải ngoại vẫn là con số không tròn trĩnh sau 36 năm đằng đẵng tranh đấu. Mặc dù tự do, dân chủ để tiến tới xoá bỏ độc tài… cái đích mà các bạn đang hướng tới là chính nghĩa, là phù hợp với xu thế tất yếu của xã hội loài người văn minh. Vậy mà người ta tưởng như các bạn vẫn như kẻ còn lạc trong rừng không biết lối ra, cho dù đã nhìn thấy chòm sao Bắc đẩu.

Nói chính xác có lẽ là các bạn do hiểu biết về chính trị  chưa đủ, nên chưa chọn được một con đường đi đúng cho phong trào của mình. Khi tôi nói thẳng, nói thật những thiếu sót của các bạn ở đây, xin đừng vội chửi bới, miệt thị, vu khống tôi như mọi lần. Nếu coi sự đấu tranh của người Việt ở Hải ngoại với chính quyền hiện tại ở trong nước cũng chỉ là một ván cờ tranh giành quyền lực lãnh đạo đất nước, bằng cách thông qua việc xoá bỏ đảng CSVN, thông qua việc hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh, để rồi xoá bỏ Cờ đỏ sao vàng để thay bằng Cờ vàng ba sọc đỏ … thì là hoàn toàn sai lầm ở mức nghiêm trọng. Chủ trương đó nếu không có sự sửa đổi tới tận gốc thì sẽ mãi mãi triền miên trong thất vọng.

Tại sao lại nói như vậy?

Cần hiểu rằng trong thời đại toàn cầu hoá, việc dựa vào sự hỗ trợ về mọi mặt một nước thứ ba như trước đây để làm cách mạng bạo lực giành chính quyền là hoàn toàn không thể. Phương thức duy nhất để thay đổi chế độ hiện tại là sử dụng đấu tranh bất bạo động với sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, đặc biệt là người dân trong nước. Xin đừng quên Cách mạng phải là sự nghiệp của quần chúng, không có sự ủng hộ của quần chúng thì không thể có cách mạng. Và muốn để thu hút đông đảo quần chúng ủng hộ sự nghiệp cách mạng của mình thì các đảng chính trị, các chính trị gia hay các thành phần ủng hộ phải thông qua các phương tiện truyền thông để dân vận, nói đơn giản là phải biết vận động, tuyên truyền, giải thích cho quần chúng nhân dân ở trong nước hiểu bản chất, những vấn đề bất cập về chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân cũng như của chính quyền nhà nước liên quan tới cuộc sống của họ.

Trong mọi vấn đề của đời sống xã hội, kể cả vấn đề chính trị thì sự thiện cảm của người dân hay người tiêu dùng là hết sức quan trọng. Trong một xã hội đa nguyên đa đảng cũng vậy, nhiều cử tri đã dứt khoát không dành sự ủng hộ cho  một đảng chính trị qua lá phiếu bầu cử, cho dù đảng chính trị đó có đường lối chính sách tốt, đáp ứng được đa số nguyện vọng của số đông cử tri cũng vì họ có ấn tượng không thiện cảm đối với đảng chính trị đó. Đối với người dân trong nước hiện nay cũng vậy, đa phần là họ không có thiện cảm với các tổ chức chính trị ở Hải ngoại. Một phần họ có quá ít các thông tin về các tổ chức này, trong lúc truyền thông trong nước liên tục vu không và cáo buộc các tổ chức đó là những tổ chức khủng bố, phản động… Quan trọng và nguy hiểm hơn cả là các tổ chức chính trị hải ngoại đã lẫn lộn giữa công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt nam với công việc phục quốc (khôi phục chế độ VNCH).

Không những vậy họ quên rằng người dân trong nước sống trong sự kìm kẹp, độc quyền thông tin hàng chục năm nay, đã tạo cho người dân phản xạ có điều kiện, ăn sâu vào máu thịt của họ, làm cho đa số dân chúng luôn yêu quý sùng bái lãnh tụ Hồ Chí Minh và lá cờ tổ quốc của họ. Ngược lại họ lại nặng về hạ bệ thần tượng và biểu tượng quốc gia của người Việt nam hiện nay, hành động đó, chẳng khác gì hành động chửi phủ đầu kẻ họ muốn lôi kéo, đó chính là yếu điểm đã làm người dân trong nước xa lánh và không thiện cảm với phong trào đấu tranh cho tự do và dân chủ.

Bạn thân mến,

Người Việt ở Hải ngoại luôn đề cao danh dự quốc gia (cũ) của họ, mà quên việc tôn trọng danh dự quốc gia của hơn 86 triệu người dân ở trong nước. Phải chăng họ quên câu “Đừng làm những gì với người khác mà mình không thích”?. Những người cộng sản trước đây, họ thành công trong việc thống nhất đất nước cũng vì họ biết dựa vào dân, dùng chiến tranh nhân dân và xây dưng trận tuyến lòng dân. Chính vì vậy cán bộ của họ được người dân che dấu và nuôi dưỡng, để tồn tại và phát triển ngay trong lòng kẻ thù. Như địa đạo Củ chi nằm sát nách Sài gòn đang còn đó là một minh chứng hùng hồn.

Một câu hỏi đơn giản dành cho các chính trị gia và đồng bào ở Hải ngoại là “Liệu có bao nhiêu % dân chúng trong nước dám và sẵn sàng nuôi dấu những người của phe phục quốc về nước hoạt động?”. Chỉ với một câu hỏi đơn giản như thế, mà câu trả lời của nó cũng là câu trả lời vì sao Việt nam chưa thể có cách mạng Hoa nhài, Hoa Sen để thay đổi chế độ.

Người Việt ở Hải ngoại thường tự hào  về một nền dân chủ non trẻ của họ, một chính quyền do dân cử thông qua một cuộc bầu cử tự do. Vậy thử hỏi dân Miền Nam ngày đó chọn thế nào? Vì sao chính quyền của họ tự tay chọn ra lại có các nhát tướng như Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ…, khi mà buổi sáng hô tử thủ nhưng buỏi chiều đã vội đáp máy bay bỏ lại tất cả để chạy. Họ nói rằng thua do bị phía Hoa kỳ bỏ rơi, cắt viện trợ mà không tự hỏi mình vì sao Miền Bắc cũng như họ mà không bị đồng minh Liên xô, Trung quốc của họ bỏ rơi? Nói như vậy để mong các bạn Hải ngoại hãy biết chấp nhận sự thật, vì chiến tranh hay trò chơi cũng vậy, đã thua là thua, mình thua là do mình yếu và kém hơn đối thủ của mình. Không chấp nhận sự thật thì không thể rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.

Chính vì những lẽ đó, đã làm cho hệ thống truyền thông ở Hải ngoại cũng vậy, thay vì chấp nhận và quên đi quá khứ, quên đi chuyện mình là kẻ thua trận, để tập trung trí lực cho công tác vận động, tập hợp lực lượng. Trên cơ sở một thái độ thân ái, bình đẳng và tôn trọng họ, thông qua đó để mở mang dân trí của dân chúng trong nước để tạo điều kiện cho một sự kiện đồng loạt, đồng lòng của số đông quần chúng trong tương lai. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, hãy thử đảo qua các trang mạng, các forum của bà con Hải ngoại xem các comments thì sẽ thấy thái độ độc đoán, coi thường các bạn đọc có chính kiến không giống của họ. Thử hỏi cứ như vậy thì có thể thâm nhập dân vận được hay không?

Bạn thân mến,

Một thực tế không thể chối bỏ, đó là một bộ phận dân chúng trong nước không nhỏ, đủ loại thành phần, kể cả các cán bộ đảng viên trong đảng CSVN đã bắt đầu chán ghét chế độ hiện tại, do những bất công và đặc biệt là vấn nạn tham nhũng. Nhưng họ không có sự lựa chọn khác cho mình và chắc chắn họ sẽ không chấp nhận để chọn một lực lượng chính trị lấy quốc kỳ VNCH cũ làm biểu tượng quốc kỳ cho đất nước Việt nam này trong tương lai vì đơn giản là họ không có thiện cảm với lá cờ này. Cũng có nghĩa là những người còn theo đuổi chủ trương phục quốc này sẽ không có hậu thuẫn của dân chúng trong nước hiện nay.

Nếu chúng ta hiểu, nguyên tắc quan trọng của chế độ chính trị dân chủ là tôn trọng ý kiến của số đông (đa số), việc quyết định quốc hiệu quốc gia, quốc kỳ hay quốc ca v.v… thì quyền định đoạt sẽ phải là quyết định của dân chúng thông qua một cuộc trưng cầu dân ý thông qua một bản Hiến pháp, chứ nó không thuộc về bất kỳ đảng phái hay tổ chức chính trị nào. Kể cả việc nhỏ như xoá bỏ thần tượng hay phá bỏ lăng Hồ Chí Minh hiện nay cũng là một chuyện không dễ mà làm. Cứ xem tình hình lăng Lênin ở Nga, đã hơn 20 năm cũng chưa thể có câu trả lời, bởi nó là vấn đề lịch sử, không thể tuỳ tiện theo ý của một lực lượng dân chúng chiếm số ít.

36 năm trong một chiều dài lịch sử của một dân tộc thì quá nhỏ bé và ngắn ngủi. Nhưng 36 năm với một đời con người đã là nửa cuộc đời. 36 năm qua cũng đã tạo ra vài ba thế hệ người Việt ở Hải ngoại, một số đã quên tiếng mẹ đẻ, không hiểu lực lượng kế cận của cuộc đấu tranh của người Việt ở Hải ngoại sẽ giải quyết ra sao? Không ai có thể định đoạt được mọi thứ theo ý cá nhân của mình, nhất là chuyện thay đổi một chế độ chính trị thì không hoàn toàn đơn giản như ta nghĩ. Tuy nhiên nếu nhìn lại giai đoạn lịch sử cận đại chính trị Việt nam gần đây trong thế kỷ XX, khi nhìn nhận thắng lợi của đảng CSVN thì mọi người cũng nên suy nghĩ và trả lời các câu hỏi vì sao?

Vì sao chỉ sau 15 năm thành lập, đảng CSVN đã giành được chính quyền?

Vì sao chỉ sau 20 năm, đảng CSVN đã chiến thắng quân đội Việt nam Cộng hoà thống nhất đất nước?

Vì sao họ (đảng CSVN) làm được các kỳ tích phi thường đó mà các tổ chức chính trị của người Việt ở Hải ngoại không làm được một phần nhỏ của họ trong suốt 36 năm qua?

v.v…………

Theo cá nhân tôi nghĩ, cộng đồng người Việt không thiếu người tài trong mọi lĩnh vực, kẻ cả lĩnh vực tổ chức đấu tranh chính trị. Không như một số bạn bè tôi, có nhận xét khi đọc các comments của các members Hải ngoại trên các diễn đàn cho rằng họ là những kẻ ít học. Nhưng họ thiếu một chiến lược đấu tranh đúng đắn có hiệu quả thay cho các việc làm mang tính chất khuếch trương, hình thức đơn lẻ của mỗi tổ chức hòng vừa lòng các ủng hộ viên của họ ở Hải ngoại mà không nghĩ tới lòng dân trong nước muốn gì ở họ.

Bạn mến,

Chắc chắn lá thư ngỏ bầy tỏ những suy nghĩ của tôi này sẽ gây một phản ứng dữ dội đối với cộng đồng người Việt ở Hải ngoại, vì lẽ đời kẻ tầm thường như bạn hay như tôi chỉ thích những lời khen ngọt ngào, chứ trên đời có mấy ai thích lời chê trách, chỉ trích. Nhưng theo tôi, thuốc đắng mới dã tật, sự thật dù có mất lòng nhưng tôi vẫn cứ nói ra. Người ta sẽ bảo tôi là CAM, là cộng sản nằm vùng, khích bác nhằm phá hoại phong trào đấu tranh của các bạn. Nhưng thử hỏi 36 năm qua, phong trào của các bạn đã làm được những gì có thể đe doạ sự bất an của chính quyền cộng sản  hay chưa, thì chắc bạn sẽ thông cảm cho tôi.

Ngay từ hôm nay, mỗi thành viên của cộng đồng người Việt ở Hải ngoại, hãy gác lại thù hận của ngày hôm qua hay ý đồ phục quốc khôi phục cờ vàng, để bắt tay vào công cuộc vận động cho dân chủ một cách lành mạnh trong sáng. Đó là cách duy nhất để những người đấu tranh cho sự công bằng, cho lẽ phải như Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung v.v… không bị mang tiếng khi người dân trong nước vơ họ vào chung một rọ với những kẻ có tham vọng khôi phục lại chế độ VNCH.

Trong thời đại ngày nay, thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng một chế độ với nền kinh tế thị trường, nhà nước pháp quỳên và một xã hội dân sự là đích hướng đến tất yếu của mọi nhà nước tiến bộ, văn minh thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân trên thế giới. Để đến đích đó có nhiều con đường khác nhau, việc cố gắng khôi phục lại chế độ VNCH để hiện diện lại một lần nữa trên đất nước Việt nam của một số người, là một hành động không cần thiết, dễ gây hiểu lầm, không có lợi, nó đi ngược lại tiêu chí và mục đích của phong trào đấu tranh vận động cho dân chủ nói chung và trong nước nói riêng.

Nhân dịp ngày 30/4, ngày mà có nhiều triệu người vui và cũng có nhiều triệu người buồn, xin viết đôi dòng tâm sự cùng bạn những suy nghĩ của cá nhân tôi, một người Việt Nam đang sống trong nước về phong trào đấu tranh vì một nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay.

Chúc bạn khoẻ và may mắn.

Mến.

© Kami

73 Phản hồi cho “Thư ngỏ gửi bạn ở Hải ngoại nhân ngày 30-4”

  1. Trung Kiên says:

    @ bạn Kami

    Chẳng vui gì khi đọc lá thơ của Bạn! nó chứa đựng đầy mâu thuẫn và “kiêu binh khích tướng”!
    Tôi là kẻ hậu sinh, nhưng khi đọc bài viết của Bạn đã cảm thấy bị xúc phạm nặng nề, vậy đối với những người đã bị csvn trả thù hành hạ và đoạ đày trong cải tù cải tạo hàng chục năm thì sao?

    Lá thơ này của Bạn không đáng phản hồi vì những lời miệt thị và nhục mạ NVHN! Nhưng vì tình “đoàn kết dân tộc”, tôi cố gắng trao đổi đôi lời ! không phải vì Bạn, nhưng với lãnh đạo csvn và hàng chục triệu người VN!

    Bạn đã cố tình “chọc” vào vết thương chưa hết rỉ máu của người khác! Chính Bạn đã viết rằng…”Khi mà nỗi hận này của các bạn, cũng vì bản thân đã bị mất nhà cửa, ruộng vườn, công danh sự nghiệp, nhiều người còn mất cả người vợ yêu quý của mình cho kẻ chiến thắng“…vậy mà Bạn còn dám nói “Giận quá thì mất khôn” thì tôi không thể hiểu được con người của Bạn. Trơ trẽn và bất nhân quá!

    Nếu Bạn hay người thân là “những nạn nhân như trên” thì Bạn sẽ nghĩ gì, có dám phát biểu như thế không?

    Điều lầm lẫn lớn nhất của Bạn khi viết rằng; “Nếu coi sự đấu tranh của người Việt ở Hải ngoại với chính quyền hiện tại ở trong nước cũng chỉ là một ván cờ tranh giành quyền lực lãnh đạo đất nước, bằng cách thông qua việc xoá bỏ đảng CSVN, thông qua việc hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh, để rồi xoá bỏ Cờ đỏ sao vàng để thay bằng Cờ vàng ba sọc đỏ … thì là hoàn toàn sai lầm ở mức nghiêm trọng. Chủ trương đó nếu không có sự sửa đổi tới tận gốc thì sẽ mãi mãi triền miên trong thất vọng.

    Có lẽ Bạn đã bị nhồi sọ quá nặng nên mới nghĩ như thế, hay với mục đích tuyên truyền cho nhà nước csvn?

    Nếu Bạn hiểu rằng, NVHN có đấu tranh thì cũng chỉ vì DÂN CHỦ – TỰ DO cho dân tộc và nhân dân Việt Nam! Còn bản thân họ đang được hưởng một đời sống ấm no, Dân chủ – Tự do trong các nước văn minh trên thế giới.

    Do vậy, “xoá bỏ Cờ đỏ sao vàng để thay bằng Cờ vàng ba sọc đỏ” chỉ là luận điệu tuyên truyền và đầu độc dư luận rẻ tiền, chẳng lừa được ai!

    Bạn viết…”Một thực tế không thể chối bỏ, đó là một bộ phận dân chúng trong nước không nhỏ, đủ loại thành phần, kể cả các cán bộ đảng viên trong đảng CSVN đã bắt đầu chán ghét chế độ hiện tại, do những bất công và đặc biệt là vấn nạn tham nhũng. Nhưng họ không có sự lựa chọn khác cho mình và chắc chắn họ sẽ không chấp nhận để chọn một lực lượng chính trị lấy quốc kỳ VNCH cũ làm biểu tượng quốc kỳ cho đất nước Việt nam này trong tương lai vì đơn giản là họ không có thiện cảm với lá cờ này.

    –> Quá dễ, đâu có ai bắt buộc những người trong nước phải chọn CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ làm biểu tượng nếu họ không muốn! Họ có thể chọn cho mình một lá CỜ khác làm biểu tượng … đối trọng với cờ ĐỎ của csvn kia mà!

    Thiển nghĩ; Người Quốc Nội phải đứng lên làm chủ để tự cứu mình! NVHN chỉ yểm trợ, giúp đỡ mà thôi! Hải ngoại dù thương yêu cách mấy, cũng không thể làm thay cho quốc nội!

    Bạn hãy quên đi, đừng nhai nhải giọng điệu…”…những người còn theo đuổi chủ trương phục quốc này sẽ không có hậu thuẫn của dân chúng trong nước hiện nay“…Thiển nghĩ, nếu có những người chủ trương “phục quốc” cũng chỉ có nghĩa là họ muốn phá bỏ một bạo quyền bán nước hại dân như csvn để đem DÂN CHỦ – TỰ DO cho nhân dân Việt Nam mà thôi!

    Tôi nghĩ; CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ sẽ mãi mãi là biểu tượng của NVHN và là biểu trưng cho DÂN CHỦ – TỰ DO, sẽ tiếp tục tung bay khắp nơi trên thế giới.

    Nhân dân Việt Nam “thời hậu cộng sản” có muốn chọn CỜ VÀNG làm “Quốc Kỳ” hay không, thì còn quá sớm để bàn luận, đừng hoảng sợ như thế Bạn ạ!

    Gởi Bạn ý tưởng của tác giả Thạch Đạt Lang qua bài “Suy nghĩ về một lá cờ”:

    - Đối với đa số NVHN, cờ vàng ba sọc đỏ là sự phân định rõ ràng lằn ranh Quốc-Cộng quyết liệt, không mập mờ, nhân nhượng. Cho dù hiện nay chế độ VNCH không còn, nhưng hầu hết sinh hoạt của cộng đồng NVHN không vì thế mà có thể thiếu vắng lá cờ đó.

    - Những cuộc biểu tình chống bang giao Việt-Mỹ, chống Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, các nhà lãnh đạo cộng sản VN, các buổi trình diễn văn nghệ của văn công CS… đều rực rỡ cờ vàng.

    - Là cờ vàng vì vậy là cái gai trong mắt những nhà lãnh đạo cộng sản. Nhưng cộng sản VN sợ hãi điều gì để bằng mọi cách, mọi thủ đoạn, chấp nhận tốn kém… phải triệt hạ, ngăn chận, càng nhiều càng tốt sự có mặt của lá cờ vàng trong các sinh hoạt, không phân biệt là văn hoá, chính trị, tôn giáo… trong cộng đồng NVHN, điển hình là buổi lễ khách thành tượng đài thuyền nhân ở Bussy Saint Georges, ngoại ô Paris vào ngày 12/09 đã nói ở trên.

    Thế cũng tạm đủ! Chúc Bạn sức khoẻ và sáng suốt…

    • Phan Lưu Qùynh says:

      Cám ơn bạn Trung Kiên, đã bỏ công ra viết reply cho Kami. Tôi cũng có ý nghĩ như bạn, nhưng không có kiên nhẫn ngồi gõ phím để reply cho một bài viết đầy ngạo mạn, khiêu khích, châm chọc, láu cá dạy đời như trên. Kami mang cái bệnh giống như của những tay bộ đội mới từ Bắc vào Nam hồi 30/4/75, khi được hỏi :ngoài Bắc có tivi không?. Giả nhời” Gì chứ tivi chạy đầy đường. Lại hỏi: thế ngoài ấy có cà rem không? . Giả nhời: cà rem ăn không hết phải phơi khô. …. Đại khái những mẩu chuyện như vậy, cho ta thấy ai thắng ai? Mang vào Nam cái mặc cảm nghèo đói, lạc hậu cho nên phải khoác lác nổ banh ta lông như vậy. 36 năm sau vũ như cẩn

  2. ThuTrang says:

    Cám ơn bạn Kami cho chúng tôi thấy cái nhìn của bạn về NVHN. Tôi cũng xin viết về cảm nghĩ của NVHN nhân ngày thống nhất 30 tháng 4.
    Có lẽ đa số người dân miền Bắc hôm ấy rất sung sướng vì những hy sinh của họ cho miền Nam thân yêu đã trở thành hiện thực. Nhưng chúng tôi những người miền Nam khóc tức tưởi, lúc ấy tôi chỉ là đứa trẻ chưa đang học trung học dở dang đang khóc âm thầm với gia đình, với người thân. Nhưng những ngày sau đó mới thật sự kinh hoàng, cha con vợ chồng bị chia lìa, bị đầy ải nơi vùng rừng thiêng nước độc và tự dưng bị xếp loại hạng như người ta vẫn thường xếp loại súc vật, con chó ghẻ dĩ nhiên bị kinh tởm, con chó hoang lai giống thì bị sỉ nhục cho dù nó không chọn cha mẹ để ra đời, chọn nơi sinh để mở mắt . Nhưng không vì thế mà chúng tôi ghét nước Việt Nam, chúng tôi không có tuổi thơ là những chùm khế ngọt , là tuổi thần tiên với thả diều trên đê , dù chỉ là ngô khoai sắn nhưng có hề gì đâu , giòng máu Việt Nam vẫn luân lưu trong cơ thể này.
    Cách đây vài tháng tôi được khám bệnh cho một cụ đã trên 70. Khi CS chiếm miền Nam, cụ cựu thiếu tá ấy đã bị đi cải tạo ngoài Bắc. Những năm đầu cụ nói, trại cải tạo được quản lý bởi quân đội nên tù binh vẫn được đối xử bắng tình người. Tôi còn nhơ cụ ấy nói “Giữa chúng tôi những người cầm súng bảo vệ quê hương theo lý tưởng của mình , đối đầu với cái chết thường xuyên nên vẫn có sợi dây thông cảm ” nhưng sau khi bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh xâm lăng VN, các trại tù được chuyển giao sang cho CA thì việc đánh đập, sỉ nhục, hành hạ liên tục xãy ra. CA đời nào cũng thế , cụ bảo.
    Đó là cái nhìn của người già , bị bỏ tù, bị đánh đập, bị bỏ đói. Còn tôi, khi miền Nam bị sụp đỗ vẫn còn trong tuổi thiếu niên đã bị coi là “ngụy” vì lỡ đầu thai nhầm thế kỷ, lỡ sinh ra trên mảnh đất miền Nam. Nhưng không vì thế mà tôi không kính trọng những thầy giáo trở về Nam sau những ngày tập kết. Tôi còn nhớ BS Võ Tấn( thân phụ của BS Võ Tấn Sơn, hiệu trưởng trường đại học y dược tpHCM bây giờ) dạy tôi môn Tai Mũi Họng đã trao cho tôi cái otoscope (dụng cụ khám tai) và chỉ cho những sang thương bệnh lý mà thầy vừa xem chư không phải chỉ đưa cho sinh viên gốc miền Bắc. Và ngay cả BS Trương Công Trung, đại tá anh hùng quân đội, khi tôi thực tập tại BV CR vẫn được nghe loa phóng thanh của thầy “mời sinh viên XYZ xuống phòng mổ gấp” chư không phải sinh viên gốc miền Bắc. Tôi còn nhớ GS Trung nói ” tôi ráng dạy thật tốt, cá đ/c ráng học thật tốt “. Tuy gọi học trò bằng đ/c nhưng với giọng thân tình của thầy trò, của cha con, thầy không bao giờ đề cập đến chính trị trong lúc giảng.Ngày về thăm VN tôi định thăm thầy thì thầy đã thành người thiên cổ .
    Kể giông dài như thế để bạn Kami cũng như các bạn tại VN hiểu rõ, chúng tôi những người Việt hải ngoại không bao giờ bao gồm những người khác chiến tuyến, khác lý tưởng là thù địch cả. Chúng tôi đã đau lòng bỏ nước ra đi, cho dù cuộc sống hiện nay nơi xứ người đầy đủ về vật chất, những ngày sống trên quê hương là những ngày sợ hãi, kềm kẹp nhưng đều ước mong nước Việt của chúng ta có một đời sống tươi đẹp, tự do và đầy đủ nhân quyền, không chỉ giành riêng cho một nhóm thiểu số nào , có quyền tối thượng hơn giai cấp khác.
    Hẳn các bạn VN đã thấy trên TV khi TT Bush bị 1 phóng viên Hồi giáo ném giầy vào mặt, ông Bush vẫn bình thản né tránh, không hề tức giận và hò hét người khác phải giết, bắn người ấy. Người phóng viên ấy vẫn được xứ án công bình trước pháp luật. Hay gần đây nữa, các đây mấy ngày thôi , chính TT Obama bị nhà tỉ phú Donal Trump dựng chuyện bôi bác, láo khoét như Obama không sinh tại Mỹ , như Obama học dốt… ta đã thấy sự bình thản của Obama trước hành động ném bùn ấy như thế nào cho dù ông ta là nhà lãnh đạo quyền uy nhất thế giới hiện nay.
    Nhìn lại VN, vụ án 2 bao cao su để bôi bác những ý kiến xây dựng của TS Cù Huy Hà Vũ vì lòng yêu nước thành tội trạng chống nhà nước XHCNVN. Các bạn trong nước nghĩ sao? Chẳng lẽ nền văn hóa , văn hiến hơn 4 ngàn năm của chúng ta đã đến giai đoạn tồi tệ , không văn hóa, thiếu nhân phẩm đến thế?
    NVHN chúng tôi đã bỏ nước ra đi, chỉ đau lòng trước tương lai đen tối của VN, trước sự đe dọa xâm lăng bở cõi của bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh, trước tệ nạn hủ hóa tham nhũng, coi thường người dân của một tập đoàn bè phái. Đó không phải là việc chống đối lại với nhân dân VN hay đất nước.
    Vả lại đã bỏ nước ra đi, tôi thiết nghĩ chuyện tương lai VN nằm trong tay các bạn, những người đang sinh sống tại VN, đang làm chủ đất nước này, của những người Anh Hùng, không thể nhắm mắt làm ngơ như Nguyễn Vũ Bình, như BS Sơn, như thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, LS Đài, Công Nhân, như chị Thanh Nghiên , như em Huỳnh Thục Vi…
    Ngày hôm nay, kỷ niệm ngày thống nhất đất nước, tôi mong rằng hàng triệu người lính đã gục ngã trong chiến tranh từ 2 phía không phải và không thể là cái chết vô lý , cái hy sinh lầm lẫn.

  3. Tú Dza says:

    Dù chúng ta có đồng ý hay phản bác, bài viết này là những suy tư của tuổi trẻ trong nước khi nhìn vào thực trạng đấu tranh trong nước và hải ngoại. Đó cũng có thể là suy tư của nhiều người ở ngoài nước đối với phong trào dân chủ hóa VN. Nó cần một sự phân tích nghiêm túc để hoạch định đường lối đấu tranh cho hiệu quả.

  4. Xich lô says:

    Thật sự tôi không muốn Việt Nam có tự do hay dân chủ gì hết, tôi thích đảng việt cộng cai trị như thời Đổ 10, lê duẩn như vậy bà con hải ngoại mới thấy giá trị của vuợt biên.và cũng để cho những nguời nuôi việt cộng thấy đuợc việc làm của họ là ruớc voi dày mã tổ, dể con cháu sau này thấy cái ngu của họ.

    • lotxac says:

      Cảm ơn Bác Xích Lô; người dân thật thà chấc phát, và nói lời chấc phát thật thà. Muốn biết VC cai trị dả̃ man như thế nào ? thì cứ xem cách cai tṛi của hai tên THÁI THÚ : ĐỖ MƯỜI vã Lê Duẩn !
      Hay lắm; lời của người dân phu XÍCH LÔ.

    • Lữ Út says:

      Tôi cũng ” đồng ý ,nhất trí ” với ý kiến của ” ngài ” Xich Lô.
      Những ” cụm từ ” Tạch tạch sè ; mắt xanh mỏ đỏ ; người bóc lột người ; ô sin ; ngồi mát ăn bát vàng… phải được nhắc hàng ngày trên báo đài ” nhà nước ” ( tuyệt đối không được dùng nhóm từ quốc gia ).
      Mở rộng các trại cải tạo để ” cải tạo ” những người có xe Roll-Royce,Bugate,Bentley, những chân dài hay (chân ngắn đầy sẹo sâu quảng ) đi chợ với túi sách Luis Vuitton/ Coach/Vesase, những người nay đem gốc gác quan lại xưa ra khoe , những báo lề phải nào đưa tin ” phu nhân thủ tướng ” thay vì theo lập trường giai cấp phải là ” thủ tướng vợ “.
      Muôn đời bần cố nông sống cùng với sự nghiệp của chúng ta (o ) !

  5. Võ Tắc Thiên says:

    Tôi đồng ý với phần lơn ý kiến của bạn Kami. Mấy ông người Việt hải ngoại giương cờ vàng ra tranh đâu nó phản cảm lắm. Ngươi trong nước đa phần xa lạ với lá cờ nay và nàh cầm quyền có cớ để đán áp những người dân chủ. Dẹp cờ vàng đi có lợi hơn cho đại cuộc. Tất nhiên khi có dân chủ thì lá cờ đỏ cũng sẽ bị dẹp.

  6. Võ Hưng Thanh says:

    Mặc dầu tôi thấy chính trị là nhu cầu hoạt động cần thiết và chính đáng của mọi người, nhưng riêng tôi, tôi không chủ trương mình đi vào hoạt động chính trị. Bởi vì mục đích của đời tôi nhằm vào một hoạt động mà tôi thấy còn có ý nghĩa cao hơn nữa. Đó là hoạt động triết học. Điều này tôi nói thật. Hoạt động triết học đây là tư duy nhân loại thật sự, không phải kiểu “triết học” Mác lê nin mà suốt cả gần thế kỷ nay người ta vẫn ra rả mang ra nhồi nhét cho sinh viên các trường đại học trong nước.
    Do đó, tôi thấy bài viết của ông Kami nào đó trên dây về “Lá thư gửi bạn ở hải ngoại nhân ngày 30/4″, theo tôi là bài viết cũng rất có lý. Chỉ tiếc, đáng lẽ ông Kami cứ thẳng thắn công khai tên thật của mình thì càng tạo được niềm tin cậy hơn. Riêng tôi thấy đây là một bài viết nghiêm chỉnh, cần thiết, có thể thành thật và tâm huyết, còn phê phán hay tiếp nhận ra sao, vẫn còn tùy theo loại đối tượng, theo khuynh hướng thuận hay nghịch, thế này hay thế khác, như ông Kami có nói.
    Bởi vậy, nhân đây tôi cũng đề nghị ĐCV cứ cho đăng nguyên văn bài viết tương đối hơi dài, nhưng cần thiết chung, của tôi sau đây, để mọi người cùng có cơ sở nhằm phê phán hoặc suy nghiệm :

    HỌC THUYẾT CÁC MÁC
    THỰC CHẤT CHỈ LÀ MỘT HỌC THUYẾT QUÁI DỊ TỪ CỔ CHỈ KIM TRONG XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

    Con người là một thực tại sinh học, nên khi sinh ra đời đến khi chết đi, luôn luôn có đời sống độc lập. Đó là ý nghĩa quan trọng, mà trong bất kỳ trường hợp nào, đều không thể xem thường được. Đó cũng là ý nghĩa của sự độc lập và của sự tự do quan trọng nhất, cũng như cao nhất, nơi mỗi cá nhân con người. Trong con người, lại có đời sống tâm lý, nội tâm, mà bốn yếu tố chính yếu cấu thành luôn vẫn có là lý trí, bản năng, ý chí và khuynh hướng. Bốn yếu tố này tất nhiên liên kết, chi phối lẫn nhau, làm thành động lực sống nơi con người, mà bất kỳ cá nhân nào đều cũng có. Bốn yếu tố này, tất nhiên do lịch sử xã hội tạo thành, chịu ảnh hưởng bởi từng hoàn cảnh của cá nhân, và của môi trường xã hội mà cá nhân sống trong đó, cũng như đó là sức mạnh có tính tương quan giữa nhiều người, trong một môi trường xã hội nào đó cụ thể nhất định.
    Có nghĩa xã hội thật sự luôn luôn chỉ là môi trường sống của cá nhân, cho dầu đó là môi trường sống vẫn mang tính quyết định đối với mỗi cá nhân con người. Có nghĩa, trước khi cá nhân sinh ra, môi trường sống đó đã có, và sau khi cá nhân chết đi, thì môi trường sống đó vẫn tiếp tục tồn tại một cách khách quan. Môi trường đó, thực chất cũng không gì ngoài toàn thể các cá nhân đang tồn tại trong đó tạo thành ra nó. Có nghĩa, xã hội vẫn luôn luôn là sự tương tác về mọi mặt của mọi cá nhân đang sống. Mà như trên đã nói, đó cũng là sự tương tác giữa bốn yếu tố chính yếu nơi tâm lý mỗi cá nhân, là bản năng phát triển, ý chí, khuynh hướng, và lý trí, như ở trên đã đề cập đến.
    Có nghĩa với lý trí, cá nhân thấy mình có thể làm được điều gì và không thể làm được điều gì trong mỗi trường hợp khách quan, cụ thể. Nhưng ý chí con người không giống nhau, nên có người thì nó mạnh mẽ, mãnh liệt, cương quyết, còn có người nó chỉ e dè, thụ động, cầu an. Đó cũng là dạng người tích cực và dạng người tiêu cực trong mọi hoàn cảnh hay trường hợp riêng biệt. Về khuynh hướng, thì có người yêu chân lý, nghệ thuật, có người lại ưa vật chất, quyền lực. Người yêu chân lý, nghệ thuật thì thường làm các việc về xã hội, thẩm mỹ, khoa học. Còn người thích vật chất, quyền lực, thì thường dấn thân vào lãnh vực kinh tế hay chính trị. Cuối cùng, trong các bản năng, hay các khuynh hướng động lực cơ bản vốn có trong mỗi con người, có thể nói bản năng phát triển, thăng tiến, cùng bản năng tự vệ, cũng đều là một bản năng mang tính dẫn đạo mạnh mẽ nhất.
    Đó đều là những quy luật chủ quan hay tính cách vẫn có nơi con người. Tức đó là các quy luật vốn có nơi bản thân của mỗi cá nhân, không thể khác đi được. Song bên ngoài mỗi cá nhân, tức trong môi trường xã hội, vẫn lại luôn luôn có các quy luật hay nguyên tắc khách quan cốt yếu nhất, mà cá nhân không thể vượt qua hay không thể hoàn toàn bất chấp. Trước hết, đó chính là quy luật cụ thể về không gian và quy luật cụ thể về thời gian. Quy luật không gian, đó là mỗi cá nhân không thể nào có quyền chiếm hữu được điều gì vượt qua lằn ranh đã có của người khác. Chẳng hạn, không thể xâm phạm đến tài sản riêng hay quyền lợi riêng của người khác, nếu không có được sự tự nguyện đồng ý của chính người đó. Quy luật thời gian, là điều gì đã có trước một cách hợp lý, chính đáng, khách quan, thì không ai có thể vượt qua hay làm cho nó thay đổi được. Có nghĩa, mọi người đều phải luôn tôn trọng các mốc thời gian trước sau một cách chính đáng. Như người đến sau không thể vi phạm cái gì đã có của người đến trước. Đó chính là nguyên tắc xếp hàng để tiến lên theo thứ tự, một cách trật tự, lịch sự, và văn minh mà thông thường vẫn hay thấy. Hoặc như trong rạp hát, hay nơi sân bóng, chỗ nào người khác đã mua vé, đã ngồi rồi, thì người tới sau tất không thể có quyền xâm phạm vào được.
    Nguyên lý không gian và thời gian chính là nguyên lý nền tảng và bất biến nơi các sự vật nói chung, và nơi xã hội loài người nói riêng, vì đó hoàn toàn là một ý nghĩa khách quan. Điều này cũng đúng cả trên mặt quốc tế, lẫn về mặt lịch sử xã hội, về tất cả mọi phương diện. Tức có thấy người ta giàu hơn mình, tốt đẹp hơn mình, hạnh phúc hơn mình, mình chỉ có quyền tìm ra cách để tự thăng tiến, nhằm vượt lên cho kịp, bằng một cách chính đáng nào đó, nhưng không thể bằng cách cạnh tranh bất chính, hoặc làm một cuộc đại cách mạng toàn cầu, để muốn cào bằng đi tất cả. Bởi nếu mình khôn, cũng không ai dại gì để cho phép làm như thế. Đó cũng là nền tảng vốn có của bốn nguyên tắc tâm lý cơ bản, như trên kia đã thấy. Thế thì, mọi sự phát triển chân chính và khách quan nhất của xã hội loài người, chủ yếu là do nhờ sức mạnh của yếu tố khoa học kỹ thuật trong đời sống về mọi mặt, mà không thể do một điều gì khác. Bởi con người sống và phát triển, là nhờ tác động vào thế giới, hay vào môi trường vật chất chung quanh. Và sức tác động hiệu quả nhất, đó chính là những khám phá, áp dụng đối với các tiến bộ trong mọi mặt về khoa học và kỹ thuật.
    Vậy mà, học thuyết Mác chỉ chủ yếu cho rằng động lực phát triển của lịch sử xã hội loài người chính là dựa vào đấu tranh giai cấp. Ông ta cho rằng tài sản hay tư hữu là nguyên nhân của mọi sự bóc lột giữa người và người trong xã hội, và đó cũng chính là nguyên nhân của sự xuất hiện ra các giai cấp. Bởi thế, ông ta cũng cho rằng muốn triệt tiêu được sự bóc lột, hủy bỏ được giai cấp, tiến tới được một xã hội hoàn toàn lý tưởng, hạnh phúc, tốt đẹp do không còn có sự phân chia giai cấp nữa, thì cốt yếu là phải hủy bỏ tư hữu, tức tiến tới một xã hội vô sản, hay một xã hội hoàn toàn công hữu, có nghĩa chỉ có tài sản công hữu hay phương tiện sản xuất kinh tế xã hội duy nhất bằng công hữu (Kommunismus). Cái cốt lõi của học thuyết Mác chung quy là như vậy, và ông ta cũng cho rằng chính giai cấp vô sản mới là đầu tàu, là động lực phát triển của lịch sử kể từ đó. Và đó cũng chính là sự hấp dẫn, thu hút của học thuyết Mác đối với nhiều người trong quá khứ, vốn chính là như thế đó.
    Thế nhưng, trong ý thức của Mác, dường như không hề có sự phân biệt nào giữa ý niệm về công cụ và ý niệm về mục đích của tài sản, hay của quyền tư hữu. Chủ yếu, ông coi nó chính là mục đích, hơn chỉ là phương tiện. Trong khi thực chất, quyền tư hữu nếu nói cho cùng, lại cũng chỉ là phương tiện, mà không hề là mục đích tối hậu của chính con người. Mọi tài sản vật chất, đều chẳng qua đúng ra cũng chỉ là sự tiện lợi, là phương tiện thiết yếu nhất, cho toàn thể mọi nhu cầu về ý thức khác nhau của con người, mà không là gì khác. Con người không phải sống vì tài sản, mà trái lại tài sản chính là cái nhằm để giúp con người sống được hiệu quả, tiện lợi và hạnh phúc. Do đó, ý niệm vô sản quả là ý niệm hoàn toàn phi lý. Vả lại, trong kinh tế học, sự quản lý tài sản chung hay công sản, vẫn là điều hoàn toàn bất tiện, kém hiệu quả, đi ngược lại bốn nguyên tắc tâm lý cơ bản, như dân gian vẫn thường nói câu cha chung không ai khóc, là như thế. Mác đã tưởng tượng ra một xã hội ảo tưởng mà bất chấp mọi quy luật tâm lý khách quan, tự nhiên của cá nhân, quả là thật hoàn toàn ấu trĩ, không thực tế, hay nói được là mang đầy tính chất rất ngây thơ và không tưởng.
    Mặt khác, sự giàu nghèo trong xã hội hay của xã hội, là do yếu tố tài nguyên thiên nhiên và ý chí của con người quyết định. Nói cách khác, sự giàu nghèo chung là do kết quả lao động chung của mọi người, không phải riêng của cá nhân hay của thành phần giai cấp nào mang tính cách duy nhất quyết định. Bởi đó là một bài toán tổ hợp, bởi lý do mọi sự tiêu dùng và mọi sự làm ra trong mọi mặt, đều có liên quan đến mọi người, tức có liên quan đến toàn cái tổng thể, không phải chỉ liên quan đến cá thể nào, hoặc đến các thành phần riêng biệt nào. Vì vậy, bài toán kinh tế sản xuất, và bài toán phân phối, tiêu dùng, điều tiết, phải là một bài toán tổng thể, chỉ có thể giải quyết được một cách tương đối, bằng các phương pháp khoa học và kỹ thuật, về mặt hành chánh và pháp lý, mà không thể giải quyết chỉ bằng tư duy triết học theo cách tư biện (diskursiv), tức theo ý thức hệ giáo điều mà chính Mác đã tưởng tượng ra. Thật ra, Mác đã chỉ tin vào hay dựa vào quy luật biện chứng về lịch sử của Hegel, để dùng làm cốt lõi cho lý thuyết của mình, mà ông không hề chứng minh, hay đặt vấn đề và phê phán gì cả. Đó cũng chính là một thái độ, hay một ý nghĩa mù quáng đầu tiên mà Mác đã thể hiện.
    Cuối cùng, xã hội phát triển là do nhờ vào tinh hoa và thành quả của mọi cá nhân. Có nghĩa, chính các yếu tố tri thức, hiểu biết, tài năng, đạo đức riêng biệt của mỗi cá nhân con người, là cơ sở hình thành nên cho sức mạnh chung của xã hội, của lịch sử phát triển, không phải cái gì đó từ trời rơi xuống. Thế mà Mác lại cho giai cấp vô sản là đầu tàu, là động lực, thì quả là bất chấp thực tế, là mê tín, huyền hoặc, chẳng qua chỉ vì chỉ vì ông ta vốn dựa vào khái niệm được gọi là biện chứng của Hegel, mà không là gì khác. Đã vậy, vì vốn tin tưởng mù quáng như thế, mà Mác cũng cho học thuyết của mình là chân lý khách quan, tất yếu, nên ông cũng chủ trương chuyên chính vô sản (Diktatur des Proletariats), quả giống y hệt như một quy luật toán học, hay quy luật vật lý học, không ai được quyền nghĩ khác, làm khác, đó thật quả là một điều hết sức kinh dị và quái đản. Nhưng nếu nó đã là tất yếu, thì cần gì phải đấu tranh để thực hiện nữa. Đó là sự nông cạn và ngụy biện của Mác. Bởi vậy, thực tế, học thuyết của ông sẽ rất dễ dàng bị lợi dụng, lạm dụng, do chính bốn yếu tố tâm lý tự nhiên của con người như đã nói. Tức ý chí quyền lực của một số cá nhân nào đó sẽ sẳn sàng dùng nó để lũng đoạn, chi phối toàn xã hội. Vả chăng, mọi tính chất ích kỷ vốn có của con người như lẽ thường của bản năng tự nhiên, liệu có thần thánh gì để mà vượt qua điều đó được. Đó chính là một thực tế mà ngay từ đầu khi đưa vào thực hiện, người ta đều đã thấy rất rõ. Có nghĩa, một mặt nó làm cho con người và xã hội thành ra thụ động, ích kỷ, cá nhân, mất sức đề kháng, còn mặt khác, lại luôn xảy ra sự đấu tranh để tranh giành quyền lợi, quyền lực của những người nắm được quyền hành, trong chính nội bộ xã hội, bằng rất nhiều cách khác nhau, ở khắp mọi nơi, mà ai cũng đã rõ.
    Mặc dù trong cuộc sống thực tế, trong khi mọi cá nhân đều sống hoàn toàn riêng biệt, hoàn toàn tự do, độc lập như tự nhiên vốn có một cách khách quan, đến khi Lênin đưa vào đó chế độ của chủ nghĩa xã hội kiểu tập thể, thì mọi cá thể con người đều được kết cấu vào trong các đoàn thể, các tổ chức một cách chính yếu. Điều này lại càng trở nên mạnh mẽ hơn dưới thời kỳ Stalin. Con người phải hoàn toàn bị hi sinh hết mọi tự do chính đáng nhất của cá nhân, như ý thức và ý chí cá nhân, khiến xã hội chỉ còn là một ý thức, ý chí kiểu tập thể của thành phần được lãnh đạo, và cả chính thành trong phần lãnh đạo cũng thế. Khái niệm tự do dân chủ kiểu tư sản, mà ngay từ khởi thủy đã bị chính Mác lên án, phản đối, thì bây giờ quả nhiên nó cũng đã nhất thiết bị bãi bỏ, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa theo nguyên lý của Mác, để trở thành một xã hội hoàn toàn tập thể trong mọi mặt, khiến cho các sự độc đáo, riêng tư của cá nhân đều hầu như không còn nữa, và cá nhân tự cảm thấy bị bóp nghẹt, nhưng cũng đành chịu, vì không thể còn lối thoát nào khác. Nên tất cả đều phải cố chịu dựng, trong cả suốt gần một thế kỷ, cho tới khi nhà nước Liên xô, và cả khối Đông Âu trước kia, đều hoàn toàn sụp đổ. Sự sụp đổ đó rõ ràng là tất yếu, bởi vì nó đi ngược lại tất cả các nguyên lý khách quan của xã hội, mà không phải chỉ vì một nguyên nhân nào đó bột phát, hay riêng biệt, đặc thù nào cả.
    Chủ nghĩa tập thể với kiểu hình thức điển hình, giả tạo, máy móc đó, đương nhiên đã làm cho mọi sáng kiến của cá nhân không thể nào phát triển được, mọi tự do sáng tạo do đó cũng không có, bởi nhất thiết phải luôn tuân theo các giáo điều đã có một cách cứng nhắc, chặt chẽ, cho nên xã hội cũng bị trì trệ cả về đời sống và tinh thần, cả về văn hóa và ý thức nói chung, khiến tất cả mọi cá nhân không trừ ai, đều giống hệt cả một đàn gà đang bị mắc tóc, không một con nào có thể chạy theo một hướng riêng được, và mọi sự lùng nhùng đó, quả là trái ngược với mọi ý nghĩa khách quan của sinh học, của xã hội, nhất là của chính xã hội con người. Tất cả các hậu quả quái dị đó là, chỉ là do quan điểm chuyên chính vô sản vốn đã được Các Mác đề ra. Nên cũng có người thấy thế, muốn biện minh cho ông, cho rằng bản thân Mác không hề chủ trương chuyên chính, mà là do người ta đã thực hiện sai. Nói như thế, đúng chỉ là ngụy biện, là vì không hề đọc đến các tác phẩm của Mác, nên chỉ suy đoán theo cách biện bạch. Vì ý niệm chuyên chính vô sản đã hoàn toàn được minh thị rất rõ ràng trong chính tác phẩm đã viết ra của Mác. Nên nói chung lại, trong toàn bộ hệ thống học thuyết của Các Mác, có rất nhiều điều hết sức mâu thuẫn và nghịch lý. Nhưng rất tiếc là chính bản thân ông hoặc đã không thấy được, hoặc đã cố ý phớt lờ nó đi. Nên vì thế có thể kết luận được, Mác chỉ là một con người nông cạn trong tư duy, hoặc là con người ngụy biện và có tham vọng cá nhân, để muốn được tôn vinh, hay muốn được trở nên như thần thánh. Học thuyết của ông ta giống như khi ông ta vẽ lên trên một mãnh giấy một hình cụ thể nào đó theo ý muốn, rồi chỉ nhằm biện luận trong chính nội dung, hay trong phạm vi của cái hình đó, và không cần để ý gì đến những phần khác còn lại của mảnh giấy đó nữa. Đó chính là một kiểu tư duy theo cách tư biện trừu tượng, và chủ quan, độc đoán thuần túy. Song điều hấp dẫn nhất của Mác vốn được nhiều người mê nhất, chính là cái ý hướng giải phóng nhân loại. Nhưng để tiến tới được sự giải phóng đó, Mác lại chủ trương sự độc tài, chuyên chính. Đó cũng là sự nghịch lý đầu tiên nhất. Điều này chẳng khác gì bảo người ta muốn tiến tới, thì phải bước đi thụt lùi. Bởi thế, học thuyết của ông rất dễ dàng bị lợi dụng nhằm phục vụ cho những con người có tham vọng cá nhân, nhưng lại nhân danh chính ích lợi của xã hội.
    Bởi vì, một khi đã đi vào trong xã hội độc tài rồi, thì tất cả mọi người đều mất hết ý chí và phương tiện đề kháng, để rốt cục lại, chỉ có những người nào đó cầm quyền là được hưởng lợi nhiều nhất. Đó cũng chính là một điều nghịch lý của sự phát triển lịch sử và xã hội. Hơn thế, quy luật “biện chứng” (Dialektik) nếu như đúng, thì nó cũng chỉ có thể đúng được duy trong hệ thống tư tưởng duy tâm của Hegel thôi. Đàng này, hệ thống tư tưởng của Mác là hoàn toàn tuyệt đối duy vật (Materialismus), vậy mà ông ta lại nhân danh nguyên lý biện chứng, thì quả thật chỉ hoàn toàn ngụy biện. Vả chăng, nếu xã hội phát triển theo cách biện chứng, cũng làm gì còn có chỗ dừng lại ở một mức sau cùng. Đó cũng còn là sự quái dị khác trong cách tư duy của Mác. Một điều chưa nói tiếp, ấy là đã duy vật, thì còn lấy cơ sở nào, và mục đích gì, để nhằm hướng lên chính ý nghĩa của tinh thần nữa. Nên nói chung lại, cách lý luận của Mác thật sự đúng là chỉ thuần túy tư biện, vì bất chấp hết mọi nguyên lý thực tế vốn có trong kinh tế học, trong xã hội học khách quan, bất chấp cả mọi nguyên lý tâm lý học tự nhiên trong tính chất cố hữu của con người và xã hội. Do vậy, nó không những mang tính không tưởng, mà thật sự còn nói được là hoàn toàn giả tạo, và thậm chí còn quái dị nữa, là như thế đó. Và tất cả mọi điều đó, ngày nay chính thực tế xã hội khách quan trên thế giới cũng đã chứng tỏ và trả lời về tất cả. Bởi thật ra, nếu lịch sử loài người có phát triển, vượt lên được mọi thú tính tự nhiên nơi chính con người nhờ có văn hóa tiến bộ, để nhằm tiến tới được một xã hội thật sự lý tưởng trong tương lai, thì con đường đó nếu có, cũng chỉ có thể hiện thực nhờ dựa vào nguyên lý dân chủ, tự do, nhờ dựa vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật khách quan, không thể dựa nào trên lý thuyết chuyên chính và giai cấp đấu tranh theo kiểu lỗi thời, quá quái dị, và cả hoàn toàn thụt lùi của Các Mác (1).
    VÕ HƯNG THANH
    (Sg, 30/4/2011)

  7. linh nam says:

    Bài chủ viết lấn cấn, tự nói ra rồi phản biện lấy. Còn người Việt thi buồn vẫn buồn, 75 thì buồn vì mất tự do, bị ăn cướp, bây giờ buồn hơn vì lãnh đạo quốc gia bán đất, bán đảo, phụ nữ phải bán mình để nuôi gia đình, buồn trẻ nhỏ phải bán vé số-đánh giày thay vì được đi học, buồn…

  8. Anonymous says:

    [quote]Người Việt ở Hải ngoại thường tự hào về một nền dân chủ non trẻ của họ, một chính quyền do dân cử thông qua một cuộc bầu cử tự do. Vậy thử hỏi dân Miền Nam ngày đó chọn thế nào? Vì sao chính quyền của họ tự tay chọn ra lại có các nhát tướng như Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ…, khi mà buổi sáng hô tử thủ nhưng buỏi chiều đã vội đáp máy bay bỏ lại tất cả để chạy. Họ nói rằng thua do bị phía Hoa kỳ bỏ rơi, cắt viện trợ mà không tự hỏi mình vì sao Miền Bắc cũng như họ mà không bị đồng minh Liên xô, Trung quốc của họ bỏ rơi? Nói như vậy để mong các bạn Hải ngoại hãy biết chấp nhận sự thật, vì chiến tranh hay trò chơi cũng vậy, đã thua là thua, mình thua là do mình yếu và kém hơn đối thủ của mình. Không chấp nhận sự thật thì không thể rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.[/quote]

    Yếu là vì không đủ lừa dối và ác bằng đảng cộng sản !! Nếu giữ đúng hiệp định Paris 1973 (chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình), miền Bắc đã không tấn công miền Nam với mục tiêu đánh dứt điểm. Nếu đảng cộng sản được lòng toàn dân, tại sao lúc đó không tiếp tục thương thuyết để mở cuộc tổng tuyển cử toàn quốc để dân tự chọn, mà tiếp tục tuyên truyền “đánh cho Mỹ cút ngụy nhào” ?
    Liên xô và Trung Quốc lúc ấy còn đeo đuổi lý tưởng cộng sản đại đồng khắp thế giới (riêng TQ muốn làm bá chủ Châu Á) nên sẳn sàng tiếp tục viện trợ Bắc Việt. Còn Mỹ chỉ dùng chiến trường Việt Nam để thử vũ khí, khi không cần nữa thì viện trợ thêm chi cho tốn tiền! Chỉ tiếc thời thế khác, miền Nam VN không có cơ hội phát triển như Nam Hàn.

    Ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi chỉ mới bập bẹ tập nói, nên chẳng có tâm sự “kẻ thua trận”. Những gì tôi hiểu được về cuộc chiến VN là sau nhiều năm đọc các tài liệu ở ngoài VN, ở những xứ sở không bị bưng bít thông tin, không bị tuyên truyền một chiều!

  9. chilihearst says:

    Bạn Kami,
    Những diều bạn nói không sai! Cách-mạng là sự nghiệp cuả quần chúng,dúng như vậy.Quần chúng ở dây là trong nước lẩn ngoài nước,mặc dù yếu tố quyết dịnh vẩn ở trong nước. Cờ VÀNG,cờ DỎ,chúng ta phải chấp nhận một diều,những người nằm xuống bên nầy và bên kia,cho dến giây phút cuối, họ vẩn ôm ấp Lá Cờ Chính nghĩa của mình.Do dó chúng ta những người còn sống, không làm gì khác hơn,là dòi cho dược một Quốc-dân dại hội(Quốc-hội) thật sự do Dân bầu, dể quyết dịnh Màu-Cờ-sắc-áo cho Dân-Tộc!! Ngày dó mới dích thực Ngày của Dân tộc hòa hợp,hòa giải.Những người Miền Nam,mà nay da số ở nước ngoài,họ chưa bao giờ nghĩ Dất-nước và Lãnh-Tụ là một!!
    Lý do giản dơn,lãnh-tụ rồi sẽ chết di,nhưng Dất nước không bao giờ mất.Vì thế Bạn dừng bao giờ
    nghĩ Thiệu-Kỳ-DVM là “thần tượng”của Dân miền Nam.Dây chính là “diểm son”,khác biệt dối với Miền bắc.VNCH,tuy không phải một Xã-hội hòan chỉnh như chúng ta mong muốn,nhưng nếu so với Xã-Hôi miền Bắc và ngay xã-hôi mà Bạn dang sống,có nhiều diều tốt hơn,nhân bản hơn.Dó là diều không thể chối cải dược.Cụ thể các Cơ-cấu của Xã-hôi miền Nam trước dây,bây giờ hầu hết dem ra xử dụng!!Hình ảnh dầu tiên mà Bạn thấy là Tà-áo dài của Nữ-sinh!! Không có ai nghĩ sẽ khôi phục lại VNCH như Bạn nghĩ,nhưng xây dựng một xã-hôi Dân-sự pháp quyền,nhân-bản…thì rõ ràng tất cả cái Tốt-Dẹp cuả Xã-hôị sẽ dược phát triển,phục hồi,trong dó “hình bóng’của VNCH phảng phất!! VNCH chỉ là tên gọi,caí muốn nói ở dây chính là Bản-Chất pháp-trị,nhân bản của nó.Chắc Bạn cũng biết CS thay tên dổi họ nhiều lần:Dảng lao-Dông,dảng CS…nhưng nền móng là Maxist-Leninist!! Như dã nói khi chúng ta có một chính thể Dân-chủ thì Tên-gọi thuộc thẩm quyền của Toàn dân,chứ không còn của “bác”nữa,ngày dó Bạn sẽ hiểu hơn về Sự-tranh-dấu hôm nay.Cám ơn Bạn.

  10. Vu Trung says:

    Ông Kami nầy đôi khi viết vài bài đọc cũng tạm, nhưng cũng có nhiều bài đọc thối ngửi không vô (chẵng hạn như bài nầy) :) Ổng bảo người ta (dân hải ngoại) là tự ti mặc cãm thua trận, chính trị non nớt, và hay vơ đũa cả nắm…mà trong bài viết của ông ấy đã vơ bao nhiêu nắm đủa mà ổng hổng chịu đếm. :) Lại thêm 1 anh thầy đời, hay là education của xhcn chỉ đến được bấy nhiêu?

Leave a Reply to lotxac